Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị: Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.59 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ xây dựng cơ
chế cụ thể để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” đối với chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng đó, của
Đảng là phương châm hành động, tạo điều kiện mở rộng khối đại đoàn kết dân
tộc, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, động viên mọi tiềm năng sáng tạo,
đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, thực hiện thắng lợi
Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước.
Nhằm cụ thể hoá tư tưởng chỉ đạo của Đảng, ngày 18/02/1998 Bộ chính
trị ban hành Chỉ thị số 30 – CHÍNH TRỊ/TW về xây dựng và thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở; ngày 26/02/1998 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết số 45/NQ.QH về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn; ngày 11/05/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số
29/1998/NĐ – CP về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
Sau gần năm năm, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và của
Chính phủ, Huyện Giồng Riềng đã đạt được những kết quả đáng kể, cần phải
tổng kết đánh giá lại, để nêu lên những bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, đề
xuất, kiến nghị một số giải pháp chỉ đạo sắp tới trong thực tiễn, lãnh đạo điều
hành phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Với ý nghĩa đó, tôi
chọn đề tài “Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn Huyện
Giồng Riềng” để làm tiểu luận tốt nghiệp lớp cap cấp Chính trị năm 2003
-2004 nhằm cung cấp thêm thông tin về kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở
xã, phường, góp phần chứng minh và làm phong phú thêm những nội dung và
giải pháp cho quá trình ứng dụng thực tiễn trong chỉ đạo điều hành của Đảng
và Nhà nước.
Đề tài “Việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn” chỉ giới
hạng trong phạm vi nội dung chính của Nghị định số 29/1998/NĐ – CP ngày
11/05/1998 của Chính phủ đã được thực hiện tại Huyện Giồng Riềng bao gồm
những việc cần thông báo để nhân dân biết; “những việc nâhn dân bàn và
quyết định trực tiếp”, “những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã quyết định”; “những việc nhân dân giám sát


kiểm tra”. Mà thực chất của nội dung đó được tổng kết gọn lại là : “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Như thế, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chế độ ta là chế độ
dân chủ, nhân dân là người làm chủ mọi quyền lực chính trị, quyền lực Nhà
nước. Từ đó đến nay, xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà
nước luôn có những chủ trương, giải pháp thực hiện việc mở rộng và phát huy
dân chủ ở cơ sở.
Với nội dung giới hạn như vậy, tiểu luận được cấu tạo gồm ba phần,
gồm :


+ Phần thứ nhất : Cơ sở lý luận và thực tiễn của “Quy chế dân chủ ở xã,
phường, thị trấn” Huyện Giồng Riềng.
+ Phần thứ hai : Thực trạng tình hình kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở
xã, phường, thị trấn, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang.
+ Phần thứ ba : Phương hướng và giải pháp tiếp tục xây dựng hoàn thiện
và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN CHỦ VÀ QUI CHẾ DÂN CHỦ
Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN HIỂU THỐNG NHẤT VỀ DÂN CHỦ VÀ
QUI CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG ĐỀ TÀI
NÀY :
1. Dân chủ là hình thức tổ chức thiết kế chính trị xã hội dựa trên việc thừa
nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng
và tự do.
2. Dân chủ trực tiếp là hình thức để nhân dân (với tư cách là chủ thể quyền
lực) có thể trực tiếp biểu thị ý kiến của mình về những vấn đề cơ bản, chính

yếu của nhân dân như chế độ bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND;
trưng cầu dân ý; tham gia ý kiến vào các dự thảo pháp luật; tổ chức đời
sống cộng đồng…
3. Dân chủ đại diện, là hình thức thể hiện ý chí không trực tiếp từ nhân dân
mà thông qua đại diện thẩm quyền do nhân dân bầu ra như Quốc hội và
HĐND các cấp.
4. Qui chế dân chủ ở xã, là những qui phạm pháp luật được ban hành kèm
theo Nghị định số 29/1998 NĐ- CP, ngày 11/05/1998 của Chính phủ điều
chỉnh mối quan hệ của chính quyền cơ sở nơi nhân dân trong việc thực hiện
cơ chế dân chủ. Nghị định qui định những việc của chính quyền địa phương
phải thông tin và công khai để dân biết; những việc dân bàn và quyết định
trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước
quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện
qui chế dân chủ. Thực chất nội dung này được tổng kết bằng khẩu hiệu
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
5. Dân trong qui chế dân chủ được hiểu là công dân.
6. Dân biết, là dân được hiểu, tiếp thu được đường lối chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật Nhà nước các chủ trương kế hoạch, biện pháp thực
hiện của cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể, địa phương và cơ sở.
7. Dân bàn, là dân thảo luận, trao đổi góp ý kiến tính toán tìm biện pháp thực
hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình,
kế hoạch, các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
8. Dân làm, là dùng sức lực trí tuệ của mình để thực hiện chủ trương đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, đoàn thể của mình, nhằm đem lại lợi
ích cho bản thân, gia đình xã hội và đất nước.
9. Dân kiểm tra, là dân xem xét đánh giá hoạt động của hệ thống chính trị,
của cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, tự kiểm tra đánh giá thực hiện
của bản thân và những điều qui định của tập thể của cộng đồng.



II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUI CHẾ DÂN CHỦ Ở XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN :
1. Dân chủ và khái niệm chính trị học có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại
là quyền lực của nhân dân. Ngày nay, khái niệm dân chủ đã mang nhiều nội
dung mới mẽ, rộng rãi hơn nhiều so với nghĩa gốc của nó. Trong từ điển bách
khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 định nghĩa : “Dân chủ là hình thức tổ
chức thiết kế chính trị xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn
gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do”.
Các nhà tư tưởng thời cận đại đều ủng hộ đề cao chế độ cộng hoà “ Theo
Mas More (1478 – 1535) cho rằng “ Dân chủ tự do và bình đẳng không gắn
liền với chế độ tư hữu”; Montesquieu (1689 -1775) lên án chế độ chuyên chế,
đề cao ủng hộ chế độ tam quyền phân lập có hệ thống. Ông cho rằng chỉ có
học thuyết “Tam quyền phân lập” thì xã hội mới giảm được chế độ chuyên
quyền, chuyên chế, xã hội mới thực hiện công bằng dân chủ.
Các nền dân chủ hiện đại ở phương Tây được xây dựng trên một số tín
điều về quyền lực thiêng liêng của cá nhân, từ quyền lực chính trị và nhân dân,
chính quyền đều bị giới hạn bởi luật pháp và nhân dân, “Đa số khôn ngoan
hơn thiểu số” và sự cai trị ít là cai trị tốt. Trên cơ sở đó mà tuyên ngôn độc của
nước Pháp, Mỹ đều đề cao “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
2. Theo quan điểm của Mác – Lênin dân chủ là hiện tượng lịch sử ra đời
trong giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, của quan hệ giai
cấp trong xã hội. Do phát triển của lực lượng sản xuất thông qua các cuộc xã
hội, mọi hàm của khái niệm nhân dân, cũng như nội dung giai cấp của dân chủ
thay đổi, làm xuất hiện nền dân chủ XHCN. Đó là dân chủ nhân dân lao động,
dân chủ cho số đông dân cư, dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hoá.
Nền dân chủ ấy thực sự gắn liền với bản chất của chế độ xã hội mơi, xã
hội được xây dựng trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển cao, đảm bảo cho
quá trình tiến bộ xã hội và có khả năng giải phóng con người. Chủ nghĩa Mác
đã dự báo điều đó rằng : “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối

kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó phát triển tự do của
mọi người”. Về sau Lênin tiếp tục phát triển tư tưởng ấy trong điều kiện mới.
Theo Người, dân chủ gắn bó hữu cơ một thiết với XHCN đến mức không có
dân chủ thì cũng không có XHCN. Người viết : “Không có chế độ dân chủ thì
CNXH không thể thực hiện được theo cách mạng XHCN nếu họ không chuẩn
bị cho cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ. Hai là chủ nghĩa
xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi của mình và sẽ không dẫn
được nhân loại để đến chổ thủ tiêu Nhà nước nếu không thực hiện đầy đủ chế
độ dân chủ”.
Như vậy, dân chủ là cái bản chất của CNXH, giành và giữ chính quyền
đều phải thông qua dân chủ. Thực chất của dân chủ XHCN là sự tham gia một


cách thực sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi của nhân dân lao động vào quản
lý công việc của Nhà nước và xã hội.
3. Ở Việt Nam thời phong kiến đã tiếp thu học thuyết “Đức trị” của
Khổng Tử để xây dựng tư tưởng giáo dục thuyết phục là chính (“Đức trị” phù
hợp với bản sắc nhân nghĩa của người Việt Nam truyền thống yêu nước của
người Việt Nam, không tách rời đức trị).
Cách mạng Tháng tám thành công đã giành lại độc lập tự do, chủ quyền
đất nước, lập ra nền dân chủ cộng hoà, đưa dân tộc ta từ một dân tộc bị áp bức,
nô lệ trở thành dân tộc có chủ quyền, nhân dân Việt Nam chủ thể của quá trình
xây dựng và phát triển đất nước mình kế thừa và phát huy thành quả cách
mạng Tháng tám, hơn 59 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa không ngừng được cũng cố, phát
triển vững mạnh, nhân dân trở thành chủ thể xây dựng nên Nhà nước, tham gia
quản lý Nhà nước xã hội. Ngay từ khi mới thành lập chính quyền nhân dân,
Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ “Các cơ quan chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều
là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc cho dân, chứ không phải đè đầu
dân” Người khẳng định nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều
ở nơi dân”. Nhà nước ta là Nhà nước của dân và vì dân. Quán triệt tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện nền
dân chủ đối với dân và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong hiến pháp
và các văn bản pháp luật và chính sách của mình.
Mọi việc trong xã hội đều do nhân dân làm, vì vậy cái mà nhân dân cần
là cơ chế chính sách. Cơ chế chính sách đúng sẽ tạo điều kiện cho nhân dân
phát huy quyền làm chủ của mình trên mọi phương diện, tạo ra niềm tin và sức
mạnh của nhân dân, trở thành động lực thúc đẩy nhân dân tham gia xây dựng
đất nước, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, thu hút nhân dân tích
cực tham gia hoạt động trêm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mọi chủ trương, chính sách, luật pháp do Nhà nước ban hành đều dưa
trên chủ trương đường lối của Đảng và ý chí của nhân dân, nó có tác dụng đến
quyền lợi và lợi ích của nhân dân. Ngay từ khi ra đời, Nhà nước ta đã quan
tâm đến xây dựng Hiến pháp và các văn bản pháp luật để đảm bảo quyền lợi
và lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện và hành lang pháp luật để nhân dân phát
huy quyền làm chủ của mình xây dựng và đảm bảo chính quyền cách mạng.
Điều I hiếp pháp Việt Nam Dân chủ cộng hoà 1946 đã ghi rõ “ Tất cả quyền
hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt
giống nòi, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Đây là văn bản pháp lý
đầu tiên, khẳng định vai trò vị trí, quyền và nghĩa vụ của dân ta trong xây
dựng đất nước, xây dựng chính quyền; công nhận quyền cơ bản của công dân.
Đó là bình đẳng trước pháp luật, quyền được tham gia chính quyền, quyền
được ứng cử, cầu cử, quyền được tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ
chức và lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tự do cư trú..v.v..”.


4. Sau năm 1954, hoà bình lập lại miền Bắc, cách mạng nước ta chuyển
sang giai đoạn mới để phù hợp với nhiệm vụ mới, Hiến pháp năm 1959 khẳng
định một lần nữa Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền

tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, “Tất cả quyền lực
trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân sử dụng quyền
lực Quốc hội và HĐND các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân.
5. Sau năm 1975, nước nhà thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, tiếp
theo Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp trước,Hiến pháp năm 1992 một lần
nữa thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo nhân dân làm chủ, Nhà nước
quản lý nhằm động viên và phát huy mọi khả năng của nhân dân, thực hiện
thắng lợi cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới – quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 khẳng định “Nhà nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân,
mà trên nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi
mặt của nhân dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, nghiêm cấm
mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của nhân dân và của tổ quốc, thực hiện công
bằng xã hội, mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện”.
Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay, một nhiệm vụ trọng đại đặt ra
trước nhân dân ta là thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công
cuộc cải cách nền hành chánh nhà nước, vấn đề phát huy quyền làm chủ của
nhân dân là yếu tố có ý nghĩa quyết định thực hiện quyền làm chủ theo
phương châm mọi việc nhân dân phải được biết, phải được hiểu, được bàn
bạc, tham gia ý kiến; nhân dân là người vừa thực hiện nghĩa vụ đó, nhưng
cũng là người kiểm tra giám sát nhà nước thực thi những nhiệm vụ của mình.
Để kiểm tra được để làm được nhân dân phải biết và hiểu được các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, phương châm “ Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” như một nguyên tắc quản lý Nhà nước,
trong sự lãnh đạo của Đảng.
6. Từ nhận thức về tầm quan trọng của dân chủ như vậy, Đảng ra đã đưa

vào cuộc sống nhân dân cụ thể hoá với phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” bằng chỉ thị 53 CT/TW ngày 18/11/1984 của Ban bí thư
Trung ương Đảng khoá V về tăng cường công tác quần chúng của Đảng. Đến
đại hội VI nhận thức của Đảng về dân chủ với phương châm nói trên đã có
một bước tiến lớn. Nghị quyết đã khẳng định : “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” đó là nề nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân
dân lao động tự quản lý Nhà nước của mình. Đại hội VIII của Đảng đã ghi
thành nhiệm vụ để thực hiện định hướng Đại đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò
làm chủ của nhân dân : “Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với chủ trương chính sách lớn


của Đảng và Nhà nước”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá VIII (tháng 06/1997) đã nhấn mạnh, hiện nay để giữ vững và
phát huy được bản chất tốt đẹpc Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, tham gia kiểm kê,
kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu mất dân chủ và
nạn tham nhũng. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân
một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.
Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp
lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Qui chế dân chủ cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện trường học, viện
nghiên cứu, cơ quan hành chính…v.v.phù hợp với đặc điểm từng loại cơ sở
( ở xã, cơ quan và doanh nghiệp) theo quan điểm đó, ngày 18/02/1998 Bộ
chính trị ban hành Chỉ thị số 30CT/TW về xây dựng và thực hiện qui chế dân
chủ ở cơ sở, với những quan điểm sau :
Đặc biệt phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng
thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý nhân dân làm

chủ”. Coi trọng ba mặt nói trên không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ, hạ
thấp các mặt khác.
Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diệ, nâng cao chất lượng và hiệu lực
hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, HĐND và UBND các cấp, vừa thực hiện
tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định
trực tiếp những công việc quan trọng thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.
Phát huy dân chủ gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và nâng cao dân
trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả.
Nội dung câu qui chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến
pháp, Pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền
hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh
lệnh; đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp
luật.
Gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải
cách hành chánh, sửa đổi những cơ chế chính sách về thủ tục hành chíhn
không phù hợp.
Thực hiện Chỉ thị số 30CT/TW của Bộ chính trị và Nghị quyết số
45/1998/Nghị quyết – UBTVQH10 ngày 26/02/998 về việc ban hành qui chế
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ngày 11/05/1999 Chính phủ có Nghị
định số 29/1998/NĐ – CP về việc ban hành qui chế thực hiện dân chủ ở xã,
nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, phường, thị
trấn, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân
dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tăng cường đoàn kết


nông thôn, cải thiện dân sinh nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền
và đoàn thể ở xã trong sạch vững mạnh, góp phần vào sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh. Xã hội công bằng, dân chủ văn minh, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Với mục đích ý nghĩa đó Nghị định số 29/1998/NĐ – CP của Chính phủ

chỉ hạn chế trong phạm vi nhất định, chỉ quy định những việc chính quyền địa
phương phải thông tin và công khai dân biết; những việc dân bàn và quyết
định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước cơ quan nhà nước quyết
định; những việc dân giám sát kiểm tra và các hình thức thực hiện quy chế dân
chủ; cụ thể gồm các chương sau :
Chương I : Những quy định chung, có ba điều giới thiệu mục đích ý
nghĩa, nguyên tắc, giới hạn của quy chế dân chủ ở xã; Chương II : Gồm 14 nội
dung công việc phải thông báo cho dân biết; Chương III : Gồm 6 nội dung
công việc phải để cho dân bàn và quyết định trực tiếp đồng thời nêu lên ba
phương hướng để thực hiện; Chương IV : Gồm 8 nội dung công việc phải đưa
ra nhân dân bàn tham gia ý kiến trước khi HĐND, UBND cấp xã quyết định,
hoặc từng cấp có thẩm quyền quyết định; Chương V : Gồm 10 nội dung công
việc và phương thức thực hiện những công việc phải để nhân dân giám sát
kiểm tra; Chương VI : Quy định về xây dựng cộng đồng dân cư thôn, làng,
bản, ấp. Và cuối cùng là chương quy định tổ chức thực hiện hiệu lực thi hành.
Những nội dung của Nghị định 29/CP của Chính phủ là căn cứ pháp lý để
Huyện Giồng Riềng tổ chức triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn Huyện Giồng Riềng từ cuối năm 1998 đến nay.
Với việc ban hành và triển khai thực hiện quy chế dân chủ này, đây là lần
đầu tiên, khái niệm dâ n chủ ở nước ta đã được biến thành thể chế, thành quy
phạm pháp luật. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã ra đời
đúng lúc, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hoan nghênh. Nó không chỉ
đáp ứng kịp thời những vấn đề bức xúc trước mắt, mà còn góp phần giải quyết
những vấn đề cơ bản, lâu dài có tính chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng
nước ta. Nó còn là liều thuốc chữa căn bệnh quan liêu, tham nhũng, vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân, góp phần làm lành mạnh các quan hệ xã hội,
phát huy bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta
đang xây dựng.



PHẦN II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ
SỞ HUYỆN GIỒNG RIỀNG TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế – Xã Hội và quá trình kiện toàn hệ thống
chính quyền các cấp huyện Giồng Riềng :
Huyện Giồng Riềng là một trong 12 huyện thị của tỉnh Kiên Giang,
huyện được phong danh hiệu anh hùng. Toàn huyện có 16 xã thị trấn, trong đó
có 5 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng, có 7 xã nghèo nằm trong
chương trình 135/CP của Chính phủ.
Huyện Giồng Riềng có diện tích tự nhiên 635 km 2, đất nông nghiệp
54.653ha trong đó đất trồng lúa màu là 44.745ha. Dân số 201.804 người gồm
3 dân tộc chủ yếu: Kinh 169.357 người, dân tộc Khơ me 30.866 người, dân tộc
Hoa 1.526 người. Là huyện vùng sâu, dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn.
Toàn huyện có 39.295 hộ, trên 90% dân số sinh sống chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. Huyện nằm trong vùng ngập lũ hàng năm của Đồng bằng sông Cửu
Long từ đó chính quyền các cấp rất chú trọng đầu tư các nguồn vốn cho xây
dựng và phát triển sản xuất, tạo chỗ ở ổn định cho hàng ngàn hộ nghèo. Chính
quyền cũng rất quan tâm phát triển y tế giáo dục trong toàn huyện. Các phong
trào đền ơn đáp nghĩa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, thể dục
thể thao được đẩy mạnh. Đồng thời việc đảm bảo an ninh quốc phòng luôn
luôn được chỉ đạo chặt chẽ.
Cùng với việc đổi mới xây dựng kinh tế – xã hội hệ thống chính trị các
cấp của huyện cũng được kiện toàn từng bước. Việc sắp xếp lại bộ máy chính
quyền cho tinh giảm, gọn nhẹ và hiệu quả luôn được huyện chú trọng. Nhờ đó
khả năng lãnh đạo tổ chức quản lý các quá trình xã hội và đời sống nhân dân
trong huyện được nâng lên. Đội ngũ cán bộ từng bước cũng được đưa đi đào
tạo về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp bậc từ sơ cấp đến cao cấp do
đó năng lực cán bộ nâng cao một cách rõ rệt từng bước đáp ứng yêu cầu của
công tác đổi mới hệ thống chính trị hiện nay.
Công tác xây dựng Đảng trong toàn Đảng bộ huyện cũng được quan

tâm làm tốt. Chất lượng và số lượng đội ngũ Đảng viên được nâng cao. Đồng
thời các tổ chức Đảng các chi bộ Đảng đã không ngừng được cũng cố, nội bộ
thống nhất đoàn kết. Mấy năm qua, hầu hết các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch
– vững mạnh khẳng định được tốt các vai trò lãnh đạo của mình.
2.2. Tình hình triển khai thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn huyện
Giồng Riềng :
a. Với cấp ủy Đảng :
Thực hiện nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ 3 (khóa VIII) và chỉ thị 30
– CTTW của bộ Chính trị và các Nghị định của chính phủ về thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở do đồng chí chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban,


trưởng phòng tổ chức chính quyền làm phó ban trực. Một số ban ngành có liên
quan là thành viên (sau khi hợp nhất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư“, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa“ và “Thực hiện quy chế dân chủ“ thành cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở”. Ban chỉ đạo do đồng chí phó bí thư thường trực huyện ủy làm
trưởng ban, đồng chí chủ tịch mặt trận làm phó ban trực, các ngành có liên
quan làm thành viên.
Ban chỉ đạo hàng năm có xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế và tổ
chức hội nghị triển khai thực hiện trong toàn huyện. Các xã cũng đã thành lập
ban chỉ đạo (sau khi hợp nhất các cuộc vận động thì thành lập ban vận động)
với thành phần tương tự như cấp huyện.
Đến nay việc triển khai thực hiện đạt kết quả như sau: Toàn huyện đã
triển khai được 10 cuộc, có 378 lượt cán bộ các cấp các ngành tham dự ra dân
941 cuộc, 36.371 lượt người tham dự.
Qua triển khai các cấp ủy Đảng đã tạo ra sự chuyển biến khá sâu sắc về
nhận thức của cán bộ Đảng viên trong quá trình dân chủ hóa, xem quá trình
này vừa là mục tiêu vừa là động lực thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa

phương.
Nhận thức của Đảng viên cán bộ qua thực hiện quy chế dân chủ ngày
càng được nâng lên, thực hiện tốt các quy trình quy phạm trong việc tổ chức
thực hiện nhiệm vụ chính trị cơ sở như hiệp thương giới thiệu người ứng cử
vào HĐND, UBMTTQ, lấy ý kiến nhân dân trong việc cơ cấu vào cấp ủy
Đảng các cấp và trong công tác phát triển Đảng viên mới thực hiện khá tốt
việc bố trí cán bộ lãnh đạo tiếp xúc với dân như bố trí nơi tiếp dân, lịch tiếp
dân và thông báo cán bộ trực tiếp xúc với dân, giải đáp kịp thời những vấn đề
của người lao động. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị hàng năm mỗi năm
2 lần.
Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ được thực hiện
thường xuyên đúng quy trình cấp trên quy định dân chủ trong sinh hoạt Đảng
được nhiều chi Đảng bộ chú trọng thực hiện các quy định của Đảng về những
điều Đảng viên không được làm, sinh hoạt với tổ nhân dân tự quản và chi bộ
nơi cư trú.
Việc tổ chức để quần chúng tham gia đóng góp xây dựng chi bộ Đảng
và cán bộ Đảng viên được chỉ đạo hàng năm và tập trung trong quá trình triển
khai thực hiện nghị quyết TW6 lần 2.
b. Với các cấp chính quyền :
UBND huyện đã triển khai thực hiện các nghị định 29, 71 của chính phủ
đến từng cơ sở. Nhiều cơ quan đơn vị đã quán triệt trong công nhân viên chức
các văn bản pháp quy của Chính phủ như pháp lệnh công chức các quy định
quy trình quy phạm thực hiện dân chủ cơ sở cụ thể thành các quy định, quy


chế hoạt động, quy chế phối hợp với mặt trận và các đoàn thể, kiểm tra đôn
đốc việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một số chuyển biến như sau :
Việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân từng bước đi
vào nề nếp, UBND huyện xã có bố trí nơi tiếp công dân, định kỳ lãnh đạo trực
tiếp tiếp công dân, định kỳ giải quyết khiếu nại của công dân kịp thời, dứt

điểm theo quy định của pháp luật đạt 98,42% đơn thư thuộc thẩm quyền, tổ
chức thực hiện các quyết định thẩm quyền đạt 100%.
Tổ chức tốt, đúng định kỳ các kỳ hợp HĐND các cấp, việc tiếp xúc cử
tri tiếp nhận ý kiến cử tri, tổ chức thực hiện và giải trình đến cử tri …
Tổ chức thực hiện đạt kết quả khá tốt quyết định 99 của chính phủ (và
quyết định 19 của UBND tỉnh hiện nay) về vận động nhân dân đóng góp xây
dựng giao thông thủy lợi và đã triển khai thực hiện hàng năm đưa giao thông
thông suốt đến trung tâm các xã thị trấn nạo vét thủy lợi đảm bảo cho sản xuất
nông nghiệp không ngừng phát triển.
Gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ với việc thực hiện pháp lệnh
cán bộ công chức chống tham nhũng thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính
công khai dân chủ trong thực hiện các chủ trương ở cơ sở cũng được các cấp
chính quyền được quan tâm.
Trong quản lý Nhà nước, phong cách của cán bộ chính quyền được xây
dựng tốt hơn, gần dân, sát dân hơn trước, các hiện tượng quan liêu, hách dịch,
sách nhiễu giảm.
c. Với Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân :
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đã phát huy được vai trò vận động
nhân dân và người lao động trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ tham
gia công tác triển khai chỉ thị 30 và các nghị định chính phủ trong đoàn, hội
viên và nhân dân, tham gia vào các hoạt động bình xét miễn giảm nghĩa vụ,
thực hiện các quyền lợi cơ bản của người dân, là thành viên trong ban chỉ đạo,
ban hòa giải giám sát hoạt động của HĐND, UBND phát hiện và kiến nghị các
vấn đề phát sinh với cấp ủy chính quyền các cấp nhằm bảo đảm phát huy
quyền làm chủ của nhân dân.
Mặt trận và các đoàn thể tham gia hiệp thương giới thiệu người ứng cử
và HĐND và các cơ quan dân cử, tham gia việc xây dựng cấp ủy tổ chức các
kỳ họp tiếp xúc cử tri, các cuộc lấy ý kiến nhân dân đối với tư cách, cán bộ
Đảng viên.
Phong trào quần chúng từ khi ban hành quy chế dân chủ đến nay có

bước khởi sắc hơn, việc phát triển đoàn hội viên, tập hợp quần chúng có thuận
lợi hơn. Nông dân tham gia phong trào hợp tác sản xuất, phụ nữ tham gia các
tổ chức xoay đồng vốn giúp nhau làm kinh tế gia đình, các câu lạc bộ thoát
nghèo, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc … Năm 2003 đoàn thể tham gia công tác
xóa đói giảm nghèo cho đoàn hội viên đã tạo ra luồng sinh khí mới trong hoạt


động đoàn thể, tích cực và thiết thực hơn, tạo sự gắn bó giữa đoàn hội viên với
tổ chức của mình.
2.3. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng hệ thống chính trị ở
các loại hình cơ sở :
a. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, thị trấn (theo nghị định
29):
Triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã thị được thực hiện 16/16 xã
thị có 1/8 cơ sở được kiểm tra làm tốt, 3/8 cơ sở có chuyển biến tích cực ở một
số mặt. Hầu hết các ấp khu phố đều có quán triệt trong nội bộ và xây dựng
được quy chế dân chủ, quy ước văn hóa và thực hiện được một số nội dung
cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra việc triển khai tổ chức cho dân
nhiều nơi chưa sâu, mặt trận các đoàn thể không tiến hành tổ chức theo hệ
thống của mình, một phần lớn tổ nhân dân tự quản chưa duy trì tốt hoạt động
theo quy chế. Chưa thực hiện tốt cơ chế để quần chúng tham gia kiểm tra giám
sát đối với bộ máy chính quyền, chưa phát huy thật tốt nguồn lực động lực
mạnh mẽ trong nhân dân.
*. Về kết quả thực hiện quy chế dân chủ :
- Qua kiểm tra thực tế ở 8/16 xã thị trong huyện, một số nội dung quy
chế dân chủ đã bước đầu đi vào nề nếp, tạo chuyển biến tốt trong nhân dân và
hệ thống chính trị ở cơ sở như : (chương II điều 4 những việc dân biết)
+ Phổ biến chính sách pháp luật qua 2 đợt sinh hoạt chính trị hàng
năm và qua các kỳ sinh hoạt tổ nhân dân tự quản (chương II điều 4 những việc
dân biết .

+ Tổ chức đúng quy định các kỳ họp HĐND và tiếp xúc cử tri thông
qua các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND xã và của cấp trên
thông qua dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm, các chủ trương vay
vốn sản xuất xóa đói giảm nghèo, điều chỉnh địa giới hành chính công tác văn
hóa xã hội phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội
của địa phương. ( Chương III điều 6 những việc dân quyết định)
+ Các chủ trương đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng việc xây dựng
quy ước ấp văn hóa và các công việc trong mọi bộ cộng đồng dân cư.
( Chương IV điều 9 những việc dân bàn).
+ Dự thảo đồ án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã đồ án
chia tách, thành lập ấp và khu vực.
+ Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình y tế quốc gia, nước
sạch môi trường, các chủ trương đề bù giải phóng mặt bằng, giới thiệu người
ứng cử đại biểu HĐND xã … ( Chương VI điều 15 xây dựng thôn bản ấp).
+ Việc bầu trưởng ấp thôn, bản có 16/16 xã thị trực tiếp bầu cử
trưởng ấp.


Việc thực hiện 14 việc thông báo để nhân dân biết, 6 việc để cho nhân
dân bàn và quyết định trực tiếp, 8 việc nhân dân tham gia ý kiến, HĐND,
UBND quyết định 10 việc dân giám sát kiểm tra việc phát huy dân chủ trực
tiếp của dân ở ấp khu vực đã tạo nên không khí dân chủ cởi mở trong nhân
dân, góp phần đưa phong trào phát triển kinh tế - xã hội không ngừng nâng
lên, tạo sự gắn bó tin tưởng của nhân dân với Đảng, Chính quyền tạo niềm tin
của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị , nông thôn
Giồng Riềng ngày càng đổi mới.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy chế dân chủ theo nghị định 29 còn
một số nội dung chưa thực hiện đầy đủ hoặc chưa thực hiện được ở các xã thị
trấn ở các nội dung dân biết, dần bàn, dân kiểm tra và dân chủ trực tiếp ở ấp
khu vực như sau :

+ Việc triển khai niêm yết tại trụ sở các quy định của Nhà nước và
Chính quyền địa phương về thủ tục hành chính giải quyết các công việc có
liên quan đến dân hầu hết các xã thị có thực hiện nhưng không có bản niêm
yết tại trụ sở xã, ấp (chỉ dán một số biểu mẫu lên tường, thiếu cập nhật, thiếu
biểu mẫu (điểm 2 điều 4 chương II).
+ Xã thị không xây dựng được kế hoạch phát triển kinh tế dài hạng
và quy hoạch sử dụng đất đai nên không thông báo cho dân biết (điểm 3 – 4
điều 4 chương II).
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ tiêu cực tham nhũng
của cán bộ xã ấp chỉ thông báo nội bộ (điểm 11 diều 4 chương II).
Về hình thức thông báo để nhân dân biết 16/16 xã thị chưa thực hiện
được việc báo cáo kiểm điểm công tác và tự phê bình trước dân của Chủ tịch
HĐND và Chủ tịch UBND (mục 6 điều 5 chương II).Hầu hết các xã chưa thực
hiện được việc đưa ra dân bàn tham gia ý kiến gồm các việc:
- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự thảo quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, dự thảo quy hoạch khu dân cư và đề án định
canh định cư. Kế hoạch và dự án huy động các khoảng đóng góp của nhân dân
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã quản lý (điểm 1 – 2 –3 điều 9 chương
IV) về phương thức thực hiện 16/16 xã thị không đặt hòm thư góp ý.
- Những việc dân giám sát kiểm tra 16/16 xã thị chưa tạo điều kiện để
nhân dân được tham gia giám sát kiểm tra v.v… (mục 6 điều 11 chương V) các
việc khác theo quy định, việc nhân dân được tham gia giám sát còn nhiều hạn
chế do chưa có cơ chế cụ thể, và hầu hết các xã không mời đại diện nhân dân
dự thính các kỳ họp HĐND (mục 2 điều 12 chương V)
- Việc tổ chức hội nghị cử tri hoặc chỉ 6 tháng 1 lần ở ấp không thực
hiện được và việc trưởng ấp tự phê bình trước dân cũng không thực hiện được
(mục 1 – 2 – 3 điều 14 mục 6 điều 15 chương VI).
- Thực hiện chưa đúng quy định, quy định tốt việc thành lập ban hòa
giải ở ấp, khu vực (điều 17 chương VI)



- Chủ tịch UBND xã thị hàng quí báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân
chủ về UBND cấp trên cũng không xã nào thực hiện được ( điều 22 chương
VII).
b. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính Nhà nước (theo
nghị định 71 CP) :
Hầu hết các cơ sở đã triển khai thực hiện các nội dung ghi trong nghị
định 71 NĐCP. Như vậy xây dựng được các loại quy chế (của Đảng, chính
quyền, công đoàn, quy chế phối hợp giữa chính quyền và công đoàn, thanh tra
nhân dân. Nội quy, quy chế làm việc cơ quan một số cơ sở làm tốt như Giáo
dục, Chi cục thuế, Trung tâm y tế …
Quá trình thực hiện quy chế dân chủ gắn với pháp lệnh cán bộ, công
chức và tinh thần nghị quyết TW5 khóa IX về nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở đã nói rõ vai trò trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong
việc triển khai xây dựng các quy định, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng
đơn vị, cá nhân, tổ chức họp giao ban hàng tháng, sơ kết quí 6 tháng và tổng
kết năm, các thể chế, thủ tục hành chính bước đầu được quan tâm cải cách,
giảm bớt một số thủ tục rườm rà, trách nhiệm và phong cách làm việc của cán
bộ công chức được nâng lên, không khí dân chủ trong từng cơ quan đơn vị
được cải thiện.
Qua đó các cơ quan thực hiện tốt các việc 1,2,3,4 và 7 với hình thức chủ
yếu thông qua người phụ trách các bộ phận các việc 5,6 do một số cơ quan
chưa thực hiện là do chưa có phát sinh. Các việc 2,3,4,7 và 8 thường được các
cơ quan thông qua tại hội nghị cán bộ công chức hoặc tại hội nghị tổng kết
ngành. Qua ý kiến đóng góp của các đại biểu hoặc cán bộ, công chức, các văn
bản hoàn chỉnh thủ trưởng ký ban hành, các việc 1,5,6 thường lấy ý kiến cán
bộ công chức.
Cán bộ công chức thực hiện giám sát kiểm tra thường thông qua ban
thanh tra nhân dân và trực tiếp đóng góp đối với lãnh đạo khi thực hiện phê, tự
phê cuối năm. Nguyên nhân do các thành viên ban thanh tra nhân dân hầu hết

làm nhiệm vụ kiêm nhiệm.
2.4. Những tác động nổi rõ trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
huyện Giồng Riềng :
Quá trình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã tác động rõ nét đối với
quá trình sản xuất nông nghiệp ở địa phương, sản lượng lương thực hàng năm
tăng 8,27%. Cơ cấu kinh tế tăng dần tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ GDP bình quân đầu người từ 3,5 triệu năm 2000 lên 4,5 triệu năm
2003 tăng 13%. Phong trào hợp tác hóa phát triển xây dựng được 375 tổ hợp
tác sản xuất và 1 hợp tác xã làm vườn với 5.652 hộ tham gia với 8.061 ha diện
tích, xây dựng 6 tổ hợp tác bơm điện, 100% xã thị có điện lưới quốc gia 75%
hộ sử dụng điện, 66% phòng học kiên cố, bán kiên cố, 64/106 ấp có đường lót


vật liệu cứng, 13/16 xã thị có đường đi được xe 4 bánh, 100% xã thị có trạm y
tế.
Tỉ lệ hộ nghèo giảm, năm 2003 còn 12,36%, huy động trẻ em trong độ
tuổi đến trường hàng năm đạt 95%, công tác chống mù chữ và phổ cập giáo
dục đạt chuẩn quốc gia 16/16 xã thị, công tác phổ cập giáo dục trung học cơ
sở đạt kế hoạch đề ra, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thực hiện tốt,
5 năm qua không có dịch lớn xảy ra, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cuối năm
2003 còn 1,17% phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ đã được phát
triển đến nay 16 câu lạc bộ đờn ca tài tử. Thực hiện tốt phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, khóm ấp văn hóa cuộc sống mới khu dân
cư đến nay có 39.295 hộ đăng ký đạt 100% đã công nhận 33.450 hộ đạt
85,12%, công nhận 54 ấp, 3 xã văn hóa, 70 cơ quan trường học, trạm y tế văn
minh.
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đã góp phần tích cực vào quá trình
thực hiện cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, toàn huyện có 40/40 cơ sở Đảng xây
dựng quy chế làm việc và làm việc theo quy chế dân chủ trong Đảng ngày
càng được phát huy, số chi Đảng bộ đạt danh hiệu trong sạch ngày càng tăng.

Năm 2002 có 32 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh đạt 84,21%, tăng 4,21 % so
với năm 2000. Chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên tăng lên năm 2002 có 235
đồng chí đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 910 đảng viên đủ tư
cách. Số vi phạm tư cách chưa hoàn thành nhiệm vụ chiếm 3,76 %.
Trong xây dựng chính quyền, quá trình thực thi dân chủ đã góp phần
xây dựng bộ máy HĐND và UBND các cấp đủ mạnh hoạt động của HĐND có
nhiều tiến bộ qua các cuộc sinh hoạt chính trị và tiếp xúc cử tri HĐND và
UBND đã có nhiều giải pháp thực hiện các kiến nghị của cử tri, chất lượng kỳ
họp HĐND và UBND được nâng lên.
UBND các cấp đã cụ thể hóa nghị quyết của Đảng chính sách pháp luật
của Nhà nước sát hợp với thực tế tình hình địa phương, có sơ tổng kết tháng,
quí, năm điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ phối hợp với mặt trận và
các đoàn thể vận động nhân dân hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục đổi mới công tác vận động quần chúng
của Đảng, thực hiện quan điểm “lấy dân làm gốc”, thực hiện phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được cụ thể bằng chỉ thị 30 và các
nghị định 29,71 CP. Công tác vận động quần chúng có nhiều chuyển biến tích
cực cả hệ thống chính trị phát huy dân chủ, động viên được tính tích cực, chủ
động của cán bộ, công chức và nhân dân, phong trào thi đua trên các lĩnh vực
được đẩy mạnh, phong trào quần chúng diễn ra sôi nổi, đều khắp góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Thông qua việc hình thành các tổ nhân dân tự quản với quy mô từ 20 –
30 hộ, quá trình thực hiện quy chế hoạt động của tổ nhân dân tự quản theo QĐ
1011 của UBND tỉnh, hoạt động dân chủ trên địa bàn tổ nhân dân tự quản


phần nào góp phần tích cực đối với quá trình giữ gìn ổn định chính trị trật tự
an toàn xã hội ở địa phương. Công tác quản lý tạm trú tạm vắng, công tác hòa
giải xích mích, mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân được các tổ tự quản thực hiện
đã ngăn chặn được các mâu thuẩn phát sinh, các tệ nạn xã hội được kiềm chế

đúng lúc.
2.5. Nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm và nguyên nhân :
a. Ưu điểm :
Qua 5 năm thực hiện quy chế dân chủ theo tinh thần chỉ thị 30/CT TW
của Bộ Chính trị và các nghị định của chính phủ, nội dung quy chế dân chủ đã
thật sự đi vào cuộc sống, quán triệt trong nội bộ và bước đầu thâm nhập vào
đời sống nhân dân. Quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ đã nâng lên
nhận thức của cán bộ Đảng viên và nhân dân về mục tiêu mở rộng dân chủ xã
hội chủ nghĩa, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta làm chuyển biến một bước quan trọng
phương thức lãnh đạo của Đảng điều hành của chính quyền và hoạt động của
Mặt trận và các đoàn thể. Nhân dân phấn khởi tiếp thu, đón nhận quá trình dân
chủ hóa và tích cực chủ động thực hiện tốt các chủ trương.
Quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở huyện Giồng Riềng gắn chặt và
tác động tích cực đến chủ trương xây dựng và chỉnh đốn Đảng xây dựng
Chính quyền trong sạch vững mạnh, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tạo ra luồng gió mới trong hoạt động
của cộng đồng dân cư, tạo ra khí thế hồ hởi trong các phong trào ở địa
phương, tăng cường niềm tin và tạo ra sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa Đảng và
nhân dân, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực tham nhũng, uy tín của Đảng bộ
Chính quyền, đoàn thể tăng lên khá rõ nét.
Nguyên nhân :
Nội dung chỉ thị 30 và các nghị định 29-71 đã cụ thể hóa chi tiết, đầy đủ
các nội dung thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” do nghị quyết 8B đề ra đã được cán bộ, Đảng viên và nhân dân tiếp nhận,
tạo ra không khí phấn khởi ở các ngành các cấp là tiền đề cho quá trình phát
triển phong trào quần chúng ở địa phương.
Nổ lực chủ quan của các cấp, các ngành, sự vươn lên tự thân của đội
ngũ cán bộ Đảng viên trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sự
đóng góp tích cực của quần chúng nhân dân tạo ra khí thế sôi nổi trên mọi lĩnh

vực.
b. Khuyết điểm :
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, quá trình triển khai và tổ chức
thực hiện quy chế dân chủ còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót, khuyết điểm
từng nơi từng lúc, từng việc, việc vi phạm quy chế dân chủ còn xảy ra, nhiều
nội dung chưa thực hiện đầy đủ, thực hiện chưa đúng quy trình dẫn đến một số
vụ việc, còn phần nào mang tính hình thức, làm hạn chế sức vươn lên của


phong trào. Từng nơi từng lúc hiện tượng dân chủ quá trớn còn xảy ra ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế Xã Hội và thực thi
pháp luật.
Một số đơn vị, cơ sở triển khai quán triệt không sâu, chưa nghiên cứu
vận dụng, tổ chức thực hiện tốt các nội dung quan trọng, hoặc tổ chức thực
hiện qua loa chiếu lệ không đúng quy định, quy trình dẫn đến vi phạm. Nhiều
đơn vị cơ sở xây dựng quy chế dân chủ của cơ sở mình thường ghi đầy đủ các
nội dung ghi trong nghị định 29 – 71, không vận dụng vào thực tế, phương
thức tổ chức thực hiện nếu không đầy đủ quy chế dân chủ hầu hết ở các ấp và
khu vực ghi vắn tắt, nội dung đơn giản, nhiều thiếu sót, không đầy đủ. Thiếu
sơ tổng kết rút kinh nghiệm không điều chỉnh bổ sung quy chế hàng năm theo
quy định.
Diện triển khai rộng những số cơ sở làm tốt, nổi bật chưa nhiều, sau khi
tiếp thu một thời gian khá dài nhiều cơ sở lúng túng trong tổ chức thực hiện
hoặc triển khai xây dựng quy chế có tính thủ tục theo yêu cầu của BCĐ cấp
trên (đăng ký thi đua ấp, xã văn hóa đơn vị văn minh).
Nguyên nhân :
Nổi rõ nhất là không ít cán bộ Đảng viên chưa nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng ý nghĩa sâu sắc và tác dụng to lớn của việc thực hiện quy chế dân
chủ, nhận thức dân chủ còn phiến diện, hiểu các nội dung quy định trong các
nghị định còn đơn giản, thiếu tinh thần trách nhiệm trong tổ chức triển khai

chưa thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện trong đơn vị cơ sở mình.
Ban chỉ đạo huyện và ban vận động các xã chưa thực hiện tốt chức
năng, thiếu kiểm tra đôn đốc, sơ tổng kết thiếu kịp thời, chưa tập trung xây
dựng, điểm diện, thiếu biểu dương khen thưởng các điển hình, cá nhân tập thể
làm tốt, công tác kiểm tra, thanh tra chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời
nên thiếu tác dụng thúc đẩy phong trào chung.
Phần lớn cán bộ và nhân dân hiểu biết quy chế dân chủ chưa đến nơi
đến chốn dẫn đến chấp hành và thực hiện chưa tốt quyền làm chủ của mình,
chưa mạnh dạn thẳng thắn đấu tranh phê bình. Một số thủ trưởng đơn vị còn
biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh với cấp dưới, trông chờ ỷ lại cấp trên một số
thủ trưởng đơn vị cơ sở còn e ngại quá trình dân chủ hóa có thể ảnh hưởng
không tốt đến vị trí của mình.
Việc chỉ đạo từ trên xuống chưa đồng bộ, chưa ban hành quy trình quy
phạm, cơ chế cho cán bộ, công chức và nhân dân giám sát kiểm tra, cụ thể.
Một số quy định không phù hợp thực tế dẫn đến không thực hiện được. Một số
cơ sở chậm đổi mới phương thức hoạt động không tuân thủ đúng quy trình
quy phạm trong quá trình thực thi dân chủ và hiện tượng làm lướt, qua loa, đại
khái, chạy theo thành tích vẫn còn phát sinh.
2.6. Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở :


- Hoạt động các tổ nhân dân tự quản theo quy chế hoạt động ban hành
kèm theo quyết định 1011 của UBND tỉnh và quá trình tổ nhân dân tự quản
tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư và thực hiện quy chế dân ở cơ sở đã góp phần tích cực đưa các nội
dung quy chế dân chủ vào đời sống nhân dân. Nơi nào tổ NDTQ thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình, nơi đó dân chủ được phát huy, nhiệm vụ chính
trị hoàn thành, tình làng nghĩa xóm được phát huy, tiêu cực giảm, đời sống văn
hóa tinh thần được đổi mới.

- Vai trò Mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị (đối với cơ sở
xã thị trấn), vai trò tổ chức công đoàn (trong các cơ quan) có tính quyết định
trong quá trình dân chủ hóa cơ sở. Việc bố trí cán bộ Mặt trận các đoàn thể ở
cơ sở, công đoàn ở cơ quan đủ mạnh có chính sách đải ngộ đúng đắn tác động
đến quá trình thực hiện chức năng đại diện, đưa chủ trương chính sách đến với
quần chúng, vận động quần chúng thực hiện mở rộng dân chủ trực tiếp đến
người dân nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ biến mục tiêu xây dựng đất nước
giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thành hiện thực.
- Phát huy vai trò thủ trưởng cơ quan (NĐ 71) nhưng phải đảm bảo tạo
ra được không khí dân chủ trong hoạt động cơ quan bằng việc phát huy thật tốt
vai trò tổ chức công đoàn và thanh tra nhân dân, thực hiện đầy đủ trách nhiệm,
tuân thủ đúng quy định quy trình theo quy định tại NĐ 71/CP. Xử lý kịp thời
thích đáng đối với những “hiện tượng” trù dập cán bộ tham gia đóng góp ý
kiến, phê bình lãnh đạo cơ quan.
- Phải quán triệt quan điểm của Đảng về mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa (chỉ thị 30) và quan điểm đại đoàn kết dân tộc (NQTW7) tiếp tục thực
hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” (NQTW8B khóa VI)
trong mọi hoạt động của hệ thống chính trị từ việc đề ra chủ trương, nghị
quyết, ban hành pháp luật, ra văn bản pháp quy, cho đến việc tổ chức thực hiện
mọi công việc hàng ngày thể hiện cho được bản chất của Nhà nước ta “Nhà
nước của dân, do dân, vì dân”, vận động sự đóng góp mọi nguồn lực của xã
hội trong phát triển đất nước phải chú trọng đến khoản sức dân; giáo dục cán
bộ Đảng viên, nhân viên quán triệt tinh thần một lòng một dạ phục vụ nhân
dân.


PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HUYỆN GIỒNG RIỀNG
3.1. Phương hướng chung :

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định “dân chủ“
là một trong năm mục tiêu chung mà Đảng phải lãnh đạo cách mạng Việt Nam
đạt tới trong giai đoạn mới là “dân giàu nước mạnh, Xã Hội công bằng, dân
chủ văn minh”, đồng thời đại hội IX cũng khẳng định phải “thực hiện tốt quy
chế dân chủ mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham
gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, khắc
phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức” và “phát huy dân chủ đi đôi với giữ
vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế … “ (văn kiện Đại hội IX trang
85 – 134 – 135)
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa chỉ thị 30 CT/TW Đảng và các
nghị định 29 (nay là nghị định 79) nghị định 71 của Chính phủ về thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở. Mở rộng dân chủ Xã hội chủ nghĩa tăng cường việc
thực hiện dân chủ trực tiếp, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, thiếu sót và
yếu kém trong quá trình thực hiện dân chủ 5 năm qua tạo ra cho kỳ được
không khí dân chủ, cởi mở ở các địa phương cơ quan đơn vị theo hướng tạo ra
sự đồng thuận xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa
phương theo tinh thần nghị quyết 25 hội nghị lần thứ 7 của BCH TW Đảng
khóa IX, tạo ra phong trào xã hội hóa mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đưa huyện
nhà không ngừng phát triển và phát triển theo hướng bền vững.
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng, vì sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, quyết định
bản chất của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa và đảm bảo định hướng đúng cho sự
phát huy dân chủ. Do đó trong tình hình hiện nay Đảng bộ huyện, Đảng ủy các
xã thị và các chi Đảng bộ cơ sở trong huyện phải coi việc lãnh đạo công tác
thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên
của tổ chức Đảng thuộc đơn vị mình .
Quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở bổ sung báo cáo tự kiểm
tra, đề ra cho được những việc cần thiết phải thực hiện theo quy định, để phát
huy kết quả đạt được, hạn chế khắc phục yếu kém. Vì vậy vấn đề này đặt ra
hiện nay là cần sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm phổ biến những điển hình tiên

tiến, các mô hình tốt, các cá nhân đơn vị có thành tích trong quá trình thực thi
dân chủ và kiểm điểm, xem xét, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế dân
chủ đã được phát hiện. Để từ đó đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ
ngày càng tốt hơn.
Tập trung xây dựng mô hình điểm về thực hiện quy chế dân chủ đối với
từng loại hình cơ sở (xã Hoà Hưng theo nghị định 29 nay là nghị định 79)
Phòng giáo dục theo nghị định 71.


3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở huyện Giồng Riềng :
Tiếp tục tăng cường công tác triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuyên truyền sâu rộng chỉ thị 30, nghị định 29
(nay là Nghị định 79) và nghị định 71 của chính phủ thật sự chuyến biến nhận
thức sâu rộng trong cán bộ và nhân dân. Đồng thời tuyên truyền ra dân thông
qua tổ nhân dân tự quản, ban chấp hành các đoàn thể, Mặt trận coi đây là
nhiệm vụ thường xuyên lâu dài.
Mở một đợt sinh hoạt chính trị rộng rải từ trong nội bộ cơ quan Đảng và
Nhà nước, các tổ chức xã hội, đến các tổ nhân dân tự quản, triển khai quán
triệt 14 điều nhân dân được biết, 6 việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, 8
việc nhân dân tham gia ý kiến, 10 việc nhân dân giám sát kiểm tra các việc
cán bộ, công chức và người lao động được biết, được bàn và được giám sát
kiểm tra để trên cơ sở đó nâng cao tính tự giác và tính tích cực chủ động của
nhân dân trong quá trình dân chủ hóa. Ban chỉ đạo huyện nghiên cứu chỉ đạo
việc xây dựng quy chế dân chủ ở các ấp, khu vực đảm bảo đầy đủ, đúng pháp
luật đúng quy định của nghị định 29 (nay là Nghị định 79), cô động các điều
cần biết, cần bàn, cần kiểm tra thành bản ghi tóm tắc quy chế dân chủ phổ biến
từng xóm ấp và tổ NDTQ.
Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ gắn với thực hiện nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và trở thành nền nếp thường
xuyên trong mọi hoạt động. Gắn chặt thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với
cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng. Hướng dẫn nhân dân tham gia xây
dựng Đảng, tất cả cán bộ Đảng viên phải gương mẫu trong việc thực hiện quy
chế dân chủ, hướng dẫn nhân dân cùng với nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Giải quyết tốt đời sống của nhân dân bằng các chính sách xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm để nhân dân có thu nhập ổn định đời sống, có điều
kiện thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ thật sự của
mình, tích cực tham gia xây dựng Đảng chính quyền đoàn thể ngày càng trong
sạch vững mạnh hơn.
Gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ cấp ủy Đảng, chính quyền, phải
lãnh đạo đưa Đảng viên thực hiện tốt tự phê bình trước nhân dân, để nhân dân
thực hiện quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ.
Đi đôi giải quyết dứt điểm những yêu cầu bức xúc của nhân dân, nhất là
các vụ việc tồn đọng, các điểm nóng có tính thời sự các đơn thư khiếu nại tố
cáo, kiến nghị của công dân, thực hiện tốt công tác tiếp dân phải thật sự lắng
nghe và tiếp thu ý kiến của dân, làm cho dân thông cảm, tạo sự gắn bó giữa
dân với Đảng và chính quyền.


Việc huy động sức dân xây dựng kết cấu hạ tầng ở cơ sở là cần thiết,
nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của quy chế dân chủ, đồng thời thực
hiện khoán sức dân theo tinh thần chỉ thị 21 CT/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy
trong thời gian tới việc huy động đóng góp của dân phải cân đối, thận trọng để
không ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế dân chủ gắn với phong trào
thi đua phát huy người tốt việc tốt để khen thưởng đồng thời có xử lý kịp thời
tổ chức cá nhân vi phạm quy chế dân chủ. Ban thi đua khen thưởng huyện
hàng năm xét khen thưởng thi đua những cá nhân tổ chức đạt thành tích xuất

sắc trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đài truyền thanh huyện thường xuyên mở chuyên mục tuyên truyền
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở biểu dương những cá nhân và đơn vị
thực hiện tốt quy chế dân chủ đồng thời phản ảnh kịp thời các biểu hiện lệch
lạc vi phạm quy chế dân chủ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa
phương.
Hội đồng nhân dân, Ủy Ban Nhân Dân huyện và các ngành chức năng
chỉ đạo các xã thị tổ chức thực hiện việc xây dựng các dự thảo phát triển kinh
tế dài hạng quy hoạch sử dụng đất và đề án bố trí dân cư, dự thảo triển khai
các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã, định hướng đến năm 2010
đưa ra lấy ý kiến nhân dân (theo quy định tại điều 10, chương IV) và tổ chức
tốt việc định kì 6 tháng và một năm. Trưởng ấp, khu vực báo cáo công tác và
tự phê bình trước nhân dân và hàng năm tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm đối với
trưởng ấp khu vực thông qua tổ nhân dân tự quản (theo quy định tại điểm b
mục 2 điều 17 chương VI nghị định 79 CP ngày 7 tháng7 năm 2003).
Tăng cường kiểm tra thường xuyên của các cấp ủy Đảng, của ban chỉ
đạo huyện chỉ đạo các ban ngành đoàn thể các cấp tập trung thực hiện tốt quy
chế dân chủ Nhà nước ban hành. Cấp ủy phải chỉ đạo và đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ với chính quyền Mặt trận tổ quốc các đoàn thể. Bám sát cơ
sở, thường xuyên kiểm tra giải quyết kịp thời các vướng mắc thì nội dung quy
chế đạt hiệu quả cao hơn.
3.3. Kiến nghị :
- Đề nghị ban chỉ đạo tỉnh và chính phủ xem xét quy định tại điểm b
mục 2 điều 17 chương VI nghị định 79 CP. Ngày 07/07/2003 về việc định kỳ 6
tháng và một năm trưởng ấp khu vực báo cáo công tác và tự phê bình trước
hội nghị ấp khu vực. Thực tế địa phương không thể tổ chức được hội nghị ấp,
khu vực, đề nghị được thực hiện quy định trên qua hội nghị tổ nhân dân tự
quản và thực hiện quy định lấy ý kiến tín nhiệm của dân đối với trưởng ấp khu
vực bằng cách thông qua tổ nhân dân tự quản.
- Đề nghị tỉnh có kế hoạch dài hàng về đào tạo chuẩn hóa đội ngủ cán

bộ cơ sở, nhất là cán bộ mặt trận và các đoàn thể, sơm cải cách chế độ, tiền


lương trợ cấp dối với cán bộ cấp cơ sở và chế độ chính sách phù hợp cho các
đối tượng tổ nhân dân tự quản và các tổ hội các đoàn thể.
- Đề nghị Tỉnh và Trung ương ban hành các quy định, quy phạm và cơ
chế giám sát trong việc thực hiện các công trình do nhân dân đóng góp xây
dựng và các chương trình dự án do Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài
trơ trực tiếp cho xã (theo quy định tại mục 6 điều 12 chương V NĐ 71 CP) và
các công trình của cấp trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an
ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân
địa phương (theo quy định tại mục 7 điều 12 chương V NĐ 79 CP).
- Đề nghị tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi nội
dung quy chế dân chủ trên báo đài của tỉnh, xây dựng chuyển san hoặc đưa nội
dung quy chế dân chủ cơ sở đã được cô đọng, xúc tích dễ nhớ và các điển hình
người tốt, việc tốt, các mô hình tiêu biểu trong thực hiện quy chế dân chủ vào
nội dung của bản tin tổ NDTQ hàng tháng. Tăng cường công tác kiểm tra
thanh tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở các loại hình.


KẾT LUẬN
Dân chủ là bản chất của Nhà nước ta, một chế độ ngày càng mang lại
nhiều quyền tự do dân chủ được xác định trong đường lối chủ trương của
Đảng ta, trong những năm vừa qua, phát huy dân chủ là sức mạnh để xây dựng
Nhà nước XHCN trong thời kỳ đất nước đổi mới. Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành quy chế thực hiện dân chủ cơ sở là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của
nhân dân một cách trực tiếp. Nhằm tăng cường quyền làm chủ của nhân dân,
đảm bảo giữ vững nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trương, chính sách
lớn phù hợp với nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân nên đã được

đông đảo quần chúng khắp nơi đồng tình ủng hộ và nhiệt tình tham gia hưởng
ứng. Điều đó chứng tỏ vai trò và ý nghĩa to lớn của dân chủ hóa hoạt động xây
dựng chế độ xã hội mới XHCN mà quy chế dân chủ là một trong những giải
pháp cơ bản.
Thực hiện quy chế dân chủ phải vừa đảm bảo phát huy được quyền làm
chủ của nhân dân, vừa tăng cường kỷ cương phép nước, mở rộng quyền hạng
gắn với đề cao trách nhiệm, đảm bảo lợi ích đi đôi với tăng cường nghĩa vụ
chống quan liêu. Mệnh lệnh đồng thời tránh tình trạng vô chính phủ, lợi dụng
dân chủ, vi phạm pháp luật của từng cá nhân và tổ chức, phấn đấu giữ vững ổn
định chính trị, tạo sự phát triển toàn diện ở cơ sở. Góp phần vào sự nghiệp dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa.
Huyện Giồng Riềng cũng như các địa phương khác trong cả nước đã
triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở mấy năm qua những kết quả bước
đầu đạt được tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương trở thành
sinh hoạt chính trị quan trọng để thật sự đi vào cuộc sống hàng ngày của người
dân. Trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn trở ngại. Song điều đó
có thể khẳng định chắc chắn ý thức và năng lực làm chủ của cán bộ và nhân
dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân được nâng lên, thành công bước đầu của cuộc vận động
xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) phần quan
trọng cũng do kết quả thực hiện quy chế dân chủ mang lại.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ tổ chức Đảng được cũng cố, vai trò lãnh
đạo và tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên được tăng cường.
Chính quyền các cấp điều hành quản lý có hiệu lực và hiệu quả hơn. Mặt trận
và các đoàn thể chính trị – xã hội gắn bó với nhân dân hơn. Quyền làm chủ
của nhân dân được thực hiện tốt, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn
trong sinh hoạt ở cộng đồng dân cư ngày càng tốt hơn. Tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước, với quyết tâm nổ lực Đảng bộ
và nhân dân huyện Giồng Riềng anh hùng sẽ xây dựng quê hương mình ngày



thêm tươi đẹp cùng với nhân dân cả nước xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã
Hội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, tập 3, tập 4, tập 16, tập 19
NXB Chính trị quốc gia, hà nội, 1993
2. V.I Lê-nin, toàn tập, tập 4, tập 12, tập 24, tập 26, tập 31, tập 36, tập 39
NXB Tiến bộ, Matxcơva, 1997
3. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, tập 4, tập 5, tập 7, tập 8, tập 12
NXB Chính trị quốc gia, hà nội, 1995
4. Đảng CSVN, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
NXB Sự thật, hà nội, 1977
5. Đảng CSVN, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
NXB Sự thật, hà nội, 1987
6. Đảng CSVN, cương lĩnh xây dựng đat nước trong TKQĐ lên CNXH
NXB Sự thật, hà nội, 1991
7. Đảng CSVN, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
NXB Sự thật, hà nội, 1991
8. Đảng CSVN, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
NXB Sự thật, hà nội, 1996
9. Đảng CSVN, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
NXB Sự thật, hà nội, 2001
10. Hồ Chí Minh, văn hóa và đổi mới
NXB Lao đọng, hà nội, 1998
11. Một số chuêyn đề về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
NXB Chính trị quốc gia, hà nội, 1997
12. Đề cương bài giảng Chủ Nghĩa Xã Hội khoa học

Phân viện TPHCM – Học viện CTQG HCM
13. Chỉ thị số 30 – CT/TW ngày 18-02-1998 của bộ chính trị về xây dựng
và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
14. Nghị định 29/1998/NĐ-CP ngày 11-05-1998 của thủ tướng chính phủ
v/v ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã (nay là NĐ 79)
15. Chỉ thị số 22/1998/CT-TTg ngày 15-05-1998 của thủ tướng chính phủ
v/v triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở xã
16. Thông tư số 03/1998/TT-TCCB ngày 06-07-1998 của BTCCHBCP
v/v hướng dẫn áp dụng quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị
trấn.

17. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị 30 của bộ chính trị và các nghị
định của chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của huyện Giồng
Riềng tỉnh Kiên Giang.


×