Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập kỹ THUẬT đo và THỬ tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.2 KB, 13 trang )

BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỸ THUẬT ĐO VÀ THỬ TÀU
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh chị về phương pháp kiểm tra thẩm thấu (PT)
-

-

-

-

-

Áp dụng cho vật liệu không xốp (vật liệu không hút ẩm), vật liệu sắt từ và đặc biệt tốt
với vật liệu không sắt từ.
Cho phép phát hiện các khuyết tật hở trên bề mặt các chi tiết, kết cấu, mối hàn.
Cho phép phát hiện các vết nứt, bất liên tục trong bồn chứa, ống dẫn,…
Phương pháp thực hiện:
o B1: Phun chất thấm lỏng lên bề mặt sản phẩm cần kiểm tra trong một thời gian
nhất định để các chất thấm đi sâu vào trong các bất liên tục.
o B2: Rửa sạch các chất thấm còn dư trên bề mặt, làm khô bề mặt và phun chất hiện
lên nó.
o B3: Quan sát chỉ thị kiểm tra do chất hiện hấp thu các chất thấm bên trong các bất
liên tục  Nó phản ánh vị trí và bản chất của các bất liên tục.
Phân biệt theo màu sắc chất thấm:
o Chất thấm có màu nhìn thấy trực tiếp (thường có màu đỏ): Chỉ cần dùng ánh sáng
trắng, ánh sáng mặt trời để quan sát các bất liên tục
o Chất thấm huỳnh quang: Dùng ánh sáng đen (ánh sáng cực tím) quan sát các bất


liên tục trong buồng tối.
Phân biệt theo chất tẩy rửa:
o Chất thấm rửa bằng dung môi: Gọn nhẹ, thường được sử dụng để kiểm tra tại
hiện trường.
o Chất thấm rửa bằng nước: Có thể rửa bằng nước nhưng cần có vòi nước, bồn điều
chỉnh áp suất và dụng cụ sấy chi tiết sau khi rửa. Hiệu quả đối với chi tiết nhỏ.
o Chất thấm nhũ tương: Không tan trong nước, chỉ có thể rửa bằng loại chất tẩy đặc
biệt và cần có vòi nước, bồn điều chỉnh áp suất và dụng cụ sấy chi tiết sau khi
rửa. Thường sử dụng với các khuyết tật rất nhỏ, vết nứt cạn.
Ưu điểm:
o Nhạy với các khuyết tật hở trên bề mặt.
o Thiết bị, vật tư sử dụng tương đối rẻ tiền.
o Quá trình thực hiện tương đối đơn giản, nhân viên kiểm tra ít gặp khó khăn.
o Không phụ thuộc vào hình dạng chi tiết. Ít gặp chỉ thị sai  Dễ giải đoán chỉ thị
kiểm tra hơn phương pháp bột từ.
o Quá trình kiểm tra nhanh, giá thành tương đối rẻ.
Nhược điểm:
o Khuyết tật phải hở trên bề mặt.
o Vật liệu kiểm tra phải không xốp.
o Quá trình kiểm tra khá bẩn.
o Chất lượng kiểm tra phụ thuộc vào thị giác của người kiểm tra.
o Một số chất thấm có thể gây tác dụng phụ cho chi tiết trong hoạt động sau này (ăn
mòn, gỉ sét)
o Kết quả khó giữ lâu.
1


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14


Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh chị về phương pháp kiểm tra siêu âm (UT)
-

-

-

-

Là phương pháp kiểm tra không phá hủy được ứng dụng rộng rãi nhất
Dùng sóng siêu âm tần số cao (Từ 1 đến 25 MHZ) truyền vào vật liệu cần kiểm tra
nhằm phát hiện các bất liên tục trong và trên bề mặt.
Sóng siêu âm truyền qua vật liệu kèm theo sự mất mát năng lượng bởi tính chất của
vật liệu và sau đó là phản xạ tại các bề mặt phân cách. Chùm sóng phản xạ được thu
nhận và phân tích để xác định sự có mặt và bị trí khuyết tật.
Mức độ phản xạ phụ thuộc vào trạng thái vật lý của vật liệu ở phía đối diện với bề
mặt phân cách và phụ thuộc ít hơn vào các tính chất vật lý của vật liệu đó.
Phát hiện dễ dàng các bất liên tục như nứt, rỗ khí, phân lớp, co ngót, …
Các loại tạp chất hoặc vật liệu không đồng nhất trong kim loại cũng có thể phát hiện.
Kiểm tra vật liệu bằng phương pháp siêu âm có độ xuyên sâu lớn hơn so với các
phương pháp NDT khác. Nó rất nhạy với những khuyết tật nhỏ, cho phép xác định
chính xác vị trí và kích thước của khuyết tật.
Ứng dụng chính của phương pháp này là phát hiện bản chất của khuyết tật bên trong
vật liệu. Cũng xác định được các bất liên tục bề mặt vật liệu,…
Ưu điểm:
o Độ nhạy cao, cho phép xác định các khuyết tật nhỏ.
o Khả năng xuyên thấu cao, cho phép kiểm tra các chi tiết rất dày.
o Độ chính xác cao trong kiểm tra.
o Kiểm tra nhanh.

o Chỉ cẩn tiếp xúc 1 phía vật liệu
o Thiết bị gọn nhẹ, dễ vận chuyển.
Nhược điểm:
o Hình dạng chi tiết ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
o Cần sử dụng chất tiếp âm.
o Đầu dò phải được tiếp xúc phù hợp với bề mặt mẫu trong quá trình kiểm tra.
o Hướng khuyến tật ảnh hưởng đến khả năng phát hiện khuyết tật.
o Thiết bị rất đắt tiền.
o Nhân viên kiểm tra cần có nhiều kinh nghiệm.
o Cần mẫu chuẩn để so sánh và đánh giá khuyết tật.

2


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh chị về phương pháp kiểm tra từ tính (MPI)
-

-

-

-

Dùng để kiểm tra các vật liệu sắt từ. Phát hiện những khuyết tật trên bề mặt và ngay
sát dưới bề mặt của vật liệu.
Phương pháp kiểm tra:

o B1: Cho nhiễm từ vật liệu cần kiểm tra (Sử dụng nam châm vĩnh cửu, nam châm
điện hoặc cho dòng điện trực tiếp đi qua vật liệu)
o B2: Rắc bột từ và quan sát chỉ thị. Từ trường sẽ cảm ứng và tạo ra các đường sức
từ, những khu vực bị khuyết tật thì đường sức từ ở khu vực đó bị rối loạn. Khi đó
sẽ hiển thị trực tiếp lên bột từ hình dạng và vị trí của khuyết tật.
Có 2 loại kỹ thuật từ hóa:
o Từ hóa trực tiếp bằng dòng điện: Dòng điện sẽ tạo ra từ trường và từ trường này
dùng để phát hiện khuyết tật.
o Từ hóa bằng từ thông: Tạo ra bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện.
Ưu điểm:
o Phát hiện được khuyết tật trên bề mặt hoặc ngay bên dưới lớp bề mặt.
o Không cần cạo bỏ lớp phủ bảo vệ mỏng trên vật liệu kiểm tra.
o Nhân viên kiểm tra được đào tạo nhanh.
o Thiết bị gọn nhẹ, giá thành rẻ.
o Chỉ thị khuyết tật thấy ngay trên bề mặt, dễ dàng sửa chữa.
o Quá trình kiểm tra nhanh gọn, bề mặt không cần chuẩn bị kỹ như phương pháp
thẩm thấu.
Nhược điểm:
o Chỉ áp dụng với các vật liệu sắt từ.
o Khi vật liệu hàn và vật liệu cơ bản khác nhau nhiều dễ gây chỉ thị giả.
o Chỉ nhạy với các khuyết tật có góc nằm trong khoảng từ 45 đến 90 độ so với
hướng của các đường sức từ.

3


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14


Câu 4: Thử thiết bị neo
a. Thử tại bến:
- Thử thiết bị neo:
o Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống neo khi thả và nhổ neo.
o Sự phù hợp của xích neo và tang neo. Xích neo phải đi qua tang dễ dàng và
không bị kẹt ở tang.
o Kiểm tra góc ôm của xích và tang xích (Tang nằm ngang >= 115 độ, tang đứng
>=150 độ)
o Kiểm tra xích neo qua hãm xích, lỗ neo, ống neo, neo vào thùng xích và sự sắp
xếp xích neo trong thùng.
o Kiểm tra neo áp vào vỏ tàu: 2 mỏ neo và đế neo. Khi cán neo chui vào trong ống
neo, mỏ và đế neo phải áp sát vào vỏ tàu.
o Cán neo không được thò lên boong qua ống neo.
o Kiểm tra sự hoạt động của cẩu neo và đưa neo vào vị trí đặt trên boong (đối với
phương tiện chở xăng, dầu)
- Đo tốc độ thả và nhổ neo:
o Nếu kéo bằng tay thì tốc độ không nhỏ hơn 0,042 m/s, khi tốc độ quay vòng
không lớn hơn 1m/s ứng với lực tác dụng của 1 người lên tay quay không lớn hơn
120N.
o Độ sâu khi thả neo tùy theo loại phương tiện khi thiết kế đã phê duyệt.
- Kiểm tra sự làm việc của thiết bị hãm xích neo:
o Nếu kéo bằng tay: dao chặn xích, vít hãm vô tận phải đảm bảo giữ cho neo không
rơi tự do khi kéo neo.
o Nếu kéo bằng máy thì cần phải thỏa mãn quy phạm.
b. Thử đường dài:
- Nhằm mục đích xác nhận khả năng hoạt động của tời neo:
o Phải được thực hiện khi tàu đang ở vùng biển có độ sâu 30m.
o Cả 2 neo được thả xuống từ từ tới mặt nước.
o Sau khi neo ở dưới nước thì tiến hành thử 1 neo để cho rơi tự do khoảng 30 xích.
Trong quá trình rơi tự do, với khoảng ½ tiết xích tiết hành đóng phanh 1 lần.

o Thực hiện tương tự cho neo còn lại.
o Kéo đồng thời cả 2 neo lên khỏi mặt nước theo tư thế thẳng đứng.
o Kéo từng neo một vào ống luồn neo.
o Hiệu quả của phanh trong khi thử phải đảm bảo chiều dài phanh không vượt quá 7m.
- Các hạng mục ghi lại:
o Thời gian bắt đầu thử
o Chiều sâu nước biển và vị trí thử neo.
o Chiều dài xích được làm dấu trên xích.
o Tốc độ kéo neo ở 1 bên mạn và tốc độ kéo neo ở cả 2 bên mạn.
o Áp lực của bơm thủy lực tời.
o Cường độ dòng điện của động cơ điện lai bơm.

4


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

5


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 5: Thử tính ăn lái:
-

-


Thử khi tàu chạy ở chế độ định mức:
Phương pháp:
o Khi tàu đang hành trình về phía trước với chế độ định mức (85%MCR) thì quay
bánh lái sang mạn phải (trái) 10 độ.
o Khi mũi tài hướng sang mạn phải (trái) 10 độ thì quay bánh lái sang mạn trái
(phải) 10 độ.
o Khi mũi tàu đã hướng sang mạn trái (phải) 10 độ so với hướng ban đầu thì quay
bánh lái như trước đã thực hiện.
o Khi tốc độ tàu và mũi tàu đã trở về vị trí ban đầu của điều kiện thử thì tiếp tục thử
như trên nhưng với góc bẻ lái là 20 độ.
Các hạng mục đo và ghi nhận:
o Điều kiện mặt biển và thời tiết môi trường.
o Hướng gió và tốc độ gió.
o Thời gian bắt đầu thử và góc thay đổi khi quá trình thử bắt đầu.
o Khoảng thời gian cho mỗi lần thay đổi góc quay.
o Tốc độ tàu, vòng quay của máy chính khi thay đổi hướng đi của tàu.

Câu 6: Thử quay vòng:
-

-

Nhằm đánh giá khả năng quay vòng, đường kính quay vòng, thời gian quay vòng và
các thông số liên quan khác.
Phương pháp:
o Xác định đường kính ở khu vực đó có thể quay trở được hay không.
o Trước khi thử, tốc độ tàu phải ổn định ở vòng quay liên tục cực đại của máy
chính và bánh lái ở vị trí dọc thân tàu.
o Quay bánh lái 1 góc 35 độ mạn phải và giữ bánh lái cho đến khi tàu quay vòng

xong.
o Cho tàu chuyển động đúng hướng và tốc độ ổn định trở lại, khi đó thực hiện
tương tự cho việc thử quay tàu sang mặt trái.
o Tốc độ tàu ở thời điểm thích hợp đo bằng miếng gỗ làm dấu.
Các hạng mục ghi lại:
o Thời gian bắt đầu thử
o Khoảng thời gian từ khi có lệnh quay tàu đến khi đầu tàu quay được các góc sau
đây: 5, 15, 30, 60, … 330, 360 độ.
o Hướng gió, tốc độ gió, dòng thủy triều, điều kiện mặt biển.
o Tốc độ tàu và thời gian cần thiết để kết thúc 1 vòng quay.
o Vị trí của tàu trong quá trình thử được lập thành bảng các dữ liệu nói trên và được
đưa ra tính toán cụ thể.

6


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 7: Những việc chuẩn bị cần thiết cho phương pháp thử nghiêng lệch:
-

-

-

-

Điều kiện tự nhiên và vị trí thử tàu:

o Tiến hành tại cầu tàu nhà máy hoặc những nơi khác có vị trí, độ sâu thích hợp.
o Tiến hành lúc trời lặng, nước yên, dòng chảy chậm. Nếu điều kiện không thuận
lợi thì có thể chằng buộc tàu theo mặt phẳng dọc tâm, nhưng số dây giữ không
quá 4 và trước khi thử phải nới dây để tàu nghiêng tự do.
o Tàu phải cách bờ hoặc tàu bên cạnh sao cho tàu nghiêng lớn nhất không xảy ra va
chạm.
o Phải loại bỏ những chướng ngại vật trước khi thử.
o Góc nghiêng ban đầu của tàu không quá 1 độ.
Yêu cầu về trạng thái tải trọng khi thử nghiêng lệch:
o Trạng thái tải trọng của tàu lúc thử phải cố gắng đảm bảo tối đa gần bằng lượng
chiếm nước tàu không.
o Tổng trọng lượng thiếu phải nhỏ hơn 2% trọng lượng tàu không.
o Tổng trọng lượng thừa phải nhỏ hơn 4% trọng lượng tàu không.
o Khoang hàng khi TNL phải khô, cho phép dầu dự trữ, bôi trơn, nước làm mát,…
nhưng phải đo mặt thoáng để tính ảnh hưởng của chiều cao tâm nghiêng.
o Chiều cao tâm nghiêng GM lúc tàu TNL đối với tàu biển không được nhỏ hơn 0,2
mét. Vì vậy, được phép nhận thêm vật dằn cần thiết. Trong trường hợp nhận nước
dằn vào các bể chứa thì phải bơm thật đầy (hạn chế ảnh hưởng của mặt thoáng
chất lỏng).
Yêu cầu về trọng vật dùng để TNL:
o Phải đặt ở trên boong cao nhất gần mạn và chia thành 2 hoặc 4 nhóm có khối
lượng bằng nhau. Theo chiều ngang thì đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm, và theo
chiều dọc thì chia ra mũi và lái tàu.
o Trọng vật thường được chế tạo thành hình hộp, hình khối sao cho dễ di chuyển và
dễ xác định trọng tâm.
o Trọng vật trước khi thử phải được cân và đánh dấu.
o Vị trí và trình tự di chuyển trọng vật phải được chuẩn bị trước.
Các yêu cầu khác:
o Dụng cụ dùng để TNL phải được chuẩn bị trước và xác định vị trí đặt chúng khi
thử (thường thì ta bố trí tại mặt phẳng dọc tâm)

o Phân công và bố trí các nhóm người để chuẩn bị thử
o Tất cả các vật dụng, thiết bị trên tàu phải được cố định đúng vị trí của chúng.
o Các trọng lượng thừa trên tàu nếu có thể thì phải di chuyển vào mặt phẳng dọc
tâm tàu. Các bộ phận có thể chuyển động trong lúc tàu nghiêng phải được giữ
chặt.
o Phải quy định hiệu lệnh bắt đầu đo và kết thúc đo trong mỗi lần di chuyển nhóm
trọng vật.

7


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 8: Trình bày cách tìm trọng lượng tàu không, tọa độ tâm nổi và bán kính tâm
nghiêng khi tiến hành TNL:
-

-

-

Thao tác đo chiều chìm của tàu phải được tiến hành ngay trước lúc bắt đầu thử và sau
khi thử trong điều kiện là tàu đang có trọng vật.
Cần đo chiều chìm tại 3 vị trí : sườn giữa, thước mớn nước mũi (Tm) và thước mớn
nước lái (Tđ) ở cả hai bên mạn tàu và khi tính toán ta lấy gía trị trung bình số học để
tránh ảnh hưởng của góc nghiêng ban đầu.
Chiều chìm mũi lái được ghi nhận bằng cách quan sát trên các thước mớn nước ở các
vị trí tương ứng, chiều chìm tại sườn giữa có thể đo bằng cách sử dụng thước thẳng,

dây dọi hay ống thủy tinh hai đầu hở.
Tiếp theo, ta vẽ đường mớn nước vừa tìm được lên bản vẽ Tỉ lệ Bonjean và tính được
lượng chiếm nước của tàu khi thử theo công thức:
𝐷 = 𝛾𝐾𝑉 = 𝛾𝐾∆𝐿. ∑ 𝑆𝑖

-

-

Trong đó:
o γ
: Trọng lượng riêng của nước
o K
: Hệ số để ý đến Lượng chiếm nước của các phần nhô và vỏ tàu.
o ∆𝐿
: Khoảng cách sườn
o ∑ 𝑆𝑖
: Tổng các diện tích sườn lấy từ đồ thị Bonjean
Trọng lượng tàu không được tính theo công thức sau:
𝐷0 = 𝐷 + ∑ 𝐷𝑡ℎ𝑖ế𝑢 − ∑ 𝐷𝑡ℎừ𝑎

-

-

-

-

Trong đó:

o D0
: Trọng lượng tàu không
o D
: Trọng lượng tàu khi thử
o ∑ 𝐷𝑡ℎ𝑖ế𝑢 : Tổng trọng lượng thiếu
o ∑ 𝐷𝑡ℎừ𝑎 : Tổng trọng lượng thừa.
Hoành độ tâm nổi:
𝐿𝐶𝐵 =

∑ 𝐼𝑉
∑ 𝐼𝐼

𝐾𝐵 =

∑𝑉
∑ 𝐼𝐼

Cao độ tâm nổi:

Bán kính tâm nghiêng ngang:
𝐵𝑀 =

8

∑ 𝑉𝐼𝐼
∑ 𝐼𝐼


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI


LỚP VT14

Số sườn lý
thuyết

Diện tích
sườn (m2)

Hệ số

(II)x(III)

I

II

III

IV

0
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Tổng

Momen
diện tích
sườn Mz
(m2)
V

Tung độ
đường
nước Y
(m)
VI

Y3
VII

10
9

8
7
6
5
4
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-6
-7
-8
-9
-10
∑II

∑IV

9

∑V

∑VII



BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 9: Công thức tính khối lượng trọng vật dùng để thử nghiêng lệch và vẽ sơ đồ di
chuyển 4 nhóm trọng vật ở 9 trạng thái:
-

Tổng khối lượng trọng vật phải được tính toán sao cho khi xê dịch toàn bộ về một bên
mạn thì tàu nghiêng được từ 3o đến 4o.
Công thức tính khối lượng trọng vật dùng đêt thử nghiêng lệch:
𝑃=

-

-

𝐷0 𝐺𝑀
𝜃
𝐿

Trong đó:
o P
: Khối lượng trọng vật.
o D0
: Trọng lượng tàu không.
o GM : Chiều cao tâm nghiêng ban đầu.
o L
: Khoảng cách di chuyển trọng vật qua mặt phẳng dọc tâm
o 𝜃

: Góc nghiêng ngang cần thiết khi thử nghiêng lệch (Từ 3 đến 4 độ)
Sơ đồ di chuyển trọng vật 9 trạng thái:

10


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Mạn trái
I; II
II
I
I; II
I; II; III
I; II; III; IV
I; II; IV
I; II

LỚP VT14


Mạn phải
III; IV
I; III; IV
I; II; III; IV
II; III; IV
III; IV
IV
III
III; IV

11

Tay đòn


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 10: Trình bày phương pháp tính toán và xử lý kết quả đo với thông số đo dạng giới
hạn.
Bài toán: Sau khi tiện trục chân vịt có kích thước danh nghĩa D = 90 mm trên máy tiện, ta
dung thước cặp đo đường kính theo chiều dài trục thì được dãy kích thước sau:
Di(mm)

89,98

89,97


89,96

90

90,03

90,05

90,06

Hãy tính toán kết quả đo để đánh giá độ chính xác điều chỉnh máy với độ tin cậy α = 97%
Đường kính trung bình của trục chân vịt:
∑𝑛 𝐷
89,98 + 89,97 + 89,96 + 90 + 90,03 + 90,05 + 90,06
̅ = 𝑖=1 𝑖 =
𝐷
= 90,007
𝑛
7
- Trị số sai lệch bình phương trung bình:
-

𝜎=√
-

Ta có bảng trị số:
𝐷𝑖
89,98
89,97
89,96

90
90,03
90,05
90,06

-

-

̅
𝐷𝑖 − 𝐷
-0.027
-0.037
-0.047
0.007
0.023
0.043
0.053

̅ )2
(𝐷𝑖 − 𝐷
0.00073
0.00137
0.00221
0.00005
0.00053
0.00185
0.00281

Thế bảng trên vào 1 ta có

𝜎=√

-

̅ )2
∑𝑛𝑖=1(𝐷𝑖 − 𝐷
(1)
𝑛−1

9.55𝑒 − 3
= 0,04 (𝑚𝑚)
6

Với k = n – 1 = 7 – 1 = 6 và α = 97% tra bảng Giá trị tích phân Student ta có:
𝑡𝛼 = 3,425
Độ chính xác hay sai số chính xác là: 𝜀𝛼 = 𝑡𝛼 . 𝜎 = 3,425.0,04 = 0,137 𝑚𝑚
Độ chính xác điều chỉnh máy được biểu diễn như sau:
̅ ± 𝜀𝛼 = 90 ± 0,14 (𝑚𝑚)
𝐷=𝐷

12


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 11: Trình bày phương pháp tính toán và xử lý kết quả đo với thông số đo dạng
biên độ.
Bài toán: Sau khi tiện hàng loạt các bu lông trên máy tiện ta dùng đồng hồ đo méo Xi thì

được số sản phẩm mi như sau:
Xi (mm)
mi

0
5

0,01
7

0,02
4

0,03
8

0,04
2

0,05
3

Hãy tính kết quả độ méo trung bình và độ méo lớn nhất khi gia công trên máy với độ tin cậy
α = 95%
Độ méo trung bình: Đơn vị của Xi (mm)
∑𝑛𝑖=1 𝑋𝑖 𝑚𝑖 0.5 + 0,01.7 + 0,02.4 + 0,03.8 + 0,04.2 + 0,05.3 0,62
̅
𝑋= 𝑛
=
=

= 0,0214
∑𝑖=1 𝑚𝑖
5+7+4+8+2+3
29
-

∑𝑛𝑖=1 𝑚𝑖 (𝑋𝑖 − 𝑋̅)2
𝜎𝑅 = √
(1)
∑𝑛𝑖=1 𝑚𝑖 − 1
-

-

Ta có bảng trị số:
𝑚𝑖
5
7
4
8
2
3

𝑋𝑖 − 𝑋̅
-0,0214
-0,0114
-0,0014
0,0086
0,0186
0,0286


𝑋𝑖
0
0,01
0,02
0,03
0,04
0,05

Thế vào (1) ta có:
𝜎𝑅 = √

6,97𝑒 − 3
= 0,016
28

-

Với α=0,95 tra bảng ta có 𝑡𝛼 = 2,4085

-

𝜎𝛼 =

-

Độ chính xác 𝜀𝛼 = 𝑡𝛼 𝜎𝛼 = 2,4085.0,0244 = 0,059
Vậy độ méo trung bình là 0,0214 mm
Độ méo lớn nhất là 0,059 mm


𝜎𝑅
0,655

=

0,016
0,655

= 0,0244

13

(𝑋𝑖 − 𝑋̅)2
0,00046
0,00013
0,000002
0,000074
0,00035
0,00082



×