Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trình bày những hiểu biết của bạn về ngân hàng phát triển của mỹ và ngân hàng phát triển của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.14 KB, 18 trang )

Trình bày những hiểu biết của bạn về ngân hàng phát triển của Mỹ và ngân hàng phát triển của Hàn Quốc
PHẦN I: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HÀN QUỐC
1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Cuối Thế chiến II, Liên Xô và Mỹ phân chia bán đảo từ vĩ tuyến 38 và xây dựng ở 2 miền Triều Tiên hai thể
chế nhà nước khác nhau . Liên Xô xây dựng nhà nước Cộng sản tại miền bắc, còn tại miền nam, Mỹ cho tổ chức bầu
cử Tổng thống. Năm 1949, hai bên cùng rút khỏi Triều Tiên vào để lại tham vọng thống nhất đất nước theo những
cách thức khác nhau của cả hai miền.
Sang năm 1950, chiến tranh bùng nổ giữa 2 miền của bán đảo Triều Tiên và diễn biến phức tạp với sự can
thiệp của Mỹ, Trung Quốc và viện trợ của Liên Hợp Quốc. Từ tháng 7/1951 bắt đầu cuộc thương thuyết ngừng bắn
giữa hai bên và cuộc chiến Triều Tiên lâm vào bế tắc tới tận năm 1953 mới tìm được lối thoát. Ngày 27/7/1953 được
đánh dấu kết thúc chiến tranh Triều Tiên với một thoả thuận ngừng bắn mà không bên nào có thể tuyên bố chiến
thắng.
Sau chiến tranh, Hàn Quốc bắt đầu bắt tay vào xây dựng lại đất nước nhưng đất nước rơi vào tình trạng hết sức
khó khăn: cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng nề,tình hình chính trị luôn trong tình trạng căng thẳng Vào năm
1954 Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (sau đây gọi KDB) được thành lập theo Đạo luật Ngân hàng Phát triển Hàn
Quốc với mục đích cung cấp và quản lý vốn cho các ngành công nghiệp chủ chốt để hỗ trợ phát triển các ngành công
nghiệp Hàn Quốc và nền kinh tế quốc gia.
Quá trình phát triển
Sau nửa thế kỉ kể từ khi thành lập, KDB đã trung thành thực hiện vai trò của nó như một ngân hàng Chính
phủ, dự đoán và đối phó với những thay đổi trong môi trường kinh tế và tài chính. Ở mỗi giai đoạn,các thành tựu đã
đạt được là:
Những năm 1950s: KDB thực hiện các hoạt động hỗ trợ phục hồi nền kinh tế quốc gia, như khôi phục các cơ
sở sản xuất công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh Triều Tiên, ưu tiên hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt như
điện, than, xi măng trong công cuộc xây dựng kinh tế độc lập.
Giai đoạn 1960s-1970s: KDB tiến hành xây dựng hệ thống tài chính phát triển bền vững, tăng cường cung
cấp kinh phí cho các ngành: công nghiệp năng lượng, hóa học nặng, và các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu.
Năm 1955, KDB phát hành với số lượng lớn Trái phiếu tài trợ công nghiệp (IBFs) và sang đầu những năm 60 bắt đầu
cung cấp các dịch vụ tài chính mới như: bảo lãnh phát hành chứng khoán, bảo lãnh trái phiếu, vay vốn nước ngoài .
Những năm 1980s, KDB tiếp tục duy trì tài trợ các ngành công nghiệp, hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô và điện
tử bằng cách cung cấp vốn dài hạn, mở rộng huy động vốn độc lập thông qua việc phát hành IFBs và huy động từ các
nguồn vốn nước ngoài.


Những năm 1990s: Cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, bảo đảm khả năng cạnh tranh quốc tế và tiến bộ
của cơ cấu công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công
nghệ cao bao gồm cả chất bán dẫn và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Bước sang thế kỷ 21, KDB thực hiện những chính sách tài chính mới:
- Mở rộng và đa dạng hóa nguồn cung vốn công nghiệp và phát triển ngành công nghiệp năng lượng.
- Hỗ trợ thực hiện các chính sách của Chính phủ trong đó bao gồm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
phát triển kinh tế đồng đều ở các vùng địa phương.
- Giải quyết các bất ổn tài chính và kinh tế thông qua vai trò lãnh đạo và đại diện trong tái cấu trúc công ty và
quỹ đầu tư nước ngoài.
- Hoàn thành dịch vụ ngân hàng quốc tế với các mảng kinh doanh chính: Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng Đầu
tư, Ngân hàng quốc tế, Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
CÁC PHÒNG BAN:
 Ban lãnh đạo ngân hàng
- Hội đồng quản trị
- Ban giám đốc
- Ban quản lý rủi ro
- Ban kiểm soát
- Kiểm toán viên
Trong đó, ban lãnh đạo cao nhất là hội đồng quản trị mà người đứng đầu là Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều
hành và các phó chủ tịch, COO. KDB chỉ có 1 Chủ tịch và 1 kiểm toán viên. Chủ tịch của ngân hàng là chủ tịch hội
đồng quản trị kiêm tổng giám đốc.
+ Chủ tịch của KDB là chủ tịch của Đại hội đồng cổ đông. Chủ tịch của NH là người đại diện cho ngân hàng
và là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của NH.
Trong trường hợp chủ tịch NH không có khả năng đảm nhận trách nhiệm của mình thì Phó chủ tịch thứ nhất
sẽ thay quyền và trách nhiệm để thực hiện. Trong trường hợp cả chủ tịch và Phó chủ tịch thứ nhất không thể thực hiện
nhiệm vụ của mình vì những lí do bất khả kháng thì 1 Phó chủ tịch khác sẽ thay quyền và trách nhiệm thực hiện.
+ Phó chủ tịch thứ nhất và các phó chủ tịch khác được Chủ tịch chỉ định từ các giám đốc thường trực sau khi
được sự đồng ý của Ban giám đốc.
+ Ban giám đốc điều hành của KDB gồm 9 thành viên trong đó bao gồm Chủ tịch và kiểm toán viên của KDB.

Các thành viên trong ban giám đốc điều hành gồm thành viên thường trực và không thường trực, trong đó không ít hơn
3 giám đốc không thường trực.
+ Các giám đốc thường trực là những người trợ giúp cho chủ tịch và phạm vi trách nhiệm của họ được quyết
định bởi ban giám đốc.
+ Các tiêu chuẩn của một giám đốc không thường trực: là người có kiến thức chuyên môn về kinh tế, tài
chính, quản trị kinh doanh, kế toán kiểm toán, có kinh nghiệm thực tế và có mối quan hệ rộng.
+ KDB có thể có một Phó chủ tịch điều hành để hỗ trợ cho Chủ tịch. Người này không phải là một giám đốc
điều hành và được chủ tịch chỉ định với sụ đồng ý của ban giám đốc.
+ Kiểm toán viên có thể tham dự cuộc họp của ban giám đốc, đưa ra ý kiến nhưng không được quyền biểu
quyết. Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra và kiểm soát các hoạt động cũng như kế toán của KD, đưa ra ý kiến đối với
Ban giám đốc về các vấn đề trên, cũng như có thể tiến cử một kiểm toán viên bên ngoài.
Chủ tịch, các giám đốc điều hành và kiểm toán viên được bầu ra từ Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại
điều lệ của KDB. Tuy nhiên, Chủ tịch có thể được chỉ định từ các giám đốc điều hành.
Nhiệm kì của mỗi thành viên trong ban lãnh đạo Ngân hàng là không quá 3 năm.
 CÁC BỘ PHẬN TỔ CHỨC
+ Secretariat (Ban thư kí)
+Compliance Department (Phòng giám sát)
+Corporate Banking Division (Bộ phận khách hàng doanh nghiệp)
Phòng khách hàng doanh nghiệp 1,2,3,4
+Regional Banking Division ( Bộ phận khu vực)
Phòng khách hàng khu vice, Trụ sở chính của các khu vice, Các chi nhánh trong nước
+Consumer Banking Division (Bộ phận khách hàng)
Phòng phát triển khách hàng
+Investment banking Division (Bộ phận đầu tư)
Phòng đầu tư, Phòng phát triển khu vice, Phòng cơ cấu lại doanh nghiệp, Viện nghiên cứu KDB, Viện
định giá công nghệ KDB
+International Banking Division (Bộ phận ngân hàng quốc tế)
Phòng ngân hàng quốc tế, Phòng tài chính thương mại, Các chi nhánh nước ngoài, Trung tâm giao
dịch ( sở giao dịch), Phòng giao dịch
+Capital Markets Division (Bộ phận thị trường vốn)

Phòng vốn nợ, KDB PE, Phòng hợp nhất và sáp nhập, Dịch vụ tư vấn KDB, Phòng dịch vụ cải tiến
kinh doanh
+Planning & Administration Division (Bộ phận quản lí và kế hoạch)
Phòng kế hoạch, Phòng hiệp hội pháp luật, Phòng nhân sự, Phòng quan hệ công chúng, Phòng dịch vụ
tổng hợp , Phòng kiểm soát an ninh
+ Risk Management ( Bộ phận quản lí rủi ro)
Phòng quản lí rủi ro, Phòng đánh giá lại các khoản nợ, Trung tâm xem xét lại các khoản tín dụng
+Finance Division (Bộ phận tài chính)
Phòng kế hoạch tài chính, Phòng kế toán tài chính, Phòng giao dịch tài chính
+Pension & Trust Centre (Trung tâm ủy thác và…)
Phòng ủy thác, Phòng lương kinh doanh
+Project Finance Centre (Trung tâm lập tài chính dự án)
Phòng lập dự án tài chính 1, Phòng lập dựa án tài chính 2
+ IT centre (Trung tâm công nghệ thông tin)
Phòng hệ thồng thông tin, Phòng hệ thống ngân hàng cốt lõi, Phòng hệ thống ngân hàng điện tử
3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KDB
a. Báo cáo kết quả kinh doanh:
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: Tỷ won
Chỉ tiêu 2010 2009 2008
Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh 2.791 1.560 1.651
- Lợi nhuận thuần hoạt động tài chính 1.605 897 804
- Lợi nhuận thuần phi tài chính 1.186 663 847
Dự phòng rủi ro tín dụng 1.082 1.139 328
Chi phí điều hành quản lý 419 416 432
Lợi nhuận quá trình hoạt động 1.290 6 890
Lợi nhuận khác 165 793 -517
Lợi nhuận trước thuế 1.455 799 373
Thuế TNDN 409 38 22
Lợi nhuận sau thuế 1.046 761 350

(Nguồn: Báo cáo thường niên KDB 2010, 2009)
Ngân hàng có lợi nhuận sau thuế tăng liên tục và đều đặn trong vòng 3 năm, đến chủ yếu từ các khoản lợi
nhuận thuần từ hoạt động tài chính (chiếm gần 60%). Lợi nhuận phi tài chính từ: chênh lệch giá chứng khoán (chiếm
tỷ lệ lớn nhất, từ các công cụ tài chính phái sinh, từ phí và hoa hồng, cổ tức được chia…
Ta xét cụ thể các khoản doanh thu và chi phí tài chính trong bảng sau đây:
Bảng 1.2: Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: Tỷ won
Chỉ tiêu 2010 2009 2008
Thu nhập tài chính 4.409 5.375 5.801
- Lãi cho vay 3.380 3.728 3.693
- Lợi tức chứng khoán 920 1.514 1.965
- Lãi khoản vay của TCTD khác 91 107 118
- Thu nhập tài chính khác 18 26 24
Chi phí tài chính 2.804 4.478 4.997
- Trả lãi GTCG 1.829 3.048 3.062
- Trả lãi khoản vay 488 902 1.323
- Trả lãi tiền gửi 468 499 582
- Chi phí tài chính khác 19 28 30
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 1.605 897 804
(Nguồn: Báo cáo thường niên KDB 2010, 2009)
Như vậy thu nhập tài chính của ngân hàng đến chủ yếu từ các khoản lãi vay và xu hướng tăng dần trong 3 năm
(chiếm tỷ trọng lần lượt là 63,66%; 69,36% và 76,66%). Lợi tức đến từ các chứng khoán mà ngân hàng nắm giữ cũng
mang lại thu nhập cao cho ngân hàng, gấp hơn 10 lần phần thu nhập từ lãi các TCTD và thu nhập tài chính khác.
Trong khi đó, chi phí tài chính lại chủ yếu do ngân hàng trả lãi trái phiếu huy động vốn (từ 60 – 70%). Các khoản ngân
hàng trả lãi tiền vay và tiền gửi thấp hơn và có xu hướng giảm qua các năm, chứng tỏ đây không phải là các nguồn huy
động vốn chính của KDB.
b.Bảng cân đối kế toán:
Bảng 1.3: Bảng cân đối kế toán rút gọn KDB ngày 31/12 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: Tỷ won
Chỉ tiêu 2010 2009 2008

I/ Tổng tài sản
1/ Tiền mặt và tiền gửi TCTD khác
2/ Chứng khoán
3/ Khoản cho vay
4/ Tài sản khác (công cụ phái sinh, TSCĐ)
113.205
4.363
28.201
69.893
10.749
122.333
2.965
31.664
74.785
12.918
157.613
4.437
53.403
76.066
23.707
II/ Tổng nguồn vốn
1/ Nợ phải trả
- Tiền gửi
- Tiền vay
- Nghĩa vụ khác
2/ Vốn chủ sở hữu
(Vốn cổ phần, Thặng dư vốn, Lợi nhuận giữ lại, AOCI)
113.205
96.977
18.930

66.808
11.239
16.228
122.333
107.223
13.936
80.688
12.599
15.111
157.613
141.897
16.769
100.485
26.643
15.716
(Nguồn: Báo cáo thường niên KDB 2010, 2009)
Nguồn vốn ngân hàng huy động được chủ yếu không phải từ tiền gửi (Deposit) mà là các khoản tiền vay do
huy động từ trái phiếu (Borrowing from Payable Bonds). Các khoản cho vay chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản (trên
60%). Trong đó các khoản cho vay bằng nội tệ (chiếm trên 62%), tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh (tỷ
trọng lớn nhất – xấp xỉ 60%); ngân hàng và bảo hiểm; giao thông và truyền thông (2 lĩnh vực có tỷ trọng gần bằng
nhau và chiếm tổng số gần 20% khoản cho vay); quản trị công; cung cấp điện nước (cả 2 lĩnh vực chiếm khoảng 10%
số tiền ngân hàng cho vay). Xem xét chất lượng các khoản vay qua bảng sau:
Bảng 1.4: Phân loại nợ và trích lập dự phòng của KDB 3 năm gần nhất
Đơn vị tính: Tỷ won
2010 2009 2008
Nợ bình thường 75.212 83.186 88.108
Nợ chú ý 2.555 1.675 791
Nợ dưới chuẩn 1.430 1.864 914
Nợ nghi ngờ 50 37 10
Nợ có khả năng mất vốn 180 42 145

Tổng mức tín dụng 79.427 86.804 89.968
Tổng mức nợ dưới chuẩn 1.660 1.943 1.069
Tỷ lệ nợ xấu 2,1% 2,2% 1,19%
Dự phòng rủi ro tín dụng 2.016 1.609 1,114
Tỷ lệ bảo hiểm nợ xấu 121,4% 82,8% 104.24%
(Nguồn: Báo cáo thường niên KDB 2010, 2009)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các khoản tín dụng chủ yếu là nợ tốt, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 trở xuống) chiếm
tỷ lệ không cao (chỉ từ 1-2%). Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng năm 2009 chưa đạt yêu cầu do chỉ bảo hiểm được
82.8%, song năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên tới 121,4%. Sự tăng trưởng bền vững của KDB còn được thể hiện qua các
chỉ tiêu sau:
Bảng 1.5:Hệ số an toàn vốn và các chỉ tiêu ROA, ROE 3 năm gần nhất của KDB
Chỉ tiêu 2010 2009 2008
Hệ số an toàn vốn (CAR) 17,6% 16,4% 13,6%
CAR cấp 1 16,5% 14,8% 12,2%
ROA 0,9% 0,5% 0,24%
ROE 6,6% 4,4% 2,05%
(Nguồn: Báo cáo thường niên KDB 2010, 2009)
Tỷ trọng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu tăng đều đặn qua các năm cho thấy ngân hàng
đang hoạt động hiệu quả. Hệ số an toàn vốn CAR (vốn tự có/tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro) tăng liên tục qua 3 năm,
năm 2010 đạt 17,6%, hệ số an toàn vốn cấp 1 đạt 16,5%, vượt xa quy định về tỷ lệ này trong Basel II (hệ số an toàn
vốn 8% trong đó vốn cấp 1 chiếm 6%) và vượt cả quy định Basel III sẽ được áp dụng năm 2013 (CAR 16%, trong đó
vốn cấp 1 là 12%) cho thấy được KDB đã đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực an toàn vốn quốc tế.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Bảng 1.6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rút gọn 3 năm gần nhất của KDB
Đơn vị tính: Triệu won
Chỉ tiêu 2010 2009 2008
Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 20.172 (3.362) (9.396)
Dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư (32.390) (7.336) (1.586)
Dòng tiền ròng từ hoạt động tài chính 4.888 - 22.985
Dòng tiền ròng trong năm (7.330) (10.698) 12.003

Dòng tiền thời điểm đầu kỳ 62.068 72.766 60.763
Dòng tiền thời điểm cuối kỳ 54.738 62.068 72.766
(Nguồn: BCTN KDB 2010, 2009, 2008)
Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta có thể thấy dòng tiền cuối kỳ của KDB luôn dương, song có xu hướng giảm
dần trong 3 năm do dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư chảy ra từ hoạt động đầu tư (investing activities cash flow) mà
các nghiệp vụ đầu tư vốn (equity method investments) nắm giữ 20 – 25% cổ phiếu của các công ty khác. Dù dòng tiền
từ hoạt động đầu tư năm 2010 âm khá lớn (-32.390 triệu won) song được bù lại từ dòng tiền ròng từ hoạt động kinh
doanh chảy vào (29.172 triệu won) lấy chủ yếu từ cổ tức được chia (38.446 triệu won) và thuế thu nhập phải nộp được
hoàn lại - Income taxes payable (145.512 triệu won).
4. HOẠT ĐỘNG CỦA KDB
a. Tổng quan
Phương thức hoạt động của Ngân hàng phát triển Hàn Quốc được quy định trong nhiều văn bản như: “The
Korea Development Bank Act”, “The operating Manuals in Compliance with the Korea Development Bank Act”,
“The Articles of Incorporation of the Korea Development Bank”…Trong các văn bản pháp luật này, đáng chú ý có
những vấn đề cơ bản sau:
- Phương thức cho vay (Theo Điều 3 – chương II – The operating Manuals in Compliance with the Korea
Development Bank Act): KDB được cho vay trên cơ sở chứng thư (deed), chứng phiếu (thương phiếu, kỳ phiếu, lệnh
phiếu, hối phiếu) (note), chiết khấu chứng phiếu hoặc thấu chi.
- Lãi suất áp dụng: (Theo Điều 4- chương II – The operating Manuals in Compliance with the Korea
Development Bank Act)
- Lãi suất cho vay do Giám đốc quyết định.
- Khi không trả được nợ đúng hạn, người đi vay sẽ phải chịu lãi suất phạt (default interest), lãi này cũng do giám đốc
quyết định.
Tiền gốc và tiền lãi sẽ không được miễn hoặc giảm trừ một phần hoặc toàn bộ ngoại trừ một trong các trường
hợp sau:
- Việc giảm trừ hoặc miễn lãi phạt đối với khoản vay của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần mà chính phủ
hoặc KDB có cổ phần chính, tổ chức công được nhận định là không thể tránh khỏi.
- Việc giảm trừ và miễn trừ lãi của khoản vay được nhận định là không thể tránh khỏi để bình thường hóa hoạt động
kinh doanh của người vay hoặc làm thanh khoản món vay phi hoạt động (non-performing loans).
- Việc giảm trừ và miễn trừ lãi của khoản vay được nhận định là không thể tránh khỏi cho việc tạo điều kiện cho kế

hoạch phục hồi của doanh nghiệp.
- Việc giảm trừ hoặc miễn trừ lãi của khoản vay được nhận định là không thể tránh khỏi cho việc tiếp quản từ bên thứ
ba do KDB quản lý.
- Việc giảm trừ và miễn trừ lãi của khoản vay được nhận định là không thể tránh khỏi cho việc bình thường hóa hoạt
động của doanh nghiệp trong trường hợp có thảm họa tự nhiên và các trường hợp tạm thời khác.
Khi KDB miễn trừ lãi phạt thì trong thời gian từ ngày trả lãi trước và sau tính lãi như bình thường, sau đó tiếp
tục áp dụng lãi phạt.
Như vậy KDB có những quy định về việc giảm lãi suất do một số điều kiện khách quan như thiên tai, phá sản,
nhu cầu cắt giảm chi phí để tiến hành tái sản xuất của doanh nghiệp.
b. Hoạt động của KDB
Theo Điều 18 (The operating Manuals in Compliance with the Korea Development Bank Act) KDB có thể
thực hiện một số hoạt động chủ yếu sau:
1. Cho vay hoặc chiếu khấu chứng phiếu.
2. Nhận mua chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán hoặc đầu tư chứng khoán. Trong đó số tiền bảo hiểm - bảo
lãnh không vượt quá 2 lần tổng vốn thực góp của KDB và số tiền dự trữ trong chương 1 điều 43 luật này
3. Bảo đảm cho các khoản nợ
4. Các phương pháp huy động vốn
- Huy động tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn
- Phát hành trái phiếu tài chính công nghiệp (Industrial Finance Bonds IFB), các loại chứng khoán và công cụ
nợ khác.
- Vay mượn trong nước từ chính phủ, Ngân Hàng Trung ương Hàn Quốc, các tổ chức tài chính khác, tuy nhiên
nghĩa vụ của KDB với chính phủ bị lệ thuộc vào các khoản nợ khác của KDB để tiến hành hoạt động của mình.
- Vay vốn nước ngoài.
5. Giao dịch trong nước và trên thị trường hối đoái.
6. Cung cấp dịch vụ bao gồm xem xét, lên kế hoạch, phân tích, thẩm định, hướng dẫn, kiểm toán liên quan
đến tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của các dự án được điều hành và giao phó bởi chính phủ, tổ chức công cộng, tổ
chức tài chính hoặc các doanh nghiệp khác.
Trong các nguồn huy động vốn của KDB, đáng chú ý có phát hành trái phiếu tài chính công nghiệp, với mục
đích tạo nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động, đảm bảo thực hiện mục tiêu của một ngân hàng phát triển. Chi tiết
của trái phiếu tài chính công nghiệp được quy định trong chương VI, The Articles of Incorporation of the Korea

Development Bank.
c. Vai trò của KDB trong tình hình kinh tế hiện nay
Về bối cảnh
Các công ty trong nước chịu tác động kép từ suy giảm cầu nhập khẩu của nước ngoài và cầu tiêu dùng trong
nước (Cầu tiêu dùng, xuất khẩu giảm). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đối mặt với khó khăn riêng trong môi
trường này do khó huy động vốn trực tiếp. KDB đã tham gia thị trường với tư cách là một ngân hàng chính sách, đảm
bảo thanh khoản cho các SMEs có tiềm năng tăng trưởng và thu lời trở lại. Cùng thời gian đấy, KDB đã hoàn thành
vai trò truyền thống như là một nhà ổn định thị trường bằng cách hợp tác với các giải pháp kích thích của chính phủ.
Hoàn thành trách nhiệm như một ngân hàng chính sách
KDB đã đầu tư 2000 tỷ won vào quỹ bình ổn thị trường trái phiếu, với chức năng là cung cấp tài chính cho các
công ty có hiệu suất cao mà đối mặt với tình huống thiếu tính thanh khoản tạm thời. Điều này làm bình ổn thị trường
trái phiếu quốc gia và giảm credit spreads.
KDB còn tham gia chương trình “fast-track” của hệ thống ngân hàng để chống đỡ nền tài chính của SMEs.
Để đáp ứng mục tiêu của chương trình về việc ra quyết định nhanh chóng, KDB lập một đội đặc biệt hỗ trợ thanh
khoản SMEs và thành lập đội thanh tra 24 h sẵn sàng giải quyết các vấn đề về tài chính.
Một công cụ mạnh hơn để chống lại khủng hoảng là “Creditor Bank Group Agreement”, khu vực ngân hàng
cung cấp các giúp đỡ có chọn lọc cho các công ty đủ yêu cầu ở lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và đóng tàu, trong khi
vẫn tiến hành tái cấu trúc các doanh nghiệp hiện tại một cách nhanh chóng.
Thực hiện hiệu quả chương trình quản lý tình trạng thiếu thanh khoản
KDB tăng danh mục cho vay SME từ 8.000 tỷ won lên 10.000 tỷ won, cung cấp tài chính cho đầu tư thiết bị
và vốn lưu động. KDB còn tiến hành chương trình “KDB Future star Program” với nguồn vốn 1000 tỷ won để cung
cấp tài chính 1 cách chọn lọc cho các công ty SMEs với tiềm năng hồi phục lớn. Một khoản giúp đỡ trị giá 30 tỷ won
còn hướng tới đối tượng các doanh nghiệp mới mở. Thêm vào đó, bất kỳ SME nào xin bù đắp khoản tiền gửi, vay đều
được nhận khoản hỗ trợ đó để giảm chi phí tài chính của các công ty này.
Đáp ứng nhu cầu của một ngân hàng chính sách trong thời điểm khủng hoảng
Trong năm 2009, KDP kỳ vọng cung ứng 11000 tỷ won vào quỹ phát triển cơ sở hạ tầng để ổn định nền kinh
tế, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng. KDB còn tiếp tục trực tiếp tài trợ chính sách cho các SMEs đổi mới và giúp
đỡ các dự án phát triển khu vực. Điểm nhấn riêng nằm trong đầu tư ngành công nghiệp xanh để giúp đỡ khu vực tư
nhân thành những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai.
Một ví dụ: 7000 tỷ won đóng góp của Ngân hàng trong năm 2009 vì vậy được rót vào 6 mục đầu tư chiến lược

sau:
Đầu tiên, ngân hàng sẽ tài trợ phát triển cho ngành công nghiệp xanh có rủi ro cao với 1000 tỷ won. Thứ hai,
2500 tỷ won sẽ được sử dụng để tài trợ cho các công ty và các SMEs đổi mới hoặc các dự án cung cấp công nghệ mới
có tiềm năng. Hai mục tiêu tiếp theo là tài trợ cho khu vực dịch vụ và tạo ra môi trường cạnh tranh hơn với 700 tỷ won
và 1500 tỷ won tương ứng. Thứ 5, 1000 tỷ won sẽ được sử dụng để phát triển kinh tế vùng, và cuối cùng 300 triệu
won sẽ được sử dụng trong các dự án xã hội ( Corporate Social Responsibility (CSR) projects).
Trả cổ tức cho chính phủ
KDB đóng góp cho Kho bạc nhà nước bằng cách chuyển một phần lợi nhuận của nó cho khu vực công hàng
năm. Cổ tức được trả được tính dựa trên sự xem xét nhu cầu của ngân hàng để duy trì một khoản dự trữ thích hợp cho
việc cung cấp tài chính một cách liền mạch cho các nghĩa vụ chính sách của nó và để đảm bảo sự thành công của các
chiến lược phát triển dài hạn. KDB còn cố gắng phản ánh tình trạng tài chính của chính phủ trong cách tính toán và tất
cả các cổ tức bằng tiền được xác định dựa trên thỏa thuận đa phương.
Nhìn lại 3 năm qua, cổ tức năm 2006 là 395,6 tỷ won, tiếp theo là 299,2 tỷ won năm 2007 và 300 tỷ won năm
2008. Lần trả cổ tức năm 2008 tương ứng khoảng 15% thu nhập hàng năm.
Trong năm 2009, ngân hàng sẽ duy trì việc sử dụng đúng đắn cơ sở vốn trong khi thực hiện các chinh sách của
chính phủ làm ổn định thị trường tài chính và giảm thấp nhất sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng lên SMEs, nhà xuất
khẩu và các tổ chức có rủi ro về tài chính. KDB đã thỏa thuận với chính phủ để giữ lại toàn bộ thu nhập năm 2009 do
tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Điều này nhằm mục đích giúp ngân hàng hoàn thành vai trò như là một
nhà bình ổn thị trường và kích thích nền kinh tế.
Tổng kết: Với hơn 50 năm hoạt động như là một ngân hàng của chính phủ, hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ các công
cụ kích thích nền kinh tế, bình ổn thị trường, đặc biệt thông qua thị trường vốn và thị trường nợ. Sắp tới KDB sẽ tiến
hành tư nhân hóa nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng này trên trường quốc tế. Hoạt động của KDB vừa đảm
bảo lợi nhuận vừa đảm bảo việc hỗ trợ các dự án phát triển.
PHẦN 2: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MỸ
1. Lịch sử hình thành
Giới thiệu chung
Tại Hoa Kỳ, để chuyên biệt trong mục đích phát triển kinh tế đi kèm với phát triển xã hội, Chính phủ đưa ra
quyết định thiết lập các bộ phận Ngân hàng phát triển khác nhau. Đến nay, đã có rất nhiều ngân hàng phát triển hoạt
động dưới các hình thức khác nhau tồn tại trên quốc gia này, từ các ngân hàng độc lập như ngân hàng phát triển liên
mỹ, Ngân hàng phát triển Bắc Mỹ, Ngân hàng Phát triển cộng đồng, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa kỳ đến các ngân

hàng chỉ là bộ phận của 1 tập đoàn ngân hàng lớn như bộ phận ngân hàng cộng đồng trong ngân hàng Bank of
America, hay hiệp hội các nhà ngân hàng phát triển, kể thêm vào các ngân hàng phát triển của các bang. Trong các
ngân hàng đó, ngân hàng liên mỹ và ngân hàng phát triển bắc mỹ chủ yếu cho vay khi vực Nam Mỹ và khu vực
concacaf. Ngân hàng phát triển cộng đồng Mỹ thực chất là các ngân hàng thương mại với nhiệm vụ chính là taọ ra sự
phát triển kinh tế tại các vùng kinh tế có thu nhập thấp hoặc trung bình, và các vùng có khả năng phát triển kinh tế
không cao. Tại Hoa Kỳ, các ngân hàng phát triển cộng đồng được coi là một bộ phận trong hệ thống sử dụng ngân
sách Hoa Kỳ. Trong giới hạn bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ngân hàng phát triển có tên là Ngân hàng
Xuất nhập khẩu Hoa kỳ - Ex-im Bank.
Lịch sử hình thành
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa kỳ là cơ quan tín dụng xuất khẩu chính thức của Hoa kỳ, giữ các nhiệm vụ
liên quan tới tài chính trong lĩnh vực xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ của Hoa kỳ ra thị trường thế giới. Ngân hàng
được thành lập năm 1934 bởi yêu cầu của Chính phủ Mỹ, cụ thể là theo Lệnh điều hành 6581 của Tổng thống Franklin
D. Roosevelt, và quy mô tổ chức ban đầu chỉ thuộc 1 bộ phận của Columbia, với tên gọi là Ngân hàng xuất nhập khẩu
Washington, mục tiêu hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu và trao đổi hàng hóa giữa
các chủ thể thuộc Hoa Kỳ và thuộc các quốc gia khác, mục tiêu trực tiếp nhất các khoản vay cho Liên Xô. Giao dịch
đầu tiên của Ngân hàng là một khoản vay 3.800.000 USD tới Cuba vào năm 1935. Tiếp đó, Quốc hội bắt đầu cho phép
Ngân hàng hoạt động như 1 cơ quan của Chính phủ, sử dụng một loạt các điều luật từ năm 1935 tới 1943 để quy định
điều này, và đi tới thống nhất cho phép ngân hàng hoạt động như 1 cơ quan độc lập, mang tên Ngân hàng Xuất Nhập
khẩu, vào năm 1945. Cuối cùng, tới năm 1968, Quốc hội đặt tên cho "Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hoa Kỳ"
Hai thành viên nổi trội trong Ban lãnh đạo của Ngân hàng, đó là Fred P. Hochberq, Tổng giám đốc kiêm Chủ
tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng, là một trong những lãnh dạo doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng cao nhất
trong năm 2010. Dưới sự lãnh đạo của Fred P. Hochberq, ExImbank đã được phê duyệt ủy quyền hỗ trợ các nhà xuất
khảu Mỹ với mức ưu đãi nhất, tạo nên mức tài trợ cao nhất và đem lại nhiều cơ hội việc làm nhất cho các doanh
nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Tiếp đó là Wanda Felton, phó giám đốc và phó chủ tịch hội đồng quản trị,
là người chịu trách nhiệm về quyền biểu quyết đối với các giao dịch lớn và các vấn đề chính sách quan trọng được đưa
ra tước Hội đồng quản trị. Ngoài ra Felton còn là người dẫn dầu các nỗ lực thúc đẩy xuát khẩu sang châu Phi, và cũng
là ngừoi phụ trách đảm bảo nguồn cầu thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu. Với các chính
sách tích cực và Ban lãnh đạo được quan tâm và tín nhiệm trực tiếp từ Quốc hội, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ
không chỉ đảm bảo hoạt động đem lại tài chính như các tổ chức doanh nghiệp khác, mà còn đem lại những giá trị phát
triển lớn lao cho nền kinh tế.

2. CƠ CẤU TÀI CHÍNH EIB
a. Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh EIB đến 30/9/2010
Đơn vị: Triệu USD
Cho vay Bảo lãnh Bảo hiểm Tổng số
Chi phí
Chi phí cho lãi vay 424,2 0 0 424,2
Chi phí yêu cầu bổi thường 13,0 4,3 17,3
Dự phòng rủi ro tín dụng 595,9 (368,9) 53,8 280,8
Hoa hồng môi giới 5.3 5.3
Tổng chi phí 1020,1 (355,9) 63,4 727,6
Doanh thu
Thu nhập từ đầu tư (502,0) (79,9) (582,1)
Phí và các thu nhập khác (31,3) (268,8) (300,1)
Bảo hiểm premium và các thu nhập
khác
(34,7) (34,7)
Tổng doanh thu (533,5) (348,7) 34,7 916,9
Lợi nhuận 486,6 704,6 28,7 189,3
Chi phí quản lý 90,9
Thanh lý thanh khoản phân phối thu
nhập
22,9
Lợi nhuận ròng (75,5)
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến 30/9/2009
Đơn vị: Triệu USD
Cho vay Bảo lãnh Bảo hiểm Tổng số
Chi phí
Chi phí cho lãi vay 256,3 0 0 256,3
Chi phí yêu cầu bổi thường 13,4 5,2 18,6

Dự phòng rủi ro tín dụng 41,3 1176,7 87,4 1305,4
Hoa hồng môi giới 4,0 4,0
Tổng chi phí 297,6 1190,1 96,6 1584,3
Doanh thu
Thu nhập từ đầu tư (487,5) (119,9) (607,4)
Phí và các thu nhập khác (21,3) (257,6) (278,9)
Bảo hiểm premium và các thu nhập
khác
(26,1) (26,1)
Tổng doanh thu (508,8) 377,5 26,1 (912,4)
Doanh thu – chi phí 211,2 812,6 70,5 671,9
Chi phí quản lý 84,1
Thanh lý thanh khoản phân phối thu
nhập
46,9
Lợi nhuận ròng 802,9
Nhận xét:
- Lợi nhuận năm 2010 được cải thiện dương so với năm 2009 đạt mức dương 75,7 triệu USD trong khi năm
2009 bị âm 902,9 triệu USD. Nguyên nhận là do năm 2009 tổng chi phí cho lãi vay và bảo hiểm rùi ro tăng cao. Có thể
hiểu là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
- Doanh thu của ngân hàng chủ yếu kiếm được từ việc đầu tư và các loại phí thu nhập khác. Thu nhập từ đầu
tư tăng 4,3% chủ yếu từ đầu tư cho vay (tăng 2,9%). Thu nhập từ phí tăng 7,6%
- Chi phí năm 2010 giảm so với năm 2009 do giảm được phần lớn chi phí dự phòng cho việc bảo lãnh và
nhưng tăng ở chi phí trả lãi vay. Năm 2009 chi phí lãi vay từ 297,6 triệu USD tăng lên 1021,1 triệu USD năm 2010
nhưng chi phí cho việc dự phòng rủi ro bảo lãnh giảm từ 1190.1 triệu USD năm 2009 xuống còn –355,9 triệu USD
năm 2010.
b. Bảng cân đối kế toán
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán EIB tại 30/10/2010
Tài sản
Đơn vị: Triệu USD

Liên chính phủ 30/10/2010 30/10/2009
Quỹ cân đối với kho bạc 4.630,4 1.792,5
Phải thu từ tài khoản chương trình 842,8 1.396,6
Tổng tài sản liên chính phủ 5.472,2 3.189,1
Công cộng
Tiền 0,3 0,5
Phải thu từ hoạt động cho vay 4.868,7 3.936,3
Phải thu từ yêu câu bổi thường ròng 437,5 659,5
Tài sản khác 32,3 7,7
Tổng tài sản công cộng 5.338,8 4.604,0
Tổng tài sản 10.812 7.793,1
Nguồn vốn
Liên chính phủ 30/10/2010 30/10/2009
Vay từ ngân khố quốc gia 7254,5 3805,2
Phải trả cho ngân khố 990,3 928,9
Phải trả cho tài khoản tài chính 842,8 1396,6
Tổng nguồn vốn liên chính phủ 9087,6 6130,7
Công cộng
Chứng chỉ thanh toán 78,8 82,7
Phải trả theo yêu cầu 14,4 11,8
Nguồn vốn bảo lãnh nợ vay 1419,6 2234,1
Nguồn vốn khác 565,5 176,1
Tổng nguồn vốn công cộng 2078,3 2504.7
Tổng nguồn vốn 11165,9 8635,4
Trạng thái ròng
Thời điểm 30/10/2010 30/10/2009
Chứng khoán vốn 1.000 1.000,0
Nguồn chiếm hữu không chi tiêu 255,1 293,1
Kết quả tích lũy từ hoạt động (1609,0) (2135,4)
Trạng thái ròng (353,9) (842,3)

Tổng trạng thái ròng và tổng nguồn vốn 10812 7793,1
Nhận xét
Bảng cân đối kế toán của nhpt mỹ được phân loại theo tiêu thức về nguồn sở hữu (intragovernmental và
public)
Về phía tài sản:
- Phần liên chính phủ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (năm 2010 là 50,6% và năm 2009 là 40,9%)
cho thấy phần …Trong đó quỹ của kho bạc luôn chiểm tỷ trọng lớn
- Phần Public có xu hướng giảm cùng với sự tăng lên của phần liên chính phủ. Được sắp xếp theo tính thanh
khoản giảm dần. Tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn
- Phía nguồn vốn, đặc điểm lớn nhất là tổng tài sản không bằng tổng nguồn vốn mà chênh lệch 1 lượng bằng
net position. Nguồn vồn liên chính phủ cũng phần lớn hình thành từ nguồn vay mượn của kho bạc mỹ. Năm 2010 tỷ lệ
này là 79,8% tăng so với 62,06% năm 2009)
- Nguồn từ public có nhiều khoản như chứng chỉ thanh toán, tuyên bố chi trả, bảo lãnh và các nguồn khác
trong đó nguồn bảo lãnh nợ vay là lớn nhất.
- Net position gồm chứng khoán vốn, kết quả tích lũy của hoạt động và Unexpended Appropriations trong đó
nguồn tích lũy từ hoạt động chiếm tỷ trọng lớn
3. HOẠT ĐỘNG CỦA EIB
a. Giới thiệu chung về hoạt động
Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ, Ex-Im Bank, là cơ quan độc lập, tự chủ, trực thuộc Chính phủ chịu trách
nhiệm chính trong việc trợ giúp xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Mỹ. Ex-Im Bank hỗ trợ, tạo và duy trì công ăn việc
làm cho người Mỹ bằng cách cung cấp tài chính cho việc bán hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ chủ yếu cho các thị trường
mới nổi trên thế giới: bảo lãnh vay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và cho vay trực tiếp. Một cách chung nhất, các
chương trình của Ex-Im Bank luôn ưu đãi cho tất cả các công ty xuất khẩu Mỹ không phân biệt quy mô. Vì vậy Ex-Im
Bank được coi là ngân hàng "phát triển". Mục đích hoạt động của ngân hàng là nhằm cho phép xuất khẩu ở các nước
khác nhau, cạnh tranh trên cơ sở về chất lượng hàng hoá và dịch vụ của các quốc gia, chứ không phải trên các điều
khoản tài chính ưu đãi. Như vậy, về bản chất, đây mới là cơ quan thực hiện các chức năng phát triển dựa trên hiệu quả
kinh tế kèm hiệu quả xã hội như các ngân hàng phát triển của các quốc gia và tổ chức thế giới tương đương. Tương tự
các cơ quan tín dụng xuất khẩu khác, ngân hàng cam kết hoạt động tuân theo các quy định và nguyên tắc chung dành
cho thành viên trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ mang lại các cơ hội xuất khẩu tới các công ty quy mô từ nhỏ đến lớn tại

Hoa kỳ, duy trì và tạo lập các cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc gia. Ngân hàng
không cạnh tranh với các khu vực cho vay tư nhân, mà cung cấp tài chính liên quan tới xuất khẩu thông qua các hoạt
động tài trợ thương mại. Ngân hàng giả định rằng các quốc gia và các khu vực tư nhân đều không có khả năng hoặc
không sẵn sàng chấp nhận các rủi ro tín dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó nhiệm vụ của Ngân hàng là cung
cấp 1 sân chơi an toàn và cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất nhập khẩu của Mỹ và của các quốc gia khác. Giao
dịch của Ngân hàng thường đem lại lợi ích trực tiếp tới các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, và thị trường mà Ngân hàng
hướng tới chủ yếu là các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Với hơn 77 năm kinh
nghiệm, Ex-Im Bank đã hỗ trợ hơn 456 tỷ USD xuất khẩu của Mỹ.
Ex-Im Bank mở cửa ở Việt Nam vào năm 1998, cung cấp tài chính ngắn và trung hạn, và trong những năm
tiếp theo đã mở rộng quan hệ bằng các thoả thuận mới. Một Thoả thuận Khung về Bảo đảm với Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã tạo điều kiện cho việc phát hành các giấy bảo đảm của Chính phủ Việt Nam giúp phía Việt Nam mua
được các dịch vụ, hàng hoá Hoa Kỳ với sự trợ giúp của Ex-Im Bank. Một Thoả thuận Ưu đãi Dự án giữa Chính phủ
hai nước đã giúp cải thiện các giao dịch tài chính của một số dự án, theo đó việc trả nợ được căn cứ vào lợi tức của dự
án thay cho một khoản đảm bảo của Chính phủ quốc gia. Các hoạt động như vậy của Ex-Im Bank ở Việt Nam hiện có
tổng giá trị 231 triệu USD.
Thời gian gần đây, Ex-Im Bank hướng tới Việt Nam như một thị trường tiềm năng. Việt Nam là 1 trong 9/175
thị trường trên thế giới Ex-Im Bank chọn để tăng cường quan hệ thương mại gồm Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ,
Columbia, Nam Phi, Brazil, Mexico và Việt Nam. Mỹ muốn lấp khoảng trống về nhu cầu tài chính cho các dự án cơ
sở hạ tầng của Việt Nam khi các khoản ODA giảm đi cùng với quá trình phát triển kinh tế. Do đó, năm 2010, Ex-Im
Bank đã cam kết cho VDB vay 500 triệu USD nhằm thúc đẩy việc bán các sản phẩm và dịch vụ của Hoa Kỳ sang Việt
Nam dành cho các dự án hạ tầng ưu tiên cao. Ex-Im Bank sẽ mở rộng bảo lãnh cho vay và bảo hiểm tín dụng nhắm tới
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thuộc cả lĩnh vực công và tư nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa như máy móc,
công nghệ, hàng nông nghiệp và dịch vụ của Mỹ vào Việt Nam. Trong 2 hoạt động chính, hình thức bảo lãnh vay giúp
doanh nghiệp Việt Nam có thể vay vốn một ngân hàng trong nước, có đảm bảo của Chính phủ Mỹ rằng doanh nghiệp
có khả năng chi trả. Hình thức bảo hiểm tín dụng nhằm bảo hiểm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ rằng các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ trả tiền khi mua hàng tại Mỹ. Đây là hình thức khá mới đối với thị trường Việt Nam. Mức
bảo lãnh tín dụng thấp nhất mà năm trước ngân hàng từng thực hiện là 11.000 USD, có những khoản là 300.000 -
500.000 USD hoặc một triệu USD.
b. Các hoạt động chủ yếu
B1) Hoạt động của Ex-Im Bank phân theo kỳ hạn có thể được chia thành 3 nhóm:

- Ngắn hạn: các khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm. Lãi suất tương đối ưu đãi, thích hợp với với thương mại hàng
hóa.
- Trung hạn: các khoản tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 7 năm hoặc có giá trị dưới 10 triệu USD. Vòng quay vốn
nhanh và chi phí tài chính thấp với lãi suất thỏa thuận. Loại này thích hợp cả thương mại hàng hóa và dịch vụ.
- Dài hạn: các khoản tín dụng có thời hạn dưới 1 năm hoặc giá trị trên 10 triệu USD. Có khả năng gia hạn, lãi suất thỏa
thuận và khả dụng với nhiều loại tiền tệ.
B2) Các hoạt động chủ yếu của Ex-Im Bank phân theo hình thức: bảo lãnh về vốn hoạt động sản suất kinh doanh,
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh cho vay và cho vay trực tiếp, bảo lãnh cho thuê tài chính.
b1. Bảo lãnh vốn hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài trợ vốn của Ex-Im Bank cho phép các nhà xuất khẩu Mỹ vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất
khẩu hàng hóa dịch vụ.Đảm bảo các khoản vay vốn lưu động, vay dùng trong thương mại giúp nhà xuất khẩu Mỹ tăng
doanh số và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế. Lợi ích: Mở rộng tiếp cận tài chính, nguồn tài chính bảo
đảm có thể sử dụng để:
- thực hiện bán hàng xuất khẩu
- mua sản phẩm thành phẩm để xuất khẩu
- thanh toán cho nguyên vật liệu, thiết bị, lao động và các chi phí đầu vào khác để sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu
Điều kiện đối với doanh nghiệp được nhận hỗ trợ này:
- phải được đặt tại Hoa Kỳ
- phải có lịch sử hoạt động ít nhất 1 năm
- phải có một giá trị tài sản tích cực
Ex-Im Bank hỗ trợ xuất khẩu gián tiếp: các công ty sản xuất hàng hóa, dịch vụ được bán cho các công ty Mỹ
và sau đó được xuất khẩu (đủ điều kiện) cũng có thể được sử dụng vốn lưu động được đảm bảo bởi Ex-Im Bank.
b2. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:
Tăng bán hàng xuất khẩu đồng thời giảm thiểu rủi ro
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hoạt động nhằm cung cấp các chính sách bảo hiểm cho các công ty của Mỹ và
các ngân hàng thương mại khác ở Mỹ, để giảm thiểu rủi ro tín dụng từ khách hàng nước ngoài và các khoản vay liên
quan tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Lợi ích:
- Hạn chế rủi ro: Ex-Im Bank bảo hiểm bao gồm các nguy cơ người mua không thanh toán cho những rủi ro thương

mại (ví dụ như phá sản) và các rủi ro chính trị nhất định (ví dụ như chiến tranh). Chính sách này có thể được cấp cho
các công ty trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu, hoặc cho các ngân hàng cho vay đối với các ngân hàng nước
ngoài
- Truy cập vốn lưu động: bảo hiểm của Ex-Im Bank có thể giúp tăng cường chất lượng BCĐKT của doanh nghiệp sử
dụng bằng cách chuyển đổi các khoản thu liên quan đến xuất khẩu vào các khoản phải thu của Chính phủ Hoa Kỳ. Với
tính năng này, doanh nghiệp có nhiều khả năng giảm giá trị các khoản phải thu và tăng lượng tiền mặt.
Hàng hóa, dịch vụ được bảo hiểm phần nội dung của Mỹ trong giá trị hợp đồng và tối đa là 85%.
b3. Bảo lãnh cho vay và cho vay trực tiếp:
Ex-Im Bank hỗ trợ xuất khẩu bằng cách đảm bảo nguồn tài chính để người mua quốc tế, cả hai khu vực tư
nhân và công cộng dùng cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ của Mỹ. Với bảo lãnh vay vốn của Ex-Im Bank, khách
hàng quốc tế có thể có được nguồn tài chính cạnh tranh từ người cho vay khi điều khoản tài chính khác không có hoặc
không có lãi suất hiệu quả kinh tến trong một đến hai năm. Với cho vay trực tiếp, Ex-Im Bank sẽ cung cấp các khoản
vay lãi suất cố định cho người mua tín dụng quốc tế.
Lợi ích:
- cho phép người mua quốc tế vay vốn từ người cho vay
- lựa chọn linh hoạt tài chính và các điều khoản trả nợ
- không giới hạn về kích thước giao dịch. Tuy nhiên, Ex-Im Bank cho vay cho một người mua quốc tế thường được sử
dụng cho việc mua bán các dịch vụ và thiết bị của Mỹ xuất khẩu cho các dự án quy mô lớn, giao dịch thường liên quan
đến số tiền hơn 10 triệu USD
b4. Bảo lãnh cho thuê tài chính
Ex-Im Bank hỗ trợ tài chính trung hạn bằng các hợp đồng cho thuê tài chính. Một số khách hàng nước ngoài
ưa thích cho thuê tài chính như là một thay thế cho các khoản vay trả góp. Ex-Im Bank sẽ đảm bảo tài chính cho thuê
các hàng hóa, dịch vụ của Mỹ tới khách hàng quốc tế cả khu vực tư nhân và công chúng.
Lợi ích:
- cho phép người thuê quốc tế có thể thuê tài chính từ người cho thuê
- Bao gồm 100% các rủi ro thương mại và chính trị
- lựa chọn linh hoạt các điều khoản trả nợ
- kích thước giao dịch lên đến 10 triệu$ (không bao gồm lệ phí)
Nói chung, Ex-Im Bank đảm bảo cho thuê thiết bị của Mỹ và các dịch vụ liên quan: trang thiết bị, phần mềm,
một số ngân hàng và chi phí pháp lý.

Với tất cả những sản phẩm trên: Ex-Im Bank có thể kinh doanh trong hầu hết các thị trường, tuy nhiên ngân
hàng cũng có thể bị giới hạn hoặc không thể cung cấp tài chính ở một số nước và trong những hoàn cảnh nhất định.
Mặt hàng quân sự và quốc phòng nói chung là không đủ điều kiện và không được bán cho người mua nước ngoài
PHẦN 3: SO SÁNH KDB VÀ EIB
1. So sánh cơ cấu hoạt động
Tiêu chí KDB EIB
Tính
chất
Ngân hàng trực thuộc Chính phủ Hàn Quốc Ngân hàng trực thuộc Chính phủ Mỹ
Mục
tiêu
Vừa mang tính hỗ trợ vừa đảm bảo lợi
nhuận
Mang lại các cơ hội xuất khẩu cho các công,
duy trì và tạo lập các cơ hội nghề nghiệp và thúc
đẩy phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc gia
Đối
tượng
tài trợ
Cung cấp và quản lý vốn cho các ngành
công nghiệp chủ chốt để hỗ trợ phát triển
các ngành công nghiệp Hàn Quốc
Trợ giúp xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Mỹ
thông qua hoạt động tài trợ thương mại
Hoạt
động
Quản lý các khoản cho vay trung và dài hạn
sử dụng quỹ đặc biệt của chính phủ.
Tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
Hình

thức tài
trợ
Cho vay,chiếu khấu chứng phiếu
Bảo đảm cho các khoản nợ
Nhận mua chứng khoán, bảo hiểm chứng
khoán hoặc đầu tư chứng khoá
Bảo lãnh về vốn hoạt động sản suất kinh doanh,
bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh cho vay
và cho vay trực tiếp, bảo lãnh cho thuê tài chính
2. So sánh cơ cấu tài chính
Tiêu
chí
KDB EIB
Nguồn
huy
động
Chủ yếu là từ phát hành trái phiếu Phần nguồn vốn liên chính phủ chủ yếu là vay
mượn của kho bạc Mỹ. Phần nguồn vốn công
cộng chủ yếu là nguồn vốn bảo lãnh nợ vay
Tài sản Cho vay chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ngân hàng,
bảo hiểm
Quỹ cân đối với kho bạc chiếm tỷ trọng cao
trong phần tài sản liên chính phủ và các khoản
cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản công
cộng
Lợi
nhuận
Lợi nhận từ hoạt động tài chính chiếm tỷ
trọng lớn (60%), Trong đó doanh thu tài

chính chủ yếu từ chứng khoán và chi phí tài
chính chủ yếu từ chi trả lãi trái phiếu
Doanh thu chủ yếu từ thu từ các hoạt động đầu
tư (cụ thể là cho vay) và phí dịch vụ, chi phí
chủ yếu là chi trả lãi vay

×