Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Mục tiêu của giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.9 KB, 7 trang )

Câu 1: Mục tiêu giáo dục hiện nay? Môn Giáo Dục Công Dân có vai trò
gì trong việc đạt được mục tiêu đó?
- Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của
một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua
giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng
dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm
nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay
hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được
chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục
trung học, và giáo dục đại học
- Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân
cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là
một hệ thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai
đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục.
Mục tiêu giáo dục trong các nhà trường hiện đại
Chúng ta định đưa ra cho xã hội những mẫu người có những kiến thức, kĩ năng
và phẩm chất gì để sống và làm việc trong tương lai? Trả lời câu hỏi trên chính
là xác định rõ mục tiêu giáo dục.
Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục là một điều rất quan trọng và cần thiết vì nó
định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọn
lọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành các bậc
học và toàn bộ phương pháp dạy và học.
Có thể nói vắn tắt: Sản phẩm của giáo dục là năng lực và chất lượng nguồn
nhân lực tương lai của một đất nước.
Có nhiều cách hiểu và quan niệm về mục tiêu giáo dục, theo những tiếp cận
giáo dục hiện đại, có thể tóm tắt mục tiêu giáo dục ở các nhà trường phổ thông
hiện nay bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ (hay kiến thức, kỹ năng trí tuệ,
kỹ năng sống - nhân cách).
Năng lực của con người hiện nay được đánh giá trên cả ba khía cạnh: Kiến
thức, kỹ năng và thái độ, vậy mục tiêu của bậc học phổ thông là: Hình thành và
phát triển được nền tảng tư duy trí tuệ của con người trong thời đại mới.




Như vậy mục đích hay mục tiêu cuối cùng của giáo dục không phải là khẩu
hiệu chung chung mà phải là cái đích cụ thể, cái đích ấy phải hình dung được,
xác định được, kiểm nghiệm được, đánh giá được...
Ví dụ, năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
vậy xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần những mẫu người như thế nào?
Mẫu người ấy cần những loại hình kiến thức gì? Cần các kỹ năng tư duy và
phẩm chất trí tuệ gì? Cần các kỹ năng sống và phẩm chất đạo đức gì? Đó chính
là chất lượng nguồn nhân lực trong xã hội tương lai. Đó chính là các tiêu chí
tuyển chọn nhân sự của các nhà sản xuất kinh doanh và cũng chính là mục tiêu
giáo dục mà nhà trường cần theo đuổi.
Mục tiêu giáo dục ngày nay được tóm tắt như sau:

Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến về kết quả đạt được của một
quá trình giáo dục nhất định. Những mong muốn này có tính chất lý tưởng, là
cái mà con người đang hướng tới, đang phấn đấu để đạt được. Nó có tác dụng
định hướng, điều khiển hoạt động giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất
định. Có thể phân biệt mục đích và mục tiêu qua một số dấu hiệu:
Mục đích
Mục tiêu
1. Có tính định hướng, tính lí 1. Có tính cụ thể với hành động và


tưởng
2. Thời gian thực hiện dài
3. Tính rộng lớn khái quát của
vấn đề
4. Không thể đo được kết quả
5. Cấu trúc phức tạp, được tạo

thành do nhiều mục tiêu kết hợp
lại

phương tiện xác định
2. Thời gian thực hiện ngắn, xác định
3. Tính xác định của vấn đề
4. Kết quả có thể đo được
5. Là một bộ phận của mục đích

Trước đây, ở Việt Nam người ta thường nói: Đào tạo ra những con người vừa
hồng vừa chuyên, hoặc: Đào tạo ra những con người có đủ tài đức, hoặc: Mục
tiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động.... Và để đạt được các
mục tiêu ấy thì: Tiên học lễ, Hậu học văn... Song, nếu hỏi các nhà quản lý giáo
dục và các giáo viên hiểu và giải thích về mục tiêu trên như thế nào, đặc biệt
nếu hỏi về các kĩ năng kiến thức và tư duy trí tuệ học sinh cần phải đạt được là
gì, Lễ bây giờ là gì? Văn bây giờ là gì?... thì chắc chắn sẽ có rất nhiều cách hiểu
và giải thích khác nhau. Vì vậy việc đầu tiên là cần xác định rõ mục tiêu giáo
dục để tất cả các cấp quản lí giáo dục, tất cả các thầy cô giáo và toàn xã hội
cùng thống nhất hiểu đúng đắn về mục tiêu giáo dục từ đó mọi cấp giáo dục và
toàn xã hội đều hướng tới thực hiện được mục tiêu ấy.
Môn giáo dục công dân có vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu đó?
Chúng ta biết rằng môn giáo dục công dân về thực chất là giáo dục con
người, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Nhưng giáo dục như
thế nào để hiệu quả, giáo dục như thế nào là đủ, là đúng thì chúng ta vẫn chưa
có câu trả lời chính xác.
Những năm gần đây hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật ngày càng có chiều
hướng gia tăng, với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng đó là do sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn và có những bước đi
đúng đắn để giải quyết tình trạng trên.

Nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng của việc dạy và học môn giáo
dục công dân trong nhà trường chúng ta thấy:

Học sinh thường có tư tưởng xem nhẹ môn học coi đó là môn phụ, thấy
môn học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng, khó hiểu, những điều học xong
thường không được thực hành. Việc học môn học này đối với học sinh thường
mang tư tưởng đối phó, học vẹt. Một tuần chỉ học có một tiết mà môn học lại


không thi tốt nghiệp nên học sinh thờ ơ, xem nhẹ. Học sinh thường tỏ ra không
hứng thú, thiếu đầu tư cho môn học, thiếu nghiêm túc khi học.

Chính giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy môn học này cũng có tư
tưởng coi đây là môn phụ nên ít trau dồi,tìm tòi kiến thức, những phương pháp
mới phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy. Qúa trình dạy và học của giáo viên
và học sinh ngày qua ngày đi theo lối mòn, làm cho sự nhàm chán càng gia
tăng. Chính việc ít có thời gian tìm hiểu học sinh trên lớp cũng là một trở ngại
lớn đối với giáo viên. Bởi vậy cần phải thay đổi suy nghĩ không chỉ của học
sinh mà cả những giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy

Việc quan trọng hiện nay là làm cho học sinh và chính những nhà giáo dục
hiểu được vai trò cũng như hiệu quả mà môn học này. Thay đổi lối suy nghĩ và
cái nhìn đối với một môn học mang sứ mệnh quyết định đến tình cảm,tâm hồn,
đạo đức, lối sống của người học. Biến môn giáo dục công dân trở thành vũ khí
tinh thần có sức mạnh to lớn chống lại sự suy thoái đạo đức của một bộ phận
giới trẻ hiện nay

Giáo dục công dân đóng vai trò rất quan trọng nó được thể hiện:

Thứ nhất: Giáo dục công dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình

hình thành nhân cách học sinh. Khi sinh ra mỗi học sinh giống như tờ giấy
trắng, chính sự dạy dỗ của gia đình, nhà trường và xã hội mà hình thành nên
nhân cách một con người. Nhà trường là nơi mà trẻ em được giáo dục đầy đủ
nhất về các mặt như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ….Trong đó môn giáo duc công
dân đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo duc đạo đức cho học sinh. Môn giáo
dục công dân hình thành cho các em những tri thức, niềm tin đạo đức, từ đó
hình thành nên các hành vi đạo đức, và động cơ đạo đức tương ứng. Những
hành động sai thường bắt nguồn từ những quan điểm sai lệch, chính vì vậy mà
ngay từ dầu chúng ta phải hướng các em học sinh đến những quan điểm đạo đức
đúng đắn, phù hợp với quan niện đạo đức của xã hội, để hình thành nên những
thói quen đạo đức tốt. Giáo viên trực tiếp là người uốn nắn những tư tưởng sai
lệch của học sinh, chỉ ra cho các em cái gì là đúng là phù hợp với quan niệm
đạo đức của xã hội, điều gì là chưa đúng để các em kịp thời sửa chữa.


Thứ hai: Giáo dục công dân là môn học cung cấp cho học sinh cái
nhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan. Trong cuộc sống biết nhìn
nhận mọi vấn đề một cách khách quan, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình.
Nhận thức đúng đắn quá trình hình thành và phát triển của thế giới. Tin tưởng
vào sự phát triển của xã hội, tránh xa những hủ tục, lạc hậu và mê tín dị đoan.
Trở nên bình tĩnh trước mọi tình huống của cuộc sống. Có thái độ cầu thị trong
học tập,rèn luyện và lao động sản xuất. Tránh cho học sinh tư tưởng chủ quan,
coi thường việc nhỏ. Đây là những đức tính tốt giúp ích rất nhiều trong quá trình
học tập và nghiên cứu của học sinh sau này. Là con đường để hình thành nhân
cách con người xã hội chủ nghĩa

Thứ ba: Giáo dục công dân là phương tiện hữu hiệu để giúp học sinh
hình thành kỹ năng sống. Kỹ năng sống của học sinh là khả năng vận dụng
những kiến thức ( khái niện, cách thức, phương pháp…) để giải quyết một
nhiệm vụ. Bất cứ kỹ năng nào cũng dựa trên cơ sở lý thuyết. Những kiến thức

mà môn giáo dục công dân đã cung cấp cho học sinh chính là những cơ sở đầy
đủ và mang tính khách quan nhất. Kỹ năng quan trọng mà học sinh tiếp nhận
được khi học môn giáo dục công dân là những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng ứng xử, kỹ năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng nhận biết, kỹ năng phán
đoán, kỹ năng phân tích, kỹ năng phản hồi thông tin,…. Nhờ những kỹ năng
này mà học sinh có thể tự tin hơn trong cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản
thân gia đình và xã hội.

Như vậy có thể nói môn giáo duc công dân có một vai trò vô cùng to lớn
đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Nó giúp cho học sinh có
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để ứng xử phù hợp trong cuộc sống. Việc dạy
học có hiệu quả môn giáo dục công dân sẽ giúp giảm thiểu những tệ nạn xã hội
đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa
học đường lành mạnh, không còn lối ứng xử thiếu văn hóa, không còn tình trạng
bạo lưc trong giáo dục, một xã hội chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, hòa
bình, hạnh phúc.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của môn GDCD.
1. Mục tiêu của môn GDCD. Mục tiêu của nền giáo dục XHCN là đào tạo
những con người tích cực xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, có văn hóa cao,
phát triển toàn diện. Mục tiêu giáo dục & đào tạo trả lời câu hỏi: Giáo dục, dạy
học để làm gì ? Đáp ứng yêu cầu gì của xã hội ? Môn GDCD có mục tiêu giáo
dục học sinh THPT trở thành người công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam . Nói cụ thể hơn, môn


GDCD góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích cho xã hội, hình
thành ở họ những phẩm chất, năng lực, nhân cách của người công dân mới. 8
Để đạt mục tiêu đó, quá trình dạy học, giáo dục phải hướng tới việc nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách cho thế hệ
trẻ. Mục tiêu giáo dục theo điều 2 của Luật giáo dục năm 2005 đã xác định:

“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”….Điều 27 của Luật giáo dục
cũng xác định, mục tiêu đối với giáo dục phổ thông: “Giúp học sinh phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Môn GDCD hướng vào ba mục tiêu cơ bản + Trang bị
tri thức công dân trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, kinh tế, pháp
luật. + Hình thành ý thức công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ, giáo dục tinh
thần, trách nhiệm, tình cảm lành mạnh của công dân. + Rèn luyện hành vi, thói
quen, ý thức, tình cảm, đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức đã tích lũy, giải quyết những vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống.
2. Nhiệm vụ: Mục tiêu của giáo dục và mục tiêu đào tạo ở bậc phổ thông trung
học được cụ thể hóa qua nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao tri thức, kỹ năng, bồi
dưỡng và phát triển nhân cách tốt đẹp của học sinh. NHiệm vụ môn GDCD
xuất phát từ mục tiêu môn học. Có thể nêu lên nhiệm vụ của môn GDCD như
sau: 9 Một là, trang bị cho HS một hệ thống các tri thức khoa học cơ bản, phổ
thông, thiết thực, hiện đại về thế giới quan và phươn g pháp luận khoa học, về
thời đại, về kinh tế, đạo đức, pháp luật, về Đường lối, chính sách của ĐCSVN.
Những tri thức nầy giúp HS có điều kiện để học tốt hơn các môn học khác, đặc
biệt là giúp học sinh có thêm điều kiện để học tốt hơn các môn học khác, đặc
biệt là giúp học sinh rèn luyện thêm tư tưởng, đạo đức. Hai là, trên cơ sở những
tri thức khoa học, môn GDCD bước đầu có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở
HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, các phẩm chất, đạo đức
của người công dân, người lao động mới, củng cố niềm tin vào lý tưởng CSCN,
vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN, không ngừng động viên tính tích cực của học

sinh trong học tập, rèn luyện, trong tu dưỡng trong thực tiễn.. Ba là, từng bước
hình thành cho HS thói quen, kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống, học tập, lao động, sinh hoạt, giúp họ có định hướng đúng đắn về
chính trị, tư tưởng, đạo đức trong hoạt động xã hội. trong cuộc sống…. Bốn là,
bồi dưỡng cho HS cơ sở ban đầu về phương pháp tư duy biện chứng, về các
mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, biết phân tích,
đánh giá các hiện tượng xã hội theo quan điểm khoa học, tiến bộ, biết ủng hộ
cái mới, đấu tranh chống lại cái sai, lạc hậu, tiêu cực. Trên dây là những nhiệm


vụ của bộ môn GDCD trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ
nhiệm vụ đó sẽ giúp giáo viên tránh được những sai lầm như: tầm thường hóa,
đơn giản hóa tri thức khoa học của môn học, tách rời lý luận với thực tiễn. Thực
hiện tốt nhiệm vụ trên sẽ góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục
ở trường THPT, đồng thời là cơ sở để xây dựng nội dung và phương pháp dạy
học bô môn.



×