Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

luan van thac sy Đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước từ năm 1975 đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.71 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


NGUYỄN HỮU TRUNG

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN
HUYỆN CHƠN THÀNH,TỈNH BÌNH PHƯỚC
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015

CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.03.13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN QUANG HỒNG

Vinh, 2016
1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ của mình, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Lịch sử và các giảng viên trường Đại
học Vinh đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức hết sức quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
PGS.TS Nguyễn Quang Hồng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến sở Giáo dục Đào tạo
tỉnh Bình Phước, Ban Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Chơn Thành và
các thầy cô giáo trong trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá


trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban Tuyên giáo tỉnh Bình Phước, Văn
phòng Hội Đồng nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước, UBND huyện
Chơn Thành, Huyện Ủy Chơn Thành, các phòng ban chuyên môn đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập nguồn tư liệu nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở Việt Nam và theo xu
hướng chung của thế giới, vấn đề về tôn giáo cũng có những bước phát triển
mới phù hợp với tình hình mới hiện nay. Ở Việt Nam, sự tồn tại và phát triển
của tôn giáo gắn với những thời kì lịch sử khác nhau, tuy nhiên vấn đề tự do
tín ngưỡng tôn giáo vẫn luôn là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước
Việt Nam trong suốt thời gian từ sau ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược,
kẻ thù luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo tín ngưỡng để lôi kéo, kích động nhằm
chống phá cách mạng. Ngay cả khi đất nước giành lại độc lập thống nhất sau
năm 1975 thì các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để
chống phá cách mạng Việt Nam. Do đó việc quản lí nhà nước về tôn giáo hết
sức quan trọng nhằm vừa đảm bảo tự do tín ngưỡng tôn giáo của một bộ
phận nhân dân vừa đảm bảo được an ninh quốc gia dân tộc.
Tuy nhiên, ở Việt Nam nhìn một cách tổng thể, đời sống tôn giáo của
một bộ phận nhân dân vẫn diễn ra một cách sôi động và nó hòa quyện với tín
ngưỡng truyền thống của dân tộc làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh
thần cho một bộ phận nhân dân.
Chơn Thành là tên gọi của đất làng đất tổng thời xưa, hiện nay là một
huyện đang trong quá trình phát triển mạnh của tỉnh Bình Phước. Từ năm

1975 đến nay, trải qua nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến
năm 2003 Chơn Thành trở về với tên gọi của địa giới hành chính huyện. Trải
qua những bước thăng trầm, những biến động của đất nước đời sống vật chất

3


và tinh thần của người nhân dân trong huyện từng bước được nâng lên rõ rệt
đặc biệt là từ sau ngày tái lập huyện năm 2003 đến nay.
Kể từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
nhân dân Chơn Thành cùng với cả nước bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến
tranh và xây dựng quê hương giàu đẹp. Cùng với sự nỗ lực của chính quyền
địa phương và toàn thể nhân dân trong huyện, đời sống người dân không
ngừng đựơc nâng cao.
Là huyện có nhiều dân tộc, nhiều thành phần dân cư đến tụ cư và làm
ăn sinh sống qua nhiều thế hệ khác khau do vậy đời sống văn hóa của nhân
dân huyện Chơn Thành hết sức phong phú và đa dạng. Trong đó đời sống
tôn giáo của nhân dân huyện sau ngày giải phóng đến nay đã có những bước
phát triển mới thể hiện rõ đường lối chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo
của Đảng và nhà nước Việt Nam từ khi đất nước giải phóng, thống nhất lãnh
thổ đến nay.
Nghiên cứu về lịch sử đời sống tôn giáo huyện Chơn Thành từ sau
ngày giải phóng đến nay giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thực tiễn
một mảng đời sống tinh thần đang có xu hướng phát triển phong phú và đa
dạng hơn ở Chơn Thành đồng thời rút ra được những bài học, để từ đó giúp
cơ quan quản lí nhà nước về tôn giáo có những chính sách phù hợp hơn
trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, trải qua một chặng đường lịch sử
từ năm 1975 đến 2015 với nhiều lần thay đổi địa giới hành chính cũng như
các chính sách về tôn giáo, đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn

Thành bên cạnh những điểm chung vẫn có những đặc điểm riêng biệt, đặc
thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chính vì vậy tôi quyết
định chọn đề tài: “ Đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh
4


Bình Phước từ năm 1975 đến 2015” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
với hi vọng có một cái nhìn tổng quát, đa chiều về đời sống tôn giáo của
nhân dân huyện Chơn Thành trong 40 năm sau giải phóng, thấy được những
ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân từ đó
phục dựng lại đời sống tôn giáo sinh động trong một bộ phận nhân dân
huyện Chơn Thành. Qua đó tác giả muốn có thêm một vài đánh giá, nhận xét
để thấy được những ưu nhược điểm giúp cơ quan quản lí nhà nước về tôn
giáo có cái nhìn khách quan, khoa học hơn trong việc hoạch định các chính
sách về tự do tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu vấn đề đời sống tôn giáo tại huyện Chơn Thành - một
huyện mới được tái lập địa giới hành chính hơn 10 năm nay là một phạm vi
nghiên cứu hết sức mới mẻ, đặc biệt thời gian nghiên cứu của tác giả từ năm
1975 đến năm 2015 khi mà địa giới hành chính trong một thời kì dài cùng
nằm trong địa giới hành chính của huyện Bình Long cũ. Do đó việc nghiên
cứu lịch sử đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành từ năm 1975
đến 2015 hầu như chưa được ai nghiên cứu. Trong một số bài viết chúng ta
có thể bắt gặp những nghiên cứu về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt
Nam hay trên địa bàn tỉnh Bình Phước và miền Đông Nam bộ trong đó có
thể kể đến một số công trình chuyên luận, chuyên khảo như Lý luận về tôn
giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012) của
Đặng Nghiêm Vạn đã mổ xẻ, làm rõ đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt
Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa khi đất nước đang
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội

nhập quốc tế toàn cầu. Trong đó tác giả nhấn mạnh quá trình đổi mới và
hoàn thiện chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam từ sau cách mạng Tháng
5


Tám (1945) đến Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1- 2011).trong cuốn
sách Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với đời sống con người
Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (Nxb. Chính trị quốc gia, 1997) đã
trình bày một cách có hệ thống về giáo lý, giáo luật, hệ tư tưởng tôn giáo,
các giá trị đạo đức văn hóa tốt đẹp của tôn giáo phù hợp với đạo đức xã hội.
Từ đó cho thấy vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội.
Bàn về tôn giáo và chính sách tôn giáo cần phải kể đến công trình Tôn giáo
và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của Ban Tôn giáo Chính phủ (Nxb Tôn
giáo, 2006). Đây là tác phẩm trình bày khá toàn diện về đặc điểm tình hình
đời sống tín ngưỡng, các tôn giáo ở Việt Nam và những chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Công trình này cũng
có những đánh giá về hoạt động tôn giáo, mối quan hệ quốc tế của các tổ
chức tôn giáo; kết quả việc thực hiện chính sách và pháp luật Nhà nước Việt
Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại ở
góc độ quản lý Nhà nước về tôn giáo, chưa tiếp cận đến các góc độ khác của
công tác tôn giáo như công tác vận động quần chúng, các hoạt động đấu
tranh chống lợi dụng tôn giáo. Cũng nói về tôn giáo và chính sách tôn giáo
cần phải kể đến công trình Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của
Ban Tôn giáo Chính phủ (Nxb Tôn giáo, 2006). Đây là tác phẩm trình bày
khá toàn diện về đặc điểm tình hình đời sống tín ngưỡng, các tôn giáo ở Việt
Nam và những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín
ngưỡng, tôn giáo. Đề tài Sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc
S’tiêng ở Sông Bé - thực trạng và giải pháp của Công an tỉnh Sông Bé. Đây
là Đề tài cấp tỉnh do phòng PA 38 – Công an tỉnh làm chủ nhiệm, công trình
đã làm rõ quá trình du nhập đạo Tin Lành vào tỉnh Bình Phước (tỉnh Sông

Bé cũ). Đối với vấn đề tôn giáo ở Bình Phước, ngoài một số chuyên luận,
chuyên khảo đề cập đến, cho đến nay đã có 2 luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
6


vấn đề này. Một là, Luận văn Triết học Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong
đời sống đồng bào dân tộc S’Tiêng ở Bình Phước của Đoàn Văn Thanh, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2009). Công trình này tập trung
nghiên cứu về những ảnh hưởng của đạo Tin lành trên các lĩnh vực đời sống
của đồng bào dân tộc S’Tiêng, từ đó tác giả luận văn đưa ra nhóm giải pháp
để phát huy những mặt tích cực và khắc phục hạn chế, tiêu cực của đạo Tin
Lành đối với đời sống xã hội. Hai là, Luận văn Thạc sĩ Triết học Quản lý
Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh
Bình Phước của Trần Thương Huyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (2009) tập trung nghiên cứu lĩnh vực quản lý Nhà nước về tôn giáo.
Luận văn đã làm rõ quá trình, tổ chức thực hiện và kết quả đạt được của
công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
tỉnh Bình Phước. Trong cuốn Dư Địa chí tỉnh Bình Phước – tập II cũng đã
khái quát được các giai đoạn phát triển của các tôn giáo chủ yếu ở Bình
Phước
Như vậy, các công trình này mới chỉ nghiên cứu ở một vài khía cạnh
riêng lẻ liên quan đến tôn giáo và công tác tôn giáo trên phạm vi toàn tỉnh,
đặc biệt các công trình chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu chủ trương chính
sách của Đảng và tác động của nó đối với vấn đề tồn giáo. Có thể thấy mặc
dù đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc đề cập đến vấn đề tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Bình Phước nhưng chưa có một công trình nào tìm hiểu sâu về
đời sống các tôn giáo của nhân dân ở huyện Chơn Thành từ năm 1975 đến
2015. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành quả khoa học của các công
trình khoa học trên tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện
và hệ thống về đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành từ sau


7


ngày đất nước được hòa bình thống nhất 30 tháng 4 năm 1975 đến năm
2015.
3. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Qua đề tài này, tác giả muốn làm rõ những tác động, ảnh hưởng đến
đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành, quá trình ra đời và phát
triển của các tôn giáo, cũng như sự phát triển phong phú, đa dạng vừa có nét
chung vừa có nét đặc thù của tôn giáo trên địa bàn Chơn Thành, qua đó thấy
được những đóng góp của nó đối với đời sống vật chất và tin thần của một
bộ phận nhân dân.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Qua cái nhìn tổng thể, khách quan, đa chiều về thực trạng đời sống tôn
giáo tín ngưỡng của nhân dân huyện Chơn Thành từ năm 1975 đến nay, tác
giả mong muốn thấy được những đóng góp của tôn giáo trong lĩnh vực đáp
ứng một phần nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của một bộ phận nhân dân trong
huyện và rút ra những nhận xét nhằm đánh giá một cách khách quan về tình
hình phát triển của tôn giáo trong giai đoạn này. Qua đó cơ quan nhà nước
có thẩm quyền có thể đưa ra giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác
quản lí nhà nước về tôn giáo như luật pháp Việt Nam quy định.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
3.3.1 Không gian nghiên cứu
Do địa giới hành chính của huyện Chơn Thành có nhiều lần chia tách,
sát nhập nên trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm
vi địa giới hành chính của huyện Chơn Thành vào năm 2015.

8



3.3.2 Thời gian nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đời sống tôn giáo huyện Chơn Thành trong
khoảng thời gian 40 năm từ năm 1975 đến năm 2015
4.Nguồn tài liệu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những nguồn tài liệu sau đây:
Nguồn tài liệu gốc: là các báo cáo về tình hình tôn giáo tín ngưỡng
của UBND huyện Chơn Thành, UBND huyện Bình Long được lưu trữ tại
các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Chơn Thành và tỉnh Bình
Phước qua các năm.
Sử liệu địa phương: các tác phẩm lịch sử đảng bộ huyện Chơn Thành
và huyện Bình Long, lịch sử đảng bộ tỉnh Bình Phước, lịch sử Bình Phước,
Dư địa chí Bình Phước …
Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, văn kiện Đaii hội Đảng bộ tỉnh
Bình Phước và văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Chơn Thành và huyện Bình
Long qua các thời kì.
Các tác phẩm thông sử và chuyên khảo đề cập đến đời sống tôn giáo ở
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước như Lịch sử Bình Phước, Dư địa chí
tỉnh Bình Phước
Các tác phẩm lí luận nghiên cứu về tôn giáo trên thế giới cũng như ở
Việt Nam: Về các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam của Trường
Chinh
Các chủ trương, chính sách, chỉ thị, pháp lệnh của nhà nước Việt Nam
về vấn đề tôn giáo

9


Ngoài ra tác giả còn tiếp cận nguồn học liệu để nghiên cứu khi đi khảo

sát thực tế tại các chùa chiền, nhà thờ và gặp gỡ các chức sắc, tăng ni, nhân
dân để thu thập tài liệu. Tìm hiểu các thư tịch cổ ở địa phương được lưu giữ
trong chùa chiền, nhà thờ …
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng và phạm vi được xác định như trên, để giải quyết
những vấn đề do đề tài luận văn đặt ra, về mặt phương pháp luận chúng tôi
dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng và đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch
sử cùng với những lý luận của nhà nước và quan điểm của Đảng về tôn giáo.
Từ đó xử lý những nguồn tài liệu và tiếp cận với quan điểm của các nhà
nghiên cứu văn hóa, tôn giáo.
Đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp
logic được đặc biệt coi trọng. Luận văn dựa trên cơ sở những tài liệu lịch sử,
những sự kiện lịch sử có thật để phân tích, xử lý, hệ thống hoá, khái quát hoá
vấn đề.
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: phương
pháp đối chiếu so sánh phương pháp thống kê, phương pháp điền dã, khảo
sát thực tế và giám định các nguồn tư liệu một cách khách quan, chính xác
nhất… nhằm hỗ trợ cho hai phương pháp chủ yếu trên.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tác giả đặt nó trong mối quan hệ
giữa huyện Chơn Thành với tỉnh Bình Phước cũng như với tổng thể tình
hình tôn giáo ở Việt Nam để rút ra được cái nhìn tổng thể toàn diện về những
nét đặc trưng của tôn giáo huyện Chơn thành trong cái chung của tỉnh Bình
Phước và của Việt Nam
6. Đóng góp của luận văn
10


Trên cơ sở những tài liệu tiếp cận được, luận văn cố gắng khôi phục
lại một cách chân thực quá trình vận động của một lĩnh vực đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân huyện Chơn Thành trong một giai đoạn 40 năm

sau ngày đất nước được giải phóng và thống nhất đó là lĩnh vực tôn giáo.
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về
đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành từ đó thấy được nét
tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo ở Chơn Thành với các địa phương
khác cũng như nét đặc trưng về sự đa dạng trong đời sống tôn giáo ở Chơn
Thành.
Thông qua công trình này tác giả muốn góp một phần công sức nhỏ bé
trong việc nhìn nhận một cách khách quan về những đóng góp cũng như hạn
chế vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống nhân dân trong 40 năm
sau ngày đất nước giải phóng ở huyện Chơn Thành, thấy được sự tác động
qua lại giữa tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của văn hóa dân tộc để từ
đó các nhà quản quản lí Tôn giáo có được một cái nhìn khách quan hơn về
sự tồn tại và phát triển của tôn giáo nhằm đưa ra những kiến nghị giải pháp
trong công tác quản lí nhà nước về tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam
về vấn đề tự do tín ngưỡng tôn giáo mà Đảng và Nhà nước đã quy định. Đề
tài: đời sống tôn giáo của nhân dân huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước từ
năm 1975 đến năm 2015 được chia làm ba chương với kết cấu nội dung như
sau:
Chương 1. PHẬT GIÁO
1.1Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
11


1.1.1.2 Khí hậu, thổ nhưỡng
1.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân cư
1.1.2.1 Kinh Tế
1.1.2.2 Văn hóa, xã hội, dân cư
1.1.3 Chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam

về Phật giáo
1.2 Sơ lược các giai đoạn phát triển của phật giáo
1.2.1 Trước năm 1954
1.2.2 Từ năm 1954 đến năm 1975
1.2.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến 2015
1.3. Phật giáo huyện Chơn Thành từ năm 1975 đến 2015
1.3.1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống của nhân dân
1.3.1.1 Đời sống vật chất
1.3.1.1.1 Kiến trúc điêu khắc
1.3.1.1.2 Sinh hoạt hàng ngày
1.3.1.1.3 Các hoạt động xã hội từ thiện
1.3.1.2 Đời sống tin thần
1.3.1.2.1 Lễ hội
1.3.1.2.2 Ma chay
1.3.1.2.2 Thờ cúng
1.3.1.2.3 Phong tục, tính cách
1.3.2 Một số nhận xét
12


Chương 2. CÔNG GIÁO
2.1 Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển Công giáo ở Chơn Thành
2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
2.1.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội
2.1.3 Chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước Việt Nam
2.2 Sơ lược các giai đoạn phát triển của Công giáo
2.2.1 Giai đoạn trước năm 1954
2.2.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
2.2.3 Giai đoạn từ năm 1975 đến 2015
2.3 Ảnh hưởng của Công giáo đến đời sống của nhân dân huyện Chơn

Thành
2.3.1 Đời sống vật chất
2.3.1.1 Kiến trúc
2.3.1.2 Kinh tế
2.3.1.3 Các hoạt động xã hội, từ thiện
2.3.2 Đời sống tinh thần
2.3.2.1 Nghi lễ, lễ hội
2.3.2.2 Cưới hỏi, ma chay
Chương 3
CÁC TÔN GIÁO KHÁC
3.1 Đạo Tin lành
3.1.1 Sự phát triển của đạo tin lành từ năm 1975 đến 2015
13


3.1.1.1 Nguyên nhân
3.1.1.1.1 Chủ trương, đường lối chính sách Đảng và Nhà nước Việt Nam
3.1.1.1.2 Tôn chỉ, mục đích của đạo Tin Lành

3.1.1.1.3 Điều kiện về kinh tế, xã hội
3.1.1.2 Sự phát triển của đạo Tin lành từ năm 1975 đến năm 2015
3.1.2 Ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đời sống
3.2 Đạo Cao đài
3.2.1 Sơ lược về đạo Cao đài
3.2.1 Quá trình xuất hiện và phát triển của đạo Cao đài ở Chơn Thành
3.2.1.1 Nguyên nhân
3.2.1.2 Quá trình phát triển
3.2.3 Ảnh hưởng của đạo Cao đài đến đời sống nhân dân
3.2.3.1 Kinh tế
3.2.3.2 Văn hóa, xã hội


14


Chương 1. PHẬT GIÁO
1.1Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống Phật giáo
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Cũng như một số vùng đất khác của miền Đông Nam bộ, Chơn Thành
là một vùng đất mới được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam từ dưới thời các
vua chúa nhà Nguyễn. “Đây là đất làng, đất tổng từ thế kỉ XIX, trải qua các
thời kì lịch sử, địa giới hành chính Chơn Thành được thay đổi, chia tách,
nhập nhiều lần”[7-7]. Mãi tới năm 2003 Chính phủ ban hành nghị định số
17/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2003 thì huyện Chơn Thành mới được
thành lập được tách ra từ huyện Bình Long và trở thành một trong 8 huyện
thị của tỉnh Bình Phước lúc bấy giờ.
Hiện nay, địa giới hành chính huyện Chơn Thành nằm ở phía tây của
tỉnh Bình Phước, phía bắc giáp với huyện Hớn Quản, phái nam giáp với
huyện Bàu Bàng và huyện Phú Giáo của tỉnh Bình Dương, phía đông giáp
giáp huyện Đồng Phú và thị xã Đồng Xoài, phía tây giáp huyện Dầu Tiếng
của tỉnh Bình Dương. “ Chơn Thành án ngữ phía Nam Tây Nguyên và Đông
Bắc Sài Gòn, nơi có hai quốc lộ 13 và 14, những đường giao thông quan
trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam chạy qua và giao nhau ở trung
tâm thị trấn của huyện. Hai quốc lộ này chạy gần như qua tất cả các xã trong
huyện, đồng thời là những huyết mạch nối liền các tỉnh biên giới miền Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh”[7,tr15]. Chính vị trí địa
lí quan trọng như vậy nên vùng đất Chơn Thành cũng được khai phá từ khá
sớm. Tương truyền trong một lần tình cờ chạy loạn, Nguyễn Ánh đã được
nhân dân ở đây che chở, đùm bọc. do đó sau khi lên ngôi trở thành vua đầu
15



triều Nguyễn, nhớ lại công ơn của nhân dân ở đây ông đã ban cho vùng đất
này tên là Chân Thành và lâu ngày người dân địa phương đọc trệch thành
Chơn Thành. Tên gọi Chơn Thành bắt đầu từ đó.
Là cửa ngõ giao thông hết sức quan trọng của tỉnh Bình Phước, nơi
giao nhau của hai quốc lộ 14 lên hướng các tỉnh Tây Nguyên và quốc lộ 13
theo hướng từ trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh, do đó việc giao lưu và
tiếp xúc văn hóa trong đó có việc truyền bá Phật Giáo tương đối sớm tại khu
vực này. Sự truyền bá của các tôn giáo diễn ra trong bối cảnh lịch sử khác
nhau chủ yếu do hoàn cảnh lịch sử trong các thời kì tác động lớn đến các đợt
di dân về tụ cư tại đây.
Vị trí địa lí hết sức quan trọng nên huyện Chơn Thành trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta
và địch. Là nơi tạm chiến của địch đồng thời lại là khu hậu phương trong
lòng địch của ta. Do đó trong khoảng thời gian này, quân và dân Chơn
Thành đã tạo nên được những thắng lợi hào hùng góp phần vào thắng lợi
chung của lịch sử dân tộc.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Chơn Thành đang là nơi có tốc
độ phát triển kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 14,3%[48]. Quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp và dự án trọng
điểm đã ra đời như khu công nghiệp Minh Hưng, Khu công nghiệp Chơn
Thành 1 và khu công nghiệp Chơn Thành 2, dự án Khu liên hợp công
nghiệp và đô thị Becamex - Bình Phước… Điều này không chỉ thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần làm thay đổi cơ cấu dân cư trong
huyện vì nó thu hút nguồn lực lao động từ các vùng miền khác đến đây tham
gia lao động sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2 Khí hậu, thổ nhưỡng
16



Chơn Thành nằm ở vùng trung du của tỉnh Bình Phước, nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa đặc trưng của miền Đông Nam Bộ với hai mùa mưa
và mùa khô rõ rệt. Điều kiện khí hậu ở đây thích hợp cho việc sản xuất nông
nghiệp của cư dân bản địa từ xa xưa. Mùa mưa ở đây diễn ra từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô lại bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sự thay
đổi về nhiệt độ cũng như về phân bố lượng nước cũng tác động không nhỏ
đến cốt cách của người dân Chơn Thành qua các thời kì lịch sử.
Hiện nay, “diện tích tự nhiên của huyện là 389,83 km 2. Là huyện trung
du, địa hình Chơn Thành thoai thoải, độ cao trung bình từ 50 đến 55m. Vùng
đất đỏ bazan ở phía Đông Bắc, vùng tiếp giáp với địa hình đồi núi lượn sóng
của huyện Hớn Quản có độ cao 70m. Còn lại là vùng đất xám phát triển trên
phù sa cổ có địa hình thấp, độ cao so với mực nước biển khoảng 50m, thấp
nhất là 45m. Đất xám chiếm hơn 87% diện tích, đất đỏ 10%, đất dốc tụ và
đất sông suối ao hồ chiếm phần còn lại”[41]. Do vậy Chơn Thành là vùng
đất thích hợp nhất cho việc phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cao
su, tiêu, điều …Nhìn chung, khí hậu ở Chơn Thành tương đối ổn định, mát
mẻ, trong lành.
1.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và dân cư
1.1.2.1 Kinh Tế
Suốt một thời kì dài, người dân nơi đây vẫn canh tác nông nghiệp là
chủ yếu. Đầu thế kỉ XIX người dân bản địa ở đây chủ yếu là người đồng bào
dân tộc Stiêng và người Khơ me đã định cư sinh sống, nghề lúa nước trong
nương rẫy vẫn phát triển khá mạnh, bên cạnh đó cư dân ở đây còn săn bắt,
chăn nuôi để phát triển kinh tế. Trong thời kì thực dân Pháp xâm lược, nhận
thấy khí hậu, đất đai phù hợp với trồng cây lâu năm, thực dân Pháp đã đầu tư

17



để trồng cây cao su và thành lập các đồn điền ở tỉnh Bình Phước trong đó có
Chơn Thành.
Sau năm 1975 khi đất nước được giải phóng và thống nhất, nhân dân
Chơn Thành cùng với cả nước bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, khắc
phục hậu quả của chiến tranh gây ra. Trong 10 năm đầu tình kinh tế - xã hội
trong huyện cũng như trong cả nước lâm vào khủng hoảng do đó đời sống
của nhân dân Chơn Thành cũng gặp không ít khó khăn.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) với đường lối đổi
mới của Đảng, nhân dân Chơn Thành đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng
huyện Chơn Thành giàu mạnh, văn minh. Hiện nay, Chơn Thành là một
trong những huyện có tốc độ đô thị hóa cao nhất tỉnh Bình Phước, nhiều khu
công nghiệp đã hình thành, nhiều vùng quy hoạch để phát triển kinh tế đã
được xác định, cơ cấu ngành kinh tế ngày càng đa dạng. Sự phát triển năng
động của huyện Chơn Thành đã thu hút nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài
nước.
Sự thay đổi đời sống kinh tế cũng gắn với những bước thăng trầm
trong đời sống dân cư của một bộ phận theo các tôn giáo trong huyện. Đặc
biệt khi mà những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường làm cho khoảng
cách giảu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội có xu hướng gia tăng, khi mà
một bộ phận dân cư vẫn chưa tìm được cuộc sống như mong muốn… họ
thường tìm đến với niềm tin tôn giáo như một quy luật tất yếu khách quan,
khi đã hình thành niềm tin tôn giáo, cùng với sự phát triển kinh tế thì sự hoạt
động của tôn giáo cũng ngày càng có quy cũ và có chiều hướng phát triển
hòa cùng với văn hóa dân tộc. “Công cuộc đổi mới đã đem lại những thay
đổi lớn lao, làm cho xã hội chúng ta có một vị trí khác hẳn trong lịch sử dân
tộc. Những thay đổi đó bỗng cho chúng ta quyền lực và sự hiểu biết không
18


ngờ tới. Tuy nhiên không phải là không có những bất an của cuộc đời. Con

người vẫn phải đối diện với những thách thức mới: Không thành đạt trên con
đường kinh doanh, sự nghiệp. Không hạnh phúc trong đời sống gia đình, vấn
đề sống, chết, bệnh tật, v.v... Và thế là họ lại tìm đến cửa chùa. Triết lí nhà
Chùa như một thức ăn tinh thần, an ủi họ, tiếp thêm sức mạnh tâm linh để
trở về đời sống thực, vượt qua những khó khăn trong cuộc đời”[11-38].
1.1.2.2 Văn hóa, xã hội, dân cư
Phải nói rằng đời sống văn hóa của nhân dân huyện Chơn Thành hết
sức phong phú và đa dạng. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau tuy nhiên nguyên nhân chính là do các đợt di dân lớn gắn với những
biến cố trong lịch sử dân tộc. Người dân khắp mọi nơi tụ cư về đây mang
theo những nét văn hóa bản địa của họ đến vùng đất mới để làm ăn sinh
sống.
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX trên vùng đất Chơn Thành đã có
những lớp cư dân đến đây tụ cư sinh sống, cư dân ở đây gồm có người Việt,
người Hoa đến đây khai phá vùng đất mới và cư dân bản địa gồm người
Xtiêng, Khơ me. Họ sống và đùm bọc lẫn nhau, giúp nhau trong khó khăn
hoạn nạn. Họ luôn biết ơn, kính trọng những người có công khai phá hay
người hiền tài, có nghĩa dũng, tạo dựng xóm làng, bởi thế từ rất sớm ở đây
đã có đền Hưng Long để thờ Thần Hoàng và những người có công với làng
với nước. Mỗi bộ phận dân cư đến đây đều có sự đóng góp không nhỏ vào
đời sống văn hóa địa phương, họ mang theo những nét tín ngưỡng, tôn giáo
cũng như văn hóa truyền thống của mình đến đây đã làm cho đời sống văn
hóa ở Chơn Thành thêm đa dạng và phong phú.
Mặt khác trên mảnh đất Chơn Thành từ lâu đã hình thành nên cộng
động người Khơme và người Xtiêng đến đây khai phá, làm ăn sinh sống khá
19


sớm. Những lớp cư dân bản địa này đã hình thành nên một nét văn hóa
truyền thống đặc sắc của dân tộc mình qua năm tháng. Họ sống tập trung

trong các ấp, sóc, đời sống kinh tế của người Khơme và Xtiêng chủ yếu sản
xuất nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, do vậy cuộc sống
còn gặp nhiều khó khăn. Điều này tạo điều kiện cho các tôn giáo dễ dàng
xâm nhập vào khu vực dân cư này để truyền bá giáo lí trong đó có Phật
Giáo.
Khi thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, chúng tiến hành
cướp đoạt ruộng đất và thành lập các đồn điền, trong đó ở Chơn Thành chủ
yếu là đồn điền cao su. Khu vực Chơn Thành khi đó có đồn điền Xa Trạch,
đến năm 1908 công ty cao su Đất Đỏ ra ra đời gồm nhiều đồn điền và diện
tích đất trên địa bàn huyện Chơn Thành. Song song với quá trình cướp đoạt
ruộng đất xây dựng các đồn điền, thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn để tuyển
mộ, lừa bịp nhân dân lao động các tỉnh miền bắc và miền trung vào làm
công nhân trong các đồn điền của chúng. Và dĩ nhiên trong những lớp người
di cư đó vẫn có những người theo đạo Phật.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ sau năm 1954, do sự lừa bịp của
Mĩ và chính quyền tay sai, nhiều đồng bào theo các tôn giáo khác nhau đã
kéo nhau vào miền Nam và được chính quyền đưa đến Chơn Thành để lập
nghiệp.
Sau ngày đất nước được giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, nhiều cán
bộ, Đảng viên, bộ đội đã tự nguyện ở lại vùng đất Chơn Thành làm ăn, sinh
sống. Mặt khác cư dân nhiều tỉnh thành trong cả nước đã tự nguyện đến đây
xây dựng vùng kinh tế mới xây dựng vùng đất Chơn Thành ngày càng giàu
đẹp. “Sau giải phóng, dân số trong huyện tăng nhanh. Ngoài số dân hồi
hương còn có nhân viên, binh lính chế độ cũ tan rã tại chỗ với số lượng lên
20


tới 12.000 người. Từ cuối năm 1975, hàng ngàn người từ Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh khác đến Chơn Thành lập nghiệp, xây dựng kinh tế mới và
một số Việt kiều từ Campuchia quay trở về nước sinh sống”[8,tr804]

Đặc biệt cùng với tốc độ đô thị hóa hiện nay, Nhiều khu công nghiệp
mọc lên trên địa bàn huyện, cùng với đó là lực lượng lao động từ các tỉnh đổ
về đây làm ăn sinh sống. số lượng dân cư trong những năm gần đây tăng lên
nhanh chóng phản ánh quá trình phát triển và hội nhập của huyện Chơn
Thành đồng thời cũng dần định hình nên những bản sắc văn hóa trong đời
sống tinh thần của nhân dân huyện Chơn Thành so với các khu vực khác.
Mỗi đợt dân cư đến tụ cư, cộng với những nét bản sắc văn hóa, tín
ngưỡng tôn giáo đã hình thành từ trước càng làm cho đời sống tôn giáo ở
Chơn Thành thêm tính đa dạng, phong phú hơn trong thời kì mới.
Ở đây, mỗi cộng đồng dân cư hầu như đã không tách rời nhau nữa mà
ngày càng cố kết chặt chẽ với nhau trên phạm vi không gian sinh sống của
huyện Chơn Thành, Bên cạnh đó những vùng tập trung đông dân cư các dân
tộc ít người ngày xưa còn sống theo những tập quán với những nét văn hóa
còn mang yếu tố bản địa tương đối cao tuy nhiên, hiện nay với tốc độ đô thị
hóa, tốc độ phát triên của công nghệ thông tin cũng như sự tiếp xúc với một
số tồn giáo bên ngoài đã làm mai một dần các yếu tố văn hóa bản địa. Do
vậy, chính quyền địa phương đang kêu gọi phục dựng lại những nét văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bản huyện mà ở đây chủ yếu là
người Stiêng và người Khơme.
Về thành phần dân cư theo thống kê của huyện Chơn Thành năm 2012
thì dân số toàn huyện có khoảng 68,818 người.[ 43]Cộng đồng dân cư trên
địa bàn huyện Chơn Thành gồm 12 dân tộc anh em như: Kinh, XTiêng,
Khơme, Tàmun, Châu Ro, Hoa… trong đó các dân tộc thiểu số chiếm
21


khoảng hơn 9,8% dân số. Thành phần dân tộc nhiều nhất và định cư lâu đời
nhất là người Stiêng và người Khơ – me.
1.1.3 Chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước
Việt Nam về Phật giáo

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 do đất nước đang trong quá trình tái
thiết sau chiến tranh, nhiều công việc ngổn ngang trong việc xây dựng chính
quyền cách mạng. Do những yếu tố lịch sử để lại, vấn đề tôn giáo ở huyện
Chơn Thành sau ngày giải phóng còn hoạt động khá hạn chế, sự nghi kị giữa
chính quyền cách mạng và những bộ phận tôn giáo bị đế quốc tay sai trước
năm 1975 mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo nhằm chống lại cách mạng. Chính vì
vậy hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn sau ngày giải phóng bị kiểm soát
chặt chẽ từ chính quyền cách mạng nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự
xã hội trong tình hình mới.
Suốt chặng đường dài lịch sử kể từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam ra
đời, Đảng ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,
coi đó là nhu cầu tinh thần chính đáng của họ. Thực hiện nhất quán chính
sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, hoặc không theo
tôn giáo của nhân dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật.
Giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật. Điều này
được thể hiện khá rõ trong tất cả các văn kiện của các lần Đại Hội của Đảng
từ ngày thành lập đến Đại hội Đảng lần thứ XII tháng 1 năm 2016.
Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo, mỗi thời kì
lịch sử, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương chính sách nhằm đảm
bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra như một nhu cầu sinh hoạt tinh thần
của nhân dân trong đời sống văn hóa.

22


Năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đề ra
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Sau Đại hội, Ban Bí thư
ban hành Chỉ thị 09-CT/TW, hướng dẫn triển khai đồng bộ các mặt công tác,
giúp các tôn giáo ở miền Nam xây dựng lại tổ chức, chấn chỉnh hoạt động,
vận động tín đồ tuân thủ pháp luật, chuẩn bị cho việc thống nhất các tổ chức

tôn giáo trong cả nước. Từ đấy các tổ chức tôn giáo chung trong phạm vi cả
nước ra đời như: Hội đồng Giám mục Công giáo (ra đời năm 1980), Giáo
hội Phật giáo (năm 1981), Uỷ Ban Đoàn kết Công giáo (năm 1983). Trong
thời gian này, các Giáo hội Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoà Hảo ở miền
Nam đã được Đảng và Nhà nước vận động cùng nhau đoàn kết xây dựng đất
nước sống “tốt đời đẹp đạo” .
Phát huy hiệu lực của Nhà nước thống nhất, năm 1977, Hội đồng
Chính phủ ban hành Nghị quyết 297-CP về một số chính sách đối với tôn
giáo. Từ đây các tôn giáo hai miền Nam Bắc đều được quản lý thống nhất
theo một văn bản pháp lý chung cho cả nước. Nghị quyết 297 (nay gọi là
Nghị định) là khung pháp lý duy nhất để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo
trong suốt 14 năm liên tục (1977 - 1991). Năm nguyên tắc trong Nghị quyết
đã trở thành 5 nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo thời kỳ này.
Thông tri 139 ngày 30 tháng 9 năm 1981 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng nêu rõ: “Để phù hợp với tình hình đất nước thống nhất, đáp ứng
nguyện vọng của quần chúng Phật tử, tăng ni nhiều hệ phái và để tập hợp
các lực lượng Phật giáo, nhất là ở Miền Nam, trong một tổ chức duy nhất
hoạt động yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội theo đường lối của Đảng”[3]
Năm 1986, Đại hội VI mở đầu sự nghiệp đổi mới đất nước. Đại hội
cũng gợi ra cách tiếp cận mới về công tác tôn giáo: “Trong việc phát huy yếu
tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi
23


hoạt động, cần có kế hoạch chủ động xây dựng cơ cấu giai cấp cho xã hội
mới, cụ thể hoá và thực hiện đúng chính sách dân tộc và chính sách tự do tín
ngưỡng”[44].
Ngoài ra nhà nước còn tạo mọi điều kiện để Giáo Hội phật giáo Việt
Nam xây dựng bộ máy hành chính đạo khắp các địa phương, ở Chơn Thành
giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Chơn Thành cũng đã được thành lập trên

cơ sở tách ra từ giáo hội phật giáo huyện Bình Long cũ. Cứ 5 năm một lần
Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Chơn Thành đều tổ chức Đại hội để tổng
kết công tác của Giáo hội và đề ra phương hướng cho nhiệm kì tiếp theo
đồng thời cũng bầu ra Ban trị sự để trong coi công tác Phật giáo trong
huyện.
Bên cạch có các chủ trương chính sách để đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng Đảng và Nhà nước còn giúp đỡ Phật
giáo xây dựng các cơ sở đào tạo Tăng tài và các cơ sở thờ tự. Nếu như trước
năm 1981 cả nước chỉ có một trường Tu học Phât pháp Trung ương thì đến
nay Phật giáo đã có hệ thống cơ sở đào tạo từ Trung ương đến cơ sở ở hầu
hết các địa phương trong cả nước. Ngoài ra nhà nước còn tạo điều kiện như
cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, huy động các nguồn kinh phí để xây dựng
các cơ sở thờ tự của Phật giáo do đó hệ thống chùa chiền trong cả nước tăng
nhanh về số lượng nhằm phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân trong các
dịp lễ hội. Điều này không chỉ thể hiện nhu cầu ngày càng cao về tâm linh
của nhân dân mà còn thể hiện chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước
đã có sự thông thoáng hơn.
Trong thời kì đổi mới, nhất là từ năm 1990 đến năm 2015, đứng trước
tình hình thế giới có nhiều thay đổi, tình hình kinh tế, xã hội trong nước đặt
ra yêu cầu nhiệm vụ mới cần giải quyết. Đảng và nhà nước thấy cần thiết
24


phải có sự đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo. Ngày 16
tháng 10 năm 1990 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/BCT về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; tiếp đó Chỉ thị số 37-CT/BCT
ngày 02 tháng 7 năm 1998 của Bộ Chính Trị về công tác tôn giáo trong tình
hình mới, rồi đến Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy Ban thường vụ
Quốc hội ngày 18 tháng 6 năm 2004; Nghị định số 22/NĐ-CP của chính phủ
ngày 01 tháng 3 năm 2005 quy định chi tiết về thực hiện Pháp lệnh Tín

ngưỡng, tôn giáo,… Các văn bản này đã thể hiện được đường lối của Đảng
về Tôn giáo và đặc biệt mới đây nhất trong Hiến Pháp năm 2013 đã khẳng
định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn
trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm
tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm
pháp luật.[4-18]
Đại hội IX của Đảng (2001) khẳng định lại những tư tưởng chủ đạo,
cơ bản, có nguyên tắc về quan điểm của Đảng đối với lĩnh vực tín ngưỡng,
tôn giáo. Ban chấp hành Trung ương (khoá IX) đã dành hội nghị chuyên đề
(Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương) về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Đó là cơ sở để xây dựng
các văn bản pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam.
Ở Bình Phước trên cơ sở những chủ trương chính sách của Đảng về
tín ngưỡng, tôn giáo. UBND tỉnh Bình Phước cũng đã ra quyết định
51/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2013 quy định rõ phân cấp quản
lí nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Theo
đó các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được nhà nước tôn trọng và bảo hộ
trên cơ sở pháp luật Việt Nam.
25


×