Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Luận văn thạc sỹ: Đời sống cư dân miệt thứ U Minh Thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

TRẦN THỊ MỸ DUYÊN

ĐỜI SỐNG CƯ DÂN MIỆT THỨ – U MINH THƯỢNG
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 603170

Người hướng dẫn khoa học:

TIẾN SĨ VÕ CÔNG NGUYỆN

TP. Hồ Chí Minh
Năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian theo học chương trình Cao học tại Trường Đại học Khoa học
xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, được quý Thầy Cô nhiệt tình cung cấp
kiến thức chuyên ngành Văn hóa học, tôi đã chọn đề tài Đời sống cư dân Miệt thứ
– U Minh Thượng từ góc nhìn văn hóa học để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Với
tôi, đây là một đề tài hoàn toàn mới lạ, rất ít tư liệu và khoảng cách không gian cũng
là một vấn đề đáng ngại, nhưng Tiến sĩ Võ Công Nguyện – với tư cách người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
một cách tương đối đề tài nghiên cứu mà mình đã chọn.
Tôi xin kính gửi đến quý Thầy Cô khoa Văn hóa học và các Thầy Cô thỉnh


giảng lời cám ơn chân thành, đặc biệt là Tiến sĩ Võ Công Nguyện đã dành thời gian
và tâm trí giúp đỡ tôi có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình trong
những năm vừa qua.
Do không được sinh trưởng ở vùng sông nước, nên những am hiểu của tôi về
đất nước và con người Miệt thứ - U Minh Thượng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên, tôi
cũng đã bỏ ra không ít thời gian, công sức và cả tâm huyết của mình khi thực hiện
đề tài này. Có thể nói, việc thiếu sót trong quá trình thực hiện luận văn là điều
không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân tình của quý Thầy Cô, bạn bè để
luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................2
MỤC LỤC..............................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
1.1 Tổng quan về tự nhiên và xã hội ở Miệt thứ - U Minh Thượng.....................................10
1.1.1 Một số khái niệm.........................................................................................................10
1.1.2 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................................13
1.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội...........................................................................................19
1.2 Miệt thứ - U Minh Thượng nhìn từ hệ tọa độ văn hóa...................................................20
1.2.1 Chủ thể văn hóa...........................................................................................................20
1.2.2 Thời gian văn hóa........................................................................................................24
1.2.3 Không gian văn hóa.....................................................................................................26
CHƯƠNG 2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN MIỆT THỨ - U MINH
THƯỢNG.............................................................................................................................36
2.1 Hoạt động kinh tế...........................................................................................................36
2.1.5 Nghề lấy lông chim.....................................................................................................43
2.1.6 Nghề đi biển................................................................................................................44
2.2 Văn hóa ăn......................................................................................................................46

2.2.1 Quan niệm và phong cách ăn uống.............................................................................47
2.2.2 Chế biến thức ăn..........................................................................................................50
2.3 Văn hóa mặc...................................................................................................................55
2.3.1 Trang phục trong lao động sản xuất và sinh hoạt thường ngày...................................55
2.3.2 Trang phục trong ngày lễ, tết, đám cưới......................................................................56
2.3.3 Trang phục trong lễ tang..............................................................................................58
2.3.4 Trang sức.....................................................................................................................59
2.4 Văn hóa ở.......................................................................................................................60
2.4.1 Quan niệm về nhà ở.....................................................................................................60
2.4.2 Nguyên tắc cất nhà của cư dân Miệt thứ - U Minh Thượng........................................61
2.4.3 Vật liệu cất nhà............................................................................................................62
2.4.4 Các kiểu nhà ở.............................................................................................................63
2.5 Văn hóa đi lại.................................................................................................................66
2.5.1 Hệ thống giao thông....................................................................................................66
2.5.2 Phương tiện giao thông...............................................................................................68
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................................71
CHƯƠNG 3. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN...........................................................73
CỦA CƯ DÂN MIỆT THỨ - U MINH THƯỢNG.............................................................73
3.1 Tổ chức xã hội................................................................................................................73
3.2 Phong tục tập quán.........................................................................................................74
3.2.1 Nếp sống gia đình........................................................................................................74
3.2.2 Nếp sống trong quan hệ xã hội....................................................................................77
3.3 Tín ngưỡng, tôn giáo......................................................................................................81
3.3.1 Tín ngưỡng..................................................................................................................81
3.3.2 Tôn giáo.......................................................................................................................86
3.4 Văn học dân gian............................................................................................................89


4


3.4.1 Tục ngữ........................................................................................................................90
3.4.2 Câu đố..........................................................................................................................91
3.4.3 Truyện kể.....................................................................................................................93
3.4.4 Vè................................................................................................................................94
3.4.5 Ca dao..........................................................................................................................99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.....................................................................................................104
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................110
PHỤ LỤC...........................................................................................................................113


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng sông nước, đồng thời còn là xứ sở của những
khu rừng ngập mặn.. Rừng ngập mặn Tây Nam Bộ phân bố ven biên giới Việt Nam
– Campuchia (An Giang, Kiên Giang), ven biển Đông và biển Tây (Vịnh Thái Lan).
Vùng đất Tây Nam Bộ mang đậm dấu ấn của lịch sử khai phá, mở cõi, đầy tính cách
phóng khoáng của người dân phương Nam. Nơi đây ẩn chứa những nét văn hóa rất
riêng, rất độc đáo ở từng tiểu vùng sinh thái của vùng đồng bằng sông nước, vùng
núi rừng ven biên giới và vùng rừng ngập mặn ven biển, trong đó có vùng đất Miệt
thứ – U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang.
Miệt thứ – U Minh Thượng là một phần của vùng U Minh (bao gồm U Minh
Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau), đã thu hút các
lớp cư dân người Việt, người Khơ-me, người Hoa… đến đây tụ cư, lập nghiệp, khai
thác tài nguyên thiên nhiên của đất đai, rừng cây và sông biển. Văn hóa cư dân Miệt
thứ – U Minh Thượng vừa biểu hiện cái chung của văn hóa sông nước Tây Nam Bộ;
vừa biểu hiện cái riêng, đặc thù của văn hóa vùng rừng ngập mặn; cho nên cần có
sự tìm hiểu, nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Vì thế, tôi chọn đề tài “Đời sống cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng từ góc

nhìn văn hóa học” để tìm hiểu một tiểu vùng văn hóa – sinh thái của vùng Tây
Nam Bộ. Xem vùng đất này đã ảnh hưởng gì đến đời sống cư dân nơi đây.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng và đời sống văn
hóa của họ dưới góc nhìn văn hóa học.
- Phạm vi nghiên cứu:


6

+ Về không gian: Miệt thứ – U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, có liên
hệ so sánh với U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và rộng ra hơn là vùng ven biển Tây
Nam Bộ.
+ Về thời gian: được giới hạn trong nghiên cứu đời sống cư dân Miệt thứ – U
Minh Thượng chủ yếu từ năm 1975 đến nay, có liên hệ đến các thời kỳ lịch sử trước
đây (thời triều Nguyễn, thời Pháp thuộc, trước năm 1975).

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích đời sống cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng về đời sống
văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần. Trên cơ sở đó, nhận diện đặc điểm
văn hóa cư dân của một tiểu vùng (Miệt thứ – U Minh Thượng) trong vùng Tây
Nam Bộ.

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về vùng đất và con người tỉnh Kiên Giang nói chung và U Minh nói riêng,
trong đó có Miệt Thứ – U Minh Thượng, đã có khá nhiều công trình, đề tài, bài viết
đề cập đến như:
- Monographie de la provinced Rạch Giá
- Địa phương chí tỉnh Kiên Giang

- Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã ghi chép khá công phu và tỉ
mỉ núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính
cách và sinh hoạt của cư dân vùng đất Gia Định xưa, trong đó có vùng đất U Minh
Thượng của tỉnh Kiên Giang. Đây là nguồn tài liệu lịch sử sớm rất cần thiết để phục
vụ công tác nghiên cứu đề tài này.
- Các giai thoại Nam Kỳ Lục tỉnh của Hứa Hoành tìm hiểu địa lý, các di tích,
văn hóa, lịch sử cùng cảnh đẹp thiên nhiên của miền Nam. Dù tài liệu chỉ là truyền
khẩu, mức độ tin cậy có thể còn hạn chế, nhưng cũng đã cung cấp thông tin về đất,
người và văn hóa Nam Bộ.


7

- Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam đã phần nào tái hiện lại hành
trình khai hoang mở cõi của con người ở vùng đất Nam Bộ. Đồng thời cuộc sống cư
dân trên vùng đất này cũng được thể hiện rất rõ trong công trình này.
- Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam đề cập những câu chuyện về vùng đất đặc
thù ở bán đảo Cà Mau, những sinh hoạt một thời của các lớp người di dân nơi đây.
Tác phẩm mô tả khá tỉ mỉ cuộc sống của cư dân vùng U Minh.
- Đất Gia Định xưa của Sơn Nam giúp chúng ta hiểu biết về những vùng đất
mới và những tư liệu viết về vùng đất Gia Định xưa.
- Gia Định xưa của Huỳnh Minh gồm 8 chương, trình bày rất cụ thể về những
vấn đề có liên quan đến việc hình thành và phát triển cũng như phong tục tập quán
của cư dân Nam Bộ. Đây cũng là một công trình quan trọng để kế thừa, tìm hiểu đời
sống cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng.
- Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long
của Phan Thị Yến Tuyết tìm hiểu về văn hóa vật chất của cư dân ở đồng bằng sông
Cửu Long, trong đó có liên quan đến đời sống ăn, mặc, ở của cư dân Miệt thứ – U
Minh Thượng.
Ngoài ra, còn có một số phim giới thiệu về vùng đất Tây Nam Bộ nói chung và

U Minh Thượng nói riêng, chẳng hạn như phim nhựa “Người giữ rừng U Minh” của
đạo diễn Đào Trọng Khánh nói về cuộc sống nguyên sơ của cư dân vùng này. Tất cả
đều mang đậm nét văn hóa vùng đất rừng ven biển. Sau đó, ông lại tiếp tục cho ra
đời phim tài liệu “Giọt nước mắt của rừng U Minh”. Những thước phim không chỉ
phản ánh sức tàn phá của ngọn lửa đối với rừng mà còn là thước phim cô đọng về
cuộc sống xứ rừng U Minh, thể hiện thần thái của con người Nam Bộ. Hay bộ phim
Mùa len trâu được phóng tác theo truyện của nhà văn Sơn Nam cũng thể hiện rõ
cuộc sống của vùng sông nước. Phim đưa ta trở lại thời kỳ lịch sử trước đây, nơi có
mùa nước nổi, có cây tràm, cây đước, có người với con trâu và nhiều phong tục tập
quán rất lạ kỳ.


8

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trên cơ sở tìm hiểu một cách có hệ thống và chuyên sâu về đời sống văn hóa
vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng, luận văn góp
phần nhận diện đặc điểm văn hóa cư dân của một vùng đất – Miệt thứ – U Minh
Thượng, để hiểu rõ thêm về văn hóa sông nước, văn hóa rừng, văn hóa biển vùng
Tây Nam Bộ.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu,
giảng dạy, học tập, tìm hiểu về Miệt thứ - U Minh Thượng.

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Nghiên cứu đời sống cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng từ góc nhìn văn hóa
học với cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành như: địa lý, lịch sử, dân tộc học/nhân
học, xã hội học…
Để tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất,
cũng như sự ứng xử và thích nghi của cư dân với môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội ở Miệt thứ – U Minh Thượng, với cách nhìn lịch đại và đồng đại, luận văn

này nghiên cứu tọa độ văn hóa theo chủ thể, không gian và thời gian.
Luận văn còn vận dụng lý thuyết vùng văn hóa, sinh thái học văn hóa (Julian
Steward) để nghiên cứu cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng với tính cách là một tiểu
vùng văn hóa – sinh thái trong vùng Tây Nam Bộ.
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể (hay công cụ nghiên
cứu) như phương pháp tổng hợp, phân tích các nguồn tài liệu liên quan, quan sát –
tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, so sánh vùng, tiểu vùng… để tìm hiểu
cuộc sống cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng.
Nguồn tài liệu: Ngoài sưu tầm, hệ thống, tổng hợp các nguồn tài liệu thư tịch
liên quan đến đề tài nghiên cứu, thì các nguồn tư liệu, thông tin thu thập được qua
nghiên cứu điền dã, khảo sát thực địa ở vùng Miệt thứ – U Minh Thượng và một số
địa phương lân cận là nguồn tài liệu chủ yếu để hoàn thành luận văn này.


9

7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương một: “Những vấn đề chung”. Nội dung trình bày điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế – xã hội, những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống cư dân Miệt
thứ - U Minh Thượng.
Chương hai: “Đời sống văn hóa vật chất của cư dân Miệt thứ – U Minh
Thượng”. Chương này trình bày những nội dung có liên quan đến văn hóa tận dụng
và đối phó với môi trường tự nhiên của cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng như: ăn,
mặc, ở, đi lại.
Chương ba: “Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Miệt thứ – U Minh
Thượng”. Chủ yếu trình bày các dạng thức văn hóa liên quan đến phong tục tập
quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của cư dân Miệt thứ – U Minh
Thượng.



CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tổng quan về tự nhiên và xã hội ở Miệt thứ - U Minh Thượng
1.1.1 Một số khái niệm
• Miệt thứ
- Miệt được hiểu là “vùng, miền không lớn lắm” [Hoàng Phê 2005:632]. Theo
phương ngữ của người dân Tây Nam Bộ, miệt còn là từ dùng để chỉ vùng hẻo lánh
và có khoảng cách xa so với khu vực phố chợ, thị trấn 1. Thí dụ, ông A hỏi ông B nhà
ở đâu (?). Nếu nhà ông B ở vùng quê hẻo lánh và xa so với vị trí hai người đang tiếp
xúc nhau, thì ông B sẽ trả lời: - “Nhà tôi ở miệt trong kia”. Từ miệt ở đây được hiểu
là xa.
- Thứ theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, là “tập hợp những sự
vật giống nhau về một hay những mặt nhất định nào đó, phân biệt với những tập
hợp khác trong cùng loại”.
Khi triều Nguyễn thiết lập các đơn vị hành chánh trên khu vực châu thổ đồng
bằng sông Cửu Long, trong dân gian đã có những tên gọi để chỉ một địa điểm nào
đó nhằm xác định vị trí nơi ở giữa người sống ở nơi này với người sống ở nơi khác.
Từ Thập Câu xuất hiện để chỉ vùng ven biển U Minh. “Ở phía tây nam đạo Long
Xuyên, từ câu (ngòi) thứ nhất đến câu thứ 10 bày đặt cân nhau” [Trịnh Hoài Đức
1972:116, tập Thượng]. Thập Câu là mười cái ngòi hay là mười dòng nước chảy từ
trong rừng ra và được giải thích đây là nơi hang ổ của chim muông. Còn người dân
khi khai thác vùng đất này, các con rạch chưa có tên cụ thể thì người ta dùng khái
niệm “Thứ” để xác định địa điểm từ Thứ Nhứt đến Thứ Mười Một, đồng thời cũng
từ đặc điểm của cửa các con rạch đó là một cái xẻo hay rạch mà người ta đặt tên như
Xẻo Dinh, Xẻo Lùn, Xẻo Bướm hay rạch Thuồng Luồng, Rọ Ghe, Chà Tre, …

1

Theo cách hiểu của người địa phương. NV



11

Mặc dù chưa phân định cụ thể địa giới của Miệt thứ, nhưng qua sinh hoạt dân
gian cũng có thể hiểu ngay rằng từ Miệt thứ dùng để chỉ định vị trí, nơi chốn, địa
điểm ở nơi nào đó có khoảng cách xa khi có người hỏi đến.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, căn cứ vào các khái niệm trên,
chúng ta có thể hiểu Miệt thứ là danh từ dùng để chỉ một vùng đất được phân chia
do các con kênh đào theo một thứ tự nhất định. Những vùng đất nhỏ này có điều
kiện tự nhiên và xã hội giống nhau do cùng nằm trên một địa bàn nhưng có những
điều khác nhau cơ bản về số lượng dân cư và được mang tên theo số thứ tự của con
kinh. Thí dụ: người ở Miệt Thứ Ba có nghĩa là sống ở vùng đất theo con kênh đào
thứ ba trong số mười một kênh đào cặp theo dòng sông Trẹm. Trong Đại Nam nhất
thống chí có ghi: “… Từ con rạch thứ nhất tới rạch thứ 10 xếp đặt thành hàng đều
nhau, nước từ ruộng chằm chảy thông ra biển, sinh ra rất nhiều cá tôm”.
Như vậy, “Miệt thứ là tên chung chỉ
vùng đất thuộc địa bàn các huyện An Biên,
An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng
thuộc tỉnh Kiên Giang (Hình 1) nằm cặp
sông Cái Lớn, chạy ra vịnh Rạch Giá rồi
quặt trái xuống tới huyện U Minh (Cà
Mau). Toàn bộ miệt thứ trải dài trên 30km
kể từ sông Cái Lớn tới trung tâm huyện An
Minh, rộng chừng 15km tính từ bờ biển
vào đất liền”. [ Theo một số tài liệu cho biết,
sau khi Pháp đào xong con kinh xáng Xẻo
Rô (1932), người ta tiếp tục đào các con
Hình 1: Bản đồ Miệt thứ. Ảnh Internet

kinh cắt ngang kinh Xẻo Rô để thuận tiện

việc giao thông và đặt tên kinh ngang theo
các số đếm trên tuyến lộ 63. Người dân gọi


12

phổ biến bằng các tên: Cầu Xẻo Xu, cầu Bàu Môn, cầu Thứ Hai, cầu Thứ Ba (tại thị
trấn Thứ Ba An Biên), cầu Xẻo Kè, cầu Thứ Tư…, cầu Thứ Sáu, cầu Thứ Bảy (ngã
ba An Biên – Vĩnh Thuận và An Minh)… và cuối cùng là cầu Thứ Mười Một (tại thị
trấn Thứ Mười Một thuộc huyện An Minh).
Qua phà Tắc Cậu, theo kinh xáng Xẻo Rô sẽ lần lượt đi qua các làng quê
chằng chịt kinh rạch ven U Minh. Gọi theo dân dã đó là vùng Miệt thứ tức Thập
Câu, Lâm Sác xưa. Đây là vùng đất rộng, trước chủ yếu là rừng, sau này cư dân
Miệt thứ đã khai thác trồng lúa, trồng màu phục vụ cho sinh hoạt của con người.
“Thập Câu là mười con rạch - thực tế nhiều hơn - được đặt tên theo “thứ”
(rạch Thứ Hai, rạch Thứ Ba…cho đến Thứ Mười Một). Ngoài rạch còn có “xẻo”,
nhỏ hơn rạch, như xẻo Vẹc, xẻo Ngát, xẻo Rô, xẻo Lá, xẻo Dừa, xẻo Bần… Những
địa danh có thêm từ “ rưỡi” (rạch Chín Rưỡi…) nằm chen giữa là những kênh rạch
hình thành do xáng múc sau này” [ />Như vậy, có thể xác định Miệt thứ là vùng dọc bờ biển ra đến Kênh Xẻo Rô
(bắt đầu từ phà Xẻo Rô, Vàm Xẻo Rô) của huyện An Biên chạy thẳng vào sông
Trẹm (ngã ba Cán Gáo – Sông Trẹm) có độ dài 47km. Miệt thứ - U Minh Thượng
có hình bầu dục (đường trục là tuyến dọc theo kênh Xẻo Rô); từ bờ kinh Xẻo Rô đi
ngang ra là hướng tây (tức là hướng biển) vùng này lại chia làm 3 khu vực: Miệt
Thứ Biển, Miệt Trong và Miệt Bờ Xáng (đặc thù cư dân vùng này sống bằng nghề
đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản).
Miệt thứ còn gắn liền với rừng U Minh, nơi được nhà văn Sơn Nam mô tả trong
Lịch sử khẩn hoang miền Nam thì “U Minh là tên khu vực có từ xa xưa đã được hiểu
là vùng đen tối, mù mịt. U Minh là mờ, u ám, thí dụ như cõi u minh chốn địa ngục...”.
• U Minh Thượng
U Minh Thượng là danh từ riêng dùng để chỉ vùng đất được phân chia từ cánh

rừng U Minh thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. U Minh Thượng bao gồm bốn
huyện: Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Biên và An Minh.


13

U Minh được phân chia bởi con sông Trẹm để thành hai vùng: U Minh
Thượng và U Minh Hạ. Vùng U Minh Thượng giới hạn từ tả ngạn sông Trẹm đến
hữu ngạn sông Cái Lớn thuộc tỉnh Kiên Giang. U Minh Thượng có diện tích rừng
11.934 héc-ta trong đó rừng phòng hộ là 6.270 héc-ta, rừng sản xuất 5.664 héc-ta.
• Miệt thứ - U Minh Thượng
“Người Nam Bộ gọi các vùng rừng ngập nước là miệt thứ để phân biệt với
miệt vườn. Miệt thứ là xứ cá, miệt vườn là xứ cây ăn trái. Miệt thứ - U Minh
Thượng là vùng rừng tràm sình lầy có gần hai mươi kênh rạch lớn chảy song song
ra Vịnh Thái Lan. Giữa các kênh rạch lớn là hàng trăm kênh rạch nhỏ chằng chịt
đầy tôm cá. Khi triều rút, lòng kênh rạch nông và hẹp lại, cá đớp bọt như nồi cơm
đang sôi”. [ />Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: “Miệt thứ - U Minh Thượng thuộc tỉnh
Kiên Giang là vùng rừng ngập mặn với hàng chục kinh rạch chạy song song ra
Vịnh Thái Lan mà người dân sống nơi này chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ thiên
nhiên ban tặng”.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Miệt thứ - U Minh Thượng là một phần đất của tỉnh Kiên Giang (Hình 2).
Theo các tư liệu khảo cổ học cùng với kết quả của những công trình sưu tầm và khảo
cứu, Kiên Giang là một vùng đất có lịch sử địa chất tối cổ, có một phần được hình
thành cách đây hàng trăm triệu năm, một phần nữa chỉ mới được hình thành cách đây
khoảng 2000 năm. Đất ở Kiên Giang chia thành hai loại là đất địa thành là đất dược
hình thành so nền đá tại chỗ và đất thủy thành do phù sa lắng đọng tạo nên.
Theo sự điều tra phân loại đất của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn,
đất ở Kiên Giang có thể phân thành 8 nhóm chính, trong đó nhóm đất phèn phân bổ
chủ yếu ở Hà Tiên, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Miệt thứ - U Minh Thượng, Vĩnh

Thuận và rải rác ở các huyện khác. “Diện tích đất phèn lên đến khoảng 223.000 héc
ta, chiếm gần 40% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tùy độ sâu, xuất hiện tầng phèn (za-


14

ro-xít), tầng sinh phèn (pi-rit) mà phân ra các loại đất phèn tiềm tàng, đất phèn ít để
có hướng cải tạo, sử dụng thích hợp cho cây trồng. Ngoài ra, nhóm đất mặn chiếm
diện tích khoảng 20.300 héc ta, phân bổ ở ven huyện An Biên (tiểu vùng Miệt thứ
biển của U Minh Thượng), Vĩnh Thuận, Gò Quao và một ít ở các huyện Châu
Thành, Hòn Đất, Hà Tiên và Rạch Giá. Các khu vực này gần biển hoặc sông, kinh
lớn nên mùa khô bị nước biển xâm nhập, làm cho đất bị nhiễm mặn.
Nhìn chung, loại đất thủy thành thích hợp sản xuất nông lâm nghiệp. Riêng
“nhóm đất phèn trồng lúa đạt năng suất thấp, nhưng trồng khóm, tràm và mía có kết
quả tốt” [Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2008: 28, 29, 30].
Tỉnh Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ trung
bình năm khoảng từ 27 độ C đến 27,5 độ C và tổng nhiệt độ lên đến 9.700 – 10.000
độ C. Biên độ năm của nhiệt độ ngày lên đến 7-10 độ C và nhiệt độ tối đa trung bình
30-31 độ C. Nhiệt độ tối đa tuyệt đối cực
đại đạt tới 38 độ C. Với nền nhiệt độ cao
như nêu trên, khí hậu vùng Kiên Giang
mang đầy đủ tính nhiệt đới của nó.
Nhìn chung, tuy Kiên Giang không
hình thành mùa nhiệt, tuy có ảnh hưởng ít
nhiều của gió mùa Đông Bắc nhưng ngay
cả tháng 12 và tháng Giêng, nhiệt độ
trung bình cũng trên 25 độ C.

Hình 2. Bản đồ hành chánh tỉnh Kiên Giang
Ảnh: Mỹ Duyên


Kiên Giang là nơi mưa nhiều ở Nam Bộ. Lượng mưa trung bình hàng năm ở
các nơi 1.000 – 2.100mm (trong đất liền), 2.400 – 2.900mm tại các khu vực đảo.
Mùa khô, lượng mưa thu được không quá 10mm (trong đất liền) và 30mm ở khu
vực đảo Phú Quốc. Mùa mưa ở Kiên Giang cũng là mùa lũ lụt; mùa khô lại chính là


15

mùa khô hạn bởi ở Kiên Giang trung bình có tới 2.400 giờ nắng trong năm; ngay
trong các tháng mùa mưa, số giờ nắng cũng rất nhiều.
Tính biến động của khí hậu ở Kiên Giang có sự khác biệt nhau nên thời tiết
hàng năm thường có sự dao động về trị số của của tất cả các đặc trưng yếu tố khí
hậu. Thời kỳ gió mùa mùa đông là thời kỳ nắng nóng khô hạn tuy mức độ khô hạn
không phải năm nào cũng như nhau. Trong thời kỳ gió mùa mùa hạ, sự hoạt động
thất thường của giông, bão,... thường xuyên gây ra những biến động phức tạp. Ngay
trong mùa mưa tình trạng ít mưa, hạn hán nghiêm trọng thường xảy ra, xen kẻ với
tình trạng mưa lớn kéo dài, gây nên úng ngập.
Chế độ lũ của các sông, kinh, rạch ở Kiên Giang chịu sự chi phối trực tiếp
của lũ từ sông Cửu Long; ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi mưa tại chỗ và thủy triều
tác động. Mùa lũ ở Kiên Giang xảy ra chậm hơn mùa mưa khoảng 3 tháng, kéo dài
trong 5 tháng (tức từ tháng 7 đến tháng 11 âm lịch). Thời gian xuất hiện đỉnh lũ ở
Kiên Giang thường xảy ra vào thượng tuần đến trung tuần tháng 10 âm lịch. Thời
gian ngập lụt kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 (khoảng 2 hay 3 tháng). Mùa cạn ở
Kiên Giang bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 hoặc tháng 6.
Chế độ hải văn có nhiều kiểu thủy triều khác nhau: nhật triều, nhật triều
không đều, bán nhật triều không đều, và bán nhật triều, trong đó tính chất nhật triều
không đều và nhật triều là chủ yếu.
• Hệ thống sông ngòi
- Sông Cái Lớn: Đây là con sông lớn nhất của tỉnh, bắt nguồn từ xã Long

Bình, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), chạy ngoằn ngoèo trên phần đất Kiên Giang
khoảng 35km rồi đổ nước ra vịnh Rạch Giá. Sông sâu trung bình 15m, rộng 200m,
nhưng ở gần nguồn thì hẹp (khoảng 80m), càng ra gần vàm sông rộng dần từ 500m
đến 800m, có nơi hơn 1km.
Tả ngạn sông Cái Lớn có nhiều phụ lưu như các rạch Cái Nhào, Cái Nhum,
Nước Trong, Ngan Dừa, Hốc Hỏa, Xẻo Cạn, v.v… Đáng kể là kinh xáng Xẻo Rô nối


16

liền sông Cái Lớn với sông Trẹm của huyện Thới Bình (Cà Mau). Con kinh này cùng
với hệ thống kinh đào và nhiều rạch nhỏ thoát nước cho vùng U Minh Thượng. Hữu
ngạn sông Cái Lớn cũng có nhiều rạch nhỏ và kinh đào ăn thông qua sông Cái Bé
như các rạch Nước Đục, Cái Su, Cái Bần Lớn, Cái Bần Bé, Tắt Cậu, v.v…
Sông Cái Bé: Là con sông lớn thứ hai của tỉnh, nằm cặp phía bắc và có đoạn
gần như song song với sông Cái Lớn trên phần đất Kiên Giang. Sông này bắt nguồn
từ xã Hòa Hưng (Hậu Giang) có chiều dài trên 70km, thuộc phạm vi tỉnh Kiên
Giang khoảng 50km. Sông rộng trung bình 200m, có đoạn đến 400m, độ sâu cạn
hơn sông Cái Lớn một ít. Tả ngạn có những rạch thông thương với sông Cái Lớn,
hữu ngạn có những rạch như Thát Lát, Cái Chanh, Đường Xuồng, Tổng Quản…
Các kinh Chưn Bầu, Thốt Nốt, Ô Môn mang nước ngọt từ sông Hậu đổ về
sông Cái Bé, rồi sông này lại đưa nước vào những cánh đồng của huyện Giồng
Riềng, một phần huyện Gò Quao, mang lại sự trù phú cho một vùng đất rộng hàng
ngàn héc-ta.
Sông Giang Thành: Sông nhỏ bắt nguồn từ cao nguyên Sài Mạt ở
Campuchia. Sông chảy qua địa phận huyện Hà Tiên, dài 20km, đổ nước ngọt vào
Đông Hồ, có cửa thông ra biển. Sông có nhiều nhánh. Tả ngạn có các rạch Cái Đôi,
Trà Phố, Cái Tắt. Hữu ngạn có các rạch Cát, Miễu, Thị Vạn, Của và Mương Đào.
Ngoài ba con sông kể trên còn hàng trăm con rạch chi chít và rất nhiều xẻo
mương. Lại phải kể đến hệ thống kinh đào do nhân dân lao động phải đổ mồ hôi,

thậm chí có khi phải đổ máu để ngày nay có được một mạng lưới thủy lợi có khả
năng chống úng, chống hạn góp phần điều hòa khí hậu và cải thiện điều kiện giao
lưu giữa các vùng hẻo lánh hoặc từ nông thôn xa xôi với thành thị. Đặc biệt, trong
đó có các con kinh Cán Gáo còn gọi là kênh Xẻo Rô khởi công đào trong năm 1928,
có chiều dài 47km, nối sông Cái Lớn với sông Trẹm. Hai bên bờ có rất nhiều con
rạch tự nhiên chảy ra biển hoặc thông vào rừng U Minh mang tên rạch Thứ Nhất
đến rạch thứ Mười Một.


17

Trong điều kiện tự nhiên, “Miệt thứ - U Minh Thượng có đặc điểm riêng biệt
để tạo nên sự phong phú, đa dạng địa hình tự nhiên như: sông, rạch, lung, đìa, bưng,
rọc, bàu, láng, đầm, suối, xép, vàm, doi, vịnh, mũi, gành, đồng, trảng, rọ, bãi, giồng,
gò, …”[Cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2008: 23, 27]. Khi con người đến cư trú, lần
lượt họ đã cải tạo vùng đất này để phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của các thành
phần cư dân.
Kiên Giang có nhiều thuận lợi về điều kiện khí hậu, thủy văn như ít thiên tai,
không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp. Ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào nên rất
thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và gia súc sinh trưởng, phát triển quanh năm.
Chính vì thế hệ sinh thái ở nơi này rất đa dạng. Điển hình, động vật ở U Minh
Thượng rất phong phú. Chim rừng U Minh rất nhiều chủng loại, từ những loài chim
lớn hằng chục kí lô như lông ô, già đãy, bồ nông, chàng bè, giang sen, đến những
loài chim trung bình từ vài ba kí lô trở xuống như cò quắm, diệc mốc, cúm núm,
trích cồ… và rất nhiều loài chim chóc nhỏ. Các loài chim rừng sinh trưởng rất
nhanh, hầu hết chúng sinh đẻ vào đầu mùa mưa khi có cỏ non lên rậm rạp cho đến
giữa mùa mưa.
Cá đồng Miệt thứ – U Minh Thượng tuy không đa dạng về chủng loại, song
trữ lượng của chúng rất đáng kể. Người dân gọi cá đồng là “cá đen” để phân biệt
với các loại “cá trắng” cũng là cá nước ngọt nhưng chúng sống ở sông rạch, ít khi

lên đồng ruộng. Cá đồng bao gồm các loại: cá lóc, cá trê vàng, cá rô, cá sặt bướm,
cá dầy, cá bông, cá lăng, cá thác lác, cá gấm, cá chốt, cá trèn… Trong số này cá lóc,
cá trê là hai chủng loại trội nhất về số lượng cũng như trọng lượng. Theo tổ chức
Lương nông Quốc tế (FAO) đánh giá, trọng lượng cá lóc và cá trê chiếm 80% trong
tổng số lượng cá đồng. Trong Gia Định thành thông chí ghi nhận xứ này có “nước
từ ao chằm ở ruộng chảy thông ra biển, có sinh nhiều cá, trạnh, ba ba” [Trịnh Hoài
Đức, tâp Thượng 1972:116]. Đây là nguồn thủy sản rất lớn của thiên nhiên ở Miệt
thứ - U Minh Thượng ưu đãi người dân. Nhìn chung, các giống cá đồng ở Miệt thứ
– U Minh Thượng cùng một đặc điểm về khả năng sinh tồn, chúng xác định được
tập tính khá đặc biệt so với các loài cá khác. Ngoài khả năng tự vệ và phát triển nòi


18

giống; cá lóc, cá trê, cá rô còn có khả năng đề kháng rất mạnh đối với nghịch cảnh.
Nhờ vào khả năng này mà người ta có thể vận chuyển chúng đi xa bằng các phương
tiện thông thường như chở bằng ghe rỗi2 hoặc chở bằng thùng sắt.
Ngoài ra, mật ong là một loài đặc sản nổi tiếng ở U Minh với hai loại ong:
ong dọi và ong gác kèo. Đến mùa bông tràm, các đàn ong bay về lấy mật trên ngọn
cây, cư dân Miệt thứ - U Minh nhân đó gác kèo để ong về làm tổ trong khu vực
mình canh tác. Ong làm tổ tự nhiên được gọi là ong dọi (thường có tổ không to do
ong làm tổ trên những cành cây nhỏ); ong làm tổ trên các cây kèo do người dân xếp
đặt có chủ ý gọi là ong gác kèo (tổ ong này thường to có khi diện tích cả tổ ong lớn
gần bằng chiếc đệm bàng). Theo tài liệu của người Pháp, năm 1873, nhà cầm quyền
tỉnh Rạch Giá thu thuế mật ong và sáp ong khoảng 25.000 phơ-răng, tương đương
số thuế thân thu được trong tỉnh.
Khoảng một thế kỷ trước, rừng U Minh có nhiều cọp và sấu. Hiện nay, ở đây
có nhiều heo rừng, có bầy hàng trăm con, kế đến là nai. Trăn và kỳ đà rất nhiều, có
con nặng hàng trăm kí. Trúc (tê tê), khỉ, chồn, rắn rất phong phú, đa dạng về chủng
loại. Lươn, ếch cũng là những loài chiếm số lượng lớn ở rừng U Minh. Chuột đồng

được coi là nguồn thực phẩm giàu chất đạm nhưng đồng thời cũng là một trong
những mối lo của người dân bởi đặc tính phá hoại mùa màng, cây trái của chúng...
Mảng thực vật ở Miệt thứ - U Minh Thượng có phần hạn chế do nguồn nước
ngập mặn và chỉ thích hợp cho một số loại cây trồng công nghiệp, cây ăn trái thì có
phần ít ỏi so với những vùng đất khác ở Tây Nam Bộ. Thực vật hoang dã và được
trồng trọt ở Miệt thứ - U Minh Thượng có rất nhiều loài. Các giống cây chịu được
nước phèn và ngập mặn như tràm, vẹt, đước, sú, bần… trở thành rừng phòng hộ
dưới bàn tay chăm sóc của người dân Miệt thứ. Đây cũng là nguồn lợi kinh tế khai
thác tự nhiên của cư dân vùng U Minh Thượng. Rau xanh ở đây cũng đã góp phần
tạo thành những món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của cư dân địa phương.

2

Ghe rỗi là loại ghe có nhiều ngăn chứa nước ngọt để rộng cá.


19

1.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội
Từ đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn đã thi hành một chính sách “đóng cửa” với
bên ngoài; vì thế nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị sa sút, đình đốn. Hoạt động thủ
công nghiệp lâm vào bế tắc do việc trưng tập những thợ giỏi vào làm trong các công
xưởng của nhà nước, cùng những luật lệ cấm đoán khác. Thương nghiệp cũng
không phát triển như trước đây. Mặc dù nền kinh tế hàng hóa của nước ta trong nửa
đầu thế kỷ 19 đã có bước phát triển mới nhưng những chính sách cấm đoán của nhà
Nguyễn đã làm cản trở rất nhiều đối với ngành nội thương, còn ngành ngoại thương
thì gần như tê liệt. Nhìn chung trên cả nước, nông nghiệp bị sa sút trầm trọng, sức
sản xuất của nông nghiệp rất yếu kém.
Trong những năm dưới các triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, có hàng
chục vụ đói kém lớn ở nhiều tỉnh trong nước. Đặc biệt thời Tự Đức, mất mùa, đói

kém xảy ra liên tục. Tình trạng đó cũng xảy ra cả ở một vài địa phương của Nam
Bộ, những nơi mà điều kiện sản xuất nông nghiệp không được thuận lợi. Năm 1841,
Hà Tiên bị thiếu gạo, giá gạo tăng hơn gấp ba lần. Đời sống của nông dân vô cùng
điêu đứng. Vấn đề ruộng đất đặt ra rất gay gắt cả ở Nam Bộ, một vùng đất mới khai
phá. Báo cáo của tổng trấn Gia Định gửi về triều đình năm Minh Mạng thứ 21 (1840)
cho biết là trong trấn không có ruộng công.
Nền kinh tế sa sút cộng với chế độ sưu thuế nặng nề khiến người dân càng
lâm vào cảnh khốn cùng đã đẩy một bộ phận cư dân về đây khai hoang mở đất biết
bao gian lao, nguy hiểm; nhưng với tinh thần kiên trì, lao động cần cù họ đã biến
rừng hoang thành ruộng rẫy, xóm làng. Nhân dân quần tụ về Miệt thứ - U Minh
Thượng ngày càng nhiều, khai thác cá đồng, cá biển, mật ong, sáp và thú rừng. Hoạt
động nông nghiệp lúc đầu chủ yếu là trồng lúa nước, khoanh từng khoảnh làm
ruộng giống lúa sớm để tránh nước mặn. Do đất mới mở, hàm lượng phù sa màu mỡ
nên lúa tốt, thu hoạch cao; dân các nơi về đây lập nghiệp càng đông, nhất là số
người ở Rạch Giá, Rạch Sỏi. Khi có kinh xáng Xẻo Rô (1932), chính quyền Pháp


20

cho lập đồn kiểm lâm để giữ rừng. Người Hoa (gốc Tiều Châu) tụ hợp và chiêu dụ
người Khơ-me cùng về đây sinh sống nên dân cư ngày càng trở nên đông đúc.
Sau 1975, sản xuất nông nghiệp ngày càng có điều kiện phát triển do dân tụ
cư ổn định cuộc sống không còn tản lạc vì chiến tranh. Ngành khai thác thủy hải sản
được nhà nước quan tâm và hỗ trợ cung ứng xăng dầu, ngư cụ… phục vụ khai thác
đánh bắt nhất. Lâm trường ở U Minh Thượng đã có thiết lập hệ thống bảo vệ phòng
chống cháy và tăng cường trồng rừng phòng hộ. Tuy nhiên, đời sống người dân ở
Miệt thứ - U Minh Thượng, nhất là nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong bối
cảnh kinh tế - xã hội thời bao cấp và thiên tai gây thất mùa, dịch bệnh sốt xuất huyết
gây thiệt hại về người và của.
Từ 1986 đến nay, đời sống cư dân Miệt thứ – U Minh Thượng được đổi thay,

sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có nhiều thuận lợi. Người dân Miệt thứ đã áp dụng
các biện pháp canh tác trong nuôi thủy sản kết hợp trồng cây nông nghiệp, cây công
nghiệp ngắn ngày để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. Gần đây, với với sự
bùng nổ của thông tin, họ đã biết lai giống vật nuôi và cây trồng để tăng năng suất
đem lại nguồn lợi đáng kể cho gia đình và xã hội.

1.2 Miệt thứ - U Minh Thượng nhìn từ hệ tọa độ văn hóa
1.2.1 Chủ thể văn hóa
Miệt thứ - U Minh Thượng là một trong những vùng đất hoang vu hiểm trở
nhất so với Tây Nam Bộ. Khoảng cuối thế kỷ 17, lưu dân người Việt, tiếp theo đó là
người Hoa và người Khơ-me với nhiều lý do chính trị, kinh tế cũng vượt biển, vượt
biên giới cùng đến vùng đất này tụ cư, lập nghiệp.
Trên bình diện chung của toàn vùng Nam Bộ, năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc
Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai. Tại đây,
ông tiến hành “chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long (nay
thăng làm phủ) dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa ngày nay), lấy xứ Sài Gòn làm
huyện Tân Bình (nay thăng làm phủ), dựng dinh Phiên Trấn (tức dinh Gia Định
ngày nay), mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và các cơ đội thuyền


21

thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất đai được nghìn dặm, được hơn 4 vạn
hộ, bèn chiêu mộ những người dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về Nam cho đến ở cho
đông. Thiết lập xã thôn, phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định
lệ thuế tô dụng, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở Trấn Biên
lập làm xã Thanh Hà, ở Phiên Trấn lập làm xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở
buôn bán đều thành dân hộ” [Nguyễn Thị Hoa Xinh 2008:394].
Theo sử sách cũ ghi chép, cùng thời gian Trần Thượng Xuyên mở đất lập
phố ở Biên Hòa, Dương Ngạn Địch lập làng ở Mỹ Tho, Mạc Cửu là người xã Lôi

Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cũng vì
việc bất mãn nhà Thanh chạy sang phương Nam chiêu tập dân xiêu dạt đến các nơi
Phú Quốc, Cần Bột, Giá Khê, Lũng Kỳ, Hương Úc, Cà Mau (thuộc tỉnh Hà Tiên) lập
thành 7 xã thôn. Mạc Cửu đã biến toàn bộ vùng đất Hà Tiên – Long Xuyên – Bạc
Liêu – Cà Mau (được gọi chung là Hà Tiên) thành khu vực cát cứ của dòng họ mình.
Trước tình hình phát triển hết sức nhanh chóng của đất Gia Định dưới quyền
quản lý của chính quyền Đàng Trong, Mạc Cửu ngày càng nhận thấy không thể
không dựa vào Chúa Nguyễn nếu muốn tiếp tục củng cố và mở rộng thế lực trên
vùng đất này, nên đã đem toàn bộ vùng đất đang cai quản về với Chúa Nguyễn.
Sách Đại Nam thực lục chép sự kiện xảy ra vào năm 1708: “Đến đây Cửu ủy cho
người bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xã dâng thư xin là Hà Tiên trưởng. Chúa nhận
cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân
ngày càng đến đông”. Tháng 4 - 1711, Tổng binh trấn Hà Tiên Mạc Cửu đã đến cửa
khuyết để tạ ơn và được Chúa Nguyễn Phúc Chu hậu thưởng.
Trước làn sóng di cư vào Nam tìm đất sinh sống của đông đảo nông dân có
gốc gác từ xứ Thuận – Quảng, Chúa Nguyễn cho người đứng ra tổ chức các cuộc di
cư, lập thành các xã, thôn của người Việt. Chúa Nguyễn tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân vào
đây khai hoang lập ấp. Trên vùng đất Nam Bộ, Chúa Nguyễn đã có chính sách
khuyến khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến


22

ruộng đất khai hoang trở thành sở hữu tư nhân. Chính sách này được thực thi lâu dài
và nhất quán như một phương thức khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ nói chung. Lực
lượng khai hoang chủ yếu ở phần đất phía Tây sông Hậu, trong đó có Miệt thứ - U Minh
Thượng là lưu dân người Việt, cùng với người Khơ-me, người Hoa và người Chăm.
Người Việt sớm đã trở thành cư dân đa số ở Miệt thứ - U Minh Thương từ thời
kỳ đầu khẩn hoang, lập nghiệp. Họ vốn là những người nông dân nghèo khồ, cùng

cực bị áp bức, bị tù đày, buộc phải rời bỏ quê hương, bản xứ, tìm đến vùng đất mới
để dung thân, thay tên đổi họ để che giấu tung tích và định cư ở Miệt thứ - U Minh
Thượng, kẻ sớm người muộn, theo từng nhóm năm ba gia đình. Về sau, bà con, bạn
bè thân thuộc lần lượt hội tụ với nhau thành từng xóm, thường là lấy tên người đến
ở đầu tiên để đặt tên cho xóm như: xóm Hào Dần, xóm Ba Luân ở Rạch Cóc, xóm
Quản Cửu ở Xẻo Dinh, xóm ông Tám Bến Tre, xóm Bà Liễu … Buổi đầu, họ sống
chủ yếu dựa vào các nguồn lợi của thiên nhiên như: bắt cá, ăn ong, bắt chim, rắn,
rùa bằng những dụng cụ, phương tiện đánh bắt rất thô sơ, đơn giản như câu hoặc
đâm cá bằng chỉa, xà búp…rồi đem ra chợ bán bằng xuồng ba lá. Người Hoa, gồm
những người không thuần phục nhà Thanh, ly hương thành từng đoàn vượt biển đến
vùng đất này và coi đây như một quê hương thứ hai của mình. Cùng với người Việt,
họ khai phá rừng làm rẫy trồng hoa màu ở vùng Cái Nước, Lô Hai, Lô Ba…, mở
mang nhiều nghề để sinh sống đặc biệt họ chú trọng thương mại và rất sành nghề đi
biển. Người Khơ-me có gốc gác từ Phước Long, Thủy Liễu (Gò Quao), Minh
Lương (Châu Thành) chuyển cư tới đây làm tá điền theo sự điều động của địa chủ
có đất đai ở Miệt thứ - U Minh Thượng. Thực chất, lực lượng này cũng là tầng lớp
nông dân nghèo khổ bị áp bức bóc lột. Ngoài ra, còn có một số người Chăm cũng
phiêu tán đến xứ này làm ăn sinh sống.
Nhìn chung, các thành phần cư dân ở Miệt thứ - U Minh Thượng đều là
những người “tứ xứ” cùng chung hoàn cảnh “tha phương cầu thực” nên dễ thông
cảm, chia sẻ lẫn nhau trong công việc làm ăn và trong cuộc sống đời thường. Họ
xây dựng mối quan hệ đoàn kết, bình đẳng trong sinh hoạt cộng đồng để nương tựa
vào nhau. U Minh lúc bấy giờ là một vùng rừng già âm u, mù mịt ở ven sông Cái


23

Lớn, từng nhóm người lần tìm vào rừng từ các con rạch nhỏ, tìm nơi làm chòi trại
để nương náu, khai thác rừng hoang để sinh sống.
Những con người có cuộc đời từng trải ấy, tuyệt đại bộ phận là nông dân nghèo

bị ách áp bức, phân biệt đối xử của các thế lực phong kiến đương thời nên trong họ
sớm hình thành một ý thức chung là “đoàn kết, đấu tranh để sinh tồn”. Dù mỗi cộng
đồng cư dân có ngôn ngữ của mình nhưng qua thời gian cùng cộng cư trên một vùng
đất này, tiếng Việt mặc nhiên trở thành ngôn ngữ phổ thông được sử dụng chung
trong giao tiếp, sinh hoạt, trao đổi, làm ăn của các thành phần cư dân ở đây.
Trải qua quá trình tụ cư ở Miệt thứ - U Minh Thượng cách nay vài ba thế kỷ,
mặc dù có khác nhau về nguồn gốc cư dân, ngôn ngữ và văn hóa, nhưng người dân
nơi đây luôn gắn bó, nương tựa nhau theo tình làng nghĩa xóm để vượt qua những
khó khăn, thách thức trong ứng xử, thích nghi với điều kiện tự nhiên và môi trường
sinh thái – nhân văn của vùng đất này để phát triển kinh tế hộ gia đình, bảo đảm đời
sống sinh hoạt, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.
Tình cảm đó được thể hiện bằng những câu tâm sự:
“Chạy nghèo tôi đã chạy cùng phương
Trông cậy vào đâu cũng hết đường
Kêu cứu vào đâu kêu cứu nữa
Bọn nghèo – chỉ có bọn nghèo thương!” 3
Sau những lúc lao động cực nhọc, họ cũng giải trí bằng các hình thức văn
hóa, văn nghệ dân gian như: ca hát, nói thơ, hò đối đáp, đặt các bài vè… để động
viên nhau và thư giãn sau những giờ lao động vất vả, gian lao. Nội dung văn nghệ
vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân gian từ ngàn xưa truyền lại và phát triển. Thời
ấy có ông Phan Văn Kiên (Sáu Kiên), ông Tư Đờn lập gánh hát bộ ở ấp Xẻo Cạn,
tập hợp nam nữ thanh niên dạy đờn ca phục vụ bà con hàng xóm lúc gia đình có hỉ
sự. Tại nhà ông Sáu Kiên, luôn có sân khấu để tập dượt biểu diễn. Ấp Hốc Hỏa
cũng có gánh hát bội Huỳnh Kim của ông bà Bầu Ba để giúp dân giải trí lành mạnh.
3

Thơ khuyết danh


24


Các vở tuồng hát bội có nội dung điển tích của Trung Hoa và Việt Nam nhằm nhắc
nhở, giáo dục con người đạo lý xử thế, sống có nhân nghĩa.
1.2.2 Thời gian văn hóa
Khoảng đầu thế kỷ 17, vai trò Chúa Nguyễn ngày càng được khẳng định, mở
rộng và củng cố trên vùng đất Nam Bộ. Gia Định Thành thông chí có ghi: Vào năm
niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680) đời Đại Thanh, nhà Minh mất, ông Cửu không
phục chính sách nhà Thanh, để tóc dài chạy qua phương nam ở tại phủ Nam Vang
nước Cao Miên, .... ông chiêu mộ dân phiêu lưu ở Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột,
Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau lập làm 7 xã thôn.... Mạc Cửu bèn sai người thuộc
hạ là Trương Cầu, Lý xá đệ biểu văn trần tình đến kinh đô Phú Xuân xin làm quan
trưởng xứ ấy.
Mùa thu tháng 8 năm Mậu Tý (1708) đời vua Hiếu Tông Hiếu Minh Hoàng
đế (Nguyễn Phúc Chu) sắc cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên phong tước
Cửu Ngọc Hầu; Cửu lập dinh trại đồn trú ở đất Phương Thành, nhơn dân càng ngày
qui tụ càng đông đảo” [Trịnh Hoài Đức, tập Trung 1972:79-80].
Vùng đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong là sự kiện đánh dấu
bước phát triển quan trọng trong quá trình mở rộng chủ quyền của Chúa Nguyễn
trên vùng đất Nam Bộ. Đến đầu thế kỷ 18, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận
Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài biển Đông và Vịnh Thái
Lan. Sau khi Mạc Cửu mất, Chúa Nguyễn tiếp tục phong cho con của Mạc Cửu là
Mạc Thiên Tứ làm Đô đốc trấn Hà Tiên và ban đặc ân miễn thuế, sai xuất dương
tìm mua các của quý báu để nộp. Lại sai đúc tiền để tiện việc trao đổi. Thiên Tứ
chia đặt nha thuộc, kén bổ quân ngũ, đắp thành lũy, mở phố chợ, khách buôn các
nước đến họp đông. Ông cho vời những người có tài văn học, mở Chiêu Anh các,
ngày ngày cùng nhau giảng bàn và xướng họa.
Mạc Thiên Tứ không chỉ ra sức xây dựng và phát triển Hà Tiên trở thành một
trung tâm kinh tế phồn thịnh, mà còn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền với tư cách
là người được giao trách nhiệm bảo vệ vùng biên giới cực Nam đất nước. Sách Đại



25

Nam thực lục cho biết vào năm 1739, “Nặc bồn nước Chân Lạp lấn Hà Tiên….
Thiên Tứ đem hết quân bản bộ ra đánh, đuổi tới Sài Mạt, ngày đêm đánh hăng,
lương thực không tiếp kịp. Vợ là Nguyễn Thị đốc suất vợ lính vận lương đến nuôi
quân, quân không bị thiếu ăn, hăng hái cố đánh phá được quân Bồn. Tin thắng trận
báo lên, Chúa cả khen ngợi, đặc biệt cho Thiên Tứ chức Đô đốc tướng quân, ban
cho áo bào đỏ và mũ đai, phong Nguyễn Thị làm phu nhân. Do đó Chân Lạp không
dám nhòm ngó Hà Tiên nữa”.
Năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi vương, tổ chức bộ máy hành
chính thống nhất, chia toàn bộ đất Đàng Trong thành 12 dinh và 1 trấn phụ thuộc.
Các dinh đều đặt trấn thủ, cai bạ và ký lục để cai trị. Đứng đầu trấn là chức đô đốc.
Riêng vùng đất Nam Bộ lúc ấy gồm 3 dinh là dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn,
dinh Long Hồ và trấn Hà Tiên.
Vùng đất Hà Tiên sau khi nhập vào lãnh thổ Đàng Trong, ngày một hưng
thịnh. Cũng theo Gia Định thành thông chí, vào năm 1756, Chúa Nguyễn đã chấp
nhận việc lấy đất ở hai phủ Tầm Bồn và Lôi Lạp phái người đến xem xét hình thế,
sau đó tiến hành đặt lũy đóng quân, phân chia ruộng đất cho quân lính và dân tiến
hành khẩn hoang, vạch rõ địa giới, cho đặt lệ vào châu Định Viễn để thu nạp lấy
toàn khu. Sang năm 1757, Chúa Nguyễn lại tiếp tục cho lệ năm phủ vào Quản Hạt
Hà Tiên. Lúc bấy giờ, Mạc Thiên Tứ xin được đặt Giá Khê làm Đạo Kiên Giang, Cà
Mau làm Đạo Long Xuyên. Được sự thuận tình của Chúa Nguyễn, ông sắp đặt quan
lại, chiêu tập dân cư, lập thôn ấp làm địa giới Hà Tiên ngày càng thêm rộng lớn.
Như vậy, đến năm 1757, những phần đất còn lại ở miền Tây Nam Bộ mà trên
thực tế đã thuộc quyền cai quản của Chúa Nguyễn từ trước đó, chính thức thuộc chủ
quyền của Việt Nam. Sau này, dưới thời Nhà Nguyễn (1802 – 1945), tuy có một số
địa điểm cụ thể vẫn còn được tiếp tục điều chỉnh, nhưng trên căn bản khu vực biên
giới Tây Nam Việt Nam đã được hoạch định từ năm 1757.
Thuở sơ khai đất đai canh tác chưa rộng, dân cư chưa đông, bối cảnh thiên

nhiên vô cùng khắc nghiệt; nhưng suốt bao đời người dân ở Miệt thứ - U Minh


×