Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu hỏi và đáp án môn Luật hình sự chương 2 Tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.56 KB, 10 trang )

CÂU HỎI CHƯƠNG II: TỘI PHẠM
Câu 1: phân tích khái niệm tội phạm theo quy định tại điều 8 BLHS năm 2015?
Câu 2: phân tích các căn cứ đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm?
Câu 3: bài tập tình huống
Câu 4: làm rõ những điểm mới của BLHS năm 2015 về cách xác định loại tội phạm
trong phần các quy định chung của BLHS?
Câu 5: phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác?


Câu 1: phân tích khái niệm tội phạm theo quy định tại điều 8 BLHS năm 2015?
I.Khái niệm:
Khoản 1 điều 8 BLHS 2015 đã sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 phải bị
xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác.
II. Phân tích khái niệm tội phạm
1. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự: Chủ thể
của tội phạm là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm, mà chỉ
những người có năng lực trách nhiệm hình sự mới là chủ thể của tội phạm.



Bộ luật hình sự không quy định năng lực trách nhiệm hình sự là gì, mà chỉ quy
định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật hình
sự 2015) và tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015). Từ quy
định này, có thể hiểu chủ thể của tội phạm phải là người có độ tuổi nhất định, có
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
2. Về hành vi của tội phạm

Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi đã gây
ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Các quan hệ đó là: độc tập, chủ quyền, thống nhất. toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp cửa tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe. danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân. xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì không phải là
hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội. Việc đánh giá
hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào tình hình phát triển của
xã hội và yêu cầu đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Khi đã xác định một hành vi nguy
hiểm cho xã hội cũng tức là đã coi hành vi đó là hành vi phạm tội tuy nhiên người
thực hiện hành vi đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn phải căn cứ
vào các yếu tố khác như. tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi và các trường hợp loại
trừ trách nhiệm hình sự

Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự: Việc
nhà làm luật quy định chỉ những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự mới là tội phạm là nhằm gạt bỏ việc áp dụng nguyên tắc tương tự.
Chỉ có Bộ luật hình sự quy định về tội phạm, không có văn bản pháp.luật nào khác
được quy định tội phạm.











3. Yếu tố lỗi của tội phạm
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi: Lỗi là thái độ
tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi
đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Khoa học luật hình sự coi lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội
phạm. Nếu một hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi thì người có
hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không đủ yếu
tố cấu thành tội phạm).
Tội phạm là hành vi có lỗi, tính có lỗi là thuộc tính cơ bản của tội phạm, là cơ
sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự vế hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra. Luật hình sự Việt Nam không chấp
nhận hình thức buộc tội khách quan; tội phạm là hành vi tổng hợp các yếu tố chủ
quan và khách quan, các yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thể
thống nhất (tội phạm là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và mặt khách quan)
4. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ
xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ.
Đây cũng là một đặc điểm mà thiếu nó thì không phải là tội phạm. Các quan
hệ xã hội thì có nhiều, do nhiều ngành luật điều chỉnh, nhưng Bộ luật hình sự chỉ
bảo vệ những quan hệ có liên quan trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc

phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân và nhưng lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Khách thể là một yếu tố rất quan trọng của tội phạm; các hành vi xâm phạm
đến các quan hệ xã hội không phải là khách thể của tội phạm thì không phải là tội
phạm; hiểu rõ khách thể của tội phạm giúp chúng ta xác định tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội, phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.


Các đặc điểm của tội phạm



Về bản chất pháp lý thì tội phạm là một trong 4 loại vi phạm pháp luật, trong đó tội
phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên nó phải chứa đựng đầy đủ các đặc điểm của vi
phạm pháp luật nói chung. Song bên cạnh đó nó còn mang các đặc điểm có tính đặc
thù riêng của nó để dựa vào đó có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp
luật khác. Các đặc điểm đó đã được thể hiện trong khái niệm tội phạm, đó là:
(i) Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
Bất kỳ một hành vi vi phạm nào cũng đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng đối với
tội phạm thì tính nguy hiểm cho xã hội luôn ở mức độ cao hơn so với các loại vi phạm
pháp luật khác.
Đây là đặc điểm thể hiện dấu hiệu về nội dung của tội phạm nó quyết định các dấu
hiệu khác như tính được quy định trong Bộ luật Hình sự của tội phạm. Chính vì vậy,
việc xác định dấu hiệu này có ý nghĩa như sau:Là căn cứ quan trọng để phân biệt giữa
các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác;Là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định
các dấu hiệu khác của tội phạm;Là căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt.




























Để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chúng ta phải cân
nhắc, xem xét, đánh giá một cách toàn diện các yếu tố sau: Tính chất của quan hệ xã
hội bị xâm phạm;Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội;Mức độ thiệt
hại gây ra hoặc đe doạ gây ra;Hình thức và mức độ lỗi;Động cơ và mục đích phạm
tội; Nhân thân người phạm tội;Hoàn cảnh chính trị xa hội lúc và nơi hành vi phạm tội
xảy ra;Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

(ii) Tính có lỗi
Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe doạ phải áp dụng hình phạt - là biện
pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Mục đích của hình phạt theo luật hình sự Việt Nam
là không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ.
Mục đích này chỉ đạtđược nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực
hiện hành vi phạm tội - tức là khi thực hiện hành vi phạm tội đó họ có đầy đủ điều
kiện và khả năng để lựa chọn một biện pháp xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội
nhưng họ đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
(iii) Tính trái pháp luật hình sự
Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ luật Hình
sự. Đặc điểm này đã được pháp điển hoá tại Điều 2Bộ luật Hình sự“chỉ người nào
phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành
vi đó chưa được quy định trongBộ luật Hình sựthì không bị coi là tội phạm.
Đặc điểm này có ý nghĩa về phương diện thực tiễn là tránh việc xử lý tuỳ tiện của
người áp dụng pháp luật. Về phương diện lý luận nó giúp cho cơ quan lập pháp kịp
thời bổ sung sửa đổiBộ luật Hình sựtheo sát sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội
để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả.
(iv) Tính phải chịu hình phạt
Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc
lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình
sự.
Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào
cũng bị đe doạ phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trongBộ luật Hình sự.
Từ việc phân tích các đặc điểm của tội phạm có thể đưa ra khái niệm tội phạm theo
các đặc điểm của nó: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định
trong bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Ý nghĩa của khái niệm tội phạm
Khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở
thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể và các chế định khác của luật hình

sự. Các khái niệm khác tuy độc lập nhưng cũng chỉ là những khái niệm có tính chất cụ
thể hoá và hoàn toàn phụ thuộc vào khái niệm tội phạm.
Khái niệm tội phạm là cơ sở thống nhất cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình
sự một cách đúng đắn.


Câu 2: phân tích các căn cứ đánh giá tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm?
Thực tiễn công tác phòng chống tội phạm ở nước ta cho thấy, để đánh giá tính chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm phải dựa vào những căn cứ sau:
- Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại (tính chất khách thể)
Khách thể bị xâm phạm càng có tính chất quan trọng thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi xâm phạm đến nó càng cao. Ví dụ: hành vi xâm phạm an ninh quốc gia bao giờ cũng
có mức độ nguy hiểm cao hơn hành vi xâm phạm thân thể con người, hành vi xâm phạm
thân thể con người bao giờ cũng cao hơn hành vi xâm phạm sở hữu
- Tính chất của hành vi khách quan
Tính chất của hành vi khách quan được đánh giá thông qua các biểu hiện sau:
Một là, bản chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội
Tùy thuộc vào từng loại hành vi khác nhau mà mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng được thể
hiện khác nhau
Hai là, công cụ phương tiện người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi
Công cụ phương tiện phạm tội là những vật dụng mà các đối tượng sử dụng để thực hiện
hành vi phạm tội. Hành vi sử dụng công cụ phương tiện đặc biệt là sử dụng vũ khí để thực
hiện tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn khi không sử dụng công cụ PT.
Ngoài ra công cụ PT được sử dụng để thực hiện hành vi càng nguy hiểm càng làm tăng mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Ba là, phương thức thủ đoạn thực hiện hành vi
Phương thức thủ đoạn càng mang tính công khai trắng trợn, càng mang tính dã man, tàn ác
và càng có khả năng gây nguy hại cho nhiều người thì càng làm tăng mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi
Bốn là, mức độ thực hiện hành vi

Tùy thuộc vào giai đoạn mà hành vi thực tế đã được thực hiện để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi. Nếu tội phạm đã hoàn thành, tức là hành vi diễn ra trên thực tế
đã đản bảo đủ các yếu tố của một cấu thành tội phạm cụ thể thì hành vi đó có mức độ nguy
hiểm lớn hơn những hành vi cùng xâm phạm một khách thể nhưng mới dừng lại ở các giai
đoạn trước đó (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt)
- Hậu quá do hành vi nguy hiểm cho xa hội gây ra
Hành vị dã gây ra hậu quả thi nguy hiểm hơn hành, chưa gây ra hậu quả. Hậu quả đã gây ra
cảng nghiêm trọng thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi càng cao
- Tỉnh chất và mic độ lối
Đối với các hành vi giống nhau về các điều kiện khác nhưng chỉ khác nhau về tính chất lỗi
thì hành vi cô ý luôn nguy hiểm hơn hành vi vô ý. Vi dụ: Hành vi cố ý đốt kho xăng có mức
độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn rất nhiều so với hành vi đo vô ý vứt mẫu thuốc lá đang


cháy gần kho xăng dẫn đến hậu quả kho xăng bị cháy. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ khác
nhau của lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xa hội để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi. Lôi càng nặng thi mức độ nguy hiểm cho xă hội của hành vi
càng cao. Những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi được thực hiện với
lỗi cổ ý trực tiếp - loại lỗi nặng nhất, chính vì thế nó có mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn.
- Động cơ, mục đích thực hiện tội phạm
Trong nhiều trường hợp cụ thế, việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gắn với động
cơ, mục đích nhất định sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi so với những
trưởng hợp khác. Các động cơ, mục đích này có thể là chống chính quyền nhân dân, tư lợi,
để hèn..
- Nhân thân của chủ thể thực hiện tội phạm
Những đặc diêm nhân thân của-chủ thể thưrc hiện tôi phạm có ảnh hướng lớn đến việc thực
hiện tội phạm của họ. Hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể đã tái phạm, tái phạm nguy
hiêm luôn nguy hiểm hơn so với cùng hành vi đó nhưng do chủ thé phạm tội lần đâu, phạm
tội do thiếu hiểu biết pháp luật hình sự... thực hiện.
- Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi xảy ra hành vi khi nguy hiểm cho xã

hội
Lợi dụng hoàn cảnh chính trị, hoàn cảnh kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương nói
riêng đang phải trái qua những khó khăn nhất định để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội sẽ có mức độ nguy hiêm cho xã hội cao hơn so với việc thực hiện cùng hành vi đó nhưng
trong những hoàn cảnh khác.
- Các tình tiết giảm nhẹ tăng nặng TNHS
Các tình tiết giảm nhẹ tăng nặng TNHS được quy định tại Đ51 và Đ52 BLHS. Hành vi gắn
với tình tiết này sẽ làm giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi.


Câu 4: làm rõ những điểm mới của BLHS năm 2015 về cách xác định loại tội phạm
trong phần các quy định chung của BLHS?
So với BLHS 1999 thì BLHS 2015 quy định về phân loại tội phạm có nhiều
điểm mới, tiến bộ, phù hợp với đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai
đoạn hiện nay.
Phân loại tội phạm theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
Điều 9 BLHS 2015, quy định về phân loại tội phạm: 1. Căn cứ vào tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội
phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ
trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều
này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật
này.".
Điểm mới về phân loại tội phạm của BLHS 2015 so với BLHS 1999 là tách quy định về
phân loại tội phạm thành điều luật riêng biệt để tránh việc nhầm lẫn về các loại tội
phạm. BLHS 1999 quy định về khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm trong cùng
một điều luật tại Điều 8. BLHS 2015 tách nội dung phân loại tội phạm thành điều riêng
biệt là Điều 9. Việc sửa như vậy là phù hợp vì khái niệm tội phạm và phân loại tội
phạm là hai nội dung hoàn toàn khác nhau, do đó việc gộp hai điều luật lại thành một
dễ dẫn đến nhận thức không cụ thể, rạch ròi giữa hai khái niệm tội phạm và phân loại
tội phạm. Việc quy định phân loại tội phạm thành điều riêng đã thể hiện được tính
minh bạch trong qui định tội phạm và phân loại tội phạm.
BLHS 2015 đổi dấu hiệu "gây nguy hại cho xã hội" thành dấu hiệu "có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội".
Theo quy định trại khoản 2 Điều 8 BLHS 1999 thì phân loại tội phạm phải căn cứ vào
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, từ đó tội phạm được
chia thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên khi qui định cụ thể về từng loại tội phạm thì
tiêu chí phân loại tại khoản 3 Điều 8 BLHS 1999 lại lấy dấu hiệu nguy hại cho xã
hội làm căn cứ. Do vậy, việc sửa đổi bổ sung dấu hiệu "gây nguy hại cho xã hội"
thành "có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội" là nhằm bảo đảm tính đồng
bộ của BLHS 2015.
BLHS 2015 sửa đổi căn cứ phân loại tội phạm ở tội ít nghiêm trọng.
Theo quy định tại Điều 9 BLHS 2015 thì việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng phải


dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS qui định đối với tội đó. Nếu hình

phạt được qui định là hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt
tù đến 03 năm thì xác định đó là tội ít nghiêm trọng.
Vấn đề này được nhà làm luật lý giải là việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng chỉ căn
cứ vào mức phạt tù không quá 03 năm như BLHS 1999 sẽ không bao quát hết các
khung không có hình phạt tù. Vì vậy, BLHS 2015 bổ sung theo hướng ngoài qui định
mức phạt tù đến 03 năm còn bổ sung thêm các hình phạt khác như phạt tiền, cải tạo
không giam giữ.
Phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại
Điều 9 BLHS 2015 đã được Quốc hội được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14
ngày 20/6/2017, theo hướng cơ cấu lại toàn bộ điều luật này. Theo đó, 4 khoản (1, 2, 3
và 4) của Điều 9 được chuyển thành 4 tiết (a, b, c và d) của khoản 1 và bổ sung khoản
2 của điều này để quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội
và phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại. Khoản 2 Điều 9 quy định việc
phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại theo hướng viện dẫn cách phân loại
đối với cá nhân phạm tội, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội do cá nhân thực hiện để quy định tương ứng hành vi phạm tội của pháp nhân
thương mại. Cách quy định này là cơ bản phù hợp trong điều kiện lần đầu tiên BLHS
quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và tạo thuận lợi trong
thực tiễn áp dụng. Đồng thời, việc phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại
phạm tội thành 04 loại tương ứng với phân loại tội phạm đối với cá nhân còn là căn cứ
xác định các loại thời hiệu, thời hạn, thẩm quyền... trong tố tụng hình sự.
Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015, các hình phạt chính áp dụng đối
với pháp nhân thương mại phạm tội không chỉ có phạt tiền mà còn bao gồm cả hình
phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Theo nguyên tắc
quy định tại khoản 3 của Điều này thì “đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại
phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính”. Như vậy, trong những trường hợp pháp
nhân thương mại phạm tội bị áp dụng hình phạt đình chỉ (có thời hạn hoặc vĩnh viễn)
thì tội phạm trong trường hợp này được phân loại là tội phạm gì?
Điều 79 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:

“1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại
trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc
có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi
trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả
năng khắc phục hậu quả gây ra.
2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh
viễn toàn bộ hoạt động”.
Như vậy, nếu pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79,
tương ứng với mỗi tội danh trong phạm vi Điều 76 quy định, thì bị đình chỉ hoạt động
vĩnh viễn. Nếu đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì trường hợp này
có thể xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, nhưng căn cứ vào đâu để phân loại
tội phạm trong trường hợp đó cũng là vấn đề cần làm rõ.


Câu 5: phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác?
Vi phạm pháp luật là một khái niệm rộng, bao gồm: vi nhum pháp luật hình sự, vi phạm pháp
luật hành chính, vi phạm pháp luật đan sự, vì phạm kỷ luật. Như vậy, tội phạm (vi phạm
pháp luật hình sự) là một trong nhiều dạng củn vi phạm pháp luật. Vì thế, giữa tội phạm và
các vi phạm pháp Juật khác có nhiêu đặc điểm giống nhau, đặt ra yêu cầu cần phải được
phân biệt rõ ràng nhãm tạo cơ sở cho việc xử lý đúng người, đúng tính chất và mức độ của
hành vi vi phạm. Sự khác nhau cơ bản giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác dựa trên
các tiêu chỉ sau:
1. Về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác tuy đều là các hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng
tội phạm là hành vi có tinh chất nguy hiểm cho xã hội đáng kể, còn các vi phạm pháp luật
khác có tính chất nguy hiểm cho xã hội chưa đáng kế." Trong Bộ luật Hình sự hiện hành, có
những hành vi mà ranh giới giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác rõ ràng bởi tính chất
hiểm đáng kế và chưa đáng kế rất rành mạch, ví dụ như: tội giết người (Điều 123), tội cướp
tài sản (Điều 168). Tuy nhiên, ranh giới giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác của
nhiều hành vi không thế hiện được quy định rõ ràng, đòi hỏi phải có sự giải thích luật như:

tội đảo nhiệm (Điều tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393). đây là dấu hiệu cơ bản nhất
để phân định tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Thực tế cho thấy, khó có thể tim. thấy
ranh giới cố định của sự khác nhau giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, bởi le việc
quan niệm tính chất, mức độ nguy hiếm cho xã hội của hành vị thay đổi theo từng thời ký
lịch sử của mỗi nước, cũng như mỗi chế độ. Nói cách khác, quan niệm về tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi thay đổi theo hoàn cảnh chính trị - xã hội và xuất phát từ lập
trường, quan diểm giai cấp khác nhau, từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội.
Chính vi thế, trong một hoán cảnh và thời gian nào đó, hảnh vi này bị coi là tội phạm, nhưng
trong hoàn cảnh cụ thể khác, có thể lại không bị coi là tội phạm
2. Về hình thức pháp lý
Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, vi phạm pháp luật được quy
định ở các văn bản pháp luật khác không phải là Bộ luật Hình sự nhưr: Luật Hành chính,
Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Đất đai... Khi một hành vi không được quy định trong Bộ
luật Hình sự thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hoặc pháp nhân
thương «nại đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
3. Về hậu quả pháp lý
Hậu quả pháp lý luôn gân liên với tội phạm là trách nhiệm hình sự, trong đó biểu hiện chủ
yếu thông qua việc áp dụng hình phạt. Hình phạt là biện pháp cường chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước đổi với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Trong khi đó, các loại vi
phạm pháp luật khác bị xử lý bằng những biện pháp cường chế của nhà nước ít nghiêm khắc
hơn hình phạt, được quy dịnh cụ thể trong chế tài của các ngành luật khác. Áp dụng hình
phạt với người hoặc pháp nhân thưrơng mại phạm tội dẫn đến hậu quả để lại án tích cho
người hoặc pháp nhân thương mại đó. Việc áp dụng hình phạt khiến cho người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội bị hạn chế một số quyền và lợi ích nhất định, thậm chí bị tước bỏ
quyền công dân, quyền được sống của con người, đình chi hoạt động của pháp nhân thương


mại. Trong khi đó, người hoặc pháp nhân vi phạm pháp luật khác có thể bị xử lý bằng biện
pháp cường chế khác nhưng không để lại những hậu quả trên.
4. Về chủ thể thực hiện

Chủ thể của tội phạm hẹp hơm so với chủ thế của các vi phạm pháp luật khác. thể là người
có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm, trong khi
chủ thể của các vi phạm pháp luật khác có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp
luật.
5. Về thẩm quyền xác định
Thẩm quyền xác định tội phạm chỉ có thể là tòa án hình sự các cấp, trong khi đó, thẩm quyền
xác định các vi phạm pháp luật khác là các tòa án khác như: tòa án dân sự, tòa án kinh
tế..hay do các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ
thể vi phạm



×