Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

VIÊM DA TIẾP xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )

VIÊM DA TIẾP XÚC DỊ ỨNG
(ACD: ALLERGIC CONTACT DERMATITIS)


Định nghĩa
• Viêm da tiếp xúc là một dạng của viêm da do tiếp xúc tại chỗ với các
dị nguyên nhạy cảm hoặc các chất kích thích tại chỗ.


DỊCH TỄ HỌC
• Tỷ lệ mắc: vào khoảng 7.9/1000 người.
• Một số nghiên cứu: 15-20% có ít nhất 1 patch test dương tính với các
dị nguyên.
• Ở Mỹ, chi phí y tế có liên quan đến viêm da tiếp xúc vào khoảng 250
triệu đô la / năm do giảm khả năng lao động, chi phí dùng thuốc và
các dịch vụ y tế khác.
• Tuổi: trẻ lớn, người lớn, ít khi bị ở trẻ nhỏ và người già


CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN
• Yếu tố di truyền, cơ địa
• Dị nguyên
- Hầu hết là hapten: + protein ở biểu bì -> kháng nguyên hoàn chỉnh.
- thường có phân tử lượng nhỏ (<500 Da mới có khả năng vượt qua
hàng rào biểu bì), các dị nguyên có thành phần là lipid dễ tan trong
nước nên càng dễ dàng vượt qua hơn..
• Có sự tiếp xúc: có thể liên quan đến nghề nghiệp


Cơ chế: QUÁ MẪN TYP IV







Phản ứng quá mẫn chậm
2 giai đoạn: mẫn cảm và phản ứng
Xảy ra sau vài ngày, vài tuần sau khi tiếp xúc dị nguyên
Phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào lympho T mẫn cảm
Điều trị tùy thuộc vào thể lâm sàng



GIẢI PHẪU BỆNH
• phù nề khoảng gian bào
• có sự thâm nhiễm của các tế bào viêm xung quanh mạch máu
của da, chủ yếu là tế bào eosinophil trong giai đoạn cấp của bệnh.
• mãn tính: quá sản của tế bào biểu mô -> dày da hơn bình thường.


Các hóa chất gây viêm da tiếp xúc thường gặp
1. Nickel sulfate

2. Các chất tạo mùi hương
3. P-phenyldiamine

Có ở khắp mọi nơi. Đồ trang sức như vàng, bạc thuộc nhóm này. Vàng trên 18 cara thì tương
đối an toàn, nhôm cũng tương tự như vậy, thép không rỉ cũng có nickel nhưng nó không bị giải
phóng ra
Các chất tạo mùi hương tạo nên hương thơm dễ chịu như hương quế, vanillin, hương hoa sồi,

eugenol, geraniol. Chúng được dung như hương liệu

Các chất được dùng để bảo quản vaccin, kháng huyết thanh, thuốc dùng trong chuyên khoa mắt
và tai mũi họng
4. Chromate
Rất nhạy cảm khi ở dạng bột khô. Được dùng như chất chống oxy hóa và chống rỉ. Chúng được
tìm thấy trong keo, hồ, thuộc da, sơn, diêm, chất tẩy
5.Methyldibromoglutaronitril/phenoxyeth Các chất dự phòng, kháng khuẩn
anol (MDBGN/PE)
6. Hỗn hợp Thiuram
Cao su,chất diệt nấm, sinh vật. Cũng tìm thấy trong dầu máy. Làm giảm tác dụng của các thuốc
điều trị chứng nghiện rượu
7.Methylchloroisothiazolinon/methylisoth Chất bảo quản sơn, hồ dán và mỹ phẩm
iazolinon (Kathon CG)
8. Formaldehyde
Chất bảo quản thuốc, mỹ phẩm, mô tế bào; thuộc da, chất khử trùng, thuốc nhuộm vải. Cũng có
trong thuốc diệt nấm, thuốc sâu.
9. Parabens
Có trong kem chống nắng và là chất bảo quản mỹ phẩm


Nguyên nhân thường gặp theo vị trí bị viêm da tiếp xúc
Da đầu
Tai
Mí mắt

Dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc
Khuyên tai kim loại, kính, sản phẩm dưỡng tóc
Sơn móng tay, mỹ phẩm, kính đeo, dị nguyên trong không khí


Mặt

Mỹ phẩm, kem lót, kem chống nắng , dị nguyên trong không khí

Cổ

Vòng đeo cổ, nước hoa, , dị nguyên trong không khí

Thân mình

Kem lót, kem dưỡng da, quần áo, bao gồm cả kim loại và cao su trong quần
áo lót
Chất khử mùi, quần áo
Xà phòng và các chất tẩy rửa, các hóa chất liên quan đến nghề nghiệp, kim
loại, bao gồm cả đồ trang sức, kem lót tại chỗ, găng tay cao su

Nách
Tay
Cơ quan sinh dục (bên
ngoài)
Vùng hậu môn
Cảng chân
Bàn chân

Kem bôi tại chỗ, bao cao su
Phân, kem bôi tại chỗ
Kem bôi tại chỗ, cao su trong tât
Cao su, thuộc da hoặc các nguyên vật liệu làm giày



LÂM SÀNG
• Sau nhiều giờ, nhiều ngày hay nhiều tuần để tiến triển dần, nhưng cũng có thể biểu
hiện sau vài phút đến vài giờ tiếp xúc với dị nguyên.
• Thường có biểu hiện khu trú tại chỗ: Ngứa da
- Cấp tính: ban đỏ, bọng nước, xuất tiết và đóng vảy, tổn thương da có thể lan rộng
ra nhanh chóng; hiếm khi có biểu hiện hoại tử khu trú.
- Bán cấp: ban đỏ, bong vảy, nứt da, khô da, nóng tại chỗ bị viêm.
- Mãn tính: ban đỏ nhưng ít hơn, chủ yếu là dày da, lichen hóa và bong da nhiều.
• Mức độ nặng: phụ thuộc vào
- Mật độ dị nguyên
- Độ nhạy với các dị nguyên của mỗi cá thể.
- Gãi
- Bội nhiễm


LÂM SÀNG
• có thể lan rộng do có chế tự miễn dịch.
• Da đầu, gan bàn tay và gan bàn chân có sức đề kháng tương đối tốt đối với
ACD và có thể không có biểu hiện bệnh, trong khi đó các vùng da xung
quanh có thể bị tác động rất mạnh.
• Dựa vào vị trí biểu hiện bệnh có thể rất hữu ích trong việc tìm dị nguyên.
• Lâm sàng: đặc trưng giống eczema nhưng có thể có biểu hiện như mày đay,
thay đổi sắc tố da, ban đỏ đa hình thái hoặc nổi ban xuất huyết (thường ở
chân)
• Các dị nguyên trong không khí như phấn hoa, nước hoa khói bụi có thể dẫn
đến viêm da ở các vùng hở trên mặt và cơ thể. Viêm da do ánh sáng cũng
tương tự như vậy.


CHẨN ĐOÁN

• Lâm sàng
• Xét nghiệm: Patch test (đọc sau 48 – 96h – 7 ngày)


ĐIỀU TRỊ
• Tránh tiếp xúc dị nguyên
• Thuốc:
- Tại chỗ: làm giảm tính cấp tính và hạn chế sự lan rộng của tổn thương da.
+ Gạc lạnh và ẩm có tác dụng tốt cho các đợt cấp có tổn thương mụn nước và xuất tiết dịch.
+ Bồn tắm thấp và mát lạnh, đặc biệt là tắm cùng keo yến mạch sẽ làm dịu và giúp kiểm soát các đợt cấp.
+ Khi đỡ đợt cấp và hạn chế được sự lan rộng có thể dùng corticoid tại chỗ: hydrocortisone 1–2%, triamcinolone
0.1%
+ kem hoặc nước: vùng mặt, da nhờn… trong các đợt cấp
+ Dạng dầu: mãn tính và tổn thương lichen hóa
- Trong các đợt cấp + tổn thương da > 10% diệt tích toàn cơ thể: corticoid đường toàn thân.
- Kháng histamine
- Kháng sinh: nếu có bội nhiễm (neomycin, gentamicin, streptomycin, tobramycin…)
- Ức chế miễn dịch: AZA, MTX…



- 2015












Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×