Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Y5 RL an uong tronghien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.42 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN TÂM THẦN

RỐI LOẠN ĂN UỐNG


RỐI LOẠN ĂN UỐNG:


Rối loạn ăn uống là gì?
• RL ăn uống đặc trưng bởi
những thay đổi nghiêm
trọng hành vi ăn uống gây
ảnh hưởng đáng kể đến
cuộc sống của cá nhân,
tình trạng sức khỏe thể
chất và tình thần
• Không chỉ là RL về hành vi
mà còn là RL về tư duy,
cảm xúc


ĐẠI CƯƠNG
• ICD-10: F50 Các rối loạn ăn uống








F50.0 Chán ăn tâm thần
F50.1 Chán ăn tâm thần không điển hình
F50.2 Ăn vô độ tâm thần
F50.3 Ăn vô độ tâm thần không điển hình
F50.4 Chứng ăn nhiều kết hợp với các rối loạn tâm lý khác
F50.5 Nôn kết hợp với các rối loạn tâm lý khác

• DSM-V: Feeding and Eating disorder - gồm 6 chẩn đoán







Chán ăn tâm thần
Ăn vô độ tâm thần
Rối loạn ăn nhiều (BED)
Rối loạn thu nhận thức ăn hạn chế/tránh né (ARFID)
Ăn bẩn (pica)
Rối loạn nhai lại


Lịch sử
• Chán ăn tâm thần được mô tả rất sớm
• TK4: tôn giáo coi thức ăn là hiện thân quỷ dữ → “Holy
Anorexia” – phụ nữ thời Trung cổ thực hiện
• 1689: Richard Morton mô tả 1 phụ nữ trẻ, vô kinh, giảm
cân nghiêm trọng, tự bỏ đói không vì tôn giáo
• 1860: William Gull (London), bs Charles Laségue (Pháp)

→ anorexia nervosa
• 1950: Hilda Bruch → giả thuyết theo phân tâm học
• 1960s: Gerald Russell, Arthur Crisp, Pierre Beaumont
tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên


Lịch sử
• Ăn vô độ tâm thần được phát hiện muộn hơn
• 1979: Gerald Russell báo cáo mẫu hành vi tăng ăn uống
theo sau bởi hành vi bù trừ không thích hợp -> bulimia
nervosa
• Ban đầu được coi là một biến thể của anorexia nervosa,
nhưng sau đó được phân định rõ
• 1980: DSM-III


Chán ăn tâm thần
Là một rối loạn đặc trưng bởi:
• Trọng lượng cơ thể thấp bất thường
• Sợ hãi tăng cân, suy nghĩ sai lầm về trọng lượng và hình
dạng cơ thể.
• Có thể có các hành vi như tự gây nôn, tự tẩy ruột, tập
luyện quá mức, sử dụng các chất gây mất khẩu vị, thuốc
lợi tiểu


Chán ăn tâm thần
❖Triệu chứng đặc trưng
Hạn chế liên tục việc ăn dẫn đến giảm cân
nặng


Lo sợ mãnh liệt về việc tăng cân, quá béo
hoặc hành vi dai dẳng ngăn ngừa tăng cân
Nhận thức lệch lạc về tầm quan trọng của
trọng lượng cơ thể và hình dáng


Chán ăn tâm thần
❖Triệu chứng khác: Tâm lý + Hành vi





Không ngừng theo đuổi thân hình mỏng
Bận tâm, ám ảnh với thức ăn
Sợ một số loại thức ăn
Ưu tiên các loại thực phẩm ít năng lượng (năng
lượng thấp )
• Sử dụng quá nhiều gia vị nhân tạo để gây ngọt
• Các bài tập cường độ cao và bắt buộc để duy trì
cân nặng


Chán ăn tâm thần
➢ Lo ngại về ăn uống ở nơi công cộng
➢ Sự bồn chồn hoặc hiếu động thái quá
➢ Chỉ ăn vào một số thời điểm trong ngày hoặc sau
bữa ăn trước một khoảng thời gian nhất định
➢ Chống đối điều trị và tăng cân

➢ Ngủ kém
➢ Suy nghĩ chậm chạp
➢ Giảm ham muốn tình dục
➢ Hành vi cứng nhắc


Chán ăn tâm thần
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Theo ICD – 10
A. Có sự sụt cân hoặc không tăng cân ở trẻ em
B. Sụt cân do tự bản thân gây ra bằng cách tránh các
thực phẩm gây béo
C. Tự cho là mình quá béo, sợ béo, tự áp đặt cho bản
thân một ngưỡng trọng lương cơ thể thấp
D. Ảnh hưởng trục dưới đồi tuyến yên => nữ mất
kinh, nam mất ham muốn tình dục
E. Không đáp ứng tiêu chuẩn A và B với chứng ăn vô
độ tâm thần


Chán ăn tâm thần
Theo DSM 5
A. Hạn chế tiêu thụ năng lượng dẫn đến trọng lượng
cơ thể thấp
B. Lo sợ về việc tăng cân hoặc trở thành béo phì,
mặc dù trọng lượng thấp đáng kể
C. Rối loạn về suy nghĩ về đánh giá trọng lượng và
hình dáng của một người, ảnh hưởng quá mức
của sự tự đánh giá hình dáng và trọng lượng cơ
thể hoặc liên tục không công nhận mức độ nghiêm

trọng của trọng lượng cơ thể hiện tại.


Chán ăn tâm thần
Phân loại mức độ nghiêm trọng của chán
ăn tâm thần theo BMI (kg/m2): (DSM-V)





Nhẹ: 17 => 18,49
Trung bình: 16 => 16.99 kg
Nặng: 15 => 15.99
Nghiêm trọng: <15


Chán ăn tâm thần
Các dấu hiệu nguy hiểm:
- Giảm cân trầm trọng
- Từ chối dai dẳng việc ăn
- Tập thể dục quá mức
- Xa lánh bạn bè/người thân


Chán ăn tâm thần
Nguy cơ sức khỏe:
- Suy tim
- Suy thận
- RL hệ tiêu hóa

- RL nước ĐG
- Suy kiệt nặng


ĂN VÔ ĐỘ TÂM THẦN
Là một rối loạn được đặc trưng bằng:
• Các cơn thèm ăn tái diễn
• Sự bận tâm quá mức đến cân
nặng cơ thể
• Dùng biện pháp cực đoan để giảm
tác dụng “gây béo” của thức ăn
• Cảm thấy xấu hổ và mất kiểm soát


ĂN VÔ ĐỘ TÂM THẦN
Lâm sàng (ICD 10)
- Bận tâm dai dẳng về ăn uống, thèm ăn không cưỡng lại
được, BN bị suy sụp trong cơn ăn quá nhiều, ăn một
khối lượng lớn thức ăn trong 1 thời gian ngắn
- BN cố gắng chống lại hậu quả gây béo của thức ăn: tự
gây nôn, lạm dụng thuốc tẩy, xen giữa thời kỳ nhịn đói,
thuốc lợi tiểu…
- Lo sợ béo bệnh lý nên Bn thường đặt ngưỡng cân nặng
thấp hơn khi bị bệnh
- Thường có trong tiền sử 1 giai đoạn chán ăn tâm thần


ĂN VÔ ĐỘ TÂM THẦN
Theo DSM V
A. Thường xuyên lặp lại các giai đoạn ăn vô độ:

• 1. Ăn trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ, trong
khoảng 2 giờ), khối lượng thức ăn nhiều hơn nhiều so
với một người bình thường trong khoảng thời gian và
hoàn cảnh như vậy.
• 2. Cảm nhận được thiếu sự kiểm soát ăn (ví dụ, cảm
giác không thể dừng được hoặc không kiểm soát được
ăn cái gì và bao nhiêu).


ĂN VÔ ĐỘ TÂM THẦN
B. Hành vi bù trừ không hợp lí nhằm ngăn ngừa tăng
cân: tự gây nôn, dùng thuốc tẩy, thuốc lợi tiểu hoặc
thuốc khác, chạy bộ hoặc tập thể dục quá sức.
C. Diễn ra thường xuyên (1 lần/tuần, trong 3 tháng).
D. Tự đánh giá bị ảnh hưởng thái quá của trọng lượng
và hình dáng cơ thể.
E. Rối loạn không xuất hiện chỉ trong giai đoạn chán
ăn tâm lý


Ăn vô độ tâm thần
Dấu hiệu nguy hiểm
• Ăn một lượng lớn thức ăn
• Thường xuyên vào nhà
VS sau bữa ăn
• Các dấu hiệu “nôn mửa”
• Tập thể dục quá mức
• Xa lánh bạn bè/ người
thân



Ăn vô độ tâm thần
Hậu quả:
▪ Vấn đề răng miệng
▪ Vỡ dạ dày
▪ RL kinh nguyệt


Dịch tễ


Nguyên nhân





Phối hợp các yếu tố: di truyền, sinh học, tâm lý, môi trường
Cơ chế chính xác: chưa rõ
Tỷ lệ nhỏ → khó theo dõi dọc, trước-sau
Giả thuyết: predisposing factors (sinh học, di truyền, nhân cách dễ
tổn thương) → kích hoạt bởi precipitating event (stress dậy thì, ăn
kiêng..) ➔ rối loạn
• Yếu tố duy trì: sự tán dương của xã hội với giảm cân, tác dụng của
trạng thái đói… ➔ duy trì vòng xoáy của hạn chế ăn


Cơ chế
• Yếu tố di truyền và sinh học:






Tính nhạy cảm về di truyền: tiền sử gia đình
Họ hàng bậc 1: tăng nguy cơ mắc bệnh 11 lần
NC sinh đôi: tỷ lệ ở cặp cùng trứng > khác trứng
NC về kênh v/c serotonin: gen tương tác với stress môi trường
trong phát triển bệnh

• Yếu tố phát triển: xu hướng xuất hiện gđ vị thành niên
– Thay đổi về sinh học, tâm lý, xã hội → tăng sự không thỏa mãn
với cơ thể, giảm tự trọng, đb với trẻ dậy thì sớm
– Bắt nạt vì cân nặng
– Giả thuyết về tăng estrogen
– Thay đổi về xã hội: xây dựng vai trò, cái tôi, tự lập, tình cảm..


Cơ chế
• Yếu tố tâm lý:






Nét nhân cách: cầu toàn cao độ, tự kỷ luật, sợ hãi-tránh né, tự chỉ trích
Mức xung động thấp, trì hoãn phần thưởng (loại giới hạn ăn uống)
Cứng nhắc về nhận thức
Lo âu và trầm cảm đi trước

Yếu tố tăng tổn thương: nét nhân cách OCD

• Yếu tố môi trường và xã hội:
– Gia đình: không đúng chức năng
– Hoạt động liên quan cân nặng: Ballet, gyms, người mẫu, thể thao cần hạn chế
cân nặng
– Yếu tố văn hóa


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×