Tải bản đầy đủ (.) (16 trang)

GIẢI PHẪU các TẦNG mô VÙNG đầu mặt và các đơn vị THẨM mỹ VÙNG mặt pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 16 trang )

GIẢI PHẪU
CÁC TẦNG MÔ VÙNG ĐẦU MẶT VÀ
CÁC ĐƠN VỊ THẨM MỸ VÙNG MẶT

Người hướng dẫn:
Nghiên cứu sinh:

TS. Nguyễn Văn Huy
Lê thị Thu Hải


ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Giải phẫu các lớp mô ở đầu mặt
1.1. Vùng đầu


1.2 Vùng mặt
1.2.1. Da và tổ chức dưới da:
• Đường nhăn da được Dupuytren đề xuất năm
1932 và Langer mô tả hoàn chỉnh năm 1961[2]
• Các nếp nhăn da được Borger nghiên cứu năm
1973


1.2.2. Mô má, môi và rãnh mũi má
* Má
Má được phủ trên mặt ngoài bởi da và trên mặt trong
bởi niêm mạc. Giữa da và niêm mạc là cơ mút và
một lượng mô mỡ biến đổi nhưng thường là nhiều;


mô mỡ này thường được bao bọc để tạo nên một
khối hai mặt lõm: đệm mỡ má (đệm mỡ Bicha), vốn
đặc biệt rõ ở trẻ nhỏ.
Má cũng chứa mô liên kết sợi, các mạch máu, các thần
kinh và nhiều tuyến niêm mạc má (tiết nước bọt) nhỏ.


• Môi
Môi là những nếp thịt bao quanh lỗ miệng. Trung tâm
của mỗi môi chứa một dải (strand) sợi dày, được tạo
nên từ những bó sợi cơ xương song song (cơ vòng
miệng, cùng với cơ răng cửa (incisivus) trên và dưới,
và các cơ kéo môi (tractor) trực tiếp) và gân bám của
chúng vào da, niêm mạc hoặc sợi cơ khác
Kích thước và độ cong của các bề mặt môi đỏ lộ ra có
sự biến đổi đáng kể theo cá thể, giới và chủng tộc
Hình thái của các môi có thể bị biến đổi bởi hoạt động
của cơ.
Ở mỗi bên, môi trên được ngăn cách với má ở phía bên
bởi rãnh mũi môi và liên tiếp ở trên cánh mũi với
rãnh vòng má (circumalar). Môi dưới được ngăn
cách với cằm bởi rãnh cằm môi (mentolabial sulcus).


• Rãnh mũi má
Rãnh mũi má là một rãnh tự nhiên trên vùng mặt, nó
bắt đầu từ góc bờ trên ngoài của nền cánh mũi, kéo
dài xuống dưới, ra ngoài và thường tận hết ở phía
ngoài góc miệng.
Qua các nghiên cứu, người ta đã biết rõ, rãnh mũi má

được tạo ra là do các cơ bám da mặt gồm: cơ chéo
gò má lớn, cơ chéo gò má bé, cơ nâng môi trên, cơ
nâng môi trên cánh mũi, cơ cười, các cơ này một
phần đến bám tận vào cơ vòng môi, “modiolus”, và
đồng thời cũng tách ra các sợi đến bám vào lớp bì
của da vùng rãnh mũi má.


• Zufferrey (1992) đã nghiên cứu sự liên quan
các cơ bám da và các dạng nếp mũi má, ông
chia nếp mũi má ra làm 3 dạng: dạng lồi,
dạng lõm và dạng thẳng. [27]

• Chiều dài rãnh mũi má cũng rất khác nhau,
dựa trên liên quan của nó với góc miệng,
được chia làm 3 loại [11]:
Loại ngắn: kết thúc ở phía trên góc miệng
Loại trung bình: kết thúc ở ngang góc miệng
Loại dài: kéo dài qua góc miệng.


1.2.3. Các lớp mạc và các mặt phẳng mô ở mặt
- Hệ thống cân-cơ nông (superficial musculo-aponeurotic
system) (SMAS)
- Mạc mang tai cắn (parotid-masseteric fascia)
- Mạc mang tai (parotid fascia)
- Mạc thái dương đỉnh và mạc thái dương (temporoparietal and temporal fasciae)
- Mạc má hầu (buccopharyngeal fascia)



1.2.4. Các dây chằng giữ của mặt
Những dây chằng này là những dải mạc ở những vị trí
đặc biệt có tác dụng neo giữ da vào xương ở bên
dưới. Tính trùng giãn nói chung của da mặt xuất hiện
cùng với quá trình lão hoá làm cho da mặt bị sệ
xuống do trọng lực
1.2.5. Các khoang mạc
Hai khoang mô ở mặt có thể liên quan tới sự lan rộng
của nhiễm trùng bắt nguồn từ răng. Đó là khoang mô
má, nằm ở giữa da và bề mặt cơ mút, và khoang mô
dưới ổ mắt, nằm giữa những chỗ bám vào xương
của cơ nâng môi trên và cơ nâng góc miệng.


1.2.6 Các cơ sọ mặt
- Nhóm cơ quanh ổ mắt và mí
- Nhóm cơ của mũi
- Nhóm các cơ của miệng
Gọi là các cơ bám da mặt. Có
đặc điểm chung:
- Một đầu bám vào xương,
mạc hoặc dây chằng dầu kia
bám vào da.
- Vận động bởi các nhánh TK
mặt (VII)
- Bám quanh các hóc tự
nhiên của đầu mặt
Biểu hiện nét mặt, khép mở
các hốc tự nhiên



• Các cử động của mặt và môi
• Modiolus và vai trò của nó trong các cử động mặt
Modiolus
• Năm 1925, Lightoller - ông là ngưòi đầu tiên phát
hiện ra 1 vùng phía ngoài góc miệng là nơi đan xen
của các sợi cơ mà ông gọi là “ modiolus” [22,23].
- Sau đó tác giả Duchenne (1956) đã nghiên cứu hoạt
động riêng rẽ của từng cơ trong việc thể hiện cảm
xúc nét mặt bằng cách kích thích điện chọ lọc lên
từng cơ riêng rẽ [22] .
- Năm 1974, Rubin đã mô tả hoạt động các cơ vùng
quanh miệng và cơ chế giải phẫu của nụ cười.
[24,25]


• Hình dạng và kích thước của modiolus chỉ được mô
tả một cách tương đối vì chúng biến đổi theo cá thể,
tuổi, giới và sắc tộc.
• Hơn nữa, modiolus không có các giới hạn mô học
chính xác, và là một vùng không đều, nơi mô dày đặc
bện xoắn liên tiếp với những cuống của những cơ
riêng biệt có thể nhận ra được.
• Modiolus có hình gần giống như một hình nón tù.
Nền hình nón (nền modiolus) thì ở liền kề và dính với
niêm mạc. Chu vi của nền có hình elip và trải ra trên
chiều thẳng đứng từ khoẳng 20 mm trên và 20 mm
dưới một đường nằm ngang qua góc miệng
Đỉnh tù của hình nón (đỉnh modiolus) có đường kính 4
mm và có tâm nằm ở khoảng 12 mm ngoài góc

miệng


• Các cử động của modiolus
Sự chuyển động theo ba chiều có kiểm soát của các
modiolus làm cho chúng có thể phối hợp các hoạt
động của má, môi và khe miệng, tiền đình miệng và
hàm. Các hoạt động như vậy bao gồm cắn, nhai,
uống, mút, nuốt, những thay đổi về thành phần và áp
lực trong tiền đình miệng, rất nhiều những biến đổi
khó nhận thấy liên quan đến lới nói, sự uốn éo (và
đôi khi là sự tạo ra) của những âm mang tính nhạc
điệu, sự tạo ra những âm khó nghe trong lúc la thét
và gào lên, khóc, và tất cả những thay đổi trật tự của
sự biểu hiện nét mặt, đi từ những dấu hiệu nhỏ tới
những biến dạng lớn, cân xứng hoặc không cân
xứng.


2. Các đơn vị thẩm mỹ vùng mặt




×