Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

giải phẫu các tầng mô vùng đầu mặt và các đơn vị thẩm mỹ vùng mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 38 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế

Trờng đại học y h nội




chuyên đề 1


GII PHU CC TNG Mễ VNG U MT
V
CC N V THM M VNG MT


Chuyên ngành : Phẫu thuật hàm mặt
Mã số : 62.72.28.05
Ngời hớng dẫn : TS. Nguyễn Văn Huy
Nghiên cứu sinh : Lê thị Thu Hải












H nội 2006
MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1
1. Giải phẫu các lớp mô ở đầu mặt 2
1.1 Vùng đầu 2
1.1.1. Da đầu 2
1.1.2. Mạc của da đầu 3
1.1.3 Cơ trên sọ (epicranius) 3
1.2 Vùng mặt 4
1.2.1. Da và tổ chức dưới da vùng mặt 4
1.2.2. Mô má, môi và rãnh mũi má 8
1.2.3. Các lớp mạc và các mặt phẳng mô ở mặt 11
1.2.4. Các dây chằng giữ của mặt 14
1.2.5. Các khoang mạc 14
1.2.6 Các cơ sọ mặt 14
2. Các đơn vị thẩm mỹ vùng mặt 28
Tài liệu tham khảo








ĐẶT VẤN ĐỀ

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phẫu thuật vùng hàm
mặt là kết quả của sẹo sau phẫu thuật. Do vậy, các phẫu thuật viên tạo

hình không thể không có hiểu biết thấu đáo về giải phẫu các tầng mô,
các đơn vị cũng như tiểu đơn vị thẩm mỹ vùng mặt. Sự mô tả về phân
vùng giải phẫu này giúp ích cho phẫu thuật viên trong các phẫu thuật
cắt bỏ, phục hồi và thẩm mỹ. Do những bề mặt lồi và lõm luân phiên
nhau của mỗi tiểu đơn vị và các phản xạ ánh sáng sinh ra từ đó, các
đường rạch ngoại khoa và các kế hoạch phục hồi có thể được thay đổi
để có được những kết quả làm hài lòng hơn về mặt thẩm mỹ. Bằng
cách dấu các đường rạch ở dọc và ở bên trong mỗi đơn vị mặt, một
phẫu thuật viên có thể làm cho người ta không để ý đến kết quả cuối
cùng của một thủ thuật ngoại khoa, trong khi lại kích thích ảo tưởng về
cấu trúc giải phẫu bình thường. Có nhiều ví dụ về sự áp dụng nguyên lý
này trong các phẫu thuật cắt bỏ và phục hồi ở đầu cổ: đường rạch
McGregor [19] ở môi dưới chẻ dọc theo những chỗ tiếp nối của môi
dưới và các đơn vị cằm; cải tiến của Altemir đối với đường rạch Weber-
Ferguson dọc theo gờ nhân trung; các phương pháp cánh hải âu và bầu
trời mở để tiếp cận các tổn thương trán-mũi-sàng dọc theo chỗ tiếp nối
của tiểu đơn vị cung mày của trán và các đơn vị mắt trên; vạt mũi môi
được nâng dọc theo chỗ tiếp nối của các đơn vị má, mũi và môi trên;
xoay vạt mũi hai thuỳ bên trong các tiểu đơn vị mũi để phục hồi đỉnh mũi
[8,5,15,25,14,10,6,9,16]; và kéo dài các bờ của một khối bị cắt bỏ để
bao gồm toàn bộ một tiểu đơn vị mặt mà không phải là một phần nhỏ
của một tiểu đơn vị để đạt được một kết quả thẩm mỹ hơn [24,7,26,3]. .
Do vậy, việc hệ thống lại giải phẫu các tầng mô và các đơn vị thẩm mỹ
vùng mặt là rất càn thiết.




1
1. Giải phẫu các lớp mô ở đầu mặt [1]

1.1 Vùng đầu:
1.1.1. Da đầu:
Da đầu (scalp) đi từ chỗ cao nhất của trán ở trước đến đường gáy
trên ở sau. Về phía bên, nó xuống tới cung gò má và ống tai ngoài. Nó
bao gồm năm lớp: da (skin), mô dưới da, cơ chẩm trán (cơ trên sọ) và
cân của nó, mô liên kết lỏng lẻo dưới cân và cốt mạc ngoại sọ.
Da đầu chứa lông và các tuyến với lông. Có nhiều tuyến bã và da
đầu là nơi hay gặp nang tuyến bã nhất. Mô liên kết dưới da đầu dày đặc
là nơi được cấp máu da dồi dào nhất cơ thể. Lớp thứ ba là cơ chẩm
trán; các bụng chẩm và trán của cơ này được nối với nhau bằng cân
trên sọ bằng mô sợi dai và vì thế mà lớp này được gọi là lớp cân (galea
aponeurotica). Bên dưới lớp cân là một lớp mô liên kết lỏng lẻo; ba lớp
trên của da đầu có thể trượt lên lớp này dễ dàng. Lớp sâu nhất là ngoại
cốt mạc sọ. Rất dễ nâng một vạt da đầu trong mặt phẳng giữa cân trên
sọ và ngoại cốt mạc mà không làm tổn hại đến mạch máu và thần kinh
của da đầu vì tất cả những thành phần này nằm trong mô liên kết dưới
da (mạc nông). Các vạt da đầu được dùng trong các phẫu thuật sọ mặt,
chẳng hạn như để sửa chữa dị dạng bẩm sinh, để giải phóng sọ hẹp do
tật dính liền sớm khớp sọ (craniosynostoses) và để điều trị các gãy sọ
mặt; Nó cũng còn được dùng để sửa chữa các tổn khuyết da đầu sau
cắt bỏ các khối u da. Một vạt da đầu với cuống ở phía trước có thể đưa
tới được xương trán và các xương mặt trên bao gồm ổ mắt và hố dưới
thái dương và khớp thái dương hàm dưới. Vạt da đầu có thể bong ra
trong các chấn thương bứt rách da đầu, khi mà tóc bị cuốn vào một cái
máy đang chạy, và cũng được dùng trong phẫu thuật.
Sự cấp máu cho da đầu đặc biệt phong phú, và có sự tiếp nối
rộng rãi giữa các nhánh của các mạch chẩm và thái dương nông. Các
vết rách da đầu tiếp tục chảy máu nhiều kéo dài vì các sợi trun của cân
trên sọ nằm dưới ngăn cản sự co mạch: những vết thương như vậy có
thể gây mất máu đáng kể và có thể dẫn tới sốc mất máu. Khi khâu vết


2
rách da đầu điều cần thiết là kiểm soát tất cả các điểm chảy máu trước
khi sửa chữa vết rách. Thường cần buộc chặt các mạch lớn và dùng
dao điện lưỡng cực để kiểm soát các tiểu động mạch và tĩnh mạch nhỏ
hơn. Không kiểm soát thành công sự chảy máu có thể dẫn tới tụ máu
đáng kể, thường ở dưới cân, dẫn tới bục vết thương ban đầu và đôi khi
cần tới dẫn lưu. Sửa chữa các vết rách da đầu thường cần tới các nút
khâu căng qua toàn bộ chiều dày da vì nếu không thế cân trên sọ sẽ
toác ra thành khe khi các bụng chẩm và trán của cơ chẩm trán co. Tuy
nhiên, một vết thương không thấu qua cân trên sọ hay các bụng cơ thì
không toác thành khe.
1.1.2. Mạc của da đầu
Mạc nông của da đầu thì chắc, đặc và là mô xơ mỡ; nó dính chặt
cả với da và với cân-cơ trên sọ nằm bên dưới. Về phía sau nó liên tiếp
với mạc nông của mặt sau của cổ, còn về phía bên nó kéo dài vào vùng
thái dương, nơi nó có mật độ lỏng hơn.
1.1.3 Cơ trên sọ (epicranius)
Cơ trên sọ bao gồm cơ chẩm trán và cơ thái dương đỉnh
* Cơ chẩm trán (occipitofrontalis)
Cơ chẩm trán che phủ vòm sọ từ đường gáy trên cùng tới da cung
mày. Nó là một lớp cân cơ rộng bao gồm bốn phần cơ mỏng hình tứ
giác, hai bụng chẩm và hai bụng trán, được nối với nhau bằng cân trên
sọ. Mỗi phần chẩm (cơ chẩm – occipitalis) xuất phát từ những sợi gân
đi từ hai phần ba ngoài của đường gáy trên cùng của xương chẩm và
vùng liền kề của phần chũm xương thái dương, và chạy ra trước để
bám vào cân trên sọ. Khe giữa hai bụng chẩm được chiếm chỗ bởi
phần mở rộng của cân trên sọ. Mỗi phần trán (cơ trán - frontalis) thì
được dính vào mạc nông, đặc biệt là ở cung mày. Mặc dù bụng trán
không có chỗ bám vào xương riêng của nó, các sợi của nó hoà lẫn với

các sợi của những cơ liền kề - cơ mảnh khảnh, cơ cau mày và cơ vòng
mắt và chạy lên trên và ra sau để bám vào cân trên sọ ở trước đường
khớp vành.

3
Động tác. Tỳ vào cân trên sọ, phần trán nâng cung mày và da phủ
trên rễ mũi (chẳng hạn như khi biểu thị sự ngạc nhiên hay khiếp hãi). Tỳ
vào da cung mày, phần trán kéo da đầu ra trước, làm cho trán nhăn
thành những nếp ngang.
Các biến đổi. Một dải cơ mỏng, gọi là cơ ngang gáy (transversus
nuchae), có mặt ở khoảng 25% số người. Nó xuất phát từ ụ chẩm ngoài
hoặc từ đường gáy trên, ở nông hoặc sâu hơn cơ thang. Nó thường
bám tận cùng với cơ tai sau, nhưng có thể hoà lẫn với bờ sau cơ ức
đòn chũm.
Cân trên sọ (epicranial aponeurosis). Cân trên sọ che phủ phần
trên của sọ và, cùng với cơ trên sọ, tạo nên một phiến cân cơ liên tục
chạy dài từ xương chẩm đến cung mày. Ở phía sau, giữa hai thần chẩm
của cơ chẩm trán, nó bám vào ụ chẩm ngoài và đường gáy trên cùng
của xương chẩm. Về phía trước, nó tách ra để bao bọc các phần trán
và có một phần hẹp kéo dài ở giữa hai phần trán. Ở hai bên, các cơ tai
trước và trên bám vào nó và nó trở nên mỏng hơn ; nó tiếp tục ở trên
mạc thái dương tới cung gò má. Nó liên kết với da nằm trên vòm sọ bởi
mạc nông bàng mô sợi nhưng được liên kết lỏng lẻo hơn với ngoại kết
mạc bên dưới bởi mô nhão, và sự sắp xếp này cho phép nó có thể
chuyển động tự do cùng với da đầu.
* Cơ thái dương đỉnh (temporoparietalis)
Cơ thái dương đỉnh là một phiến cơ hay biến đổi nằm giữa các
phần trán của cơ chẩm trán và các cơ tai trước và trên.
1.2 Vùng mặt
1.2.1. Da và tổ chức dưới da vùng mặt

Cũng như các vùng khác trên cơ thể, da mặt gồm da và tổ chức
dưới da. Da vùng mặt rất di động, đặc biệt quanh những hốc tự nhiên
của mặt như: miệng, mũi , mắt, tai. Sự co dãn của các cơ và tổ chức da
xung quanh làm miệng và mắt có thể đóng mở với nhiều mức độ khác
nhau[4]

4
Tính chất, màu sắc, độ dày của da cũng thay đổi khác nhau ở các
vùng khác nhau trên khuôn mặt cũng như cơ thể. Tính chất này đã
được ứng dụng để phân chia vùng mặt thành các đơn vị thẩm mỹ khác
nhau, để cho kết quả phẫu thuật vùng mặt đạt được hiệu quả tối đa.
(Gonzalez, Ulloa 1956) [12,13].
* Các đường căng da khi mặt giãn
Các cơ bám da mặt có vai trò đặc biệt trong việc thể hiện cảm
xúc, tạo nên sự cân đối hài hoà và sinh động cho khuôn mặt. Các cơ
này cũng chính là các yếu tố tạo nên các đường, nếp tự nhiên của
khuôn mặt.

Đường nhăn da được Dupuytren đề xuất năm 1932 và Langer mô
tả hoàn chỉnh năm 1961[2]
Các nếp nhăn da được Borger nghiên cứu năm 1973


Hướng mà ở đó đường căng da mặt lớn nhất biến đổi theo vùng.
Các đường căng da mà đi theo những vết nhăn được hình thành khi da
giãn được gọi là các đường căng da giãn (relaxed skin tension lines).
Trên người sống, những đường này thường (nhưng không luôn) trùng
khớp với những đường nhăn và do đó có thể được dùng làm công cụ
chỉ dẫn trong trù liệu các đường rạch.


5
Khi các thương tổn trên mặt như các sẹo, các tổn thương nhiễm
sắc tố và các ung thư da được cắt bỏ, kích thước của các thương tổn
này thường cho phép cắt bỏ như một hình elip sao cho tổn khuyết sinh
ra sau cắt bỏ có thể được đóng lại như một đường thẳng. Nếu vết sẹo
do đường khâu để lại có thể chấp nhận được về mặt thẩm mỹ, điều
quan trọng là làm cho trục dọc của hình elip song song với các đường
căng da giãn tự nhiên, để cho sẹo của đường khâu sẽ giống với một
nếp da tự nhiên. Nếu đường cắt bỏ chạy trái với các được căng da, sẹo
có thể dễ nhận thấy hơn và sẽ có xu hưỡng giãn ra theo chiều ngang
do kết quả của các cử động biểu hiện nét mặt tự nhiên.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của Jame Bush cùng cộng sự [17] thấy
rằng sau khi cắt bỏ tổn thương, dưới tác dụng của sức căng da mà hình
dạng khuyết da có thể thay đổi nhiều hay ít ở các vùng đơn vị thẩm mỹ
khác nhau. Và trục của đường nhăn da sẽ thay đổi khi cử động các cơ
vùng mặt, độ xoay của trục này khác nhau ở các đơn vị thẩm mỹ khác
nhau. [18]
Khi cắt bỏ những thương tổn lớn hơn có thể cần tiến hoặc xoay
những mô mềm liền kề khác để lấp đầy tổn khuyết. Khả năng nâng
những vạt da này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự cấp máu tại khu vực và cả

6
các vạt da mẫu ngẫu nhiên và mẫu trục được sử dụng trong ngoại khoa.
Vì đám rối dưới bì ở mặt rất phong phú, có thể nâng các vạt ngẫu nhiên
với một tỷ lệ dài: rộng lớn hơn so với bất kỳ vùng nào khác của cơ thể.
* Độ dày da ở các vùng khác nhau cũng khác nhau. Richard Y. Ha
cùng cộng sự [21] đã nghiên cứu độ dày da mặt ở các vùng khác nhau.
Ông đã chọn độ dày da mi trên làm chuẩn bằng 1, các vùng da khác có
độ dày tối thiểu gấp 2 lần da mi trên (theo bảng sau).


Vị trí Chỉ số độ dày da
tương đối (
± SD)
Môi trên 2,261 ± 0.539
Môi dưới 2.259 ± 0.537
Nhân trung 2.260 ± 0.375
Cằm 3.144 ± 0.464
Mi trên 1 ± 000
Mi dưới 2.189 ± 0.475
Trán 2.850 ± 0.599
Má phải 2.967 ± 0.661
Má trái 3.226 ± 0.628
Gò má 2.783 ± 1.082
Dưới cằm 2.403 ± 0.500
Đầu mũi 3.302 ± 0.491
Sống mũi 2.020 ± 0.478
Độ dày da còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, chủng
tộc, môi trường
* Mô xơ mỡ dưới da (subcutaneous fibroadipose tissue)
Lớp đồng nhất này hiện diện trên khắp mặt cho dù mức độ mỡ
biến đổi ở những phần khác nhau của mặt. Về phía trước nó vượt
ngang qua nếp mũi môi lên môi, và về phía trên nó bắt chéo cung gò
má. Ở cả hai nơi lớp này có nhiều xơ hơn là mỡ. Thành phần mỡ của
mô dưới da của má làm má má phính lên: phần mô mỡ dưới da là đệm

7
mỡ má (malar), một tập hợp mô mỡ ít nhiều riêng biệt nằm ở phía dưới
ngoài bờ ổ mắt.
1.2.2. Mô má, môi và rãnh mũi má

¾ Má
Má liên tục ở trước với môi. Trên mặt ngoài, chỗ tiếp giáp má-môi
là rãnh mũi môi (nasolabial groove), và về phía trên hơn so với rãnh này
là nếp mũi môi, một nếp đi từ bờ bên của mũi tới góc miệng. Má được
phủ trên mặt ngoài bởi da và trên mặt trong bởi niêm mạc. Giữa da và
niêm mạc là cơ mút và một lượng mô mỡ biến đổi nhưng thường là
nhiều; mô mỡ này thường được bao bọc để tạo nên một khối hai mặt
lõm: đệm mỡ má (đệm mỡ Bicha), vốn đặc biệt rõ ở trẻ nhỏ. Lúc đầu
người ta gọi đệm mỡ này là đệm mút (suctorial) cho dù sự kết hợp của
nó đến mút không rõ ràng. Má cũng chứa mô liên kết sợi, các mạch
máu, các thần kinh và nhiều tuyến niêm mạc má (tiết nước bọt) nhỏ.
¾ Môi
Môi là những nếp thịt bao quanh lỗ miệng. Trung tâm của mỗi môi
chứa một dải (strand) sợi dày, được tạo nên từ những bó sợi cơ xương
song song (cơ vòng miệng, cùng với cơ răng cửa (incisivus) trên và
dưới, và các cơ kéo môi (tractor) trực tiếp) và gân bám của chúng vào
da, niêm mạc hoặc sợi cơ khác. Mặt ngoài tự do của mỗi môi được phủ
bằng một thượng bì mỏng sừng hoá, và liên tục với niêm mạc tại vành
môi đỏ (vermilion). Lớp bì được cấp máu tốt và chứa nhiều nang lông
(có nhiều nang lớn ở nam), các tuyến bã và các tuyến mồ hôi. Mô mỡ
dưới da thì ít. Bề mặt niêm mạc bên trong được lót bằng một thượng
mô vảy tầng không sừng hoá dày, và lớp dưới niêm mạc thì được cấp
máu tốt và chứa nhiều tuyến niêm mạc môi, vốn có thể có đường kính
vài milimet, tuyến lớn nhất có thể sờ thấy được bằng đỉnh lưỡi.
Vì độ dày của thượng mô bán đục của nó, niêm mạc của phần
môi lộn ra ngoài trông ướt, trơn và hồng. Giữa da và niêm mạc, vùng
môi đỏ được phủ bằng một thượng mô vảy tầng sừng hoá đặc biệt vốn
mỏng ở chỗ gần da, tăng lên nhẹ về độ dày khi tiến về phía niêm mạc

8

và sau đó dày lên đột ngột khi đi tới niêm mạc thực sự. Thượng mô
được che phủ bằng những vảy chết trong mờ và mặt sâu của nó gấp
nếp nhiều theo kiểu lượn sóng, đan cài với nhiều nhú bì dài bên dưới.
Các nhú bì mang một mạng lưới mao mạch phong phú và nhờ thế mà
môi có màu đỏ sẫm. Bề mặt môi đỏ không có lông, lớp bì không chứa
tuyến bã, tuyến mồ hôi hay tuyến niêm mạc; nó được làm ẩm bằng
nước bọt bởi đầu lưỡi. Môi đặc biệt nhạy cảm với cảm giác xúc giác
nhẹ nhờ được chi phối bởi nhiều sợi thần kinh. Mật độ của các tiểu thể
Meissner tăng lên nhiều ở các nhú bì của môi.
Kích thước và độ cong của các bề mặt môi đỏ lộ ra có sự biến đổi
đáng kể theo cá thể, giới và chủng tộc. Đường tiếp xúc giữa các môi,
tức khe miệng, nằm ngay ở trên những rìa cắt của các răng cửa hàm
trên. Ở mỗi bên, một mép môi tạo nên góc miệng, thường nằm gần răng
tiền cối thứ nhất. Thượng bì môi và các mô bên trong toả ra trên các
giới hạn của mép để trở nên liên tiếp với các mô của má. Cùng với tuổi,
rãnh môi má hiện ra ở góc miệng. Ở mỗi bên, môi trên được ngăn cách
với má ở phía bên bởi rãnh mũi môi và liên tiếp ở trên cánh mũi với
rãnh vòng má (circumalar). Môi dưới được ngăn cách với cằm bởi rãnh
cằm môi (mentolabial sulcus).
Ở bên ngoài, vùng trung tâm của môi trên có một rãnh chạy thẳng
đứng gọi là nhân trung (philtrum). Rãnh này tận cùng ở dưới tại một củ
hơi nhô lên được giới hạn bởi các gờ bên. Môi dưới cho thấy một chỗ
lõm nhỏ ở đường giữa vốn tương ứng với củ đó. Chỗ tiếp nối giữa da
mang lông ở bên ngoài và bề mặt môi đỏ không mang lông của môi trên
hầu như luôn luôn có dạng một cánh cung của Nữ thần ái tình với
đường cong kép. Từ trung tâm nó đi lên đột ngột ở mỗi bên tới một đỉnh
mà tương ứng với đầu dưới của mỗi gờ bên của nhân trung. Sau đó nó
dốc nhẹ xuống dưới và thường tận cùng trên đường nằm ngang nhưng
đôi khi cong nhẹ lên trên. Đường tiếp xúc giữa các bề mặt môi đỏ
thường là hầu như nằm ngang nhưng cũng hay có dạng một cánh cung

của Nữ thần ái tình ít lượng sóng hơn nhiều. Ở môi dưới chỗ tiếp giáp

9
giữa da và môi đỏ biến đổi nhiều giữa các cá thể về độ sâu chiều thẳng
đứng của nó ở vùng trung tâm, trong khi đó các đầu bên dốc xuống về
phía trong trên một đoạn dài vài milimet ở tất cả các cá thể.
Ở môi trên, một dải hẹp của mô nhẵn liên quan đến phần xương
hàm trên dưới mũi đánh đấu điểm mà ở đó niêm mạc môi trở nên liên
tiếp với niêm mạc lợi. Chỗ lật tương ứng ở môi dưới xấp xỉ trùng khớp
với rãnh cằm môi, và tại đây môi liên tiếp với các mô của cằm. Các môi
trên và dưới khác nhau về hình ảnh mặt cắt ngang ở chỗ không môi nào
là một nếp đơn có độ dày đồng nhất. Môi trên có dạng bầu tròn không
cân xứng, da và môi đỏ lồi nhẹ ra ngoài, còn môi đỏ kế cận và niêm
mạc lồi rõ rệt vào trong, tạo nên một gờ niêm mạc. Gờ này có thể bị bọc
quanh những rìa cắt của các răng tách rời. Môi dưới nằm trêm mặt
phẳng sau hơn so với môi trên. Ở tư thế tiếp xúc môi trung bình
(neutral), mặt ngoài của môi dưới lõm, và mặt niêm mạc bên trong
không nhô hoặc chỉ nhô ở mức tối thiểu. Hình thái của các môi có thể bị
biến đổi bởi hoạt động của cơ.
¾ Rãnh mũi má [2]
Rãnh mũi má là một rãnh tự nhiên trên vùng mặt, nó bắt đầu từ
góc bờ trên ngoài của nền cánh mũi, kéo dài xuống dưới, ra ngoài và
thường tận hết ở phía ngoài góc miệng.
Qua các nghiên cứu, người ta đã biết rõ, rãnh mũi má được tạo ra
là do các cơ bám da mặt gồm: cơ chéo gò má lớn, cơ chéo gò má bé,
cơ nâng môi trên, cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ cười, các cơ này một
phần đến bám tận vào cơ vòng môi, “modiolus”, và đồng thời cũng tách
ra các sợi đến bám vào lớp bì của da vùng rãnh mũi má. Khi các cơ này
co, sẽ kéo theo sự dịch chuyển của môi trên, góc miệng và rãnh mũi má
theo hướng lên trên và ra ngoài. Mặt khác rãnh mũi má là đường ranh

giới ngăn cách giữa môi và má, phía trong rãnh mũi má là da vùng môi
với tổ chức mỡ dưới da rất mỏng, lớp da hầu như dính sát vào tổ chức
cơ bên dưới và di động theo sự di động của cơ, ngược lại ở phía ngoài
rãnh mũi má là da vùng má với lớp mỡ dưới da rất dày, lớp này ngăn

10
cách với lớp cơ bên dưới bởi tổ chức liên kết lỏng lẻo, vì thế khối mỡ và
da vùng má hầu như rất ít di động và sẽ làm sâu nếp mũi má khi cơ co.
Đó chính là cơ chế tạo ra nếp rãnh mũi má và nụ cười.
Zufferrey (1992) đã nghiên cứu sự liên quan các cơ bám da và
các dạng nếp mũi má, ông chia nếp mũi má ra làm 3 dạng: dạng lồi,
dạng lõm và dạng thẳng. [27]
Chiều dài rãnh mũi má cũng rất khác nhau, dựa trên liên quan của
nó với góc miệng, được chia làm 3 loại [11]:
Loại ngắn: kết thúc ở phía trên góc miệng
Loại trung bình: kết thúc ở ngang góc miệng
Loại dài: kéo dài qua góc miệng.
Như vậy, ta có thể xác định rõ được rãnh mũi má khi cười hoặc
khi dùng tay đẩy nhẹ da và tổ chức dưới da của vùng má từ ngoài về
phía vùng môi.
1.2.3. Các lớp mạc và các mặt phẳng mô ở mặt [1]
Trên cơ sở phẫu tích đại thể và các nghiên cứu mô học bổ sung,
bốn mặt phẳng mô riêng biệt được nhận ra trên mặt nằm ở nông hơn
mặt phẳng của thần kinh mặt và các nhánh của nó. Từ nông tới sâu,
những lớp này là da, lớp mô xơ mỡ dưới da, hệ thống cân-cơ nông
(SMAS) và mạc mang tai cắn.
¾ Hệ thống cân-cơ nông (superficial musculo-aponeurotic
system) (SMAS)
Hệ thống này được mô tả như một mặt phẳng mô riêng biệt ở
mặt. Ở một số vùng nó được cấu tạo bằng sợi cơ, còn ở những nơi

khác nó được cấu tạo bằng mô sợi hoặc xơ cân. Nó không trực tiếp
bám vào xương. Ở dưới bờ dưới xương hàm dưới nó trở nên liên tiếp
với cơ bám da cổ. Vi phẫu tích đã cho thấy rằng SMAS trở nên không rõ
ràng trên mặt bên của mặt ở khoảng 1 cm dưới cung gò má. Về phía
trước giữa, SMAS trở nên liên tiếp với một số cơ biểu hiện nét mặt
trong đó có cơ gò má lớn, cơ trán và các sợi quanh ổ mắt của cơ vòng
mắt.

11
Ở hầu hết các vùng của mặt, có thể xác định được một mặt phẳng
rõ rệt nằm dưới SMAS. Nó liên tiếp với mặt phẳng nằm giữa cơ bám da
cổ và lớp bọc của mạc cổ sâu bên dưới. Tuy nhiên, khi phủ trên tuyến
mang tai, SMAS hoà chặt vào với lá nông của mạc mang tai, tức là khó
nhận ra một mặt phẳng dưới SMAS rõ ràng ở vùng tuyến mang tai.
¾ Mạc mang tai cắn (parotid-masseteric fascia)
Đây là một lớp xốp mỏng manh nằm trên các nhánh nhỏ của thần
kinh mặt và ống tuyến mang tai khi những cấu trúc này nằm trên bề mặt
của cơ cắn. Về phía trước hơn, mạc mang tai cắn nằm trên đệm mỡ
má, tức là đệm mỡ phủ trên cơ mút. Sau khi đã vượt qua đệm mỡ má,
mạc hoà lẫn với màng trên củ ttên bề mặt của cơ mút. Bên dưới bờ
dưới xương hàm dưới, nó liên tiếp với lớp bọc của mạc cổ sâu.
¾ Mạc mang tai (parotid fascia)
Tuyến mang tai được bao quanh bởi một bao sợi gọi là mạc hay
bao tuyến mang tai. Theo kinh điển mạc này đã được mô tả như là một
sự liên tục lên trên của lớp bọc của mạc cổ sâu ; lớp này tách ra để bao
quanh tuyến trong một lá nông và một lá sâu. Lá nông bám ở trên vào
mỏm gò má của xương thái dương, phần sụn của ống tai ngoài và mỏm
chũm. Lá sâu bám vào xương hàm dưới, và vào mảnh nhĩ, mỏm châm
và mỏm chũm của xương thái dương. Phần lớn ý kiến cho rằng lá sâu
của mạc tuyến mang tai bắt nguồn từ mạc cổ sâu. Tuy nhiên, lá nông

của bao tuyến mang tai tỏ ra liên tục với mạc kết hợp với cơ bám da cổ,
và hiện nay nó được xem như một thành phần của SMAS. Nó biến đổi
về độ dày từ một lớp sợi dày ở trước tới một màng trong mờ ở phía
sau. Có thể lần theo nó ra trước như một lớp riêng biệt chạy trên mạc
cắn (mạc cắn bắt nguồn từ mạc cổ sâu), được ngăn cách với mạc cắn
bởi một lớp tế bào chứa các nhánh của thần kinh mặt và ống tuyến
mang tai. Về mô học, mạc mang tai không điển hình ở chỗ nó chứa
những sợi cơ song song với cơ bám da cổ, đặc biệt là ở phần dưới của
bao tuyến mang tai. Mặc dù có thể nhìn thấy những vách sợi mỏng

12
trong lớp dưới da ở mức mô học, có ít bằng chứng đại thể về một lớp
mạc nông rõ ràng.
Mạc sâu bao bọc các cơ tạo nên giường tuyến mang tai (cơ hai
bụng và các cơ châm) các dây chằng trâm-hàm dưới và hàm dưới-
trâm-móng. Dây chằng trâm-hàm dưới đi từ mỏm trâm tới góc xương
hàm dưới. Dây chằng hàm dưới-trâm-móng rộng hơn chạy giữa góc
xương hàm dưới và dây chàng trâm-móng trong những khoảng cách
biến đổi, nói chung là đi tới được xương móng. Nó dày ở phía sau
nhưng mỏng ở phía trước ở vùng góc xương hàm dưới. Đôi khi có sự
tranh cãi về việc dây chàng hàm dưới-trâm-móng có là một phần của
mạc cổ sâu hay không. Các dây chằng trâm-hàm dưới và hàm dưới-
trâm-móng ngăn cách vùng tuyến mang tai khỏi phần nông của tuyến
dưới hàm, và như vậy chúng là những mốc phẫu thuật đáng quan tâm.
¾ Mạc thái dương đỉnh và mạc thái dương (temporo-parietal
and temporal fasciae)
Ở trên cung gò má, trên mặt bên của đầu, mạc thái dương đỉnh
(mạc thái dương nông) tạo nên một lớp mạc nằm ở cùng mặt phằng với
SMAS nhưng không liên tiếp với SMAS. Nó nằm nông hơn và hoàn
toàn được ngăn cách với mạc thái dương (mạc thái dương sâu). Về

phía trên, nó hoà lẫn với cân trên sọ. Mặt phẳng giữa mạc thái dương
đỉnh và mạc thái dương sâu chứa mô liên kết lỏng lẻo và một lượng mỡ
nhỏ. Mặt phẳng mô này, gọi là đệm mỡ thái dương đỉnh, liên tiếp ở trên
với mặt phẳng của mô liên kết nhão của da đầu ở dưới cân trên sọ. Các
mạch thái dương nông, thần kinh tai thái dương và các nhánh của nó
chạy lên trên trong mạc thái dương-đỉnh hoặc ngay ở dưới mạc này.
Mạc thái dương (mạc thái dương sâu) là một lớp cân dày đặc nằm bên
dưới đệm mỡ thái dương đỉnh và phủ trên cơ thái dương: mặt sâu của
mạc này được dùng làm chỗ bám cho các sợi nông của cơ thái dương.
Ở trên, nó là một lớp đơn bám dọc theo chiều dài của đường thái
dương trên, nơi nó hoà lẫn với ngoại cốt mạc. Bên dưới, ở xấp xỉ mức
bờ trên ổ mắt, nó tách thành các lá nông và sâu chạy xuống bám lần

13
lượt vào các bờ ngoài và trong của mặt trên cung gò má. Mỡ được bọc
giữa hai lá này được gọi là đệm mỡ thái dương nông và chứa nhánh gò
má-ổ mắt của động mạch thái dương nông và một thần kinh bì, nhánh
gò má thái dương của thần kinh hàm trên. Mạc thái dương được trùm
lên bởi các cơ tai ở trước và trên,cân trên sọ và một phần cơ vòng mắt;
các mạch thái dương nông và thần kinh tai thái dương đi lên ở trên nó.
¾ Mạc má hầu (buccopharyngeal fascia)
Cơ mút được che phủ bởi một lá mạc mỏng, mạc má hầu, vốn là
lá mạc che phủ cả cơ khít hầu trên.
1.2.4. Các dây chằng giữ của mặt
Những dây chằng này là những dải mạc ở những vị trí đặc biệt có
tác dụng neo giữ da vào xương ở bên dưới. Tính trùng giãn nói chung
của da mặt xuất hiện cùng với quá trình lão hoá làm cho da mặt bị sệ
xuống do trọng lực. Tuy nhiên, ở nơi có dây chằng giữ, tác động kéo sệ
xuống của trọng lực bị hạn chế. Khi thực hiện phẫu thuật căng da mặt,
cần phải cắt những dây chằng này để có thể đặt lại da mặt một cách dễ

dàng. Dây chằng gò má và dây chằng hàm dưới là những ví dụ về các
dây chàng giữ ở mặt.
1.2.5. Các khoang mạc
Hai khoang mô ở mặt có thể liên quan tới sự lan rộng của nhiễm
trùng bắt nguồn từ răng. Đó là khoang mô má, nằm ở giữa da và bề mặt
cơ mút, và khoang mô dưới ổ mắt, nằm giữa những chỗ bám vào
xương của cơ nâng môi trên và cơ nâng góc miệng.
1.2.6 Các cơ sọ mặt
Các cơ sọ mặt được nói đến một cách không chính xác lắm là
“các cơ biểu hiện nét mặt”, và liên quan chủ yếu tới các bờ ổ mắt và các
mí mắt, mũi ngoài và các lỗ mũi trước, môi, má và miệng, loa tai, da đầu
và da cổ. Các cơ nhai liên quan chủ yếu tới các cử động của khớp thái
dương hàm dưới. Sự phân chia này đối với hệ cơ của đầu phản ánh
nhưng sự khác biệt về nguồn gốc phôi và sự chi phối thần kinh. Về mặt
chức năng, các hoạt động như nhai, nuốt, phát âm, giao tiếp, biểu hiện

14
cảm xúc, hô hấp, cử động của mắt, loa tai và mũi phản ánh sự cộng tác
và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cơ ở hai nhóm.
Sự tổ chức của các cơ biểu hiện nét mặt khác với sự tổ chức của
các cơ ở hầu hết các vùng khác của cơ thể vì không có mạc sâu bên
dưới da. Thay vào đó, nhiều dải cơ nhỏ có nguyên uỷ từ bộ xương mặt
bám tận trực tiếp vào da. Mặc dù các cơ có thể gây nên những cử động
của da mặt mà biểu lộ các cảm xúc, do chúng được tập hợp chủ yếu
quanh các lỗ của mặt, vẫn có ý kiến cho rằng chức năng chủ yếu của
chúng là hoạt động như những cơ thắt và cơ giãn của các lỗ mặt và
rằng chức năng biểu hiện nét mặt đã hình thành thứ phát. Về mặt phôi
học, chúng bắt nguồn từ trung mô của cung mang thứ hai và như vậy
được chi phối bởi thần kinh mặt. Về định khu và chức năng, các cơ biểu
hiện nét mặt có thể được chia thành các nhóm trên sọ, quanh ổ mắt và

mí, mũi, và má-môi.



15
Nhóm cơ quanh ổ mắt và mí
Nhóm các cơ quanh ổ mắt và mí là cơ vòng mắt, cơ cau mày và
cơ nâng mí trên. Cơ nâng mí trên được mô tả cùng với mắt.
* Cơ vòng mắt (orbicularis oculi)
Cơ vòng mắt là một cơ rộng, dẹt, hình elip bao quanh chu vi ổ mắt
và mở rông vào các vùng liền kề của mí mắt, phần trước vùng thái
dương, phần má dưới ổ mắt và vùng lông mày. Nó có các phần ổ mắt,
mí và lệ.
Động tác. Cơ vòng mắt là cơ thắt của mí mắt và đóng một vai trò
quan trọng trong biểu hiện nét mặt và các phản xạ khác nhau của mắt.
Phần ổ mắt thường được kích hoạt dưới sự kiểm soát của ý muốn. Co
các sợi ổ mắt trên tạo ra các rãnh chạy thẳng đứng ở trên cầu mũi, làm
hẹp khe mí, nhíu mày và nhô mày ra, như thế làm giảm lượng ánh sáng
đi vào mắt. Nhắm mắt phần lớn là do do hạ thấp mí trên nhưng cũng có
sự nâng lên đáng kể của mí dưới. Phần mí có thể co theo ý muốn, để
đóng các mí nhẹ nhàng như trong khi ngủ, hoặc theo phản xạ, để đóng
các mí lại để bảo vê trong lúc chớp mắt. Phần mí có các bó cơ hạ mí
trên và nâng mí dưới. Phần lệ của cơ kéo các mí và các nhú lệ vào
trong, tạo nên một lực kéo lên mạc lệ và có thể giúp dẫn lưu nước mắt
bằng cách làm giãn túi lệ. Nó cũng có thể ảnh hưởng tới sự chênh lệch
áp xuất bên trong tuyến lệ và các ống tuyến. Hoạt động này có thể hỗ
trợ vào dòng chảy uốn khúc của nước mắt qua giác mạc, hướng các
điểm lệ vào hồ lệ, và thúc đẩy sự tiết của các tuyến mí và các tuyến
sụn. Khi toàn bộ cơ vòng mắt co, da mí bị gấp thành những nếp toả ra
từ góc ngoài của các mí. Những nếp như vậy, khi có thường xuyên, gây

nên những nếp nhăn ở người tuổi trung niên.
* Cơ cau mày (corrugator supercilii)
Cơ cau mày là một cơ nhỏ hình tháp nằm ở đầu trong của mỗi
mày. Nó nằm sâu dưới phần trán của cơ chẩm trán và cơ vòng mắt,
một phần hoà lẫn với những cơ này. Những sợi của nó xuất phát từ

16
xương ở đầu trong của cung mày và chạy ra ngoài và hơi lên trên để
bám và kéo vào da ở trên vùng giữa của bờ trên ổ mắt.
Động tác. Phối hợp với cơ vòng mắt, cơ cau mày kéo mày vào
trong và xuống dưới để che cho mắt khỏi bị chói nắng.Nó cũng làm cau
mày. Hoạt động kết hợp của hai cơ này tạo ra những nếp nhăn chủ yếu
là nằm thẳng đứng ở vùng trên mũi của trán.
Nhóm cơ của mũi
Nhóm cơ má môi bao gồm cơ mảnh khảnh, cơ mũi và cơ hạ vách
mũi.
* Cơ mảnh khảnh (procerus)
Cơ mảnh khảnh là một dải cơ nhỏ hình tháp nằm sát, và thường
một phần hoà lẫn với, cạnh trong của phần trán cơ chẩm trán. Nó xuất
phát từ một cân phủ phần dưới của xương mũi và phần trên của sụn
mũi bên. Nó thường bám tận vào da ở phần dưới trán, giữa hai mày.
Thường thì cân dưới của nó hoà lẫn với cân của phần ngang cơ mũi.
Một ít bó cơ của cơ mảnh khảnh đôi khi chạy tiếp vào cánh mũi, một số
thậm chí đi tới tận môi trên.
Động tác. Cơ mảnh khảnh kéo góc trong của mày xuống và tạo
nên những nếp nhăn ngang trên cầu mũi. Nó hoạt động trong lúc cau
mày và tập trung suy nghĩ; nó giúp làm giảm sự chói loá của ánh sáng
mặt trời.
*Cơ mũi (nasalis)
Cơ mũi bao gồm phần ngang và phần cánh liên tiếp với nhau tại

nguyên uỷ của chúng. Phần ngang (cơ hạ mũi-compressor naris) xuất
phát từ xương hàm trên ở ngay bên ngoài khuyết mũi. Các sợi của nó
chạy lên trên và vào trong và bành rộng ra thành một cân mỏng. Ở cầu
mũi, cân này hoà lẫn với cân của cơ bên đối diện và với cân của cơ
mảnh khảnh. Phần cánh (cơ nở mũi) xuất phát từ xương hàm trên ở
phía dưới và trong nguyên uỷ của phần ngang, hoà lẫn một phần với
nguyên uỷ của phần này, và bám tận vào sụn cánh mũi.

17
Động tác. Phần ngang cơ mũi ép vào lỗ mũi ở chỗ nối của tiền
đình mũi với ổ mũi. Phần cánh kéo cánh mũi xuống dưới và sang bên;
nó cũng hỗ trợ trong cử động làm mở rộng lỗ mũi trước. Những cử
động này đi kèm với hít vào sâu, và như vậy kết hợp với sự gắng sức
và với một số trạng thái xúc cảm.
* Cơ hạ vách mũi (depressor septi)
Cơ hạ vách mũi thường được coi như một phần của cơ nở mũi.
Nó xuất phát từ xương hàm trên ở trên răng cửa trung tâm và đi lên để
bám vào phần di động của vách mũi. Nó nằm ở ngay dưới niêm mạc
của môi trên.
Động tác. Cơ hạ vách mũi kéo cánh mũi xuống dưới và, cùng với
phần cánh cơ mũi, làm mở rộng lỗ mũi.
Nhóm các cơ của miệng
Hình dạng của miệng và tư thế của các môi được kiểm soát bởi
một tập hợp phức tạp của các dải cơ. Những cơ này là những cơ nâng,
các cơ kéo rụt và các cơ lộn môi trên (cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ
nâng môi trên, cơ gò má lớn, cơ gò má nhỏ, cơ nâng góc miệng và cơ
cười); các cơ hạ, các cơ kéo rụt và các cơ lộn môi dưới (cơ hạ môi
dưới, cơ hạ gọc miệng và cơ cằm); một cơ thắt gồm nhiều phần (cơ
vòng miệng, cơ răng cửa trên và cơ răng cửa dưới); cơ mút.
*Cơ nâng môi trên cánh mũi (levator labii superioris alaequae

nasi)
Cơ nâng môi trên cánh mũi xuất phát từ phần trên của mỏm trán
xương hàm trên. Chạy chếch xuống dưới và ra ngoài, nó chia thành các
dải trong và ngoài. Dải trong bám tận vào sụn cánh mũi lớn và da ở trên
sụn này. Dải ngoài đi tới phần ngoài của môi trên, nơi nó hoà lẫn với cơ
nâng môi trên và cơ vòng miệng. Các sợi nông của dải ngoài chạy cong
ra ngoài qua ở trước cơ nâng môi trên và bám tận vào sàn của bì ở
phần trên của rãnh mũi môi.
Động tác. Dải ngoài nâng và lộn môi trên ra ngoài; nâng, làm sâu
và làm tăng độ cong của đầu trên rãnh mũi môi. Dải trong làm giãn các

18
lỗ mũi, làm dịch chuyển circumalar furrow ra ngoài và làm thay đổi động
cong của nó.
* Cơ nâng môi trên (levator labii superioris)
Cơ nâng môi trên xuất phát từ bờ dưới ổ mắt, nới nó bám vào
xương hàm trên và xương gò má ở trên lỗ dưới ổ mắt. Các sợi của nó
hội tụ lại ở khối cơ môi trên ở giữa dải ngoài của cơ nâng môi trên cánh
mũi và cơ gò má nhỏ.
Động tác. Cơ nâng môi trên nâng và lộn môi trên ra ngoài. Co
cùng với các cơ khác, nó làm thây đổi rãnh mũi môi.Ở một số người,
rãnh này là một nét rất đặc trưng và nó thường được làm sâu xuống khi
biểu hiện sự buồn rầu hoặc vẻ nghiêm trang.
* Cơ gò má lớn (zygomaticus major)
Cơ gò má lớn xuất phát từ xương gò má, ngay ở trước đường
khớp gò má thái dương, và chạy tới góc miệng, nơi nó hoà lẫn với các
sợi của cơ nâng góc miệng, cơ vòng miệng và các dải cơ nằm sâu hơn.
Động tác. Cơ gò má lớn kéo góc miệng lên trên và sang bên như
trong lúc cười.
* Cơ gò má nhỏ (zygomaticus minor)

Cơ gò má nhỏ xuất phát từ mặt ngoài của xương gò má, ngay ở
sau đường khớp gò má hàm trên, và chạy xuống dưới và vào trong vào
khối cơ môi trên. Ở phía trên nó được ngăn cách với cơ nâng môi trên
bởi một khoảng hẹp hình tam giác, còn về phía dưới nó hoà lần với cơ
này.
Động tác. Cơ gò má nhỏ nâng môi trên, làm lộ các răng hàm trên.
Nó cũng hỗ trợ làm sâu và nâng rãnh mũi môi. Cùng co với nhau, các
cơ nâng chính của môi (cơ nâng môi trên cánh mũi, cơ nâng môi trên và
cơ gò má nhỏ) làm cong môi trên trong lúc cười, và trong biểu thị sự tự
mãn, sự khinh miệt hoặc coi thường.
* Cơ nâng góc miệng (levator anguli oris)
Cơ nâng góc miệng xuất phát từ hố nanh của xương hàm trên,
ngay ở bên dưới lỗ dưới ổ mắt, và bám tận vào góc miệng. Các sợi của

19
nó hoà lẫn ở đó với các cơ khác (cơ gò má lớn, cơ hạ góc miệng, cơ
vòng miệng). Một số sợi nông chạy cong ra trước để bám vào sàn bì
của phần dưới rãnh mũi môi. Thần kinh dưới ổ mắt và các mạch máu đi
kèm đi vào mặt qua lỗ dưới ổ mắt ở giữa những chỗ bám nguyên uỷ
của cơ nâng góc miệng và cơ nâng môi trên.
Động tác. Cơ nâng góc miệng nâng góc miệng trong lúc cười, và
góp phần vào độ sâu và đường nét của rãnh mũi môi.
* Cơ má (malaris)
Cơ má là một phiến cơ mỏng đôi khi có mặt; khi đó, nó che phủ và
hoà lẫn với cơ gò má lớn, cơ gò má nhỏ và và cơ nâng môi trên. Nó hay
biến đổi. Khi có mặt nó liên tiếp với giới hạn dưới của cơ vòng mắt, và
được cho là có thể bắt nguồn từ cơ này. Các sợi của nó chạy vào trong
và xuống dưới. Một số bó nông của nó bám vào bì ở vùng gờ và rãnh
mũi môi, và những sợi khác chạy thẳng đến góc miệng và tới phần ba
ngoài của môi trên để đi ngang qua những bó của cơ vòng miệng.

* Cơ cằm (mentalis)
Cơ cằm là một bó hình nón nằm ở bờ bên của hãm môi dưới. Các
sợi xuất phát từ hố răng cửa của xương hàm dưới và đi xuống để bám
tận vào da của cằm.
Động tác. Cơ cằm nâng môi dưới, làm nhăn da cằm. Vì nó kéo
nền của môi dưới lên, nó giúp làm nhô và lộn môi dưới ra ngoài trong
lúc uống và cả trong biểu thị sự nghi ngờ hoặc sự khinh bỉ.
* Cơ hạ môi dưới (depressor labii inferioris)
Cơ hạ môi dưới là một cơ hình tứ giác xuất phát từ đường chéo
của xương hàm dưới, giữa khớp dính cằm và lỗ cằm. Nó chạy lên trên
và vào trong tới da và niêm mạc của môi dưới, hoà lẫn với cơ bên đối
diện và với cơ vòng miệng. Về phía dưới và phía ngoài, nó liên tiếp với
cơ bám da cổ.
Động tác. Cơ hạ môi dưới kéo môi dưới xuống dưới và hời sang
bên trong hoạt động nhai, và có thể hỗ trợ vào cử động lộn môi dưới ra

20
ngoài. Nó góp phần vào việc biểu thị sự mỉa mai, nỗi buồn, sự u sầu và
sự nghi ngờ.
* Cơ hạ góc miệng (depressor anguli oris)
Cơ hạ góc miệng có một đường bám nguyên uỷ dài từ lồi củ cằm
của xương hàm dưới chạy ra ngoài theo đường chéo, ở bên dưới và
ngoài nguyên uỷ của cơ hạ môi dưới. Nó hội tụ vào một bó hẹp và bó
này hoà lẫn ở góc miệng với cơ vòng miệng và cơ cười. Một số sợi
chạy tiếp tục vào cơ nâng góc miệng. Cơ hạ môi dưới liên tục ở dưới
với cơ bám da cổ và mạc cổ. Một số sợi của nó có thể chạy dưới lồi củ
cằm và bắt chéo đường giữa để đan xen với các sợi của cơ bên đối
diện; những sợi này tạo nên cơ ngang cằm (transvesus menti).
Động tác. Cơ hạ góc miệng kéo góc miệng xuống dưới và sang
bên trong lúc mở miệng và trong biểu thị sự buồn rầu. Trong lúc mở

miệng rãnh cằm môi trở nên nằm ngang hơn và phần trung tâm của nó
sâu hơn.
* Cơ mút (buccinator)
Nằm ở má, cơ mút là một cơ mỏng hình tứ giác chiếm khoảng
nằm giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Các bờ trên và dưới
của nó bám lần lượt vào mặt ngoài của các mỏm huyệt răng của xương
hàm trên và xương hàm dưới ở ngang mức các răng cối. Bờ sau của nó
bám vào bờ trước của đường đan chân bướm hàm dưới. Hơn nữa, một
số sợi của nó xuất phát từ một dải gân mảnh bắc cầu qua khoảng nằm
giữa xương hàm trên và móc chân bướm, giữa lồi củ xương hàm trên
và đầu trên của đường đan chân bướm hàm dưới. Trên đường đi tới
khẩu cái mềm, gân của cơ căng màn khẩu cái xuyên qua thành hầu
trong một khe nhỏ nằm sau dải gân này. Phần sau của cơ mút nằm ở
sâu, ở trong ngành xương hàm dưới và trong mặt phẳng của cơ chân
bướm trong. Phần trước của nó chạy cong ra ở sau răng cối thứ ba để
nằm trong lớp dưới niêm mạc của má và môi. Các sợi của cơ mút hội tụ
lại ở trụ xơ cơ ngoài góc miệng. Ở đây, các sợi trung tâm (chân bướm
hàm dưới) bắt chéo nhau: các sợi từ dưới bắt chéo tới phần trên của cơ

21
vòng miệng, các sợi từ trên bắt chéo vào phần dưới. Các sợi ở trên
cùng (hàm trên) và dưới cùng (hàm dưới) của cơ mút tiếp tục đi ra
trước vào môi tương ứng của chúng mà không bắt chéo. Khi cơ mút đi
qua má và trụ xơ cơ ngoài góc miệng, một số lượng lớn các sợi của nó
tản vào trong để bám vào mô dưới niêm mạc.
Động tác. Cơ mút làm ép má vào răng và lợi trong lúc nhai, và hỗ
trợ lưỡi trong việc hướng thức ăn vào giữa các răng. Khi miệng đang
đóng lại, các răng trượt trên niêm mạc má môi nhưng niêm mạc má môi
không bị đưa vào các mặt cắn của các răng vì nó được cơ mút và các
cơ bám niêm mạc khác kéo. Khi các má đã căng phồng không khí, cơ

mút đẩy khí ra giữa các môi và hành động này quan trọng khi chơi một
nhạc cụ thuộc bộ hơi; chính vì thế cơ mút theo tiếng la tinh có nghĩa là
cơ thổi kèn (buccinator trong tiếng Latin = người thổi kèn).
* Đường đan chân bướm hàm dưới. Đường đan chân bướm là
một dải sợi gân mỏng chằng từ móc của mảnh trong mỏm chân bướm
tới đầu sau của đường hàm móng xương hàm dưới. Dễ dàng sờ thấy
nó từ bên trong, nơi nó được che phủ bởi niêm mạc miệng, và về phía
ngoài nó được ngăn cách với ngành xương hàm dưới bởi mô mỡ. Cơ
khít hầu trên bám vào bờ sau của nó và phần trung tâm của cơ mút
bám vào bờ trước của nó.
* Cơ vòng miệng (orbicularis oris)
Cơ vòng miệng được gọi như vậy vì đã có thời người ta cho rằng
khe miệng được bao quanh bởi một loạt những cơ vân hình elip hoàn
chỉnh mà hoạt động cùng với nhau theo cách của một cơ thắt. Tuy
nhiên ngày nay chúng ta nhận ra rằng cơ này thực ra bao gồm bốn
phần tư về căn bản là độc lập nhau (các phân tư trên và dưới ở hai bên
phải và trái), mỗi phần chứa một phần ngoại vi lớn hơn và một phần bờ
nhỏ hơn. Các phần ngoại vi và bờ áp vào nhau dọc theo những đường
mà tương ứng ở bên ngoài với những đường gặp nhau giữa vùng môi
đỏ và da. Như vậy, cơ vòng miệng được tạo nên từ tám phần, mỗi phần
được đặt tên một cách hệ thống theo vị trí của nó. Mỗi phần giống với

22
một cái quạt với cuống nằm ở trụ xơ cơ ngoài góc miệng và được mở
vào các phần ngoại vi nhưng hầu như là đóng ở các phần bờ.
* Cơ răng cửa môi trên (incisivus labii superioris)
Cơ răng cửa môi trên xuất phát từ sàn hố răng cửa xương hàm
trên ở trên lồi của răng cửa bên. Lúc đầu nó nằm sâu dưới phần ngoại
vi trên của cơ vòng miệng. Chạy cong ra phía bên, các bó sợi của nó
intercalated và song song với các bó của cơ vòng miệng. Khi tới

modiolus, nó tách ra thành các phần nông và sâu : phần nông hoà lẫn
một phần với cơ nâng góc miệng và bám vào thân và đỉnh của
modiolus, còn phần sâu bám vào sừng trên và nền của modiolus.
* Cơ răng cửa môi dưới (incisivus labii inferioris)
Cơ răng cửa môi dưới, một cơ phụ của phức hợp cơ vòng miệng,
có nhiều nét chung với cơ răng cửa môi trên. Nó bám vào sàn của hố
răng cửa xương hàm dưới, ở bên ngoài cơ cằm và bên dưới lồi của
răng cửa bên. Uốn cong sang bên và lên trên, nó hoà lẫn một phần với
phần ngoại vi dưới cơ vòng miệng trước khi đi tới modiolus, nơi các bó
nông bám vào đỉnh và thân, và các bó sâu bám vào nền và sừng dưới.
* Cơ bám da cổ (platysma)
Cơ bám da cổ được mô tả như một cơ của cổ nhưng nó có một
phần nằm ở mặt góp phần vào phức hợp cơ vòng miệng. Phần hàm
dưới bám vào bờ dưới của thân xương hàm dưới. Ở sau chỗ bám này,
một bó dẹt khá lớn tách ra và đi về phía trên trong tới bờ ngoài cơ hạ
góc miệng, nơi một ít sợi gia nhập vào cơ này. Số sợi còn lại tiếp tục đi
sâu dưới cơ hạ góc miệng và lại hiện ra tại bờ trong cơ này. Tại đây
chúng tiếp tục đi vào bên trong mô của nửa ngoài môi dưới, như là một
cơ kéo môi trực tiếp, gọi là phần môi cơ bám da cổ. Phần môi chiếm
khoảng nằm giữa cơ hạ góc miệng và cơ hạ môi dưới và ở trong cùng
mặt phẳng như những cơ này. Các bờ liền kề của tất cả ba cơ hoà lẫn
vào nhau và chúng có những chỗ bám vào môi giống nhau. Phần
modiolus cơ bám da cổ là tất cả những bó còn lại nằm ở sau phần môi,
ngoại trừ một ít bó nhỏ mà tận cùng trực tiếp ở bì hoặc lớp dưới niêm

23

×