Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ứng xử học đường của sinh viên đại học kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.06 KB, 108 trang )

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

Tên công trình:
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Thuộc nhóm ngành khoa học: XH1

HÀ NỘI, 2015

0


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………….5
DANH MỤC CÁC BẢNG ………………………………………….…6
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ …………………………….7
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8
1.1

Sự cần thiết của nghiên cứu.......................................................................8

1.2



Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................10

1.3

Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................10

1.4

Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................10

1.5

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................10

1.6

Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11

1.6.1

Quy trình nghiên cứu..........................................................................11

1.6.2

Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................12

1.6.3

Phương pháp phân tích số liệu...........................................................14


1.7

Cấu trúc đề tài...........................................................................................14

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
CỦA SINH VIÊN
2.1

16

Văn hóa ứng xử.........................................................................................16

2.1.1

Quan niệm về văn hóa ứng xử...........................................................16

2.1.2

Vai trò của văn hóa ứng xử.................................................................18

2.2

Văn hóa ứng xử học đường......................................................................21

2.2.1

Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên....................................21

2.2.2


Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên..................................23

2.2.3

Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với chuyên viên...............................24

1


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên và các giả

thuyết...................................................................................................................27
2.3.1

Các yếu tố khách quan........................................................................27

2.3.2

Các yếu tố chủ quan............................................................................32

2.4

Mô hình lý thuyêt của đề tài.....................................................................33

2.5


Những nghiên cứu có liên quan về văn hóa ứng xử...............................35

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN
HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KTQD 39
3.1

Tổng quan về sinh viên KTQD................................................................39

3.2

Kiểm định độ tin cậy của các biến và phân tích nhân tố khám phá.....42

3.2.1

Thiết kế bảng hỏi và xây dựng nghiên cứu........................................42

3.2.2

Kiểm định độ tin cậy của các biến trong mẫu phiếu điều tra............48

3.2.3

Phân tích nhân tố khám phá..............................................................49

3.3

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh viên..49

3.4


Kết quả nghiên cứu thực tiễn...................................................................53

3.4.1

Phân tích mô hình hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình. 53

3.4.2

Kiểm định giả thuyết...........................................................................60

3.4.3 Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các yếu tố đưa ra đến văn hóa
ứng xử của sinh viên.......................................................................................63
3.4.4

Kết luận................................................................................................64

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG XÂY
DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG
4.1

67

Định hướng từ các trường ĐH trên thế giới và các trường ĐH tại Việt

Nam ……………………………………………………………………...……..67
4.2

Đề xuất phương án định hướng văn hóa ứng xử của sinh viên trường


KTQD..................................................................................................................70
4.2.1

Về phương diện xã hội........................................................................70
2


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.2.2

Về phương diện nhà trường...............................................................71

4.2.3

Về phương diện cá nhân.....................................................................72

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

75

5.1

Kết luận......................................................................................................75

5.2

Hạn chế......................................................................................................77

Tài liệu tham khảo 78

Phụ lục 1. Kết quả kiểm định thang đo

80

PL1. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố tuổi.......................................80
PL2. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về gia đình...........................82
PL3. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về giảng viên.......................83
PL4. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về công nghệ thông tin.......85
PL 5. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về hoạt động ngoại khóa...87
PL6. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về quy định của nhà trường
..............................................................................................................................88
PL 7. Phân tích kiểm định độ tin cậy của yếu tố về môi trường riêng của
khoa.....................................................................................................................89
PL 8. Kết quả kiểm định EFA lần 1..................................................................90
PL 9. Kết quả kiểm định EFA lần 2..................................................................93
PL 10. Kết quả kiểm định EFA lần 3................................................................97
PL 11. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SVSV.....................................100
PL 13. Kêt quả hồi quy với biến phụ thuộc là SVCV....................................103
PL 15. Các yếu tố về tuổi..................................................................................106
PL16. Các yếu tố về gia đình...........................................................................106
PL17. Các yếu tố về giảng viên........................................................................107

3


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PL18. Các yếu tố về công nghệ........................................................................107
PL19. Các yếu tố về hoạt động ngoại khóa....................................................107
PL20. Các yếu tố về quy định nhà trường.....................................................108

PL21. Các yếu tố về môi trường riêng của khoa...........................................108

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát

4

109


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT
ĐH KTQD
EBBA

NỘI DUNG
Đại học Kinh tế Quốc dân.
English Bachelor of Business Administration - Chương

AEP

trình Quản trị kinh doanh học bằng tiếng Anh.
Advanced English Program – Chương trình Tiên tiến, Chất

POHE

lượng cao.
Professional Oriented High Education - Chương trình Tiên


IBD
CN
HĐNK
QĐNT
MT
GV
T

VHƯX

tiến, Chất lượng cao chuyên về Quản trị lữ hành, khách sạn.
International Bachelor Degree - Cử nhân Quốc tế.
Công nghệ thông tin
Hoạt động ngoại khóa
Quy định nhà trường
Môi trường của khoa/viện
Giảng viên
Tuổi
Gia đình
Văn hóa ứng xử

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 3.1 CẤU TRÚC BẢNG HỎI VÀ THANG ĐO................................................41
BẢNG 3.2 TỈ LỆ SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT THEO GIỚI TÍNH...........43
BẢNG 3.3 TỈ LỆ SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT THEO VÙNG...................44
BẢNG 3.4 TỈ LỆ SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT THEO KHOA...................45

5



Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

BẢNG 3.5 TỈ LỆ SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT THEO NĂM......................46
BẢNG 3.6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC BIẾN. 48
BẢNG 3.7 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ....................................50
BẢNG 3.8 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN...............................................................51
BẢNG 3.9 KẾT QUẢ PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY SVSV.......................................54
BẢNG 3.10 KẾT QUẢ PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY SVGV....................................56
BẢNG 3.11 KẾT QUẢ PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY SVCV.....................................58
Bảng 3.12 Kết luận kiểm định giả thuyết.........................................................................63

6


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

HÌNH 2.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI...........................34
HÌNH 3.1 BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TỈ LỆ SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT THEO
GIỚI TÍNH..............................................................................................................45
HÌNH 3.2 BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TỈ LỆ SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT THEO
VÙNG....................................................................................................................... 46
HÌNH 3.3 BIỂU ĐỒ MÔ TẢ TỈ LỆ SINH VIÊN KHẢO SÁT THEO KHOA..........47
Hình 3.4 Biểu đồ mô tả tỉ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo năm..................................48

7



Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, chúng ta đã và đang mở ra không ít cơ hội
phát triển giáo dục cho các quốc gia và cho các trường cao đẳng, đại học. Bên cạnh sự
giao thoa văn hóa đã và đang được ủng hộ đó, những thách thức to lớn cũng dần xuất
hiện đối với việc giữ gìn, phát triển văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa học
đường nói riêng.
Văn hóa ứng xử là một trong những khía cạnh quan trọng của văn hóa học đường (cơ sở
vật chất, văn hóa ứng xử, môi trường giáo dục tốt…) ở Việt Nam. Ở môi trường đại học,
sinh viên bắt đầu có ý thức về hành động của mình, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành
vi của bản thân. Hơn nữa, tại đại học, sinh viên được xem là những con người có học
thức, có trình độ văn hóa cao, đối tượng giao tiếp thường xuyên cũng là những người có
trí thức như giảng viên, chuyên viênvà sinh viên trong trường. Sinh viên là chủ nhân
tương lai của đất nước, là những tấm gương chuẩn mực về văn hóa ứng xử. Vì vậy, văn
hóa ứng xử của sinh viên cần phải được coi trọng trong vấn đề giáo dục hiện nay.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, làm cho đời
sống con người ngày một nâng cao, con người không còn lạc hậu và ngày càng tiên tiến.
Nhất là giới trẻ hiện nay ngày một phát triển toàn diện về bản thân, về trình độ, tri thức,
thông minh sáng tạo...song, vấn đề lối sống văn hóa, ứng xử của giới trẻ hiện nay, đang
đáng được toàn xã hội quan tâm, đang có sự xuống cấp trầm trọng ở một số bộ phận, đặc
biệt là học sinh, sinh viên, thậm chí ngay cả giáo viên trong các trường học. Đất nước ta
đang trên đường phát triển, hội nhập xã hội có nhiều phức tạp, không ít những luồng văn
hóa phẩm độc hại du nhập vào nước ta làm ảnh hưởng không ít đến đạo đức, tác phong,
lối sống của học sinh, sinh viên. Môi trường giáo dục chuẩn mực đang dần bị xâm nhập

bởi văn hóa của các nước khác từ sự hấp thu ồ ạt của những người trẻ. Do vậy, văn hóa
ứng xử của sinh viên cũng ngày càng bị lệch lạc, biến chất, những chuẩn mực của văn
hóa ứng xử đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, khảo sát về các yếu tố tác

8


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

động đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên là vấn đề cấp thiết và mang tính
thời sự khi mà hàng ngày những thông tin về bạo lực học đường, về đạo đức lối sống lệch
lạc của giới trẻ đều được đưa tin trên các trang báo lớn nhỏ.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học trọng điểm phía
bắc, đào tạo đa ngành về kinh tế, số lượng sinh viên hàng năm tuyển sinh là 4,500 người 1,
đến từ nhiều vùng miền khác nhau, tạo nên bức tranh về môi trường giao tiếp ứng xử đa
dạng.
Dựa trên các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước, nhóm nghiên cứu sinh
nhận thấy các yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên trong trường KTQD vẫn
chưa được nghiên cứu cụ thể. Hơn thế nữa, là sinh viên trong trường, qua thực tiễn học
tập tại trường, nhóm nghiên cứu nhận ra tầm quan trọng của văn hóa ứng xử của sinh
viên trong trường đại học.
Nghiên cứu này không chỉ cần thiết đối với sinh viên các trường đại học mà còn cần thiết
đối với toàn xã hội hiện nay. Chúng ta cần biết rằng nguyên nhân do đâu mà văn hóa ứng
xử chuẩn mực lại bị giới trẻ bàng quan và áp dụng sai lệch đến vậy. Do giới trẻ không
hiểu những giá trị đáng quý đó hay do chính người lớn đã có những hành vi không nên để
thanh niếu niên học theo. Thanh thiếu niên hiện nay cần lắm một định hướng đối với văn
hóa ứng xử học đường chuẩn mực chứ không phải những sự dèm pha, dè bỉu hay phủ
nhận hoàn toàn mỗi khi nhắc đến hành vi, cách ứng xử của họ. Chính vì vậy, nghiên cứu
này chính là cơ sở để các trường đại học có thể nhìn vào để xây dựng văn hóa ứng xử học
đường một cách chuẩn mực, tạo điều kiện cho sinh viên bày tỏ quan điểm của người trẻ,

để xây dựng một văn hóa ứng xử học đường chuẩn mực và hiện đại, tân tiến trong thời kì
hội nhập cũng như để giảm thiểu những điểm không phù hợp đối với văn hóa học đường
Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài “khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của sinh
viên trường kinh tế quốc dân” nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ
1

Số liệu của phòng quản lý đào tạo trường ĐHKTQD (2003)

9


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

quan và khách quan đến văn hóa ứng xử của sinh viên trường kinh tế quốc dân, trên cơ sở
đó đề xuất các phương án đểxây dựng văn hóa ứng xử của sinh viên kinh tế quốc dân.
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tổng hợp lý thuyết về văn hóa ứng xử học đường của sinh viên
Xác định các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến văn hóa ứng xử của

-

sinh viên
Kiểm định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến văn hóa ứng xử

-


của sinh viên ĐH KTQD.
Đề xuất các phương án để xây dựngvăn hóa ứng xử học đường của sinh viên đại
học KTQD

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Với việc thực hiện nghiên cứu “khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học
đường của sinh viên trường KTQD”, nhóm nghiên cứuxin đề xuất các câu hỏi:
-

Các lý thuyết nào liên quan đến văn hóa ứng xử của sinh viên?
Các yếu tố nào tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên?
Các yếu tố nào tác động đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại

-

học KTQD và mức độ ảnh hưởng như thế nào?
Làm thế nào để xây dựng văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại học
KTQD?

1.5 Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của
sinh viên trường ĐH KTQD
* Lí do chọn trường ĐH KTQD
 Là một trong những trường đại học về kinh tế trọng điểm miền Bắc, số
lượng sinh viên hàng năm là 4,500 sinh viên đến từ nhiều vùng miền của
Việt Nam, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong môi trường học đường
 Nhóm nghiên cứu đã và đang có thời gian học tại trường nên văn hóa của
trường đã được thấm nhuần qua các năm học, tạo điều kiện cho nhóm

nghiên cứu có thể hiểu rõ văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trong
trường

10


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

-

Đối tượng điều tra: Sinh viên đang học tại các chương trình EBBA, Tiên tiến Chất
lượng cao, và các khoa còn lại (không bao gồm các chương trình học tại chức và

-

cao học của trường)
Nội dung đề tài: Tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử
học đường của sinh viên từ góc độ của chính những sinh viên đang học trên giảng
đường. Cụ thể là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường
của sinh viên, từ đó có thể nhận thức mức độ ảnh hưởng và chiều ảnh hưởng của

-

từng yếu tố.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2014 đến tháng 03/2015
Địa điểm: Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Quy trình nghiên cứu


Biểu đồ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.1 Sơ đồ
quá trình nghiên cứu

Xác định các yếu

Thiết kế

tố chủ quan

bảng hỏi

Kiểm định độ

và thang

tin cậy của

đo

các yếu tố

Cơ sở lý
thuyết

Xác định các yếu
tố khách quan

Phân tích mô
hình hồi quy
Đề xuất

phương án

Đánh giá các yếu

xây dựng

tố ảnh hưởng

Kiểm định giả
thuyết

vănhóa ứng
xử học đường
của sinh viên
11


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

12


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài nghiên cứu thu thập cả nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
 Thông tin thứ cấp: Nghiên cứ dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu
thập chủ yếu từ các nghiên cứu của trong nước lẫn ngoài nước. Ngoài ra, còn có
các thông tin liên quan từ sách báo, tạp chí, từ các trang báo mạng, các diễn đàn

của hội sinh viên trường KTQD, tin tức thời sự hàng ngày, các tài liệu từ trường
đại học KTQD liên quan đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên….Từ đó, có
thể thấy được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử học đường sinh viên hiện nay.
Mối bận tâm đó được thể hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, các nghiên
cứu, các bài phỏng vấn trong thời gian này.

 Thông tin sơ cấp được thu thập từphương pháp điều tra khảo sát nhằm thu
thập được thông tinthực tế dưới quan điểm của nhiều sinh viên tại các
chương trình đào tạo khác nhau của trường ĐH KTQD, phản ánh văn hóa
ứng xử học đường của sinh viên đa dạng, phong phú.
Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo
mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm
định các giả thuyết.
Tổng thể: Đối tượng tham gia khảo sát là toàn thể sinh viên hiện đang học tại
trường đại học KTQD (tổng cộng khoảng 45,000 sinh viên, bao gồm sinh viên
thuộc các chươn trình học tại chức)2. Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện khó có
thể có được số liệu của toàn bộ sinh viên như vậy. Nhóm đối tượng để dùng trong
nghiên cứu này sẽ là các sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 của các chương
trình EBBA, IBD, tiên tiến chất lượng cao, và các chương trình chính quy còn lại
(không bao gồm các chương trình học tại chức và thạc sĩ tại trường). Số lượng
phiếu sẽ được thả đều cho các chương trình đào tạo để đảm bảo tính khách quan.
Mẫu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tiến hành phát 300 mẫu phiếu điều tra tới

các sinh viên năm một đến năm bốn thuộc các chương trình EBBA, Tiên tiến
2

Số liệu của phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên trường KTQD(2014)

13



Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

chất lượng cao và các chương trình đào tạo khác của trường (không bao gồm
các chương trình học tại chức, và các chương trình cao học của trường),
bằng phương pháp phát phiếu trực tiếp tại các chương trình đào tạo thuộc
phạm vi nghiên cứu. Sau khi người tham gia khảo sát đã hoàn thành phiếu,
nhóm nghiên cứu tiến hành thu phiếu ngay hoặc hẹn thời gian thu phiếu. Địa
điểm, số lượng phiếu và thời gian phát phiếu khảo sát cụ thể là:
+ Chương trình EBBA: phát 50 phiếu tới sinh viên các lớp vào thời gian nghỉ giải
lao giữa giờ và thu lại phiếu sau khi đối tượng khảo sát hoàn thành phiếu, lúc tan
học và hẹn ngày thu lại phiếu.
+ Chương trình Tiên tiến Chất lượng cao: phát 60 phiếu tới sinh viên các lớp vào
lúc tan học và hẹn ngày thu lại phiếu.
+ Các chương trình khác: phát 120 phiếu tới sinh viên các lớp vào lúc tan học và
hẹn ngày thu lại phiếu.
Nhóm nghiên cứu phát phiếu với số lượng đều các khoa để kết quả có thể phản ánh sự
khác nhau về văn hóa ứng xử học đường của các chương trình trong cùng một trường đại
học, cũng như tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu có thể phân tích số liệu thu được một
cách thực tế nhất.
1.6.3 Phương pháp phân tích số liệu
Nhóm nghiên cứu đã xử lí số liệu bằng phần mềm spss 16, cụ thể như sau:
-

Kiểm định độ tin cậy reliability test : nhằm xác định xem dữ liệu thu thập được có

-

đáng tin cậy hay không theo hệ số alpha (α)
Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm tìm ra các yếu tố có giá trị trong thang đo


-

lường các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên KTQD
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại học KTQD

1.7 Cấu trúc đề tài

Các yếu tố

Chương 1. Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

tác

động

đến

văn

hóa

ứng

xử

của

Chương 2. Cơ sở lý luận chung về văn hóa ứng xử của sinh viên


sinh
14

viên

tại KTQD


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Chương 3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên
trường đại học KTQD
Chương 4. Đề xuất phương án xây dựng văn hóa ứng xử học đường của sinh viên tại
trường KTQD
Chương 5. Kết luận

15


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA
SINH VIÊN

2.1 Văn hóa ứng xử
2.1.1 Quan niệm về văn hóa ứng xử
Ứng xử là một trong những yếu tố rất dễ nhận ra trong nền văn hóa cũng như xã hội Việt

Nam. Điều này được thể hiện rất rõ qua phong tục tập quán, qua thơ văn ca nhạc. Ca dao
tục ngữ thuần việt từ xa xưa tới nay. Có thể ví dụ như câu “ ăn trông nồi, ngồi trông
hướng”, “kính trên nhường dưới”, “mất lòng trước, được lòng sau” hay “ muốn con hay
chữ phải yêu lấy thầy”, đó đều là những kinh nghiệm đúc kết được cha ông ta truyền lại
một cách dân dã nhưng nó thể hiện rõ ứng xử trong xã hội đã đi sâu vào đời sống con
người Việt Nam từ xưa.
Quan niệm “Văn hóa ứng xử” được tập thể tác giả công trình “Văn hóa ứng xử của người
Hà Nội với môi trường thiên nhiên”xác định “gồm cách thức quan hệ, thái độ và hành
động của con người đối với môi trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người
khác”3. Theo đó, văn hóa ứng xử gồm 3 chiều quan hệ: với thiên nhiên, xã hội và bản
thân. Văn hóa ứng xử gắn liền với các thước đo mà xã hội dùng để ứng xử. Đó là các
chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên đây là một nghiên cứu tập trung vào văn hóa ứng xử với
môi trường thiên nhiên, nên chưa thể hiện rõ mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử với con
người là đối tượng nghiên cứu.
Theo nghiên cứu “ Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay”,
tác giả xác định “Văn hóa ứng xử được hình thành từ khuôn mẫu ứng xử ,có tính lịch sử cô thể gắn với điều kiện, môi trường cụ thể”, và sau cùng, “Văn hóa ứng xử là văn hóa
hành động (ứng phó và xử lý) của con người trong môi trường văn hóa lịch sử - cô thể,
cho nên nó được thể hiện và thực hiện thông các những khuôn mẫu (chuẩn mực, tiêu chí,
quy ước, quy chế …) và cả những kỹ năng ứng xử.”4

3

Viết Chức Nguyễn, 2002, Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Viện văn hóa & Nhà xuáá̂t
bản Văn hóa-thông tin
4
Trường ĐH Lao động – Xã hội, 2012, Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay

16



Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Cuối cùng , “Thái độ ứng xử chính là nền tảng có tính định hướng cơ bản và xuyên suốt
của văn hóa ứng xử”
Trong 4 yếu tố đó thì khuôn mẫu ứng xử gồm 4 tiêu chí:
-

Sự lặp đi lặp lại các ứng xử thông thường
Ứng xử được đa số người trong cộng đồng cùng thực hiện thống nhất theo một

-

cách
Chuẩn mực xã hội hay quy tắc ứng xử
Ý nghĩa xã hội của ứng xử

Tổng hợp lại, tác giả đã xác định văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ ứng xử, khuôn mẫu,
kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên
nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển
cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người hướng đến cái đúng cái đẹp.
Trong bản thảo kinh tế triết học 1844, Các Mác đã viết : “Bất cứ quan hệ nào của con
người đối với bản thân mình đều chỉ được thực hiện, thể hiện trong quan hệ của con
người đối với người khác”. Trong trường hợp này, nói về bản chất xã hội, người ta dùng
từ “xử” như “đối nhân xử thế”, “phép cư xử”…
Trong quá trình nghiên cứu cũng đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về ứng xử. Tiếp
cận vói khái niệm ứng xử, không thể không nhắc đến nhà sư phạm người Nga Usinxki.
Ông khẳng định:” Sự khéo léo ứng xử về sư phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo
dục dù học giỏi đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về
bản chất, không phải cái gì khác ngoài sự ứng xử. Tác giả Lê Thị Bừng trong cuốn Tâm
lý học ứng xử đã nêu lên khái niệm về ứng xử như sau: “Ứng xử là sự phản ứng của con

người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất
định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trong sự phản
ứng có lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy
thuộc vào tri thức, kinh nghiệm của mỗi người nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất.
”5. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Thúy Anh cũng đã từng đưa ra nhận định về văn hóa
ứng xử : “Ứng xử là triết lý sống của cả một cộng đồng, là quan niệm sống, quan niệm lý
5

Lê Thị Bừng, (2001), Tâm lý học ứng xử, Nhà xuất bản Giáo dục

17


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

giải cuộc đời. Nó cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cộng đồng. Bởi
vậy nó quy định các mối quan hệ giữa con người với con người”6.
Như vậy, ứng xử là cách biểu hiện của giao tiếp thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ và
ngôn ngữ lời nói trong mối quan hệ với mọi người, với môi trường xung quanh. Mỗi một
cá nhân sẽ có cách ứng xử khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm tính cách, quan điểm và
nguyên tắc của mỗi người. Trong môi trường học đường này, nhóm nghiên cứu chỉ tập
trung vào văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ của sinh viên.
2.1.2 Vai trò của văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mối quan hệ của con người. Nó thể
hiện hành vi, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ, nhân cách, đạo đức của cá nhân trong xã hội. Với
mỗi một mối quan hệ hay một môi trường, văn hóa ứng xử lại đóng vai trò khác nhau
nhưng luôn tuân theo những quan niệm, những giá trị chung phù hợp với hành vi, lối
sống chuẩn mực của người việt.
Trong doanh nghiệp, văn hóa ứng xử là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình
ảnh doanh nghiệp, được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa

đồng nghiệp với nhau, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc và thành công của doanh
nghiệp. Do đó, văn hóa ứng xử là một phần của văn hóa doanh nghiệp, có vai trò xây
dựng, củng cố các mối quan hệ trong doanh nghiệp, phát triển văn hóa doanh nghiệp 7.
trong gia đình, ứng xử văn hóa chính là nét đẹp lâu đời, một nét đẹp truyền thống của
dân tộc Việt Nam: sự hoà thuận, chung thuỷ, tình nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho
con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, anh em. Nhiều gia đình luôn biết cách tạo dựng,
giữ gìn những nét văn hóa ứng xử ấy tạo nên nề nếp gia phong.
Mối quan hệ ứng xử giữa anh chị em ruột trong nhà cũng luôn được đề cao: “anh em như
chân, như tay. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “em thuận, anh hòa là nhà có
phúc”... Mối quan hệ máu mủ ấy không gì có thể sánh bằng, không gì có thể chia cắt:
“cắt dây bầu dây bí/ chẳng ai cắt dây chị dây em”. Cũng vì lẽ đó, cha ông ta luôn lên án
những người không giữ được tình cảm anh chị em hòa thuận trong gia đình.
6

Trần Thúy Anh, (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục
Báo của tập đoàn Petrolimex Việt Nam, (2014), Văn hóa Petrolimex, pvtex-dv.vn, truy cập lần cuối ngày 22/2/2015

7

18


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Với mối quan hệ vợ chồng, vợ chồng là duyên số nhưng về ở với nhau trong một mái nhà
thì còn là trách nhiệm, là tình nghĩa mặn nồng lúc gian khổ hay sướng vui: “thuận vợ
thuận chồng tát bể đông cũng cạn”, “đốn cây ai nỡ dứt chồi/ đạo chồng nghĩa vợ giận rồi
lại thương”…
Có thể nói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người. Để trở
thành người lao động có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng ứng xử trong công

việc nói riêng và trong cuộc sống nói chung, mỗi sinh viên không chỉ bồi dưỡng cho
mình về kiến thức chuyên môn mà cả về khả năng giao tiếp, ứng xử. Dù như thế nào thì
sinh viên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình trong giao tiếp, ứng xử với thầy, cô
giáo và mọi người.
Tại buổi giao lưu nói chuyện cùng với nhà trường THCSNguyễn Bỉnh Khiêm (Dầu
Tiếng, ThủĐức) (14/4/2014) về chủ đề "nét đẹp học đường"; giáo sư – tiến sĩ Trần Văn
Khê, một trái tim lớn của âm nhạc dân tộc nước nhà, một nhà văn hóa lớn của dân tộc
nhưng luôn quan tâm rất sát sao về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay, ông nói: ngày
xưa, không bao giờ có cảnh trò vô lễ với thầy. Đối với trò, “một chữ cũng là thầy mà nửa
chữ cũng là thầy”. “Không bao giờ trò dám cãi tay đôi với thầy chứ nói gì đến chuyện
đánh thầy và ngược lại, những người thầy luôn có ý thức mình phải làm gương cho học
trò, giữ khoảng cách thầy trò đúng đạo”.8
Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa học
đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàng chia
sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại ấn tượng tốt, có
thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng một số
sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài
lòng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn
nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các buổi mít tinh
cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên nói chuyện riêng, gây ồn ào
8

Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê,Chương trình giao lưu “Nét đẹp học đường”, 14/04/2014, Trường THCS Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Dầu Tiếng, Thủ Đức

19


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài của thầy cô giáo. Một số sinh
viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng hoặc chơi trò chơi trong giờ học. Có
những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng viên hỏi về bài học mới đứng dậy ngơ ngác
hoặc bỏ giờ ra quán ngồi. Trong buổi họp, mít tinh người nào lên phát biểu cứ phát biểu
còn sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn giải phát biểu xong cũng không vỗ tay tán
thưởng. Xem biểu diễn văn nghệ khi kết thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổ vũ.
Trong buổi lễ tổng kết, đến chương trình khen thưởng, nhìn lại chỉ còn một nửa sinh viên
trong hội trường.
Cũng tại buổi tọa đàm này, giáo sư Khê và các giảng viên đã đồng loạt đưa ra quan điểm
chung làvăn hóa ứng xử của con trẻ phải được bắt nguồn từ giáo dục là như thế nào! Một
nhà trường với một người thầy hiệu trưởng luôn ứng xử một cách nhân văn, văn hóa thì
tất yếu nhà trường đó sẽ có được một đội ngũ thầy cô giáo và học trò biết ứng xử có văn
hóa, có phép tắc và nề nếp.
Tóm lại, văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hành vi, thái
độ của sinh viên trong trường. Văn hóa ứng xử không phải điều gì dễ thấy ngay được
nhưng đó chính là sức mạnh của mọi chương trình giáo dục, mọi hệ thống giáo dục. Nó
bao hàm lên mọi hoạt động của sinh viên, là kim chỉ nam cho mọi vấn đề trong trường
liên quan đến hành vi, thái độ, cách ứng xử của sinh viên.
Những nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng văn hóa ứng xử dựa trên mối quan hệ giữa con
người với môi trường xung quanh, gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
Nhưng với không gian nghiên cứu là trường đại học KTQD và khách thể nghiên cứu là
các sinh viên của trường nên nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu vào văn hóa ứng xử
trong các mối quan hệ xung quanh khách thể. Đây là một cơ sở lý thuyết khá vững vàng
để nhóm có thể dựa vào đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử của sinh
viên với môi trường xung quanh, cụ thể hơn là khảo sát các yếu tố thật sự ảnh hưởng tới
văn hóa ứng xử của sinh viên trường đại học KTQD.

20



Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.2 Văn hóa ứng xử học đường
2.2.1 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên
Có thể nói, văn hóa ứng xử góp phần không nhỏ trong sự thành đạt của mỗi người. Hiện
nay, đa số sinh viên biết ứng xử trong quan hệ giao tiếp nhưng cũng không ít sinh viên
còn lúng túng, thiếu tinh tế về vấn đề này. Văn hóa ứng xử được thể hiện ở mọi khía cạnh
của học đường, thể hiện rõ nét đời sống học đường của sinh viên từ ngôn ngữ, cử chỉ, thái
độ, cách hành xử hàng ngày khi giao tiếp với mọi người. Ứng xử của sinh viên với bạn bè
cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa học đường. Sinh viên thường có tinh thần
nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn sàng chia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi
nhẹ nhàng chân thành có thể để lại ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc
tạo nên mâu thuẫn không đáng có. Nhưng một số sinh viên thường có thái độ quá khích,
thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình không hài lòng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình
thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục,
khiếm nhã, thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Theo nghiên cứu về Đánh giá nhu cầu của sinh viên các khoa kinh tế của trường đại học
Cần Thơ về các lớp kĩ năng giao tiếp, các sinh viên đều hiểu rõ cần phải giao tiếp với
nhau nhiều để có thể ứng xử phù hợp trong môi trường học đường nhưng do nhiều yếu tố
ảnh hưởng nên mối quan hệ của sinh viên với sinh viên cũng không chặt chẽ, ít có điều
kiện giao tiếp với nhau, có nhiều sinh viên cho rằng họ dành nhiều thời gian trên lớp để
vào các trang mạng xã hội hoặc trò chơi điện tử khác nên không có thời gian nói chuyện
nhiều với các sinh viên trên lớp. Tuy vậy, 37% số sinh viên khảo sát đã cố gắng tự rèn
luyện, giao tiếp với các sinh viên khác để có các cách ứng xử phù hợp trong các tình
huống nhất định. 8% số sinh viên tham gia các cuộc thi hùng biện, hội thảo, dự các buổi
tư vấn, …., tích cực tham gia các buổi thảo luận, làm việc nhóm …
Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên có thể được thể hiện rõ nét qua giao tiếp,
hành động và cử chỉ. Về giao tiếp, ngôn từ sử dụng đóng vai trò quan trọng không nhỏ.
Theo nhà nghiên cứu John(1954) thì giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng

bằng lời. Martin (1950) cho rằng giao tiếp là một qua trình giúp chúng ta hiểu được người
khác và làm cho người khác hiểu được ta thông qua ngôn từ. Hiện nay, có thể dễ dàng bắt

21


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

gặp sinh viên sử dụng tiếng “lóng” nói chuyện với nhau hay một ví dụ điển hình phổ biến
hơn là sinh viên vừa nói chuyện bằng tiếng việt thỉnh thoảng lại chen một vài tiếng nước
ngoài vào cuộc đối thoại. Đây là những hiện tượng rất phổ biến và thường xuyên xuất
hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới văn hóa ứng
xử của sinh viên hiện nay.
Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối, nó không những
làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện
tượng gây xích mích chỉ từ một hành vi cho là nhìn đểu mà sẵn sang kéo bè kéo cánh dằn
mặt lẫn nhau làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục
và quản lí giáo dục.
Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên từ lâu được xem là một trong những điểm
mấu chốt, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống học đường và sự phát triển của nhà trường.
Để nhận ra một trường đại học có tiếng tăm hay có giá trị thế nào, chính là nhìn vào cách
hành xử của sinh viên trong trường với nhau.
2.2.2 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên
Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với giảng viên thực chất chính là văn hóa ứng xử giửa trò
với thầy. Từ xưa đến nay, người học trò Việt Nam đối với thầy luôn có một sự kính trọng
to lớn. Có được điều này là do truyền thống tôn sư trọng đạo đã gắn liền với sự phát triển
của đất nước qua rất nhiều thời kỳ. Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng
lập ra học thuyết nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “tam nhân đồng
hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở
đó”. Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục

nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn
hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy.
Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn
chữ: “tôn sư trọng đạo”. Câu nói: “không thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi
sư” là những lời cửa miệng của người việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của
người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người
dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “sống tết, chết giỗ”. Chính vì

22


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: quân sư - phụ (vua – thầy - cha).
Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự
nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không
tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.
Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo
khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo
những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà
không quá câu nệ vào vật chất. Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm
một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một
“lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng
đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ
về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau,
con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.
Thừa hưởng những tinh hoa văn hóa đúc kết từ trước tới nay, người dân Việt Nam vẫn
lưu giữ và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo. Truyền thống ấy được đảng và
nhà nước ghi nhận và gìn giữ bằng rất nhiều hình thức như những chính sách hỗ trợ,
những ngày lễ kỷ niệm, các trương chình tri ân giành cho người làm sư phạm.

Trong môi trường đại học, đa số sinh viên luôn có sự lễ phép, tôn trọng và kính mến đối
với người giảng viên. Điều đó được thể hiện qua từng thái độ, cử chỉ cũng như lời ăn
tiếng nói.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Dưới tác động
của cơ chế thị trường, khi đồng tiền đóng vai trò vô cùng quan trọng mà đồng lương cho
giáo viên lại quá ít ỏi, từ chỗ học trò cần giáo viên đã trở thành giáo viên cần học trò.
Giáo viên hiện nay có rất nhiều học sinh, cũng không thể sát sao quan tâm đến từng
người, dẫn đến việc quan hệ thầy trò ngày càng trở nên xa cách. Bên cạnh rất nhiều
những lý do khác chi phối, thời nay trò không còn nhất nhất tôn kính thầy dạy như xưa.

23


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Sinh viên đối với giảng viên cũng vậy. Mặc dù vẫn thừa kế một truyền thống tôn sư trọng
đạo lâu đời và quý báu nhưng hiện nay cũng không ít những trường hợp sinh viên thiếu lễ
phép với giảng viên khiến cho một nét đẹp văn hóa đang có nguy cơ bị mai một.
2.2.3 Văn hóa ứng xử giữa sinh viên với chuyên viên
Cán bộ nhà trường nói chung và cán bộ của các khoa viện nói riêng cũng chính là những
con người trực tiếp làm việc và hướng dẫn sinh viên tuân thủ theo những điều lệ nhà
trường. Khác với giảng viên là những người có chuyên môn sư phạm và truyền dạy cho
học sinh kiến thức chuyên môn, chuyên viêngiúp sinh viên hiểu và thực hiện theo các quy
chế và chính sách có liên quan đến sinh viên. Ngoài ra còn định hướng giúp đỡ sinh viên
trong phương pháp học tập hợp lý, hướng dẫn sinh viên nắm rõ mục tiêu và nội dung của
chương trình đang học, từ đó tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết khả năng của mình.
Tương tự như giảng viên, chuyên viêncũng là những người thầy, người cô với trọng trách
cao cả của người làm giáo dục là dạy cho các sinh viên biết được điều hay lẽ phải, hoàn
thiện cả về kiến thức trí tuệ lẫn nhân cách con người, dạy cho sinh viên hiểu và biết cách
hành xử đúng mực với văn hóa nhà trường nói riêng và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Việt Nam nói chung.
Chính nhiệm vụ hướng dẫn và giúp đỡ sinh viên của chuyên viênđóng vai trò quan trọng
đến sự phát triển quá trình học tập của sinh viên nên tầm ảnh hưởng của chuyên viêntới
sinh viên rất đáng kể và cần được nghiên cứu kỹ càng. Hơn nữa, chuyên viênphải là
người hiểu rõ nhất các quy định và quy chế của nhà trường, sâu xa hơn nữa là văn hóa
truyền thống riêng biệt của ngôi trường đó, từ đó mới có thể khéo léo hướng sinh viên
đến hiểu và thấm nhuần văn hóa đặc thù của trường, như vậy sẽ giúp sinh viên phát triển
văn hóa ứng xử một cách phù hợp với môi trường mình đang theo học.
Tính tới nay, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai chủ thể này còn chưa được coi trọng,
hầu hết các nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong học đường thường tập trung phần lớn
vào mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của sinh viên và giảng viên hay sinh viên với sinh
viên. Điều này đặt ra một lỗ hổng lớn trong việc xác định những nhân tố thực sự ảnh
hưởng tới văn hóa ứng xử với sinh viên vì chính các bộ quản lý đóng vai trò rất quan

24


×