Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng xe máy của sinh viên trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.4 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 6.1: Số lượng phản hồi theo ngày của bảng khảo sát online
Biểu đồ 7.1: Số năm học của sinh viên
Biểu đồ 7.2: Giới tính
Biểu đồ 7.3: Loại xe
Biểu đồ 7.4: Hãng xe
Biểu đồ 7.5: Mức độ sử dụng xe máy
Biểu đồ 7.6: Số tiền đổ xăng mỗi tháng
Biểu đồ 7.7: Quãng đường trung bình đi bằng xe máy trong một ngày
Biểu đồ 7.8: Mức độ ảnh hưởng của quãng đường đến việc sử dụng xe máy
Biểu đồ 7.9: Thu nhập hàng tháng
Biểu đồ 7.10: Mức độ ảnh hưởng của thu nhập đến việc sử dụng xe máy
Biểu đồ 7.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua xe
Biểu đồ 7.12: Mục đích sử dụng xe máy
Biểu đổ 7.13: Mức độ an toàn khi sử dụng xe máy ở Hà Nội
Biểu đồ 7.14: Cân nhắc thay đổi phương tiện di chuyển
Biểu đồ 7.15: Những điều chưa thuận tiện khi sử dụng xe máy

2


1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại Việt Nam đang tích cực tham gia tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, có hai xu thế nổi lên rõ ràng. Một là, sự gia tăng một cách


đột biến của công nghệ vào từng ngóc ngách trong đời sống thường nhật của mỗi
người dân Việt Nam. Ngày nay, cần mua hàng ta có thể ‘Shopping Online’, cần giao
dịch tài chính ta có ‘Internet Banking’, cần tìm và gọi phương tiện di chuyển, ta đều
có các ứng dụng thông minh để hỗ trợ tức thì (như ‘Grab, Uber’) chỉ trong một cú
chạm tay.
Hai, chính là xu thế tăng tốc trong lối sống của từng cá nhân trong xã hội
đương thời. Dường như áp lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đẩy
nhanh tốc độ tham gia vào các hoạt động của người dân Việt Nam. Chúng ta ăn
nhanh hơn, trả tiền nhanh hơn, giao dịch nhanh hơn, buôn bán nhanh hơn, xây dựng
nhanh hơn, và nhất là, di chuyển nhanh và nhiều hơn.
Bên cạnh hai xu thế trên, còn có ba hiện thực là: (1) Cả nước nói chung và
địa bàn Hà Nội nói riêng có số lượng phương tiện tham gia giao thông là xe gắn
máy rất lớn và vẫn đang tiếp tục tăng; (2) Chính phủ đang từng bước nâng cấp hệ
thống giao thông công cộng thủ đô, điển hình như lập tuyến xe bus tốc độ cao
(BRT) hay tuyến tàu điện trên không (Metro); (3) Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ nên
các bạn sinh viên là một bộ phận tham gia giao thông chính yếu.
Nhóm 4 gồm sáu thành viên:
- Dương Nhật Anh
- Nguyễn Thùy Linh
- Đào Phương Thảo
- Nguyễn Văn Nam
- Phan Ích Nghĩa
- Đặng Thanh An
Quyết định thực hiện một khảo sát nhỏ về “các yếu tố ảnh hưởng đến thói
quen sử dụng xe máy của sinh viên trên địa bàn Hà Nội”, với hy vọng có thể tìm
hiểu và đánh giá được phần nào (định tính) mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, mà
nhóm đã xác định từ trước, đối với đối tượng nghiên cứu, từ đó đề xuất được các

3



phương án giúp (1) giảm thiểu những hạn chế khi tham gia giao thông bằng xe máy,
(2) khuyến khích sinh viên tham gia các phương tiện công cộng của thủ đô.
Căn cứ vào đó, mục đích và mục tiêu điều tra của nhóm được trình bày
bên dưới.
2.

Mục đích của việc thực hiện điều tra
Nhóm 4 đã thực hiện phiếu “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen
sử dụng xe máy của sinh viên trên địa bàn Hà Nội” với 3 mục đích chính như sau:
(1)

Tìm hiểu về tình trạng, mục đích, thói quen sử dụng phương tiện xe gắn máy

(2)

của đối tượng nghiên cứu.
Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới thói quen sử dụng xe gắn máy của đối

(3)

tượng nghiên cứu.
Khảo sát ý kiến của đối tượng nghiên cứu về việc sử dụng các phương tiện
công cộng thay thế xe gắn máy trong tương lai gần.

3.

Đối tượng điều tra, nghiên cứu
Sau khi cùng thảo luận và tìm hiểu một vài thống kê về dân số và phương
tiện tham gia giao thông tại Việt Nam, nhóm 4 đi đến thống nhất sẽ tập trung vào

nghiên cứu đối tượng là các bạn sinh viên hiện đang theo học tại các trường Đại
học ở Hà Nội và có sử dụng xe gắn máy làm phương tiện di chuyển. Bởi đây là
nhóm đối tượng dễ tiếp cận và khả thi với việc nghiên cứu.
Kết thúc khảo sát, nhóm đã thu được 133 câu trả lời, trong đó chủ yếu là các
sinh viên năm 4.
4. Phạm vi và thời gian thực hiện điều tra
- Địa bàn khảo sát: thành phố Hà Nội
- Đối tượng khảo sát: sinh viên hiện đang theo học tại các trường Đại học
- Quy mô khảo sát: cần tối thiểu 100 phản hồi đạt yêu cầu
- Thời gian khảo sát: Từ 22/3/2017 đến 28/3/2017
- Nội dung khảo sát: Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng xe máy
của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
5. Cấu trúc bảng hỏi điều tra
Nhóm 4 đã tiến hành lập bảng khảo sát gồm 16 câu hỏi và chia thành ba
phần chính là:
(1)
Thu thập thông tin cá nhân: Từ câu 1 đến câu 3
(2)
Tình trạng sử dụng xe máy của đối tượng: Từ câu 4 đến câu 7

4


(3)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe máy của đối tượng: Từ câu 8
đến câu 16

6. Cách thức thực hiện điều tra
- Chạy bảng hỏi Online: Thông qua công cụ ‘Google Form’, nhóm đã tiến

hành lập bảng hỏi Online gồm 16 câu theo như cấu trúc đã trình bày ở mục 5, sau
đó, từng thành viên có nhiệm vụ gửi bảng hỏi tới các đối tượng khả thi, đồng thời
tận dụng sự lan tỏa của mạng xã hội như ‘Facebook’ để có thể thu thập được tối đa
số phản hồi trong thời gian thực hiện khảo sát (như đã trình bày ở mục 4).
- Số phản hồi hàng ngày được thống kê như biểu đồ bên dưới:
22

23

24

25

26

27

28

Số phản hồi
Ngày

Biểu đồ 6.1: Số lượng phản hồi theo ngày của bảng khảo sát online

5


7. Phân tích kết quả điều tra
7.1. Nhân khẩu học
7.1.1. Bạn đang là sinh viên năm mấy


Biểu đồ 7.1: Số năm học của sinh viên
Năm
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Khác

6

Số người
13
23
25
64
8

Phần trăm
10%
17%
19%
48%
6%


7.1.2. Giới tính của bạn
Biểu đồ 7.2: Giới tính
Giới tính
Nam

Nữ
Khác

Số người
70
61
2

Phần trăm
52.6%
45.9%
1.5%

Theo kết quả khảo sát, đối tượng chính mà nhóm 4 hướng tới là sinh viên
năm 4, chiếm tới 48% tổng số sinh viên tham gia khảo sát. Sinh viên năm 3 cũng
chiếm tới 19%, tiếp theo là sinh viên năm 2 với 17%. Còn lại là sinh viên năm nhất
và các đối tượng khác với tỷ lệ lần lượt là 10% và 6%. Lí do nhóm 4 chọn sinh viên
năm 4 làm nhóm đối tượng khảo sát chính là do sinh viên năm 4 có nhu cầu sử dụng
xe máy với nhiều mục đích đa dạng hơn các nhóm sinh viên khác. Năm 4 cũng là
thời gian bận rộn nhất của các bạn sinh viên nên việc sử dụng phương tiện đi lại
cũng là điều mà đa số các bạn quan tâm nhất để phục vụ quá trình học tập, làm việc
và cuộc sống cá nhân của các bạn.
Số lượng sinh viên nam và sinh viên nữ tham gia khảo sát cũng khá đồng đều
với khoảng 52% bạn nam và 46% bạn nữ.
7.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng xe máy của sinh viên
7.2.1. Bạn đang dùng xe máy loại nào?
Biểu đồ 7.3: Loại xe
Loại xe
Xe ga
Xe số


Số người
52
81

Phần trăm
39%
61%

Kết quả khảo sát cho thấy xe số là loại xe mà các bạn sinh viên ưa chuộng
hơn cả. Bằng chứng là có tới 61% sinh viên trong nhóm đối tượng khảo sát sử dụng
loại xe này, gần gấp đôi số lượng sinh viên sử dụng xe ga, chỉ chiếm 39%. Đây
cũng là điều dễ hiểu vì các bạn sinh viên đa số chưa độc lập về tài chính. Sử dụng
xe số làm phương tiện di chuyển hàng ngày là một lựa chọn tiết kiệm hơn rất nhiều

7


so với xe ga, xét về cả giá thành trên thị trường, lượng tiêu thụ xăng và chi phí xăng
hàng tháng.

8


7.2.2. Hãng xe bạn đang sử dụng?
Biểu đồ 7.4: Hãng xe
Xe
Honda
Yamaha
BMW

Kymco
Piaggio
Suzuki
SYM

Số người
105
19
1
1
2
1
4

Phần trăm
79%
14%
1%
1%
2%
1%
3%

Từ kết quả khảo sát, có thể dễ dàng nhận thấy Honda đang là thương hiệu
dẫn đầu trong lựa chọn của các bạn sinh viên khi sử dụng xe máy. Số lượng sinh
viên sử dụng các dòng xe của hãng Honda chiếm tới 79%, gấp gần 6 lần số lượng
sinh viên sử dụng các dòng xe của hãng Yamaha. Các hãng xe còn lại như BMV,
Kymco, Piaggio, Suzuki, SYM không được các bạn sinh viên sử dụng nhiều. Đây
cũng là điều dễ hiểu, vì Honda là một hãng xe lớn, đã xuất hiện ở thị trường Việt
Nam ngày từ năm 1996, nên được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng và ưa

chuộng. Bên cạnh đó, các dòng xe tầm trung của Honda như Airblade, Lead,
Dream, Vision, Wave,… có mức giá dao động từ 15 triệu VNĐ đến 35 triệu VNĐ,
là mức giá rất phù hợp với túi tiền của các bạn sinh viên. Trong khi đó, giá các dòng
xe tầm trung của Yamaha có mức giá từ khoảng 20 triệu VNĐ đến 45 triệu VNĐ.
Ngoài ra, Honda là hãng xe được đánh giá là tiết kiệm xăng hơn Yamaha. Máy móc
và phụ tùng của Honda dễ sửa chữa hơn Yamaha nên sẽ thuận tiện hơn cho các bạn
sinh viên trong việc đi lại hàng ngày.
7.2.3. Đánh giá mức độ sử dụng xe máy của bạn

Biểu đồ 7.5: Mức độ sử dụng xe máy
Mức độ
Rất ít sử dụng
Ít sử dụng
Bình thường
Thường xuyên
Rất thường xuyên
9

Số người
5
7
21
27
73

Phần trăm
4%
5%
16%
20%

55%


Kết quả chỉ ra rằng có tới 20% đến 55% các bạn sinh viên sử dụng xe máy từ
thường xuyên tới rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Điều này cho thấy,
xe máy vẫn là phương tiện thông dụng và tiện lợi nhất đối với các bạn sinh viên.

10


7.2.4. Số tiền bạn cần để đổ xăng mỗi tháng
Biểu đồ 7.6: Số tiền đổ xăng mỗi tháng
Mức tiền
Dưới 50000 VNĐ
Từ 50000 VNĐ
đến 200000 VNĐ
Trên 200000 VNĐ

Số người
13

Phần trăm
10%

47

35%

73


55%

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng có tới 55% sinh viên tham gia khảo sát chi tiêu ít nhất
200000 VNĐ cho tiền xăng xe hàng tháng. Số lượng sinh viên chi tiêu từ 50000
VNĐ đến 200000 VNĐ cho chi phí xăng xe hàng tháng cũng chiếm 35%. 10% là số
lượng sinh viên chỉ bỏ ra 50000 VNĐ cho việc đổ xăng hàng tháng. Theo số liệu
này, có thể một lần nữa khẳng định rằng xe máy là phương tiện được các bạn sinh
viên sử dụng rất thường xuyên, dẫn đến việc đổ xăng cho xe máy diễn ra nhiều lần
trong tháng, với tần suất trung bình là một tuần một lần.

11


7.3. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng xe máy của sinh viên
7.3.1. Quãng đường trung bình đi bằng xe máy trong một ngày

Biểu đồ 7.7: Quãng đường trung bình đi bằng xe máy trong một ngày
Quãng đường
Dưới 5 km
5 km đến 10 km
10 km đến 15 km
Trên 15 km

Số người
21
45
25
42

Phần trăm

15.8%
33.8%
18.8%
31.6%

Theo kết quả điều tra, quãng đường di chuyển trung bình một ngày từ 5 km
đến 10 km chiếm khối lượng lớn nhất với 45 người được điều tra, tương đương
33,8%. Quãng đường trên 15 km theo sát với 43 người được điều tra tương đương
31,6%. Ngược lại, chỉ có 21 người được điều tra đi dưới 5 km mỗi ngày. Từ những
số liệu trên, có thể nhận xét rằng quãng đường đi xe máy hàng ngày của sinh viên
khá đa dạng và chia đều cả cho quãng đường gần từ dưới 5 km đến 10 km cũng như
quãng đường xa trên 10 km.

12


7.3.2. Quãng đường đi chuyển trung bình hàng ngày có ảnh hưởng đến quyết định
sử dụng xe máy của bạn không?
Biểu đồ 7.8: Mức độ ảnh hưởng của quãng đường đến việc sử dụng xe máy
Theo kết quả khảo sát, nhóm người di chuyển bằng xe máy dưới 5 km một
ngày có tỷ lệ mức độ ảnh hưởng cao nhất trong cả 4 nhóm khoảng cách với khoảng
80,9% đối tượng cảm thấy quãng đường di chuyển có ảnh hưởng đến việc sử dụng
xe máy của họ. Ngược lại, với nhóm khoảng cách trên 15 km, chỉ có khoảng 69% số
người được hỏi cảm thấy quãng đường đi có ảnh hưởng đến việc sử dụng xe máy
của họ. Trên thực tế cho thấy với quãng đường trung bình, xe máy là phương tiện di
chuyển tiện lợi nhất. Quãng đường càng lớn, sinh viên càng cân nhắc việc sử dụng
xe máy vì vấn đề chi phí xăng xe và những rủi ro khi di chuyển.

13



7.3.3. Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

Biểu đồ 7.9: Thu nhập hàng tháng
Thu nhập
Dưới 1 triệu
1 triệu đến 2 triệu
2 triệu đến 3 triệu
Trên 3 triệu

Số người
20
29
36
48

Phần trăm
15.0%
21.8%
27.1%
36.1%

Khi điều tra yếu tố thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên (có cân
nhắc đến tiền lương làm thêm, học bổng, chu cấp của bố mẹ…), có thể thấy nhóm
thu nhập dưới 1 triệu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 20 người đạt 15%. Ngược lại,
nhóm thu nhập cao trên 3 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức 36,1% với 48 người.
Nhóm có thu nhập trung bình đến cao phần lớn là do đã có công việc làm thêm
ngoài giờ đi học cộng với các khoản chu cấp từ bố mẹ. Ngoài ra, với mức thu nhập
trên 3 triệu, sinh viên nếu không sống cùng bố mẹ vẫn có thể chi trả các chi phí sinh
hoạt và đi lại.


14


7.3.4 Thu nhập hàng tháng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe máy của bạn
không?

Biểu đồ 7.10: Mức độ ảnh hưởng của thu nhập đến việc sử dụng xe máy
Từ điều tra, có thể thấy nhóm thu nhập từ 1 triệu đến 2 triệu có tỷ lệ người
được hỏi đánh giá thu nhập có ảnh hưởng đến việc sử dụng xe máy cao nhất ở mức
82,76% tương đương 24 người. Tỷ lệ này ở nhóm thu nhập 1 triệu đến 2 triệu bỏ xa
các nhóm thu nhập khác. Đặc biệt, nhóm thu nhập dưới 1 triệu chỉ ghi nhận 30% số
người được hỏi tương đương 6 người cho rằng thu nhập có ảnh hưởng đến việc sử
dụng xe máy. Khảo sát cho thấy, nhóm thu nhập trung bình cao từ 3 triệu trở lên
thoải mái hơn trong quãng đường di chuyển bằng xe máy mỗi ngày cũng như chi
phí dành để đổ xăng. Tương tự, nhóm thu nhập dưới 1 triệu cũng cố định lựa chọn
của họ ở loại xe gắn máy tiết kiệm xăng cũng như có quãng đường di chuyển bằng
xe máy mỗi ngày không dài. Ngược lại, nhóm thu nhập 1 triệu đến 2 triệu lại phụ
thuộc khá nhiều vào các chi phí cho xe cũng như quãng đường di chuyển. Phần lớn
chi phí đổ xăng của nhóm này rơi vào mức 50000 đồng đến 200000 đồng nên sự
biến động trong thu nhập sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng xe máy.
7.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua xe máy của bạn
Biểu đồ 7.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua xe
Theo khảo sát, 2 yếu tố giá thành và kiểu dáng, mẫu mã có ảnh hưởng đến
nhiều sinh viên nhất trong việc chọn mua xe máy, với lần lượt là 95 và 94 sinh viên
được hỏi cho biết có cân nhắc đến 2 yếu tố này khi mua xe tương đương 71,4% và
70,7% trên tổng số 133 sinh viên. Yếu tố hãng xe chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 64 sinh
viên tương đương 48% có bị ảnh hưởng khi mua xe. Điều này là do hiện nay, các
hãng xe máy cạnh tranh và tung ra nhiều dòng xe khác nhau với các tính năng đa
dạng và chất lượng ngày càng được cải thiện dẫn đến sẽ có nhiều lựa chọn thay thế.

Ngoài ra, có 15 ý kiến bổ sung các yếu tố ảnh hưởng của cá nhân như Bố mẹ lựa
chọn/mua hộ, dễ sửa chữa, sở thích… Có thể thấy, khi chọn lựa xe máy, sinh viên
có xu hướng quan tâm đến giá thành hợp lý đồng thời vẫn phải đảm bảo kiểu dáng
trẻ trung, tiện lợi. Đặc biệt, lời khuyên và giới thiệu của người thân chỉ ảnh hưởng
đến 51,8% số sinh viên được điều tra. Điều này cho thấy, sinh viên ngày càng chủ
15


động hơn trong việc chọn lựa mẫu xe máy phù hợp với nhu cầu và khả năng của
bản thân.

16


7.3.6. Mục đích sử dụng xe máy của bạn
Biểu đồ 7.12: Mục đích sử dụng xe máy
Khảo sát cho thấy, đa số sinh viên sử dụng xe máy vẫn là cho mục đích đi
học hoặc đi làm thêm với tỷ lệ lên đến 95,5%. Có 22,5% số sinh viên được hỏi cho
biết họ sử dụng xe máy để đi du lịch cùng bạn bè. Điều này phù hợp với xu hướng
du lịch ngắn ngày bằng xe máy cũng như phượt đang ngày càng phổ biến trong giới
trẻ. Điều đáng chú ý là có 3% tương đương 4 người được hỏi cho biết họ sử dụng xe
máy cho mục đích kinh doanh như cho thuê xe, giao hàng thuê, sử dụng dịch vụ
Grab Bike, lúc này xe máy đã trở thành công cụ gia tăng thu nhập cho sinh viên.
Ngoài ra, có 5 ý kiến khác bổ sung những mục đích cá nhân như để đề phòng hay
để đi chơi với người yêu.
7.3.7. Bạn thấy sử dụng xe máy ở Hà Nội có an toàn không (Chọn mức từ 1 đến 5
trong đó 1 là rất nguy hiểm và 5 là rất an toàn)
Biểu đổ 7.13: Mức độ an toàn khi sử dụng xe máy ở Hà Nội
Mức độ
1 (Rất nguy hiểm)

2
3
4
5 (Rất an toàn)

Số người
8
28
72
19
6

Phần trăm
6.0%
21.1%
54.1%
14.3%
4.5%

Phân tích kết quả khảo sát, có thể nói có 54.1% tương đương 72 người được
hỏi cho biết sử dụng xe máy ở Hà Nội là an toàn bình thường (ở mức 3 trên thang từ
1 đến 5). Với những câu trả lời ở mức này, có thể thấy việc lưu thông xe máy không
gây ra nguy hiểm hay bất tiện rõ rệt nào, nhưng cũng không phải an toàn tuyệt đối.
Ngược lại, có 8 người tương đương 6% cho biết sử dụng xe máy ở Hà Nội là rất
nguy hiểm và 6 người tương đương 4,5% lại thấy rất an toàn. Trên thực tế, một vài
sinh viên bắt buộc phải lưu thông xe máy qua những tuyến đường rất nguy hiểm
(đường vành đai, đường nhiều xe tải lớn, đường đang thi công…).
7.3.8. Nhà nước đang có chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, bạn có cân nhắc thay đổi phương tiện di chuyển không?
Biểu đồ 7.14: Cân nhắc thay đổi phương tiện di chuyển

17


Từ quan sát và tìm hiểu, hiện nay Nhà Nước đang có những bước đi tích cực
và thực hiện những chính sách, quyết định để khuyến khích sự phát triển của
phương tiện giao thông công cộng. Không chỉ có xe bus thường được trợ giá, tăng
cường tuyến mà xe bus BRT cũng được đưa vào quảng bá, miễn phí giá vé tháng
đầu và hoạt động bước đầu hiệu quả. Đồng thời, dự án đường sắt trên cao (Metro)
cũng đang gấp rút hoàn thiện để chính thức đưa vào hoạt động cuối năm 2017 đầu
năm 2018. Với những động thái tích cực như trên, 47 sinh viên được hỏi tương
đương 35% trên tổng số 133 sinh viên cho biết có cân nhắc thay đổi phương tiện di
chuyển từ xe máy sang các loại phương công cộng. Bởi nếu có các chính sách
khuyến khích, phương tiện công cộng có thể giải quyết các vấn đề của sinh viên
như độ an toàn khi lưu thông, chi phí cũng như độ tiện lợi. Ngược lại, có 86 sinh
viên tương đương 65% không cân nhắc việc đổi phương tiện di chuyển kể cả khi có
các khuyến khích của Nhà Nước. Với tỷ lệ không cân nhắc gần gấp đôi, có thể thấy
các chính sách phát triển phương tiện công cộng chưa thực sự đủ hấp dẫn để đối
tượng sinh viên đại học có thể chuyển đổi sang sử dụng.
7.3.9. Theo bạn, việc sử dụng xe máy ở Hà Nội còn gì chưa thuận tiện
Biểu đồ 7.15: Những điều chưa thuận tiện khi sử dụng xe máy
Trong số 133 sinh viên được hỏi, có đến 115 người tương đương 86,5% cho
biết điều chưa thuận tiện khi sử dụng xe máy ở Hà Nội là ý thức tuân thủ luật giao
thông của người dân còn kém. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên khi tham gia
giao thông đã bị ảnh hưởng bởi ý thức của những người khác. Trên thực tế, không
khó để bắt gặp những trường hợp vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, tạt đầu xe,
không bật đèn. Yếu tố thứ hai gây bất tiện cho việc sử dụng xe máy cho sinh viên là
tình trạng khan hiếm chỗ đỗ xe. Theo một nghiên cứu không chính thức, hiện nay
Hà Nội có khoảng 560.000 ôtô, khoảng 5,5 triệu xe máy. Tỷ lệ gia tăng của ôtô gần
17%/năm, xe máy tăng gần 8%. Trong khi đó, diện tích khu vực nội đô không mở
rộng, tốc độ đầu tư cho hạ tầng của thành phố chỉ gần 4%/năm. Do đó, sẽ dẫn đến

tình trạng ngày càng khan hiếm chỗ đỗ xe tiện lợi cũng như cơ sở hạ tầng cho xe
máy cũng sẽ ngày càng xuống cấp. Tiếp đó, chi phí bảo trì, gửi xe, sửa xe cũng
ngày càng cao theo mức sống khu vực đô thị. Có thể lấy ví dụ từ phí đỗ xe vào các
buổi tối ở khu vực trung tâm Hà Nội, phố cổ có thể lên đến 50000 đồng một xe.
18


7.4. Đề xuất giải pháp giúp việc sử dụng xe máy trở nên thuận tiện và an toàn
hơn tại Hà Nội
Từ kết quả khảo sát, nhóm 4 nhận thấy hai mối quan tâm nhất của các bạn
sinh viên trong việc sử dụng xe máy là vấn đề an toàn và sự thuận tiện. Nhóm 4 xin
được đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề này.
7.4.1. Làm thế nào để việc sử dụng xe máy trở nên an toàn hơn?
- Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông ở Hà Nội cho người
dân thông qua việc tuyên truyền về luật lệ an toàn giao thông trên các phương tiện
thông tin đại chúng (Đài truyền hình Hà Nội, hệ thống loa ở các quận, phường,
tuyến phố, các điểm nút giao thông tại các ngã tư,…)
- Nâng cao hiệu quả lực lượng cảnh sát giao thông và hệ thống đèn giao
thông trên các con phố trọng điểm.
- Kiểm soát chặt chẽ về chất lượng phương tiện xe máy, đặc biệt là hệ thống
phanh, hệ thống chiếu sáng, mũ bảo hiểm xe máy đạt đúng các tiêu chuẩn an toàn
của Bộ Giao thông.
- Sửa chữa, nâng cấp hệ thống đường phố (ổ gà, đường chật hẹp, hệ thống
cấp thoát nước chưa đảm bảo).
7.4.2. Làm thế nào để việc sử dụng xe máy trở nên thuận tiện hơn?
- Mở rộng các tuyến đường, xây dựng hệ thống cầu vượt để giảm ách tắc
giao thông trong giờ cao điểm.
- Mở rộng thêm các khu, bãi đỗ xe máy thông qua quy hoạch hợp lý các vỉa
hè trên tuyến phố.
- Xử phạt nghiêm các hành vi đỗ xe không đúng nơi quy định, gây cản trở

giao thông và mất mĩ quan đường phố.
- Đưa hệ thống bãi đỗ xe thông minh, sử dụng công nghệ cao để thuận tiện
cho quá trình quản lý, kiểm soát và đảm bảo an ninh cho việc trông giữ xe.
- Xử lý nghiêm các bãi gửi xe lậu, lấn chiếm vỉa hè và có giá trông xe cắt cổ.
Cần có quy định rõ về mức phí gửi xe máy chung và công bố rộng rãi cho người dân.

19


7.5. Việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho xe máy có nên
được khuyến khích?
Việc xe máy là phương tiện được ưa chuộng nhất và chiếm số lượng lớn nhất
ở Hà Nội hiện nay đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình hình
giao thông ách tắc ngày càng gia tăng ở Hà Nội. Thông qua khảo sát, có thế thấy
rằng đa số các bạn sinh viên chưa hoàn toàn ủng hộ việc chuyển qua sử dụng các
phương tiện giao thông công cộng (xe bus nhanh BRT, hệ thống đường sắt trên cao)
thay cho các phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe máy. Điều này có thể thấy việc
tuyên truyền của nhà nước về ưu điểm vượt trội các phương tiện giao thông công
cộng (tốc độ di chuyển nhanh, sức chứa lớn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho hành
khách,…) nhằm mục đích xây dựng hệ thống giao thông ngày càng văn minh, hiện
đại, an toàn như các nước tiên tiến trên thế giới vẫn chưa thật sự hiệu quả và chưa
đủ thuyết phục để người dân thay đổi thói quen của mình. Bên cạnh đó, để các
phương tiện công cộng phát huy được hết ưu điểm thì việc xây dựng hệ thống cơ sở
hạ tầng tương ứng là rất quan trọng. Trong khi đó, hệ thống đường phố và giao
thông ở Việt Nam vẫn chưa được nâng cấp toàn diện, nên gây ra nhiều ý kiến trái
chiều của người dân về các phương tiện giao thông công cộng. Ngoài ra, các dịch
vụ, chăm sóc khách hàng trên các loại phương tiện công cộng vẫn chưa thật sự làm
hài lòng người dân. Vì vậy, có thể nói rằng, việc phát triển hệ thống phương tiện
giao thông công cộng thay vì các phương tiện cá nhân hoàn toàn nên được khuyến
khích để xây dựng một hệ thống giao thông an toàn, văn minh và hiện đại như các

quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, bài toán thay đổi thói quen sử dụng
phương tiện cá nhân và nhận thức của người dân về phương tiện công cộng cũng
như việc áp dụng các phương tiện này tại Việt Nam hiện nay còn khá nan giải cho
các nhà chức trách.

20


KẾT LUẬN
Qua bản điều tra “Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng xe máy của
sinh viên trên địa bàn Hà Nội”, nhóm 4 đã tập hợp thông tin khảo sát của hơn 100
đối tượng là sinh viên từ năm nhất đến năm cuối của các trường Đại học trên địa
bàn Hà Nội như trường Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại Giao, trường Đại
học Luật, trường Đại học Kinh tế quốc dân… Nhóm 4 đã thu thập được những câu
trả lời phục vụ cho 3 lĩnh vực nghiên cứu như sau:
1. Tình trạng sử dụng xe máy của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
- Việc sử dụng xe máy trong cuộc sống hàng ngày là nhu cầu và thói quen của đại đa

số các bạn sinh viên, thể hiện ở mức độ sử dụng và số tiền chi trả hàng tháng cho
-

chi phí xăng xe (đa số trên 200.000 VNĐ/ tháng).
So với xe ga, xe số vẫn là loại xe phổ biến và được ưa chuộng hơn cả đối với sinh

-

viên do lợi thế về giá cả, độ tiện dụng và mức tiêu thụ xăng.
Trong các hãng xe máy lớn trên thị trường xe Việt Nam, Honda vẫn đang là lựa
chọn số một đối với sinh viên nhờ có uy tín lâu đời, mẫu mã đa dạng, giá cả phù


hợp và tiết kiệm xăng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thói quen sử dụng xe máy của sinh viên
- Sinh viên di chuyển trên các quãng đường đa dạng về khoảng cách, nhưng nhiều
nhất vẫn là từ 5 km đến 10 km. Phần lớn sinh viên cho biết quãng đường di chuyển
này có ảnh hưởng đến việc liệu họ có sử dụng xe máy hay không. Sinh viên nhạy
cảm với khoảng cách di chuyển do các vấn đề về chi phí xăng xe, rủi ro khi di
-

chuyển cũng như những bất tiện khoảng cách quá dài có thể mang đến.
Với thu nhập hàng tháng của sinh viên, nhóm thu nhập trung bình cao trên 3 triệu
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sinh viên có khả năng tự chi trả chi phí cho việc di chuyển.
Ngoài ra, nhóm sinh viên có thu nhập trung bình thấp từ 1 triệu đến 2 triệu bị ảnh
hưởng của thu nhập đến việc sử dụng xe máy nhiều nhất do các sức ép về chi

-

phí.
Hiện nay, sinh viên càng ngày chủ động hơn trong việc tự mình chọn một chiếc xe
đáp ứng được nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Các sinh viên được điều
tra đánh giá cao yếu tố giá thành cũng như kiểu dáng mẫu mã trong việc chọn mua
xe máy. Trong khi đó, tuy vẫn được cân nhắc, hãng xe cũng như các yếu tố khác
như tính năng, độ tiết kiệm xăng không được ưu tiên hàng đầu.

21


-

Có thể nhận thấy một xu hướng mới trong mục đích sử dụng phương tiện di chuyển
của sinh viên. Không chỉ phục vụ mục đích chính là đi học và đi làm thêm, sinh

viên còn sử dụng xe máy để đi chơi xa cũng như kinh doanh tăng thêm thu nhập.
Tuy con số này còn chưa nhiều nhưng từ thực tế, có thể kỳ vọng tỷ lệ này sẽ tăng

-

lên trong tương lai.
Về độ an toàn khi sử dụng xe máy ở Hà Nội, hơn một nửa số sinh viên cho biết việc
lưu thông trên đường bằng xe máy là an toàn bình thường và không có ảnh hưởng gì
lớn đến họ. Thêm vào đó, khi được hỏi liệu có cân nhắc đến việc chuyển đổi sang
phương tiện giao thông công cộng nếu Nhà Nước có khuyến khích hay không, phần

-

lớn sinh viên cũng trả lời không.
Tuy nhiên, số sinh viên được hỏi cũng nhận thấy những vấn đề bất tiện khi sử dụng
xe máy ở Hà Nội mà tiêu biểu là ý thức tuân thủ luật giao thông của người đi đường
còn kém cũng như tình trạng khan hiếm chỗ đỗ xe.

3. Giải pháp cho việc sử dụng xe máy thuận tiện, an toàn ở Hà Nội
- Để thực sự xây dựng một hệ thống giao thông an toàn, tiện lợi cho những người sử

dụng xe máy, trước hết cần nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông của chính
người dân. Tiếp đến, hệ thống đường phố, cơ sở hạ tầng, hệ thống khu, bãi đỗ xe rất
-

cần được nâng cấp về chất lượng và khâu quản lý.
Ngoài ra, việc mở rộng các phương tiện công cộng giao thông trong cuộc sống hàng
ngày cũng nên được khuyến khích nhằm tạo nên một nền giao thông thật sự văn
minh, hiện đại và an toàn cho người dân.


22


BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÓI
QUEN SỬ DỤNG XE MÁY CỦA SINH VIÊN
Xin chào các bạn. Chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Ngoại
Thương Hà Nội. Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến thói quen sử dụng xe máy của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Rất mong
nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của các bạn để việc khảo sát của chúng tôi được
hoàn thành tốt đẹp.
*****
Phần 1: Thông tin cá nhân
- Câu 1: Họ tên của bạn?
- Câu 2: Bạn đang là sinh viên năm mấy?
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Khác:
- Câu 3: Giới tính của bạn?
• Nam
• Nữ
• Khác:






Phần 2: Tình trạng sử dụng xe máy của bạn

- Câu 4: Bạn đang dùng xe máy loại nào?



Xe ga
Xe số

- Câu 5: Hãng xe bạn đang sử dụng?
- Câu 6: Đánh giá mức độ sử dụng xe máy của bạn?
1
Rất ít sử
dụng

23

2

3

4

5
Rất
thường
xuyên sử
dụng


- Câu 7: Số tiền bạn cần để đổ xăng mỗi tháng?





Dưới 50000 đồng
Từ 50000 đồng đến 200000 đồng
Trên 200000 đồng

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng xe máy của bạn
- Câu 8: Quãng đường trung bình bạn đi bằng xe máy trong một ngày là?





Dưới 5 km
5 km đến 10 km
10 km đến 15 km
Trên 15 km

- Câu 9: Bạn thấy quãng đường trung bình có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe
máy của bạn không?



Có ảnh hưởng
Không ảnh hưởng

- Câu 10: Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
(Bao gồm cả tiền lương, học bổng, chu cấp từ bố mẹ)






Dưới 1 triệu
1 triệu đến 2 triệu
2 triệu đến 3 triệu
Trên 3 triệu

- Câu 11: Bạn thấy thu nhập hàng tháng có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe
máy của bạn không?



Có ảnh hưởng
Không ảnh hưởng

- Câu 12 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua xe máy của bạn?






Giá thành
Kiểu dáng, mẫu mã
Hãng xe
Lời khuyên, giới thiệu của người thân
Khác:


- Câu 13: Mục đích sử dụng xe máy của bạn?






Đi học, đi làm thêm
Đi về quê hoặc đi đường trường
Đi du lịch xa cùng bạn bè
Mục đích kinh doanh (cho thuê xe, giao hàng thuê, sử dụng Grab Bike...)
Khác:

- Câu 14: Bạn nhận thấy sử dụng xe máy ở Hà Nội có an toàn không?
24


1

2

3

4

5

Rất nguy
hiểm


Rất an
toàn

- Câu 15: Nhà nước đang có chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao
thông công cộng, bạn có cân nhắc thay đổi phương tiện di chuyển không?




Không

- Câu 16: Theo bạn, việc sử dụng xe máy ở Hà Nội còn gì chưa thuận tiện?






Chỗ đỗ xe bất tiện hoặc không có
Tuyến đường và cơ sở hạ tầng cho xe máy chưa tiện lợi
Chi phí cho xe máy như phí bảo trì, gửi xe, sửa xe cao
Ý thức tuân thủ luật giao thông của người dân còn kém
Khác:
*****
Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian cho nhóm chúng tôi.

25



×