Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên, Văn Bàn, Lào Cai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN PHƯƠNG VĂN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO NGƯỜI
DÂN VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
HOÀNG LIÊN, VĂN BÀN, LÀO CAI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quốc Hưng

Thái Nguyên- 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày… tháng 9 năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc PGS.TS. Trần Quốc Hưng (người hướng dẫn khoa học) đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa
Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn, Hạt Kiểm lâm Khu
bảo tồn Hoàng Liên Văn Bàn, Phòng Nông nghiệp huyện Văn Bàn, Phòng Tài Nguyên
và Môi trường huyện Văn Bàn, UBND xã Nậm Xé, UBND xã Nậm Xây, UBND xã
Liêm Phú cùng các cơ quan đơn vị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.

Thái Nguyên, ngày… tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Phương Văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ...................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết...........................................................................................................1
2. Mục tiêu chung, mục tiêu nghiên cứu cụ thể. .........................................................2
2.1. Mục tiêu chung. ....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể. .................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Địa điểm và thời gian tiến hành ..............................................................................3
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3
5.1. Ý nghĩa trong học tập và nhiên cứu khoa học......................................................4

5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................5
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
1.1.1. Những khái niệm ...............................................................................................5
1.1.2. Sinh kế bền vững ...............................................................................................8
1.1.3. Khung phân tích sinh kế bền vững ..................................................................10
1.1.4. Tiêu chí đánh giá chung ..................................................................................18
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...........................................19
1.2.1. Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới và Việt Nam ....................................19
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................26
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................26
1.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội ....................................................................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

1.3.3. Hiện trạng Bảo tồn ĐDSH tại Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn ...................33
1.3.4. Hiện trạng khai thác phục vụ sinh kế tại Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn ................34
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................36
2.1. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................36
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................36
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................36
2.2.2. Phương pháp xử lý thống kê ..........................................................................42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................44
3.1. Hiện trạng sinh kế của cư dân sinh sống tại Khu bảo tồn Hoàng Liên – Văn Bàn
...................................................................................................................................44
3.1.1. Các hoạt động sinh kế .....................................................................................44

3.1.2. Đánh giá hoạt động sinh kế dựa vào khung sinh kế bền vững của DFID ..................48
3.2. Đánh giá ảnh hưởng các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm đến tài
nguyên rừng KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn .............................................................57
3.2.1. Ảnh hưởng của khai và sử dụng đất của người dân tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................57
3.2.2. Đánh giá các nguồn và sinh kế mà người dân sống dựa vào rừng tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................58
3.2.3. Đánh giá những ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm
đến tài nguyên rừng KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn .................................................62
3.2.4. Tác động đến sinh kế do thể chế, chính sách ..................................................63
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng sinh kế đến hệ sinh thái KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn
...................................................................................................................................64
3.2.6. Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế ...............................................68
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển Sinh kế bền vững ở KBTTN Hoàng Liên
Văn Bàn .....................................................................................................................71
3.3.1. Quan điểm phát triển sinh kế bền vững ..........................................................71
3.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế ..............................................................................72
3.3.3. Nhóm giải pháp về văn hóa, xã hội .................................................................76
3.3.4. Nhóm giải pháp về môi trường, sinh thái .......................................................77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................81
1. Kết luận .................................................................................................................81
2. Khuyến nghị ..........................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

BTĐL

Taiwania cryptomerioides

Bách tán Đài Loan

DFID

Department for International

Vụ Phát triển Quốc tế Anh

Development
GCNQSDĐ


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân
The Network of Vietnamese

Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ

NGOs and Climate Change

Việt Nam và biến đổi khí hậu

KBT

Reserve

Khu bảo tồn

KBTTN

Nature reserve

Khu bảo tồn thiên nhiên

IFAD


International Fund for

Quỹ quốc tế về phát triển nông

Agricultural Development

nghiệp

United Nations Development

Chương trình phát triển liên hợp

Programme

quốc

VNGO&CC

UNDP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở vùng đệm Khu BTTN ...............45

Bảng 3.2. Nguồn lao động các xã trong KBT .......................................................49
Bảng 3.3. Quan hệ của các tổ chức liên quan đến cộng đồng ...............................53
Bảng 3.4. Hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng ............................................54
Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn ..........................................................................54
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................................55
Bảng 3.6. Diện tích đất bình quân các loại của các hộ gia đình ............................57
Bảng 3.7. Nguồn gốc đất đai các hộ gia đình ........................................................58
Bảng 3.8. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ trồng lúa và cây ngắn ngày ........59
Bảng 3.9. Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ chăn nuôi ....................................60
Bảng 3.10. Thu nhập bình quân các hộ gia đình từ rừng ......................................60
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân các hộ gia đình từ các nghề tự do ......................61
Bảng 3.12.Cơ cấu nguồn thu nhập từ các hộ gia đình ...........................................62
Bảng 3.13. Đặc điểm khu rừng KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn ............................65
Bảng 3.14. Đặc điểm khu rừng ô dạng bản KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn .........66
Bảng 3.15. Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế ...................................68
theo từng lĩnh vực ..................................................................................................68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững ...........................................................................11
Hình 3.1. Sơ đồ cấu trúc hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của các nhóm hộ, cộng đồng
nhận khoán bảo vệ rừng ............................................................................................78


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương miền núi thường đi đôi với mở
rộng diện tích canh tác, phát rừng làm nương rẫy, điều này ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học. Để đảm bảo cân bằng giữa phát
triển và bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, Việt Nam cũng
như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã thành lập hệ thống các Khu bảo tồn
thiên nhiên (KBTTN). Các khu KBTTN ở Việt Nam thường nằm ở vùng sâu,
vùng xa và gần với những cộng đồng dân tộc thiểu số, nơi mà tỷ lệ đói nghèo ở
mức cao, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo tổ chức Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc
tế (IUCN, 2008): “Người dân nghèo thường là đối tượng phụ thuộc nhiều nhất
vào môi trường và cũng là đối tượng trực tiếp và gián tiếp sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Do đó, họ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi môi
trường bị suy thoái hoặc khi quyền tiếp cận của họ đối với nguồn tài nguyên thiên
nhiên bị hạn chế hoặc không được chấp thuận”. Khi các KBTTN thành lập thì
người dân sống trong và xung quanh KBTTN không được phép hoặc bị hạn chế
khai thác tài nguyên trong khu bảo tồn, đặc biệt là tài nguyên sinh vật. Điều đó
tác động lớn tới sinh kế của họ, buộc người dân phải thay đổi phương thức sản
xuất lương thực, thực phẩm, của cải vật chất để duy trì, đáp ứng nhu cầu của
cuộc sống. Những người dân buộc phải khai thác tài nguyên ở khu vực không
được phép. Thậm chí, xuất hiện tâm lý cho rằng các tài nguyên đó giờ không
còn là của họ nữa, khi vắng mặt lực lượng bảo vệ họ tranh thủ khai thác tối đa,

làm cho nguồn tài nguyên đa dạng sinh học không còn khả năng tự phục hồi. Mỗi
cộng đồng dân cư có những đặc trưng riêng, nhu cầu riêng, những thích ứng kinh
tế, cũng như những ứng xử văn hóa và có những tập tục sống, tập quán canh tác,
có mối liên kết mang tính xã hội khác nhau.
KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn được thành lập năm 2007 có mức độ đa
dạng sinh học được đánh giá là cao. Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn nằm trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

phạm vi hành chính của 03 xã thuộc huyện Văn Bàn là Nậm Xây, Nậm Xé và xã
Liêm Phú. Dân số có 7.901 người, 1.507 hộ. Mật độ trung bình là: 30 người/km2 ,
mật độ cao nhất là xã Liêm Phú (66 người/km2 ) và thấp nhất xã Nậm Xé (7
người/km2 ).
Các công trình thủy điện Nậm Xây Luông, Nậm Xây Luông 4+5, Nâm
Xây Luông 3, Nậm Khắt và một số công trình Thủy điện khác cũng được xây
dựng và đưa vào sử dụng, bên cạnh hiệu quả về kinh tế xã hội, cũng làm cho tiểu
khí hậu thay đổi, tác động lớn đến các dòng suối, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Cuộc sống của họ khó khăn hơn, càng thúc
đẩy người dân khai thác rừng và các tài nguyên rừng để phục vụ sinh kế...
Để bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đồng thời đảm bảo cuộc
sống và nhu cầu của cộng đồng dân cư sống ở Khu bảo tồn thiên nhiên cần có
những định hướng sinh kế phù hợp với từng cộng đồng dân cư và phù hợp với
điều kiện tự nhiên ở lãnh thổ họ sinh sống. Cho đến hiện nay chưa có công trình
nào nghiên cứu toàn diện để cung cấp luận cứ khoa học nhằm xây dựng và phát
triển sinh kế cho cộng đồng dân cư vùng đệm KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng
đệm KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, Lào Cai”. Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở
giúp các nhà quản lý xây dựng chiến lược, chính sách hỗ trợ đảm bảo sinh kế bền
vững cho người dân vùng đệm Khu BTTN Hoàng Liên Văn Bàn.
2. Mục tiêu chung, mục tiêu nghiên cứu cụ thể
2.1. Mục tiêu chung.
Đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư xác định những nhân tố
thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở
đó đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân
cư để giảm áp lực vào việc phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm KBTTN
Hoàng Liên Văn Bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

- Phân tích các tác động của hoạt động sinh kế của người dân đến tài nguyên
rừng vùng đệm KBTTN Hoàng Liên Văn Bàn.
- Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm
KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn, Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động sinh kế của cộng đồng cư dân sinh sống trong vùng đệm Khu Bảo
tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn;

- Công tác quản lý của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động sinh kế của
cộng đồng dân cư tại địa bàn nghiên cứu (cán bộ UBND xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm
Phú; cán bộ UBND huyện Văn Bàn; và Cán bộ Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên
nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn).
- Các giải pháp góp phần tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế vùng
đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư trong các xã Nậm Xây, xã Nậm Xé,
xã Liêm Phú thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn; Những ảnh hưởng
của hoạt động sinh kế tới tài nguyên rừng; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp sinh kế bền
vững cho khu vực này.
4. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Tại các xã thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên
- Văn Bàn.
Đề tài được tiến hành trong thời gian hai năm 2018-2019,trongđó:
- Năm 2018: Thu thập số liệu và điều tra bổ sung hoàn chỉnh số liệu. Các số
liệu về kinh tế xã hội, khí hậu, hiện trạng sử dụng đất năm 2017, hiện trạng rừng năm
2017 và trước đó.
- Năm 2019: Phân tích đồng bộ số liệu liên quan, xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn
thiện đề tài, viết và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
5. Ý nghĩa của đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

5.1. Ý nghĩa trong học tập và nhiên cứu khoa học

- Giúp học viên kiểm chứng lại kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế và
có thể tích luỹ được những kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công
tác trong tương lai.
- Nắm được các phương pháp nghiên cứu, biết cách thu thập dữ liệu xử lý
thông tin cũng như kỹ năng tiếp cận và làm việc với cộng đồng.
- Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở trong
những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đóng góp cho cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu sinh kế cộng
đồng sống trong, xung quanh các KBTTN hiện nay.
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở giúp các nhà quản lý xây dựng chiến lược,
chính sách hỗ trợ đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân trong Khu BTTN Hoàng
Liên Văn Bàn, Lào Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm
Những khái niệm chính được sử dụng trong luận văn có mối liên hệ logic và
hệ thống, để tập trung vào nội dung nghiên cứu là đề xuất được giải pháp tăng cường
sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân sinh sống tại Khu BTTN Hoàng Liên Văn
Bàn, cụ thể:
Ý tưởng về sinh kế được đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu của Chambers

vào những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên
cứu của Ellis, Barret và Reardon… Có rất nhiều định nghĩa về sinh kế như sau:
Chambers và Conway (1992) cho rằng sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự
trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để đảm bảo phương tiện
sinh sống.
Sinh kế có thể được diễn tả như là sự kết hợp của các nguồn tài nguyên được
sử dụng và các hoạt động được thực hiện để sống. Các tài nguyên đó có thể bao gồm
cả các khả năng và kỹ năng của con người (vốn con người), đất đai, tiền tiết kiệm và
trang thiết bị (vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất), và các dịch vụ hỗ trợ chính
thức hoặc không chính thức cho các hoạt động (vốn xã hội) (Farrington và cs, 1999).
Trong nhiều nghiên cứu của mình, Ellis (2010) cho rằng sinh kế bao gồm
những tài sản, những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến tài sản và hoạt động đó
(đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội) và theo đó các quyết định về sinh
kế đều thuộc về mỗi cá nhân hay nông hộ.
Sinh kế (livelihood): Có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa
là con đường để kiếm sống. Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả
các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID,
1999).
Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên, có sự
nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động
sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Chiến lược sinh kế (livelihoods strategy): Là sự phối hợp các hoạt động và lựa

chọn mà người dân sử dụng để thực hiện mục tiêu kiếm sống:
- Sự chọn lựa chiến lược sinh kế phụ thuộc vào việc tiếp cận các loại vốn
nào;
- Mỗi chiến lược sinh kế cần một sự kết hợp các loại vốn khác nhau. Tuy nhiên
mỗi loại vốn có thể sử dụng cho nhiều chiến lược khác nhau (Bộ Tài Nguyên & MT,
CCWG, 2015).
Sinh kế bền vững (sustainable livelihood): Tiếp tục được hoàn thiện nội hàm
bởi DFID. Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác
động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong
tương lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID,
1999, 2007)
Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach): là một cách
cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của người nghèo. Nó dựa trên các yếu tố chính ảnh
hưởng đến sinh kế người nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố này.
Nó có thể được sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động
hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đưa ra một khung tiếp cận giúp
hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra một bộ các nguyên tắc hướng
dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói (Carney, 2009)
Vườn Quốc gia (National Park): Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12
ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2009, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018
của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch,
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. VQG phải có các tiêu chí chủ yếu sau
đây:
- Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc
đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

- Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch
sinh thái.
Theo nghị định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Lâm nghiệp Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia,
quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài
thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp
độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là
các hệ sinh thái rừng.
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh (Species-habitat conservation area): Theo nghị
định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
Khu bảo tồn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài
sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm;
- Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững
các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
- Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh
mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Vùng đệm (buffer zone): là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh
giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến
khu rừng đặc dụng. (Luật Lâm nghiệp, 2017).
Cộng đồng (community): Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt
Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố,
điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán. (Luật Lâm nghiệp, 2017).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8

1.1.2. Sinh kế bền vững
Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ, nó phản ánh bức tranh tổng
hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền
thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm
nghiệp thủy sản). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người
hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có
những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo( Nguyễn Bá Long,
2006). Vì mục tiêu này, chúng ta xem xét khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho
người dân vùng đệm.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là
sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế
hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển
bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
Kể từ Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tại Rio de

Janeiro ở Brazil năm 1992, Phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung mà toàn
nhân loại đang nỗ lực hướng tới. Theo đó, trong phát triển nông thôn xuất hiện xu
hướng phát triển sinh kế bền vững bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo (Bộ TN &
MT và CCWG, 2015).
Trước đây, hoạt động sinh kế được hiểu là những phương tiện kiếm sống nhằm
phục vụ nhu cầu cơ bản của cuộc sống (Ví dụ: thực phẩm, chỗ ở, quần áo, thuốc
men...). Khái niệm về sinh kế bền vững cũng được hiểu là những nỗ lực để xoá đói
giảm nghèo (Krantz, 2001). Tuy nhiên, các khái niệm đó chưa bao quát được hết mọi
khía cạnh của hoạt động sinh kế, đặc biệt là các nguồn lực làm hạn chế hoặc tăng
cường khả năng của con người.
Khái niệm về sinh kế bền vững được Chambers và Conway (1992)mở rộng hơn.
Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể được đứng đầu và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc
cải thiện năng lực và tài sản và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

tiếp; đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu,
trong ngắn hạn và dài hạn (Chambers & Conway, 1992).
Dựa trên nền tảng nghiên cứu điển hình của Chambers và Conway, đã có rất
nhiều lập luận được điều chỉnh cho khái niệm sinh kế bền vững. Đặc biệt quan trọng
là đóng góp của Scoones và các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS)
tại trường Đại học Sussex, Vương quốc Anh; Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
(DFID).
Tổ chức DFID đã xây dựng khung sinh kế bền vững như là một công cụ nhằm
xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người. Đồng thời,

khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau
như thế nào trong những bối cảnh cụ thể (Hình 1).
Scoones (1998) định nghĩa hoạt động sinh kế được coi là bền vững khi nó có
thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những khủng hoảng; duy trì, tăng
cường khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến tài nguyên thiên
nhiên”.
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con
người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả
năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ (Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, 2002).
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc
cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa
hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai.Sinh kế bền
vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung
tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, Xây dựng dựa trên sức mạnh con
người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp,
trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động(Nguyễn Bá Long, 2006).
Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và những
phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả
năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

nguồn tài nguyên thiên nhiên (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế vùng đệm các khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam, 2002).

Như vậy, sinh kế bền vững là sinh kế:
- Có thể phục hồi và đối mặt với các cú sốc và khủng hoàng;
- Không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài;
- Duy trì và bảo tồn được tài nguyên;
- Không bị suy yếu và suy giảm theo thời gian (Bộ TN & MT và CCWG, 2015).
1.1.3. Khung phân tích sinh kế bền vững
Từ những năm 80 của thế kỷ XX Cục phát triển quốc tế Anh (DFID, 2001) đã
xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững nhằm giúp người sử dụng nắm được
những khía cạnh khác nhau của các loại hình sinh kế, đặc biệt là những yếu tố làm
nảy sinh vấn đề hay những yếu tố tạo cơ hội. Khung sinh kế bền vững của DFID là
một công cụ trực quan gồm năm hợp phần chính là bối cảnh tổn thương; Các loại vốn
sinh kế; Chính sách, thể chế và tiến trình; Các chiến lược sinh kế; Và các kết quả sinh
kế. Theo lý thuyết sinh kế mà DFID đưa ra, với một cộng đồng hay nhỏ hơn là một
hộ gia đình đều có 5 loại nguồn vốn tạo thành một ngũ giác sinh kế và ngũ giá này sẽ
bị thay đổi khi có các điều kiện bên ngoài tác động vào. Tuy nhiên, tuỳ vào khả năng
ứng phó của cộng đồng hay hộ gia đình trước các tác nhân tác động mà khả năng phát
triển sinh kế có thể đi theo hướng tốt hơn hay tồi tệ đi. Năm nguồn vốn bao gồm Vốn
xã Hội (S), Vốn Tài chính (F), Vốn con người (H), Vốn vật chất (P), và Vốn tự
nhiên(N).

CẤU TRÚC & QUÁ TRÌNH
BIẾN ĐỔI

BỐI CẢNH
TỔN
THƯƠNG

- Các cấp
chính quyền
- Khu vực

tư nhân

H

- Sốc
- Xu hướng
- Mùa vụ

N
S

ảnh hưởng
& tiếp cận

P

F

- Pháp luật
- Chính sách
- Văn hoá
- Thể chế
QUY TRÌNH THỰC HIỆN

CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


KẾT QUẢ
SINH KẾ
- Tăng thu
nhập
- Tăng mức
sống
- Giảm tình
trạng dễ bị tổn
thương
- Cải thiện an
ninh lương
thực
- Tăng tính bền

vững khi sử
dụng nguồn tài
nguyên thiên


11

Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững
(Nguồn: DFID, 2001)
(1) Bối cảnh dễ tổn thương
Bối cảnh dễ tổn thương đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và lâm vào
các cú sốc, xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường và sự dao
động. Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ
dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu. Khả năng tổn thương hay sự bấp
bênh trong sinh kế do các yếu tố này là một thực tế xảy ra thường xuyên cho rất nhiều

hộ nghèo và các hộ có hoàn cảnh khó khăn khác. Đó là do họ không có khả năng tiếp
cận với những nguồn lực có thể giúp họ tự bảo vệ trước các tác động xấu.
(2) Các loại vốn sinh kế
* Vốn con người
Vốn con người là tổng hợp các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức
khỏe. Tất cả tập hợp này tao thành những điều kiên giúp con người theo đuổi các
chiến lược sinh kế khác nhau để đạt được mục tiêu sinh kế của họ. Ở mức độ hộ gia
đình vốn con người chính là số lượng và chất lượng lao động sẵn có. Vốn con người
thay đổi tùy theo quy mô hộ, trình độ kỹ năng, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức
khỏe... (DFID, 2001). Vốn con người của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu
như:
- Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ/gia đình (tỷ lệ giữa người trong độ
tuổi lao động và người không thuộc diện lao động, giới tính);
Kiến thức của các thành viên trong gia đình (trình độ học vấn và chuyên môn,
kinh nghiệm, sản xuất,...);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

Sức khoẻ tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh
và tình cảm của họ;
Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng trong sản xuất;
Quỹ thời gian của các cá nhân trong hộ ̣và khả năng sử dụng thời gian một
cách hiệu quả.
- Hình thức phân công lao động cho cả người lớn và trẻ em.
Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong viêc sử dụng các loại vốn khác
để đạt được các kết quả sinh kế tốt hơn cho các hô g̣ ia đình.

* Vốn xã hội
Có một số quan điểm khác nhau về vốn xã hội và vai trò của nó:
Vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các
mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin,
sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan
trọng (DFID, 2001).
Vốn xã hội có liên quan tới các tổ chức, các mối quan hệ, và các chuẩn mực
đã định hình chất lượng và số lượng của các tương tác trong một xã hội. Ngày càng
có thêm nhiều bằng chứng cho thấy sự gắn kết xã hội là rất quan trọng để phát triển
sinh kế bền vững. Vốn xã hội không chỉ là tổng số những thể chế làm cơ sở cho sự
vững chắc xã hội mà còn là chất kết dính họ lại với nhau (World Bank Documents,
1999).
Vốn xã hội là tất cả những mối tiếp cận và kết nối chủ động giữa những cá
nhân: lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau và cùng chia sẻ những giá trị, hành vi gắn kết
con người, những thành viên trong các mạng lưới cá nhân và những cộng đồng và có
thể diễn ra những hành động cùng hợp tác (Cohen and Prusak, 2001).
Như vậy vốn xã hội là toàn bộ những niềm tin xã hội, sự hiểu biết lẫn nhau,
các chuẩn mực và những mạng lưới xã hội mà hô ̣ gia đình có thể sử dụng để giải
quyết và hoàn thành các chiến lươc sinh kế nhắm đạt được mục tiêu sinh kế mà hộ đã
đề ra.
Vốn xã hội của hộ nông dân thể hiện qua các chỉ tiêu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được lập

nên do có chung mối quan hệ hoặc cùng sở thích);
Các cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường (ví dụ các hợp tác xã và
các hiệp hội);
Những luật lệ, quy ước của thôn, bản về các hành vi ứng xử, sự trao đổi và
quan hệ qua lại trong cộng đồng;
Các sự kiện, lễ hội và niềm tin xuất phát từ truyền thống, tôn giáo;
Những cơ hội để tiếp cận thông tin như các cuộc họp thôn, câu lạc bộ khuyến
nông, câu lạc bộ phụ nữ;
Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa phương
như tham gia vào các tổ chức đoàn thể và chính quyền xã;
Những cơ chế hoà giải mâu thuẫn của địa phương
* Vốn tự nhiên
Vốn tự nhiên thể hiện nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên hữu ích cho sinh kế
bao gồm các nguồn lực và dich vu ̣ (ví du ̣ như chu kỳ dinh dưỡng, bảo vê ̣ xói
mòn). Có một sự khác biệt lớn trong các nguồn tạo nên vốn tự nhiên, từ hàng hóa
công cộng vô hình như không khí cho tới sự đa dạng sinh học hay đối với tài sản
đươc chia để sử dụng trực tiếp cho sản xuất như cây trồng, đất đai... (DFID, 2001).
Như vâỵ, vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế.
Vốn tự nhiên của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu:
Các nguồn tài sản chung (các khu đất bảo tồn của xã, các khu rừng cộng đồng,
khu cảnh quan sinh thái, sông, hồ,...);
Các loại đất của hộ gia đình (đất ở, đất trồng cây theo mùa vụ, đất lâm nghiệp,
đất vườn của hộ,...);
Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên và do con người sản xuất ra;
Đa dạng sinh học (các nguồn gen thực vật và động vật từ nuôi, trồng của hộ và từ
rừng tự nhiên);
Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn nuôi;
Các nguồn nước và việc cung cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày, thuỷ lợi, nuôi
trồng thuỷ sản...


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

Các yếu tố khí hậu và những may rủi về thời tiết
Giá trị cảnh quan cho việc quản lý các nguồn tài nguyên và giải trí.
Vốn tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế của những người thu môt phần hay
tất cả từ các hoat đông khai thác tài nguyên cơ bản (trồng trot, đánh bắt cá, thu thập
trong rừng, khai thác khoáng sản...). Tuy nhiên, tầm quan trọng của vốn tự nhiên còn
lớn hơn nhiều vì không ai có thể sống sót mà không cần tới các nhu cầu thiết yếu từ
môi trường và thực phẩm được sản xuất từ nguồn vốn tự nhiên. Sứ c khỏe (vốn con
người) ngày càng bi ̣ ảnh hưởng với những nơi bi ộ nhiễm không khí do các hoạt
động hoặc do các thảm họa từ tự nhiên (ví dụ như cháy rừng). Cho dù hiểu biết về
mối liên hệ giữa các loại vốn hạn chế thì) mọi người đều biết sức khỏe và sự hanh
phúc của mọi người phu ḥ uôc vào các hoạt đông liên tục của các hệ sinh thái phức
tạp nhưng điều này thường bị coi nhẹ cho đến khi tác động có hại của nó thể hiện rõ
ràng.
* Vốn tài chính
Vốn tài chính ngụ ý các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đạt được
các mục tiêu sinh kế của mình. Vốn tài chính bao gồm nguồn dự trữ tài chính và dòng
tài chính (DFID, 2001).
Dự trữ tài chính: Tiết kiệm là một loại vốn tài chính được ưa chuộng do nó
không kèm theo trách nhiệm liên quan và không phải dựa vào những nguồn khác.
Tiết kiệm có thể dưới nhiều dạng: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác
như vật nuôi, đồ trang sức... Các nguồn tài chính cũng có thể có được qua các đơn vị
hoạt động tín dụng.
Dòng tiền theo định kỳ: Cộng thêm với nguồn thu nhập thường xuyên, các

dòng tiền theo định kỳ thường là lương hưu hoặc những chế độ khác của nhà nước và
tiền thân nhân gửi về.
Vốn tài chính của hộ nông dân được thể hiện qua các chỉ tiêu:
Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm,
việc làm và tiền của thân nhân gửi về.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và tiết kiệm từ các nguồn
chính thức (ví dụ ngân hàng) và các nguồn phí chính thức (ví dụ chủ nợ, họ hàng...).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

Tiết kiệm (bằng tiền mặt, gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm) và những
dạng tích luỹ khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất.
Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ gia đình
qua các loại hình và địa điểm khác nhau.
Các hoạt động tạo thu nhập phụ như thu lượm lâm sản ngoài gỗ.
Những chi trả từ phúc lợi xã hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí) và
một số dạng trợ cấp của nhà nước.
* Vốn vật chất
Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa (như máy móc, nguyên
vât liêu,…) mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế (DFID, 2001).
Vốn vật chất của hộ nông dân được thể hiện qua:
Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, khu vệ sinh.
(3) Chính sách, thể chế và những tác động của chúng lên sinh kế
Các chính sách và thể chế bao gồm nhiều yếu tố liên quan có những tác động
mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế. Rất nhiều trong số những yếu tố này có liên quan

đến môi trường, quy định, chính sách và các dịch vụ do nhà nước thực hiện. Những
vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan cấp địa phương, các tổ chức dựa vào cộng
đồng và những hoạt động của khu vực tư nhấn (DFID, 2001).
Các chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng
định ra:
- Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược sinh
kế, những cơ quan ra quyết định và các nguồn lực ảnh hưởng.
- Nhưng điều khoản quy định cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn
sinh kế.
- Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế
nhất định.
(4) Chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng
và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt
được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16

thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; quy mô của các
hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài
sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết
để kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng
hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ
có như thế nào để làm được những điều trên (NACA, 2006).
(5) Kết quả sinh kế

Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó là những
điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm:
- Sự hưng thịnh: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết
quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng
tiền của hộ gia đình thu được gia tăng (Nguyễn Hồng Phương, Lê Thúy Vân Nhi,
Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
- Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người
ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh
giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ như căn
cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều
kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất...
(Nguyễn Hồng Phương, Lê Thúy Vân Nhi, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị
Huế, 2008).
- Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống trong
trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo
vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của
mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau
các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc,... (Nguyễn Hồng Phương, Lê
Thúy Vân Nhi, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Huế, 2008).
- An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong
sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực
hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×