Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SỬ DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG MÔN HÓA HỌC 10, 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 14 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SỬ DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG KHỞI
ĐỘNG HÓA HỌC LỚP 10 VÀ LỚP 11
Chủ đề nguyên tử:
Câu 1. Trong những năm trước chiến tranh thế giới thứ 2, chỉ có nước Mỹ sản
xuất được khí heli. Loại khí này có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong khí cầu,
nhằm tăng độ an toàn. Nước Đức muốn mua khí heli của Mỹ để bơm vào khí
cầu, nhưng người Mỹ đã không đồng ý bán Heli cho Đức. Vì vậy vào năm
1973, một khí cầu ( bằng khí hidro) lớn và cực kì sang trọng của Đức trên
đường bay sang Mỹ đã biến thành một quả rbom khổng lồ. Toàn bộ hành khách
và phi hành đoàn thiệt mạng.
Hỏi: Vì sao heli lại bền, không bị cháy nổ như hidro

Câu 2. Đồng là một trong số ít các nguyên tố được biết và sử dụng thời thượng
cổ. Truyền thuyết về nỏ thần nước ta phù hợp với phát hiện khảo cổ gần đây:
Người ta tìm thấy một kho mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc ở Di chỉ thành Cổ
Loa. Cho biết số hiệu nguyên tử của đồng là 29; nguyên tử đồng có 1 electron ở
lớp ngoài cùng.

Hãy viết cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+
Chủ đề bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 1. Bắt đầu giờ học, giáo viên đặt vấn đề: “hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu
về chủ đề Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Em biết những gì về bảng
tuần hoàn?”


GV có thể cho HS thảo luận và ghi ý kiến của HS lên bảng hoặc sử dụng kỹ
thuật KWL cho HS điền vào mục “Điều đã biết, điều muốn biết” theo phiếu sau:
SƠ ĐỒ KWL
Nội dung: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Em hãy liệt kê tất cả những gì em đã biết về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học


Họ và tên
HS:..........................................................................................................
Lớp: .......................................................................................................................
.
Điều đã biết
(Know)

Điều muốn biết
(Want)

Điều học được
(Learned)

Sau đó GV giới thiệu đôi nét về ông Men-đe-lê-ép và định luật tuần hoàn-Bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Câu 2. Natri là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có
ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối bằng 23. Natri là kim loại
mềm, màu trắng bạc, hoạt động mạnh, và thuộc nhóm kim loại kiềm;Kim loại
nguyên chất không có mặt trong tự nhiên nên để có được dạng này phải điều
chế từ các hợp chất của nó. Natri là nguyên tố phổ biến nhất thứ 6 trong vỏ Trái
Đất
Nhiều hợp chất natri được sử dụng rộng rãi như natri hiđroxit để làm xà phòng,
và natri clorua dùng làm chất tan băng và là muối ăn. Natri là một nguyên tố
thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật.


Theo em Natri có phải là nguyên tố kim loại mạnh nhất trong bảng tuần hoàn
không? Vì sao?
Câu 3. Vì sao người ta sử dụng đồng tinh khiết làm dây dẫn điên, mà không
dùng các hợp kim của đồng như đồng thau, đồng thiếc…..?


Câu 4. Vì sao kim cương là vật liệu cứng nhất trong tự nhiên, còn than chì lại
mềm?

Dự kiến sản phẩm:
Câu 1. Do nước đá dạng tinh thể có hiện tượng giản thể tích, nên khối lượng
riêng nhẹ hơn trạng thái lỏng
Câu 2. Không thể kết luận như vậy được. lí do là khi nước nóng chảy và ngay cả
khi sôi cung không ảnh hưởng gì đến liên kết cộng hóa trị của nước. Để phá vỡ
liên kết cộng hóa trị của nước, người ta cần cung cấp một năng lượng rất lớn, thí
dụ điện phân nước.
Câu 3. Do sự chuyển động của các electron tự do tạo nên tính dẫn điện của kim
loại. Trong họp kim ngoài liên kết kim loại còn một phần liên kết cộng hóa trị
nên làm giảm mật độ electron tự do
Câu 4 . Do cấu trúc mạng tinh thể của kim cương bền hơn than chì
Chương 3. Liên kết hóa học


Câu 1. Các băng trôi ở Nam cực là mối nguy hiểm tiềm tàng cho các tàu thuyền
đi lại trên biển. Năm 1912, một con tàu vào loại hiện đại nhất thế giới lúc bấy
giờ , tàu Titanic, đã đâm vào núi băng và đã bị đắm. Làm thiệt mạng 1523
người. Thông thường, các chất ở trạng thái rắn có khối lượng riêng lớn hơn ở
trạng thái lỏng. Nước đá là một ngoại lệ. Hãy giải thích hiện tượng này

Câu 2. Muối ăn ( NaCl) có nhiệt độ nóng chảy là ) 8010C, cao hơn nhiều so với
nhiệt độ nóng chảy của nước đá (H2O) nhiệt độ nóng chảy là 00C. Qua số liệu
trên có thể kết luận rằng liên kết ion bền hơn liên kết cộng hóa trị được không?
Giải thích

Chương 4. Phản ứng oxi hóa khử

Giáo viên cho HS xem đoạn video “mưa axit”

/>GV đàm thoại đặt câu hỏi: Mưa axit là gì? nguyên nhân tạo thành mưa axit?
Viết các PHTH xảy ra ?


GV dựa vào câu trả lời của HS, thực hiện đàm thoại dẫn dắt vào bài mới
Câu 1. Nhiên liệu được đốt cháy trong động cơ là quá trình oxi hóa, sinnh ra
năng lượng và năng lượng này chuyển thành công có ích cho động cơ hoạt
động. Và các quá trình này sinh ra khí thảy gây ô nhiễm môi trường như các
oxit của nito(N2Ox). Các oxit của cacbon CO, CO2 và SO2 .
a. Hãy cho biết các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b. Giải thích hiện tượng mưa axit và tác hại của mưa axit
Chương 5. Halogen
Câu 7.Trong phòng thí nghiệm có các hoá chất natri clorua, mangan đioxit,
dung dịch natri hidroxit, axit sunfuric đặc ta có thể điều chế được nước Javen
hay không? Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn:
Viết được PTHH điều
chế nước javen:
2NaCl +MnO2 +
2H2SO4à Na2SO4
+MnSO4 +Cl2 +2H2O
Cl2 + 2NaOHà NaCl +
NaClO + H2O
Câu 8. Để điều chế
kaliclorat với giá thành
hạ người ta thường làm
như sau: Cho khí clo đi
qua nước vôi đun nóng,

lấy dung dịch thu được trộn với kaliclorua và làm lạnh. Khi đó kaliclorat sẽ kết
tinh. Hãy viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra và giải thích vì sao
kaliclorat kết tinh.
Hướng dẫn: Viết đầy đủ các PPTHH và giải thích đúng
Khi cho Clo tác dụng với nước vôi đun nóng thì xảy ra phản ứng.
6Cl2 +6 Ca(OH)2à5 CaCl2 + Ca(ClO3 )2 + 6H2O


Khi cho KCl vào dd sau phản ứng và làm lạnh thì:
Ca(ClO3 )2 + 2KClà 2KClO3 +CaCl2
Vì KClO3 ít tan trong nước lạnh nên khi làm lạnh thì nó sẽ kết tinh trước
Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit
sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất
bằng cách này, dụng cụ của thợthủ công rất nhanh hỏng và cây cối bị chết rất
nhiều. Người ta đã cố gắng cho khí thải thoát ra bằng những ống khói cao tới
300m nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp diễn , đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Hãy
giải thích những hiện tượng trên.

Hướng dẫn: Giải thích đầy đủ đúng
Hồi đầu thế kỉ 19 người ta sản xuất natrisunfat bằng cách cho axit
sunfuric đặc tác dụng với muối ăn. Cây cối xung quanh nhà máy bị chết rất
nhiều vì trong khí thải có khí HCl khí này nặng hơn không khí nên dù xây ông
khói cao nhưng nó vẫn bị gió thổi từ từ chìm xuống mặt đất
Đặc biệt là trong không khí ẩm , HCl biến thành axit HCl ở dạng sol khí
như sương mù. Axit làm cháy lá chết cây gây nhiều bệnh nguy hiểm về hô hấp
cho dân cư sống xung quanh nhà máy.
Chương sự điện li
Câu 12. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch
muối ăn trong thời gian từ 10 -15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch muối ăn
(NaCl) có tính sát trùng?Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài như vậy?

Giải:
Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối cao hơn nồng độ muối trong
các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu qua màng tế bào, nước đi
ra, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao. Vi khuẩn mất nước nên bị


tiêu diệt. Do tốc độ thẩm thấu chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm
rau sống trong nước muối từ 10 -15 phút.
Chương nito_photpho
Câu 1.
a. Mưa axit là gì
b. Dựa vào phản
ứng hóa học đã biết ,
hãy giải thích hiện
tượng mưa axit?
c. Kể một vài thiệt
hại mà mưa axit gây
ra và một số hoạt
động của con người
đã gây ra mưa axit?

Câu 2. Cấu tạo của pháo hoa gồm 2 phần chính: phần đầu và phần đáy.Trong phần
đáy có nhồi thuốc súng đen và được nối với dây dẫn.
Trong phần đầu có:
-Thuốc nhồi cháy ( cacbon, lưu huỳnh, kali nitrat )
-Thuốc trợ cháy (kali nitriat, bari nitrat);
-Chất phát sáng trắng: Bột nhôm, magie.
-Chất phát màu là
hỗn hợp muối của
các kim loại như:

LiNO3, Sr(NO3)2:
màu đỏ; CuCO3,
Cu(NO3)2; màu
xanh; KNO3 màu
tím; Muối của natri:
Màu vàng.
a. Khi đốt cháy
dây dẫn, các phản
ứng hóa học diễn ra
như thế nào? Viết
các PTHH.
b. Đốt pháo hoa có
gây ô nhiễm môi
trường không? Vì
sao


Câu 3. Theo tính chất vật lí, axit nitric là chất lỏng không màu. Nhưng trong
các phòng thí nghiệm, dung dịch axit nitric dù rất loãng điều có màu vàng nhạt.
Em hãy giải thích hiện tượng này và viết PTHH ( nếu có ).
Câu 4. “Bánh bao” thường rất xốp
và có mùi khai vì khi làm bánh bao
người ta thường cho ít bột nở
NH4HCO3vào bột mì. Khi nướng
bánh NH4HCO3 phân hủy thành các
chất khí và hơi thoát ra nên làm cho
bánh xốp và nở.
Em hãy viết phương trình hóa học
để giải thích điều đó
Chương photpho và hợp chất

Câu 1. Trong thành phần của vỏ bao diêm , thuốc diêm thường có photpho; Ở
đầu que diêm thường có lưu huỳnh và kali clorat.
a. Trong thuốc diêm, người ta dùng photpho trắng hay photpho đỏ? Vì
sao?
b. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi qẹt diêm? Vì sao khi quẹt
diêm trong bóng tối lại nhìn thấy một vệt sáng ở vỏ bao diêm

Câu 2. Kẽm photphua (Zn3P2) đượcc dùng để diệt chuột. Chất này dễ bị thủy
phân nên khi chuột ăn phải đi tìm nơi có nguồn nước để uống và chết. Viết
PTHH của phản ứng thủy phân kẽm photphua.
Câu 3. Vào mùa hè, ở những khu nghĩa địa hoặc bài rác có nhiều xác động vật
thường có hiện tương “ ma trơi”. Giải thích vì sao có hiện tượng này?
Chương Đại cương về hóa hữu cơ
Câu 1. Trong thành phần của vỏ bao diêm , thuốc diêm thường có photpho; Ở
đầu que diêm thường có lưu huỳnh và kali clorat.


a. Trong thuốc diêm, người ta dùng photpho trắng hay photpho đỏ? Vì
sao?
b. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra khi qẹt diêm? Vì sao khi quẹt
diêm trong bóng tối lại nhìn thấy một vệt sáng ở vỏ bao diêm

Câu 2. Kẽm photphua (Zn3P2) đượcc dùng để diệt chuột. Chất này dễ bị thủy
phân nên khi chuột ăn phải đi tìm nơi có nguồn nước để uống và chết. Viết
PTHH của phản ứng thủy phân kẽm photphua.
Câu 3. Vào mùa hè, ở những khu nghĩa địa hoặc bài rác có nhiều xác động vật
thường có hiện tương “ ma trơi”. Giải thích vì sao có hiện tượng này?
Chương Ankan
Câu 1. Ankan có trong thành phần chính của khí gas là:
A. C3H8 và C4H10


B. CH4

C. C5H12 và C6H14

D. C2H6 và C6H14

Câu 2. Cho nhiệt độ sôi của một số ankan như sau( tại áp suất nhất định )
Ankan
Pentan
Hexan
Heptan
Octan
Nonan
Nhiệt
36
69
98
126
151
độ sôi
Có thể tách riêng từng chất trong hỗn hợp các ankan pentan, hexan, heptan,
octan, nonan bằng cách.


A. Chưng cất lôi cuốn hơi nước

B. Chưng cất phân đoạn

C. Chưng cất áp suất thấp


D. Chưng cất thường

Câu 3. Trộn cây sáp nến với CuO rồi nung hỗ hợp ở nhiệt độ cao, dẫn sản phẩm
lần lượt qua bình 1 đựng CuSO4 khan rồi qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2
dư, thì
A. Ở bình 1 thì CuSO4 khan từ màu xanh chuyển sang màu trắng, bình 2
có kết tủa
B. Cả hai bình điều không có hiện tượng
C. Bình 1 không có hiện tượng, bình 2 có kết tủa trắng
D. Ở bình 1 thì CuSO4 khan từ màu trắng chuyển sang màu xanh. Bình 2
có kết tủa
Chương hidrocacbon không no
PHIẾU HỌC TẬP
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hidrocacbon xinh đẹp thuộc vương quốc Hữu
Cơ giàu có. Trong một gia đình nọ thuộc dòng họ Parafin quyền quý sinh được
4 người con trai, lần lượt đặt tên là Metan, Etan, Propan, Butan.
Gia đình họ đang sống rất hạnh phúc thì chẳng may bất hạnh trút xuống đầu
họ: ông bố Cacbon mắc bệnh viêm phổi nặng nên qua đời. Bà mẹ Hidro vì quá
đau khổ nên cũng qua đời sau đó vài tháng . Cha mẹ mất đi để lại cho 4 anh em
nhà họ một gia tài kết xù
Ba người con đầu ỷ có tiền có của, quen thói tiêu xài phung phí, ăn chơi trác
táng cùng với mấy đứa con gái nhà Halogen. Ngồi ăn thì núi cũng lỡ, sau
những tháng ngày sa đọa, chúng trắng tay và phải sống bám vào nhà Halogen .
Còn người con út Butan, vốn là người hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ học
hành, anh vừa tốt nghiệp trường Đại học Mỏ địa chất Molipđen. Hiện anh đang
làm việc ở mỏ dầu Xutacom, dưới sự quản lý của ông chủ Cracking - một người
keo kiệt và độc ác .
Lại nói về dòng họ Olefin, có nàng Etilen xinh đẹp, ngoan hiền . Cô hiện là
sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Naptalen. Một buổi chiều nọ, trên

con đường Coban trải đầy lá vàng rơi, duyên số đã đưa đẩy Etilen gặp Butan
và dưới bóng hoàng lan, họ đã trao nhau tiếng yêu nồng nàn . Trời đã xế chiều,
hai người chia tay nhau.


Thế là từ đó, sau những giờ học và giờ làm, đôi bạn trẻ lúc nào cũng quấn
quýt bên nhau không rời .
Nhưng sự đời éo le, mấy ai biết trước chữ “ngờ”. Thấy nàng Etilen xinh
đẹp, lão Cracking rắp tâm chiếm đoạ nàng cho bằng được . Nhân cơ hội ấy, lão
tìm cách vu oan giá họa cho Butan tội biển thủ công quỹ và buộc chàng vào
vòng lao lý. Ấy vậy mà với tình yêu và lòng chung thuỷ của Etilen, hắn đã
không chinh phục được nàng. Điên tiết, lão sai tên Oxi đến đốt nhà nàng
(chuyên gia mừ ). Để thoát khỏi tên Cracking hung bạo, nàng tìm cách trốn đến
thành phố ancol . Tại đây nàng được một anh chàng tên Aqua (H2O) giúp đỡ và
trở thành cô lái đò trên dòng sông Etanol huyền bí
Những tưởng cuộc sống yên bình sẽ đến với cô, nhưng dường như bất hạnh
cứ bám theo cô mãi. Tên chủ mỏ đồng gần đấy vốn háo sắc, mê mẩn với nhan
sắc của Etilen, hắn sai tên nô tì Suoh (CuO) bắt ép nàng về. Thân cô thế cô,
nàng đành phải theo hắn về làm thiếp. Để tránh tai mắt của chính quyền, hắn
khai tên giả và đăng ký KT3 cho nàng với tên Axetanđehit kiều diễm . Từ đấy
cuộc đời nàng chuyển sang trang mới (dường như u ám hơn)
Lại nói về Butan tội nghiệp. Sau khi bóc 2 cuốn lịch (2 năm tù giam ), chàng
trở về nhưng chẳng thấy người yêu đâu cả . Sau khi ghé thăm 3 người anh,
chàng khăn gói ra đi để quên quá khứ đau buồn. Chàng đi tới thành phố công
nghiệp Ankađien. Do có tiền án nên chẳng nơi nào dám nhận chàng vào làm.
May thay ông Buna tốt bụng đã rủ chàng về đồn điền cao su của ông. Thấy
chàng hiền lành lại chăm chỉ, ông muốn gả con gái Lưu huỳnh cho chàng
nhưng chàng một mực từ chối vì trong lòng vẫn còn hình bóng Etilen . Chàng
quyết định bỏ đi .
Thế nhưng, trong lúc ấy, nàng Etilen đã không còn như xưa. Nàng đã trở

thành một mụ Axetandehit hoàn toàn trái ngược với bản chất ngây thơ ban
đầu . Nàng ta quay lại lén lút với oxi- bạn của chủ mỏ đồng. Hai người rắp tâm
chiếm đoạt tài sản của lão chủ mỏ đồng. Dân cư trong làng biết chuyện liền đặt
cho nàng biệt danh Axetic chanh chua và độc ác.
Kết thúc một chuyện tình thật buồn! Chả người nào có kết cục hạnh phúc
cả .
EM HÃY VIẾT TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC XẢY RA
TRONG CÂU CHUYỆN TRÊN
Chủ đề Hidrocacbon thơm


/>
1. Vì sao khi đốt xăng, dầu, cồn, gas thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá
thì còn lại tro?

1
3.Polistiren là một loại nhựa được dùng sản xuất các dụng cụ văn phòng như
thước kẻ, vỏ bút bi, ê ke……

Trong công nghiệp, có thể điều chế polistiren từ benzen và etilen theo sơ đồ:
Benzen



etylbenzen



stiren




polistiren.

Viết các PHTT thực hiện sơ đồ chuyển hóa trên.
Dự kiến sản phẩm
2. Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ
thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và
hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều
hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái
hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết. Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật


liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như
xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể
“cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các khoáng vật. Những khoáng vật
này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu
cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy
than còn cho nhiều tro hơn.
3.

Chủ đề Cac bon_silic
Câu 1. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh , ta có thể cho vào trong tủ vài cục than
hoa. Em hãy giải thích điều đó.
Câu 2. Bình chữa cháy phun bọt dạng axit-kiềm có cấu tạo như sau:

Bình thường, bình chữa cháy phải để thảng đứng , không được để nằm. Khi
chữa cháy phải dốc ngược bình lên.
a. Vì sao khi bảo quản, bình chữa cháy phải để đứng thẳng? Viết PTHH

xảy ra khi chữa cháy
b. Nguyên lí chữa cháy của bình là gì?
Câu 3. Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 2-3. Nếu người nào có pH
của dịch vị < 2 thì dễ bị viêm loét dạ dày. Để chữa bệnh này, người bệnh thường
uống trước bữa ăn một ít.
A. Dung dịch natri hidrocacbonat (NaHCO3)
B. Nước


C. Nước mắm
D. Nước đường.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh , ta có thể cho vào tủ vài cục than hoa.
Than hoa là cacbon vô đinh hình, có khả năng hấp phụ tốt các mùi hôi trong tủ
lạnh.
Câu 2. Khi bảo quản bình chữa cháy phải để thẳng đứng là để tránh tiếp xúc
giữa các chất tham gia phản ứng. Khi chữa cháy xảy ra phản ứng
2NaHCO3 + H2SO4



Na2SO4 + H2O + CO2

* Nguyên lí chữa cháy: Khí cacbonic và nước ngăn oxi không khí tiếp xúc với
chất cháy, đồng thời sự bay hơi của các chất này thu nhiệt làm giảm nhiệt độ
xuống dưới điểm cháy
Câu 3. Đáp án A
Giải thích: Dung dịch NaHCO3 trung hòa lượng axit HCl dư trong dịch vị, có
tác dụng làm tăng độ pH, do đó làm giảm đau




×