Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.83 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm

TT - Những người giành vị trí cao nhất của cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến (do Tuổi Trẻ, Công ty
Acer VN, Trung tâm tin học và quản lý kinh tế MaIT tổ chức) đã chia sẻ những lưu ý, kinh nghiệm
về cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết quả cao nhất...
Thời gian cho mỗi môn thi trắc nghiệm không thể gọi là dài mà cũng không thể gọi là ngắn, nhiều
thí sinh tham dự cuộc thi đã chia sẻ. Tưởng tượng có một đề thi trắc nghiệm trước mặt ngay bây
giờ và có lệnh "mở đề - làm bài", làm sao để có cảm giác thoải mái làm bài, không muốn bị thời
gian rượt theo khi thi dẫn đến nhiều sai sót?
Dễ trước, khó sau
Mặc dù thi trắc nghiệm là hình thức thi cử đã được áp dụng nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới
mẻ với học sinh, bạn Nguyễn Quốc Hòa, người đoạt giải nhất, cho biết. Hòa cho biết mình thường
có thói quen giải quyết đề thi bằng cách đánh dấu ngay vào đề thi toàn bộ những câu có thể trả lời
ngay, các câu có mức độ khó hơn thì "nghiền ngẫm sau". Sau đó vừa tô câu trả lời lên bài thi vừa
kiểm tra lại, chỗ nào vẫn còn "bí” thì ngồi hít thở một chút có thể sẽ có giải pháp tốt hơn sau đó.
Bạn Trương Vĩnh Duy, người đoạt giải nhì, cho rằng nên chọn những câu lý thuyết trong đề thi để
giải quyết ngay vì không phải mất thời gian tính toán nhiều. Muốn vậy người thi cũng phải thủ cho
mình một vốn lý thuyết kha khá. Nói cách khác, càng nắm được nhiều kiến thức, khái niệm cơ bản
trong sách giáo khoa càng tốt.
Những yếu tố kỹ thuật còn được bạn Lâm Ngọc Trần, giải ba của cuộc thi, cụ thể hơn: nhận được
đề thi, đọc sơ qua và dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi, trong đó
có cả những câu "đọc mãi cũng chưa hiểu muốn hỏi gì”. Thế nên cũng đừng mất thời gian vì
những câu đọc mãi không hiểu mà tìm câu dễ hiểu hơn để ghi điểm vì trong đề thi hiện tại, tất cả
các câu đều có mức điểm như nhau (2 điểm). Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú, đoạt giải khuyến khích
cuộc thi, còn cho biết thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, cầm chắc đã có hai câu loại bỏ
ngay và chỉ để ý, cân đo hai câu còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác
nhất và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.
Bình tĩnh: quan trọng số 1
Hầu hết tất cả các bạn thí sinh của cuộc thi khi được hỏi đều đồng ý rằng tâm lý đi thi có quyết
định rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định quan trọng nhất. Bạn Lê Hoàng Xuân An lý giải:
hầu hết thí sinh khi chọn ngành, chọn trường đã lượng sức mình nên những người ngồi quanh


Các thí sinh đoạt giải cuộc thi
trắc nghiệm trực tuyến. Ảnh:
HOÀNG THẠCH VÂN
mình trong phòng thi chưa hẳn đã "dữ" đến độ khiến mình mất tự tin. Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú
còn khẳng định: học giỏi chưa chắc đã thành công với thi trắc nghiệm nếu không bình tĩnh, hết sức
bình tĩnh. Đề thi tự luận còn có lúc để... thở chứ bài thi trắc nghiệm mà đã gặp rắc rối thì khó lấy
lại bình tĩnh.
Nhưng để giữ bình tĩnh phải có điều kiện gì? Câu trả lời là: sức khỏe.
Đ.T.DUY
Những sai sót thí sinh thường mắc phải
* Môn hóa: đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa
Các sai sót ở môn hóa thường do đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa hoặc bỏ qua những từ gợi ý quan
trọng. Đặc biệt sai kiến thức cơ bản và sử dụng nhầm công thức giải là phổ biến. Đọc đề chưa kỹ
nên bỏ quên dữ kiện quan trọng hoặc tự cho thêm dữ kiện khi giải, dẫn đến các tình huống như
thiếu dữ kiện để giải hoặc đưa ra hướng giải quyết sai.
Đọc và hiểu nhầm từ dẫn đến sai về ý nghĩa hóa học. Chẳng hạn xà phòng hóa este bằng NaOH có
dư, cô cạn thu được rắn, do không đọc kỹ đề nên khi giải thí sinh (TS) nhầm "rắn" thành "muối"
trong khi rắn gồm muối và NaOH còn dư!
Những sai sót về kiến thức cơ bản của hóa học là nhiều nhất, đây cũng là lỗi nặng nhất của TS. Ví
dụ: Khi cho cùng một lượng Fe là 0,2 mol phản ứng hết với HCl và phản ứng hết với HNO3 dư,
thu được muối clorua và muối nitrat có khối lượng chênh lệch m gam. Giá trị m là bao nhiêu?
Trong câu này TS không nắm chắc luật hóa trị sẽ đưa ra kết quả sai là m=10,6 gam, trong khi kết
quả đúng là m=23. Nguyên nhân sai là TS không nhớ đối với thí nghiệm 2 sắt có hóa trị (III).
Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Vĩnh Viễn)
* Môn sinh: nên giải theo nhóm vấn đề
Đề thi có 50 câu thời gian 90 phút: TS không sử dụng hết thời gian này (có những TS dư đến 30
phút). Tại sao? Vì TS không hiểu kết cấu của đề trắc nghiệm nên thường làm theo thứ tự từ câu 1
đến câu 50.
Nhóm 1 là nhóm ký ức. Cách làm nhóm này TS phải đọc câu hỏi, đọc sự lựa chọn sẽ thấy câu
đúng. Ví dụ: Đột biến gen là gì? Nhóm 2 là nhóm phải suy luận. Cách làm là phải đọc câu hỏi, giải

trong nháp có đáp số so sánh với bốn sự lựa chọn ta chọn câu đúng. Ví dụ: Đột biến ảnh hưởng
đến aa 198, 199; hỏi gen cấu trúc liên quan đến cặp Nu nào? Còn nhóm 3 là nhóm tìm học sinh
giỏi cần làm sau cùng. Ví dụ: Giải thích tính quen thuốc của vi khuẩn gây bệnh, sâu bọ.
Khi làm nhóm 1 giải trước, nhóm 2 giải sau, nhóm 3 giải sau cùng. Một đề thi trắc nghiệm không
phân bố tuần tự nhóm 1, 2, 3 (đảo câu hỏi). TS thường giải theo thứ tự câu 1, 2... đến câu 50 là
chưa biết phân bố thời gian hợp lý, nên dư thời gian.
Điền Chi (Trường THPT Phan Đăng Lưu, TP.HCM)
* Môn toán: có nhiều sai sót dễ mắc phải
Những sai sót mà TS thường gặp khi làm bài thi môn toán là chưa học kỹ những điều đã học.
Thiếu bình tĩnh khi làm bài. Tình trạng sức khỏe lúc thi không ổn định. Thiếu bình tĩnh và sức
khỏe không tốt sẽ dẫn đến thiếu sáng suốt, suy nghĩ không ra những điều mà bình thường có thể
suy nghĩ ra. Đọc chưa kỹ đề, thế sai dữ liệu. Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Tính toán vội vàng
nên sai ở những khâu trung gian. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) quên đặt điều kiện
để phép biến đổi là tương đương.
Có cách ngắn hơn mà TS không biết, lại chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ
sai. Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không
đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến
không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. TS thường quên những
trường hợp đặc biệt. Ví dụ như trường hợp tham số m làm cho hàm số suy biến, trường hợp hệ số
a của bất phương trình bậc 2 bằng 0. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số TS vì thiếu cẩn thận
đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai.
ThS PHẠM HỒNG DANH (giảng viên chính ĐH Kinh tế TP.HCM)

×