Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.87 KB, 29 trang )

I. MỤC TIÊU 

 TUẦN 10
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
GIỌNG QUÊ HƯƠNG

A. Tập đọc
­ Đọc đúng, rành mạch. Giọng đọc bước đầu bộc lộ  được tình cảm, thái độ 
của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
­ Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện  
với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen. (trả  lời  
được các câu hỏi 1, 2, 3, 4). HS  trả lời câu hỏi 5.
* Các KNS cơ bản được giáo dục: GD lòng yêu quê hương đất nước.
B. Kể chuyện
­ Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
Phương tiện dạy học: ƯDCNTT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt   động   1:   Giáo   viên   hướng   dẫn   HS   tìm   hiểu   chủ   điểm   Quê 
hương(5’) 
­ HS quan sát chủ điểm, nêu nội dung chủ điểm.
­ GV giới thiệu tên chủ điểm mới (Quê hương) bằng tranh minh họa.
­ GV giới thiệu bài đọc : Giọng quê hương ( giới thiệu bằng tranh SGK)
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện đọc bài Giọng quê hương:(25’)
a, Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ  nhàng. Chú ý 
diễn tả  rõ những câu nói lịch sự, nhã nhặn của các nhân vật. Đoạn cuối bài 
đọc chậm, ngắt hơi rõ ở các dấu phẩy.
b, Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
­ Đọc từng câu.


­ HS nối tiếp nhau đọc từng câu, GV chú ý sữa lỗi phát âm cho học sinh. Giúp 
học sinh luyện đọc những tiếng từ  dễ  lẫn, khó phát âm. (nén nỗi xúc động,  
rớm lệ, xin lỗi, chuyện trò...) 
+ HS đọc nối tiếp lần 2, GV nhận xét.
­ Đọc từng đoạn trước lớp.
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
* Lượt 1: Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc 
đúng các câu sau (dùng bảng phụ)
­ HS đọc cá nhân. 
* Lượt 2: HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài. 1 HS đọc chú giải. GV giải 
nghĩa thêm các từ: qua đời (đồng nghĩa với chết mất nhưng tỏ  thái độ  tôn 
trọng), mắt rớm lệ (rớm nước mắt, hình ảnh biểu thị sự xúc động sâu sắc).
­ Đọc đoạn theo nhóm.
1


+ HS đọc theo nhóm đôi.
­ GV giúp đỡ các nhóm có học sinh  đọc chưa tốt.
­ Thi đọc gữa các nhóm: Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2. Lớp và GV nhận  
xét, tuyên dương những bạn đọc hay.
­ GV gọi một HS đọc lại bài. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:(12’)
­  Học sinh đọc từng đoạn, cả bài trả lời câu hỏi SGK và nêu được:
+ Câu 1: ( HS đọc đoạn 1) Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh  
niên
+ Câu 2: (HS đọc đoạn 2) Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một  
trong ba thanh niên đến gần xin trả giúp tiền ăn.
+ Câu 3: (HS đọc đoạn 3) Anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng vì Thuyên  
và Đồng có giọng nói giống giọng nói của người mẹ thân thương quê ở miền 
Trung.     

+ HS đọc thầm đoạn 3 trao đổi nhóm và nêu kết quả: Những chi tiết nói tình  
cảm của các nhân vật đối với quê hương (Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, 
đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng nhìn nhau rớm lệ)
+ Ba HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn của bài, sau đó trao đổi nhóm phát biểu 
trước lớp suy nghĩ của mình về giọng quê hương (Giọng quê hương rất thân  
thiết, gần gũi/Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương).
­ Lớp nhận xét. GV tuyên dương những HS có ý kiến hay. 
­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài: Tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân 
vật trong chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương 
thân quen.
Hoạt động 4: Luyện đọc lại:(`10’)
­  Giáo viên đọc lại  đoạn 2 và 3.
­  2 nhóm HS ( mỗi nhóm 3 em: người dẫn chuyên, anh thanh niên, Thuyên) 
đọc phân vai đoạn 2, 3 (một nhóm thi đọc toàn truyện theo vai)
­  Các nhóm thi đọc trước lớp.
­  Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh:(20’)
­ Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện. 
­ HS (cả lớp) quan sát từng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
­ 1 HS nêu nhanh sự việc được kể, ứng với từng đoạn.
+ Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn. Trong quán đã có 3 thanh niên  
đang ăn.
+ Tranh 2: Một trong 3 thanh niên (anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho  
Thuyên, Đồng và muốn làm quen.
+ Tranh 3: Ba người trò truyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao 
muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
­ HS kể trong nhóm. GV giúp đỡ các nhóm.
­ Các nhóm thi kể. Lớp và GV nhận xét.
2



­ GV gọi vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện nếu còn thời gian 
Hoạt động nối tiếp:(2’)
­ Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân nghe.
             

TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU 
Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước
Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS nh độ dài 
cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
Biết dùng mắt ước lượng  độ dài( tương đối chính xác).
* Các KNS cơ bản được giáo dục: Kỹ năng đo độ dài và đọc kết quả đo 
được.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Thước mét. 
­ HS: thước  thẳng bằng nhựa loại 20­30cm, mỗi nhóm 1 thước mét, VBT
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 : Củng cố bảng đơn vị đo độ dài(5’)
 ­ Giới thiệu bài: trực tiếp 
Hoạt động 2 : Rèn KN vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước(8’)
+ Bài 1: 
­ 1 HS nêu y/c của BT1 (Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài nêu ở bảng sau...).
­ HS nêu cách vẽ; HS nhắc lại.
­ Y/c HS làm bài vàoVBT. GV quan tâm giúp đỡ HS  chậm
­ HS đổi bài cho nhau kiểm tra kết quả.
­ HS, GV nhận xét, chữa bài 
Hoạt động 3 : Rèn KN đo độ dài đoạn thẳng(8’)

+ Bài 2:
­  HS đọc y/c của bài (Đo độ  dài đoạn thẳng rồi viết số  thích hợp vào chỗ 
chấm).
­ HS nêu cách đo; nhắc lại.
­ Cả lớp làm bài vào VBT. GV quan tâm giúp đỡ HS  chậm
­ Vài HS nêu miệng kq
­ HS, GV nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 4: Rèn KN ước lượng và đo độ dài các đồ vật (9’)
+ Bài 3:
­ HS đọc y/c của bài (Ước lương chiều dài của các đồ  vật, đo độ  dài của 
chúng...).
­ GV HD HS dùng mắt để ớc lượng các độ dài.
3


­ HS ghi kq ước lượng  vào VBT, sau đó vài HS nêu kq ước lượng  
­ HS các nhóm tiến hành đo chiều dài chiếc bút chì (bằng thư ớc nhựa), mép 
bàn học và chiều cao chân bàn học (bằng thớc mét) rồi ghi kq vào VBT, sau 
đó nêu kq đo. 
­ HS, GV nhận xét, chữa bài.
Hoạt động nối tiếp:(3’) 
­ HS nêu lại các kiến thức của bài.,chuẩn bị bài tiết sau: Thực hành đo độ dài 
(tiếp theo)

ĐẠO ĐỨC
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN

I .MỤC TIÊU
 HS  Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn
­ Nêu được 1 vài việc làm cụ thể chia sẻ vui, buồn cùng bạn.

­ Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày
­ HS: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn
* Các KNS cơ  bản được giáo dục: Kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể  hiện sự 
cảm thông chia sẻ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ VBT; các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gơng, ca dao, tục ngữ, về tình 
bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.   
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố tiết 1 (5’)
 ­ Nh thế nào là quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. ? Tại sao cần 
phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?  
­ Giới thiệu bài:   Trực tiếp.
Hoạt động 2: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai(12’)
 ­ Y/c HS làm BT4 ở VBT (...điền chữ Đ tr ớc những việc làm đúng và chữ S 
trớc những việc làm sai đối với bạn bè.
 ­ 1số HS trình bày trớc lớp.
 ­  GV kết luận: Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan  
tâm đến bạn bè khi vui, buồn...; các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan 
tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
Hoạt động 3: Liên hệ và tự liên hệ(10’)
1) GV chia lớp thành 4 nhóm và y/c HS tự  liên hệ  trong nhóm theo các câu  
hỏi ởBT5 trong VBT 
2) HS liên hệ  và tự  liên hệ  trong nhóm đọc lập làm việc. GV giúp đỡ  các 
nhóm.
3) 1 số HS liên hệ trớc lớp.
4


4) GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng 
bạn.

Hoạt động 4: Trò chơi Phóng viên(10’)
­ Các HS trong lớp lần lợt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong 
lớp các câu hỏi ở BT6 trong VBT.
Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ  cùng bạn 
để niềm vui đợc nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền đ­
ược đối xử bình đẳng.
Hoạt động nối tiếp :(2’)
­Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU 
­ Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
­ Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
Biết giới thiệu về các thế hệ trong gia đình của mình
­ Giáo dục KNS: + Kĩ năng giao tiếp: Tự tin với các bạn trong nhóm để  chia 
sẻ giới thiệu về gia đình của mình.
+ Trình bày, diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình 
mình.
II­ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
­ GV và HS: Các hình trong sách giáo khoa trang 38, 39.
III­ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Họat động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các thế hệ trong một gia đình(15’)
* Mục tiêu: Kể được gia đình mình gồm những ai, ai là người nhiều tuổi nhất  
và người ít tuổi nhất trong gia đình của mình.
­ Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
* Cách tiến hành:­ GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
Bước 1: HS làm việc theo cặp. Một em hỏi một em trả  lời: Trong gia đình 
bạn gồm những ai, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất?

Bước 2: GV yêu cầu 1 số HS  lên kể trước lớp.
­ GV kết luận:  Trong một gia đình thường có những người  ở  các lứa tuổi 
khác nhau cùng chung sống, những người  ở  các lứa tuổi khác nhau đó được 
gọi là các thế hệ trong một gia đình.
Họat động 2: GV hướng dẫn HS phân biệt các thế  hệ  trong gia đình. 
(10’)
* Mục tiêu:   Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
* Cách tiến hành:
5


Bước 1: Làm việc theo nhóm. Các nhóm quan sát các hình trong SGK sau đó 
hỏi và trả lời theo gợi ý: SGK
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV nhận xét, kết luận.
­ GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống,  
có những gia đình 3 thế  hệ  (gia đình bạn Minh), có những gia đình 2 thế  hệ 
(gia đình bạn Lan), cũng có những gia đình chỉ có 1 thế hệ.
­ GV có thể  hỏi thêm: Hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về  các thế  hệ 
trong gia đình mình.
­ GV gọi vài HS nêu lên. GV  nhận xét và tuyên dương nbạn giới thiệu về gia 
đình mình hay và hấp dẫn. 
GV kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có 
những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có một thế hệ.
Hoạt động 3: Kể về các thế hệ trong gia đình của mình(10’)
­ GV hỏi: Vậy gia đình em có mấy thế hệ?
­ HS kể về  các thế hệ trong gia đình mình. 
­ Lớp và GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:(3’)­ HS về nhà có thể tự vẽ sơ đồ  các thế hệ trong gia  
đình mình.
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018

                                                           TOÁN
            THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
­ Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
­ Biết so sánh các độ dài.
­ HS làm được bài tập 1, 2.
* Các KNS cơ bản được giáo dục: Kỹ năng đo độ dài và đọc kết quả đo 
được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV:Thước mét và Ê ­ke cỡ to. Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố về bảng đơn vị đo độ dài:(5’)
­ GV gọi 2 HS lên bảng đọc bảng đơn vị đo độ dài.
­ HS đổi: 1hm 3 m = …...m
                    600m = …....dam
­ GV nhận xét.
­ Cả lớp đọc đồng thanh bảng đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn, từ lớn đến bé
­ Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành đo độ dài.(25’)
Bài 1a: GV cho HS đọc yêu cầu bài tập: Đọc bảng (theo mẫu)
­ GV đưa bảng phụ bài 1a. 
­ Giúp HS biết đọc chiều cao của người.
6


            Ví dụ: Hương cao một mét ba mươi hai xăng ti mét
­ HS nêu chiều cao của các bạn còn lại trong SGK.
Bài 1b: HS tìm ra bạn cao nhất bằng cách so sánh và nêu được.
­ Bạn Hương cao nhất bạn Nam thấp nhất.
Bài 2: Thực hành đo theo nhóm 5, 6 HS.

­ Trước tiên các bạn tự dự đoán thứ tự cao thấp trong nhóm rồi thực hành 
kiểm tra dự đoán của mình.
­ Mỗi nhóm ghi thành một bản, các em có thể luân phiên nhau đo chiều cao 
của bạn.
­ GV gợi ý cách đo: Dựa vào một bức tường lớp chỗ cửa ra vào để đo cho 
dễ .
­ GV gọi tên từng bạn: Bỏ giầy, dép đứng sát vào chân tường, dùng ê ke đặt 
góc vuông vào tường và cạnh góc vuông vào đầu bạn, đánh dấu vào tường sau 
đó dùng thước mét để đo.
­ HS tự thảo luận và sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao để đo (HS 
thay nhau đo)
­ HS tự ghi kết quả vào phần bài tập của mình.
­ Kết luận bạn nào cao nhất, thấp nhất.
Hoạt động nối tiếp:(3’)
­ Dặn HS tiếp tục ôn tập bảng đơn vị đo độ dài và thực hiện đo cho người 
thân trong gia đình.

CHÍNH TẢ
NGHE ­ VIẾT: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT

I. MỤC TIÊU 
­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
­ Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (Bài tập 2).
­ Làm được bài tập 3 (a/b).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn của BT 3a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố cách phân biệt d, r/ gi ­ Giới thiệu bài:(5’)
­ GV đọc cho HS viết vào giấy nháp cấc từ sau: Giản dị, róc rách, giãy giụa.
­ GV nhận xét.

­ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS viết chính tả:(20’)
a, Hướng dẫn HS chuẩn bị:
­ GV đọc bài một lượt.
­ Hướng dẫn HS  nhận xét về chính tả: Chỉ  ra những chữ viết hoa trong bài, 
cho biết vì sao phải viết hoa các chữ ấy? (Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên 
riêng phải viết hoa: Quê, Chị, Sứ, Chính, Và.
7


­ HS đọc thầm bài chính tả, tập viết các tiếng khó dễ lẫn: trái sai, da dẻ, ngày  
xưa, ruột thịt.
b, GV đọc cho HS viết chính tả.
­ GV lưu ý HS viết đúng, trình bày đẹp. Lưu ý HS viết chậm
c, Chấm, chữa bài.
­ GV đọc để HS  soát lỗi và viết số lỗi ra lề. 
­ GV chấm 15 ­ 20 bài, nhận xét ưu điểm chung và những lỗi chung cũng như 
những lỗi riêng của từng học sinh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:(5’)
Bài tập 2:
­ HS đọc yêu cầu của bài tập: Tìm 3 từ chứa tiếng có vần oai, 3 từ chứa tiếng  
có vần oay 
+ GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập (Tìm tiếng chứa vần oay/oai)
Ví dụ: xoay, xoáy, ngoáy, ngọ ngoạy, hí hoáy, loay hoay...Khoai, ngoại, ngoái, 
loại, 
­ GV và HS nhận xét. 
­ GV gọi 1 HS đọc lại bảng từ.
Bài tập 3:  Thi đọc, viết đúng và nhanh câu: 
a­ “Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.” 
b­ Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã, xót thương. 

­ Giáo viên tổ  chức cho học sinh thi đọc trong từng nhóm, các nhóm cử  học  
sinh thi đọc với các nhóm khác.­ Thi viết trên bảng. (Nhớ và viết lại)
­ Lớp nhận xét chữa lỗi, tuyên dương nhóm có học sinh viết đúng, viết nhanh  
và đẹp. 
Hoạt động nối tiếp:(3’) GV lưu ý HS cách trình bày chính tả và sửa lỗi
Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU
­ Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
­ Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn 
vị đo.
HS làm được các bài tập 1,2(cột 1,2,4),3(dòng 1),4,5a
* Các KNS cơ bản được giáo dục: Kỹ năng đo độ dài và đọc kết quả đo 
được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV:  Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố  nhân, chia số  có hai chữ  số  với (cho) số  có một  
chữ số(5’)
8


­ 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính sau: 37 x 6 ;       70 : 7. 
­ Lớp làm vào vở nháp.
Hoạt động 2: Củng cố kĩ năng tính nhẩm và đặt tính(15’)
Bài 1: Tính nhẩm­ HS nối tiếp nhau nêu kết quả, GV ghi bảng.
­ Gv yêu cầu 1 HS đọc lại kết quả các cột tính.
­ GV củng cố và chốt lại các bảng nhân và chia đã học.

Bài 2:Tính
­ HS tự làm bài vào vở (cột 1,2,4). GV lưu ý cách đặt tính nhân và chia.
­ GV gọi 3 HS lên bảng chữa bài. một số em nêu lại cách thực hiện.
­ GV nhận xét và củng cố  cách nhân, chia số  có hai chữ  số  với (cho) số  có 
một chữ số.
Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng đổi các đơn vị đo độ dài  và giải toán(10’)
Bài 3: Điền số
­ HS làm bài dòng 1, GV theo dõi và giúp đỡ HS chưa nhớ cách đổi.
­ 2HS  lên bảng chữa bài, mỗi em chữa một phép tính. 
­ Sau đó nêu rõ cách làm của mình 
­ GV chốt kết quả đúng
­ Một số HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài    
Bài 4:  Bài toán      HS tự tóm tắt đề bài ra giấy nháp
­ GV theo dõi kiểm tra cách tóm tắt của một số học sinh, nhận xét sửa chữa 
cho học sinh. 
Sau đó GV tóm tắt bài toán lên bảng lớp.
­ Một HS  lên chữa bài và nêu lại cách thực hiện.
 (Tìm số cây tổ 2 trồng được: 25 x 3 = 75 (cây))
­ Lớp nhận xét ­ GV chốt lại cách làm và kết quả đúng.
­ GV có thể hỏi HS nêu được bài toán vừa giải thuộc dạng toán nào đã học? 
(Dạng toán gấp 1 số lên nhiều lần)
Bài 5: Đo và vẽ đoạn thẳng.
a, HS tự đo độ dài đoạn thẳng AB, rồi nêu kết quả đo. (12cm)
Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại.
Hoạt động nối tiếp:(3’) Dặn HS về ôn lại các kiến thức đã học trong bài. 

9


TẬP ĐỌC 

THƯ GỬI BÀ

I. MỤC TIÊU 
­ Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng 
đọc thích hợp với từng kiểu câu.
­ Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu ý nghĩa: Tình 
cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu.(trả  lời  
được các câu hỏi trong SGK).
* Các KNS cơ bản được giáo dục:. Tự nhận thức bản thân. Thể hiện sự 
cảm thông.
10


II­ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV và HS: Một phong bì thư 
­ GV sưu tầm: Một bức thư của học sinh trong trường gửi cho người thân.
III­ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc bài Giọng quê hương(5’)
­ 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài Giọng quê hương.
­ HS nhận xét
­ Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài thông qua một phong bì thư và một lá thư 
GV đã chuẩn bị.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Thư gửi bà:(22’)
a, Giáo viên đọc toàn bài: Giọng đọc nhẹ nhàng tình cảm.
b, Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
­ Đọc từng câu.
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
+ GV sửa lỗi phát âm cho học sinh, luyện đọc những từ ngữ khó: lâu rồi, dạo 
này, khoẻ…  
+ HS đọc nối tiếp lần 2. GV nhận xét.

­ Đọc từng đoạn trước lớp. 
+ GV hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn 
   Mở đầu thư: 3 câu đầu
   Nội dung chính (từ Dạo này… dưới ánh trăng)
   Kết thúc (Phần còn lại)
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của lá thư.
GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu sau (dùng bảng phụ)
­ Hải Phòng, / ngày 6/ tháng 11/ năm 2003. // (Đọc chính xác các chữ số)
­ Dạo này bà có khoẻ không ạ? (giọng ân cần)
­ Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, / thả diều cùng anh Tuấn trên đê/ và 
đêm đêm/ ngồi nghe bà kể chuyện cổ  tích dưới ánh trăng. // (giọng kể chậm 
rãi)
­  Đọc từng đoạn trong nhóm (HS đọc theo nhóm đôi)
­ 2 HS thi đọc toàn bộ bức thư.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn tìm hiểu bài Thư gửi bà:(5’)
­ HS đọc bài, trả lời câu hỏi SGK và nêu được: 
+ Đoạn 1: ­  Đức viết thư cho bà ở quê.
                 ­  Dòng đầu thư ghi rõ nơi và ngày tháng gửi thư.
+ Đoạn 2: HS đọc thầm phần chính của bức thư trả lời câu hỏi 2 nêu được:
 ­ Đức hỏi thăm sức khỏe của bà.
 ­ Đức kể với bà về tình hình gia đình và bản thân. 
+ Đoạn cuối: ­ Đoạn cuối của bức thư cho thấy Đức rất kính trọng và yêu quí  
bà.
                      ­ Lời hứa của Đức đối với bà.  
­ GV giới thiệu bức thư của một học sinh.
11


­ GV lưu ý HS: Một HS nêu cách viết một lá thư  gồm bao nhiêu phần (3  
phần)  

­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài: Tình cảm gắn bó với quê hương và 
tấm lòng yêu quý bà của người cháu.
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện đọc lại:(5’)
­ Hướng dẫn HS thi đọc nối tiếp   từng đoạn theo nhóm. GV giúp đỡ  các 
nhóm.
­ Một HS đọc toàn bộ bức thư.
­ Thi đọc thật tốt toàn bộ lá thư. (3­ 5 HS)
­ Lớp và GV nhận xét 
Hoạt động nối tiếp:(2’)
­ GV giúp HS nêu nhận xét về cách viết một bức thư.
­ Yêu cầu HS tập viết một bức thư ngắn cho người thân.

12


LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH. DẤU CHẤM

I. MỤC TIÊU 
­ Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (Bài tập 1, 
bài tập 2)
­ Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (Bài tập 3)
II­ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
­ GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn bài tập 3. 
­ HS: Vở bài tập 
III­ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: GV củng cố cách tìm hình ảnh so sánh đã học (5’)
­ GV gọi 2 HS nêu các sự vật được so sánh trong các câu sau.  
+ Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông.
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như cái mâm ngọc khổng lồ.

( hình thù quả  cỏ  mặt trời  –  một con nhím xù lông; mặt trăng tròn  –  mâm 
ngọc khổng lồ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm một kiểu so sánh âm 
thanh với âm thanh.(20’)
 Bài tập 1: 
­ 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK .
­ GV giới thiệu tranh cây cọ  với những chiếc lá rất to,rộng để  giúp học sinh  
hiểu hình ảnh thơ trong bài tập.
­ HS đọc thầm bài tập, tự làm bài sau đó nêu kết quả. 
­ Lớp và GV nhận xét.
Câu a: Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào (với  
tiếng thác, tiếng gió)
Câu b: Qua sự  so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ  ra sao?
(Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động.)
­ GV giải thích: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ  làm âm 
thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu bài tập: Hãy tìm những âm thanh được so sánh với  
nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây.
­ HS thảo luận nhóm để làm bài
­ Đại diện các nhóm trình bày bài. Lớp và GV nhận xét.
­ GV yêu cầu 1 số HS đọc lại bài.
­ GV  chốt lại đây là kiểu so sánh âm thanh với âm thanh.
Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS biết dùng dấu chấm để ngắt câu (10’)
Bài tập 3: Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
­ HS đọc yêu cầu bài tập: Ngắt đoạn dưới đây thàn 5 câu và chép lại cho đúng 
chính tả.
13


­ GV hướng dẫn HS  đọc to đoạn văn, tìm chỗ nghỉ hơi khi đọc doạn văn.

­ HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập.
­ 1 HS lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
Hoạt động nối tiếp( 3’)­ Dặn HS đọc lại bài tập đã làm, đọc lại các đoạn  
thơ.
TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI
HỌ NỘI ­ HỌ NGOẠI                     

I. MỤC TIÊU:  hs:
­ Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại của và biết cách xưng hô 
đúng.
­ KNS: Giáo dục HS kĩ năng diễn đạt thông tin chính xác, kĩ năng giao tiếp 
ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ Các hình trong sgk ­ Tr 40, 41
 ­ GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS 1 tờ giấy khổ lớn, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (4’)  
? Em hãy giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em ?
­ GV nhận  xét, tuyên dương.
Giới thiệu bài (2') : y/c hs  hát bài:  Cả nhà thương yêu nhau. GV giới thiệu 
bài.
HĐ2: HD tìm hiểu về họ nội, họ ngoại (13').                            
­ GV chia lớp thành 4 nhóm, hs thảo luận theo yêu cầu : Quan sát hình 1 và trả 
lời:
? Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai? 
? Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?
? Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
? Ông, bà nội của Quang sinh ra những ai ? 
+  Đại diện 1 số nhóm lên trình bày ­ các nhóm khác nhận xét.
? Những người thuộc họ nội gồm những ai ?

? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
HĐ3: Giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình (10').
­ GV chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng 
của mình trên tờ giấy to ­ giới thiệu với các bạn.
B2: Làm việc cả lớp.
­ GV yêu cầu các nhóm treo tranh của nhóm mình.
­ GV giúp HS hiểu:  mỗi người, ngoài bố mẹ và anh chị em ruột của mình còn 
có những người họ hàng thân thích khác, đó là họ nội, họ ngoại.
HĐ4: Cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình (7').
­ GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận đóng vai tình huống.
                             TH1 ­ Nhóm1, Nhóm3                  TH2 ­ Nhóm2, Nhóm4
14


­ Y/c đại diện 4 nhóm lên đóng vai.
? Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tình huống vừa rồi ?
? Em sẽ ứng xử ntn?
? Tại sao chúng ta phải yêu quý những người họ hàng của mình ?
* GVKL: Ông bà....Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ  những 
người họ hàng thân thích của mình.
HĐ nối tiếp: (4 ')
­ Cho HS nhắc lại nội dung bài.
­ Nhận xét giờ học.
­ Dặn hs chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (TIẾP)
I. MỤC TIÊU: 
­ Củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.
­ Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
­ HS khéo tay làm được ít nhất 3 đồ chơi đã học. Có thể làm được sản phẩm 

mới có tính sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
­ Mẫu của các bài 1, 2, 3, 4, 5.
­ Đồ dùng cắt dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Học sinh quan sát mẫu. (10’)
­ GV cho HS quan sát mẫu, chọn nội dung để thực hành gấp, cắt, dán hình.
­ GV nêu mục đích yêu cầu: Các em phải biết cách làm và thực hiện các thao  
tác để  làm một trong các sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo  
quy trình. Các nếp gấp thẳng phẳng,
­ GV cho HS nhắc lại tên các bài đã học trong chương 1.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành(15’)
­ HS thực hành gấp cắt dán một trong những sản phẩm đã học trong chương  
1.
­ GV đi từng bàn, quan sát giúp đỡ  HS  còn lúng túng để  các em hoàn thành 
sản phẩm
­ Đối với (HS) có thể  làm được 3 đồ chơi.
­ GV lưu ý các nếp gấp của HS phải thẳng, phẳng. 
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá(10’)
­ GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. 
­ GV nhận xét và dánh giá.
­ GV tuyên dương một số bạn có sản phẩm đẹp.
­ Dặn dò các em chưa hoàn thành về tập làm lại.
­ GV yêu cầu HS nhặt giấy bỏ vào thùng rác.
Hoạt động nối tiếp:(3’)­  Chuẩn bị dụng cụ để học chương mới.
15


Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018
TOÁN

KIỂM TRA

I. MỤC TIÊU
­ Tập trung vào việc đánh giá:
+ Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân 6, 7 và bảng chia 6, 
7.
+ Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. chia số có 
hai chữ số cho số có một chữ số ở tất cả các lượt chia.
+ Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo (với một số đơn vị đo 
thông dụng.
+ Đo độ dài đoạn thẳng. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
* Các KNS cơ bản được giáo dục: 
 Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng 
nhau của một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­  Giấy kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra và ghi đề bài kiểm tra (5’)
Bài 1:Tính nhẩm
6x 4                         12 : 6                             7x3                                   63 : 
7 x 5                        42 : 7                            6 x 8                                  48 : 6
Bài 2: Tính                                                               
      14                             30                            84      4                              66      3
    X 6                            x  7
Bài 3: Điền dấu >; <, =

16


3m 50 cm   ......   3m 45 cm                      5m 75 cm ....      5m 80 cm

2m 40 cm.....       240 cm                            7m 2 cm .......   700 cm
8m 8 cm   ......    8m 80 cm                          9m 90 cm ...... 909cm
Bài 4: Chị hái được 14 quả cam, mẹ hái được nhiều gấp đôi số quả cam của 
chị. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Bài 5: 
a) Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết kết quả đó vào chỗ chấm
1
4

 b) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài bằng   độ dài đoạn thẳng AB.
Hoạt động 2: HS làm bài kiểm tra(30’)
­ Thời gian 40 phút..
 Cách đánh giá: Hoàn thành và chưa hoàn thành­ 
­Hoạt động nối tiếp:(3’) GV thu và chấm 

CHÍNH TẢ
NGHE ­  VIẾT:  QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU 
­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ. Bài viết 
không mắc quá 5 lỗi.
­ Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et/oet (Bài tập 2)
­ Làm đúng bài tập 3 (a/b)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
­ GV: Bảng phụ 
­ Tranh minh hoạ giải câu đố ở bài tập 3. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt oai/oay (5’) 
­ HS viết bảng con: Quả xoài, nước xoáy, thanh niên.
­ HS, GV nhận xét. 

­ GV giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS viết chính tả: (20’) 
a. Hướng dẫn HS nắm vững nội dung.
­ GV đọc thong thả 3 khổ thơ đầu của bài : Quê hương
­ 1 HS đọc lại 3 khổ thơ đầu 
+ Tìm những hình ảnh gắn với quê hương?
b.Hướng dẫn HS cách trình bàyvà viết chữ khó viết
+ Tìm những chữ viết hoa trong bài chính tả
17


+ Viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn vào bảng con : Trèo hái, rợp, cầu tre, 
nghiêng che.
+ GV hướng dẫn cho HS viết 
c. GV đọc cho HS viết bài vào vở. 
­ Lưu ý HS cách viết và trình bày bài đẹp
d. Chấm, chữa bài : 
­ GV chấm 15 ­ 17 bài,  GV nhận xé đánh giá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: (10’) 
a. Bài 2: Điền vào chỗ trống : et hay oet 
GV nêu yêu cầu của bài 
­ 2 HS  lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
­ HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b. Bài 3: Viết lời giải các câu đố sau:
­ 1HS  đọc câu đố, cả lớp suy nghĩ, nêu lời giải đố (Nặng, nắng, lá, là)
­ GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:(3’)­ GV nhận xét tiết học.

Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2018
TOÁN

BÀI TOÁN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH

I. MỤC TIÊU 
­ Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng 2 phép tính.
­ HS làm bài tập 1,3
* Các KNS cơ bản được giáo dục: Kỹ năng giải toán nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV và HS: Các tranh vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải và trình bày bài giải bài toán bằng 2 
phép tính.(15’)  Bài toán 1: 
­ Giới thiệu bài toán: Một số HS đọc bài toán trong SGK. 
­ GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ minh hoạ : hàng trên có 3 cái kèn. 
Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn 
­ HS chọn phép tính để giải câu a: ( 3 + 2 = 5 )
­ HS nêu câu hỏi b:  cả 2 hàng có mấy cái kèn ? Đây là bài toán tìm tổng 2 số 
(Số kèn ở 2 hàng) HS chọn phép tính để giải: phép cộng: (3 + 5 = 8 )

18


­ GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp.
­ 1 HS lên bảng trình bày bài giải
­ 1 HS nêu bài toán : GV tóm tắt 
 Nêu cách giải theo 2 bước : Muốn tìm số cá cả 2 bể ta  phải tìm số cá ở mỗi 
bể:
+ Bước 1 : Tìm số cá ở bể thứ 2 bằng phép tính cộng: (4 + 3 = 7 )
+ Bước 2 : Tìm số cá ở cả 2 bể bằng phép tính cộng : (4 + 7 = 11)
­ Lớp làm bài vào vở nháp, 1 HS  trình bày bài giải : 
­ GV giới thiệu đây là bài toán giải bằng 2 phép tính

Hoạt động 2:  GV hướng dẫn HS luyện tập(20’) 
Bài 1 : 1 HS đọc đề bài ­ tóm tắt đề 
­ 1 HS phân tích và nêu các bước giải.
Phải tìm số bưu ảnh của em bằng phép tính trừ:   15 – 7 = 8
­ HS cả lớp làm vào vở.
­ GV gọi 1 HS trình bày bài giải trên bảng lớp 
­ Lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
Bài 3: HS nêu yêu cầu của đề bài: 
­ Gọi HS tự đặt đề bài theo tóm tắt đã cho sẵn
­ HS phân tích nêu cách giải (Thực hiện theo 2 bước)
+ Tìm bao ngô cân nặng bao nhiêu kg ? 
+ Tìm 2 bao cân nặng bao nhiêu kg?
­ Lớp làm vào vở.­ 1 HS lên bảng trình bày bài giải 
­ HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
­ Một số HS nêu lại cách thực hiện.
Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại.
Hoạt động nối tiếp:(3’)­ Chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ

I. MỤC TIÊU 
­ Biết viết 1 bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho 
người thân dựa theo mẫu (SGK); 
­ Biết cách ghi phong bì thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY ­ HỌC: 
        ­ Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu
HS:  ­ Giấy rời và phong bì thư (HS chuẩn bị) để thực hành ở lớp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY ­ HỌC: 
Hoạt động 1: Củng cố về bố cục của bức thư (10’) 
­ GV gọi 1số HS đọc bài: Thư gửi bà.

­ Hãy nêu bố cục  một bức thư.
­ GV nhận xét về kĩ năng đọc. 
19


­ Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài trực tiếp. 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn làm bài tập: (25’) 
 Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài tập: Dựa theo mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà”, 
em hãy viết 1 bức thư ngắn cho người thân. 
­ HS đọc thầm nội dung BT1
­ GV nêu cầu ­ 1 HS đọc phần gợi ý 
­ GV gọi 4­5 HS nói  mình sẽ viết thư cho ai ? 
1 HS làm mẫu nói về bức thư mình sẽ viết theo gợi ý:
+ Em sẽ viết thư gửi ai?
+ Dòng đầu thư, em sẽ viết thế nào?
+ Em sẽ viết lời xưng hô như thế nào để thể hiện sự kính trọng.
+ Trong phần nội dung em sẽ hỏi thăm điều gì? Báo tin gì?
+ Ở phần cuối em chúc điều gì? hứa hẹn điều gì?
+ Kết thúc lá thư em viết những gì?
­ GV nhắc nhở HS một số lưu ý khi viết thư.
­ HS thực hành viết thư, GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa biết cách viết.
­ GV gọi một số HS đọc bài trước lớp, GV nhận xét, chấm điểm những bức 
thư hay, rút kinh nghiệm chung.
Bài tập 2: 
­ GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập: Tập ghi trên phong bì thư. 
HS quan sát phong bì viết mẫu trong S, trao đổi về cách trình bày mặt trước 
phong bì  
+ Góc bên trái (phía trên) viết tên và địa chỉ người viết thư.
+ Góc bên phải (phía dưới) Viết rõ tên và địa chỉ người nhận. 
+ Góc bên phải (phía trên): dán tem thư của bưu điện. 

­ HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư đã chuẩn bị 
­ Một số HS đọc kết quả ­ Lớp và GV nhận xét. 
Hoạt động nối tiếp:(3’)1HS  nhắc lại cách viết thư, cách viết trên phong bì 
thư. 

TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA G (TIẾP) 

I. MỤC TIÊU 
­ Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng). viết đúng tên riêng “Ông 
Gióng” (1 dòng) và câu ứng dụng “(viết 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
­  Chữ  viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ 
viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: ­ Mẫu chữ viết hoa: G, Ô, T.
       ­ Tên riêng và câu ca dao trong bài viểt trên dòng kẻ li
20


HS: bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY ­ HỌC: 
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng viết chữ hoa G, C (5’) 
­ GV gọi 1 HS viết chữ G,  Gò Công trên bảng lớp.
­  Lớp viết vào bảng con.
­ GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2:  GV hướng dẫn HS luyện viết vào bảng con:(5’) 
a, Luyện viết chữ hoa. 
­ HS tìm các chữ hoa có ở trong bài: G (hoặc Gi). Ô,T.V,X
­ GV viết mẫu các chữ Gi, Ô, T, kết hợp nhắc lại cách viết. 
­ HS tập viết vào bảng con.

b, Luyện viết từ ứng dụng (Tên riêng)
­ HS đọc tên : Ông Gióng.­ GV giới thiệu sơ qua  về Ông Gióng
­ GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ
­ HS viết trên bảng con, GV nhận xét, sửa sai. 
c, Luyện viết câu ứng dụng .
­ HS đọc câu ứng dụng :
­ GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: Tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình 
trên đất nước ta. 
­ HS nêu các chữ viết hoa trong bài và viết vào bảng con.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:(15’) 
­ GV nêu yêu cầu viết.
­ HS viết bài vào vở.
­ GV theo dõi, giúp đỡ HS, nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
Hoạt động 4: Chấm chữa bài: (5’) 
­ GV thu khoảng 17 bài – 20 bài chấm và nhận xét, chữa lỗi chung cho cả lớp 
và riêng
 Hoạt động nối tiếp:(3’)­ Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài về nhà 
viết tiếp.

GDTT
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9
I MỤC TIÊU:
­ Xây dựng tốt nề nếp học tập, nề nếp lớp tự quản.
21


­ Trong tuần phấn đấu không vi phạm nội quy của đội và của nhà trường đề 
ra.
­ Biểu dương các em có tiến bộ trong học tập, nhắc nhở những em chưa cố 
gắng trong học tập.

II CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HĐ 1: Đánh giá hoạt động trong tuần 9:
a, Ưu điểm:
­ Đánh giá những mặt tiến bộ và thực hiện tốt của học sinh.
­ Khen ngợi, tuyên dương những HS thực hiện tốt trong học tập và rèn luyện.
b, Nhược điểm: 
­ Một số em chưa cố gắng trong học tập, chưa chịu khó ôn bài và làm bài tập.
­ Trong giờ học một số em còn chú ý, tinh thần xây dựng bài chưa cao.
c, Xếp loại:
    ­ Lớp trưởng đánh giá hoạt động của từng cá nhân qua báo cáo ghi chép của 
tổ trưởng từng tổ để lớp căn cứ xếp loại.
­ GV nhận xét kết quả xếp loại của các tổ.
HĐ2: Triển khai hoạt động tuần 10.
­ Tiếp tục phấn đấu trong mọi hoạt động để đạt kết quả cao nhất, phấn đấu 
xếp thứ nhất.
­ Nêu cao ý thức tự giác trong học tập.
­  Nêu cao tinh thần đoàn kết thi đua cùng tiến bộ.
HĐ3: Thi giọng hát hay.
­ Các tổ cử đại diện lên thi hát.
­ Bình chọn bạn hát hay nhất
­ Tuyên dương tổ thắng cuộc.
HĐ nối tiếp (4’) ­ Nhận xét tiết sinh hoạt.
                                                                          Kí duyệt
Ngày …… tháng…….năm 2018
                                                                              PT CM

                                                                                            Ngô Thị Quang
                 

22



HĐNGLL
ATGT: KĨ NĂNG ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I, MỤC TIÊU: 
­ HS biết được các đặc điểm an toàn và không an toàn của đường bộ.
­ Thực hành tốt kĩ năng đi và qua đường an toàn.
­ Chấp hành tốt luật ATGT.
II, CHUẨN BỊ:
­ Tranh vẽ nơi qua đường an toàn và không an toàn.
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY ­ HỌC :
Hoạt động 1: Kĩ năng đi bộ (15’)
a, Mục tiêu: 
­ Nắm được kĩ năng đi bộ.
­ Biết xử lý các tình huống khi gặp trở ngại.
b, Cách tiến hành:
­ Treo tranh. HS quan sát và trả lời câu hỏi:
? Ai đi đúng luật giao thông đường bộ? Vì sao?
? Khi đi bộ cần đi như thế nào?
­ KL: Đi trên vỉa hè, không chạy nghịch, đùa nghịch. Nơi không có vỉa hè hoặc 
vỉa hè có vật cản, đi sát lề đường bên phải và chú ý tránh xe cộ đi trên đường.
Hoạt động 2: kĩ năng qua đường an toàn (15’)
a, Mục tiêu: Biết cách đi, chọn nơi và thời điểm qua đường an toàn.
b, Cách tiến hành:
­ Treo biển báo, HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi cho biết tình huống 
nào qua đường an toàn, không an toàn? Vì sao?
­ KL: Khi có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ thì mới được phép 
qua đường nơi có vạch dành cho người đi bộ qua đường. Nơi không có vạch 
thì phải quan sát kĩ trước khi sang đường và chọn thời điểm thích hợp để qua 
đường.

Hoạt động nối tiếp(5’) 
­ Hệ thống lại kiến thức.
­ Nhắc nhở HS thực hiện tốt luật giao thông.

23


THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 TUẦN 10 (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU 
­ Viết đúng chữ hoa đã học, tên riêng một số dân tộc có gạch nối: Ba – na; Ê ­ 
đê; Xơ ­ đăng; Gia – rai bằng chữ đứng nét đều và chữ nghiêng.
­ Biết viết đúng, đẹp đoạn văn có nhiều tên riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: ­ Mẫu chữ viết hoa: G, B, Ê; X
HS: ­  bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động 1:  GV hướng dẫn HS luyện viết vào bảng con:
a, Luyện viết chữ hoa. 
­ HS tìm các chữ hoa có ở trong bài: G, B, Ê; X
­ GV gắn chữ mẫu lên bảng, HS quan sát và viết vào bảng con.
­ HS kết hợp nhắc lại cách viết. 
­ HS tập viết vào bảng con.
b, Luyện viết từ ứng dụng (Tên riêng)
­ HS đọc tên : Ba – na; Ê ­ đê; Xơ ­ đăng; Gia – rai bằng chữ đứng 
­ GV giới thiệu sơ qua  về các dân tộc đó.
­ HS viết trên bảng con, GV nhận xét, sửa sai. 
­ GV cho HS đọc đoạn văn ứng dụng.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết:

­ GV nêu yêu cầu viết các tên riêng.
­ Lưu ý viết đoạn văn có nhiều tên riêng và có dấu gạch nối.
­ HS viết bài vào vở.
­ GV theo dõi, giúp đỡ HS, nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết. Viết đúng kĩ 
thuật.
Hoạt động 3: GV chấm chữa bài: 
­GV thu khoảng 10 bài – 15 bài chấm.
­ GV nhận xét, chữa lỗi chung cho cả lớp và riêng cho các em viết chưa đạt.
Hoạt động nối tiếp:  
­ Nhận xét tiết học.
­Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài về nhà viết tiếp.

24


THỰC HÀNH TOÁN
TUẦN 10  ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:  HS rèn luyện về 
­ Luyện tập về  các đơn vị  đo độ  dài đã học và nhận biết góc vuông và góc  
không vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:      
- Bảng phụ
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (3’)
­ Gọi 2 em  lên bảng sửa bài tập về nhà .
­ Chấm một số bài. GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 2: Thực hành (30’)
­  HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài và làm từng bài dưới sự  hướng dẫn của  
GV.
Bài 1: ­ HS làm vào vở và đọc kết quả. Yêu cầu lớp theo dưới và tự chữa bài

­ GV nhận xét.
Bài 2:  ­GV vẽ hình trên bảng
­ Gọi 3 học sinh làm trên bảng. HS khác nhận xét
+ GV nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: ­ HS tự làm vào vở, đổi chéo kiểm tra bài bạn.
Bài 4: HS làm bài miệng. HS khác nhận xét. GV nhận xét.
Bài 5, 6, 7: ­ HS làm vào vở và đọc kết quả. Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa  
bài
Bài 8:  ­Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
­ Gọi học sinh làm miệng. HS khác nhận xét.
HĐ nối tiếp: (3’)
­Nhận xét đánh giá tiết học 
25


×