Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tai lieu on tap dia li 6(150 câu hỏi có tông hợp kiến thức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.97 KB, 25 trang )

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP ĐỊA 6 CẢ NĂM
PHẦN I/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
I/ Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1.Vị trí, hình dạng và kích thước Trái Đất
­ Trái Đất có dạng hình cầu và ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự Xa Dần mặt 
trời 
­ Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất trên quả địa cầu có vẽ hệ thống kinh vĩ 
tuyến các kinh vĩ tuyến gốc đều được ghi số 0 độ kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn 
grin uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn(nước Anh). Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo
2. Bản đồ, cách vẽ bản đồ
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái
đất.
Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của trái đất ra mặt phẳng của giấy người ta phải thu thập
thông tin về các đối tượng địa lý rồi dùng các ký hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ các
vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng so với thực tế có lời đúng
diện tích nhưng sai hình dạng và ngược lại do đó tùy theo yêu cầu mà người ta sử dụng
các phương pháp chiếu đồ khác nhau.
3.Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế
trên mặt đất

- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao muốn biết
khoảng cách thực tế người ta dùng số ghi tỉ lệ hoặc thước tỉ lệ trên bản đồ
4. Phương pháp trên bản đồ kinh độ vĩ độ và tọa độ địa lý
Xác định phương hướng trên bản đồ Cần phải lựa cả vào các đường kinh, vĩ tuyến. Đầu
phía trên phía dưới kinh tuyến chỉ có hướng Bắc Nam . Đầu bên phải và bên trái với tuyến
chỉ các hướng Đông Tây
Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến
kinh tuyến gốc
vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ
tuyến gốc đường xích đạo kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lý


của điểm đó
5. Kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Ký hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí đặc điểm của đối tượng địa lí được đưa lên bản
đồ có 3 loại kí hiệu thường dùng là kí hiệu điểm, kí hiệu đường, ký hiệu diện tích.

GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

1


- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các ký hiệu dùng
trên bản đồ
- Độ cao của địa hình trên bản đồ được thể hiện bằng thang màu hoặc bằng đường
đồng mức.
II/ Chuyển động của Trái Đất và các hệ quả
1.Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả
- Trái đất tự quay quanh một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong 24
giờ. Người ta chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực. Mỗi khu vực có một giờ riêng. Đó là
giờ khu vực
- Do trái đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất đều lần
lượt có ngày đêm.
- Sự chuyển động của trái đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt
trái đất bị lệch hướng. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc vật
chuyển động sẽ lệch bên phải còn nửa cầu Nam lệch về bên trái hay sự chuyển động
của trái đất quay quanh mặt trời.
2. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
- Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một quỹ đạo
có hình Elip gần tròn. Thời gian trái đất chuyển động quanh một vòng trên quỹ đạo là
365 ngày 6 giờ
- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục của trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi

và hướng về một phía hai bên nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngã về phía mặt
trời sinh ra các mùa. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch có khác nhau về
thời gian bắt đầu và kết thúc
- Sự phân bố của ánh sáng lượng nhiệt và cách tính mua ở hai nửa cầu Bắc và Nam
hoàn toàn trái ngược nhau
3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Trong khi chuyển động quanh mặt trời do trục trái đất nghiêng và không đổi phương
nên trái đất có lúc chúc nửa cầu bắc có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời. Do
đường phân chia sáng tối không trùng với trục trái đất nên các địa điểm nửa cầu bắc và
nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn
như nhau.
- Vào các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12 các địa điểm ở vĩ tuyến 66°33' Bắc và Nam có
1 ngày và 1 đêm dài 24h.
- Các địa điểm từ 66°33' Bắc và Nam đến hai cực có số ngày đêm dài 24 giờ dao động
theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng
- Các địa điểm nằm ở vùng cực Bắc và cực nam của ngày đêm dài suốt 6 tháng
III/Cấu tạo bên trong của Trái Đất
1.Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là lớp vỏ trái đất ở giữa là
lớp trung gian và trong cùng là lõi
- Vỏ trái đất là lớp mỏng nhất nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần
khác nhau của trái đất nhưng không khí nước các sinh vật và cả xã
hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một mảnh địa nằm kề các địa mảng di
chuyển rất chậm 2 điểm và có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau
2. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt trái đất

GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

2



- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Chúng xảy ra đồng thời tạo nên địa
hình trên bề mặt trái đất
- Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra. Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở
dưới sâu trên trái đất.
- Trên thế giới có những núi lửa tắt hoặc đang hoạt động
- Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần nhau bị rung chuyển. Những trận động đất
lớn làm cho nhà cửa đường sá cầu cống bị phá hủy làm chết nhiều người
3. Các mỏ khoáng sản
- Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng gọi là khoáng sản
- Dựa theo tính chất và công dụng các khoáng sản được chia làm ba nhóm: khoáng sản
năng lượng, khoáng sản kim loại và khoáng sản phi kim loại
- Các mỏ nội sinh là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình Mắc- ma) còn các
mỏ ngoại sinh được hình thành do quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa tích tụ)
- Việc khai thác sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lý để tiết kiệm
IV/ Địa hình Trái Đất
- Núi là loại địa hình nổi lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500 m so với
mực nước biển. Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi
- Căn cứ vào độ cao người ta thường chia ra: núi thấp, núi trung bình và núi cao. Người
ta còn chia ra: núi già và núi trẻ theo thời gian chúng được hình thành.
- Địa hình núi đá vôi được gọi là điạ hình cácxtơ. Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều
hang động đẹp rất hấp dẫn khách du lịch
- Bình nguyên là đồng bằng là dạng địa hình thấp tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt
đối thường dưới 200m. Bình Nguyên bồi tụ ở các cửa con sông lớn gọi là châu thổ. Bình
nguyên thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và thực phẩm
- Cao Nguyên là dạng địa hình đồi bằng phẳng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối xứng
500 m trở lên. Cao nguyên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia
súc
- Đồi có độ cao tương đối không quá 200 m và thường tập trung thành vùng như vùng

đồi trung du nước ta

V/ Lớp Vỏ Khí
1. Lớp Vỏ Khí

- Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh trái đất .
- Lớp vỏ khí được chia thành: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí
quyển. Mỗi tầng khí có đặc điểm riêng. Tầng đối lưu là nơi xảy ra hầu hết các hiện
tượng khí tượng.
- Tùy theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tầng không khí dưới thấp được
chia ra các khối khí nóng và lạnh các khối khí đại dương và lục địa.
2. Thời tiết khí hậu và nhiệt độ không khí
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một
thời gian ngắn. Còn khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa
phương trong nhiều năm
- Người ta đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế rồi tính ra nhiệt độ trung bình ngày,
trung bình tháng, trung bình năm.
- Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển độ cao và vĩ độ địa lý
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

3


3. Hơi nước trong không khí mưa
- Không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định. Không khí càng nóng càng chứa
được nhiều hơi nước. Không khí bão hòa hơi nước thì nói chứa một lượng hơi nước
tối đa.
- Khi không khí bão hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì
hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước sinh ra các hiện
tượng mây, mưa, sương…

- Trên Trái Đất lượng mưa phân bố không đều từ Xích Đạo đến cực
VI/Các Đới Khí Hậu
1.Khí áp và gió
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất. Khí áp được phân bố trên bề
mặt trái đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích Đạo đến cực.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp
thấp
- Tín phong và gió Tây ôn đới là các loại gió thổi thường xuyên trên trái đất. Tín
phong là gió thổi từ các đai khí áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo. Gió Tây
ôn đới là gió thổi từ các đai cao áp ở chí tuyến về đai áp thấp ở khoảng vĩ độ 60
độ. Chúng tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng trên trái đất.
2.Các đới khí hậu trên trái đất
- Các chí tuyến là những đường của ánh sáng mặt trời chiếu vuông góc với mặt
đất vào các ngày hạ chí và đông chí. Các vòng cực là những đường giới hạn khu
vực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ
- Các chí tuyến và vòng cực cũng là ranh giới của các vòng đai nhiệt.
- Tương ứng với 5 vòng đai nhiệt trên trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1
đới nóng, hai đới ôn hòa và hai đới lạnh
VII/Lớp nước
1.Sông và hồ
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông. Vùng đất đai
cung cấp nước cho một con sông gọi là lưu vực sông. Đặc điểm của một con
sông được thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
- Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ có nhiều
nguồn gốc khác nhau: hồ vết tích của các sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo.
2. Biển và đại dương
- Các biển và đại dương trên trái đất đều thông với nhau. Độ muối trung bình của
nước biển là 35 phần nghìn.
- Nước biển có ba hình thức vận động: sóng, thủy triều và dòng biển. Gió là

nguyên nhân chính gây ra sóng và các dòng biển. Còn nguyên nhân sinh ra thủy
triều là sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng
chảy qua
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

4


VIII/Đất và lớp vỏ sinh vật
1. Đất. Các nhân tố hình thành đất
Trên bề mặt trái đất của một lớp vật chất lỏng. Đó là lớp đất (còn gọi là thổ
nhưỡng)
- Đất có hai thành phần chính là chất khoáng và chất hữu cơ. Chất khoáng chiếm
một tỷ lệ lớn. Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm
- Các nhân tố quan trọng hình thành các loại đất trên bề mặt trái đất là đá mẹ, sinh
vật và khí hậu
2. Lớp vỏ sinh vật
- Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. Sinh vật có mặt
trong các lớp đất đá, khí quyển và thủy quyển.
- Các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố
động, thực vật trên trái đất
- Con người không có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố đó
- Hiện nay đã đến lúc cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ những vùng
sinh sống của các loài động vật, thực vật trên trái đất
PHẦN II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I/Trắc nghiệm
Câu 1: Trên vòng chia độ của mặt địa bàn có ghi bốn hướng chính, cho biết 180 0 ứng
với hướng nào:
A. Bắc

B. Tây
C. Nam
D. Đông
Câu 2: Trong các đại dương trên thế giới, đại dương có diện tích nhỏ nhất là:
A. Đại Tây Dương
B. Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương
D. Ấn Độ Dương
Câu 3: Hai châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng:
A. Sông Thái Bình, sông Đà
B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
C. Sông Cửu Long, sông Hồng
D. Sông Mã, sông Đồng Nai
Câu 4: Các loài động vật nào thuộc loài động vật di cư:
A. Gấu trắng Bắc Cực
B. Thú túi đuôi quấn châu Phi
C. Vượn cáo nhiệt đới
D. Các loài chim, rùa
Câu 5: Trái Đất nằm ở vị trí nào theo thứ tự xa dần trong hệ Mặt Trời:
A. Vị trí thứ 4
B. Vị trí thứ 2
C. Vị trí thứ 3
Câu 6: Trên Trái Đất có mấy châu lục?

D. Vị trí thứ 5

A. 4 châu lục
B. 5 châu lục
C. 6 châu lục
D. 7 châu lục

Câu 7: Để thể hiện ranh giới của một quốc gia, người ta dùng kí hiệu:
A. Diện tích
B. Điểm
C. Tượng hình
D. Đường
Câu 8: Tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các thung lũng và các đồng
5
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân


bằng châu thổ:
A. Dòng nước
B. Nước ngầm
C. Gió
Câu 9: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào

D. Nhiệt độ

A. Nhiệt độ
B. Khí áp và độ ẩm
C. Vị trí nơi chúng được hình thành và bề mặt tiếp xúc
D. Độ cao
Câu 10: Khối khí nào sau đây khi tràn vào nước ta làm cho thời tiết trở nên lạnh
,khô, ít mưa?
A. Khối khí Nam Thái Bình Dương
B. Khối khí Bắc Thái Bình Dương
C. Khối khí Bắc Á
D. Khối khí Nam Á
Câu 11: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60 0T. Cách viết tọa độ địa
lí của điểm đó là:

0

�20 N
�0
A. �0

600 T

�0
0



600 T

� 0
B. �90 N

00

� 0
60 T


0

�20 B
�0
C. �0


00

� 0
�20 N


600 T

� 0
D. �90 B

00

� 0
�20 B

E.
F.
G.
H.
Câu 12: Địa bàn đặt đúng hướng khi đường 00-1800 chính là đường:
A. Đông Tây
B. Đông Bắc
C. Tây Nam
Câu 13: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là

D. Bắc Nam

A. Kinh tuyến 900 B. Kinh tuyến 1800 C. Kinh tuyến 3600 D. Kinh tuyến 6000
Câu 14: Trục Trái Đất là:

A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định
Câu 15: Lớp vỏ khí gồm có mấy tầng?
A. 2 tầng
B. 5 tầng
C. 3 tầng
D. 4 tầng
Câu 16: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 200C là:
A. 20g/ cm3
B. 15g/ cm3
C. 30g/ cm3
D. 17g/ cm3
Câu 17: Trên Trái Đất, lục đại nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

6


A. Lục địa Nam Mỹ
B. Lục địa Phi
C. Lục địa Á – Âu
D. Lục địa Ô-xtrây-li-a
Câu 18: Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ?
A. Có màu sắc và kí hiệu
B. Có bảng chú giải
C. Có đủ kí hiệu về thông tin, tỉ lệ xích, bảng chú giải
D. Cần có bản tỉ lệ xích và kí hiệu bản đồ
Câu 19: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân

núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:
A. 1100m
B. 1150m
C. 950m
Câu 20: Cho biết trạng thái lớp vỏ Trái Đất:

D. 1200m

A. Lỏng
B. Từ lỏng tới quánh dẻo
C. Rắn chắc
D. Lỏng ngoài, rắn trong
Câu 21: Vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh
sáng và nhiệt như nhau?
A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9
C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9 D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12
Câu 22: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:
A. 56027’
B. 23027’
C. 66033’
Câu 23: Vùng nội chí tuyến là vùng nằm:

D. 32027’

A. Từ vòng cực đến cực
B. Giữa hai chí tuyến
C. Giữa hai vòng cực
D. Giữa chí tuyến và vòng cực
Câu 24: Những nơi trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng là:
A. Nằm ở 2 cực

B. Nằm trên xích đạo
C. Nằm trên 2 vòng cực
D. Nằm trên 2 chí tuyến
Câu 25: Một số thực vật rừng và cây trồng tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm là:
A. Dừa, cao su
B. Táo, nho, củ cải đường
C. Thông, tùng
D. Chà là, xương rồng
Câu 26: Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với sự phân bố thực vật:
A. Đất đai
B. Nguồn nước
C. Khí hậu
Câu 27: Trên thế giới châu lục có diện tích lớn nhất là:

D. Địa hình

A. Châu Phi
B. Châu Á
C. Châu Âu
Câu 28: Trên quả Địa Cầu, vĩ tuyến dài nhất là:

D. Châu Mĩ

A. Vĩ tuyến 600

D. Vĩ tuyến 900

B. Vĩ tuyến 300

C. Vĩ tuyến 00


GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

7


Câu 29: Ở thềm lục địa biển Đông nước ta có mỏ dầu và khí đốt hiện đang khai thác,
đó là vùng biển:
A. Bà Rịa – Vũng Tàu
B. Nha Trang
C. Phan Thiết
D. Quảng Ngãi
Câu 30: Dòng biển nào chảy từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao?
A. Dòng biển Gơn-xtrim
B. Dòng biển Labrado
C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a
D. Dòng biển Ôi-a-si-ô
Câu 31: Các sông băng (băng hà) di chuyển tạo nên các dạng địa hình:
A. Địa hình núi cao
C. Địa hình đá vôi (cacxtơ)
Câu 32: Nước ta nằm về hướng:

B. Địa hình đồi thạch, hồ nhỏ
D. Địa hình mài mòn

A. Tây Nam của châu Á
B. Đông Nam của châu Á
C. Đông Bắc của châu Á
D. Tây Bắc của châu Á
Câu 33: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào?

A. 23/9 thu phân
B. 22/12 đông chí C. 22/6 hạ chí
D. 12/3 xuân phân
Câu 34: Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?
A. 00 - 1800
B. 600 - 2400
Câu 35: Núi trẻ là núi có đặc điểm:

C. 900 - 2700

D. 300 - 1200

A. Đỉnh tròn, sườn dốc
B. Đỉnh tròn, sườn thoải
C. Đỉnh nhọn, sườn dốc
D. Đỉnh nhọn, sườn thoải
Câu 36: Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 là ngày:
A. Hạ chí
B. Thu phân
C. Đông chí
D. Xuân phân
Câu 37: Vùng đồi tập trung lớn gọi là đồi bát úp của nước ta thuộc:
A. Trung du Bắc Bộ
B. Cao nguyên nam Trung Bộ
C. Thượng du Bắc Trung Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 38: Mỏ nội sinh là mỏ được hình thành do nội lực, gồm có các mỏ:
A. Đá vôi, hoa cương
B. Apatit, dầu lửa
C. Đồng, chì ,sắt

D. Than đá, cao lanh
Câu 39: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do:
A. Gió
B. Động đất
Câu 40: Núi già là núi có đặc điểm:

C. Núi lửa phun

D. Thủy triều

A. Đỉnh tròn sườn thoai thoải
B. Đỉnh nhọn sườn thoai thoải
C. Đỉnh tròn sườn dốc
D. Đỉnh nhọn sườn dốc
Câu 41: Động Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:
A. Thanh Hóa
B. Nghệ An
C. Quảng Nam
Câu 42: Từ Hà nội đến Ma-ni-la:
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

D. Quảng Bình
8


A. Hướng Nam
C. Hướng Bắc
Câu 43: Thềm lục đại có độ sâu:

B. Hướng Đông

D. Hướng Đông Nam

A. 300 m
B. 150 m
C. 200 m
D. 250 m
Câu 44: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa:
A. Lục địa Phi
B. Lục địa Nam Cực
C. Lục địa Ô-xtrây-li-a
D. Lục địa Bắc Mỹ
Câu 45: Khi khu vực giờ gốc là 4 giờ, thì ở nước ta là:
A. 11 giờ
B. 5 giờ
C. 9 giờ
D. 12 giờ
Câu 46: Hãy cho biết vành đai lửa Thái Bình Dương có khoảng bao nhiêu ngọn núi
lửa đang hoạt động?
A. 300
B. 100
C. 400
D. 200
Câu 47: Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông :
A. Gấu nâu ở dãy Pyrennees (Pháp)
C. Cá voi xám
Câu 48: Núi già thường có đỉnh:

B. Cá tra, cá hồi
D. Rùa


A. Bằng phẳng
B. Nhọn
C. Cao
D. Tròn
Câu 49: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm:
A. Đất cát pha
C. Đất phù sa bồi đắp
Câu 50: Độ cao tương đối của đồi:

B. Đất xám
D. Đất đỏ badan

A. Từ 200 -300m B. Từ 400- 500m C. Từ 300 – 400m
Câu 51: Nước ta nằm ở đâu trên quả Địa Cầu?
A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông
C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây
Câu 52: Bản đồ là:

D. Dưới 200 m

B. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông

A. Hình vẽ của Trái Đất lên mặt giấy
B. Hình vẽ thu nhỏ trên giấy về khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất
C. Hình vẽ biểu hiện bề mặt Trái Đất lên mặt giấy
D. Mô hình của Trái Đất được thu nhỏ lại
Câu 53: Hồ Tây ở Hà Nội nước ta có nguồn gốc hình thành từ:
A. Nhân tạo
B. Miệng núi lửa đã tắt

C. Vùng đá vôi bị xâm thực
D. Khúc sông cũ
Câu 54: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

9


A. 24 giờ
B. 21 giờ
Câu 55: Loại khoáng sản năng lượng

C. 23 giờ

D. 22 giờ

A. Than đá, dầu mỏ
B. Sắt, mangan
C. Đồng, chì
D. Muối mỏ, apatit
Câu 56: Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng
cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:
A. 1:600.000
B. 1:700.000
C. 1:500.000
D. 1:400.000
Câu 57: Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ
tuyến 23027’ Nam:
A. Ngày 21 tháng 3
B. Ngày 23 tháng 9

C. Ngày 22 tháng 12
D. Ngày 22 tháng 6
Câu 58: Các thung lũng và các đồng bằng châu thổ được hình thành do tác động của
yếu tố tự nhiên nào?
A. Nhiệt độ
B. Dòng nước
C. Gió
D. Nước ngầm
Câu 59: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao
nhiêu kinh tuyến:
A. 20
B. 30
C. 25
D. 15
Câu 60: Ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam, ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 có ngày
hoặc đêm dài:
A. 22 giờ
B. 24 giờ
Câu 61: Lõi Trái Đất có độ dày:

C. 12 giờ

D. 20 giờ

A. Trên 3000km
B. 1000 km
C. 1500 km
D. 2000 km
Câu 62: Khi khu vực giờ gốc là 0 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là:
A. 8 giờ

B. 7 giờ
C. 9 giờ
D. 6 giờ
Câu 63: Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
Câu 64: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở:
A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây
B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông
C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây
Câu 65: Đại dương lớn nhất là đại dương nào?
A. Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương
C. Bắc Băng Dương
D. Ấn Độ Dương
Câu 66: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết đồng bằng nào dưới đây được gọi là
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

10


đồng bằng bào mòn?
A. Đồng bằng A-ma-dôn
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Đồng bằng châu Âu
D. Đồng bằng Hoàng Hà
Câu 67: Trong hệ mặt trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần mặt trời?

A. Vị trí thứ 3
B. Vị trí thứ 5
C. Vị trí thứ 9
D. Vị trí thứ 7
Câu 68: Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu
phần ngàn?
A. 35%
B. 15%
C. 25%
D. 45%
Câu 69: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
A. Từ 300 – 400m B. Từ 400- 500m C. Từ 200 – 300m D. Trên 500m
Câu 70: Cho biết vành đai lửa lớn nhất trên Trái Đất hiện nay:
A. Vành đai Địa Trung Hải
C. Vành đai Ấn Độ Dương
Câu 71: Lưu vực của một con sông là:

B. Vành đai Thái Bình Dương
D. Vành đai Đại Tây Dương

A. Vùng hạ lưu
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên
C. Vùng đất đai đầu nguồn
D. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông
Câu 72: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực
phía Tây là do:
A. Trái Đất quay từ Đông sang Tây
B. Trái Đất quay từ Tây sang Đông
C. Trục Trái Đất nghiêng
D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời

Câu 73: Trên Trái Đất có 4 đại dương, cho biết đại dương nào lớn nhất?
A. Bắc Băng Dương
B. Thái Bình Dương
C. Ấn Độ Dương
D. Đại Tây Dương
Câu 74: Bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy
đủ :
A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000
B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000
C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000
D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000
Câu 75: Ở vùng biển nước ta có loại gió biển và gió đất thổi ngược chiều nhau vào
ban ngày và ban đêm giữa đất liền và biển.Gió biển là gió thổi:
A. Từ đất liền àbiển vào ban đêm
B. Từ đất liền àbiển vào ban ngày
C. Từ biển à đất liền vào ban ngày
D. Từ biển à đất liền vào ban đêm
Câu 76: Nước ta nằm ở hướng nào của châu Á:
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

11


A. Đông Nam Á
B. Đông Bắc Á
C. Tây Nam Á
D. Tây Bắc Á
Câu 77: Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc
có bao nhiêu vĩ tuyến?
A. 181

Câu 78:

B. 182

C. 180

D. 179

Khoáng sản là:
A. Những tích tụ tự nhiên của khoáng vật
B. Khoáng vật và các loại đá có ích
C. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại
D. Các loại nham thạch ở trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 79: Cửa sông là nơi dòng sông chính:
A. Tiếp nhận các sông nhánh
B. Đổ ra biển (hồ)
C. Phân nước ra cho sông phụ
D. Xuất phát
Câu 80: Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước
trên Trái Đất?
A. 82%
B. 97%
C. 79%
D. 70%
Câu 81: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
A. 1800

B. 600

C. 900


D. 1200

Câu 82: Các đới khí hậu nóng có lượng mưa trung bình:
A. 1000mm – 1500mm
B. 500mm – 1000 mm
C. 2000mm – 2.500mm
D. 1000mm – 2000mm
Câu 83: Từ Hà nội đến Gia-các-ta là hướng nào?
A. Hướng Đông Nam
B. Hướng Nam
C. Hướng Bắc Nam
D. Hướng Tây Nam
Câu 84: Trên Trái Đất có sáu lục địa, lục địa lớn nhất là:
A. Lục địa Nam Mĩ B. Lục địa Phi
C. Lục địa Bắc Mĩ D. Lục địa Á – Âu
Câu 85: Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành mấy nhóm?
A. 3 nhóm
B. 5 nhóm
C. 4 nhóm
D. 2 nhóm
Câu 86: Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng trên
thực địa là
A. 10km
B. 12km
C. 16km
D. 20km
Câu 87: Về mùa đông, khối khí Pc phương Bắc tràn xuống miền Bắc nước ta làm cho
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân


12


thời tiết:
A. Mát mẻ, ôn hòa
B. Nóng ẩm, nhiều mưa
C. Khô ráo, giá lạnh
D. Khô nóng
Câu 88: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm
thành 1 góc:
A. 66033’
B. 33066’
C. 23027’
D. 27023’
Câu 89: Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là:
A. Sông Đồng Nai B. Sông Hồng
C. Sông Đà
D. Sông Cửu Long
Câu 90: Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương
ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:
A. 200km

B. 300km

C. 400km

D. 500km

Câu 91: khoáng sản nào sau đây thuộc nhóm phi kim loại?
A. Đồng, chì, kẽm

B. Than đá, dầu mỏ.
C. Muối mỏ, thạch anh, đá vôi
D. Sắt, mangan, titan.
Câu 92: Các mỏ dầu khí ở nước ta tập trung ở vùng biển.
A. Bà Rịa Vũng Tàu.
B. Vịnh Bắc Bộ.
C. Cà Mau, Kiên Giang.
D. Vịnh Cam Ranh.
Câu 93: Trong không khí, khí ôxi chiếm:
A. 78%
B. 50%
C. 21%
D. 1%
Câu 94: Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí là:
A. Nhiệt kế
B. Ẩmkế
C. Khí áp kế
D. Thùng đo mưa
Câu 95: Càng lên cao nhiệt độ không khí:
A. Không đổi
B. Càng giảm
C. Càng tăng
D. Tăng tối đa
Câu 96: Gió là:
A. Sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp
B. Sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp thấp về các khu khí áp cao
C. Sự chuyển động của không khí giữa các khu khí áp bằng nhau
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

13



D. Sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng
Câu 97: Khí quyển gồm các tầng được xếp theo thứ tự từ mặt đất trở lên.
A. Đối lưu, bình lưu, tầng cao khí quyển.
B. Bình lưu, đối lưu, tầng cao khí quyển.
C. Đối lưu, tầng cao khí quyển, bình lưu.
D. Tầng cao khí quyển, đối lưu, bình lưu.
Câu 98: Các hiện tượng khí tượng như: Mây, mưa, gió… thường xảy ra ở tầng nào của khí
quyển.
A. Tầng bình lưu.
B. Tầng đối lưu.
C. Tầng ozon.
D. Các tầng cao khí quyển.
Câu 99: Nhiệt độ không khí thay đổi chủ yếu tùy thuộc vào yếu tố:
A. Độ cao, vĩ độ.
B. Vị trí gần hay xa biển.
C. Độ cao, vĩ độ, vị trí gần hay xa biển.
D. Hướng sườn núi.
Câu 100: Các đai khí áp cao hình thành ở các vĩ độ.
A. 300B, 300N, 600B, 600N
B. 300B, 300N, 450B, 450N
C. 300B, 300N, 900B, 900N
D. 00, 300B, 300N.
Câu 101 : Các tầng khí quyển xếp theo thứ tự từ mặt đất trở lên :
A. Bình lưu , đối lưu , tầng cao khí quyển
B. Bình lưu , tầng cao khí quyển , đối lưu
C. Đối lưu , tầng cao khí quyển , bình lưu
D.Đối lưu , bình lưu , tầng cao khí quyển
Câu 102: Gió là sự chuyển động của không khí từ

a. Nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp
b. Nơi có khí áp thấp về nơi có khí áp cao
c. Từ lục địa ra biển
d. Từ biển vào lục địa
Câu103: khi đo nhiệt độ không khí người ta để nhiệt kế cách mặt đất bao nhiêu mét?
A. 2m B. 3m C. 4m D. 5m
Câu104: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí là:
a. Áp suất b. Độ ẩm c. Thể tích d. Nhiệt độ
Câu 105: Lưu vực của một con sông là?
a. Vùng đất sông chảy qua b. Vùng đất nơi sông bắt nguồn
c. Vùng đất nơi sông đổ vào d. Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
Câu 106: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là?
a. 250/00 b. 300/00
c. 350/00
d. 400/00
Câu 107: (0.5 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Hệ thống sông bao gồm:
a. Các phụ lưu và chi lưu

GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

14


b. Dòng sông chính và các chi lưu
c. Dòng sông chính, các phụ lưu và chi lưu
Câu 108: (0.5 điểm)
Nguyên nhân sinh ra sóng biển là:
a. Gió
b. Sức hút của Trái Đất

c. Sức hút của mặt trăng.

Câu 109: Khối khí nóng được hình thành ở:
A.Vùng vĩ độ thấp,
C. Vùngvĩđộcao,
B.Trên biểnvàđạidương,
D. Trên đấtliền.
Câu 110:Độ cao tăng 100m nhiệt độ giảm trung bình bao nhiêu độ?
A 0,60 C
C. 0,80C
B.10 C
D. 1,20 C
II/Tự luận
Câu 1: Trình bày vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất.
Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc có đặc điểm
như thế nào?
Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu
kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao
nhiêu vĩ tuyến Nam?
Câu 4: Tỷ lệ bản đồ là gì?
Câu 5: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ
Câu 6: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của trái đất?
Câu 7: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái
Đất?
Câu 8: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời ra các mùa như thế nào?
Câu 9: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Lớp vỏ có vai trò gì đối với
đời
Câu 10: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? Thế nào là châu thổ?
Câu 11: Khoáng sản là gì ? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh , mỏ ngoại sinh ?
Câu 12: Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí ? Hơi nước có vai trò gì ?

Câu 13: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng ?
Câu 14: Dựa vào đâu để phân ra các khối khí : nóng, lạnh, đại dương, lục địa ? Nêu vị trí
hình thành và tính chất từng loại khối khí ?
Câu 15: Phân biệt thời tiết và khí hậu?
Câu 16: Nhiệt độ không khí là gì ? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt
độ không khí ?
Câu 17: Khí áp là gì ? Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái đất ?
Câu 18: Gió là gì ? Nêu tên , phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

15


xuyên trên Trái Đất?
Câu 19: Vì sao không khí có độ ẩm ? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng
chứa hơi nước và độ ẩm của không khí?
Câu 20: Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa ? Trên Trái Đất lượng mưa phân bố
như thế nào?
Câu 21: Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu chính theo vĩ độ ? Trình bày giới hạn và đặc
điểm của từng đới ?
Câu 22: Sông là gì ? Thế nào là hệ thống sông ? Lưu vực sông ?
Câu 23: Lưu lượng sông là gì? Thuỷ chế sông là gì? Nêu mối quan hệ giữa nguồn cung
cấp nước và thủy chế của sông?
Câu 24: Hồ là gì ? Có những loại hồ nào?
Câu 25 : Cho biết độ muối của nước biển và đại dương ? Vì sao độ muối của các biển và
đại dương lại khác nhau?
Câu 26: Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Nêu khái niệm và
nguyên nhân?
Câu 27: Trình bày hướng chuyển động của các dòng biển trong đại dương thế giới? Nêu
ảnh hưởng của các dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng?

Câu 28 : Lớp đất là gì ? Gồm những thành phần nào? Chất mùn có vai trò như thế nào
trong lớp thổ nhưỡng?
Câu 29 : Trình bày các nhân tố hình thành đất?
Câu 30: Thế nào là khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên
Trái Đất.
Câu 31: Trình bày khái niệm hồ, căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước hồ được phân
thành mấy loại?
Câu 32: Dựa vào bảng số liệu sau:
Tháng

1 2 3 4

5

6

7

8

9

10 11 12

Lượng mưa (mm) 18 14 16 35 110 160 150 145 158 140 55 25
Hãy tính lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10) ở Thành phố Hồ Chí
Minh.Hãy tính lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Câu 33. Gió là gì? Kể tên và nêu phạm vi hoạt động của các loại gió chính trên Trái Đất.
Câu 34. Hãy cho biết quá trình hình thành mưa trên Trái Đất.

Câu 35. Em hãy phân biệt giữa thời tiết và khí hậu ?
Câu 36. Ở Hậu Giang, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ là 220C, lúc 13 giờ là 260C, lúc 21
giờ là 240C. Hỏi nhiệt độ trung bình ngày hôm đó là bao nhiêu?
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

16


Câu 37: So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?

Câu 38: Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng?Trình bày đặc điểm của tầng đối
lưu?
Câu 39:Sông là gì? Sông có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất?
Câu 40: Kể tên 5 đới khí hậu. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
PHẦN III/ ĐÁP ÁN
I/PHẦN TRẮC NGHIỆM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
101
C

C
B
C
D
C
C
D
A
C
C
E
D
B
B
C
D
D
C
B
A
102

A

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
103
D

B
C
B
A
A

C
B
C
A
A
B
B
A
A
C
A
A
C
A
A
104
B

41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52

53
54
55
56
57
58
59
60
105
A

D
D
C
C
A
A
A
D
D
D
A
B
D
A
A
B
C
B
D

B
106
A

61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
107
D

A
B
A

C
B
C
A
A
D
B
B
B
B
B
C
A
C
B
B
B
108
B

81
82
83
84
85
86
87
88
89
90

91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
109
A

A
D
B
D
A
B
C
C
D
C
C
D
B
A
B
A
A

B
C
A
110
A

II/ Tự luận
Câu 1: - Trái Đất có hình cầu.
- Có 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thuỷ, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc,
sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu 2: * Kinh tuyến: là đường nối cực Bắc đến cực Nam Trái đất có độ dài bằng
nhau.
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o, đi qua đài thiên văn Grin-Uyt (ngoại ô Luân
Đôn – nước Anh)
17
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân


- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180o
* Vĩ tuyến: Là những đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc được đánh sồ 0o còn được gọi là đường xích đạo
* Quả địa cầu
- 181 vĩ tuyến
- 360 kinh tuyến
Câu 3:- Nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả là 36 kinh tuyến.
- Nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì:
+ Nửa cầu Bắc có 9 vĩ tuyến Bắc.
+ Nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến Nam
Câu 4:- Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ

so với thực tế trên mặt đất.
* Bản đồ có tỉ lệ 1/1.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên
thực địa?
5 cm x 1.000.000 cm = 5.000.000 cm
5.000.000 cm = 50 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/6.000.000 thì 4 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên
thực địa?
4 cm x 6.000.000 cm = 24.000.000 cm
24.000.000 cm = 240 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/4.000.000 thì 2 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên
thực địa?
2 cm x 4.000.000 cm = 8.000.000 cm
8.000.000 cm = 80 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/ 2.000.000 thì 5 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên
thực địa?
5 cm x 2.000.000 cm = 10.000.000 cm
10.000.000 cm = 100 km
* Bản đồ có tỉ lệ 1/2.000.000 thì 3 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên
thực địa?
3 cm x 2.000.000 cm = 6.000.000 cm
6.000.000 cm = 60 km
Câu 5: - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần phải dựa vào các
đường kinh, vĩ tuyến.
* Kinh tuyến: Đầu phía trên chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam.
* Vĩ tuyến: Đầu bên trái chỉ hướng Tây, đầu bên phải chỉ hướng Đông.
Câu 6: - Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông trong
24 giờ.
- Chia bề mặt TĐ làm 24 khu vực giờ. Mỗi khu vực có 1 giờ riêng là giờ khu vực
- Một khu vực giờ: 15o
- Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7.

Câu 7: - Trái Đất có dạng hình cầu nên chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được
Mặt Trời chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm

GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

18


- Do Trái Đất quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên TĐ đều lần
lượt có ngày và đêm
Câu 8: - TĐ chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên một
quỹ đạo có hình Elíp gần tròn.
- Thời gian TĐ chuyển động quanh mặt trời trọn 1 vòng hết 365 ngày 6 giờ.
- Khi chuyển động quanh quỹ đạo trục của TĐ bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi
và luôn hướng về 1 phía, nên 2 nửa cầu bắc và nam luân phiên nhau chúc và ngả về
phía mặt trời, sinh ra các mùa.
- Các mùa tính theo dương lịch và âm lịch có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết
thúc.
* Mùa Xuân: Từ 21 tháng 3 đến 22 tháng 6
* Mùa Hạ: Từ 22 tháng 6 đến 23 tháng 9
* Mùa Thu: Từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 12
* Mùa Đông: Từ 22 tháng 12 đến 21 tháng 3
Câu 9:sống và hoạt động của con người?
* Cấu tạo của vỏ trái đất: Gồm 3 lớp
+ Lớp vỏ
+ Lớp trung gian
+ Lớp lõi
* Lớp vỏ có vai trò quan trọng vì nơi tồn tại của các thành phần khác của trái đất như:
Nước, không khí, sinh vật… và của xã hội loài người
Câu 10:* Bình nguyên là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao

tuyệt đối thường dưới 200m
- Có hai loại đồng bằng:
+ Đồng bằng bồi tụ ở của các con sông lớn gọi là châu thổ
+ Đồng bằng bào mòn
- Đồng bằng thuận lợi cho trồng cây lương thực, thực phẩm
Câu 11:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai
thác, sử dụng .
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản .
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực ( quá trình măcma) : đồng , chì ,
kẽm
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình
phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…
Câu 12:
- Thành phần của không khí bao gồm :
+ Khí Nitơ : 78%
+ Khí Ôxi : 21%
+ Hơi nước và các khí khác : 1%
- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện
tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp…
Câu 13:
Các tầng

Đối lưu

Bình lưu

GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

Các tầng cao

19


Vị trí
Độ cao
Đặc
điểm

Sát mặt đất

Nằm trên tầng đối
lưu
0  16km
Từ 16km  80km
- Tập trung 90% không khí
- Có lớp ôdôn =>
- Không khí luôn chuyển động
ngăn cản những tia
theo chiều thẳng đứng
bức xạ có hại cho
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí sinh vật và con
tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,…
người.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao:
cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm
0,60C

Nằm trên tầng bình
lưu
Trên 80km

- Không khí cực
loãng.

Câu 14: :
a. Căn cứ để phân loại khối khí :
- Căn cứ vào nhiệt độ , chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh .
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền , chia ra: khối khí đại
dương, khối khí lục địa.
b. Đặc điểm từng loại khối khí:
- Khối khí nóng: hình thành trên vùng vĩ độ thấp , có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh: hình thành trên vùng vĩ độ cao , có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương , có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa : hình thành trên các vùng đất liền , có tính chất tương đối khô.
Câu 15:
- Thời tiết: Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian
ngắn , luôn thay đổi.
- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài
(trong nhiều năm ), trở thành quy luật.
Câu 16:
a. Nhiệt độ không khí : là độ nóng , lạnh của không khí
b. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:
- Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển : mùa hạ mát hơn , mùa đông ấm hơn
những miền nằm sâu trong đất liền.
- Theo độ cao: Trong tầng đối lưu , càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
Câu 17:
a. Khí áp : là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất , đơn vị là mm thuỷ ngân.
b. Sự phân bố các đai khí áp:
- Khí áp phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.

+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và cực Bắc và cực Nam.
Câu 18:
20
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân


- Gió là sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp.
- Các loại gió thổi thường xuyên:
Loại gió
Phạm vi hoạt động
Tín phong Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam
( các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo
( đai áp thấp xích đạo).
Tây ôn
đới
Đông cực

Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam
( các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các
vĩ độ 600 Bắc và Nam ( các đai áp thấp ôn
đới)
Thổi từ khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam
( cực Bắc và cực Nam ) về khoảng các vĩ
độ 600 Bắc và Nam ( các đai áp thấp ôn
đới)

Hướng gió
- Ở nửa cầu Bắc : hướng Đông
Bắc
- Ở nửa cầu Nam : hướng Đông

Nam
- Ở nửa cầu Bắc : hướng Tây Nam
- Ở nửa cầu Nam : hướng Tây Bắc
- Ở nửa cầu Bắc : hướng Đông
Bắc
- Ở nửa cầu Nam : hướng Đông
Nam

Câu 19:
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định , lượng hơi nước đó làm
không khí có độ ẩm.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí : Nhiệt độ không khí
càng cao càng chứa được nhiều hơi nước => độ ẩm càng cao.
- Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước.
Câu 20:
a. Quá trình tạo thành mây, mưa:
- Không khí bốc lên cao bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo
thành mây.
- Gặp điều kiện thuận lợi hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần , rồi rơi
xuống đất thành mưa.
b. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất :
- Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.
+ Nơi mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vĩ độ thấp).
+ Nơi mưa ít nhất ở 2 vùng : vùng cực Bắc và vùng cực Nam (vĩ độ cao) .
Câu 21:
- Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu chính :
+ 1 đới nhiệt đới ( đới nóng)
+ 2 đới ôn hoà ( ôn đới)
+ 2 đới hàn đới ( đới lạnh)


GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

21


Đới KH
Đặc điểm
Giới hạn

Đặc điểm khí
hậu

Đới nóng
(Nhiệt đới)
- Từ Chí tuyến Bắc đến
Chí tuyến Nam

Hai đới ôn hòa
(Ôn đới)
-Từ Chí tuyến Bắc
đến vòng cực Bắc
-Từ Chí tuyến Nam
đến vòng cực Nam
- Quanh năm có góc chiếu - Góc chiếu ánh sáng
của ánh sáng mặt trời lúc mặt trời và thời gian
giữa trưa tương đối lớn,
chiếu sáng trong
thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau
năm chênh nhau ít.
nhiều.

- Lượng nhiệt hấp thụ
- Lượng nhiệt nhận
tương đối nhiều .
được trung bình , các
- Nóng quanh năm
mùa thể hiện rất rõ
- Gió Tín Phong
trong năm.
- Lượng mưa TB năm :
- Gió Tây ôn đới
1000mm -> 2000mm
- Lượng mưa TB
năm
500 -> 1000mm

Hai đới lạnh
(Hàn đới)
-Từ vòng cực Bắc
đến cực Bắc
-Từ vòng cực Nam
đến cực Nam
- Góc chiếu ánh
sáng mặt trời rất
nhỏ, thời gian
chiếu sáng trong
năm dao động rất
lớn
- Khí hậu giá lạnh,
có băng tuyết hầu
như quanh năm

- Gío Đông cực
- Lượng mưa TB
năm
dưới 500 mm

Câu 22:
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hệ thống sông bao gồm: Các phụ lưu (đầu nguồn)  dòng sông chính  chi lưu (cuối
nguồn)
- Lưu vực sông: Là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông.
Câu 23:
- Lưu lượng là: Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó
trong 1 giây đồng hồ. (m3/s)
- Thủy chế ( chế độ chảy ) : Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một
năm.
- Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và thủy chế :
+ Nguồn cung cấp nước cho sông: nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan.
+ Nếu sông chỉ phụ thuộc vào 1 nguồn cung cấp nước thì thủy chế đơn giản .
+ Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước thì thủy chế phức tạp hơn.
Câu 24:
a. Khái niệm
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
b. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất của nước : Có 2 loại hồ: Hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành : hồ vết tích của khúc sông cũ, hồ băng hà , hồ miệng
núi lửa, hồ nhân tạo.
Câu 25 :
- Độ muối trung bình của biển và đại dương là 35 %0 .
22
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân



- Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau, nó tùy thuộc vào nguồn nước
sông đổ vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
VD: độ muối của biển nước ta là 33 %0, biển Ban tích là 10-15%0
Câu 26:
Vận
động
Khái
niệm

Sóng

Thủy triều

Dòng biển

Là sự dao động tại chỗ của Là hiện tượng nước
nước biển và đại dương .
biển có lúc dâng lên ,
lấn sâu vào đất liền ,
có lúc rút xuống, lùi tít
ra xa.
-Chủ yếu do gió
Do sức hút của Mặt
- Động đất ngầm dưới đáy Trăng và một phần của
biển sinh ra sóng thần
Mặt Trời

Là hiện tượng chuyển

động của lớp nước biển
trên mặt tạo thành các
dòng chảy trên biển và
đại dương
Nguyên
Chủ yếu là các loại gió
nhân
thổi thường xuyên trên
hình
Trái Đất: Tín phong,
thành
Tây ôn đới.
- Nước biển và đại dương có 3 hình thức vận động: sóng , thuỷ triều, dòng biển
Câu 27:
a. Hướng chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương:
- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao .
- Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp .
b. Ảnh hưởng của các dòng biển tới khí hậu vùng bờ :
- Các vùng ven biển , nơi có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều
hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua.
Câu 28 :
- Lớp đất (hay thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.
- Thành phần của đất :
+ 2 thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ :
Thành phần
Đặc điểm

Khoáng
Hữu cơ
- Chiếm phần lớn trọng

- Chiếm tỉ lệ nhỏ
lượng của đất.
-Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp
- Gồm những hạt khoáng có đất .
màu sắc loang lổ và kích
- Tạo thành chất mùn có màu xám
thước khác nhau
thẫm hoặc đen .
+ Ngoài ra trong đất còn có nước và không khí : tồn tại trong các khe hổng của các hạt
khoáng.
- Vai trò của chất mùn: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp các chất cần thiết cho các thực
vật tồn tại trên mặt đất.
Câu 29:
- Đá mẹ: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu
sắc và tính chất của đất.
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

23


- Sinh vật: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
- Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ, lượng mưa): tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá
trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
Câu 30: Là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất.
Khí áp phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ Xích đạo về cực.
- Các đai khí áp thấp nằm trong khoảng vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
- Các đai khí áp cao nằm trong khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam và khoảng vĩ độ 90o Bắc và
Nam (cực Bắc và Nam)
Câu 31: Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Phân loại hồ:

- Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước
ngọt.
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có: hồ vết tích của các khúc sông; hồ băng hà; hồ
miệng núi lửa; hồ nhân tạo
Câu 32: Lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10) ở Thành phố Hồ Chí
Minh là: 863mm
Lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở Thành phố Hồ Chí Minh
là: 163mm
Câu 33.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp. (1
điểm)
- Có 3 loại gió chính trên Trái Đất:
+ Gió Tín phong: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam về xích đạo. (1 điểm)
+ Gió Tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc
và Nam. (1 điểm)
+ Gió Đông cực: Thổi từ khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và
Nam. (1 điểm)
Câu 34.
* Quá trình hình thành mưa:
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo
thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi
rơi xuống đất thành mưa.
Câu 35. Phân biệt giữa thời tiết và khí hậu
- Thời tiết: Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian
GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

24


ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi. Ví dụ: nắng, mưa, gió…(1 điểm)

- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài
(trong nhiều năm ), khí hậu có tính quy luật. Ví dụ: các mùa khí hậu, các mùa gió…
Câu 36. Nhiệt độ trung bình ngày của Hậu Giang là:
(22+26+24):3=240C
Câu 37:
- Giống : là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tại một địa phương.
- Khác : + Thời tiết luôn thay đổi và diễn ra trong một thời gian ngắn
+ Khí hậu là sự lặp lại thời tiết trong thời gian dài và đã thành quy luật
Câu 38:
- Lớp vỏ khí chia làm 3 tầng:
+ Tầng đối lưu
+ Tầng bình lưu
+ Các tầng cao
- Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:
+ Nằm sát mặt đất tới độ cao khoảng 16km; Tầng này tâọ trung tới 90% là không khí
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao
+ Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng
Câu 39

- sông: là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
- ảnh hưởng:
+tích cực: cung cấp thủy sản, làm thủy điện, du lịch, GTVT thủy...
+tiêu cực: lũ lụt gây ngập úng...
Câu 40
- 1 đới nóng
- 2 đới ôn hòa
- 2 đới lạnh
- Việt Nam thuộc đới nóng (nhiệt đới)


GV Bùi Thị Thu Hương Trường TH&THCS Đông Tân

25


×