Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Kinh tế đối ngoài Chính sách mặt hàng của Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.66 KB, 6 trang )

1. Chính sách mặt hàng
1.1. Mô hình chính sách
Giai đoạn 1986- 1995
Tập trung xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nguồn tự nhiên sẵn có và lao động
ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Giai đoạn 1995 đến nay
 Xuất khẩu mặt hàng đã chế biến và tinh chế nhanh, tăng cường xuất
khẩu các mặt hàng có thế mạnh
 tăng cường nhập khẩp khẩu các thiết bị máy móc công nghệ cao
Năm 1998:
Chỉ cần làm thủ tục hải quan khi xuất, nhập khẩu, thương nhân được chủ động
xuất khẩu, nhập khẩu hầu hết các loại hàng hoá, trừ hàng hoá cấm xuất khẩu
(gồm 6 nhóm hàng), cấm nhập khẩu (gồm 11 nhóm hàng); hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu có điều kiện (hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch, hoặc
hàng hoá xuất, nhập theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên
ngành).
Hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch chỉ có 2 mặt hàng là gạo và hàng dệt may
xuất khẩu vào thị trường có hạn ngạch (theo hạn ngạch của nước ngoài). Các
hàng hoá khác nhập khẩu không bị áp dụng hạn ngạch.
Năm 2001:
+ Lần đầu tiên tạo một cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu rõ ràng, minh bạch, ổn
định trong thời gian 5 năm, với 3 danh mục: Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
Xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại và xuất khẩu, nhập
khẩu theo các quy định quản lý chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho công tác quản lý nhà nước,
công bố rõ ràng lộ trình bãi bỏ giấy phép của Bộ Thương mại.
+ Xoá bỏ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, nhập khẩu
rượu, xác định các nguyên tắc quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản
lý chuyên ngành
Thủ tưởng chính phủ quy định thay đổi danh mục các mặt hàng, mặt hàng cấm
kinh doanh và mặt hàng kinh doanh có điều kiện trên cơ sở đề nghị của Bộ


trưởng thương mại và thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành
1.2. Định hướng phát triển ngành hàng
+1986-2000: đa số xuất khẩu vẫn dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn như xuất
khẩu dầu thô, xuất khẩu nông thủy sản chưa quan chế biến, xuất khẩu hàng dệt
may và nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp phục vụ cho sản xuất
+2001-2010: Cơ cấu xuất khẩu phải chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng các
sản phẩm chế biến chế tạo, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và
chất xám cao, bên cạnh đó phải quan tâm khai thác mặt hàng chủ yếu sử dụng
nguyên vật liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động. Chú trọng nâng cao giá trị gia
công và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu, giảm xuất khẩu hàng chế biến thô,


tăng tỉ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới trong kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu cả thời kỳ 2001 -2010 được duy trì ở mức tăng trưởng bình quân
14%/năm. Chú trọng nhập khẩu công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển
công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và công nghiệp nhẹ, đồng thời, phải gắn
với việc phát triển, sử dụng các công nghệ được sản xuất trong nước.
Theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến
năm 2030 của Thủ Tướng Chính Phủ:
- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên
nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô;
đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội
thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng
nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn
4,4% vào năm 2020.
- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh
tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng
và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế
biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ

21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020.
- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát
triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công
nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong
nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng
nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên
62,9% vào năm 2020.
- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới
có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời
gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất
khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010
tăng lên 19,2% vào năm 2020
Theo báo cáo của cục xuất nhập khẩu 2018:
- Về nhóm hàng xuất khẩu
+ Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng
trong tăng trưởng xuất khẩu, chiếm hơn 82,8% tổng kim ngạch xuất khẩu với trị
giá xuất khẩu đạt 202,67 tỷ USD, tăng 16,2%. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu
chung và nếu tính từ năm 2012 đến năm 2018 là năm thứ 7 liên tiếp, tăng trưởng
xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến cao hơn tăng trưởng xuất khẩu
chung. Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nhóm là một số nhóm hàng
như: hóa chất đạt 1,89 tỷ USD, tăng 49%; hàng dệt và may mặc đạt 30,45 tỷ
USD tăng 16,6%; sắt thép các loại đạt 4,56 tỷ USD, tăng 44,8%; sản phẩm từ sắt
thép đạt 3,02 tỷ USD, tăng 31,6%; kim loại thường khác đạt 2,3 tỷ USD, tăng


27,6%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 5,23 tỷ USD, tăng 37,5%; điện
thoại và các loại linh kiện đạt 50 tỷ USD, tăng 10,5%; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện đạt 29,45 tỷ USD, tăng 13,4%; clanhke và xi măng đạt 1,25
tỷ USD, tăng 76,3%...

Có thể thấy, tăng trưởng xuất khẩu cao của nhóm hàng công nghiệp chế biến
không còn chỉ dựa vào điện thoại di động. Các mặt hàng xuất khẩu khác như sắt
thép, hóa chất, xi măng đều đã đạt những kết quả xuất khẩu tích cực trong năm
2018.
+ Nhóm hàng nông sản, thủy sản vẫn duy trì được sự tăng trưởng với kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này trong năm nay đạt 26,7 tỷ USD, tăng 2,3%, trong đó
có sự đóng góp của một số mặt hàng như: rau quả tăng 9,2%, gạo tăng 16%, thủy
sản tăng 6,3%. Hàng nông lâm thủy sản đã xuất khẩu vào thị trường của 180
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 10 thị trường lớn nhất là Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Anh, Úc, Malaysia, Italia.
Đến nay, ta đã có một số mặt hàng khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới,
có khả năng cạnh tranh cao, qui mô xuất khẩu lớn, như: Việt Nam đã đứng đầu
thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, điều, cá tra; đứng thứ hai thế giới về cà phê, đứng
thứ ba thế giới về gạo, tôm.
+ Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản xuất khẩu đạt 4,76 tỷ USD, giảm 0,9%,
nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu dầu thô giảm mạnh, giảm 39,5% về lượng
và 21,2% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác trong nhóm
tăng đáng kể như: Than đá tăng 13,1%, xăng dầu tăng 35,8%, quặng và khoáng
sản khác tăng 6,7%.
- Về nhóm hàng nhập khẩu
+ Nhóm hàng cần nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu năm 2018 ở mức 210,6 tỷ USD,
tăng 10,8% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 88,68% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu.
Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao chủ yếu như: ngô (tăng 40,5%),
thủy sản (tăng 19,2%), bông (tăng 28,5%); than đá (tăng 63,4%); dầu thô (tăng
481,9% do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất của Nhà máy lọc dầu Nghi
Sơn); kim loại thường khác (tăng 24,9%); bông các loại (tăng 28,5%)…
+ Nhóm hàng cần kiểm soát:
Kim ngạch nhập khẩu ở mức 15,9 tỷ USD, chiếm 6,72% tổng kim ngạch nhập

khẩu và tăng 18,3% so với năm 2017. Trong đó, nhập khẩu rau quả tăng 12,3%,
phế liệu sắt thép tăng 39,9%; bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 23,5%; ô tô
nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 46,9%; xe máy, linh kiện, phụ tùng tăng 45,2%.
1.3. Chính sách thay thế mặt hàng nhập khẩu
Đối với những mặt hàng mà sản xuất đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất
lượng và đủ sức cạnh tranh thì nhà nước hạn chế nhập khẩu bằng các công cụ
như: thuế nhập khẩu, hạn ngạch, hàng rào phi thuế quan.


Bằng cách này nhà nước khuyến khích việc phát triển sản xuất các mặt hàng này
trong nước, khi có sức cạnh tranh cao với hàng nhà nước. Nhà nước cũng có
chính sách hợp lý để để phát triển các mặt hàng thay thế nhập khẩu và tiến tới
xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu có điều kiện và cấm xuất nhập khẩu
Chính sách mặt hàng đề cập đến các mặt hàng lưu thông có điều kiện và cấm lưu
thông trên thị trường nội địa, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
 Các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu như: các chất ma túy, vũ khí đạn
dược, thuốc lá, thực vật, động vật rừng quý hiếm, gỗ rừng tự nhiên, di vật
cổ
 Các hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu có điều kiện như: gạo, xăng dầu,
phân bón
Đây là những mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội.
Các nhóm mặt hàng cấm xuất nhập khẩu được công bố năm 2014:
7 nhóm thuộc danh mục cấm xuất khẩu gồm:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ
thuật quân sự;
2. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã
có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.

3. Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo
quy định của Luật Bưu chính.
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
5. Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm
thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP năm 2006.
Các loài thủy sản quý hiếm; Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục
giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm XK do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật
nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.
6. Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.
7. Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất,
tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
Nghị định số 100/2005/NĐ-CP năm 2005. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất


cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP
năm 2008.
12 nhóm thuộc danh mục cấm nhập khẩu gồm:
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ
thuật quân sự.
2. Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao
thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện
giao thông.
3. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giày
dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh; Hàng điện gia dụng; Thiết bị y tế;
Hàng trang trí nội thất; Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại,
nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác; Hàng hóa là sản phẩm công nghệ
thông tin đã qua sử dụng.
4. Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam; Tem bưu

chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định
của Luật Bưu chính; Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện
không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có
liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.
5. Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành hoặc đã có quyết
định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
6. Phương tiện vận tải tay lái bên phải, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có
tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm:
xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất
thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng
trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên; Các
loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số
động cơ; Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa,
đóng lại số khung, số động cơ.
7. Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng,
động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy; Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn
động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung
gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới); Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để
chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại
số khung, số động cơ; Ô tô cứu thương; Xe đạp; Mô tô, xe gắn máy.


8. Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam.
9. Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
10. Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
11. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
12. Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất,
tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo
Nghị định số 100/2005/NĐ-CP năm 2005; Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất
cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP

năm 2008.



×