Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Hệ thống hóa câu hỏi và bài tập nhóm VIIB, VIIIBH05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 91 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ và nội dung của đề tài
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Điểm mới của đề tài
NỘI DUNG
Chương I: Giới thiệu kim loại nhóm VIIB, VIIIB
A- I.1 Nhóm VIIB
B- I.2. Nhóm VIIIB
Chương II: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhóm VIIB, VIIIB
Chương III: Hệ thống bài tập nhóm VIIB, VIIIB
III.1. Cấu tạo nguyên tử, phân tử, từ tính
III.2. Sơ đồ phản ứng, dãy chuyển hóa kim loại nhóm VIIB, VIIIB
III.3. Tinh thể của kim loại nhóm VIIB, VIIIB
III.4. Bài toán liên quan đến phản ứng hạt nhân
III.5. Cân bằng trong dung dịch điện li
III.6. Phản ứng oxh-k và bài tập phần điện hóa
III.7. Bài tập về phức của các kim loại nhóm VIIB, VIIIB
III.8. Các bài tập tính toán khác
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo

2
2
3
3
3
4


4
4
5
26
26
28
38
48
52
55
69
81
90
91

MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, các nền giáo dục trên thế giới đang có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu về
mọi mặt. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo
dục.

1


Hệ thống các trường THPT chuyên đã đóng góp quan trọng trong việc phát hiện, bồi dưỡng
học sinh năng khiếu, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đào tạo đội ngũ học sinh có
kiến thức, có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đạt nhiều thành tích cao góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường chuyên, việc dạy và học
gặp một số khó khăn:
- Đã có tài liệu giáo khoa dành riêng cho học sinh chuyên hóa, nhưng nội dung kiến thức lí

thuyết chưa đủ để trang bị cho học sinh, chưa đáp ứng được yêu cầu của các kì thi học sinh giỏi các
cấp.
- Tài liệu tham khảo về mặt lí thuyết thường được sử dụng là các tài liệu ở bậc đại học, cao
đẳng đã được biên soạn, xuất bản từ lâu. Khi áp dụng những tài liệu này cho học sinh phổ thông trở
thành rất rộng. Giáo viên và học sinh thường không đủ thời gian nghiên cứu do đó khó xác định
được nội dung chính cần tập trung là vấn đề gì.
- Trong các tài liệu giáo khoa chuyên hóa lượng bài tập rất ít, nếu chỉ làm các bài trong đó
thì HS không đủ sức để thi vì đề thi khu vực, HSGQG, Quốc Tế hằng năm thường rộng và sâu hơn
nhiều. Nhiều đề thi vượt quá chương trình.
- Tài liệu tham khảo, phần bài tập vận dụng các kiến thức lí thuyết còn thiếu, không đồng
bộ, chưa có sách bài tập dành riêng cho học sinh chuyên Hóa. Bộ Giáo Dục và Đào tạo chưa xây
dựng được chương trình chính thức cho học sinh chuyên nên để dạy cho học sinh, mỗi năm tự thân
mỗi giáo viên dạy trường chuyên phải tự lập kế hoạch giảng dạy, mất nhiều thời gian và công sức
cập nhật thông tin từ mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu, tự soạn giáo
trình phù hợp.
Mặt khác, Hóa học lại là một bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm, rất quan trọng,
nhiều mảng kiến thức rộng lớn như Hóa hữu cơ, hóa vô cơ, nhiệt động học, động hóa học, hóa dung
dịch,... Đặc biệt là những kiến thức giành cho học sinh chuyên hóa, học sinh giỏi cấp khu vực, cấp
Quốc Gia, Quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, là giáo viên trường chuyên, chúng tôi rất mong có
được một nguồn tài liệu có giá trị và phù hợp để giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi các
cấp và cũng để cho học sinh có được tài liệu học tập, tham khảo. Do vậy chúng tôi đã chọn một vấn
đề của Hóa vô cơ, đó là : “Hệ thống hóa câu hỏi và bài tập nhóm VIIB, VIIIB”.
II. Mục đích nghiên cứu
Sơ lược lí thuyết, sưu tầm, lựa chọn, phân loại và xây dựng hệ thống bài tập mở rộng và
nâng cao về kim loại nhóm VIIB, VIIIB để làm tài liệu phục vụ cho giáo viên trường chuyên giảng
dạy, ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp và làm tài liệu học tập cho học sinh đặc biệt cho học
sinh chuyên. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa học và
học sinh yêu thích môn hóa học nói chung.
III. Nhiệm vụ và nội dung của đề tài


2


1- Nghiên cứu lí thuyết về kim loại nhóm VIIB, VIIIB trong chương trình hóa học vô cơ của đại
học và đưa vào có chọn lọc nội dung giảng dạy phần kim loại chuyển tiếp ở trường chuyên.
2- Thống kê, phân loại các bài tập trong tài liệu giáo khoa, sách bài tập cho học sinh, trong các tài
liệu tham khảo có nội dung liên quan đến kim loại nhóm VIIB, VIIIB, từ đó phân tích việc vận
dụng nội dung lí thuyết cấu trúc, liên kết, tính chất của kim loại nhóm VIIB, VIIIB trong giảng dạy
hoá học ở các trường chuyên.
3- Đưa ra các bài kim loại nhóm VIIB, VIIIB trong các đề thi Olympic Quốc gia các nước và
Olympic Quốc tế để thấy được mức độ yêu cầu vận dụng cơ sở lí thuyết ngày càng cao của các đề
thi, từ đó đặt ra nhiệm vụ cho các giáo viên phải có khả năng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ để
không những trang bị được kiến thức cơ bản, nâng cao cần thiết cho các em mà còn phải biết dạy
cách học, dạy bản chất vấn đề để giúp học sinh học có hiệu quả nhất.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT chuyên
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học hóa học, các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi,
các đề thi học sinh giỏi, . . .
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.
V. Điểm mới của đề tài
Đề tài xây dựng hệ thống bài tập mở rộng và nâng cao đầy đủ, có phân loại rõ ràng các câu
hỏi trắc nghiệm khách quan ôn tập kiến thức sau khi học lí thuyết, các dạng bài tập về kim loại
nhóm VIIB, VIIIB để làm tài liệu phục vụ cho giáo viên trường chuyên giảng dạy, ôn luyện, bồi
dưỡng học sinh giỏi các cấp và làm tài liệu học tập cho học sinh đặc biệt cho học sinh chuyên về
Hóa vô cơ. Ngoài ra còn là tài liệu tham khảo mở rộng và nâng cao cho giáo viên môn hóa học và
học sinh yêu thích môn hóa học nói chung.

.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KIM LOẠI NHÓM VIIB, VIIIB
I.1. Nhóm VIIB
Nhóm VIIB gồm các nguyên tố: mangan (Mn), tecneti (Tc) và reni (Re).

3


I.2. Nhóm VIIIB
Nhóm VIIIB gồm 9 nguyên tố họ d ở các chu kỳ 4, 5, 6 thuộc bảng tuần hoàn.
Khi so sánh tính chất lý học và hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm VIIIB, người ta thấy
các nguyên tố sắt, coban, niken có tính chất tương tự nhau, nên xếp chúng thành họ sắt; các
nguyên tố còn lại có tính chất giống nhau theo chiều thẳng đứng, nên được xếp chung thành họ
platin.
Điều này cho thấy tính chất của các nguyên tố nhóm VIIIB không đồng nhất như các nhóm
khác thuộc bảng tuần hoàn. Nó được xem như những bộ ba chuyển tiếp giữa các nguyên tố nhóm
VIIB (Mn, Tc, Re) và nhóm IB (Cu, Ag, Au).

HỌ PLATIN

43

44

45

46

47


Tc

Ruteni

Rodi

Paladi

Ag

75

76

77

78

79

Re

Osmi

Iridi

Platin

Au


Phần cấu tạo, tính chất vật lí và hóa học của các kim loại nhóm VIIB, VIIIB tác giả xin không đề
cập, chúng ta có thể tham khảo rất đầy đủ ở sách Hóa học vô cơ cơ bản, tập 3 - các nguyên tố
chuyển tiếp và các tài liệu khác.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHÓM VIIB, VIIIB

4


Câu 1: Theo mô hình VSERP thì dạng hình học của ion [Fe(CN)6]- là:
A. Cấu trúc bát diện đều.
B. Cấu trúc hình chóp vuông.
C. Cấu trúc lưỡng tháp tam giác.
C. Cấu trúc tứ diện đều.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Để xác định dạng hình học của một phân tử ta dựa vào công thức VSERP dạng AX mEn
trong đó m là số nguyên tử X liên kết với nguyên tử trung tâm A bằng những liên kết σ tương
ứng và n là số cặp electron không liên kết hay cặp electron tự do E. Khi đó tổng m+ n xác định
dạng hình học của phân tử. Chẳng hạn:
 m + n = 2 → phân tử phẳng, tương ứng với trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm A là sp.
 M + n = 3 → phân tử phẳng tam giác, tương ứng với trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm A
là sp2.
 m + n =4 → phân tử tứ diện, tương ứng với trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm A là sp3.
 m + n = 5 → phân tử tháp đôi đáy tam giác, tương ứng với trạng thái lai hoá của nguyên tử trung
tâm A là sp3d.
 m + n = 6 → phân tử tháp đôi đáy vuông (bát diện), tương ứng với trạng thái lai hoá của nguyên
tử trung tâm A là sp3d2.
 m + n = 7 → phân tử tháp đôi đáy ngũ giác, tương ứng với trạng thái lai hoá của nguyên tử trung
tâm A là sp3d2.

Như vậy, ion [Fe(CN)6]- có công thức VSERP là AX6 tương ứng với m = 6, n= 0 và tổng
m + n = 6 → Dạng hình học tương ứng là bát diện đều.
Câu 2: Theo mô hình VSERP thì trạng thái lai hoá của nguyên tử Ni trong phức Ni(CO) 5 là:
A. sp3d2
B. sp3d
C. sp3
D. sp3d3
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Ni(CO)5 có công thức VSERP là AX5E0 → m + n =5 → trạng thái lai hoá của nguyên tử trung
tâm là sp3d.
Câu 3: Theo mô hình VSERP thì trạng thái lai hoá của nguyên tử Co trong phân tử phức
[Co(NO2)6]3- là:
A. sp3d2
B. sp3d
C. sp3
D. sp3d3
Đáp án: A
Hướng dẫn:
[Co(NO2)6]3- có công thức VSERP là AX6 → m + n = 6 → trạng thái lai hoá của Co là sp3d2.
Câu 4: Trong ion [PtCl4]2- thì trạng thái lai hoá của Pt là:
A. sp
B. sp3d
C. sp3d2
D. sp3d3

5


Đáp án: C

Hướng dẫn
Theo VSERP, ion [PtCl4]2- có công thức AX4E2 → m + n = 6 → Trạng thái lai hoá của Pt là sp3d2.
Câu 5: Ion hay phân tử nào sau đây có trạng thái lai hoá d2sp3:
A. Ni(CO)5
B. [Co(NO2)6]3C PH3
D CHCl3
Đáp án: B
Câu 6: Cho ion phức chất sau: [Ni(CN)4]2-. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. [Ni(CN)4]2- là ion phức có cấu trúc vuông phẳng và nghịch từ.
B. [Ni(CN)4]2- là ion phức có cấu trúc vuông phẳng và thuận từ.
C. [Ni(CN)4]2- là ion có cấu trúc bát diện đều và thuận từ.
D. [Ni(CN)4]2- là ion có cấu trúc bát diện đều và nghịch từ.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Ni2+: [Ar]3d8
CN- CN- CN- CN-

Vì sự tương tác giữa ion Ni 2+ và ion CN- là tương tác mạnh nên trong trường hợp này khi tạo
thành phức chất xảy ra sự ghép đôi 2 electron độc thân của Ni 2+ (sự dồn e) và từ đó xuất hiện
AO3d trống có khả năng nhận cặp electron tự do của ion CN -. Vì số phối tử là 4 nên ở đây có sự
lai hoá dsp2 (lai hoá trong) làm cho phức chất có cấu trúc vuông phẳng và do không còn electron
độc thân nên phức có tính nghịch từ.
Câu 7: Công thức của phèn sắt – amoni là:
A. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O
B. (NH4)2SO4.FeSO4.12H2O
C. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.12H2O
D. (NH4)2SO4.FeSO4.24H2O
Đáp án: A
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắt không tạo ra hợp chất tương ứng với bậc oxi hoá cao nhất là +8.
B. Khi cho muối sắt(III) sunfat tác dụng với kalixianua sản phẩm thu được là kaliferixianua.

C. Khi cho muối sắt(III) tác dụng với xoda thu được kết tủa là sắt(II) cacbonat.
D. Khi axit hoá dung dịch muối sắt(III) thì màu nâu của dung dịch đậm dần.
Đáp án: A
Hướng dẫn
Câu A: Đúng. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản có 4 electron độc thân, 2obitan đã ghép đôi ở
3d và 4s. Muốn tạo ra bậc oxi hoá +8 cần kích thích electron từ obitan 3d sang 4p còn trống (sau

6


khi electron 4s đã kích thích sang 4p) nhưng năng lượng ở obitan 3d và 4p khác nhau khá lớn,
nên sắt không có khả năng tạo ra hợp chất có bậc oxi hoá +8.
Câu B: Sai. Vì trong dung dịch nước KCN có môi trường kiềm do KCN thuỷ phân tạo ra kết tủa
Fe(OH)3 (Tt = 3,2.10-38), mặt khác phản ứng tạo phức [Fe(CN)6]3+ lại diễn ra chậm.
Câu C: Sai. Vì muối cacbonat Fe(III) bị thuỷ phân hoàn toàn:
2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2
Câu D: Sai. Màu của dung dịch là màu của phản ứng thuỷ phân:
Fe3+ + HOH ⇌ [Fe(OH)]2+ + H+ Fe3+ + 2HOH ⇌ [Fe(OH)2]+ + 2H+
Fe3+ + 3HOH ⇌ [Fe(OH)3] + 3H+
Khi thêm axit, cân bằng thuỷ phân chuyển sang trái nên màu nhạt dần.
Câu 9: Muối nào sau đây không tồn tại trong thực tế:
A. FeCl3
B. FeI3
C. Fe2(SO4)3
D. Fe(ClO4)3
Đáp án: B
Hướng dẫn: Ion I- có tính khử mạnh, nên trong tinh thể ion Fe3+ đã oxi hoá ion I- thành iot: 2Fe3+
+ 2I- → 2Fe2+ + I2.Vì vậy trong thực tế không tồn tại muối FeI3.
Câu 10: Điều kiện nào sau đây để một kim loại A có thể khử được ion sắt(III) trong dung dịch để
tạo thành sắt.

A. Thế điện cực của A ≤ -0, 44V. B. A không phản ứng với nước để tạo ra môi trường kiềm.
C. Lượng chất A phải lấy dư.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D
Câu 11: Dãy kim loại nào sau đây đều khử được ion Fe3+ thành Fe:
A. Mg, Al, Zn
B. Na, Mg, Cr
C. Ag, Zn, Sc
D. Cu, Mn, Al
Đáp án: A
Hướng dẫn: Theo điều kiện ở câu 10 thì các kim loại: Mg, Al, Zn thoả mãn.
Câu 12: Cặp ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong 1 dung dịch:
A. Fe2+ và Sn2+
B. Fe3+ và Sn2+
C. Fe2+ và MnO4- D. Fe2+ và Cr2O72Đáp án: A
Hướng dẫn:
Ion Fe2+ và Sn2+ đều có tính khử nên cùng tồn tại trong dung dịch.
Ion Fe3+ có tính oxi hoá bị ion Sn2+ khử, nên không cùng tồn tại trong dung dịch:
2Fe3+ + Sn2+ → 2Fe2+ + Sn4+
Ion Fe2+ có tính khử nên không cùng tồn tại với ion MnO4- có tính oxi hoá:
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Ion Fe2+ bị ion Cr2O72- oxi hoá nên không cùng tồn tại.
6Fe2+ + Cr2O72- + 14H+ → 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O

7


Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Fe3+ và Cr2O72- có thể tồn tại đồng thời trong dung dịch.
B. Trong thực tế có sự tồn tại của muối sắt(III) iotua.

C. Sắt phản ứng mãnh liệt với clo khi đốt nóng tạo thành sắt(II) clorua.
D. Ion Fe3+ và SO32- có thể tồn tại đồng thời trong một dung dịch.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Ion Fe3+ và ion Cr2O72- đều có tính oxi hoá nên cùng tồn tại trong dung dịch.
Câu 14: Khi nhiệt phân muối Mohr: (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O thu được hỗn hợp khí E gồm:
A. N2, NH3, SO2, O2
B. N2, SO2, O2, N2O
C. N2O, NH3, SO2, O2
D. NO2, N2O, SO2, O2
Đáp án: A
Hướng dẫn: (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O bị nhiệt phân theo phương trình: 12[(NH4)2SO4.FeSO4.6H2O]
→ 6Fe2O3 + 4N2 + 16NH3 + 24SO2 + 3O2 + 96H2O
Câu 15: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình phản ứng trên,
khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là:
A. 6
B.8
C. 4
D. 10
Đáp án: D
Hướng dẫn: Thay thẳng hệ số 3 vào FeO, rồi cân bằng theo thứ tự Fe, N, H, O.
Ta được: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Câu 16: Khi nhiệt phân muối Mohr có công thức: (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O được hỗn hợp khí.
Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch thuốc thử Nessler thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ. Chứng tỏ trong
hỗn hợp này có:
A. NH3
B. N2O
C. NO2
D.H2
Đáp án: A
Hướng dẫn: Nessler là thuốc thử đặc trưng để nhận biết sự có mặt của NH 3 hay vết NH4+ trong

dung dịch. Dung dịch nessler có màu vàng nâu khi có mặt của NH 3 hay vết NH4+ xảy ra phản ứng
giữa chúng tạo kết tủa nâu đỏ.
2K2[HgI4] + 3KOH + NH3 → [HOHg.NHHgI] + 7KI + 2H2O
Câu 17: Sản phẩm của phản ứng: Fe + HF là:
A. FeF6 + H2
B. FeF3 + H2
C. FeF2 + H2
D. Fe2F5 + H2
Đáp án: A
Câu 18: Sản phẩm của phản ứng: K4[Co(CN)6] + O2 + HCl là:
A. K3[Co(CN)6] + KCl + H2O
B. K3[Co(CN)4] + KCl + H2O
C. K2[Co(CN)6] + KCl + H2O
D. K2[Co(CN)4] + KCl + H2O
Đáp án: A
Câu 19: Hợp chất nào sau đây thuộc loại Claste:

8


A. Co2(CO)8
B. K[Au(CN)2]
C. [Ni(NH3)4]Cl2
D. K3[Fe(CN)6]
Đáp án: A
Hướng dẫn: Claste là hợp chất mà trong phân tử có tồn tại liên kết hoá học giữa các nguyên tử
của kim loại chuyển tiếp. Trong phân tử Co2(CO)8 là hợp chất hai nhân, nguyên tử coban tạo ra 6
kiên kết σ, trong đó có 4 liên kết σ tạo ra bởi 4 cặp electron của 4 phân tử CO đặt vào 4 obitan tự
do của coban; liên kết σ thứ 5 tạo ra từ một cặp electron d của coban đặt vào obitan π của phân tử
CO. Liên kết σ tạo ra giữa 2 nguyên tử coban do sự ghép đôi bởi 2 electron độc thân của 2

nguyên tử coban.
Câu 20: Khi cho dung dịch FeSO4 tiếp xúc với khí NO tạo ra chất lỏng màu nâu đỏ đó là:
A. [Fe(NO)]SO4
B. [Fe(NO)4]SO4
C. [Fe(NO)5]SO4 D. [Fe(NO)6]SO4
Đáp án: A
Hướng dẫn: FeSO4 + NO → [Fe(NO)]SO4 (màu nâu đỏ)
Câu 21: Chất nào sau đây được dùng trong các ẩm kế để xác định độ ẩm của không khí:
A. CoCl2.6H2O
B. K3[Co(CN)6]
C. Co2(CO)8
D. K3[Co(OH)6]
Đáp án: A
Hướng dẫn
Muối CoCl2.6H2O bị mất một phần nước kết tinh kèm theo sự thay đổi màu sắc rõ rệt:

Khi cho nước tác dụng lên coban clorua khan, quá trình xảy ra ngược lại, vì sự thay đổi màu sắc
đó nên được dùng trong các ẩm kế để xác định độ ẩm của không khí.
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
(1) Điều có 1e hoặc 2e ở lớp ngoài cùng, do đó đều có tính chất của kim loại, màu sắc từ xám
đến trắng; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao, thể tích nguyên tử thấp.
(2) Tất cả đều có khả năng hấp phụ H2 trên bề mặt gây ra hoạt tính cao của hidro (hidro hoạt
động).
(3) Tất cả đều có tác dụng xúc tác cho các phản ứng hữu cơ hoặc vô cơ.
(4) Không có khuynh hướng tạo phức chất với NH3, CO.
(5) Có khả năng tạo ra nhiều hợp chất có hoá trị khác nhau và có thể chuyển từ trạng thái hoá trị
này đến trạng thái hoá trị khác.
(6) Đều tạo ra hợp chất có màu.
(7) Hidroxit của chúng đều có tính bazơ yếu hoặc có tính axit, tính lưỡng tính.
(8) Có ái lực electron mạnh với oxi, giảm dần từ trái sang phải.

Số phát biểu đúng về tính chất của các nguyên tố nhóm VIIIB:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

9


Đáp án: B
Hướng dẫn:
Phát biểu 4: Sai. Các nguyên tố nhóm VIIIB đều có khuynh hướng tạo phức đặc trưng nhất là
phản ứng tạo phức với NH3 và CO.
Phát biểu 8: Sai. Các nguyên tố nhóm VIIIB có ái lực yếu với oxi, giảm dần từ trái sang phải,
nhưng lại có ái lực lớn với lưu huỳnh tăng dần từ trái sang phải.
Câu 23: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Xiderit
B. Manhetit
C. Hematit đỏ
D. Pirit sắt
Đáp án: B
Câu 24: Trong các hợp chất cacbonyl thì Fe, Co, Ni đều mang số oxi hoá bao nhiêu?
A. 0
B. 6
C. 3
D. 2
Đáp án: A
Câu 25: Cho một mẫu quặng sắt (loại bỏ các tạp chất không chứa sắt) vào dung dịch HNO 3 đặc,
nóng thấy thoát ra khí NO 2 (duy nhất). Cho dung dịch BaCl 2 vào dung dịch sau phản ứng không
thấy có kết tủa.Quặng đã đem hoà tan thuộc loại:

A. Pirit.
B. Xiderit.
C. Hematit.
D. Manhetit.
Đáp án: D
Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau:
1.
Đốt dây sắt trong khí clo.
2.
Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
3.
Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
4.
Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
5.
Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Đáp án: D
Hướng dẫn: Các thí nghiệm 2, 4, 5 tạo ra muối sắt(II).
Câu 27: Niken thường được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình hidro hoá các chất hữu cơ
vì:
A. Niken có khả năng phản ứng mạnh với hidro.
B. Niken có khả năng hấp thụ mạnh hidro.
C. Niken bị thụ động trong hidro.
D. Niken không phản ứng với hidro.
Đáp án: B

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các KL chuyển tiếp họ d có khả năng tạo phức dễ hơn so với các KL chuyển tiếp họ f.
B. Fe(CO)5 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

10


C. Có thể dùng dung dịch amoniac để điều chế: Ni(OH)2, Fe(OH)3 và Mn(OH)2.
D. Nguyên tắc để điều chế Fe, Co, Ni là dùng dòng điện hoặc dùng chất khử để khử các oxit kim
loại ở nhiệt độ cao.
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Phát biểu C: không đúng.
Không dùng dung dịch amoniac để điều chế Ni(OH)2, vì kết tủa tủa này tan trong NH3 dư.
Ni(OH)2 + 6NH3 → [Ni(NH3)6](OH)2
Câu 29: Công thức của kaliferixianua là:
A. K3[Fe(CN)6]
B. K3[Fe(CN)4]
C. K3[Fe(CN)2]
D. K3[Fe(CN)]
Đáp án: A
Câu 30: Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta ngâm vào dung dịch đó
một đinh sắt đã làm sạch. Chọn cách giải thích đúng cho việc làm trên:
A. Để sắt khử muối sắt(III) thành muối sắt(II): Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
B. Để sắt tác dụng hết O2 hòa tan: 2Fe + O2 → 2FeO
C. Để Fe tác dụng hết với H2SO4 dư khi điều chế FeSO4 bằng phản ứng:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
D. Để Fe tác dụng với các tạp chất trong dung dịch, chẳng hạn với tạp chất là CuSO4:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Đáp án: A

Câu 31: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2
C. Sục H2S vào dung dịch FeCl2
D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Đáp án: D
Câu 32: Cho phản ứng hóa học: Zn + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + ZnSO4.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. Sự khử Zn và sự oxi hóa Fe3+
B. Sự khử Zn và sự oxi hóa Fe2+
C. Sự oxi hóa Zn và sự khử Fe2+
D. Sự oxi hóa Zn và sự khử Fe3+
Đáp án: D
Câu 33: Trong dung dịch nước ion Fe2+ tồn tại ở dạng:
A. [Fe(H2O)6]2+
B. [Fe(H2O)4]2+
C. [Fe(H2O)2]2+
D. [Fe(H2O)]2+
Đáp án: A
Câu 34: Số dạng thù hình của Fe là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: D

11


Câu 35: Khi nhiệt phân phèn sắt – amoni có công thức: (NH 4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O thu được

hỗn hợp khí. Khi dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước brom thấy màu vàng của dung dịch brom
bị biến mất. Khí làm mất màu dung dịch brom là:
A. NH3
B. SO2
C. N2
D. O2
Đáp án: B
Hướng dẫn: Phèn sắt – amoni bị nhiệt phân theo phương trình:
6[(NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O] → 6Fe2O3 + 2N2 + 8NH3 + 24SO2 + 9O2 + 36H2O
Khí làm mất màu dung dịch brom chính là SO2: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Câu 36: Cho cân bằng: FeCl3 + 3KSCN ⇌ Fe(SCN)3 + 3KCl
(vàng nhạt)
(đỏ
đậm) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi thêm vào hệ một ít tinh thể KCl thấy màu của dung dịch đậm dần.
B. Khi thêm vào hệ một ít tinh thể KCl thấy màu của dung dịch nhạt dần.
C. Khi thêm vào hệ một ít tinh thể FeCl3 thấy màu của dung dịch nhạt dần.
D. Khi tăng áp suất của hệ thấy màu của dung dịch đậm dần.
Đáp án: B
Hướng dẫn
- Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Stơliê, khi cân bằng đã được thiết lập nếu ta thêm vào
hệ một ít tinh thể KCl thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch tức là chiều làm giảm nồng
độ KCl vì vậy mà màu của dung dịch nhạt đi. Ngược lại khi thêm vào hệ FeCl 3 thì cân bằng sẽ
chuyển dịch theo chiều thuận nên màu của dung dịch đậm dần.
- Sự chuyển dịch của cân bằng trên không phụ thuộc vào áp suất.
Câu 37: Trong thiên nhiên có đến hơn 200 loại quặng khác nhau có chứa coban trong đó có
cobantit. Công thức quặng cobantit là:
A. CoAsS
B. Co3S4
C. Co3O4

D. CoAs2
Đáp án: A
Câu 38: Trong nước ngầm thường có chứa Fe(HCO 3)2 và FeSO4. Hàm lượng sắt trong nước cao
thường làm cho nước sinh hoạt có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và
sinh hoạt của con người. Người ta đề xuất 3 phương pháp sau:
1. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn cho nước ngầm được tiếp xúc nhiều với không khí rồi lắng
lọc.
2. Sục khí clo vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp.
3. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm.
Phương pháp được chọn để loại sắt ra khỏi nước ngầm là:
A. Phương pháp 3
B. Phương pháp 1 C. Phương pháp 2 D. Cả 3 phương pháp

12


Đáp án: B
Câu 39: Dãy kim loại nào sau đây đều có cấu trúc mạng lập phương tâm diện:
A. Ni, Pd, Pt, Ir
B. Ni, Pd, Fe, Ir
C. Ni, Pd, Pt, Co
D. Ni, Os, Pt, Ir
Đáp án: A
Hướng dẫn
- Fe có cấu trúc lập phương tâm khối.
- Os, Co có cấu trúc lục phương.
Câu 40: Những phương pháp nào sau đây có thể điều chế được Fe?
(I) Dùng CO khử FeO
(II) Dùng H2 khử FexOy
(III)Dùng Zn tác dụng với dung dịch FeCl2

(IV) Dùng Ca tác dụng với dung dịch FeCl2
A. I, II, III
B. I, II, IV
C. I, III, IV
D. II, III, IV
Đáp án: A
Hướng dẫn: Nguyên tắc để điều chế Fe, Co, Ni là dùng dòng điện hoặc dùng chất khử để khử
các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Câu 41: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là
A. Fe và I2
B. FeI3 và FeI2
C. FeI2 và I2
D. FeI3 và I2
Đáp án: C
Câu 42: Cho cân bằng: 2FeCl2 + Cl2 ⇌ 2FeCl3.
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Khi thêm một ít dung dịch KMnO4, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Sục một ít khí H2S vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
C. Sục khí clo vào hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. Khi thêm một ít dung dịch FeCl3, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Đáp án: A
Hướng dẫn
- Phát biểu A đúng. Khi thêm MnO4- vào thì thế tăng lên, nghĩa là có sự chuyển Cl→ Cl2 theo sơ đồ phản ứng: MnO4- + Cl- → Cl2 + … Phản ứng làm tăng nồng độ Cl 2 nên theo
nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Stơliê, cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ Cl 2 tức
là chuyển dịch theo chiều thuận.
- Phát biểu B sai. Tương tự khi thêm H2S là chất khử, nên thế của hệ giảm xuống, có sự chuyển
dịch tăng nồng độ Cl- nên cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
- Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, khi thêm Cl2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
và ngược lại khi thêm FeCl3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch → Phát biểu C, D đều sai


13


Câu 43: Để bảo quản dung dịch Fe2(SO4)3 tránh hiện tượng thuỷ phân người ta thường nhỏ vào
ít giọt dung dịch:
A. H2SO4
B. NaOH
C. NH3
C. BaCl2
Đáp án: A
Hướng dẫn: Trong dung dịch Fe2(SO4)3 có cân bằng: Fe3+ + HOH ⇌ [Fe(OH)]2+ + H+
Thêm H2SO4 tức là thêm H+, điều này làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch làm cân bằng chuyển
dịch theo chiều nghịch. Hay nói cách khác, thêm H 2SO4 vào dung dịch Fe2(SO4)3 nhằm hạn chế
khả năng thuỷ phân của ion Fe3+.
Câu 44: Phương pháp điều chế sắt trong công nghiệp là:
A. Điện phân dung dịch FeCl2
B. Khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao
C. Khử Fe2O3 bằng Al
D. Khử Fe2O3 bằng H2 ở nhiệt độ cao
Đáp án: B
Câu 45: Sục H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch trong suốt.
B. Kết tủa trắng.
C. Khí màu vàng thoát ra.
D. Dung dịch mất màu vàng, có hiện tượng vẫn đục.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Khi sục H2S vào dung dịch FeCl3 có phản ứng: H2S + Fe3+ → Fe2+ + S + H2O
Câu 46: Có thể thu được kết tủa FeS bằng cách cho dung dịch FeSO4 tác dụng với dung dịch hay
chất nào sau đây?

A. H2S
B. Na2S
C. CuS
D. FeS2
Đáp án: B
Câu 47: Hiện tượng xảy ra khi nhúng một thanh sắt vào một cốc đựng axit H2SO4 đặc, nguội
một thời gian, sau đó nhúng vào cốc đựng H2SO4 loãng:
A. Thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 loãng, không tan trong H2SO4 đặc nguội.
B. Thanh sắt bị ăn mòn trong H2SO4 đặc, nguội, không tan trong H2SO4 loãng.
C. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều bị ăn mòn.
D. Trong cả hai trường hợp thanh sắt đều không bị ăn mòn.
Đáp án: D
Câu 48: Quá trình nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Vật bằng Al – Cu để trong không khí ẩm.
B. Cho một vật bằng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
C. Phần vỏ tàu bằng Fe nối với tấm Zn để trong nước biển.
D. Nung vật bằng sắt rồi nhúng vào H2O.
Đáp án: D

14


Hướng dẫn: Ăn mòn điện hoá học là quá trình oxi hoá – khử trong đó kim loại bị ăn mòn do tác
dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương.
Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hoá:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là cặp hai kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại
với phi kim…
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
→ Thiếu một trong ba điều kiện trên sẽ không xảy ra sự ăn mòn điện hoá.

Câu 49: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi
hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
B. Cu2+ oxi hoá được Fe2+ thành Fe3+.
C. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
D. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
Đáp án: C
Câu 50: Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc, nóng là:
A. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O
B. Fe2(SO4)3, H2O
C. FeSO4, H2O
D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O
Đáp án: D
Câu 51: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính sắt từ là điểm khác biệt của Fe, Co, Ni so với hầu hết các kim loại khác.
B. Fe, Co, Ni có thể tác dụng trực tiếp với CO tạo thành các cacbonyl kim loại.
C. Osmi là kim loại có tỉ khối đứng đầu trong tất cả các kim loại.
D. Ion Fe2+ và ion Fe(CN)63- có thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
Đáp án: D
Hướng dẫn: Ion Fe2+ và ion Fe(CN)63- không cùng tồn tại do phản ứng tạo phức:
Fe2+ + Fe(CN)63- → [Fe[Fe(CN)6]2]Câu 52: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Các kim loại Fe, Co, Ni bền với flo và không bị flo ăn mòn.
B. Người ta dùng nước vôi trong để xử lí nước thải nhà máy có chứa các ion kim loại như Fe 3+,
Cu2+ và Pb2+
C. FeS có khả năng tan được trong HCl trong khi CuS thì không có khả năng đó.
D. Sắt không có khả năng đẩy H2 ra khỏi nước.
Đáp án: D
Hướng dẫn
- Mặc dù flo có tính oxi hoá mạnh nhưng các kim loại Fe, Co, Ni bền không bị flo ăn mòn. Lí do


15


là khi phản ứng tạo một lớp muối florua mỏng bền ngăn không cho kim loại phản ứng tiếp với
flo.→ phát biểu A đúng.
- Phát biểu B đúng. Nước vôi trong có khả năng tạo kết tủa với các ion Fe3+, Cu2+ và Pb2+ tạo
thành các hidroxit tương ứng: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Pb(OH)3. Các hidroxit này không tan tách ra
khỏi nước thải.
- CuS là muối suafua không tan trong cả nước và axit → phát biểu C đúng.
- Thế oxh-k của Fe2+/Fe = -0,44 < 0, nên có khả năng đẩy H ra khỏi H O → Phát biểu D sai
Câu 53: [Pt(NH3)2]Cl2 là hợp chất dùng để chống bệnh ung thư. Trong hợp chất này Pt có số oxi
hoá:
A. 0
B. +1
C. +2
D. +3
Đáp án: C
Câu 54: Trong các phức chất sau, phức chất nào thuận từ:
A. [Ni(CN)4]2B. [NiCl4]2C. [Ni(CO)4]
D. [Co(NO2)6]3Đáp án: B
Câu 55: Dãy gồm các chất hoặc dung dịch đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:
A. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.
B. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl.
C. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3.
D. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.
Đáp án: A
Câu 56: Gọi X là nhóm kim loại tác dụng được với dung dịch HCl và Y là nhóm kim loại tác
dụng được với dung dịch Fe(NO 3)2. Hãy cho biết nhóm kim loại X và Y nào dưới đây phù hợp
với quy ước trên?
A. Mg, Zn và Sn, Ni

B. Mg, Ag và Zn, Cu
C. Fe, Cu và Mg, Zn
D. Sn, Ni và Al, Mg
Đáp án: D
Câu 57: Nhúng một lá Fe nhỏ vào dung dịch dư chứa một trong những chất sau: FeCl 3, AlCl3,
CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3, H2SO4(đặc,nóng), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng chỉ tạo ra
muối Fe(II) là:
A.3
B.4
C.5
D.6
Đáp án: A
Câu 58: Cho các chất sau: Cl2 (1), I2 (2), dung dịch HNO3 loãng (3), dung dịch H2SO4 đặc, nguội
(4), dung dịch AgNO3 (5), dung dịch NH4NO3 (6). Với hoá chất nào trong các hoá chất trên thì Fe
tác dụng tạo ra sản phẩm là hợp chất Fe(III)?

16


A. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
B. (1), (2), (3), (4), (5)
C. (1), (3), (5)
D. (1), (2), (4), (6)
Đáp án: C
Câu 59: Dãy nào sau đây bao gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch FeCl 3:
A. AgNO3, KI, NH3, H2S B. AgNO3, Br2, NH3
C. NaOH, Mg, KCl
D. KI, Br2, NH3
Đáp án: D
Câu 60: Khi cho từ từ dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa A. Kết tủa

A là:
A. FeCO3
B. Fe(OH)3
C. Fe(OH)2
D. Fe2(CO3)3
Đáp án: B
Hướng dẫn: Muối cacbonat Fe(III) bị thuỷ phân hoàn toàn:
2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Fe(OH)3 + 3CO2
Câu 61: Cho một dung dịch NH3 vào dung dịch X chứa hai muối AlCl 3 và FeSO4 được kết tủa A.
Nung A được chất rắn B. Cho khí H 2 dư đi qua B nung nóng được chất rắn C. Thành phần chất
rắn C gồm:
A. Al và Fe2O3
B. Al2O3 và Fe
C. Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4
D. Al2O3, FeO
Đáp án: B
Câu 62: Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:
A. Ag+, Fe3+, Fe2+
B. Fe2+, Ag+, Fe3+ C. Fe2+, Fe3+, Ag+ D. Ag+, Fe2+, Fe3+
Đáp án: C
Câu 63: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm
X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm:
A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3
B Al2O3, Fe và Fe3O4
C. Al2O3 và Fe
D. Al, Fe và Al2O3
Đáp án: D
Câu 64: Cho hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung

dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được kết tủa
là:
A. Fe(OH)3
B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2
D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2
Đáp án: A

17


Câu 65: Cho hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch AgNO 3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là:
A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
B, Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
C AgNO3 và Zn(NO3)2
D. Fe(NO3)2 và AgNO3
Đáp án: B
Câu 66: Cho Fe tác dụng dung dịch AgNO3 dư thì sau phản ứng sản phẩm thu được:
A. Fe(NO3)3, Ag
B. Fe(NO3)2, Ag
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Ag
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe
Đáp án: A
Câu 67: Trong các chất sau: Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3, chất nào có tính khử, chất nào có cả tính oxi
hoá và tính khử? Cho kết quả theo thứ tự là:
A. Fe, FeSO4
B. FeSO4, Fe2(SO4)3
C. Fe, Fe2(SO4)3
D.FeSO4, Fe

Đáp án: A
Câu 68: Xét khả năng khử của Fe2+ trong môi trường nước và kiềm mạnh thì:
A. Khả năng khử của Fe2+ trong nước mạnh hơn trong kiềm.
B. Khả năng khử của Fe2+ trong kiềm mạnh hơn trong nước.
C. Trong cả hai môi trường tính khử của Fe2+ là tương đương nhau.
D. Không xác định được
E 0 2

Cho biết: Fe / Fe =-0,44 V;
Đáp án: B
Hướng dẫn
Fe3+ → Fe2+ → Fe
Fe3+ + 3e → Fe
Fe2+ + 2e → Fe
Fe3+ + 1e → Fe2+

0
EFe
3
/ Fe

= -0,04V,

Tt Fe (OH)2

=1,65.10-15;

Tt Fe (OH)3

=10-38


E1 = - 0,04V
E2 = - 0,44V
E3

0
0
� 3E1  E3  2 E1 � EFe
 E3  3E1  2 E2  0, 76V � EFe
 0, 76V
3
3
/ Fe2
/ Fe2

lg K 

0, 76
 12,84 � K Fe2 ( H O )  10 12,84  K '
2
0, 059

Trong OH-:

Fe(OH)2 ⇌ Fe2+ + 2OH-

Fe2+ ⇌ Fe3+ + 1e

Tt1
K’


Fe3+ + 3OH- ⇌ Fe(OH)3 (Tt2)-1
Tổ hợp 3 cân bằng ta có: Fe(OH)2 + OH- ⇌ Fe(OH)3 + 1e

KX = Tt1.K’.(Tt2)-1

18


→ KX = 1,65.10-15.10-12,84.(3,8.10-38)-1 = 6,28.109
→ KX ≫ K’ nên Fe2+ trong OH- khử mạnh hơn trong nước.
Câu 69: Cho hai cốc chứa các dung dịch với nồng độ của các ion như sau:
Cốc 1: [Fe3+] = 0,2M và [Fe2+] = 0,1M; Cốc 2: [Fe3+] = 0,1M và [Fe2+] = 0,2M
Nhúng vào hai dung dịch hai thanh platin và nối hai dung dịch bằng một cầu muối. Sức điện
động của pin có giá trị gần nhất là:
A. 0,05
B. 0,1
C. 0,15
D. 0,2
Đáp án: A
Hướng dẫn
Thế của mỗi điện cực được tính bằng phương trình Nernst:
Sức điện động của pin: E = E1 – E2 = 0,0355V
Câu 70: Cho phản ứng: 2FeF3 + 2I- ⇌ 2Fe2+ + I2 + 6F0
EFe
3
/ Fe2

= 0,77V,


EI0 /2I  0,54V
2

EE

0
Fe3 / Fe 2

[Fe3+ ]
 0,059 lg
[Fe2 ]

. Quá trình Fe3+ + 3F- ⇌ FeF3; β = 1012,0

Bỏ qua quá trình tạo phức hidroxo của Fe3+, Fe2+. Phản ứng xảy ra theo chiều nào?
A. Chiều thuận
B. Chiều nghịch
C. Phản ứng đạt cân bằng
D. Ý kiến khác
Đáp án: B
Hướng dẫn Ta có các quá trình:
FeF3 → Fe3+ + 3Fβ-1 = 10-12,06
Fe3+ + 1e → Fe2+
(1) Fe3+ + 1e → Fe2+
(2) I2 + 2e → 2I-

K1  10
K 2  10

E1

0,059

12,06  0,77
0,059

K 3  10

0,54
0,059

 100,99

 109,1525

Tổ hợp (1) và (2): 2FeF3 + 2I- → 2Fe2+ + I2 + 6FK = K22.K3-1 = 10-17,25.
→ K quá bé nên phản ứng không thể xảy ra theo chiều thuận, mà chỉ xảy ra theo chiều nghịch.
Câu 71: Cho dung dịch A gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 đều có nồng độ 0,1M. Phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Dung dịch A có môi trường bazơ (pH > 7)
B. Nếu cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch A cho đến dư thì có kết tủa đỏ nâu tạo thành và
dung dịch có màu xanh thẫm.
C. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch A thì thấy có khí không màu thoát ra sau đó hoá nâu
ngoài không khí.

19


D. Cho thanh Mg vào dung dịch A thấy thanh Mg tan và màu của dung dịch thay đổi chuyển sang
không màu.
Đáp án: A

Hướng dẫn:
Câu A:
Cu2+ + H2O ⇌ Cu(OH)+ + H+
Fe2+ + H2O ⇌ Fe(OH)+ + H+
→ Dung dịch A có môi trường axit, pH< 7
Câu B: Đúng
Cu2+ + 2NH3 + 2H2O  Cu(OH)2 + 2NH4+

→ Câu A sai

Fe2+ + 3NH3 + 3H2O  Fe(OH)2 + 3NH4+
Cu(OH)2 + 4NH3  [Cu(NH3)4](OH)2
Câu C: Đúng. Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O
NO+1/2O2 NO2
Câu D: Đúng. Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu2+
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
Câu 72 Cho pin: Fe | FeSO4 || Hg2SO4(r), SO42- | Hg (l)
Biết tại 25oC sức điện động của pin ở điều kiện chuẩn là E o = 0,98 V .Thế điện cực tiêu chuẩn của
Fe2+/Fe bằng – 0,440 V và cặp Hg22+/Hg bằng 0,792V. Tích số tan của Hg 2SO4 có giá trị gần nhất
là:A. 3.10-9
B. 4.10-9
C. 5.10-9
D. 6.10-9
Đáp án: A
Hướng dẫn:
E pin  E0  E0 � E0  E pin  E0  0,54V
0
E0  EHg

2

/ Hg
2

0, 059
0, 059 THg2 SO4
0
lg[ Hg 22 ]=EHg

lg
2
2 / Hg
2
2
[SO 24 ]

[SO 24 ]=1M � THg2 SO4  2,868.109

Câu 73: Cho phản ứng: KMnO4 + FeCl2 + HCl → MnCl2 + KCl + FeCl3 + H2O
Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Hằng số cân bằng của phản ứng ở 25 oC. Cho
0
EFe
3
/ Fe

= -0,0376V,

A.1075
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Fe3+ + 3e → Fe (1)


0
EFe
2
/ Fe

E0

= - 0,44V, MnO
B. 1052

4



, H  / Mn2

 1,52V

C. 1065

D. 1072

G10

20


Fe2+ + 2e → Fe (2)


G20

Fe3+ + e → Fe2+ (3)

G30

0
0
0
0
0
0
0
0
0
(3)=(1)-(2)  G3 = G1 - G2 �  FE3  3FE1  2 FE2 � E3  3E1  2 E2 =

=3. (-0,0376) – 2(-0,44)=0,77V
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thì E = 0, do đó:
E  E0 

0, 059
[Fe3+ ]5 .[Mn 2+ ]
0, 059
lg
 E0 
lg K  0
2+ 5
+ 8


5
[Fe ] .[H ] .[MnO 4 ]
5

� lg K 

5E 0
 65 � K  1065
0, 059

Câu 74. Cho các thế khử chuẩn: EoAg+/Ag= 0,8 V; EoFe3+/Fe2+= 0,77 V. Ở 25oC trộn các
dung dịch Fe(NO3)3 0,3 M, AgNO3 0,03 M, Fe(NO3)2 0,03 M theo tỉ lệ thể tích bằng nhau rồi
thêm một ít Ag kim loại vào. Phản ứng xảy ra trong dung dịch là:
A. Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
B. Fe3+ + Ag → Fe2+ + Ag+
C. Fe3+ + Ag ⇌ Fe2+ + Ag+
D. Không xảy ra phản ứng.
Đáp án: B
Câu 75: Hoà tan 200 ml FeCl3 2M vào 300ml dung dịch KI 2M. Nếu xem quá trình hoà
0
EFe
3
/ Fe 2

tan của các halogenua là phản ứng 1 chiều. Biết
= 0,77V,
sau khi trộn
A. [Fe2+] = 0,8M; [K+] = 1,2M; [Cl-] = 2,4M; [I3-] = 0,4M
B. [Fe2+] = 0,8M; [K+] = 0,8 M; [Cl-] = 2,4M
C. [Fe2+] = 0,8M; [K+] = 0,8M; [Cl-] = 1,6M; [I3-] = 0,4M

D. [Fe2+] = 0,8M; [K+] = 0,8M; [Cl-] = 2,4M; [I3-] = 0,4M
Đáp án: A
Hướng dẫn
0
EFe
3
/ Fe 2

EI0 /2I  0,54V
2

. Nồng độ các ion

EI0 / 2I


>
nên FeCl3 tác dụng được với KI
2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + I2 + 2KCl
0,4
0,4
0,4
0,2
0,4
KI + I2 → KI3
0,2
0,2
0,2
Theo phương trình phản ứng ta có: [FeCl2] = [KCl] = 0,8M; [KI3] = 0,4M
Khi đó sau khi trộn: [Fe2+] = 0,8M; [K+] = 1,2M; [Cl-] = 2,4M; [I3-] = 0,4M

2

21


Câu 76: Cho một hợp chất của sắt vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch. Dung
dịch này vừa tác dụng với KMnO4, vừa tác dụng
với Cu. Vậy hợp chất đó là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe(OH)2
D. Fe3O4
Đáp án: D
Câu 77: Người ta chuẩn độ 40 ml dung dịch Fe 2+ bằng dung dịch chuẩn Cr2O72- 0,02 M. Điểm
tương đương đạt được khi cho vào 40ml dung dịch chuẩn Cr 2O 2-. Biết rằng trong
dung dịch, pH
7
2+
luôn bằng không trong suốt quá trình chuẩn độ. Nồng độ mol Fe trong dung dịch đệm chuẩn độ
là:
A. 0,01M
B. 0,06M
C. 0,12M
D. 0,08M
Đáp án: B
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng: Fe2+ + Cr2O72- + 14H+ ⇌ Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2
Nồng độ Cr2O72- ban đầu = (40.0,2)/80=0,01
Từ phương trình phản ứng → nồng độ ban đầu của Fe2+ = 6.0,01 = 0,06M
Dùng đề bài sau để trả lời cho câu hỏi 78 và 79:

Có 1 pin sau ở 25oC: Pt| Fe3+ 0, 1M, Fe2+ 0,2M || Fe3+ 0,2M, Fe2+ 0,1M| Pt.
Câu 78: ∆G của phản ứng xảy ra trong pin:
A. 3473 J
B. -3473 J
C. 1737 J
Đáp án: A
Hướng dẫn
EFe3 / Fe2  E 0 3
Fe

/ Fe 2

 0, 059 lg

D. – 1737 J

[Fe3+ ]
[Fe 2 ]

Khi đó: E1 = 0,77 + 0,059.lg(0,2/0,1)= 0,788 (V)
E2 = 0,77 + 0,059.lg(0,1/0,2) = 0,752 (V)

22


Khi đó: ∆G = -nFE = -96500.(0,788 – 0,752) = - 3473 (J)
Câu 79: Nồng độ các ion Fe2+ và Fe3+ ở các điện cực khi cân bằng là:
A. [Fe3+] = 0, 15 và [Fe2+] = 0, 05
B. [Fe3+] = 0, 05 và [Fe2+] = 0, 15
C. [Fe3+] = 0, 15 và [Fe2+] = 0, 10

D. [Fe3+] = 0, 15 và [Fe2+] = 0, 15
Đáp án: D
Hướng dẫn
Khi cân bằng ta có:
[Fe3+] ở cực dương = [Fe3+] ở cực âm  0,2 – x = 0,1 + x
[Fe2+] ở cực dương = [Fe2+] ở cực âm  0,1 + x = 0,2 – x
[Fe3+ ] 0, 2  x
[Fe3+ ] 0,1  x


2
2
Ở cực dương: [Fe ] 0,1  x ; ở cực âm: [Fe ] 0, 2  x
0, 2  x 0,1  x

� x  0, 05
Suy ra 0,1  x 0, 2  x
. Vậy [Fe3+]=0,15; [Fe2+]=0,15

Câu 80: Biết rằng nếu ion có nồng độ bằng 10-6 M thì coi như đã tách hết. Khoảng pH
thích hợp để tách một trong hai ion Mg2+ hoặc Fe3+ ra khỏi dung dịch là:
A. 6 < pH< 39
B. 0 < pH< 11
C. 3< pH< 10
D. 0 < pH< 6
Đáp án: C
Hướng dẫn:
Để tạo kết tủa Mg(OH)2: [OH-] = 10-4 → [H+] = 10-10 → pH = 10
Để tạo kết tủa Fe(OH)3: [Fe3+] > 10-6 → [OH]3 < 10-33 → [H+] > 10-3 → pH > 3
Vậy để tách Fe3+ ra khỏi dung dịch: 3< pH< 10

Câu 81: Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,1M và FeCl3 0,1M.
Nồng độ ion Fe3+ khi cân bằng ở 25oC.
A. 1,58.10-12
B. 1,58.10-8
C. 1,32.10-8
D. 1,32.10-12
Đáp án: A
Hướng dẫn
Sn2+ + 2Fe3+ → Sn4+ + 2Fe2+
[] 0,05 - x 0,05 – 2x
x
2x
lg K 

2(0, 77  0,15)
 21 � K  1021
0, 059

K rất lớn và nồng độ Fe3+ cho phản ứng nhỏ hơn nhiều so với Sn2+ → phản ứng gần như
hoàn toàn: 2x≈0,05
[Fe2+] = 0,05; [Sn4+] = 0,025M; [Sn2+] = 0,025M; [Fe3+] = εM


K

0,025.(0, 05) 2
0, 025
� 1021 
�   [Fe3+ ]=1,58.10-12 M
2

2
0, 025.


Câu 82: Trộn hai thể tích bằng nhau của hai dung dịch SnCl2 0,1M và FeCl3 0,1M.
Nồng độ ion Fe3+ khi cân bằng ở 25oC.
A. 1,58.10-12
B. 1,58.10-8
C. 1,32.10-8
D. 1,32.10-12
Đáp án: A
Câu 83: Nhúng một sợi Ag vào dung dịch Fe2(SO4)3 2,5.10-2M. Thế oxi hoá khử của
cặp Fe3+/Fe2+ khi cân bằng ở 25oC là:
A. 0,36
B. 0,44
C. 0,72
D. 0,54
Đáp án: C
Câu 84: Dung dịch A gồm FeSO4 0,020M; Fe2(SO4)3. Lấy chính xác 25,00 ml dung
dịch A, khử Fe3+ thành Fe2+; chuẩn độ Fe2+ trong hỗn hợp (ở điều kiện thích hợp) hết
11,78 ml K2Cr2O7 0,0180M. Nồng độ mol/lít của Fe2(SO4)3 trong dung dịch A có giá trị
gần nhất là:
A. 0,015
B. 0,02
C. 0,01
D. 0,025
Đáp án: A
Câu 85: Khi bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3 thì nồng độ của FeCl3 đạt giá trị gần nhất
là:
A. 0,05

B. 0,1
C. 0,15
D. 0,2
Đáp án: A
Dùng đề bài sau để trả lời cho câu hỏi từ 86 đến 88:
Sắt dạng  (Fe) kết tinh trong mạng lập phương tâm khối, nguyên tử có bán kính r =
1,24 Å. Cho Fe = 56
Câu 86: Cạnh a của tế bào sơ đẳng:
A. 2,6 Å
B. 2,85 Å
C. 2,9 Å
D. 3,05 Å
Đáp án: B
Câu 87: Tỉ khối của Fe theo g/cm3 có giá trị gần nhất là:
A. 8 g/cm3
B. 8,5 g/cm3
C. 9 g/cm3
D. 9,5 g/cm3
Đáp án: A
Câu 88: Khoảng cách ngắn nhất giữa hai nguyên tử Fe có giá trị gần nhất
là:
A. 3,5 Å
B. 3,1 Å
C. 2,9 Å
D. 2,7 Å


Đáp án: C
Dùng đề bài sau để trả lời câu hỏi 89 và 90:
Cho một pin thiết lập ở 25oC: (-) Ni| NiSO4 0,2M || CuSO4 0,4M| Cu (+)

Câu 89: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin khi pin hoạt động:
A. Ni + Cu2+ → Cu + Ni2+
B. Cu + Ni2+ → Ni + Cu2+
C. Ni + Cu2+ ⇌ Cu + Ni2+
D. Không có phản ứng xảy ra.
Đáp án: A
Hướng dẫn:
Ở cực âm: Ni → Ni2+ + 2e
Ở cực dương: Cu2+ + 2e → Cu
→ phản ứng xảy ra trong pin: Ni + Cu2+ → Ni2+ + Cu
Câu 90: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dòng điện trong dây dẫn chạy từ cực dương (cực Cu) sang cực âm (cực Ni)
B. Dòng điện trong dây dẫn chạy từ cực âm (cực Ni) sang cực dương (cực Cu)
C. Dòng electron dịch chuyển từ cực dương (cực Cu) sang cực âm (cực Ni)
D. Trong pin điện ở cực Cu xảy ra quá trình oxi hoá và ở cực Ni xảy ra quá trình
khử.
Đáp án: A
Hướng dẫn: Trong một pin điện, khi pin hoạt động thì dòng điện trong dây dẫn chạy từ
cực dương (cực Cu) sang cực âm (cực Ni), ngược lại dòng electron chuyển từ cực Ni
sang cực Cu.
Trong một pin điện, ở cực dương (catot) xảy ra quá trình khử, ở cực âm (anot) xảy ra
quá trình oxi hoá.

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG BÀI TẬP NHÓM VIIB, VIIIB
III.1 Cấu tạo nguyên tử, phân tử, từ tính
Bài 1: Số oxi hóa cao nhất của nguyên tố Mn, Tc là bao nhiêu?


×