Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Rèn luện kỹ năng sống cho học sinh thông qua câu hỏi và bài tập vật lý định tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.37 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang có sự thay đổi ,chuyển mình mạnh
mẽ để từng bước hòa nhập với nền giáo dục thế giới thì việc thông qua bài giảng
để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là điều vô cùng quan trọng. Bởi suy cho
cùng ,cái đích cuối của giáo dục không phải là sau khi học xong người học xin
được việc làm ở vị trí nào , lương bổng , hay làm ở cơ quan gì mà tôi nghĩ thành
quả của giáo dục là sau khi người học tiếp thu xong kiến thức sẽ vận dụng nó
như thế nào ? cải thiện cuộc sống của mình ra sao đó mới chính là kết quả mà
giáo dục đạt được . Bởi vậy trong quá trình giảng dạy và đặc biệt được tiếp thu
nội dung bồi dưỡng 2 của việc học bồi dưỡng thường xuyên ( moodun 35 : Giaó
dục kỹ năng sống cho học sinh) tôi mạnh dạn trình bày ý tưởng viết sáng kiến
kinh nghiệm : “Rèn luện kỹ năng sống cho học sinh thông qua câu hỏi và
bài tập vật lý định tính ”.
2.Mục đích nghiên cứu :
Thông qua sáng kiến này tôi muốn :
+ Học sinh của tôi nhanh nhạy trước các tình huống của cuộc sống , biết vận
dụng các kiến thức vật lý để giải quyết các tình huống cụ thể .
+ Vận dụng kỹ năng sống trở thành năng lực tất yếu mà con người sống trong xã
hội cần có để ứng phó với những thách thức rủi ro mà con người gặp phải .
+ Vận dụng kỹ năng sống không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn
giúp giảm thiểu các vấn đề , các tệ nạn xã hội.
+ Rèn luyện cho học sinh tư duy logic và khả năng biện chứng , nắm rõ các
hiện tượng khoa học tự nhiên , tăng khả năng nhận thức để không bị lừa bịp bởi
những yếu tố mê tín dị đoan.[1]
3. Đối tượng nghiên cứu :
Chính là các học sinh trường THPT Lưu Đình Chất nơi tôi đang giảng dạy .
Các em học sinh ở đây phần lớn là nông thôn khả năng tiếp cận với các tình
huống xảy ra trong xã hội còn hạn hẹp , lứa tuổi các em còn chưa nhận thức đầy
đủ và hoàn thiện vì vậy thông qua các bài giảng Vật lý 10 tôi sẽ lồng ghép
,trang bị cho các em một số các kỹ năng sống để qua đó các em thấy rằng Vật


lý không phải là môn học khô khan ,lý thuyết suông không có ứng dụng thực tế .
Học môn này các em ngoài nắm được kiến thức cơ bản còn được trang bị những
hiểu biết tối thiểu về các hiện tượng tự nhiên xã hội , các kỹ năng cơ bản khi đối
mặt với cuộc sống , qua đó sẽ giảm thiểu các rủi ro, khó khăn thử thách, để có
được thành công trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống . [1]
4.Phương pháp nghiên cứu:
1


+ PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
+ PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
+ PP lồng ghép ,minh họa
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến :
+ Theo quan niệm của UNESCO coi kỹ năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo
dục ( học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định
mình).
+ Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giớ WHO xem kỹ năng sống là kỹ năng
thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh, nâng cao kỹ
năng giao tiếp và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống cuả
cuộc sống hằng ngày. [1]
a) Đặc tính của kỹ năng sống:
+ Được xem là tương thích với trí thông minh nội tâm và trí thông minh tuơng
tác cá nhân.
+ Là năng lực tâm lý-xã hội của con người –Kỹ năng xã hội của con người gồm
4 nhóm kỹ năng cơ bản: Nhóm kỹ năng hợp tác; Nhóm kỹ năng quyết đoán, tự
khẳng định; Nhóm kỹ năng đồng cảm; Nhóm kỹ năng kiềm chế, tự kiểm soát.
+ Người có kỹ năng sống là người sống một cách phù hợp, hữu ích, quản lý
được bản thân để tránh được rủi ro. [1]
b) Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống

• .Đem lại thành công, hạnh phúc cho con người trong cuộc đời, tránh
được rủi ro.
• Nâng cao chất lượng cuộc sống.
• Ứng xử hiệu quả và có trách nhiệm trong cuộc sống hằng ngày.
• Tạo quan hệ tích cực trong hợp tác lành mạnh đem lại sức khỏe, niềm vui,
xây dựng quan hệ tốt đẹp
• Thay đổi thói quen xấu, tạo thói quen tốt tăng cường năng lực tâm lý XH.
[1]
2. Thực trạng của việc dạy và học trước khi sử dụng sáng kiến
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy việc vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế của
các em học sinh chỉ đạt mức độ trung bình . Khảo sát thống kê thông qua bài tập
vận dụng của lớp B4,B5 trong suốt 3 năm tôi thấy mức độ của các em như sau :
Lớp
Sĩ số Nắm
kiến Vận dụng giải Vận dụng thực Vận
dụng
thức
thích tốt
tế tốt
thực tế khá
B4
34
32
23
20
14
B5
36
33
24

22
14
Tỉ lệ
phần
B4
94,12%
67,65%
58,82%
41,18

2


trăm
Tỉ lệ
phần
B5
91,67%
67,67%
61,11%
38,89%
trăm
Bảng thống kê có thể cho thấy:
• Học sinh nắm được kiến thức nhưng vận dụng thì chưa tốt .
• Một thực tế đó là các em học lý thuyết rất giỏi nhưng vận dụng để cải
thiện cuộc sống còn yếu và thiếu .
• Hầu hết học sinh , sinh viên tìm việc làm nhà tuyển dụng bao giờ cũng
yêu cầu từ 1-3 năm kinh nghiệm lí do là thiếu kỹ năng sống.
Trước thực trạng này tôi giải quyết vấn đề bằng cách lồng ghép kỹ năng
sống vào các bài học vật lý lớp 10,11,12 mà tôi thấy gắn liền với cuộc sống và

hữu ích với các em nhất .
3. Giải pháp thực hiện và giải quyết vấn đề :
3.1. Giải pháp thực hiện :
+ Lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống khi mở đề vào bài dạy
+ Lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống khi kết thúc một nội dung , một định luật .
+ Lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống khi vận dụng giải các bài tập định tính
hoặc định lượng.
+ Lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống khi kết thúc bài .
3.2 . Giải quyết vấn đề :
Cụ thể :
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 10
* Bài công thức cộng vận tốc:
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Hiểu rõ các khái niệm , vận dụng được công thức cộng vận tốc trong các
trường hợp
Ví dụ 1: Những người chèo thuyền trên sông cho biết một kinh nghiệm của
mình : Nếu thuyền đi xuôi dòng nên đi ở giữa sông, ngược dòng nên đi sát bờ
sông . Vì sao? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :Vận tốc dòng nước ở giữa dòng
sông luôn lớn hơn vận tốc dòng nước ở sát bờ sông . Khi xuôi dòng đi giữa sông
sẽ tận dụng được vận tốc lớn của dòng nước .
*Bài chuyển đông tròn đều :
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Nắm được thế nào là chuyển động tròn đều
+ Vec tơ vận tốc trong chuyển động tròn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo
và hướng theo chiều chuyển động .
Ví dụ 1: Để các tia nước từ cái bánh xe đạp không thể bắn vào người đi xe, phía
trên bánh xe người ta gắn những cái chắn bùn. Khi đó phải gắn nhữngcái chắn
bùn như thế nào? [2]
3



Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :Phải gắn những cài chắn bùn sao
cho mép dưới cắt đường tiếp tuyến đi qua điểm thấp nhất của bàn đạp với mép
trước của bánh xe.
* Bài ba định luật Niu Tơn :
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Hiểu được nội dung và ý nghĩa định luật I
+ Nắm rõ mối quan hệ giữa gia tốc , khối lượng , lực tác dụng ở định luật II.
+ Hiểu tác dụng cơ học bao giờ cũng diễn ra hai chiều và các lực tương tác giữa
hai vật là hai lực trực đối .
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :
Ví dụ 1: Nhiều học sinh đi xe đạp , khi rẽ thường không nhìn xem có xe đằng
sau vượt lên không,nếu rẽ trước mũi một ô tô đang lao tới thì rất dễ xảy ra tai
nạn ,vì ô tô có quán tính lớn ,không thể dừng lại tức thời để tránh học sinh đó
được. [2]
Biện pháp phòng tránh :
Trước khi rẽ phải xin đường và quan sát cẩn thận .
Ví dụ 2:Khi đèo nhau trên xe máy nếu hãm phanh đột ngột có thể làm cho
người ngồi sau ngã về phía trước .Vì vậy người ngồi sau cần chú ý ngồi thẳng
,không nghiêng người sang hai bên . Lại có những trường hợp hai người đang đi
xe máy thì tạm dừng lại vì có việc gì đó (vẫn ngồi trên xe),khi đi tiếp người lái
xe tăng ga đột ngột ,người ngồi sau bị bất ngờ, ngã ngửa về phía sau. [2]
Biện pháp phòng tránh :
Trước khi đi tiếp người lái phải nói cho người ngồi sau chuẩn bị.
Ví dụ 3:Các xe phóng nhanh vượt ẩu , lạng lách trên đường đều rất nguy hiểm
vì chúng có đà rất mạnh , khi gặp chướng ngại vật dù có phanh gấp xe cũng lết
đi chứ không dừng ngay được. [2]
Lồng ghép kỹ năng sống : Mọi vật đều có quán tính vì vậy khi tham gia giao
thông hãy nhớ kỹ điều này.

Ví dụ 4: Khi xảy ra va chạm giữa ôtô và xe máy, thường thì chủ yếu là xe máy
sẽ bị hư hỏng, nhưng theo định luật III Niutơn, các lực tác dụng lên hai xe phải
bằng nhau, tức là các lực đó phải gây ra những sự hư hỏng giống nhau. Giải
thích "mâu thuẫn" đó? [2]
Không có mâu thuẫn vì các lực tương tác giữa hai vật luôn bằng nhau
nhưng đặt vào hai vật khác nhau nên hậu quả do tác dụng của lực gây ra cũng
khác nhau. Cấu trúc của ô tô bền vững hơn xe máy, nó chịu lực tốt hơn xe máy
nên ít bị hư hỏng hơn.
Ví dụ 5 : Một người cầm một đầu dây của một cái gầu có nước quay nhanh
trong mặt phẳng thẳng đứng thấy nước trong gầu không bị đổ ra kể cả khi gầu ở
vị trí cao nhất. Một học sinh cho rằng điều đó đã mẫu thuẫn với lí thuyết vì khi
chuyển động tròn nước chịu tác dụng của lực hướng tâm hướng xuống dưới và
như vậy nước sẽ đổ ra ngoài nhanh hơn. Điều đó có mâu thuẫn không? Hãy giải
thích? [2]

4


Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Không mâu thuẫn giữa hiện
tượng với lí thuyết. ở đây trọng lực của nước và phản lực của đáy gầu tạo cho
nước một gia tốc hướng tâm, bắt nước chuyển động trên quĩ đạo tròn. Với vận
tốc phù hợp để phản lực của đáy gầu lên nước tồn tại thì theo định luật III
Niutơn nước vẫn ép lên đáy gầu một lực đúng bằng phản lực. Ngay cả khi phản
lực này bằng không nước cũng không đổ ra ngoài được.
* Bài lực hấp dẫn :
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Hiểu rằng lực hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong thiên nhiên
Ví dụ 1: Vì sao trong các bến cảng các tàu bè thường treo lốp xe ô tô cũ hai
bên thành tàu ? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :

Vì giữa hai tàu luôn có những dòng nước chảy tạo ra áp suất nhỏ giữa hai
tàu làm chúng “hút” nhau có thể va chạm vào nhau.
* Bài lực đàn hồi :
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Hiểu thế nào là lực đàn hồi
+ Vận dụng lực đàn hồi vào cuộc sống như thế nào
Ví dụ 1: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch nhưng
lại nằm yên khi rơi xuống cát ? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà
mang đặc tính biến dạng đàn hồi nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy
lên. Còn va chạm giữa viên bi và lớp cát là va chạm mềm mang đặc tính biến
dạng không đàn hồi nên không có lực đàn hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy
lên được.
Ví dụ 2:Tại sao khi sử dụng bút bi ta phải bấm cho đầu bút thò ra ? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Đó là vì khi bấm lò xo bao quanh
ruột bút bi bị nén ,có một chốt hãm lò xo lại và đầu bút có vị trí ổn định so với
vỏ. Khi dùng xong,ta bấm để rút chốt hãm , lò xo dãn ra sẽ kéo tụt đầu bút vào
trong vỏ.
Ví dụ 3: Ở chân bàn ghế làm bằng kim loại, thường được gắn thêm các đế bằng
cao su. Hỏi những chiếc đế cao su đó có tác dụng gì? Với những cái bàn gỗ
nặng, rộng có cần đến chúng không? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :
Đế cao su có 3 tác dụng chính: Không làm xước nền nhà, khi kéo ghế không gây
ra âm thanh khó chịu, nhưng quan trọng nhất là nhờ có tính đàn hồi của nó mà
các chân bàn, chân ghế không bị gập ghềnh. Những bàn nặng, rộng do tác dụng
của trọng lực mà chúng có thể bị biến dạng một chút, ít bị gập ghềnh hơn, nên
không cần dùng đế cao su.
*Bài lực ma sát :
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Nắm được đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt


5


+ Biết vận dụng để giải thích các hiện tượng liên quan đến lực ma sát .
Ví dụ 1: Khi chế tạo dây cáp tại sao không dùng một sợi to mà dùng nhiều sợi
nhỏ bện lại với nhau ? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi các dây xoắn lại với nhau,
thì lực ma sát dọc theo mỗi dây là rất lớn , lực đặt vào đầu dây kéo phải thắng
được lực ma sát ở đó thì mới làm cho các dây thẳng ra và mới làm cho chúng
đứt được . Nếu số sợi dây bện của cáp càng nhiều , dây càng xoắn chặt , lực ma
sát càng lớn dây càng bền .
* Bài lực hướng tâm :
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Nắm được khái niệm biểu thức của lực hướng tâm
+Vận dụng giải thích các hiện tượng liên quan tới chuyển động hướng tâm
Ví dụ 1: Tại sao khi đi xe đạp hoặc xe máy đến đoạn đường cong chúng ta phải
giảm tốc độ và nghiêng người ? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Mục đích của việc nghiêng người
để tạo ra lực hướng tâm khi đi ở những đoạn đường cong, bởi vì lực ma sát nghỉ
không đủ giữ cho xe chuyển động cong. Tuy nhiên việc nghiêng người và xe
chỉ tạo ra lực hướng tâm có giátrị nhất định, cho nên để đảm bảo xe không bị
văng đi theo phương tiếp tuyến với đường cong thì cần phải giảm tốc độ xe.
Áp dụng:
+ Hiện nay tai nạn giao thông diễn ra phổ biến ở nước ta mà một trong những
nguyên nhân là do người lái xe không làm chủ được tốc độ, nhất là khi qua
những đoạn đường cong.
+ Qua câu hỏi trên đã chỉ cho chúng ta thấy cần phải có ý thức hơn khi tham
gia giao thông, từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ví dụ 2: Tại sao khi làm các cây cầu người ta thường làm cầu vồng lên? [2]

Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi xe cộ đi qua cầu thì nó sẽ
chuyển động cong, lúc đó hợp lực của hai lực là trọng lực Pvà phản lực N của
mặt đường tác dụng lên xe sẽ đóng vai trò là lực hướng tâm. Điều này dẫn tới
là áp lực của xe cầu nhỏ hơn trọng lượng của xe
Áp dụng:
+ Hiện nay trong hệ thống giao thông đường bộ thì các cây cầu xuất hiện
càng nhiều, việc hiểu được phần nào cấu tạo của nó cũng giúp cho học sinh có ý
thức hơn trong việc bảo vệ các công trình giao thông.
* Các dạng cân bằng của vật rắn :
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Vận dụng điều kiện cân bằng
+ Vận dụng quy tắc mô men lực
+ Cách xác định trọng tâm
Ví dụ 1: Khi di chuyển nếu bị vấp phải hòn đá thì bị ngã nhào về phía trước ,
nhưng nếu dẫm phải vỏ chuối thì lại ngã ngửa ra sau . Giải thích nguyên nhân .
[2]

6


Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi đang chuyển động , nếu vấp
phải mô đất , hòn đá thì chân đột ngột bị giữ lại , còn người do quán tính tiếp tục
di chuyển về phía trước . Kết quả là trọng lượng của người lệch khỏi mặt chân
đế nên bị ngã về phía trước . Khi đang đi dẫm phải vỏ chuối cũng giống như bôi
chất nhờn vào giữa lòng bàn chân và mặt đất , làm giảm ma sát ,vận tốc chân đột
ngột tăng lên , song do vận tốc phần trên cơ thể không tăng, do quán tính vẫn
giữ vận tốc cũ , vận tốc này rất nhỏ so với vận tốc chân đột ngột tăng nên làm
trọng lượng người lệch khỏi mặt chân đế và bị ngã ngửa về phía sau .
Ví dụ 2: Quan sát các võ sĩ thi đấu thì thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khuỵu
gối xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế

này có tác dụng gì? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Để làm tăng mức vững vàng,
khó bị đánh ngã: Hai chân dang rộng làm cho mặt chân đế rộng hơn. Hơi qụy
gối làm trọng tâm người ở thấp hơn.
Ví dụ 3: Đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên ta phải nghiêng người về phía
trước. Giải thích điều đó như thế nào? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi ngồi trọng tâm của người và
ghế rơi vào mặt chân đế (diện tích hình chữ nhật nhận 4 chân ghế làm các đỉnh).
Khi muốn đứng dậy (tách khỏi ghế) cần phải làm cho trọng tâm của người rơi
vào chân đế của chính họ (phần bao của hai chân tiếp xúc với mặt đất). Động tác
chúi người về phía trước là để trọng tâm của người rơi vào chân đế của chính
người ấy
Ví dụ 4: Lí giải tại sao người làm vườn khi vung cuốc, người thợ rèn khi vung
búa, người bổ củi khi vung rìu... đều thực hiện gập tay ở khớp khuỷu, còn khi
giáng cuốc, đập búa, giáng rìu... thì lại vươn tay ra (duỗi tay ở khớp khuỷu)? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Trong tư thế gập tay ở khớp
khuỷu, khoảng cách giữa khớp vai (tâm quay) và trọng tâm của hệ thống tay và
công cụ, tức bán kính quán tính giảm đi, nhờ đó mà mô men quán tính của hệ
thống giảm, làm cho cử động được phát động dễ dàng. Ngược lại, vươn hai tay
ra, làm cho hệ thống tay và công cụ càng dài càng tốt, nhờ đó vận tốc dài của
chuyển động quay tăng lên và động năng sinh ra sẽ lớn, làm cho lao động có
hiệu quả hơn. Chuyển động của cuốc và tay người có thể xem như một chuyển
động quay.
* Bài các định luật bảo toàn :
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Nắm được nội dung các định luật bảo toàn
+ Nắm được sự chyển hóa năng lượng
+ Vận dụng vào thực tế
Ví dụ 1 : Một số nạn nhân ngã hoặc buộc phải nhảy từ các nơi cao xuống đất
(Ví dụ: Nhảy ttrên lầu cao của một toà nhà cao tầng đang bốc cháy) nếu may

mắn rơi trúng một vật mềm (như một tấm nệm dày chẳng hạn) hoặc trong khi
rơi vướng phải các cành cây và làm gãy chúng trước khi chạm đất thì có nhiều
cơ may sống sót. Tại sao như vậy? [2]
7


Khi rơi xuống tấm nệm dày , lực va chạm giảm bớt nhờ thời gian va chạm
(Hoặc đoạn đường va chạm ) được gia tăng. Nếu bám được vào ống máng và
làm gãy nó thì một phần động năng rơi đã bị tiêu hao vào công làm gãy ống
máng .
* Bài hiện tượng căng bề mặt:
Chuẩn kiến thức kỹ năng của bài :
+ Hiểu cấu trúc chất lỏng
+Giaỉ thích được một số hiện tượng thuộc hiện tượng căng bề mặt.
Ví dụ 1: Nhỏ mấy giọt dầu vào nước trong ,bạn sẽ thấy lập tức chúng loang ra
thành một màng mỏng nổi trên mặt nước. Cho dù bạn có khuấy mạnh đến đâu
chúng cũng không hòa tan làm một . Vì sao vậy ? [2]
Sức căng bề mặt của các loại chất lỏng không giống nhau: Của dầu nhỏ
hơn của nước .Khi dầu rơi vào nước ,nước co lại hết mức nên đã kéo dầu dãn ra
thành một màng mỏng nổi lên trên. Tỷ trọng của dầu lại nhỏ hơn nước rất nhiều
nên có dùng sức khuấy như thế nào dầu cũng không hòa tan được .
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Thông qua ví dụ này giúp các em
hiểu khi có đám cháy xăng dầu không được dập lửa bằng cách đổ nước mà phải
dùng các vật liệu khó cháy chùm lên
Ví dụ 2: Dưới áp suất lớn, những chiếc bình ga nếu phát nổ sẽ rất nguy hiểm.
Nhưng những bình đựng chất lỏng ấy mặc dù dưới áp suất cực lớn, khi nổ lại
không nguy hiểm gì? Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt này? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi bình đựng chất lỏng nổ, áp
suất giảm nhanh về không, nó không gây sự phá hoại lớn. Khi bình ga nổ, thể
tích khí tăng lên nhanh chóng do áp suất giảm mạnh, các mảnh của nó thu được

vận tốc lớn có thể gây sức công phá lớn.
Thiết nghĩ nếu một bài giảng vật lý chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin
,cung cấp công thức và làm bài tập học sinh sẽ rất nhàm chán . Một số em tiếp
nhận kiến thức mang tính thụ động ,không biết vận dụng vào thực tế , một số em
khác thì cho rằng môn này giống như môn khoa học hàn lâm khó quá , khô khan
quá nhưng nếu giáo viên biết khơi gợi , biết tổ chức , hình thành cho các em tính
tự chủ , tư duy tìm tòi , khám phá các em sẽ yêu quý môn học này vô cùng.
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ 11:
* Bài điện tích – định lật Cu lông :
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Đặc điểm lực tương tác tĩnh điện
+ Vận dụng công thức để làm bài tập
Ví dụ 1: Các ôtô chở xăng dầu có khả năng cháy nổ rất cao. Khả năng này xuất
phát từ cơ sở vật lí nào? [2]
Cơ sở vật lí: Các vật nhiễm điện trái dấu có thể phóng tia lửa điện qua
nhau. Xe chở xăng dầu khi chuyển động, xăng dầu cọ xát nhiều với bồn chứa
làm chúng tích điện trái dấu. Khi điện tích đủ lớn chúng sẽ phóng tia lửa điện
gây ra cháy nổ.
8


Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Thực tế, để chống cháy nổ do
phóng điện, người ta thường dùng một dây xích sắt nối với bồn chứa và kéo lê
trên đường. Đây là biện pháp nối đất cho các vật nhiễm điện để chống sự phóng
tia lửa điện của chúng
Ví dụ 2: Vì sao người ta thường xuyên kiểm tra và đổ nước thêm cho các ắcquy
của xe máy, xe ôtô? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi nạp điện cho ắc qui, nước
bị phân tích thành hiđrô và oxi, còn axit không đổi, do đó nồng độ dung dịch
tăng dần, lượng nước giảm dần, không những dung dịch càng trở nên đậm đặc

hơn có hại cho ắc qui mà các cực lại không được nhúng ngập hết trong dung
dịch, khả năng tích điện sẽ giảm. Vì vậy khi sử dụng ắc qui cần kiểm tra mức
dung dịch để đổ thêm nước cho kịp thời.
Ví dụ 3: Vì sao chim bay khỏi dây điện cao thế khi người ta đóng mạch điện [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi đóng dòng điện cao thế, trên
lông chim xuất hiện các điện tích tĩnh điện, do đó lông chim dựng đứng lên và
tách ra. Điều đó làm chim sợ và bay khỏi dây điện.
Ví dụ 4: Trong sản xuất và đời sống ta thường nghe các thuật ngữ: “sơn
thường” và “sơn tích điện”. Vậy bản chất của sơn tích điện là gì? Sơn này có ưu
điểm gì so với các loại sơn khác? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Sơn tích điện là loại sơn đã được
làm nhiễm điện. Thực tế khi sơn những vật cần lớp sơn bảo vệ (như sơn ôtô, xe
máy ... ) người ta tích điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn. Làm vậy sơn sẽ bám
chắc hơn vào vật cần sơn.
* Bài điện trường , cường độ điện trường :
Ví dụ 1: Tác dụng chính của cột thu lôi (chống sét) có phải là “vật hứng sét”
thay cho các vật khác không? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Không, tác dụng chính của cột
thu lôi là làm giảm khả năng phát sinh ra sét cho một diện tích rộng xung quanh
cột thu lôi. Cột thu lôi là một cột kim loại nhọn được nối cẩn thận với đất và gắn
chặt lên chỗ cao nhất của công trình cần được bảo vệ. Cột thu lôi có thể bảo vệ
cho một diện tích rộng xung quanh nó (kích thước gấp đôi chiều cao của cột).
Tác dụng chống sét của cột thu lôi : Dựa trên hiện tượng rò điện từ mũi nhọn.
Khi cường độ điện trường ở gần mặt đất lớn, ở đỉnh cột thu lôi xảy ra hiện tượng
phóng điện quầng và do sự phát sinh “gió điện” mà không khí ở gần cột thu lôi
bị ion hóa mạnh trở lên dẫn điện tốt. Vì thế cường độ điện trường bên trong cột
thu lôi giảm đi, làm giảm khả năng phát sinh ra sét ở khu vực đó. Tuy nhiên, với
những cơn giông lớn, sét vẫn có thể đánh vào cột thu lôi. Nhưng trong trường
hợp này, các điện tích của sét sẽ đi qua cột thu lôi xuống đất nên không gây thiệt
hại cho công trình cần được bảo vệ.

*Bài dòng điện trong các môi trường:
Ví dụ 1. Trong các cơn giông, thỉnh thoảng có hiện tượng sét, đó là sự phóng tia
lửa điện từ đám mây tích điện xuống đất. Hỏi trong hiện tượng sét, các êlectrôn
đã được phóng thế nào: Từ đám mây xuống đất hay từ đất lên mây? [2]
9


Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Từ đám mây xuống đất
Ví dụ 2: Sét đánh có thể làm hỏng các công trình xây dựng, nhà cửa... Hãy
tưởng tượng chiếc ôtô đang chuyển động trên đường vắng mà gặp một cơn
giông, người ngồi trong xe ôtô có nguy cơ bị sét đánh không? Tại sao? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :Người ngồi trong xe ôtô sẽ không
bị sét đánh, vì xe ôtô đóng vai trò như một màn chắn tĩnh điện (Lồng Farađay).
PHẦN ĐIỆN HỌC :
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Nắm được dòng điện là gì , qui ước , chiều
+ Nắm được sự biến đổi năng lượng trong mạch
+ Vận dụng các công thức để làm bài tập .
Ví dụ 1: Bàn là, ấm đun nước bằng điện bị hở một chút khi sử dụng rất dễ bị
điện giật do chạm vào vỏ của nó, mỗi khi như thế, ta chỉ cần đổi đầu phích cắm
là có thể an toàn. Cách làm này dựa trên cơ sở nào? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Khi dụng cụ điện bị chạm mát
thì ở một trong hai đầu mạch điện trong dụng cụ đã có một chỗ cách điện không
tốt, làm cho đầu đó bị nối tắt với vỏ máy. Khi cắm phích cắm vào ổ điện, nếu
chính đầu ấy được nối với dây nóng thì chạm tay vào vỏ ta sẽ bị giật. Nếu đổi
đầu phích, chỗ chạm mát nối với dây nguội, thì khi chạm vào vỏ máy ta không
bị giật.
Ví dụ 2: Một người dùng một chiếc đũa tre, xẻ 2 rãnh cách nhau chừng 5 mm
rồi kẹp vào đó 2 lưỡi dao cạo râu, sao cho 2 lưỡi dao này không chạm nhau. Nối
2 lưỡi dao bằng 2 đoạn dây điện. Nhúng ngập chúng vào một cốc nước (nước

giếng thông thường) và cắm 2 đầu dây vào ổ cắm điện. Sau một thời gian ngắn
nước trong cốc sẽ sôi. Hãy giải thích hiện tượng trên? Có nên dùng nước này để
uống hay pha trà không? Tại sao? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Trong nước giếng bao giờ cũng
có những tạp chất, đặc biệt là muối hoà tan, do sự phân li muối thành những ion
dương và âm, chúng trở thành các hạt mang điện và tạo thành dòng điện trong
nước. Dòng điện này gây ra tác dụng nhiệt, làm nước nóng và sôi được. Nước
hàng ngày uống luôn có chất muối khoáng, có tác dụng tốt cho sự tiêu hoá. Nếu
đun nước theo kiểu trên các ion tới 2 bản kim loại sẽ bám vào đó và không trở
lại dung dịch nữa, nghĩa là nước trở nên nghèo chất hoà tan uống vào không
giúp gì cho sự tiêu hoá. Nói chung không nên uống nước đun sôi theo kiểu này.
Ví dụ 3: Ổ cắm điện trong gia đình có 2 lỗ: Một lỗ nối với dây nóng (thử bằng
bút thử điện thấy đèn sáng), lỗ thứ hai nối với dây nguội (thử bằng bút thử điện
thấy đèn không sáng), nghĩa là hai lỗ này về bản chất là khác nhau. Thế nhưng
tại sao khi cắm điện sử dụng các dụng cụ điện như bếp điện, bàn là, quạt... Ta lại
không quan tâm đến điều đó, cắm xuôi hay ngược các dụng cụ đều hoạt động
được. Hãy giải thích điều dường như vô lí này? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Các dụng cụ sử dụng dòng điện
xoay chiều đều có chung đặc điểm giống nhau: Hai cực của mỗi dụng cụ cứ lần

10


lượt dương rồi lại âm liên tục, nên ta không cần phải quan tâm đến thứ tự này
mà muốn cắm xuôi ngược thế nào cũng được.
Ví dụ 4: Nhiều người thợ sửa tivi, vô ý đã bị điện giật ngay cả khi tivi đã được
tắt và rút điện ra khỏi ổ cắm tương đối lâu. Tại sao lại như vậy? Hãy nêu một
biện pháp an toàn giúp họ không bị điện giật nữa?
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Ti vi lúc hoạt động cần có một
hiệu điện thế rất cao (hàng vạn vôn). Trong ti vi có rất nhiều tụ điện, một số tụ

được mắc vào hiệu điện thế cao đó. Khi tắt máy các tụ vẫn còn tích điện trong
một thời gian khá lâu. Nếu đụng vào chúng trong điều kiện chân nối đất, điện
tích của tụ sẽ phóng qua người xuống đất. Điện tích của tụ không lớn nhưng thời
gian phóng điện rất nhanh, dòng điện qua người có thể có cường độ đủ lớn để
làm nguy hiểm đến tính mạng. Để an toàn khi mở ti vi để sửa, những người thợ
thường nối đất cho các bản tụ.
*Bài điện năng ,công suất điện :
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các
đại lượng liên quan và ngược lại.
+ Giải được các bài tập liên quan đến điện năng và công suất điện,
+ Biết cách vận dụng định luật Jun-Len xơ để giải các bài tập.
Ví dụ 1: Trình bày các biện pháp tiết kiệm năng lượng . Ở gia đình em, em đã
thực hiện tiết kiệm điện năng như thế nào? [3]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Tiết kiệm năng lượng hôm nay vì
thế hệ mai sau.
1. Hạn chế dùng bóng đèn dây tóc trong chiếu sáng.
2. Tiết kiệm điện bảo vệ môi trường.
3. Hãy tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
4. Vì lợi ích của quốc gia, vì lợi ích của mỗi gia đình, mọi người hãy tiết kiệm
điện.
5. Sử dụng điện, an toàn và tiết kiệm.
Các biện pháp tiết kiệm ở gia đình:
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ điện lớn (máy điều hòa, bình nước
nóng, bàn là điện…) trong thời gian cao điểm của hệ thống điện (từ 17 giờ đến
21 giờ hàng ngày);
+ Khuyến khích sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện như: bóng compact
hoặc bóng đèn huỳnh quang , chấn lưu có hiệu suất cao;
+ Dùng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời;
+ Dùng thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, ngắt các thiết bị điện không

sử dụng ra khỏi nguồn điện.
+ Tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
* Bài thấu kính :
Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Nắm được đặc điểm từng thấu kính
+ Vận dụng đăc điểm từng loại thấu kính vào thực tế
11


Ví dụ 1: Giả sử bạn bị lạc trên một băng đảo và quên mang theo diêm hoặc bật
lửa, xung quanh bạn chỉ có băng tuyết và những cành củi khô. Hãy nêu một cách
để lấy được lửa trong điều kiện như vậy? [2]
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy : Ở đây bạn phải sử dụng một
nguyên lí trong quang học, đó là kính lồi có thể hội tụ ánh sáng. Đắp băng thành
những chiếc kính lồi lớn, trong suốt rồi đặt nghiêng hứng ánh sáng Mặt Trời.
Khi ánh sáng đi qua chiếc kính băng này nó sẽ không hâm nóng băng mà năng
lượng được tụ lại vào một điểm nhỏ có thể tạo ra lửa.
ĐỐI VỚI LỚP 12
* Bài sóng âm :
Chuẩn kiến thức kỹ năng
+ Hiểu sóng âm là gì .
Lồng ghép kỹ năng sống thông qua bài dạy :
Ví dụ 1:(Ma) Con người nghe được âm thanh trongtần số từ khoảng 20 đến
20.000 Hz. Những tiếng ồn có tần số nhỏ hơn 20 Hz được gọi là sóng hạ âm , nó
hình thành từ các cơn bão ,gió hoặc thậm chí trong các thiết bị hằng ngày .Con
người có thể cảm nhận được những đợt sóng này , đặc biệt là sóng hạ âm từ dạ
dày của chính mình nó tạo ra cảm giác tích cực hoặc tiêu cực như sợ hãi hoặc
cảm thấy bất an . Khi sóng hạ âm dao động ở tần số 19 Hz, gần bằng với tần số
cử động nhãn cầu trên mắt con người (khoảng 20Hz) sẽ gây nên hiện tượng
cộng hưởng, khiến con người nhìn thấy hình ảnh ma không có thực

Sóng hạ âm cũng là nguyên nhân tạo nên nhiều địa điểm huyền bí, ma quái.
Những cơn gió mạnh thổi vào các bức tường trong tòa tháp cổ tạo ra sóng hạ
âm. Khi sống ở tòa tháp con người sẽ nghe thấy tiếng gió gào thét dọc hành lang
hoặc tiếng bước chân rùng rợn trong ngôi nhà. [3]
Điểm lạnh: ( Ma nhập ) Đây là hiện tượng đáng sợ khi một người nào đó đang
đứng trong nhà thì đột nhiên cảm thấy có khí lạnh xung quanh. Tuy nhiên, nếu
người đó bước sang trái hay sang phải vài bước thì nhiệt độ trở lại bình thường,
các nhà cận tậm lý gọi đây là điểm lạnh. Theo những người tin vào thuyết có
ma, điểm lạnh xuất hiện khi con ma xuất hiện trong lớp không khí mỏng. Con
ma cần năng lượng để hiện hình, nó thu hút nhiệt từ môi trường xung quanh và
mọi người sợ hãi khi nhìn thấy chúng
Tuy nhiên, các nhà khoa học có một lời giải thích đơn giản hơn. Khi những
người hoài nghi điều tra ngôi nhà bị ma ám, họ thường tìm thấy không khí mát
mẻ vào ngôi nhà thông qua ống khói hoặc cửa sổ. Nhưng ngay cả khi căn phòng
khép kín vẫn có lời giải thích hợp lý. Nếu một khối không khí khô đi vào căn
phòng ẩm ướt, khối không khí khô bay dưới thấp kết hợp với khối không khí ẩm
hơn trên trần nhà sẽ tạo ra một dòng khí xoáy đối lưu. Người đứng ở đó có ấn
tượng về một điểm lạnh vì làn da cảm thấy mát hơn . [3]
* Bài hiện tượng phát quang .
12


Chuẩn kiến thức kỹ năng :
+ Nắm được hiện tượng phát quang là gì
+ Các dạng của phát quang
Ánh sáng đom đóm :(Hiện tượng ma trơi)
Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên
mặt đất là một vệt dài,vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn.
Như vậy, ánh sáng đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ
không phải là quá trình sinh học .

Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật
chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi
Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm
này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt.Ánh sáng của đom
đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu
trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên
trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản
quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài .
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách
rời nhau, chúngchỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng.
Nhưng khi ở cạnh nhau, menluciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá
luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháyluciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra
quang năng. Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì
chúng tự khống chế việc cungcấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện
được lâu dài . [3]
Vấn nạn đáng lo ngại và báo động hiện nay đó là do trình độ dân trí thấp ,
kể cả học cao nhưng chưa hiểu tới nơi tới chốn về các hiện tượng tự nhiên nên
một bộ phận không nhỏ bị kẻ xấu lợi dụng lừa bịp , truyền bá tư tưởng xấu ,gây
hoang mang dẫn đến mê tín dị đoan , gây tốn tiền hao của , tan của nát nhà. Vậy
nên nếu thông qua các bài vật lý trên lớp giáo viên có thể trang bị cho các em
một phần kỹ năng sống , kỹ năng ứng phó , khả năng hiểu biết khoa học về các
hiện tượng tự nhiên sẽ gíup các em nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân
, gia đình và xã hội .
3.3 Kết quả của sáng kiến
Lớp

Sĩ số

B4
34

B5
36
Tỉ lệ
phần
B4
trăm
Tỉ lệ
phần
B5

Nắm
thức
34
36

kiến Vận dụng giải Vận
dụng
thích tốt
thực tế tốt
26
26
27
27

Vận
dụng
thực tế khá
8
9


100%

76,47%

76,47%

23,53%

100%

75%

75%

25%
13


trăm
Bảng thống kê có thể cho thấy:
• Học sinh đã có sự chuyển biến tích cực trong việc vận dung bài giảng vào
thực tế .
• Kỹ năng mềm của các em trong việc thích ứng với đời sống xã hội tăng
đáng kể
• Biết hòa nhập với sự phát triển chung của xã hội không còn được gọi là
sản phẩm “ Gà công nghiệp ’’ mà chúng ta thường lo lắng
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Tôi vận dụng các kiến thức này vào bài giảng không tham vọng các em giải
thích và hiểu hết tất cả các hiện tượng vật lý mà chỉ đơn giản tôi muốn góp một

phần nhỏ bé vào việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em thông qua các bài
giảng vật lý trên lớp. Để sau này khi các em rời ghế nhà trường ra ngoài đời
sống thực tế , ngoài xã hội các em biết vận dụng kiến tức đã học trong nhà
trường để giảm thiểu tai nạn , giảm thiểu khả năng khó thích ứng ,tạo cho mình
kỹ năng sinh tồn , khả năng hợp tác , đồng đội ,có những hiểu biết nhất định về
các hiện tượng tự nhiên để tránh bị lừa gạt vào mê tín dị đoan nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc cho bản thân , gia đình và xã hội .
Do kiến thức vật lý là bao la, thời gian còn hạn hẹp nên tôi mới chỉ góp
một phần nhỏ bé vào việc “ trồng người ’’. Tôi hi vọng rằng mỗi giáo viên , mỗi
môn học sẽ là vô số các tuyên truyền viên cùng chung tay trang bị cho các em
kỹ năng sống tối thiểu ,một hành trang đa dạng để vào đời .Nhà trường ,giáo
viên tạo cho xã hội một công dân hoàn thiện về mọi mặt.
2. Kiến nghị :
Về sách giáo khoa :
+ Lồng ghép , tích hợp các câu hỏi tình huống , các trường hợp thực tế vận
dụng kiến thức vật lý để trang bị cho các em kiến thức tối thiểu về kỹ năng sinh
tồn , kỹ năng thích ứng trong mọi tình huống .
Về phía nhà trường :
+ Nhà trường ngoài việc cho học sinh học trên lớp sẽ tổ chức nhiều hơn các
buổi học ngoại khóa , các buổi nói chuyện , giao lưu để thông qua đó các em rèn
luyện được kỹ năng sống cơ bản cho mình .
Về phía sở giáo dục :
+ Sở tổ chức nhiều hơn các khóa học bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giáo viên
và thông qua giáo viên học sinh sẽ được trang bị cho mình thêm nhiều kỹ năng
sống.
+ Phát động nhiều phong trào người tốt việc tốt thông qua kiến thức đã học ,
liên kết các môn qua các buổi sinh hoạt tập thể .
+ Sở GD&ĐT đăng nhiều đề tài vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng sống
của các trường để giáo viên có thể trau dồi và học tập .


14


Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VI

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến này

Lê Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nội dung 35 BDTXTHPT: Giáo dục kĩ năng sống cho HS THPT.
2. 500 câu hỏi và bài tập định tính vật lý – Tác giả : Nguyễn quang Đông
3. Nguồn internet.
4. Sách giáo khoa vật lý 10,11,12

15



×