Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

giáo án bám sát môn Ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.51 KB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT VÂN CÔC

GIÁO ÁN BÁM SÁT
NGỮ VĂN 11
Người soạn: Hoàng Thị Huyền
Tổ: Văn


Tiết 1

HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN HỌC TRUNG ĐẠI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Năm được một cách hệ thống các tác phẩm trong chương trình văn học trung
đại trong chương trình ngữ văn 10
B. NỘI DUNG
Stt

Tác phẩm – tác giả

Thể loại

Nội dung

1

Tỏ lòng (Thuật hoài) – Thất ngôn tứ Vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc hiên
Phạm Ngũ Lão
tuyệt (chữ Hán) ngang lẫm liệt với lý tưởng và nhân cách
lớn lao; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh


khí thế hào hùng

2

Cảnh ngày hè (BKCG – Thất ngôn xen Vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và
43) – Nguyễn Trãi.
lục ngôn (chữ tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu dân,
Nôm)
yêu nước của Nguyễn Trãi.

3

Nhàn – Nguyễn Bỉnh Thất ngôn bát Quan niệm sống nhàn, vẻ đẹp nhân cách
Khiêm
cú (chữ Nôm) của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4

Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Thất ngôn bát Sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận
Tiểu Thanh kí) – cú (chữ Hán)
nàng Tiểu Thanh có tài năng văn chương
Nguyễn Du
mà bất hạnh.

5

Vận nước (Quốc tộ) –
Pháp Thuận.

6


Cáo bệnh, bảo mọi Kệ - văn phật Lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác
người (Cáo tật thị giáo (chữ Hán) giả trước sự hữu hạn của kiếp người và sự
chúng) – Mãn Giác
tuần hoàn của tự nhiên.

7

Phú sông Bạch Đằng Phú (chữ Hán)
(Bạch Đằng giang phú)
– Trương Hán Siêu.

Sự hoài niệm về quá khứ, niềm tự hào về
truyền thống của dân tộc và tư tường nhân
văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị
trí của con người trong lịch sử.

8

Đại cáo bình Ngô (Bình Cáo (chũ Hán)
Ngô đại cáo) – Nguyễn
Trãi

Bản tuyên ngôn độc lập, tố cáo tội ác kẻ
thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, khẳng định sức mạnh của lòng
yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa.

9


Tựa “Trích diễm thi Tựa (chữ Hán)

Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm trong

Quan niệm của tác giả về vận nước “như
đằng lạc – dây mây cuốn”, quan niệm sống
“vô vi”


tập” –
Lương

Hoàng

Đức

việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.

10

Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia – Thân
Nhân Trung

Vai trò to lớn của hiền tài đối với đất nước,
ý nghĩa to lớn của việc khắc bia.

11

Hưng Đạo đại vương Sử kí

Trần Quốc Tuấn (trích
Đại Việt sử kí toàn thư)
– Ngô Sĩ Liên.

Tài năng và đức độ của người anh hung
Trần Quốc Tuấn.

12

Thái sư Trần Thủ Độ

Vẻ đẹp phẩm chất của Trần Thủ Độ

13

Chuyện chức phán sự Truyền kì (chữ Tính cách dũng cảm của nhân vật Tử Văn
đền Tản Viên – Nguyễn Hán)
– đại diện cho chính nghĩa.
Dữ

14

Tình cảnh lẻ loi của Khúc
người chinh phụ (trích (bản
Chinh phụ ngâm)
Nôm)

15

Trao

duyên
(trích Thơ lục bát
Truyện Kiều) – Nguyễn
Du

Cuộc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy
Vân, qua đó thấy được tình yêu và bi kịch
của Kiều.

16

Nỗi thương mình

Tình cảnh trớ trêu mà Kiều phải đương
đầu và ý thức về phẩm giá.

17

Chí khí anh hùng

Tính cách và lí tưởng anh hùng của Từ
Hải.

18

Thề nguyền

Kiều sang nhà Kim Trọng làm lễ thề
nguyền, qua đó chi thấy sự chủ động,
mạnh mẽ, chung thủy của Kiều trong tình

yêu.

ngâm Nỗi đau khổ của người chinh phụ phải
dịch sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi lứa.


Tiết 2

LUYỆN TẬP: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Rèn luyên kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của
đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê
Hữu Trác).
Gợi ý:
1. Phân tích đề:
- Bài làm phải cho người đọc thấy rõ: Đoạn trích đã phản ánh
được những điều đúng với sự thật về phủ chúa, về triều đại vua
Lê chúa Trịnh và về xã hội phong kiến suy tàn thời đó nói
chung. Đó là những sự thật sâu sắc, có thể giúp người đọc nhận
ra bản chất của một chế độ mục ruỗng, xấu sa. Việc phản ánh
những sự thật sâu sắc đó đã làm nên một trong những giá trị cơ
bản của đoạn trích.
- Bài làm không thể viết về những nội dung nằm ngoài giá trị
hiện thực (ví dụ: thái độ coi thường danh lợi của Lê Hữu Trác).
Nếu viết thế, bài sẽ bị lạc đề, do những nội dung ấy không có ở

đề bài.
- Bài làm phải tập trung làm rõ giá trị hiện thực sâu sắc của một
đoạn trích cụ thể. Những ý và dẫn chững ở các tác phẩm khác,
các đoạn trích khác chỉ được thừa nhận khi nhờ chúng mà sự
phân tích, đánh giá về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích
Vào phủ chúa trịnh trở nên sáng tỏ hơn.
- Đề bài không yêu cầu người viết phải phát biểu cảm nghĩ của
bản thân. Vì thế, anh (chị) không thể nhắc lại ý kiến của các thầy
cô giáo hay các nhà nghiên cứu, phê bình (cho dù đấy đúng là
những ý kiến xác đáng, lí thú và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu
của đề bài), chừng nào những ý kiến ấy chưa biến thành những
suy nghĩ và cảm xúc thật của chính mình. Nhưng anh (chị) cũng
có quyền nêu những ý kiến đánh giá, bàn bạc của riêng mình,
miễn là các ý kiến ấy chân thành và hợp lí.


2. Lập dàn ý:
- Dàn ý của bài làm nên gồm ba phần chính, đúng với bố cục
phổ biến của bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.
- Trong phần thân bài, cần nêu được các ý chính sau:
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã:
+ Vẽ ra một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền
quý đến mức một người từng sống ở kinh thành như Lê Hữu
Trác đã không ít lần phải sửng sốt, ngạc nhiên.
+ Dựng lên trước mắt người đọc chân tướng của một tầng lớp
trống trị ốm yếu, thiếu sinh khí, sống sau những lớp màn che
tăm tối, cách xa hẳn với cuộc đời lành mạnh, tự nhiên.
+ Cho chúng ta nhận ra diện mạo của một chế độ xã hội phi lí,
đang bị đào thải.



Tiết 3

LUYỆN TẬP: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Củng cố kiến thức về bài học từ ngôn ngữ chung đến lời nói các nhân.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập 1

Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
Ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp
Rơi

Rơi…
(Trần Đăng Khoa, Mưa)

Trong đoạn thơ sau đây, từ ngữ đều thuộc ngôn ngữ chung,
quen thuộc với mọi người, nhưng cách kết hợp từ ngữ theo
một biện pháp tu từ nhất định là sáng tạo riêng của tác giả.
Hãy phân tích và làm sáng tỏ điều đó.
Gợi ý:
Lời thơ của Trần Đăng Khoa là một dạng lời nói các nhân.
Trong đó tất cả các từ ngữ đều quen thuộc với mọi người,
nghĩa là nằm trong vốn từ ngữ chung của xã hội. Nhưng tác
giả đã có cách dùng riêng:
- Nhân hóa các vật thể như chớp, sấm, cây dừa, ngọn mùng
tơi; dùng nhiều từ ngữ vốn chỉ đặc điểm, hoạt động của con
người cho các vật thể: rạch, ghé, khanh khách cười, sải tay
bơi, nhảy múa,… Nhờ thế, các vật thể có cuộc sống và tình
cảm như con người.
- Lời thơ được ngắt thành những nhịp ngắn thích hợp với sự
miêu tả những hoạt động, trạng thái riêng biệt, nhanh, mạnh
của sự vật, hiện tượng.
Bài tập 2
Những từ ngữ quen thuộc với mọi người nhưng được tác giả
dùng theo nghĩa mới, cách kết hợp mới; phân tích sự sáng tạo
của cá nhân tác giả.
a.

Mưa đổ bụi êm đềm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

(Anh Thơ, Chiều xuân)
Dùng các từ biếng lười, nằm mặc kết hợp với từ đò, từ đứng


kết hợp với từ quán theo biện pháp nhân hóa. Tác dụng: biến
các vật thể vô tri thành có tâm hồn, cảm xúc
b.

Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Cái độc đáo của hai câu thơ là dùng các từ chỉ tác dụng đo
đếm vật thể (đong, lắc, đầy) để kết hợp với từ sầu (chỉ trạng
thái tâm lý bên trong), làm cho trạng thái tâm lí vốn trừu
tượng hiện ra một cách cụ thể , có thể cảm nhận băng cảm
giác.
c.

Gì sâu bằng những trưa hưu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Đâu những lưng còng xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
- Dùng từ sâu vốn chỉ đặc điểm không gian cho lĩnh vực thời
gian (trưa).
- Kết hợp từ hy vọng với bùn để thể hiện ý nghĩa: bùn sẽ
mang lại mùa màng tốt tươi, từ đó có thể khái quát: những cái

đơn sơ, thô kệch vẫn có thể mang lại hương thơm cho cuộc
sống.
- Bàn tay vãi giống: từ nghĩa đen là bàn tay vãi hạt giống trên
đồng ruộng dẫn đến nghĩa bóng là bàn tay gieo sự sống mới
cho đời.

Tiết 4


LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Rèn kỹ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích về tác phẩm thơ.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập 1
Từ cách hiểu về lập luận phân tích nói chung, hãy trả lời
câu hỏi: Thế nào là phân tích thơ?
Gợi ý:
Có thể hiểu phân tích thơ là đi sâu vào từng phương diện
(hình thức và nội dung) của bài thơ để chỉ ra giá trị nội
dung và nghệ thuật của bài thơ đó. Chẳng hạn, phải xem
xét phương diện ngữ âm, nhịp điệu hay tu từ,… của bài
thơ có gì đặc sắc? Vai trò và tác dụng của các yếu tố đó
trong việc làm nổi bật nội dung và cảm xúc của tác giả?
Bài tập 2
Viết đoạn văn phân tích nét đặc sắc về nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật của các câu thơ:
- Cũng cờ cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai.
(Nguyễn Khuyến)
- Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
(Trần Tế Xương)
- Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.
(Nguyễn Đình Chiểu)
Gợi ý:
Xem xét các câu thơ nêu trong bài tập, các tác giả đã sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc biệt:
- Âm hưởng
- Nhịp điệu


- Từ ngữ
- Hình ảnh
- Tu từ

Từ đó phân tích giá trị của các yếu tố hình thức này trong
việc làm nổi bật nội dung cảm tư tưởng của câu thơ, đoạn
thơ. Khi phân tích cần đặt câu thơ, đoạn thơ đó trong toàn
bài thơ đã học.

Tiết 5

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ ĐIỂN CỐ
THỰC HÀNH NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Làm bài tập luyện tập về thành ngữ điển cố và nghĩa của từ trong sử dụng.

B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập 1
Tìm thành ngữ được dùng trong các câu sau và phân tích
giá trị nghệ thuật của chúng.
a. Nó còn mê mình thì nói hươu nói vượn, lấy nó rồi, nó
lại chán ngay đấy…
(Nguyễn Đình Thi, Vỡ bờ)
Nói hươu nói vượn: nói nhiều và toàn chuyện ba hoa,
không có thật.
b. Pha kể đầu đuôi cái tai bay vạ gió mà mình vừa bị cho
anh rể nghe.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
Tai bay vạ gió: tai họa xảy ra bất ngờ, không lường được.
c. Ba mày và tai chí thú tới vậy, bây giờ đầu hai thứ tóc
sống nhờ đất nước, ông bà.
(Phan Tứ, Mẫn và tôi)


Đầu hai thứ tóc: không còn trẻ nữa, trên đầu tóc bạc xen
tóc đen.
d. Công tiếc công cốc mò cò ăn, đi chơi nhởi làm chi, mặt
trắng phủi tay nhơ mặt nạ.
(Nguyễn Du, Văn tế sống Trường Lưu nữ sĩ)
So sánh với cách dùng từ ngữ thông thường, thì việc dùng
thành ngữ ở các câu trên đều có một giá trị nghệ thuật
nhất đinh, rõ nhất là tính hình tượng. Chẳng hạn, nếu
dùng tuổi già ở vị trí đầu hai thứ tóc thì nghĩa của câu

không khác nhau nhưng mất đi tính hình tượng
Bài tập 2
Xác định các điển cố được dùng trong đoạn thơ sau và
phân tích tác dụng của cách sử dụng như vây.
Thị thơm thị giấu hoa nhài
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
(Lâm Thị Mĩ Dạ, Truyện cổ nước mình)
Gợi ý:
Đoạn thơ dùng hai điển cố:
- Thị thơm (từ truyện Tấm Cám): sự tích cô Tấm hóa
trong quả thị, mỗi lần bà lão đi vắng thì từ quả thị, cô
bước ra và làm mọi công việc gia đình giúp bà lão. Điển
cố này nói đến hình tượng người hiền lành, chăm chỉ, luôn
được yêu thương. Việc dùng điển cố này còn gợi ra phong
vị cổ tích, phù hợp với nhan đề bài thơ.
- Đẽo cày giữa đường: lấy từ truyện ngụ ngôn cùng tên.
Ý nói: Nếu không độc lập, có chính kiến riêng của mình
thì làm bất cứ việc gì cũng đều không đạt được mục đích.
Việc nhắc gợi điển cố này trong truyện dân gian ngoài ý
nghĩa triết lí về lối sống còn hòa hợp với phong vị truyện
cổ của cả bài thơ.
Bài tập 3
Trong các câu sau, từ đầu chuyển nghĩa để có những
nghĩa như thế nào?


a. Cá kể đầu, rau kể mớ.
(Tục ngữ)

Dùng theo nghĩa gốc: chỉ bộ phận trước hết của con cá có
chứa não.
b. Ngòi đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
(Chinh phụ ngâm)
Chỉ vị trí trước nhất của một khoảng không gian tính từ
cái cầu.
c. Đầu súng, trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí)
Chỉ vị trí trên hết của một vật thể.
d. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
(Tục ngữ)
Chỉ vị trí trước hết của một khoảng thời gian.
e.

Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Chỉ vị trí trên hết của đứa con trong gia đình.
f. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
(Tục ngữ)
Chỉ vị trí trước hết trong diễn biễn của câu chuyện.
→ sự chuyển nghĩa của từ đầu trong những trường hợp
này diễn ra theo phép ẩn dụ. Tất cả đều dựa trên quan hệ
tương đông: vị trí trước hết, trên hết.

Tiết 6

LUYỆN TẬP NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG



A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về nghĩa của từ trong sử dụng.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập 1
Xác định biện pháp chuyển nghĩa của từ trong những câu
sau:
a. Sống trong cát chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.
(Tố Hữu)
Trái tim: chỉ những con người mà cuộc đời là những tấm
gương bình dị, trong sáng, khi sống cũng như khi chết, mặc
dù cuộc đời rất bình dị.
b. Đội du kích có ba mươi lăm tay súng.
Tay súng: chỉ những người du kích, cầm trên tay khẩu súng
đánh giặc.
c. Bạn tôi là một chân hậu vệ vững chắc của đội bóng.
Chân hậu vệ: chỉ cẩu thủ bóng đá chơi ở cị trí hậu vệ.
d. Phát hiện ra vân đề tinh vi ấy, thật là một đôi mắt
sáng suốt.
Đôi mắt: chỉ những người sáng suốt, nhìn ra những điều chi
tiết, tinh vi.
→ có sự chuyển nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể theo
phép hoán dụ: lấy bộ phận cơ thể người chỉ cả con người.
Bài tập 2
Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:

Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ đồng nghĩa với từ cậy: nhờ (không có niềm tin và sự nài
ép)


Từ đồng nghĩa với từ chịu:
- Nhận: sự tiếp nhận, đồng ý bình thường.
- Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với
người trên (ngoan, kính trọng).
Chịu: thuận nhưng có thể không ưng ý, phải nhận lời.

Tiết 7

LUYỆN TẬP: THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: luyện tập việc sử dụng thap tác lập luận so sánh khi viết văn.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập 1
Hãy đọc các đoạn văn sau, chỉ ra cách so sanh và những
nhận xét cụ thể của tác giả.
Đoạn 1: “Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta
nhớ lại bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Hai bài
văn: hai cảnh ngộ, hai thời đại, nhưng một dân tộc. Bài
cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến
công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng

làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là
khúc ca về những người anh hùng thất thế, nhưng vấn
hiên ngang :Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn
kiếp nguyện được trả thù kia…”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc, Tạp chí Văn học, tháng 7 –
1963)
Tác giả so sánh hai tác phẩm nối tiếng trong lịch sử . Đó
là tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Từ đó rút ra
nhận xét: “Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời đại nhưng
một dân tộc”.
Đoạn 2: “Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường


cùng của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc it ai nghĩ
rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong
kiến lại có thể có một nỗi khốn khổ nào hơn những nối
khốn khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo ngật
ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta
liền nhận ra rằng, đây mới là hiện thân đầy đủ của những
khốn khổ tủi nhục nhất của người nông dân ở cùng một
nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại từ nhân
hình đến nhân tính. Chị Dậu bán chó, bán con, bán sữa,…
nhưng chị còn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả
diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ
của làng Vũ Đại.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Nhớ Nam Cao và những bài học
của ông, trong sách Nam Cao – Về tác gia và tác phẩm.
NXB Giáo dục, 2006)

So sánh Chí Phèo với chị Dậu, nhân vật cùng là nông dân,
cùng sống trong xã hội nửa thực dân phong kiến thời ấy.
Từ đó rút ra nhận xét: đây mới là hiện thân đầy đủ những
gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người nông dân cùng
ở một nước thuộc địa.
Bài tập 2
Viết một đoạn văn nghị luận (chủ đề tự chọn) có sử dụng
thao tác lập luận so sánh.


Tiết 8
BÀI TẬP: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Củng cố kiến thức về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. NỘI DUNG
Bài tập: Lập bảng tổng hợp văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng
tháng Tám năm 1945 theo giai đoạn của quá trình hiện đại hóa và theo xu hướng văn
học.
STT

Tác phẩm/ Tác giả

Năm sáng
tác (in)

Giai đoạn HĐH

Xu hướng văn học


1

Hai đưa trẻ (Thạch
Lam)

1938

Giai đoạn thứ ba

Lãng mạn – hiện
thực

2

Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)

1938

Giai đoạn thứ ba

Văn học lãng mạn

3

Hạnh phúc của một
tang gia (Số đỏ - Vũ
Trọng Phụng)

1936


Giai đoạn thứ ba

Văn học hiện thực

4

Chí Phèo (Nam Cao)

1941

Giai đoạn thứ ba

Văn học hiện thực

5

Cha con nghĩa nặng
(Trích – Hồ Biểu
Chánh)

1929

Giai đoạn thứ hai

6

Vi hành (Nguyễn Ái
Quốc)


1923

Giai đoạn thứ hai

Thơ văn cách mạng

7

Tinh thần thể dục
(Nguyễn Công Hoan)

1939

Giai đoạn thứ ba

Văn học hiện thực

8

Vĩnh biệt Cửu Trùng
Đài (trích Vũ Như Tô
– Nguyễ Huy Tưởng)

1941

Giai đoạn thứ ba

9

Lưu biệt khi xuất

dương (Xuất dương
lưu biệt – Phan Bội
Châu)

1905

Giai đoạn thứ nhất

Thơ văn cách mạng

10

Hầu trời (Tản Đà)

1921

Giai đoạn thứ hai

Hiện thực – lãng


mạn
11

Vội vàng (Xuân Diệu)

1938

Giai đoạn thứ ba


Văn học lãng mạn

12

Tràng giang (Huy
Cận)

1940

Giai đoạn thứ ba

Văn học lãng mạn

13

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn
Mạc Tử)

1938

Giai đoạn thứ ba

Văn học lãng mạn

14

Tương tư (Nguyễn
Bính)

15


Chiều tối (Mộ - Trích
Nhật kí trong tù - Hồ
Chí Minh)

16

Lai tân (Hồ Chí
Minh)

17

Từ ấy (Tố Hữu)

18

Nhớ đồng (Tố Hữu)

Văn học lãng mạn

1942

Giai đoạn thứ ba

Thơ văn cách mạng

Thơ văn cách mạng
1937

Giai đoạn thứ ba


Thơ văn cách mạng
Thơ văn cách mạng

Tiết 9

BÀI TẬP: NGỮ CẢNH


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Củng cố thêm kiến thức về ngữ cảnh.
- Có ý thức giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS
Chạy giặc
Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loọan dày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Nội dung bài học
Bài tập 1
Đọc bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu và
cho biết:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Văn cảnh trong bài thơ cho ta hiểu thêm về từ loạn
như thế nào?
Gợi ý:
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chạy giặc: Thực dân
Pháp tấn công vào Sài Gòn – Gia Định, thực hiện
việc xâm chiếm đất nước ta. Chúng đi đến đâu thì
bắn giết, cướp bóc, tàn phá đến đó, gây bao tang tóc
cho nhân dân ta. Nhân dân phải chạy giặc để tránh
thiệt hại về người và của.
- Từ loạn dùng trong văn cảnh bài thơ để nói lên
tình cảnh rối ren do thực dân Pháp bắn giết, cướp
bóc, tàn phá, nhân dân từ con trẻ đến người già cả
phải chạy trốn, còn chưa có người đứng ra dẹp giặc.
Bài tập 2

Vội mừng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp lò đào thêm hương
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

So sánh ngữ cảnh ở hai trường hợp sau, từ đó lí giải
sự khác nhau của hai hình tượng thơ (trăng).
a. Ở đoạn thơ trong Truyện Kiều, ngữ cảnh là buổi
tình tự giữa hai người yêu nhau: Thúy Kiều và Kim
Trọng. Hai người thề nguyền cùng nhau, biểu hiện
sự say đắm trong tình yêu. Vầng trăng sáng tỏ giữa
bầu trời như chứng giám cho mối tình và lời thề

nguyền của họ. Hơn nữa ánh trăng sáng tỏ không
một chút bụi mờ cũng là biểu tượng cho mối tình
trong sáng của họ.
b. Trong bài thơ Ngắm trăng (ở tập Nhật kí trong


Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)

tù), mặc dù cảnh vật rất đẹp, nhưng con người đang
trong tình cảnh mất tự do. Cho nên trăng cũng như
thấu hiểu tình cảnh của con người, ghé vào để sẻ
chia nỗi tù đày của con người.
Hai ngữ cảnh khác nhau, nên cùng một hình tượng
trăng mà sắc thái ý nghĩa khác nhau.
Bài tập 3

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện ước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không,
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.

Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
(Thơ văn Tản Đà, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1993).

Bài thơ Thề non nước của Tản Đà nằm trong một
truyện ngắn cùng tên của ông. Trong truyện ngắn
đó, hai nhân vật nam nữ trẻ tuổi cùng nhau sướng
họa rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thủy. Bài thơ
có đoạn:
Bài thơ được lĩnh hội với ba tầng nghĩa:
a. Thể hiện tình cảm giữa núi non và sông nước.
b. Biểu hiện tình yêu đôi lứa giữa hai nhân vật.
c. Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả và
những người cùng thời với ông.
Hãy căn cứ vào ngữ cảnh (ngữ cảnh hẹp và ngữ
cảnh rộng: lúc đó đất nước ta rơi vào tay giặc Pháp
xâm lược đã mấy chục năm) để lí giải về ba tầng
nghĩa của bài thơ.
Gợi ý:
Khi xét về mối quan hệ giữa ngữ cảnh và nội dung ý
nghĩa ở ba tầng khác nhau, cần chú ý:
- Ngữ cảnh hẹp là bài thơ được đề lên bức tranh sơn
thủy. Hơn nữa bài thơ lại là lời của nước và non nói
với nhau (xưng là nước và non). Do đó hoàn toàn có
thể cảm nhận rằng non và nước là hai nhân vật
(được nhân cách hóa) và bày tỏ cùng nhau trong
hoàn cảnh bị chia li.

- Cùng với ngữ cảnh hẹp, đây là lời đối đáp của hai
người nam và nữ trẻ tuổi (hai nhân vật của truyện
ngắn). Hơn nữa trong bài thơ có những chi tiết như:
nước non nặng một lời thề, những ngóng cùng
trông, khô dòng lệ, chờ mong tháng ngày, xương
mai, tóc mây, tuổi vẫn chưa già,… Cho nên việc


cảm nhận bài thơ với tầng nghĩa thứ hai cũng hoàn
toàn có cơ sở từ ngữ cảnh (gồm cả văn cảnh).
- Ngữ cảnh rộng là bài thơ được Tản Đà sáng tác
vào thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ đã
mấy chục năm. Nỗi đau mất nước đã giày vò nhiều
thế hệ người Việt Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa
nhằm giải phóng đất nước đều bị đàn áp và thất bại.
Nhiều trí thức phải biểu lộ lòng yêu nước bằng
những cách kín đáo, bài thơ dễ được cảm nhận là lời
biểu hiện tấm lòng nhớ nước một cách kín đáo, hàm
ẩn.

Tiết 10

Tìm hiểu thêm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Củng cố và tìm hiểu thêm kiến thức về tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
Bài tập 1

Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này.

GV giao bài tập.

Gợi ý:

HS suy nghĩ, trả lời.

Một số đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù:
- Tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai
nhân vật Huấn Cao – một tử tù và viên quản ngục – người
cai tù trong nhà giam ở chốn tù ngục. Trên bình diện xã hội,
họ hoàn toàn đối lập nhưng trên bình diện nghệ thuật, họ là
tri âm, tri kỉ.
- Nghệ thuật đối lập tương phản: cảnh và người.
- Xây dựng nhân vật: bút pháp lãng mạn, nhân vật được nhìn
nhận từ phương diện tài hoa nghệ sĩ, các nhân vật được đặt
trong mối quan hệ soi sáng lẫn nhau, cách miêu tả gián tiếp.
- Nghệ thuật dựng cảnh tài tình.


- Tạo không khí cổ xưa: câu văn, từ cổ, con người thời dĩ
vãng, chi tiết cổ xưa…; phục chế không khí cổ xưa bằng kĩ
thuật hiện đại.
Bài tập 2
Anh (chị) cảm nhận như thế nào về đoạn văn miêu tả “một
cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ở cuối truyện?
Gợi ý:

HS viết đoạn văn.


Qua đoạn này, hình ảnh Huấn Cao càng trở nên uy nghi lẫm
liệt, giữa “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đây,
thủ pháp đối lập được sử dụng một cách triệt để và đã mang
lại hiệu quả to lớn.

GV kiểm tra, nhận xét, cho - Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ
thuật với mực thơm, lụa trắng, nét chữ tươi tắn,… lại được
điểm.
diễn ra “trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy
mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.
- Kì lạ hơn là sự đối lập giữa hình ảnh kì vĩ của người tù “cổ
đeo gông, chân vướng xiềng” chỉ sáng mai sẽ bị giải về kinh
chịu án tử hình đang ung dung phóng bút tô những nét chữ
tài hoa trên tấm lụa bạch như một nghệ sĩ hoàn toàn tự do, tự
chủ… với hình ảnh xo ro của thầy thơ lại “run run bưng
chậu mực” và hình ảnh viên quản ngục “khúm núm cất
những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ”, rồi “vái người tù một
cái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng
làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Chính
sự đối lập dường như phi lí này đã tạo ra một cảnh tượng mà
tác giả gọi là “xưa nay chưa từng có” trong nhà tù.
- Nhưng cái lạ hơn lại là ở chỗ: thì ra giữa chốn tù ngục bạo
tàn, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị
làm chủ mà chính người tử tù bị xiềng, gông đang làm chủ.
Đây là sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách
cao thượng đối với cái xấu xa, thấp hèn.


Tiết 13


Tìm hiểu thêm về “Chí Phèo” (Nam Cao)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Củng cố kiến thức về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động GV-HS

Nội dung bài học
Bài tập 1
Phân tích hình tượng nhân vật Thị Nở trong truyện ngắn
Chí Phèo.
Gợi ý:
- Trước hết, đây là con người bất hạnh, dị dạng, xấu xí
nhưng thị cũng khao khát hạnh phúc như bao người phụ
nữ bình thường khác. Sau khi gặp Chí Phèo, thị thấy tiếng
“vợ chồng” ngường ngượng mà thinh thích. Như vậy,
chứng tỏ được sống có vợ chồng là niềm mong ước âm
thầm của người đàn bà khốn khổ này.
- Thị Nở là một người tình nghĩa và yêu Chí Phèo một
cách chân thành, mộc mạc. Thấy Chí Phèo ốm, thị nghĩ:
“còn gì đáng thương bằng ốm đau mà nằm còng queo một
mình”. Vì thế, thị tìm cách nấu cháo hành và ân cần múc
cho Chí ăn. Thị sống với Chí năm ngày và hai người “nhất
định là lấy nhau”.
- Điều đáng nói là nếu như ban đầu, thị Nở chỉ khơi dậy
bản năng đàn ông ở Chí Phèo thì sau đó, sự săn sóc ân
tình, giản dị và tình yêu thương mộc mạc của người đàn
bà này đã làm thức dậy bản chất lương thiện lâu nay bị
vùi dập nhưng vẫn không tắt trong Chí Phèo.
Miêu tả với giọng văn như đùa cợt, chế giễu, nhưng

một mặt Nam Cao đã thể hiện thái độ đồng cảm với thị
Nở; mặt khác, ông đã khẳng định mạnh mẽ vai trò to lớn
của người đàn bà này trong việc khiến cho Chí Phèo thức
tỉnh. Thị Nở là nhân vật được xây dựng thành công, góp
phần quan trọng thể hiện chủ đề của tác phẩm, hấp dẫn
người đọc, cho dù đáng tiếc Nam Cao đã bộc lộ một vài
hạn chế nhất định, khi ông miêu tả quá sắc sảo và đậm nét


chân dung biếm họa của nhân vật này.
Bài tập 2
Nêu một số nhận xét về thành công nghệ thuật của tác
phẩm này.
Gợi ý:
- Về mặt nghệ thuật, trước hết Chí Phèo đã ghi nhận thành
công trong việc xây dựng nhân vật, tiêu biểu nhất phải kể
đến nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến. Đây có thể coi là
những nhân vật điển hình sắc nét vừa có ý nghĩa tiêu biểu,
vừa hết sức sinh động, có cá tính độc đáo, gây ân tượng
mạnh cho người đọc. Khi xây dựng những nhân vật ấy,
Nam Cao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu
tả những trạng thái tâm lí phức tạp của nhân vật. (Tiêu
biểu nhất là tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở
và khi tình yêu của nhân vật này bị thị Nở khước từ.)
- Chí Phèo có một lối kết cấu mời mẻ, tưởng như vô cùng
phong phú, thoải mái, không theo trình tự thời gian, lúc
đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược thời gian kể
về lai lịch nhân vật. Tuy vậy, thực chất lại rất chặt chẽ,
logíc.
- Cốt truyện rất hấp dẫn, tình tiết đấy kịch tính và luôn

biến hóa, càng về cuối càng gay cấn, quyết liệt, bất ngờ.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện,
nghệ thuật vừa rất với lời ăn tiếng nói trong đời sống
thường nhật. Giọng điệu của tác phẩm phong phú và biến
hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật cũng rất linh
hoạt, lúc thì trần thuật theo quan điểm của tác giả, lúc thì
trần thuật theo nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo
nhân vật Bá Kiến, thị Nở… Nhà văn có khả năng nhập
vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự
nhiên, linh hoạt.


Tiết 14

THỰC HÀNH: VIẾT BẢN TIN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: Củng cố kiến thức về bản tin, rèn luyện kĩ năng viết bản tin.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS

Nội dung bài học
1. Bài tập 3, SGK tr 163
Chuyển một bản tin thường (trong bài học) thành loại tin
vắn.
Gợi ý:
- Bản tin “ĐỘI TUYỂN Ô-LIM-PÍCH TOÁN VIỆT NAM
XẾP THỨ TƯ TOÀN ĐOÀN”
Trong cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn
ra tại thủ A-ten, Hi Lạp, từ ngày 14 đến 16 tháng 7, đội
tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn. Cả sáu thành viên đội

tuyển đều đạt huy chương: bốn huy chương Vàng, hai huy
chương Bạc.
- Bản tin “THỰC HIỆN HƠN 22 NGHÌN CHUYẾN BAY
AN TOÀN”
Đến ngày 17 tháng 7, Tổng công ti Hàng không Việt
Nam tiếp tục bám sát thị trường hàng không để điều chỉnh
kế hoạch khai thác bay hiệu quả. Tổng doan thu đạt 7690 tỉ
đồng, toàn ngành đã thực hiện hơn 22 nghìn chuyến bay an
toàn.
- Bản tin “BÁN KẾT CÚP BÓNG ĐÁ QUỐC GIA NAM
MĨ BRA-XIN – U-RU-GOAY”
Trong trận bán kết Cúp Bóng đá quốc gia Nam Mĩ, giữa
đội tuyển B-ra-xin và U-ru-goay, ở phút thứ 25, đội tuyển Uru-goay vượt lên dẫn trước 1 – 0. Đội tuyển B-ra-xin san
bằng tỉ số ở những phút đầu tiên của hiệp hai. Trong loạt sút
luân lưu 11 mét, đội Bra-xin thắng 5 – 3 và sẽ tiếp đội tuyển
Ác-hen-ti-na trong trận chung kết.
2. Viết một bản tin (tin thường) về những hoạt động chào
mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.


Tiết 18

LUYỆN TẬP: NGHĨA CỦA CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về hai thành phần nghĩa của câu.
- Biết nhận diện và phân tích hai thành phần nghĩa của câu.
B. NỘI DUNG
Hoạt động GV – HS


GV giao bài tập.

HS làm bài tập.

GV chữa, cho điểm.

Nội dung bài học
Bài tập 1
So sánh ba câu văn sau và cho biết nghĩa sự việc và
nghĩa tình thái ở mỗi câu:
a. Năm nay tôi 19 tuổi.
b. Năm nay tôi mới 19 tuổi.
c. Năm nay tôi đã 19 tuổi.
Gợi ý:
Sự việc mà cả ba câu đề cập đến là “Năm nay tôi 19 tuổi”.
- Câu a thể hiện thái độ trung hòa, khách quan đối với sự
việc.
- Câu b thể hiện sự đánh giá 19 tuổi còn ít, còn trẻ (từ mới).
- Câu c thể hiện sự đánh giá 19 tuổi là nhiều, đã trưởng
thành, đã là người lớn (từ đã).
Bài tập 2
Câu sau đây thể hiện thái độ, sự đánh giá như thế nào của
người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu?
Quả nhiên họ nói có sai đâu!
(Nam Cao, Chí Phèo)
A – Bác bỏ ý kiến của người khác cho rằng họ nói sai.
B – Khẳng định sự việc họ nói không sai.
C – Nhấn mạnh sự việc họ nói không sai.
D – Qua thực tế, khẳng định sự việc họ nói không sai và
bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói sai.

Gợi ý:
Phương án D là đúng nhất.
Nghĩa sự việc của câu là: họ nói không sai.
Câu nói vừa thể hiện thái độ khẳng định của người nói với
việc họ không nói sai, vừa bác bỏ ý kiến cho rằng họ nói
sai. Sự khẳng định của người nói đã được kiểm nghiệm qua
thực tế. Những từ thể hiện nghĩa tình thái là: quả nhiên, có
sai đâu.


Bài tập 3
Phân tích thái độ của Bá Kiến (người nói) đối với Chí Phèo
(người nghe) thể hiện trong lời nói sau đây:
Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:
- Khổ quá, giá có tôi ở nhà thì có đâu đến nỗi. Ta nói
chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một
câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng Lí Cường nóng
tính, không nghĩ trước sau. Ai chứ anh với nó còn có họ kia
đấy.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Gợi ý:
Lời nói của bá Kiến đối với Chí Phèo thể hiện rõ thái độ
của bá Kiến. Trước việc Chí Phèo rạch mặt ăn vạ, và lí
Cường, con trai bá Kiến, không biết cách cư xử để “lửa
cháy đổ thêm dầu”, bá Kiến đã rất khôn ngoan tìm cách xoa
dịu Chí Phèo:
- Dùng cách xưng hô thân mật và đề cao Chí Phèo: tôi, anh,
ta.
- Đề cao Chí Phèo, coi Chí cũng là người lớn như mình, và
cho Chí Phèo có họ với nhà mình.

- Tỏ vẻ dễ dãi, rộng lượng: nói chuyện với nhau, thế nào
cũng xong; chỉ một câu chuyện với nhau là đủ.
Bài tập 4
Trong hai câu thơ mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Những từ ngữ nào chủ yếu nói về sự viêch, hiện tượng, còn
những từ ngữ nào chủ yếu biểu thị thái độ ,sự đánh giá của
người kể đối với sự việc, hiện tượng đó?
Gợi ý:
- Nghĩa sự việc: trong vòng một đời người (trăm năm) ở xã
hội loài người, tài và mệnh thường xung khắc với nhau, đố
kị, bài xích nhau (người có tài thì thường xấu mệnh).
- Nghĩa tình thái: thái độ mỉa mai, chua xót của tác giả với
hiện tượng tài mệnh xung khắc. Nghĩa tình thái thể hiện ở
từ khéo là.
Tiết 19 - 20


×