Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

khóa luận bệnh ORT Tình hình mắc bệnh hen phức hợp(ORT) trên gà thịt tại trại gà công ty Sunjin Vina, xã Bầu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và hiệu quả điều trị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.19 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Chăn nuôi Thú y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tình hình mắc bệnh hen phức hợp(ORT) trên gà thịt tại trại gà công ty Sunjin
Vina, xã Bầu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và hiệu quả điều trị.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thế
Lớp: Thú y 48C
Giáo viên hướng dẫn: TS.Trần Quang Vui
Bộ môn: Ký sinh - Truyền nhiễm

Năm 2019

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Huế và thời gian thực
tập tại trại gà công ty Sunjin Vina tại xã Bầu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tôi
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường toàn thể các thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm Huế, đặc biệt là thầy giáo,
TS.Trần Quang Vui đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Quý lãnh đạo công ty Sunjin Vina, anh Nguyễn Mạnh
Cường quản lý trại đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thực tập làm việc tại trại. Do hạn
chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô, cơ quan và bạn
đọc để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành biết ơn trước sự giúp đỡ quý báu đó.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 03 tháng 03 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thế

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ORT
Ornithobacterium rhinotracheale
Cs
PCR
CRD
Nxb
tr.

Ý nghĩa
bệnh Hen phức hợp ở gà do vi khuẩn
cộng sự
phản ứng chuỗi polymerase
thiết kế ngẫu hiên hoàn toàn
nhà xuất bản
trang

3


PHẦN 1

PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
Trại gà giống bố mẹ thuộc công ty Sunjin Vina được khánh thành vào ngày
15/04/2014 tại xã Bầu Hàm, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Trại được xây dựng trên quy mô diện tích 2,7 ha với kinh phí 40 tỷ đồng
- Vị trí địa lý: Trại gà công ty Sunjin Vina được xây dựng tại xã Bầu Hàm, huyện
Trảng Bom. Phía Bắc giáp với hồ Trị An, huyện Định Quán. Phía Nam giáp với huyện
Thống Nhất, phía Tây giáp với xã Cây Gáo và giáp xã Quang Trung ở phía Đông.
- Địa hình đất đai: gồm đất đen điển hình, tầng đá sâu và đất nâu thẫm tầng đá nông,
là những loại đất giàu mùn, đặc biệt là giàu lân, thích hợp cho trồng các loại cây công
nghiệp.
- Giao thông: Địa bàn có Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20 đi qua, các tuyến đường giao
thông liên xã và liên huyện được bố trí gần khu vực trại khá thuận lợi.
- Khí hậu thủy văn: Xã Bầu Hàm nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao khá đồng đều trong năm. Khí hậu được
chia thành hai mùa rõ rệt với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm gần
90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4
năm sau. Nhiệt độ cao khá đồng đều trong năm. Trung bình cả năm đạt 24-26 0C,
trong đó tháng có khí hậu thấp nhất rơi vào khoảng 210C và tháng cao nhất đạt từ 33350C . Độ ẩm trung bình năm từ 75-82%, các tháng trong mùa mưa có độ ẩm cao
nhất, dao động trong khoảng 89-93%.
1.1.1.Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trại
Bao gồm năm hệ thống chính: Hệ thống nhà xưởng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống
máng ăn núm uống tự động, hệ thống làm mát và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống nhà xưởng: Trong đó khu sản xuất bao gồm hai dãy chuồng hậu bị dùng để
nuôi gà từ 0-19 tuần tuổi và ba dãy chuồng gà sinh sản nuôi gà giai đoạn sinh sản tới
khi loại thải
Khu hậu bị: Bao gồm hai dãy chuồng A1 và A2 mỗi chuồng có diện tích 750m2 và có
công suất định mức 15000 gà mỗi lần nhập nuôi.
Khu sinh sản: Bao gồm ba dãy chồng B1, B2 và B3, mỗi chuồng có diện tích 1625m2
với công suất hoạt động từ 14000-15000 gà/ chuồng

Khu chuồng gà thịt: là chuồng hở, với diện tích 725m2 dùng để nuôi thử nghiệm gà
thịt với công suất hoạt động từ 5000-6000 gà trên một lứa.

4


Hệ thống máng ăn và núm uống tự động:
+ Máng ăn: Kiểu máng tròn phần trên đựng thức ăn, treo ngang lưng gà. Máng ăn của
gà trống cao hơn máng của gà mái với 5 khe trống đảm bảo mật độ máng phù hợp là 5
con/ máng, đối với gà mái là 16 khe với mật độ phải đảm bảo là 15 con/máng. Thức
ăn được chuyển từ silo sau đó chảy vào hệ thống chuyền thức ăn tự động chạy vòng
quanh các máng ăn trong chuồng và đổ đầy thức ăn vào máng.
+ Máng uống: Gồm những núm uống và máng hứng nước ở mỗi núm. Tốc độ nước
được điều chỉnh bởi van điều chỉnh áp lực nước tùy theo từng độ tuổi. Mật độ núm
uống phải đảm bảo từ 10-12 con/núm.
Hệ thống làm mát: là hệ thống kết hợp giữa các tấm làm mát cooling pad và hệ thống
quạt hút
+ Hệ thống tấm làm mát: là các tấm cooling pad được đặt ở đầu chuồng kết hợp với
bơm tự động. khi nhiệt độ trong chuồng lên cao, hệ thống bơm sẽ bơm nước vào các
tấm làm mát, các tấm làm mát này có chức năng giữ nước sau đó hệ thống quạt hút sẽ
hoạt động, kéo hơi nước từ các tấm làm mát để làm mát chuồng
+ Hệ thống quạt hút: mỗi chuồng trung bình có 8 quạt hút, nhiệm vụ là hút không khí
ẩm từ các tấm làm mát để làm mát chuồng
Hệ thống chiếu sáng: bao gồm hệ thống đèn được lắp trên trần chuồng, tùy vào độ
tuổi và giai đoạn mà có chế độ chiếu sáng khác nhau. Ví dụ như đối với gà mái sinh
sản thời gian chiếu sang phải đạt từ 14- 15 giờ/ ngày với cường độ ánh sáng khoảng
40LUX.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Bao gồm hệ thống bình chữa cháy được đặt tại các
dãy chuồng, khu sinh hoạt cũng như khu quản lý và kho trứng. Xung quanh trại luôn
có hệ thống các vòi nước chữa cháy sẵn sàng hoạt động khi có hỏa hoạn.

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trại
- Cơ cấu tổ chức: tổ chức nhân sự của trại gồm 16 người trong đó có 1 quản lý, 1 kỹ
thuật, 1 nhân viên văn phòng, 1 nấu ăn, 1 làm vườn, 1 lái xe và 10 công nhân.
- Hoạt động của trại:
+ Sản xuất trứng giống phục vụ nhu cầu trứng giống cho nhà máy ấp, ấp nở thành con
giống thương phẩm cung cấp cho thị trường.
+ Thử nghiệm các dòng gà thịt Sasso nhằm đánh giá khả năng sản xuất của dòng mới.
1.1.3. Cơ cấu đàn và sản phẩm
- Cơ cấu con giống: Trại gà Sunjin Vina tập trung sản xuất giống gà Sasso. Đây là
giống gà xuất xứ từ Pháp có đặc điểm ngoại hình , khả năng phát triển cũng như chất
lượng thịt tốt. Gà giống được nhập về 3 lần/ năm, mỗi lần nhập với số lượng khoảng
10000 con.
-Cơ cấu đàn: Trại gà Sunjin Vina nuôi 100% gà giống Sasso bố mẹ nhằm sản xuất
trứng giống. Cơ cấu đàn đối với gà hậu bị khoảng 10000 con/ lứa nuôi. Trong đó gà
5


trống thường là các giống T8, T9, CT8 và T44, đối với gà mái thường là dòng gà mái
SA10. Một năm trại gà giống nuôi khoảng 30000 gà hậu bị. Đối với đàn gà sinh sản,
mỗi chuồng có khoản 10000 con trong đó có từ 1000-1500 trống đảm bảo tỷ lệ trống/
mái phải đạt 1 trống/ 8-10 mái. Thời gian khai thác trứng kéo dài từ tuần thứ 20 cho
đến khi loại thải vào lúc 75- 80 tuần tuổi. Đối với đối tượng gà thịt, hàng năm trại tổ
chức nuôi thử nghiệm khoảng 4000-6000 gà nhằm đánh giá khả năng sản xuất của
con giống mới.
Sản phẩm: Sản phẩm chính của trại gà Sunjin Vina đó là trứng giống. Trứng giống sau
khi được đưa vào lò ấp nở thành công, gà con thương phẩm sẽ được đem đi nuôi
thương phẩm tại các trang trại của công ty và xuất bán ra thị trường. Ngoài ra gà thịt
và gà đến giai đoạn loại thải sẽ được xuất bán gà thịt ra thị trường.
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.2.1. Quy trình úm gà

Chuẩn bị chuồng úm: Chuồng úm cần được vệ sinh sạch sẽ, vệ sinh tiêu độc khử trùng
bằng dung dịch sát trùng kết hợp giữa formon, kali pemanganat và rắc vôi bột tại nền
chuồng. Chuồng úm phải đảm bảo đủ diện tích để mật độ gia cầm nuôi trong chuồng úm
phù hợp.
Chất độn lót: Thông thường sử dụng chất độn lót là trấu do dễ kiếm, giá thành rẻ và khả
năng hút ẩm tốt. Chất độn chuồng phải đảm bảo độ dày từ 10-15 cm để đảm bảo hút ẩm
và giữ ấm cho gà con trong quá trình úm. Chất độn sau khi được rải xong cần được sát
trùng bằng các dung dịch sát trùng như formon 0,2% hoặc Iodine.
Chuẩn bị dụng cụ úm gà: Bao gồm các dụng cụ và thiết bị:
Thiết bị sưởi ấm: Có nhiều thiết bị sưởi ấm dùng để úm gà con có thể là dùng đèn cao áp,
lò sưởi than… Tại trại gà giống công ty Sunjin Vina, thiết bị sưởi ấm được dùng là hệ
thống sưởi bằng khí gas bao gồm 2 máy tạo nhiệt kết nối với các bình ga nhằm thổi
không khí nóng làm ấm chuồng úm
Máng ăn, máng uống: Máng ăn là hệ thống máng ăn tự động, một ô chuồng rộng 175 mét
vuông cần khoảng 75-85 máng ăn. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1-7 ngày tuổi, gà con
chưa sử dụng được máng ăn tự động nên cần dùng loại máng tròn và vải bạt để rải thức
ăn rồi sau đó mới sử dụng máng tự động. Máng uống là hệ thống máng uống tự động cấu
tạo gồm một núm uống phía trên và một đĩa hứng nước ở dưới. Tốc độ, áp lực và độ cao
của máng uống được điều chỉnh phù hợp theo từng giai đoạn của gà con.
Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống đèn của chuồng úm phải đảm bảo được số giờ chiếu sáng
và cường độ chiếu sáng thích hợp theo từng giai đoạn phát triển của gà.
Bảng 1.1Quy trình chiếu sáng tại trại gà Sunjin Vina
6


Tuổi gia cầm
Tuần tuổi
Ngày tuổi
1
1

2
3
4
5
6
7
2
8
9
10-14
3
15-28

Số giờ chiếu sáng

Cường độ sáng(LUX)

22
20
18
17
16
15
14
13
12
10
8

60

60
40
30
20
15
10
10
10
5
5

Chuẩn bị gà con: Gà giống được nhập về từng đợt, số lượng mỗi lần nhập khoảng 10000
con trong đó có khoản 1000-1500 gà trống, số còn lại là gà mái. Gà trống và mái tách ra
nuôi riêng từng ô chuồng, trong đó gà trống có đặc điểm nhận dạng là móng chân sau đã
được cắt cụt từ khi mới nở.
Úm gà: Thời gian úm là khoảng 21 ngày đối với gà giống và 14 ngày đối với gà thịt, mật
độ úm là 50 con/ m2 và được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 1 đến 7 ngày tuổi: Trong giai đoạn này gà được cho ăn tự do, nước uống
của gà được pha thêm một số các loại kháng sinh, vitamin và amino acid để chống stress
và phòng ngừa một số bệnh thường gặp. Giai đoạn này gà ăn cám CN20 là loại cám
chuyên dụng cho gà con, kích thước hạt cám nhỏ, hàm lượng protein, vitamin và khoáng
cao phù hợp phục vụ khả năng tăng trưởng nhanh của gà con. Trong giai đoạn này nhiệt
độ chuồng úm cần ổn định từ 33-34 độ C và đảm bảo độ ẩm từ 65-80%.
Giai đoạn 2: Từ 7 đến 14 ngày tuổi: Trong giai đoạn này gà được cho ăn có định lượng,
tiến hành cân gà, theo dõi nhằm tính toán lượng thức ăn đủ đáp ứng sinh trưởng của gà.
Giai đoạn này gà cũng được chuyển sang ăn máng ăn tự động, nước uống pha thêm một
số loại vitamin và amino acid nhằm tăng khả năng sinh trưởng. Nhiệt độ chuồng úm đảm
bảo khoảng 30-32 độ C và độ ẩm duy trì mức 70-80%. Sau giai đoạn này, gà thịt sẽ được
chuyển lên chuồng nuôi gà thịt và gà giống sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 3.
Giai đoạn 3: Từ 14 đến 21 ngày tuổi: Gà giai đoạn này được ăn theo chế độ 4-3 tức là bốn

ngày cho ăn luân phiên với ba ngày nghỉ ăn nhằm mục đích tạo cho diều gà có thể tích
chứa thức ăn lớn, phục vụ cho quá trình sinh sản sau này. Nước uống luân phiên pha
kháng sinh và vitamin. Giai đoạn này chuyển sang sử dụng cám CN21 sử dụng đến tuần
thứ tám. Nhiệt độ chuồng úm giai đoạn này khoảng 27-30 độ C và độ ẩm duy trì mức 7080%.
7


Nhận xét quy trình: Quy trình úm gà của trại được thực hiện tốt, đảm bảo yêu cầu nghiêm
ngặt về vệ sinh sát trùng, chuẩn bị chuồng trại và thực hiện tốt các kĩ thuật úm, nhờ đó gà
trong giai đoạn úm sinh trưởng tốt, đồng đều nhau và có tỷ lệ chết rất thấp, đa số trường
hợp chết diễn ra vào những ngày đầu tiên trong quy trình úm. Thức ăn, nước uống và
thuốc hỗ trợ phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của gà. Nhược điểm của quy trình là
sưởi ấm gà trong giai đoạn úm còn bất hợp lí, phần cuối chuồng dễ bị lạnh do máy tạo
nhiệt phân bố nhiệt không đồng đều gây hiện tượng gà co cụm tại các vị trí thiếu nhiệt.
Thứ hai đó là quy trình úm gà sử dụng tương đối nhiều các loại kháng sinh như
Ampiciline và Doxycycline nhằm mục đích giảm thiểu bệnh trên gà con cũng như kích
thích khả năng sinh trưởng; tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là vấn đề
cần được giải quyết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

1.2.2. Quy trình mổ khám gà
-Lựa chọn gà và địa điểm mổ khám :
Lựa chọn những con có triệu chứng điển hình và hay bị ốm, thường thực hiện ở
trên nhiều con. Nơi mổ khám phải dễ vệ sinh, tẩy uế sát trùng
Cần phải có các biện pháp an toàn sinh học, luôn mang găng tay khẩu trang, mặt
nạ, kính phòng hộ.
-Khám tổng thể
Khám thể trạng chung: khối lượng, điểm thể trạng, con vật béo hay gầy
Khám vùng đầu: quan sát xem con vật có chảy nước mắt, nước mũi, sưng phù đầu,
màu sắc kích thước mào và tích, dịch nhầy chảy ra ở miệng.
Khám lông da: lông óng mượt hay bị xù, khô, vùng da lông có xuất huyết hay hoại

tử hay không.
Từ đó có thể chẩn đoán được các bệnh:
+ Phù thũng quang hốc mắt và sưng: Viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do
Mycoplasma, Coryza
+ Sưng hoặc xung huyết mào tích: Tụ huyết trùng
+ Nghẹo cổ: Tụ huyết trùng hoặc Newcastle
- Mổ khám:
Bước 1: Giết gà
Có thể sử dụng các phương pháp như: bẻ cổ, cắt tiết hay dùng kim hủy não.
Bước 2: Làm ướt lông trước khi mổ bằng nước pha thuốc sát trùng để hạn chế phát
tán mầm bệnh trong lúc mổ, lưu ý không làm ướt lông vùng đầu để kiểm tra các
khoang mũi, miệng, mắt.
Bước 3: Thông dò khoang hầu họng, quan sát mắt
Mở mỏ con vật, cắt mép rồi từ từ cắt dọc cổ xuyên thực quản. Tại đây quan sát
khoang miệng, hầu tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như các điềm chảy máu, lở
loét, dịch nhầy trong các khoang

8


Quan sát phần đầu: Cắt ngang mỏ chổ lỗ mũi sau đó bóp mũi quan sát xem có dịch
chảy ra hay không, tiếp đó luồn kéo cắt qua mặt để quan sát xoang cạnh mũi và
xoang dưới mắt. Tiếp tục cắt hai bên mí mắt rồi lật lên để quan sát phần giác mạc.
Bước 4: Chuẩn bị xác, mở xác con vật và những quan sát ghi nhận đầu tiên:
Cắt da vùng háng và lột ra sau đó bẻ chân sau đó cắt da vòng qua bụng và lột da
phía trên để lộ phần thịt ức ra bên ngoài.
Tạo lỗ khuyết áo cuối chạc xương đòn sau đó cắt xuyên chạc xương đòn rồi cắt
các xương sườn.
Bước 5: Khám các hệ thống cơ quan trong cơ thể gia cầm
+ Kiểm tra cơ: chủ yếu kiểm tra cơ ngực và cơ đùi xem bề mặt cơ có bị khô hay

không, có xuất huyết ở các cơ kể trên không.
+ Kiểm tra hệ thống hô hấp:
Túi khí: có màu trong hay đục, có xuất huyết hay phủ fibrin không.
Khí quản: có dịch nhầy hay không, có xuất huyết, tụ huyết, có giun hay không
Phổi: cứng hay mềm, có bị xuất huyết hay hoại tử không.
+ Kiểm tra hệ tuần hoàn
Kiểm tra tim xem có tích nước bao tim, xuất huyết hay có phủ fibrin hay không.
+ Kiểm tra hệ thống tiêu hóa
Thao tác cắt ngang ống tiêu hóa ở đoạn giữa diều và dạ dày tuyến rồi cắt cho đến
hết trực tràng. Sau đó tách gan ra khỏi đường tiêu hóa để phơi bày ống tiêu hóa ra.
Dạ dày tuyến và dạ dày cơ: quan sát niêm mạc và chất chứa, lưu ý ghi nhận những
bệnh tích loét và xuất huyết.
Không tràng, hồi tràng, trực tràng và manh tràng: quan sát hệ thống niêm mạc và
chất chứa lưu ý bệnh tích hoại tử và xuất huyết.
+ Kiểm tra các cơ quan phụ thuộc đường tiêu hóa
Gan và túi mật: quan sát hình dáng, màu sắc, kích thước và độ rắn chắc của gan
mật, lưu ý đến các bệnh tích xuất huyết, hoại tử trên bề mặt gan.
Tụy tạng: quan sát màu sắc, kích thước và độ rắn chắc.
+Kiểm tra hệ tiết niệu và sinh dục:
Tiết niệu: quan sát màu sắc, kích thước, những thay đổi trên bề mặt thận.
Sinh dục:
Con mái: quan sát buồng trứng và ống dẫn trứng, chú ý dến những bệnh tích như
trứng non, méo mó, ống dẫn trứng biến dạng.
Con trống: quan sát tinh hoàn về vị trí màu sắc và kích thước.
+ Khám hệ thống thần kinh
Quan sát và lấy mẫu dây thần kinh đùi để chuẩn đoán bệnh Marek.
Lấy mẫu não bằng cách cắt hộp sọ bằng kéo sắc sau đó lấy bán cầu não và tiểu não
ra.
+ Khám hệ vận động
Chân: quan sát sự vẹo chân, viêm khớp, xuất huyết hay mưng mủ bàn chân.

Khớp: quan sát vẻ ngoài của khớp và mở nó ra, lưu ý các hiện tượng chảy
dịch,lắng đọng fibrin…
9


+ Khám các cơ quan liên quan đến hệ thống miễn dịch
Lách: tách lách ra khỏi ruột sau đó quan sát hình dáng màu sắc, kích thước và độ
rắn chắc của lách.
Túi Fabricius: quan sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi.
Tuyến giáp trạng: nằm ở dưới da dọc theo tĩnh mạch cổ.
Lưu ý đến sự thoái hóa sau 10-20 tuần tuổi của tuyến giáp trạng và túi Fabricius.
-Hoàn tất quá trình mổ khám
Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học như: mọi chất thải, nước rửa, xác
gia cầm phải được tiêu hủy đúng cách. Sau khi mổ khám cần dọn rửa và lau chùi
dụng cụ mổ khám, khu vực mổ khám bằng thuốc sát trùng.
Tiến hành ghi thông tin mẫu bệnh phẩm, viết báo cáo về việc mổ khám gia cầm.
Thu dọn rác và tiêu hủy.
Nhận xét quy trình: Quy trình mổ khám gia cầm tại trại có nhiều điểm mới như
thao tác chuẩn bị gà để mổ khám hay kiểm tra hệ thống thần kinh, nhất là ở vùng
não. Đây là một quy trình hoàn thiện nhằm chẩn đoán và xác định bệnh.
1.2.3. Quy trình vắc xin tại trại
Với tiêu chí “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại gà giống Sunjin Vina thực hiện
nghiêm ngặt quy trình vắc xin phòng bệnh trên các đối tượng gà hậu bị, gà đẻ và
gà thịt nhằm đảm bảo bảo vệ một cách toàn diện nhất cho đàn gà trong quá trình
phát triển. Quy trình vắc xin của trại được thể hiện ở Bảng 1.2 và bảng 1.3.
Bảng 1.2. Quy trình vắc xin phòng bệnh trên đối tượng gà giống công ty Sunjin
Vina
Ngày tuổi Tuần tuổi

Loại vắc xin


Phòng bệnh

1
3

1
1

BN
Livacox Q

IB+ND
Cầu trùng

Nhà sản
xuất
KBNP
Merial

7
7
10
14

1
1
2
2


Gumboro
IB
ND
ND+IB

Merial
Intervet
Intervet
Merial

14
21
21

2
3
3

IBD( D78)
IB-4/91
ND(K)
NB(Ma5Clon30
)
IBD( Bur-706)
NEMOVAC
AI

Gumboro
Ampv
H5N1


Intervet
Merial
Merial

28
28

4
4

IBD( D78)
NB(Ma5Clon30

Gumboro
ND+IB

China
Intervet

Đường
đưa thuốc
Khí dung
Khí dung
phun
Uống
Uống
Tiêm da
Uống
Uống

Uống
Tiêm da
cổ
Uống
Uống
10


35

5

)
FP

35
42

5
6

MG
AI

MG
H5N2

Intervet
Ceva


42

6

NEMOVAC

Ampv

Navetco

56

8

Corymune 7K

Merial

56

8

Pasteurella

Coryza+
Samonella
Tụ huyết trùng

63


9

AI

H5N1

Navetco

70

10

AEP

70

10

LT

ILT

Intervet

77

11

CAV


Chick amemmia

Intervet

84

12

NEMOVAC

Ampv

Intervet

91

13

MG-F

MG

Merial

98

14

BN


IB+ND

Lohmann

105

15

Pasteurella

Tụ huyết trùng

KBNP

112

16

Corymune 4K

Ceva

119

17

AI

Coryza+
Salmonella+

ND+IB+EDS
H5N2

126

18

RBNG

Merial

133

19

RT-INAC

REO+IB+ND+IB
D
RT

Đậu gà

Intervet

Ceva

China

Navetco


Intervet

Chủng
cánh
Uống
Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức
Chủng
cánh
Cho vào
nước uống
Tiêm cơ
ức
Cho vào
nước uống
Cho vào
nước uống
Cho vào
nước uống
Tiêm cơ
ức

Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức
Tiêm cơ
ức

Bảng 1.3. Quy trình vắc xin phòng bệnh trên gà thịt công ty Sunjin Vina
Ngày tuổi Tuần tuổi

Vắc xin

Phòng bệnh

Nhà sản

Đường đưa
11


1

1

3

1


7
10

1
2

IBD(D78)
Fowl pox+ IDB
( D78)

Gumboro
Đậu gà+
Gumboro

Merial
Intervet

14

2

IB+ Newcastle

Merial

18

3

IB+ Newcastle


Merial

Tiêm cơ ức

21

3

NB(Ma5Clon30
)
NB(Ma5Clon30
)
LT

thuốc
Phun khí
dung
Nhỏ mắt+
tiêm da cổ
Cho uống
Chủng
cánh+ cho
uống
Tiêm cơ ức

Intervet

Cho vào
nước uống


42
56
70-75

6
8
10

AI
ND
AI

Viêm thanh khí
quản truyền
nhiễm ILT
H5N1
Newcastle
H5N2

Navetco
Merial
China

Tiêm cơ ức
Tiêm cơ ức
Tiêm cơ ức

Marek+ Livacox Marek+ cầu trùng
Q

IB+ ND
IB+ Newcastle

xuất
Merial
Intervet

Nhận xét quy trình: Do đặc thù là sản xuất gà giống nên quy trình vắc xin của trại được
thực hiện rất nghiêm ngặt, đầy đủ, phòng ngừa được đa số các loại bệnh phổ biến trên gà.
Quy trình vắc xin tại trại phòng ngừa một số bệnh có tính chất mới, chỉ phổ biến vài năm
trở lại đây như: Coryza, viêm thanh khí quản truyền nhiễm ILT…
1.2.4. Quy trình vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại trại
Công tác vệ sinh phòng bệnh là một trong những khâu quan trọng quyết định đến
thành quả chăn nuôi. Trại gà Sunjin Vina thực hiện rất nghiêm ngặt những quy
trình này, bao gồm: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và chuồng nuôi, vệ sinh
khử trùng chuồng trống, vệ sinh xử lý chất thải chăn nuôi.
- Vệ sinh cá nhân

-

Nội quy trại nghiêm ngặt tuyệt đối không cho người ngoài vào trại. Trại có khu
nhà ở, khu ăn uống riêng. Trước khi vào khu chuồng trại, người tham quan, kỹ
thuật, công nhân phải đi qua hố sát trùng, sau đó tắm sạch sẽ và thay đồ bảo
hộ. Trước khi bước vào chuồng, công nhân, cán bộ kĩ thuật phải thực hiện
nhúng ủng vào chậu sát trùng đặt trước cửa chuồng.
Vệ sinh môi trường
Định kì một tuần một lần thực hiện phun sát trùng toàn trại bằng dung dịch sát
trùng Prophyl 75. Khu vực chuồng nuôi thực hiện phun sát trùng ba ngày một
lần cùng với đó là thực hiện sát trùng định kì toàn bộ dụng cụ chăn nuôi, chất
12



-

-

độn lót, vệ sinh hệ thống quạt hút, miếng lót gà đẻ nhằm khống chế và tiêu diệt
mầm bệnh ngoài môi trường và trong chuồng nuôi.
Vệ sinh khử trùng chuồng trống
Sau mỗi đợt xuất bán gà hoặc di chuyển gà hậu bị lên chuồng đẻ, tiến hành vệ
sinh sát trùng chuồng trống nhằm mục đích chuẩn bị nhập lứa mới vào nuôi.
Trước tiên, thực hiện tháo dỡ sàn nhựa, di chuyển sàn nhựa vào khu vực riêng
để tiến hành vệ sinh. Phân gà và trấu độn chuồng được thu mua làm phân bón.
Sau khi phân được dọn xong, tiến hành vệ sinh toàn bộ chuồng, sàn nhựa, hệ
thống quạt bằng vòi xịt cao áp. Máng ăn, máng uống được vệ sinh rồi ngâm
vào bể sát trùng, sau đó tến hành phơi khô. Sau khi vệ sinh xong, tiến hành lắp
lại sàn nhựa sau đó thực hiện phun sát trùng toàn bộ chuồng nuôi. Diện dích
sàn và nền xi măng được rải vôi bột và phun thêm sát trùng trước khi đưa trấu
vào.
Vệ sinh xử lý chất thải
Đối với chất thải rắn, chủ yếu là trứng vỡ và xác gà chết, những chất thải này
được thu gom vào cuối ngày rồi tiến hành đem chôn với trấu và vôi tại hố chôn
chất thải rắn của trại.
Chất thải lỏng của trại rất ít, được dẫn theo hệ thống đường ống chất thải đổ về
hố chất thải lỏng.

1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
1.3.1. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh tại trại
Chẩn đoán và điều trị bệnh là công việc thường xuyên, có tầm ảnh hưởng quan trọng đến
sức khỏe vật nuôi. Trong quá trình thực tập, bản thân tôi đã được học hỏi, quan sát và

thực hiện công tác chẩn đoán, điều trị một số bệnh xảy ta trong quá trình nuôi dưỡng đàn
gà. Phương pháp chẩn đoán được thực hiện bằng cách theo dõi thường xuyên đàn gà, kịp
thời phát hiện những triệu chứng, biến đổi bất thường trên các cá thể trong đàn như: ủ rũ,
mệt mỏi, giảm ăn uống, ít hoạt động, thân nhiệt cao thì chúng tôi tiến hành tập trung theo
dõi và chẩn đoán bệnh. Trong thời gian thực tập tôi đã chẩn đoán và điều trị được một số
bệnh xảy ra như sau.
Bệnh E.coli trên gà:
Triệu chứng: Gà có dấu hiệu ủ rũ, xệ cánh, uống nhiều nước, ăn ít, phân loãng. Đặc biệt
nhiều con có triệu chứng thở hổn hển như thiếu oxy

13


Điều trị: tách những con bị bệnh vào một ô chuồng riêng, sử dụng kháng sinh
Doxycicline 50% hòa nước cho gà uống kết hợp cùng điện giải, vitamin và acid amin
tăng cường sức đề kháng cho gà bệnh.
Bệnh ORT trên gà:
Triệu chứng: triệu chứng bệnh rất đa dạng, chủ yếu là mệt mỏi, ủ rũ, dịch mũi, miệng tiết
ra nhiều, gà thường ngáp và thở dốc kết hợp cùng triệu chứng sưng mặt.
Điều trị: sử dụng thuốc Bio Genta-tylo tiêm cơ ức với liều 0,1 ml/con/ ngày trong ba
ngày liên tục đối với gà nhỏ, 0,2ml/con đối với gà lớn kết hợp thêm với Bromhexine long
đờm pha vào nước uống có bổ trợ thêm vitamin, điện giải và aminoacid
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, tôi đã tham gia các công việc như sau:
+ Chẩn đoán, tách những con bị bệnh ORT: 174 con
+ Điều trị gà bị E.coli: thực hiện trên 35 con, bao gồm tách riêng những con bị bệnh, pha
thuốc, mổ khám bệnh tích.
+ Điều trị gà bị ORT: thực hiện tiêm thuốc trên 54 con, tiến hành pha thuốc và theo dõi
đàn gà bệnh.

1.3.2. Tiêm vắc xin phòng bệnh

Gia cầm, đặc biệt là gà rất dễ mẫn cảm với các nguồn bệnh từ vi khuẩn và vi rút nên công
việc tiêm phòng bệnh là vô cùng qua trọng. Trong quá trình thực hiện đề tài tại cơ sở, tôi
đã tham gia công tác tiêm phòng cho đàn gà cùng các cán bộ kĩ thuật của trại. Kết quả
công việc tiêm vắc xin tại trại trại được trình bày tại Bảng 1.4.

Bảng 1.4. Công việc tiêm vắc xin tại trại
Ngày
10/09/2018

Loại vắc xin
Cầu trùng

Số lượng (con)
4878

12/09/2018
16/09/2018
23/09/2018
30/09/2018
10/10/2018
14/10/2018

Newcastle
Gumboro
Đậu gà
Newcastle
IB
Viêm thanh khí quản

2000

2000
2000
1500
2000
1000

Đường cấp
Khí dung phun vào
thức ăn
Tiêm da cổ
Cho uống
Chủng cánh
Tiêm da cổ
Nhỏ mắt
Tiêm cơ ức
14


21/10/2018
28/10/2018
06/11/2018
13/11/2018
20/11/2018
27/11/2018
04/12/2018
11/12/2018

truyền nhiễm ILT
H5N1
Newcastle

H5N1
Tụ huyết trùng
IB
Coryza
Newcastle
IB

1000
1000
1500
1500
2500
2500
2500
2500

Tiêm cơ ức
Tiêm cơ ức
Tiêm cơ ức
Tiêm cơ ức
Nhỏ mắt
Tiêm cơ ức
Tiêm cơ ức
Nhỏ mắt

1.3.3. Vệ sinh sát trùng chuồng trại
Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã tham gia các công việc vệ sinh, sát trùng tại trại
như sau:
-


-

-

Vệ sinh kho trứng: thực hiện định kì 2 tuần một lần, bao gồm sắp xếp xe đẩy,
lau sàn và tiến hành xịt sát trùng toàn bộ kho.
Vệ sinh sát trùng chuồng hậu bị và chuồng gà thịt: được tiến hành định kì 1 lần
một tuần, thường thực hiện ngay sau khi tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh
nhằm giảm thiểu mầm bệnh phát tán từ vắc xin ra môi trường.
Vệ sinh sát trùng toàn khu vực trại: tiến hành 1 tháng một lần, công việc bao
gồm pha dung dịch sát trùng, phun sát trùng toàn bộ diện tích trại.
Vệ sinh miếng lót ổ đẻ: tiến hành định kì 2 tuần một lần, bao gồm các công
việc như thu dọn, ngâm, rửa tấm lót, ngâm thuốc sát trùng sau đó đem phơi
nắng và đưa vào kho lưu trữ.
Vệ sinh dãy chuồng sau khi xuất bán: thực hiện từ 23/11/2018 đến 06/12/2018
bao gồm các công việc như: xịt sàn, vệ sinh các tấm sàn nhựa, lắp sàn, đổ trấu
cũng như phun xịt sát trùng toàn bộ khu vực chuồng.

PHẦN 2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt
15


Nam, sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm thiết yếu không thể thiếu đối
với nhu cầu đời sống của con người. Chủ trương của Nhà nước là phát triển ngành chăn
nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ
cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và cho xuất khẩu.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất đã giúp chúng ta
xử lý và khống chế bệnh dịch. Mặt khác khi mức sống của người dân tăng lên thì nhu cầu
về sử dụng thực phẩm sạch đang là vấn đề mà xã hội quan tâm, do đó mà ngành chăn
nuôi nói chung làm sao phải tạo ra nhiều số lượng củng như chất lượng sản phẩm tốt,
việc đó đòi hỏi phải có những biện pháp hợp lí để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà có vai trò quan trọng trong cơ cấu ngành
chăn nuôi ở nước ta hiện nay. Chăn nuôi gia cầm có đóng góp rất lớn trong cung cấp thực
phẩm, sản xuất trứng, cung cấp các phụ phẩm cho công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Hiện nay chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển mạnh, song song với sự phát
triển vượt bậc đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như: giá thức ăn cao, giá cả thị trường
không ổn định, tồn dư kháng sinh và đặc biệt là dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm đã và
đang diễn biến rất phức tạp gây nên thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.
Những năm gần đây, bệnh Hen phức hợp(ORT) đã và đang gây nên những thiệt hại
cho chăn nuôi gà tại Việt Nam. Theo những nghiên cứu củaRoepke và cộng sự vào năm
1998, ORT có thể gặp trên gà và gà tây ở mọi lứa tuổi, gà mắc ORT thường có tỷ lệ chết
trong khoảng 1 - 15% trong pha cấp tính; nhưng, tỷ lệ mắc ORT trong một số trường hợp
có thể tăng cao cùng với tỷ lệ chết đối với gà thịt có thể lên đến tới 50%. Các triệu chứng
ban đầu bao gồm vảy mỏ và kèm theo dịch nhày; ở một số trường hợp có hiện tượng trụy
hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi. Các triệu chứng sẽ kéo theo các hiện
tượng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng thấy có hiện tượng giảm đẻ
và tăng tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn. Vi khuẩn ORT được xác định là một trong
những nguyên nhân gây ra các triệu chứng thần kinh hoặc liệt do viêm màng não, viêm
xương và viêm tủy xương ở gà và gà tây. Đây là một loại bệnh mới xuất hiện tại Việt
Nam với tỷ lệ mắc bệnh cao, đặc biệt là ở các trang trại chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại
về kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Cùng với đó, vấn đề nghiên cứu ORT ở nước ta vẫn
chưa được xem trọng đúng mức, nguồn tài liệu về bệnh và các phương pháp phòng chữa
bệnh còn ở mức hạn chế khiến cho công tác chẩn đoán và phòng trị bệnh còn nhiều khó
khăn.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tình hình mắc
bệnhHen phức hợp (ORT) trên gà thịt tại trại gà công ty Sunjin Vina, xã Bầu Hàm, huyện

16


Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và hiệu quả điều trị.
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
Điều tra tình hình mắc bệnh ORT tại trại gà công ty Sunjin Vina, xã Bầu Hàm, huyện
Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Tìm hiểu hiệu quả điều trị bệnh theo phác đồ của trại để làm cơ sở cho việc phòng và trị
bệnh ORT hiệu quả.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp ở gà
Gà có nhu cầu oxy cao hơn rất nhiều so với gia súc, do đó đặc điểm giải phẫu - sinh lý
của bộ máy hô hấp rất đặc biệt, đảm bảo cường độ trao đổi khí cao trong quá trình hô hấp
Cơ hoành không phát triển, hai lá phổi nhỏ, đàn hồi kém. Túi lại nằm kẹp vào các xương
sườn nên hệ hô hấp được bổ sung thêm hệ thống túi khí có cấu trúc túi kín (giống như
bóng bay) có màng mỏng do thành các phế quản chính và phế quản nhánh phình ra mà
thành. Theo chức năng, các túi khí được chia thành túi khí hít vào (chứa đầy khí hít vào)
và túi khí thở ra (chứa đầy khí thở ra). Gà có 9 túi khí gồm 4 cặp nằm đối xứng nhau và
một túi lẻ.
Các cặp túi khí hít vào gồm cặp bụng và cặp ngực phía sau. Các túi khí to nhất là những
phần tiếp theo của các phế quản chính. Túi bên phải lớn hơn túi bên trái. Cả hai túi có bọc
tịt (túi thừa) kéo vào tới xương đùi, xương chậu và xương thắt lưng - xương cùng, có thể
nối cả với các xoang của những xương này. Túi khí ngực sau nằm ở phần sau xoang ngực
và kéo dài tới gan.Túi khí ngực trước nằm ở phần bên của xoang ngực, dưới phổi, và kéo
dài tới xương sườn cuối cùng. Cặp túi khí cổ kéo dài dọc theo cổ tới đốt sống cổ thứ
3 - 4, nằm trên khí quản và thực quản. Theo đường đi, các túi khí này tạo thêm các bọc,
tỏa vào các đốt sống cổ, ngực và xương sườn. Túi khí lẻ giữa xương đòn nối với các túi
khí cổ. Nhờ hai ống túi này nối với hai lá phổi và có ba cặp túi thừa, một cặp đi vào hai
xương vai, cặp thứ hai đi vào khoảng trống giữa xương quạ và xương sống, cặp thứ ba
vào giữa các cơ và vai ngực. Phần giữa lẻ của túi giữa xương đòn nằm giữa xương ngực

và tim. Dung tích tất cả các túi khí của gà là 130 - 150 cm lớn hơn thể tích của phổi
10 - 12 lần.
Các túi khí còn có vai trò trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi bị quá
nóng hoặc quá lạnh. Nếu tách hệ thống túi khí khỏi quá trình hô hấp của gà thì khi cơ làm
việc nhiều, thân nhiệt sẽ tăng lên quá mức bình thường. Gà hô hấp kép, đó là các đặc
điểm điển hình của cơ quan hô hấp. Khi hít vào, không khí bên ngoài qua mũi để vào
phổi, sau đó vào các túi khí bụng (túi khí hít vào), trong quá trình đó, diễn ra quá trình
trao đổi khí lần thứ nhất. Khi thở ra, không khí từ các túi khí bụng và ngực sau, bị ép và
đẩy ra qua phổi, trong quá trình đó, diễn ra quá trình trao đổi khí lần thứ hai.
17


Tần số hô hấp ở gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tính biệt, độ tuổi, khả năng sản xuất,
trạng thái sinh lý, điều kiện nuôi dưỡng và môi trường (nhiệt độ,độ ẩm, thành phần trong
không khí, áp suất khí quyển…). Tần số hô hấp thay đổi trong ngày và đặc biệt trong các
trạng thái bệnh lý khác nhau của cơ thể.
Dung tích thở của phổi gà được bổ sung bằng dung tích các túi khí, cùng với phổi, tạo
nên hệ thống hô hấp thống nhất. Dung tích thở của phổi và các túi khí được tính bằng
tổng thể tích không khí hô hấp, bổ sung và dự trữ. Các thể tích bổ sung và dự trữ của
dung tích ở trong thực tế không đo được. Không xác định được cả thể tích không khí lưu
lại.Trao đổi khí giữa không khí và máu gà bằng phương thức khuếch tán, quá trình này
phụ thuộc vào áp suất riêng phần của các khí và trong máu gà. Trong khí quyển hoặc
trong những chuồng nuôi thông tốt thường có: O2 là 20,94 %; CO2 là 0,03 %; nitơ và các
khí trơ khác (acgon, heli, neon…) 79,93 %.
Trong không khí thở ra của gia cầm có 13,5 - 14,5 % oxi và 5 - 6,5 % cacbonic. Trong
chăn nuôi gà, việc tạo chuồng nuôi có độ thông thoáng lớn, tốc độ gió lưu thông hợp lý
nhằm cung cấp khí sạch, loại thải khí độc (CO2, H2S…), bụi ra khỏi chuồng, có một ý
nghĩa vô cùng to lớn.
2.2.2. Căn bệnh
Vi khuẩn ORT là một rRNA thuộc liên họ V bao gồm: Cythophaga - Flavobacterium –

Bacteroides phylum và có liên quan chặt chẽ với 2 loại vi khuẩn khác gây bệnh trên gia
cầm gồm: Riemerella anatipestifer và Coenonia anatine. Trước đây, vi khuẩn được chỉ
định giống Pasteurella, Kingella gồm 28 đơn vị phân loại hoặc là vi khuẩn gram âm, đa
hình thái trước khi được đề xuất đổi tên thành Ornithobacterium rhinotracheale – ORT.
Bệnh Hen phức hợp (ORT) ở gà đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 trên đàn gà
tây 5 tuần tuổi nuôi tại phía Bắc nước Đức (Chin và cs., 2008). Bệnh xảy ra ở mọi lứa
tuổi, là một bệnh khó phòng, khó điều trị và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cho đến nay, các
công trình nghiên cứu đã xác định 18 serotype của vi khuẩn ORT và được đánh dấu từ A
đến R (Chin và cs., 2008; Hafez và cs., 2011). Trongđó, phổ biến nhất là serotype A
(97% các chủng phân lập từ gà và 61% các chủng phânlập từ gà tây) (Van Empel và cs.,
1997). Việc thử nghiệm các loại vắc xin phòng bệnhchưa mang lại sự ổn định cao (Van
Empel và cs., 1998). Mặt khác, sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cũng chưa mang
lại hiệu quả do vi khuẩn kháng lại một số loại kháng sinh đặcbiệt là và Polymycin B
(Van Empel, 1998).
2.2.3. Dịch tễ học

18


- Loài mắc bệnh
Vi khuẩn ORT được phân lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chủ yếu ở gà thịt và gà
tây, và ít xuất hiện ở các loài gia cầm khác như gà lôi, chim bồ câu, vịt, ngan, ngỗng,
chim cút, đà điểu, quạ và mòng biển (Chin và cs., 2008). Ở gà thương phẩm, tất cả các
lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh tuynhiên hay gặp nhất ở gà trưởng thành.
- Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh Hen phức hợp (ORT) có thể gặp trên gà và gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở lứa
tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt công nghiệp thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 3 đến
tuần thứ 6. Gà thịt làm giống từ 20 - 50 tuần tuổi cũng bị mắc ORT, tỉ lệ mắc cao nhất
vào thời kỳ đẻ hoặc ngay trước khi bước vào giai đoạn đẻ (Chin và cs., 2008). Gà lông
màu, gà hậu bị, gà đẻ và gà giống thường mắc ở độ tuổi từtuần thứ 6 trở đi và trong suốt

quá trình đẻ trứng. Gà thương phẩm từ 20 - 50 tuần tuổi mắc với tỉ lệ tử vong tăng. Ở gà
tây phát hiện gà 2 tuần tuổi mắc ORT, mức độ mắc và tỉlệ tử vong cao
(Chin và cs., 2008), tỉ lệ tử vong thường làkhoảng 1 - 15%, nhưng có thể lên đến 50%.
Triệu chứng điển hình là ho, khó thở, chảynước mắt, nước mũi (Chin và cs., 2008).
- Mùa vụ phát bệnh
Với bản chất là bệnh Hen phức hợp nên bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, đặc biệt ở
những vùng chăn nuôi gà tập trung. ORT hay gặp nhất ở gà giò và gà lớn thường xảy ra
vào mùa đông, mùa xuân và thời điểm giao mùa trong năm khi nền nhiệt có sự biến đổi
nhiều. Tuy nhiên, với phương thức chăn nuôi gà công nghiệp tập trung với mật độ cao
nhưng chưa đảm bảo được an toàn sinh học như một số nơi hiện nay thì bệnh ORT có thể
xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm (Lopes và cs., 2002).
- Chất chứa mầm bệnh
Ở gà bệnh có thể tìm thấy vi khuẩn ORT trong phổi, túi khí, chất tiết của đường hô hấp
như: nước mũi, nước mắt, dịch nhầy khí quản và ở hai bên phế quản (Back và cs., 1997)
- Phương thức truyền lây
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà chủ yếu qua đường hô hấp, sinh sôi và phát triển ở
niêm mạc đường hô hấp, sau đó đến cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế quản gốc và
19








×