Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại chăn nuôi Đoàn Hương ở xã Hồng Tiến, Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 72 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


VIÊN THỊ THANH LOAN


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
ĐOÀN HƯƠNG Ở XÃ HỒNG TIẾN, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 - 2014




Thái Nguyên, năm 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VIÊN THỊ THANH LOAN


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TẠI TRẠI CHĂN NUÔI
ĐOÀN HƯƠNG Ở XÃ HỒNG TIẾN, HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y
Khoa : Chăn nuôi - Thú y
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Văn Tường



Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi – Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, của thầy giáo
hướng dẫn và trang trại lợn của cô chú Đoàn Hương, tôi đã dược về thực tập
tại trang trại lợn Đoàn Hương xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái

Nguyên, sau thời gian thực tập tới nay, tôi đã hoàn thành khóa luộn tốt nghiệp
của mình.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Lãnh đạo
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi - Thú y và các
thầy giáo, cô giáo trong, ngoài khoa đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong
suốt quá trình học tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Văn Tường đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thiện bản khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chủ trang trại: Ông Hà Văn Đoàn, cùng tập
thể cán bộ kỹ thuật, công nhân viên của trại chăn nuôi Đoàn Hương ở xã
Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và rèn luyện tại cơ sở.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
người thân và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 06 năm 2014

Sinh viên





Viên Thị Thanh Loan

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực

tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập của
sinh viên tất cả các trường đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên nói riêng.
Giai đoạn thực tập có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống
hóa toàn bộ kiến thức đã học, làm quen với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao
trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc
nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất,
tạo cho mình có tác phong làm việc đứng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở
thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của
đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, theo sự phân công củaKhoa
Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý
của thầy giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi đã về thực tập tại trang
trại chăn nuôi Đoàn Hương ở xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh
TháiNguyên, từ ngày 09/12/2013 đến ngày 31/05/2014.
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo
và cán bộ, nhân viên ở trại, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đến
nay tôi đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bản báo cáo
tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế
chăn nuôi lợn thịt tại trại chăn nuôi Đoàn Hương ở xã Hồng Tiến, Huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
Do bước đầu làm quen với thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học
nên bản báo cáo này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy, tôi kính
mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy, các cô, các bạn đồng
nghiệp để bản báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1. Kết quả sản xuất chăn nuôi của trại lợn Đoàn Hương 5
Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng của trại Đoàn Hương 13
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 17
Bảng 2.1. Thức ăn/ngày cho lợn ¾ máu ngoại 25
Bảng 2.2. Sản xuất thịt và thịt lợn trên thế giới qua các năm 36
Bảng 2.3. Tiêu thụ thịt bình quân trên đầu người 36
Bảng 2.4. Sản xuất và thương mại thịt ở một số nước (1.000T) 36
Bảng 2.5. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn thịt 38
Bảng 2.6. Số lượng lợn của trại qua một số năm 42
Bảng 2.7. Khối lượng của lợn ở các thời điểm khảo sát (kg) 43
Bảng 2.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở các tháng nuôi (g/con/ ngày) 45
Bảng 2.9. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 46
Bảng 2.10. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn ở các
tháng nuôi (kg/con/ngày) 48
Bảng 2.11. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn
qua các tháng nuôi (kg) 49
Bảng 2.12. Tiêu tốn protein (g) và tiêu tốn NLTĐ (kcal)/kg
tăng khối lượng 50
Bảng 2.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 51
Bảng 2.14. Sơ bộ hạch toán sản xuất 51



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Biểu đồ khối lượng của lợn qua các kỳ cân 44
Hình 2.2.Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng nuôi 46
Hình 2.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng nuuôi 47



DANH MỤC, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs : cộng sự
Ctv : cộng tác viên
ĐVT : Đơn vị tính
KL : Khối lượng
NLTĐ : Năng lượng trao đổi
TĂ : Thức ăn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TT : Thể trọng




MỤC LỤC
Trang
Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1
1.1. Điều tra cơ bản 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý 1
1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1
1.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn 1
1.1.1.4. Nguồn nước 2
1.1.1.5. Giao thông 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2
1.1.2.1. Điều kiện xã hội 2
1.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất 3
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trại 4

1.1.3. Tình hình sản xuất của trại 5
1.1.3.1. Về chăn nuôi 5
1.1.3.2. Công tác thú y 6
1.1.3.3. Về trồng trọt 6
1.1.4. Đánh giá chung 6
1.1.4.1. Thuận lợi 6
1.1.4.2. Khó khăn 6
1.2. Công tác phục vụ sản xuất 7
1.2.1. Nội dung 7
1.2.2. Biện pháp thực hiện 7
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 8
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 8
1.2.3.1.1. Công tác giống 8

1.2.3.1.2. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn 8
1.2.3.2. Công tác thú y 11
1.2.3.2.1. Công tác vệ sinh 12
1.2.3.2.2. Công tác phòng bệnh 12
1.2.3.2.3. Chẩn đoán bệnh 13
1.2.3.2.4. Điều trị bệnh 14
1.4. Kết luận và đề nghị 17
1.4.1. Kết luận 17
1.4.2. Đề nghị 18
Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19
2.1. Đặt vấn đề 19
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 19
2.1.2. Mục tiêu củađề tài: 20
2.2. Tổng quan tài liệu 20
2.2.1. Cơ sở lý luận 20
2.2.1.1. Cơ sở khoa học về ưu thế lai 20

2.2.1.2. Cơ sở khoa học của việc lai tạo 24
2.2.1.3. Sinh trưởng, phát dục của lợn 26
2.2.1.4. Đặc điểm của các loại lợn nuôi tại trại 33
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 34
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 34
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 36
2.3. Đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu 37
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 37
2.3.1.3. Thời gian nghiên cứu 37

2.3.2. Nội dung nghiên cứu 37
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi 38
2.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 39
2.3.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu 39
2.3.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 39
2.3.4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn 40
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 41
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 41
2.4.1. Kết quả điều tra tình hình phát triển và cơ cấu đàn lợn của trại. 41
2.4.2. Sinh trưởng của lợn nuôi thịt 42
2.4.2.1. Sinh trưởng tích luỹ 42
2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối 44
2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối 46
2.4.3. Hiệu quả kinh tế 47
2.4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận /ngày của lợn 47
2.4.3.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 48
2.4.3.3. Tiêu tốn protein/kg và tiêu tốn năng lượng/kg tăng khối lượng

lợn thí nghiệm 50
2.4.3.4. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn 51
2.4.3.5. Sơ bộ hạch toán sản xuất trực tiếp của đàn lợn thí nghiệm 51
2.5. Kết luận 52
2.6. Tồn tại và đề nghị 53
2.6.1. Tồn tại 53
2.6.2.Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi Đoàn Hương nằm trên địa bàn xã Hồng Tiến, Huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm xã khoảng 5 km. Trại cách xa khu vực
dân cư khoảng 2 km, nằm trên vùng gò đồi của thôn Vân Thượng.
Vị trí của xã Hồng Tiến được xác định như sau:
- Phía Đông giáp với xã Điềm Thụy, huyện Phú Bình
- Phía Tây giáp với xã Tân Quang, phường Cải Đan, thị xã Sông Công
- Phía Nam giáp với thị trấn Bãi Bông, huyện Phổ Yên.
- Phía Bắc giáp với xã Lương Sơn, Thành phố Thái Nguyên.
Với vị trí địa lý như trên, trại có điều kiện thuận lợi để phát triển sản
xuất, kinh doanh, thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1.2. Địa hình, đất đai
Trại lợn Đoàn Hương nằm ở khu vực trung du, miền núi, tuy nhiên trại
lại có địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi về giao thông, điện nước. Tổng diện

tích của trại là 15.000 m
2
, trong đó:
Đất xây dựng trang trại: 1.500 m
2

Đất trồng trọt: 12.500 m
2

Đất nuôi trồng thuỷ sản: 1.000 m
2
Đất canh tác của trang trại khá màu mỡ. Do vậy, ngoài việc phát triển
chăn nuôi thì trồng trọt cũng được quan tâm phát triển vừa để cải tạo khí hậu
chuồng nuôi, vừa cung cấp thực phẩm phục vụ đời sống công nhân viên.
1.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Trại lợn Đoàn Hương nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió
mùa. Hàng năm, thời tiết chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng kéo dài
từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa lạnh (từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau): mưa ít.


2
Nhiệt độ trung bình là 22
0
C. Độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến
98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500 mm,
cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Số giờ nắng trong năm từ
1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ
yếu là Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và Đông Nam (từ tháng 4
đến tháng 9).

Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở đây khá thuận lợi cho phát triển sản xuất
nông nghiệp, cả về trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, cũng có những thời kỳ
khí hậu thay đổi bất thường: Về mùa Hè, có những đợt nắng nóng nhiệt độ tăng
lên rất cao (37
0
C - 39
0
C), về mùa Đông, những đợt rét đậm, rét hại có nhiệt độ
rất thấp (<10
0
C). Mùa Xuân có ẩm độ cao ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi. Để khắc phục tình trạng trên, trại đã đầu tư xây
dựng hệ thống quạt gió, giàn mát để hạn chế sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao về
mùa Hè đến sức khỏe của lợn nhất là lợn nái chửa, lợn con và sử dụng bạt che
chắn, lò sưởi, để giữ ấm cho lợn trong điều kiện thời tiết lạnh, mưa gió.
1.1.1.4. Nguồn nước
Nguồn nước dùng cho chăn nuôi được lấy từ giếng khoan, được kiểm tra
thường xuyên, đảm bảo vệ sinh. Nước dùng cho trồng trọt lấy từ ao cá và tận
dụng nguồn nước tựnhiên. Nước giếng khoan được bơm lên các bể chứa lớn,
lượng nước giếng khoan ước khoảng 60- 80 m
3
/ ngày đêm.
1.1.1.5. Giao thông
Về giao thông: Hồng Tiến cũng có tuyến đường liên huyện Phú Bình
và Phổ Yên cùng tuyến đường nối thị xã Sông Công và quốc lộ 3 tới xã Điềm
Thụy của huyện Phú Bình chạy qua, tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên
cũng đi qua địa bàn xã Hồng Tiến. Đường liên thôn, liên xóm, đường bờ vùng
ở các xứ đồng đều đã được quy hoạch và bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại
giữa các thôn và việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của bà con trong xã.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.2.1. Điều kiện xã hội
Trang trại Đoàn Hương nằm trên địa bàn xã Hồng Tiến. Dân cư quanh
khu vực này chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, một số ít kinh
doanh buôn bán và công nhân viên chức nhà nước.


3
Dân trí ở đây khá phát triển, người dân sống đoàn kết, tình hình an ninh trật
tự ổn định, ít tệ nạn xã hội. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trại.
1.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất
* Hệ thống chuồng trại
Chăn nuôi là nhiệm vụ chủ yếu, đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển của trại. Vì vậy, quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng và mức độ
đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật ngày càng cao.
Khu sản xuất của trại được đặt trên khu đất khá cao, dễ thoát nước, được
tách biệt với khu nhà kho và nhà ở. Xung quanh khu sản xuất có hàng rào bao
bọc và có cổng ra vào riêng.
Chuồng được xây dựng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm bảo
thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông, có vùng đệm. Chuồng có hệ
thống làm mát hiện đại, dàn mát đầu các dãy chuồng có tác dụng chống
nóng cho lợn rất tốt vào mùa Hè, hệ thống quạt gió đảm bảo độ thông
thoáng. Các hệ thống quạt điện, máy bơm nước đều được điều khiển bằng
hệ thống cầu giao tự động.
Chuồng nuôi lợn được chia làm 2 khu vực: Khu nuôi lợn nái và khu
nuôi lợn thịt thương phẩm.
Hệ thống chuồng trại ở đây khá hoàn chỉnh, phù hợp với từng loại lợn.
Khu nuôi lợn nái gồm:
+ Chuồng dành cho lợn nái hậu bị, nái chờ phối và nái chửa hay còn
gọi là chuồng mang thai có 80 ô với kích thước 2,2m x 0,65m/ô và 5 ô lợ
đực giống vớ kích thước 2,2m x 2,0m/ô. Khu chuồng này sử dụng nền sàn

bê tông.
+ Chuồng dành cho lợn nái nuôi con hay còn gọi là chuồng đẻ gồm 2
dãy, gồm 16 ô chuồng với kích thước 2,4m x 1,6m/ô. Chuồng khá hiện đại, sử
dụng sàn sắt với hệ thống cấp nước tự động, thoát phân tự động.
+ Khu nuôi lợn con sau sau cai sữa gồm 15 ô, thiết kế hiện đại, máng
ăn, máng uống tự động, có sân chơi cho lợ chạy nhảy, vận động.
Khu nuôi lợn thị thương phẩm có diện tích 600 m
2,
, gồm 2 dãy chuồng,
mỗi dãy 10 ô, mỗi ô nuôi 20 – 25 con.


4
Ngoài ra, ở cả hai khu vực chuồng còn có một hệ thống chuồng cách
ly nằm cuối hướng gió chính và cách xa khu chăn nuôi chính, được dùng
để cách ly và điều trị lợn ốm lợn mới nhập về trại đảm bảo an toàn dịch
bệnh cho trại.
Trại có hệ thống cấp, thoát nước được bố trí hợp lý theo từng dãy chuồng
thuận tiện cho sản xuất cũng nhưcông tác vệ sinh, thoát nước thải.
* Các công trình phụ
Bên ngoài khu sản xuất là phòng kĩ thuật với đầy đủ các dụng cụ chăn
nuôi từ đơn giản đến hiện đại, thuốc sát trùng và thuốc thú y, xilanh, panh,
dao mổ, kìm bấm nanh…
Tiếp đến là dãy nhà kho chứa thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh nhà kho là
phòng sát trùng trước khi vào khu chuồng nuôi đảm bảo yêu cầu phòng dịch
bệnh cho chuồng nuôi.
Phía ngoài cùng là khu nhà nghỉ cho công nhân, nằm tách biệt với khu
sản xuất.
Để phục vụ sản xuất, trại đã xây dựng 4 giếng khoan, trang bị 4 bể chứa
nước (20m

3
/ bể), 4 máy bơm và các công trình phục vụ cho sinh hoạt của
công nhân.
Trại xây dựng 4 bể biogas nắp cố định, để lưu trữ phân, nước thải của
chuồng nuôi và cung cấp gas phục vụ cho đun nấu của gia đình.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trại
* Cơ cấu tổ chức của trại
Trại có đội ngũ công nhân giỏi, yêu nghề, có nhiều kinh nghiệm.
Trưởng trại, ông Hà Văn Đoàn kiêm chỉ đạo sản xuất là người có rất nhiều
kinh nghiệm trong chăn nuôi và công tác thú y.
Toàn trại có 7 người, trong đó:
- Chỉ đạo, điều hành: Trưởng trại Hà Văn Đoàn.
- Công nhân: 4 người (2 người phụ trách chuồng lợn thịt thương phẩm
và 2 người phụ trách chuồng lợn nái).
- Cán bộ kỹ thuật: 2 người (1 phụ trách khu chuồng lợn thịt thương
phẩm, 1 quản lý khu chuồng nuôi lợn nái).


5
* Mục tiêu sản xuất của trại:
Là một trại tư nhân lớn nhất trên địa bàn xã, cơ sở tự sản xuất con giống
và nuôi lợn thịt thương phẩm cung cấp thịt cho thị trường địa phương và các tỉnh
lân cận như Bắc Ninh, Hà Nội
Sản phẩm chăn nuôi của trại là: Lợn thịt thương phẩm.
Ngoài việc cung cấp sản phẩm chăn nuôi, ông Hà Văn Đoàn cònhướng
dẫn người chăn nuôi trong khu vực về các khâu kỹ thuật: Chọn giống, nuôi
dưỡng, chăm sóc lợn và công tác vệ sinh thú y, góp phần phòng chống, hạn chế
dịch bệnh tại địa phương xung quanh trang trại.
1.1.3. Tình hình sản xuất của trại
1.1.3.1. Về chăn nuôi

Chăn nuôi của trại trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực.
+ Về cơ sở vật chất: Hệ thống chuồng trại được hiện đại hóa. Hệ thống
điện, nước, xử lý nước thải được nâng cấp.
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất. Bác sĩ thú y Hà
Văn Đoàn thường xuyênphổ biến kỹ thuật chăn nuôi nhằm nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp cho đội ngũ kĩ thuật, công nhân trong trại.
Kết quả sản xuất 3 năm gần đây của trại được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Kết quả sản xuất chăn nuôi của trại lợn Đoàn Hương
Năm
Lợn con cai sữa
Số lượng (con) Tổng khối lượng (kg)
2012 1.400 9.800
2013 1.500 10.500
2014 1.600 11.200
(Nguồn: Trại lợn Đoàn Hương)
Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là chăn nuôi lợn, trại còn có ao sử dụng
để chăn nuôi cá thịt, vịt đẻ tận dụng thức ăn dư thừa và nguồn chất thải
từ chăn nuôi lợn, tăng thu nhập cho công nhân, đồng thời giảm ô nhiễm do
chăn nuôi gây ra.



6
1.1.3.2. Công tác thú y
Trại thực hiện rất nghiêm ngặt công tác thú y như: Tổ chức tiêm phòng
các bệnh theo đúng lịch trình, thường xuyên phun thuốc sát trùng xung quanh
chuồng trại, rắc vôi bột trên đường đi lại để khử trùng, xe và người ra vào trại
được phun sát trùng cẩn thận. Trại thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh thú
y, đảm bảo không để dịch bệnh xảy ra.
1.1.3.3. Về trồng trọt

Chăn nuôi lợn là nhiệm vụ trọng tâm của trại, nhưng vì có diện tích khá
rộng nên trại nên đã tận dụng đất đai và nguồn chất thải của ngành chăn nuôi
để trồng cây ăn quả (cam, bưởi, ổi), trồng sắn, chuối (có thể bổ sung vào khẩu
phần cho lợn nái), cây lấy gỗ như keo, mỡ, bạch đàn.
1.1.4. Đánh giá chung
Qua kết quả điều tra tình hình của trại, tôi nhận thấy trại lợn Đoàn
Hương có những thuận lợi và khó khăn sau:
1.1.4.1. Thuận lợi
- Trại được lãnh đạo bởi bác sĩ thú y Hà Văn Đoàn có kinh nghiệm cao
trong chăn nuôi lợn và công tác thú y, được sự ủng hộ, tạo điều kiện của Uỷ
ban nhân dân huyện Phổ Yên, Uỷ ban nhân dân xã Hồng Tiến và toàn thể nhân
dân trong vùng.
- Đội ngũ công nhân của trại có kinh nghiệm, yêu nghề và nhiệt tình với
công việc.
- Toàn thể lãnh đạo, kỹ thuật, công nhân trong trại là một tập thể đoàn
kết, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Nguồn con giống do trang trại tự sản xuất, thức ăn do công ty cổ phần
JAPFA COMFEED VIỆT NAM cung cấp, và thuốc thú y do các công ty thuốc
có thương hiệu lớn trong và ngoài nước cung cấp nên rất đảm bảo chất lượng.
- Trại có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo chăn nuôi theo hướng hiện đại cho
năng suất cao.
1.1.4.2. Khó khăn
- Do trại nằm giữa địa bàn đông dân nên khó tạo được vành đai phòng
dịch triệt để.


7
- Diễn biến dịch bệnh và thời tiết trong những năm gần đây rất phức tạp
nên chi phí phòng, chữa bệnh tăng, ảnh hưởng tới giá thành sản xuất.
- Khả năng đầu tư về vốn còn hạn hẹp, nguồn vốn vay lãi xuất thấp

còn khó tiếp cận.
- Đầu ra cho sản phẩm (giá cả) không ổn định.
- Giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y luôn có chiều hướng tăng cao.
1.2. Công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của trại, chúng tôi đã đề
ra một số nội dung công việc như sau:
- Tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái, lợn hậu bị, đực giống và
lợn con.
- Tham gia tiêm phòng cho đàn lợn của trại.
- Chẩn đoán và điều trị các loại bệnh mà đàn lợn mắc phải trong thời
gian thực tập.
- Tham gia công tác vệ sinh: Phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột, vệ sinh
dụng cụ chăn nuôi và phun thuốc diệt ký sinh trùng cho đàn lợn.
- Tham gia vào các hoạt động khác của trại.
1.2.2. Biện pháp thực hiện
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, chúng tôi đã đề ra biện pháp sau:
- Xây dựng kế hoạch công tác chi tiết, cụ thể.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường và của cơ sở.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình, giờ giấc làm việc.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc và rèn luyện ý thức tổ
chức, kỷ luật.
- Bám sát, nắm chắc tình hình của cơ sở.
- Thường xuyên học tập, củng cố kiến thức chuyên môn.
- Khiêm tốn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ của cơ
sở, cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi.
- Năng động, sáng tạo trong công việc, mạnh dạn áp dụng các kiến thức
đã học vào thực tế.
- Xây dựng mối quan hệ tốt, hòa nhã vui vẻ với mọi người.



8
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
1.2.3.1.1. Công tác giống
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, muốn đạt được
năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, trước tiên phải chú ý đến con giống.
Vì thế, chúng tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành chọn lọc lợn
đực, lợn cái để giữ lại làm giống và tiến hành loại thải những cá thể không
đủ tiêu chuẩn hoặc gầy yếu.
1.2.3.1.2. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn
Trại tổ chức chăn nuôi theo phương thức công nghiệp với kiểu chuồng
hai mái, máng ăn, máng uống tự động, kết cấu trong chuồng rất tiện lợi cho
công việc vệ sinh hàng ngày.
Trại sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp của công ty cổ phần JAPFA
COMFEED VIỆT NAM JSC, với các công thức khác nhau phù hợp với từng
loại lợn ở các giai đoạn khác nhau.
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc giữ vai trò rất quan trọng quyết định sức
khỏe, sinh trưởng và khả năng sản xuất của đàn lợn.
Chúng tôi đã tích cực tham gia công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các loại
lợn đang được nuôi ở trại.
* Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái hậu bị
Sau khi nhận lợn hậu bị từ công ty cổ phần JAPFA VIỆT NAM, chúng
tôi thực hiện nghiêm túc quy trình chăn nuôi, đảm bảo lợn hậu bị sinh trưởng
theo đúng yêu cầu, có thể trạng tốt, không quá béo hoặc quá gầy. Khi lợn đến
tuổi phối giống, chúng tôi tiến hành phối giống cho lợn hậu bị vào lần động dục
thứ hai. Trước khi phối giống 10 ngày, cho lợn ăn theo khẩu phần tăng lên, sau
khi phối giống, cho ăn theo chế độ lợn nái chửa.
* Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa
Chăn nuôi lợn nái chửa là một công đoạn rất quan trọng trong dây chuyền

sản xuất lợn con giống. Mục đích của chăn nuôi lợn nái chửa nhằm đảm bảo cho
thai phát triển bình thường không xảy thai hoặc đẻ non, mỗi lứa đẻ nhiều con,
lợn con có sức sống cao, khối lượng sơ sinh cao. Khi xác định khối lượng thức
ăn cho lợn nái chửa/ngày, chúng tôi căn cứ vào các yếu tố sau:


9
+ Giống và khối lượng lợn nái
+ Giai đoạn chửa của lợn nái (nái chửa kỳ 1 ăn ít hơn nái chửa kỳ 2).
+ Thể trạng nái béo hay gầy, tình trạng sức khỏe.
Chăm sóc lợn nái chửa gồm 2 giai đoạn:
- Nái chửa kỳ 1: Từ khi phối giống đến 84 ngày, hợp tử được hình
thành và phát triển thành bào thai, khối lượng bào thai tăng chậm, do đó nhu
cầu dinh dưỡng cho lợn mẹ ở giai đoạn này bao gồm cho duy trì và sinh
trưởng (đối với lợn kiểm định), chưa cần bổ sung cho nuôi thai. Trại sử dụng
thức ăn hỗn hợp LN 07 do công ty JAPFA sản xuất, đảm bảo có 14% protein
thô và 2.800 kcal năng lượng trao đổi/kg.
- Nái chửa kỳ 2: Từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ. Đây là giai đoạn bào
thai phát triển rất nhanh, khoảng 3/4 khối lượng bào thai được tăng sinh ở giai
đoạn này. Do vậy, ngoài nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì còn phải đảm bảo
nhu cầu nuôi thai. Khẩu phần ăn của lợn nái giai đoạn này là 2,2 -
2,5kg/con/ngày, dùng thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein là 15%, năng
lượng trao đổi là 3.000 kcal/kg.
* Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con
Sau khi đẻ, việc nuôi dưỡng, chăm sóc có ý nghĩa quan trọng, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng sữa của lợn nái. Vì vậy, đảm
bảo dinh dưỡng cho cơ thể lợn nái và nhu cầu cho sản xuất sữa là rất cần
thiết. Lợn nái được chuyển đến chuồng đẻ trước khi đẻ 1 tuần, với chế độ
chăm sóc riêng.
Trại sử dụng cám LN 07 do công ty JAPFA sản xuất với thành phần

dinh dưỡng như sau: Đạm tối thiểu 15%, Chất béo 5%, Xơ tối đa 6%, Ca0,8 –
1,5%, P tối thiểu 0,7%, Muối 0,2 -1%, NLTĐ tối thiểu 3.000 kcal/kg.
Chế độ ăn của nái đẻ như sau:
Ngày đẻ cho ăn 0,5 kg. Sau khi đẻ, không cho ăn ngay, cho lợn uống
nước tự do và truyền glucoza 5%.
Ngày thứ 1 sau đẻ cho ăn 1 kg, ngày thứ 2: 2kg, ngày thứ 3: 3kg, ngày
thứ 4: 3.5kg/con. Từ ngày thứ 5 đến khi cai sữa, cho lợn mẹ ăn 3.5kg/con.
Đối với những con nái gầy, cho ăn và uống nước tự do.


10
Ngày cai sữa không cho nái ăn, hạn chế uống nước để tránh hiện tượng
sốt sữa.
Ngoài ra, trong chuồng nái đẻ bố trí đèn sưởi và máng tập ăn cho lợn
con ăn sớm.
* Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ
Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con là đạt khối lượng cai
sữa cao. Sau khi sinh ra, lợn con chịu sự thay đổi môi trường sống, vì vậy cần
tạo điều kiện tốt nhất cho lợn con để tránh các yếu tố stress và giảm tỷ lệ chết
lúc sơ sinh.
Chuồng lợn đẻ phải ấm áp, sạch sẽ, khô ráo không có gió lùa.
Lợn con sinh ra cần được lau khô mũi miệng và toàn thân, bấm nanh và
cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Tiêm sắt cho lợn con 2 lần vào 3 và 10 ngày tuổi với liều lượng
1ml/con/lần
Tập ăn sớm cho lợn con khi được 7 ngày tuổi.
Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng
Trại sử dụng thức ăn hỗn hợp LT 01 do công ty JAPFA sản xuất cho
lợn con cai sữa.
Khi lợn con được 7 – 14 ngày tuổi, chúng tôi tiến hành thiến lợn đực.

Điều trị bệnh tiêu chảy, phân trắng và các bệnh thông thường khác.
Tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 28 ngày tuổi, tách hoàn toàn khỏi mẹ
lúc 30 ngày tuổi. Ngày cai sữa phải pha nước điện giải cộng với Vitamin cho
lợn con uống bằng vòi nước tự động.
* Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con sau cai sữa
Không thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào những ngày sau cai sữa ít
nhất là 1 tuần, sau đó chuyển dần sang dùng loại cám dành cho lợn con sau
cai sữa.
Chúng tôi tiến hành sưởi ấm cho lợn con bằng cách đặt bóng đèn ở độ cao
50 - 60 cm so với mặt sàn chuồng và quan sát lợn con để điều chỉnh nhiệt độ.
Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ hấp thu, có mùi vị hấp
dẫn và không nhiễm tạp khuẩn (E.coli, Samonella, C.perfrigens…).


11
Sau khi tách mẹ 7 - 10 ngày, chúng tôi chuyển lợn con đến chuồng sau
cai sữa nhưng không tách đàn để hạn chế stress.
Chúng tôi tiến hành bổ sung vitamin, B-complex để tăng cường sức đề
kháng cho lợn và tiêm đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh truyền nhiễm như:
Lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn v v.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt
Đây là giai đoạn nuôi sau 60 ngày tuổi đến khi xuất bán. Giai đoạn này
lợn sinh trưởng phát triển, phát dục tốt nhất, có sức chống chịu tốt, ít bị cảm
nhiễm với các bệnh thông thường. Công việc chăn nuôi chủ yếu trong giai
đoạn này là:
- Cho lợn ăn thường xuyên, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho lợn.
- Cân khối lượng lợn hàng tháng.
- Lợn thịt được cho ăn theo chế độ tự do, theo hệ số 4,3 % (với lợn từ
31 - 60 kg) và 3,4% (đối với lợn từ 61 kg đến xuất chuồng).
+ Giai đoạn 7 - 15 kg: Cho ăn thức ăn hỗn hợp LT01 với mức năng

lượng là 3250 ME kcal, protein thô là 19%.
+ Giai đoạn 15 – 30 kg: Cho ăn thức ăn hỗn hợp LT02S với mức năng
lượng là 3150 ME kcal, protein thô là 19%.
+ Giai đoạn 30 - 50 kg: Cho lợn ăn thức ăn hỗn hợp LT23 với mức năng
lượng là 3000 ME kcal, protein thô là 16%.
+ Giai đợn 50 kg – xuất chuồng: Cho lợn ăn thức ăn hỗn hợp LT33 với
mức năng lượng là 3100 ME kcal, protein thô là 14%
- Tiêm phòng: Chúng tôi tiêm phòng cho lợn lúc 8 - 12 tuần tuổi các
loại vacxine thông thường (Dịch tả,…), riêng đối với bệnh Phó thương hàn
tiêm cho lợn trong thời kì lợn con theo mẹ và sau đó tiêm nhắc lại.
- Tẩy giun sán: Trước khi đưa lợn vào nuôi thịt nên tiến hành tẩy các
loại giun sán.
1.2.3.2. Công tác thú y
Trong chăn nuôi, công tác thú y đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong
công tác thú y, phải lấy việc phòng bệnh là chủ yếu, nhằm tránh những tổn
thất về kinh tế


12
1.2.3.2.1. Công tác vệ sinh
Vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định tới hiệu quả
chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nước và môi
trường xung quanh trang trại…. Hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh
trong chăn nuôi nên trong suốt quá trình thực tập, chúng tôi thường xuyên
tiến hành vệ sinh:
- Hàng ngày, chúng tôi cùng công nhân vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn
chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ cám thừa và ẩm ướt.
- Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: Khơi thông
cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang
mầm bệnh: Ruồi, chuột ….nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra.

- Hằng ngày phun thuốc sát trùng RTD - Iodine để tránh mầm bệnh từ
bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.
- Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng
nước vôi.
- Mỗi tháng quét vôi hành lang ngoài chuồng, khơi thông cống rãnh
thoát nước 2 lần.
1.2.3.2.2. Công tác phòng bệnh
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng vaccine là
một việc làm bắt buộc. Tiêm vaccine cho đàn lợn sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu chủ
động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi
khuẩn), tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Nhận thức rõ vấn đề này, trang trại Đoàn Hương luôn luôn thực hiện quy
trình tiêm phòng vaccine thường xuyên, nghiêm túc, nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi sáng, khi thời tiết mát mẻ.
Công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận
Trong thời gian thực tập, chúng tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành
tiêm phòng cho đàn lợn theo đúng lịch quy định (bảng 1.3).



13
Bảng 1.2. Lịch tiêm phòng của trại Đoàn Hương
Ngày tuổi Vaccin phòng bệnh
1. Lợn con
3 ngày Bổ sung Fe
7 ngày Suyễn lần 1
18 ngày Suyễn lần 2
15 - 21 ngày Dịch tả lần 1
70 ngày Dịch tả lần 2
2. Lợn nái sinh sản

7 tuần trước đẻ Dịch tả
5 tuần trước đẻ Lở mồm long móng
Định kỳtháng 3, 7, 11 Giả dại
Định kỳtháng 4, 8, 12 Tai xanh
3. Lợn đực
Định kỳ 6 tháng/lần Dịch tả
Định kỳ 6 tháng/lần Lở mồm long móng
Định kỳtháng 3, 7, 11 Giả dại
Định kỳtháng 4, 8, 12 Tai xanh

.1.2.3.2.3. Chẩn đoán bệnh
Để điều trị bệnh cho gia súc đạt đươc hiệu quả cao, việc chẩn đoán kịp
thời và chính xác sẽ giúp chúng ta đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả làm giảm
tỷ lệ tử vong, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy, hàng ngày chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến
hành theo dõi đàn lợn ở các ô chuồng để phát hiện lợn ốm. Khi mới mắc
bệnh, lợn thường không có triệu chứng điển hình. Các biểu hiện ở những
lợn ốm thường là: Ủ rũ, mệt mỏi, khả năng ăn uống giảm hoặc bỏ ăn, hoạt
động ít, thân nhiệt cao.
Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh, ngoài triệu chứng lâm sàng quan
sát thấy, còn phải dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ
công nhân. Ngoài ra, cần tiến hành mổ khám và quan sát bệnh tích, qua đó


14
mới có cơ sở để chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị đúng
đắn, có hiệu quả.
1.2.3.2.4. Điều trị bệnh
Trong thời gian thực tập tại trại, chúng tôi đã tiến hành điều trị một số
bệnh gặp ở đàn lợn. Cụ thể như sau:

* Hội chứng tiêu chảy lợn con
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn E.coli, thường xảy ra trên các đàn nái
nuôi con. Vi khuẩn E.coli bám vào thành ruột, tích tụ và phát triển nhanh, gây
cản trở cho sự hấp thu dinh dưỡng. Bệnh khiến lợn tăng trọng kém, có thể
chết tới 50%. Ngoài ra, có thể do thức ăn thay đổi đột ngột, môi trường sống
thay đổi, chất lượng thức ăn kém
Triệu chứng: Khi mới mắc bệnh, lợn con ỉa chảy, phân có màu vàng
hay vàng nhạt, xám, mùi tanh. Lợn con bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, cơ thể gầy yếu,
phân dính bết quanh hậu môn, cạnh đuôi, ỉa vọt vòng cung, lông xù. Lợn bệnh
thường mất nước nên cơ thể gầy yếu, nhiệt độ cơ thể không tăng. Bệnh
thường xảy ra ở lợn con sau cai sữa.
Phòng bệnh: Tẩy uế, sát trùng tiêu độc chuồng trại để giảm thiểu tối đa
một số vi khuẩn khi đưa nái vào chuồng đẻ từ 7 - 10 ngày. Luôn giữ chuồng
khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát; tránh gió lùa, mưa tạt. Đảm bảo cho lợn con đủ
ấm trong suốt thời gian theo mẹ, nhất là tuần lễ đầu phải đủ 36 - 34ºC. Cho
lợn con bú được sữa đầu, chậm nhất sau khi sinh trước 2 giờ.
Điều trị: Chúng tôi đã sử dụng phác đồ sau:
T.COLIVIT: 1ml/con
T.CÚM GIA SÚC
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Kết quả : Điều trị cho 395 con, khỏi 360 con, đạt 94,28%
* Bệnh phân trắng lợn con
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào thời điểm chuyển mùa và
giai đoạn mưa nhiều, những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm
ướt, độ ẩm môi trường cao. Bệnh phát sinh chủ yếu ở lợn con giai đoạn sơ
sinh đến cai sữa.


15
Nguyên nhân: Bệnh do trực khuẩn E. coli, Gr (-) gây nên, thuộc họ vi

khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae gây ra.
Triệu chứng: Bệnh xảy ra ở thể quá cấp, cấp tính, mãn tính. Lợn bị bệnh
thường kém ăn, ủ rũ, mắt, miệng, hậu môn nhợt nhạt, lợn ỉa chảy phân lỏng,
màu trắng có mùi hôi tanh khó chịu, sau chuyển sang hơi vàng, khắm, phân
bết sau hậu môn. Lợn đi lại không vững, gầy sút nhanh. Lợn bị bệnh nếu
không được chữa trị kịp thời sau 3 - 5 ngày sẽ chết.
Điều trị: Chúng tôi điều trị như sau:
Hộ lý: Vệ sinh chuồng trại, thu dọn sạch sẽ phân, giữ sạch nền sàn, đảm
bảo chuồng luôn khô ráo, sưởi ấm cho lợn bằng đèn sưởi.
Dùng thuốc: Cho lợn con uống VIAQUIO: 1,5ml/ngày
Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
Tiêm bắp : - LINCOMYCIN: 1ml/25kgTT
Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.
Kết quả: Điều trị cho 150 lợn, Khỏi 145 con, đạt tỷ lệ 96,7%.
- NORCOLI-WI: 2ml/con +VITAMINB1: 3ml/con
Điều trị liên tục 3 - 5 ngày.
Kết quả: Điều trị cho 160 lợn, khỏi 140 con, đạt tỷ lệ 87,5%.
* Bệnh viêm phổi (suyễn) trên lợn
- Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây nên chúng có thể sống trong không
khí cho nên khả năng gây bệnh của nó là rất lớn.
Lợn tất cả các giống và các lứa tuổi đều bị bệnh, tuy vậy các giống lợn
ngoại có sức đề kháng với bệnh tốt hơn.
Bệnh phát quanh năm nhưng mùa đông phát rõ hơn đặc biệt là những cơ
sở không đảm bảo quy trình thú y, tiểu khí hậu ô nhiễm, thức ăn nghèo dinh
dưỡng, khẩu phần không cân đối, độ ẩm không khí cao, gió mạnh.
- Triệu chứng
+ Thời gian ủ bệnh từ 8 - 40 ngày tuỳ theo lợn từng lứa tuổi.
+ Triệu chứng đặc trưng chủ yếu là ho đặc biệt vào ban đêm, lúc đầu ho
khan ho ít về sau tăng lên và ho từng cơn kéo dài. Đặc biệt, buổi sáng khi lợn

×