Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của một số yếu tố của quy trình Chăn nuôi Thú y đến bệnh viêm tử cung ở heo nái nuôi tại trại heo Xuân Bắc 6, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.65 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Chăn nuôi- Thú y

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Ảnh hưởng của một số yếu tố của quy trình Chăn nuôi - Thú y đến
bệnh viêm tử cung ở heo nái nuôi tại trại heo Xuân Bắc 6, Công ty Cổ phần
Chăn nuôi C.P Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Văn Đình Đông
Lớp: Thú Y 48A
Giáo viên hướng dẫn: NGND.PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
Bộ môn: Chăn nuôi chuyên khoa

NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Chăn nuôi- Thú y

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Ảnh hưởng của một số yếu tố của quy trình Chăn nuôi - Thú y đến
bệnh viêm tử cung ở heo nái nuôi tại trại heo Xuân Bắc 6, Công ty Cổ phần
Chăn nuôi C.P Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Văn Đình Đông


Lớp: Thú Y 48A
Thời gian thực hiện: 04/09/2018 – 25/12/2018
Địa điểm thực hiện: Trại heo Xuân Bắc 6
Giáo viên hướng dẫn: NGND.PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng
Bộ môn: Chăn nuôi chuyên khoa

NĂM 2019


Lời Cảm Ơn
Thực hiện phương châm đào tạo
của trường Đại Học Nông Lâm Huế
“Học đi đôi với hành, nhà trường
gắn liền với xã hội”, thì thực tập
tốt nghiệp là công đoạn cuối cùng
trong chương trình đào tạo kỹ sư chăn
nuôi thú y. Với thời gian thực tập 4
tháng, tôi được tiếp xúc trực tiếp
với thực tiễn sản xuất, làm các
công việc trong trại và đặc biệt hơn
là độc lập triển khai đề tài nghiên
cứu của mình.
Đến nay, khoá luận tốt nghiệp đã
hoàn thành. Nhân dòp này, cho phép
tôi được bày tỏ lời biết ơn chân
thành nhất đến thầy Nguyễn Đức
Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin
cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa

Chăn Nuôi- Thú Y đã hằng ngày
truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ
bản về chuyên ngành và cả kiến
thức xã hội. Đó là những kiến thức
cơ bản giúp tôi có thể hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp và là hành
trang quan trọng trong nghề nghiệp sau
này của tôi.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến anh
Trần Ngọc Thuận trưởng trại Xuân
Bắc 6 công ty chăn nuôi C.P Việt Nam


cùng toàn thể công nhân ở trại đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập tại đây.
Trong thời gian thực tập và là lần
đầu nghiên cứu đề tài độc lập, mặc
dù bản thân đã cố gắng nhưng do
trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu
của bản thân còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp quý báu của thầy, cô để báo
cáo tốt nghiệp của tôi được hoàn
thiện hơn, rất mong nhận được sự
giúp đỡ của thầy cô.
Huế, ngày 02 tháng 05
năm 2019
Sinh Viên

Văn Đình Đông
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.Tổng số heo trại Xn Bắc 6.............................................................................6
Bảng 2: Chương trình thức ăn đối với heo nái trước khi đẻ và heo nái ni con...........9
Bảng 3. u cầu nước uống của heo............................................................................10
Bảng 4. Quy trình tiêm phòng vaccine.........................................................................12
Bảng 5. Bảng tiêu chuẩn ăn của heo theo mẹ theo ngày..............................................15
Bảng 6. Bảng tiêu chuẩn ăn của heo cai sữa theo ngày................................................16
Bảng 7. Bảng thời gian, cơng việc chăm sóc heo con theo mẹ....................................16
Bảng 8. Vi sinh vật gây nhiễm trùng sau khi sinh........................................................26
Bảng 9. Chỉ tiêu phân biệt các thể viêm tử cung..........................................................29
Bảng 10. Kết quả khảo sát thực trạng bệnh Viêm tử cung ở đàn heo nái tại trại..........35
Bảng 11. Tỷ lệ các bệnh thường mắc trên đàn heo nái.................................................36
Bảng 12. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở heo nái với điều kiện.........37
đẻ khác nhau................................................................................................................37


Bảng 13. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở heo nái ở điều kiện vệ sinh
khác nhau..................................................................................................................... 38
Bảng 14. Kết quả theo dõi bệnh Viêm tử cung ở hai quy trình chăn nuôi khác nhau cho
heo nái......................................................................................................................... 39
Bảng 15. Kết quả sử dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung ở heo nái.........41
Bảng 16. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái phát bệnh viêm tử cung.........................................41


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
cm

centimet


E. coli

Escherichia coli

g

gram

ha

hecta

m

mét

mg

miligam

ml

mililit

kg

kilogam

l


lít

cs

cộng sự

NXB

nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
PHẦN 1 PHỤC VỤ SẢN XUẤT..................................................................................2
1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP.........................................................................2
1.1.1. Giới thiệu về trại heo Xuân Bắc 6........................................................................2
1.1.2. Sự hình thành và phát triển..................................................................................2
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động................................................................................3
1.1.4. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý rác thải.........................................3
1.1.5. Cơ cấu đàn và sản phẩm......................................................................................6
1.1.6. Đánh giá chung....................................................................................................6
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT.............................................................................7
1.2.1. Heo hậu bị............................................................................................................7
1.2.2. Quy trình chăm sóc heo nái mang thai.................................................................8
1.2.3. Quy trình chăm sóc heo nái nuôi con:................................................................10
1.2.4. Quy trình vaccine...............................................................................................12
1.2.5. Quy trình phối giống..........................................................................................12
1.2.6. Quy trình chăm sóc heo con...............................................................................14
1.2.7. Quy trình chăm sóc heo con theo mẹ.................................................................16
1.2.8. Quy trình đỡ đẻ cho heo.....................................................................................16

1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN.......................................................18
PHẦN 2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC........................................................................20
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................20
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................20
2.1.2. Mục tiêu đề tài...................................................................................................20
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................................20
2.2.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản và một số đặc điểm sinh lý sinh dục của heo nái.......20
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục heo cái......................................................................23
2.2.3. Bệnh viêm tử cung ở heo nái (Mestritis)............................................................25
2.2.4. Các thể viêm tử cung.........................................................................................26
2.2.5. Hậu quả của bệnh viêm tử cung.........................................................................27
2.2.6. Chẩn đoán viêm tử cung....................................................................................28
2.2.7. Biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh viêm tử cung trên heo nái.....................29
2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................31


2.3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu.........................................................31
2.3.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................31
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................34
2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................35
2.4.1. Khảo sát thực trạng bệnh viêm tử cung ở heo nái theo các yếu tố của quy trình
chăn nuôi thú y tại trại Xuân Bắc 6..............................................................................35
2.4.2. Thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở heo nái tại trại..................................41
2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................42
2.5.1. Kết luận.............................................................................................................. 42
2.5.2. Đề nghị..............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43



MỞ ĐẦU
Có câu “học đi đôi với hành”, đúng như vậy việc học thực hành và học lý thuyết
phải đi đôi với nhau. Chúng bổ trợ cho nhau, giúp chúng ta nắm vững kiến thức hơn
và có thể áp dụng tốt lý thuyết vào thực tiễn sản xuất từ đó tăng năng suất sản xuất.
Qua đợt thực tập vừa rồi em càng thấy rõ được vai trò của quá trình thực tập:
- Được áp dụng lý thuyết học được từ sách vở vào quá trình thực tiễn, qua đó
nắm vững lý thuyết hơn đồng thời có cơ hội kiểm chứng lý thuyết xem có tính thực
tế không.
- Được trực tiếp làm việc tiếp xúc với công việc mình sẽ làm sau này giúp bản
thân hiểu rõ công việc mình sẽ làm sau này qua đó giúp bản thân yêu công việc hơn.
Từ yêu công việc sẽ có những sáng tạo tốt hơn trong công việc góp phần nâng cao
năng suất lao động.
- Được tiếp xúc trực tiếp với công nhân làm việc tại trại, cùng họ làm việc, qua
đó hiểu được tính chất công việc góp phần cho quản lý và sắp xếp công việc tốt hơn.
- Quá trình thực tập như quá trình thử lửa, để một lần nữa khẳng định bản thân có
yêu nghề không, có tâm huyết với công việc mình đang làm không.
- Tuy quá trình thực tập không dài nhưng qua quá trình thực tập tôi đã có thêm
rất nhiều kĩ năng bao gồm cả kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng sống.
Tôi chọn thực tập tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam là một công ty
đứng đầu về chăn nuôi heo tại Việt Nam với áp dụng công nghệ kỹ thuật khoa học triệt
để vào chăn nuôi tạo ra sản phẩm đạt chất lượng. Tại đây, tôi học hỏi được rất nhiều
kiến thức từ kiến thức lý thuyết để áp dụng và cả những quy trình nuôi mà từ trước giờ
chưa được tiếp xúc. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, các quy trình nuôi ở đây
luôn được đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh và góp phần nâng cao năng suất sản xuất.
Qua quá trình thực tập tại trại tôi thấy ở trại xuất hiện nhiều bệnh khá phổ biến làm
ảnh hưởng đến năng suất của trại đặc biệt phổ biến nhất là bệnh viêm tử cung ở heo
nái nên tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của một số yếu tố của quy trình chăn nuôi - thú
y đến bệnh viêm tử cung ở heo nái nuôi tại trại heo Xuân Bắc 6, Công ty Cổ Phần
Chăn Nuôi C.P Việt Nam” để nghiên cứu thực tế và viết thành chuyên đề báo cáo này.
Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn ngủi, với sự giúp đỡ của

lãnh đạo công ty và các anh chị cô chú ở Trại heo Xuân Bắc 6, tôi hy vọng sẽ nắm bắt
được phần nào về sự hiểu biết đối với lĩnh vực viêm tử cung ở heo nái.

1


PHẦN 1
PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Giới thiệu về trại heo Xuân Bắc 6
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Trại heo Xuân Bắc 6 nằm ở xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với
tổng diện tích 10,7 ha, trong đó diện tích khu chăn nuôi 3 ha, diện tích đất tự nhiên 7,7
ha. Trại nằm trên vùng đất khá bằng phẳng, cách đường lớn 4km và có hệ thống giao
thông thuận lợi trong quá trình vận chuyển.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 26,1°C, lượng mưa trung bình từ 2.000 –
2.400 mm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 79%.
Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 9-12 với nhiệt độ trung bình là 24°C, mùa khô kéo dài từ tháng 1-8 với nhiệt độ
trung bình 29°C.
Với điều kiện khí hậu như vậy rất thuận lợi cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển
Trại heo Xuân Bắc 6 là trang trại của Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam.
Trại đi vào hoạt động ngày 20 tháng 01 năm 2016 với quy mô 2400 nái. Mới đầu hoạt
động trại chỉ có 120 heo nái hậu bị, sau 9 tuần nuôi mới có lứa heo mang bầu đầu tiên,
khi đó mới chỉ có công nhân trại bầu làm đúng việc trong trại chăm sóc heo mang bầu,
còn công nhân trại đẻ còn ít và chưa phải làm đúng việc là chăm sóc heo mẹ và con.

Sau một năm thì đàn heo đã tăng lên 1500 nái và hiện nay thì trại đã đạt được quy mô
là 2400 heo nái.

2


1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
GIÁM ĐỐC TRẠI

1 KT.BẢO TRÌ

1 PIGPRO

1 KT. TRẠI
ĐẺ
1 TỔ TRƯỞNG
(Trại Bầu)

1 CÔNG
NHÂN

2 NẤU
ĂN

1 TỔ
TRƯỞNG
8 CÔNG
NHÂN

1 TẠP VỤ

20 CÔNG
NHÂN

1 NỌC

Trại có tất cả 39 người bao gồm:
- Đứng đầu là trưởng trại (1 người): Có trình độ đại học: quản lí công việc trong

và ngoài trại, là người kiểm soát ra vào trại như: nhập cám, thuốc cho heo, thực phẩm
cho công nhân, xuất nhập heo... sắp xếp, bố trí công việc cho công nhân trong trại...
- Phó trại (1 người): Có trình độ cao đẳng: quản lí các công việc trong trại, điều

trị các bệnh xảy ra trong trại, sắp xếp và chỉ đạo công việc cho công nhân.
- Pigpro (1 người): Quản lý sổ sách, kho thuốc, kho cám...
- Công nhân trại bầu (9 người): Trong đó có 1 tổ trưởng,công việc hằng ngày cho

heo ăn, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, làm vaccine heo nái, lấy tinh heo, phối heo…
- Công nhân trại đẻ (22 người): Trong đó có 1 tổ trưởng, công việc hằng ngày

cho heo ăn, vệ sinh chuồng trại, đỡ đẻ heo, công tác thú y (thiến, chích sắt, nhỏ thuốc
phòng bệnh cho heo con,…)…
- Bảo trì (2 người): Công việc bảo trì các cơ sở vật chất trong trại như hệ hống

chuồng trại, quạt điện, máy phát điện, hệ thống dàn lạnh,...
- Người phụ trách nấu ăn, tạp vụ (3 người).

1.1.4. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý rác thải
1.1.4.1. Cơ sở vật chất
Trại Xuân Bắc 6 thuộc loại trại mới được xây dựng theo mô hình trại kín, theo
dạng chăn nuôi heo công nghiệp, trại được trang bị cơ sở vật chất hiện đại đạt tiêu

3


chuẩn, đáp ứng đủ yêu cầu chăn nuôi theo bản thiết chuồng trại của công ty cổ phần
chăn nuôi C.P Việt Nam. Hệ thống điện cao áp được kéo vào tận trang trại, trại có
trang bị máy phát điện với công suất lớn nhằm đề phòng trường hợp mất điện. Kho
thuốc được trang bị tủ lạnh bảo quản vaccine. Kho cám được xây dựng kín đáo bảo
đảm cho các loài gặm nhấm không vào được. Hệ thống chuồng trại mới chưa bị xuống
cấp và hư hỏng đảm bảo tốt cho công việc chăn nuôi.
1.1.4.2. Hệ thống chuồng trại
6

4

7

6

5

5

1

Đ

1

Đ


2

Đ

3

Đ

4

Đ

5

Đ

6

8

3
Khu dơ
B2

B1

B3

B4


5

5

10

9

2

Chú thích:
Đ: nhà đẻ

5: hồ cá

B: nhà bầu

6: hồ điều hòa

1: khu sát trùng

7: hầm biogas

2: cổng vào

8: nhà máy phát điện

3: nhà sát trùng xe

9: cổng phụ


4: khu xuất heo

10: kho phân, khu chứa rác
Khu dơ: nhà ở kỹ thuật, công nhân

4


- Hướng chuồng: Chuồng được xây dựng theo hướng Đông Nam.
- Kiểu chuồng: Trại xây dựng theo mô hình khép kín, nền chuồng đổ bê tông cao

không trơn cùng với đan nhựa (đối với chuồng đẻ), gầm chuồng có độ dốc dễ thoát
nước, mái chuồng được lợp bằng tôn phía trên có la phông cách nhiệt. Trại có hệ thống
giàn mát và hệ thống quạt giúp điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi.
1.1.4.2.1. Chuồng heo nái đẻ và heo con theo mẹ
Trại đẻ gồm có 12 bộ mỗi bộ có 64 ô chuồng, kích thước mỗi ô chường là: dài
2,2m, rộng 1,9m, chiều cao chuồng 0,8m, khoảng cách từ nền chuông đến sàn là 0,50,7m, 1 ô chuồng gồm 3 ngăn: ngăn giữa dành cho heo mẹ rộng 0,65m lằm bằng tấm
đan bê tông, 2 ngăn 2 bên dành cho heo con nằm và vận động, ngăn nhỏ rộng 0,4m và
ngăn lớn rộng 0,8m làm bằng tấm đan nhựa. Trong ô chuồng có bố trí lồng úm dài
0,6m rộng 0,5m được lồng bằng bao cám giặt sạch và sát trùng, nhiệt độ lồng úm 3233°C để cho heo con nằm.
1.1.4.2.2. Chuồng heo nái khô và nái mang thai
Có 4 trại bầu. Mỗi trại có 539 ô cá thể và 7 ô rộng, 1 ô có kích thước dài 2m,
rộng 0,6m, cao 1m, có 1 máng ăn bằng inox có núm uống cho heo cao khoảng 0,6m,
nền chuồng bằng xi măng có độ nhám heo nái không bị trơn trượt ảnh hưởng tới thai.
1.1.4.2.3. Chuồng cách ly
Là dạng chuồng được xây bằng xi măng, gồm 3 nhà cách ly heo mỗi nhà cách ly
có 6 ô chuồng diện tích mỗi ô là 24m 2, với chiều dài 6m, chiều rộng 4m, thành tường
cao 1m.
Mỗi ô chuồng có hai máng ăn tự động bằng inox, đặt gần lối đi thuận tiện cho

việc cho ăn, có núm uống bằng inox gắn liền trên tường.
1.1.4.2.4. Chuồng nọc
Chuồng có diện tích 9 x 45 m2 trong đó có 32 ô và 1 ô dùng cho công tác lấy tinh heo.
1.1.4.3. Hệ thống xử lý rác thải
Trại có hệ thống hầm biogas với diện tích lớn, tất cả các chất thải, phân của heo
sẽ được chảy xuống hầm biogas. Phân từ các trại bầu và trại đẻ sẽ được thu gom và tập
kết lại một chỗ để đem sử dụng cho việc trồng keo. Có hố hủy heo để xử lý heo chết
một cách an toàn tránh gây nên bệnh dịch phát sinh ở trong trại.

5


1.1.5. Cơ cấu đàn và sản phẩm
Tổng đàn heo:
Bảng 1.Tổng số heo trại Xuân Bắc 6
Heo
Nái
Hậu bị
Nọc

Giống
PS
Duroc

Tổng

Số lượng
2400
120
23

2543

Cơ cấu đàn:
Trại heo Xuân Bắc 6 với quy mô 2400 nái, hiện tại là trại P/S (pig- swine) với
các giống heo là: C.P90, C.P91, L11, L01, D31…nhưng chủ yếu chỉ là 2 giống nái
chính: C.P90 và C.P91 và đực giống D31. Dòng C.P90, C.P91 được lai tạo từ giống
heo: Landrace và Yorkshire. Heo con thương phẩm xuất ra thị trường được lai tạo từ
con cái C.P90 hoặc C.P91 với con đực Duroc “D31”, tạo ra con giống heo thương
phẩm mang 3 máu của 3 giống khác nhau. Giống heo được tạo ra này có khả năng tăng
trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao được nhiều người chăn nuôi ưa dùng.
Số liệu được cập nhật vào tháng 10 năm 2018.
Những năm trở lại đây thì sản phẩm hướng đến chủ yếu của trại là sản xuất là:
bán heo giống. Thị trường chủ yếu là khu vực miền nam.
1.1.6. Đánh giá chung
1.1.6.1. Điểm mạnh
- Khí hậu thuận lợi, ít mưa to gió lớn, bão tố, nắng nóng không quá gay gắt.
- Địa hình thuận lợi đây là nơi có địa hình bằng phẳng dễ dàng trong việc xây
dựng và vận chuyển.
- Trại được xây dựng trên nền đất ít có giá trị nông nghiệp nên giúp tiết kiệm quỹ đất.
- Trại vừa mới đưa vào sử dụng nên cơ sở hạ tầng còn rất tốt.
- Trại xây cách xa khu dân cư giúp cách ly với dịch bệnh và không làm ảnh
hưởng tới khu dân cư xung quanh.
- Trại có hệ thống biogas và hệ thống xử lý nước thải làm giảm ảnh hưởng tới
môi trường.
- Với hệ thống cải tiến được bố trí thêm hai giàn mát 2 bên hông giúp cho khả
năng điều hòa nhiệt độ trong trại tốt hơn.
- Hệ thống sát trùng được cải tiến hiện đại giúp giảm thiểu tối đa mầm bệnh xâm
nhập vào trại.

6



1.1.6.2. Điểm yếu
- Trại cách xa trục đường chính nên việc vận chuyển thức ăn, heo mất nhiều thời gian.
- Là một trại mới nên nhân sự còn chưa ổn định và còn thiếu kinh nghiệm.
- Khuôn viên trại còn chưa có nhiều cây xanh và cây xanh chưa đủ lớn để có thể
phủ bóng.
- Các dụng cụ trong phòng phòng pha chế tinh còn thiếu thốn như: Máy kiểm tra
chất lượng tinh nên chất lượng tinh chưa được đảm bảo tuyệt đối.
1.2. CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1.2.1. Heo hậu bị
Là tất cả tương lai của trại, việc quản lý tốt số lượng đàn heo giống hoặc tăng đàn
để tăng số đầu con và tăng năng suất thành công, nếu chúng ta biết chuẩn bị số lượng
heo hậu bị để thay thế và tăng đàn tốt.
 Thức ăn cho heo hậu bị
- Khi nhập heo vào trại nên cho heo hậu bị ăn thức ăn số 562, khẩu phần ăn theo
quy định từ 2,5 – 3.0 kg/con/ngày. Nuôi theo đàn nên cho ăn máng tròn kiểu tự động
(Lean Machine), heo ăn số lượng đầy đủ dinh dưỡng để phát triển tốt bộ phận sinh
dục, tăng nhanh thể trạng, việc tạo và tích luỹ cơ bắp, sự phát triển hoàn hảo bộ xương
và các bộ phận khác trong cơ thể để chuẩn bị cho việc mang thai lần thứ nhất, nếu các
yếu tố nói trên chưa hoàn chỉnh thì khả năng loại bỏ ở lứa tiếp theo có thể xảy ra cao
hơn. Trong trường hợp không có thức ăn 562, trại có thể thay thế bằng số 552S, 552
hoặc 567.
 Các vấn đề cần thiết đối với heo hậu bị
- Khi nhập heo hậu bị vào trại nên nuôi theo nhóm trong một chuồng rộng, cách
xa chuồng heo giống. Nên nuôi với diện tích 2.0 m2/con, không nuôi quá chật làm cho
heo bị căng thẳng và chỗ cho ăn, cho uống hẹp hạn chế sự tăng trưởng cơ thể và hoàn
thiện về hệ thống sinh dục trước khi phối giống. Nếu chuồng nuôi mật độ quá cao sẽ
làm cho heo hậu bị căng thẳng và dẫn đến:
- Sự thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể.

- Làm cho heo khi lên giống không rõ ràng.
- Khó phát hiện khi heo lên giống.
- Khả năng tạo kháng thể sau khi tiêm vaccine kém hơn.
- Dễ bị chảy mủ sau khi lên giống vì chuồng quá bẩn.
Khi heo hậu bị mới được nhập vào thì cho tiếp xúc với heo nái loại có sức khoẻ
bình thường theo tỷ lệ 1 heo nái loại cho không quá 10 heo hậu bị.

7


Trong thời gian nuôi cách ly nên cho heo hậu bị vào trong chuồng heo nọc 2 lần,
sáng và chiều mỗi lần khoảng 15 phút để kích thích heo nái hậu bị lên giống và hoàn
thiện bộ phận sinh dục.
+ Các vấn đề cần lưu ý trước khi cho heo hậu bị sinh sản:
-Trọng lượng cơ thể đạt từ 130 – 140 kg.
- Tuổi đạt từ 34 – 35 tuần tuổi.
- Độ dày của mỡ lưng ở P2 không thấp dưới 15 – 18 mm.
- Dùng heo nọc để kích thích bằng cách đưa heo hậu bị vào trong chuồng heo nọc.
- Lên giống lần thứ 3 (Không tính lần lên giống lúc di chuyển heo hậu bị về trại,
ghi chép nhật ký sự lên giống liên tục kể từ ngày nhập vào trại, công nhân biết được
số lượng heo hậu bị lên giống lập kế hoạch đặt tinh heo, quy định ngày phối giống
chính xác hơn).
- Sau khi nhập heo vào trại kiểm tra máu để xác định kháng thể và sau thời gian nuôi
cách ly kiểm tra lại máu lần nữa để xác định kháng thể có đạt theo yêu cầu ở heo hậu bị
trước khi cho sinh sản, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của đàn heo nái giống.
1.2.2. Quy trình chăm sóc heo nái mang thai
 Quản lý heo nái mang thai từ 1 đến 84 ngày
Sau khi phối giống sẽ giảm khẩu phần ăn xuống từ 1,8 – 2 kg trong thời gian 3 –
4 tuần để cho phôi bám chắc vào thành dạ con. Khẩu phần ăn trên không đủ để duy trì
sự sống đối với heo nái đã sinh nhiều lứa và sau khi cai sữa heo nái rất gầy sẽ làm cho

heo nái stress và đó là lý do làm cho phôi bám không chắc vào thành dạ con. Trong
thời kỳ mang thai trước đến 84 ngày heo nái sử dụng 80% để duy trì đời sống, phần
còn lại 20% dùng để phát triển bộ phận sinh dục, các bộ phận bên trong khác và sự
tăng trưởng phát triển của heo non.
Chương trình thức ăn còn là kết quả ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến sữa từ lúc
mang thai và ảnh hưởng lâu dài tới giai đoạn heo nái nuôi con. Như vậy sau khi phối
giống phải điều chỉnh tăng khẩu phần ăn lên theo thể trạng của heo giống.

8


Bảng 2: Chương trình thức ăn đối với heo nái trước khi đẻ và heo nái nuôi con
Mã số

Thời gian

Trước
khi đẻ

3,0 – 3,5

3 ngày

3,0

2 ngày

2,0 – 2,5

Ngày đẻ


Sau khi
đẻ

(kg/con)

4 ngày

1 ngày

567/567S

Lượng cho ăn

≥1%
thể trọng
1,5

1 ngày

2,5

2 ngày

3,5

3 ngày

4,5


4 ngày

5,5

5 ngày

6,0

6 ngày

6,5

7 ngày trở lên

Ăn tối đa

Ngày cai sữa

≥ 1%

( 18-21 ngày tuổi)

thể trọng

 Quản lý heo nái mang thai giai đoạn từ 85 ngày đến trước ngày đẻ.
- Sau khi mang thai được 84 ngày là giai đoạn bào thai tăng trọng nhanh, việc
tăng khẩu phần thức ăn ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng heo sơ
sinh và tỉ lệ sống của heo con, ảnh hưởng đến sự phát triển của bầu vú trước khi sinh.
- Khi gần đến ngày sinh heo nái thường có biểu hiện bứt rứt, khó chịu giảm ăn
nên việc giảm khẩu phần ăn lúc này có tác dụng giảm lượng thức ăn hao hụt do ăn

không hết. Không nên giảm khẩu phần thức ăn quá sớm trước khi sinh (nên giảm khẩu
phần ăn 3 ngày trước khi sinh là đủ).
+ Yếu tố môi trường:
Chúng ta thường xuyên phải:
 Giảm nhiệt độ trong chuồng và giảm stress cho heo nái mang thai bằng cách
tắm hoặc gắn hệ thống phun sương vào thời tiết nóng, oi bức để cho heo nái thoải mái
nhưng phải chú ý độ ẩm ở trong chuồng.
 Lưu thông không khí và độ ẩm (bên trong chuồng) phải tốt bằng cách sử dụng
quạt thông gió. Chú ý phải giữ cho nền khô ráo, không khí lưu thông tốt và phải đạt
yêu cầu thải hết khí Amoniac, ẩm độ, hơi nóng ra ngoài và tăng oxy trong chuồng heo
nái lên.

9


 Thường xuyên kiểm tra chất lượng, số lượng nước uống, áp lực của nước vì
đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thức ăn của heo nái.
 Kích thước chuồng nái phải phù hợp với kích cỡ của heo khi đứng và nằm sẽ
giúp cho heo vận động dễ dàng, không căng thẳng.
 Việc giữ gìn vệ sinh rất quan trọng, phải thường xuyên lấy sạch phân ra bên
ngoài chuồng, giảm ruồi, mùi hôi, vi khuẩn Bacteria trong chuồng. Đây là những yếu
tố ảnh hưởng đến sức khoẻ của heo giống.
 Phòng ngừa côn trùng và các môi giới truyền bệnh: Những khu vực có nhiều
côn trùng nên làm màn che, dễ mở, cuộn lên hoặc hạ xuống khi cần thiết.
1.2.3. Quy trình chăm sóc heo nái nuôi con:
Trước khi heo đẻ 7 ngày phải chuyển heo nái lên chuồng đẻ để heo làm quen với
môi trường, dụng cụ mới... Cần giữ chuồng cho khô sạch, không ẩm ướt và thường
xuyên lấy sạch phân ra. Nếu phần cuối ô chuồng đẻ quá bẩn thì heo nái bị viêm, chảy
mủ và heo con bị tiêu chảy sau khi sinh.
+Yếu tố môi trường trong chuồng.

Trong giai đoạn nuôi con, heo nái cần rất nhiều nước so với heo nái mang thai và
heo thịt, khoảng 30 – 40 lít nước/ngày, áp lực của nước phải đảm bảo để heo nái uống
được không được thấp dưới 2 lít/phút, vì nhiệm vụ lúc này là sản xuất sữa để nuôi con,
nên rất cần nước. Nước là thành phần chính kết hợp với các chất dinh dưỡng khác từ
thức ăn (85% lượng thức ăn heo nái được dùng để sản xuất sữa, còn lại 15% để duy trì
cho cơ thể).
Bảng 3. Yêu cầu nước uống của heo
Trọng lượng heo
(kg)

Lượng nước
(lít/ngày)

Lượng nước tối thiểu
(lít/ngày)

6-16

1,0 – 2,0

1,0

30-50

3,0 – 5,0

1,5

50-100


5,0 – 10,0

1,8

Nái mang thai

12,0 – 15,0

2,0

Nái tiết sữa

>40,0

>2,0

10


Nhiệt độ trong chuồng nuôi
Stt

Bộ chuồng

Nhiệt độ lý tưởng

1

Heo chờ đẻ


24o – 26o C

2

Heo đang đẻ

26.5o – 28o C

3

Heo con 1 tuần tuổi

26.5o – 28o C

4

Heo con 2 tuần tuổi

26o – 27o C

5

Heo con 3 tuần tuổi

26o – 27o C

6

Heo con cai sữa


31o – 33o C

 Chương trình thuốc cho heo mẹ sau sinh.
- Ngày heo mẹ đẻ tiến hành chích Amox (1cc/10kg) và Oxytoxin 2-3ml
- Ngày thứ 2 chích 1 mũi Oxytoxin 2-3ml
- Ngày thứ 3 chích 1 mũi Amox (1cc/10kg) và Oxytoxin 2-3ml
- Ngày thứ 4 nếu thấy dịch có màu trắng trong, hoặc hơi vàng là dịch bình
thường, không cần điều trị nữa
- Nếu thấy dịch không bình thường có mủ, hoặc lẫn máu, màu đen socola, màu
hồng đậm,… là dịch bị viêm tử cung do trầy xước hoặc sót con và sót nhau, thì tiến
hành điều trị thêm 2 – 3 mũi amox và Oxytoxin.
- Trong trường hợp viêm nặng thì tiến hành thụt rửa tử cung: dùng 500 cc nước
muối sinh lý bơm vào tử cung heo nái sau đó cho vào tử cung ampisur (20cc). Để 30
phút sau đó chích Amox và 2-3ml Oxytoxin.
Heo sinh xong hoàn toàn thì tiến hành chuyền glucose 500ml/con, đồng thời tiêm
calcimost 1ml/10kg, Anazine 10-12ml/con, Amino và ADE 10-12ml/con cho heo mẹ.
Tiêm 3 mũi Amoxiciline, 5 mũi oxytocine cho heo mẹ (viêm tử cung) trong vòng
5 ngày.
Trong thời gian heo nuôi con cần giữ cho chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, cần phải
thường xuyên vệ sinh thân thể heo đặc biệt ở vùng âm hộ và bầu vú, cho heo ăn đầy đủ
lượng thức ăn, nước uống để heo phát triển tốt cũng như cho sữa cho heo con.

11


1.2.4. Quy trình vaccine
Bảng 4. Quy trình tiêm phòng vaccine
Chương trình
vaccine


Phương pháp

Liều/con

PCV (Circo)

Tiêm bắp

1 ml

PRRS (1)

Tiêm bắp

2 ml

Sau khi nhập về 7 – 14 ngày

Parvo (1)

Tiêm bắp

2 ml

Hậu bị

Sau khi nhập về 14 - 21 ngày

CSF


Tiêm bắp

2 ml

và nọc
thay thế

Sau khi nhập về 21 - 28 ngày

AD

Tiêm bắp

2 ml

FMD 3 type (1)

Tiêm bắp

2 ml

PRRS (2)

Tiêm bắp

2 ml

Parvo (2)

Tiêm bắp


2 ml

FMD 3 type (1)

Tiêm bắp

2 ml

CSF

Tiêm bắp

2 ml

E.coli (1)

Tiêm bắp

2 ml

FMD 3 type (2)

Tiêm bắp

2 ml

Mang thai thứ 14

E.coli (2)


Tiêm bắp

2 ml

Heo nái sau khi sinh 2 tuần

Parvo

Tiêm bắp

2 ml

Tổng đàn

FMD 3 type

(4 tháng)

AD

Tiêm bắp

2 ml

Loại heo

Tuổi

Nhóm 3

Sau khi nhập về 0 - 7 ngày

Sau khi nhập về 28 - 35 ngày
Sau khi nhập về 35 - 42 ngày
Mang thai tuần thứ 10
Heo nái

Mang thai tuần thứ 12

1.2.5. Quy trình phối giống
 Chuẩn bị dụng cụ

- Nước cất, nước muối sinh lý NaCl 0,9%
- Bông khô, bông tẩm cồn
- Ống dẫn tinh quản, túi tinh
- Bình đo nhiệt độ, bình đựng tinh
- Bao cát, đai giữ ống dẫn tinh quản và túi tinh
- Thanh sắt chắn heo
- Gell bôi trơn đầu tinh quản
 Phối thường (đối với heo hậu bị và heo vấn đề)

Bước 1: Tắm cho heo chuẩn bị phối sạch sẽ
Bước 2: Dắt nọc lại chuồng nái phối
Bước 3: Rửa âm hộ bằng nước cất
12


Bước 4: Dùng bông khô lau âm hộ cho sạch
Bước 5: Dùng bông tẩm cồn lau âm hộ
Bước 6: Rửa lại bằng nước muối sinh lý

Bước 7: Đặt đai giữ ống dẫn tinh quản lên lưng heo nái, đặt bao cát lên
Bước 8: Xịt nước muối sinh lý, nhỏ vài giọt tinh vào lòng ống dẫn tinh quản và
bôi gell bôi trơn vào đầu ống dẫn tinh quản
Bước 9: Để túi tinh vào nước ấm 370C để tăng hoạt lực
Bước 10: Đưa ống dẫn tinh quản vào âm hộ từ dưới lên 1 góc 300 -> 450 đến khi
qua cổ tử cung thì dừng lại
Bước 11: Gắn túi tinh vào ống dẫn tinh quản và cố định vào đai
Bước 12: Kích thích heo cho tinh trùng từ từ đi vào thân tử cung đến hết rút ống
dẫn tinh quản (đánh mạnh vào mông heo)
Bước 13: Canh cho heo không nằm xuống trong khoảng 15 phút
 Phối sâu (đối với nái rạ)

Bước 1: Tắm cho heo chuẩn bị phối sạch sẽ
Bước 2: Rửa âm hộ bằng nước cất
Bước 3: Dùng bông khô lau âm hộ cho sạch
Bước 4: Dùng bông tẩm cồn lau âm hộ
Bước 5: Rửa lại bằng nước muối sinh lý
Bước 6: Đặt đai giữ ống dẫn tinh quản lên lưng heo nái, đặt bao cát lên
Bước 7: Xịt nước muối sinh lý, nhỏ vài giọt tinh vào lòng ống dẫn tinh quản và
bôi gell bôi trơn vào đầu ống dẫn tinh quản
Bước 8: Để túi tinh vào nước ấm 370C để tăng hoạt lực
Bước 9: Đưa ống dẫn tinh quản vào âm hộ từ dưới lên 1 góc 300 -> 450 đến khi qua
cổ tử cung sau đó đẩy tiếp lõi của ống dẫn tính quản vào qua thân tử cung thì dừng lại
Bước 10: Gắn túi tinh vào ống dẫn tinh quản bóp túi tinh để tinh đi vào thân tử
cung cho đến hết
Bước 11: Rút ống dẫn tinh quản ra và vỗ mạnh vào mông heo
Bước 12: Cho heo nọc tiếp xúc với nái đeo bao cát lên và kích thích cho heo nái
Bước 13: Canh cho heo không nằm trong vòng 10 phút sau đó phun sát trùng
đường đi


13


1.2.6. Quy trình chăm sóc heo con
 Cách pha cám cho heo con (GELFEED)

- Pha gelfeed vào nước ấm 45 - 500C
- Pha vừa đủ cho ăn 1 lần không chừa lại lần sau
- Tỷ lệ 1 gelfeed / 4 nước : heo từ 3 - 8 ngày tuổi
- Tỷ lệ 1 gelfeed / 3 nước : heo con 9 – 30 ngày tuổi
- Chia 4 – 5 lần / ngày mỗi lần ăn khoảng 40 phút sau đó vệ sinh máng sạch sẽ

14


 Tiêu chuẩn cho ăn

Bảng 5. Bảng tiêu chuẩn ăn của heo theo mẹ theo ngày
Bảng tiêu chuẩn ăn của heo theo mẹ theo ngày (ngày 4 bữa)
Tuổi heo con
(ngày)

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21


22

23

Tổng
dùng

Gelfeed/con/bữa(g
)

1

1.5

2

2

2

2

5

5

5

5


5

5

5

5

5

5

5

5

5

6

6

350

4

6

8


8

8

8

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15


15

18

18

1090

5

7.5

10

10

10

10

20

20

20

20

20


20

20

20

20

20

20

20

20

24

24

1440

Nước/con
/bữa (g)
Hổn hợp (g)

15


Bảng 6. Bảng tiêu chuẩn ăn của heo cai sữa theo ngày

Bảng tiêu chuẩn ăn của heo cai sữa theo ngày (ngày 5 bữa)
Ngày tuổi sau cai sữa

1

2

3

4

5

6

7

Tổng dùng

Gelfeed/con/bữa(g)

30

30

30

30

30


30

30

1050

Nước/con/bữa (g)

90

90

90

90

90

90

90

3150

Hổn hợp (g)

120

120


120

120

120

120

120

4200

1.2.7. Quy trình chăm sóc heo con theo mẹ
Bảng 7. Bảng thời gian, công việc chăm sóc heo con theo mẹ
Thời gian

Ngày đẻ

Công việc
-

Đỡ heo bóc màng bọc, lau khô nhớt
Buộc rốn, cắt rốn, bấm đuôi
Sát trùng rốn và đuôi bằng cồn iod
Cho vào lồng úm, cho bú sữa khi hoàn toàn khô lông
Xăm tai

1 ngày tuổi


- Nhỏ Amoxicillin phòng tiêu chảy
- Tiêm sắt
- Bấm răng

2 ngày tuổi

- Nhỏ Amoxicillin phòng tiêu chảy
- Bấm tai sâu, thiến

3 ngày tuổi

- Nhỏ cầu trùng (toltraruzil 5%)
- Tập ăn cho heo (gelfeed)

21 ngày tuổi

- Cai sữa từng phần nếu cần thiết

23 ngày tuổi

- Cai sữa toàn bộ

Chú ý
- Nếu phát hiện heo bị tiêu chảy cần điều trị ngay bằng Amcoli (Ampicillin)
- Tiến hành ghép heo lần 1 sau khi báo đẻ để heo có sự đồng đều trong đàn, trung
bình 1 đàn 11-14 con. Trong quá trình nuôi tiến hành ghép thêm nhiều lần, heo lớn
ghép cho heo nhiều lứa và ít sữa góp phần để heo cai sữa dễ hơn và đối với heo nhỏ
còi ta ghép với nái ít lứa và sữa nhiều giúp heo con phát triển tốt.
1.2.8. Quy trình đỡ đẻ cho heo
Khi thấy heo nái có biểu hiện gần đẻ: Vỡ ối, ra phân xu thì tiến hành:

- Tiến hành vệ sinh phần mông của heo nái trước khi đẻ
- Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: Ổ úm, đèn úm, thuốc sát trùng, cồn iod, khăn lau heo
con, chỉ cột rốn 20 cm, panh kẹp, kéo cắt rốn, gel bôi trơn, nước rửa tay, cân trọng
lượng heo, cây thăm heo, lồng úm

16


- Thuốc cần thiết: Oxytocin, CanciB12, glucose, Anazine, CP - CIN20,
Aminolyte, Amoxicillin LA
- Khi đẻ con đầu tiên ta tiêm Amoxicillin 20ml/con
- Sau khi đẻ xong ta tiêm CP - CIN20 2ml/con
Quy trình đỡ đẻ:
Bước 1: Vuốt nước ối ở miệng và mũi
Bước 2: Vuốt nước ối, màng ối và dùng khăn sạch lau khô mình heo con
Bước 3: Cột và cắt rốn heo con: Dùng dây buộc rốn cách bụng 2,5 cm dùng kéo
cắt ở phía dưới chỗ buộc 1cm rồi sát trùng bằng cồn iod
Bước 4: Cắt đuôi heo con: Dùng panh kẹp chặt 15 giây để hãm máu, vị trí kẹp
2,5cm, sau đó dùng kéo cắt sát vị trí kẹp
Bước 5: Sát trùng rốn và đuôi heo con bằng cồn iod
Bước 6: Cân trọng lượng heo con sơ sinh
Bước 7: Úm heo con 5-10 phút sau đó cho bú sữa đầu
Bước 8: Cố định đầu vú cho heo con: Heo có trọng lượng nhỏ bú phía trên.
Quy trình chuẩn bị chuồng đẻ:
a. Mục đích :
- Ngắt vectơ truyền bệnh qua các lứa đẻ.
- Tạo môi trường sống tốt nhất cho heo mẹ và heo con.
- Giảm tỷ lệ heo con bị tiêu chảy.
b. Các bước tiến hành:
- Sau khi đã xuất heo con đi ta bắt đầu thu gom tất cả dụng cụ chăn nuôi ra ngoài

(lồng úm, bóng đèn, bạt, máng tập ăn cho heo con và heo cai sữa ăn…), mang thức ăn
thừa của heo con ra ngoài nếu còn khô và có mùi thơm thì chuyển đến trại bầu hay trại
cách ly cho heo mẹ ăn.
- Dùng vòi phun cao áp xịt sạch từng ô chuồng, hành lang và lối đi.
- Tháo các tấm đan nhựa đưa ra ngoài, cho vào bể ngâm pha sút NAOH với tỷ lệ
1kg/30lít nước.
- Dùng nilon bịt cách mô tơ điện ở quạt gió sau đó xịt sạch lại từng ô chuồng trần
chuồng và các lối đi rồi dùng xà bông (tỷ lệ 1kg/400 lít nước) và nhùi thiếc chà sạch
từng ô chuồng, trần nhà sau đó xịt lại bằng nước sạch.
- Lật các tấm đan bê tông dùng vòi phun cao áp xịt sạch, thu gom rác dưới gầm
và tiến hành thông gầm, xịt sạch gầm chuồng.
- Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi ta tiến hành vệ sinh quạt thông gió, giàn
mát và thay nước sát trùng ở giàn mát (1/3200).

17


×