Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận những nguyên lí cơ bản của CN MÁc lê nin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.78 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
NÔI DUNG
I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA - ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, NHỮNG ĐẶC
TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1


II. THỰC TRẠNG CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA,
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
1. Nền sản xuất hàng hóa ở nước giai đoạn từ năm 1975 cho đến nay:
2. Ưu điểm và nhược điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY…….
1. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu:
2. Đẩy mạnh phân công lao động xã hội
3. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động,
phát triển lực lượng sản xuất song song với phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ:
5. Phát triển kinh tế ngành, vùng:……………………………………...….11
PHẦN KÊT LUÂN
TAI LIÊU THAM KHAO

LỜI MỞ ĐẦU
Với tiền thân là nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ, lại phải chống chịu
với hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu


lại càng khó theo kịp xu hướng kinh tế của thế giới. Sau khi giành được độc lập,
bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu, trì trệ đó, nước ta lại xây dựng nền sản xuất kế
hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, vẫn sử dụng những chính sách kinh tế cũ
2


không còn phù hợp, khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng, đi sau những nền kinh tế khác hàng chục thập kỉ. Do vậy việc xây
dựng một quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển
nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển là một việc làm tối quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 1986, tại Đại hội VI, Đảng và Nhà nước ta đã có quyết định quan
trọng trong việc đổi mới nền kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung quan liêu bao
cấp bằng nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Và từ đó, nền sản xuất hàng hóa đã trở
thành nền tảng, động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
bền vững đất nước; giúp nền kinh tế của nước ta từng bước hội nhập với sự đi
lên không ngừng của khu vực và thế giới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Đảng và Nhà nước đã sớm xác định vai trò then chốt của sản xuất hàng hóa trong
sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
Bởi vậy, em chọn vấn đề “Sự ra đời và phát triển – thực trạng của nền sản
xuất hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.

NỘI DUNG
I.

SẢN XUẤT HÀNG HÓA - ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, NHỮNG ĐẶC
TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản

xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản
3


xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc
trao đổi, mua bán.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung tự
cấp ở thời kì đầu của lịch sử loài người. Ở thời kì đó, sản phẩm của sự lao động
được tạo ra chỉ để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của chính người sản xuất ra
chúng. Nhưng do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày
càng tăng cao làm cho sản xuất tự cung tự cấp dần dần bị chuyển hóa thành sản
xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa đã tồn tại từ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế
độ phong kiến, sau đó là chế độ tư bản chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa. Sản
xuất hàng hóa tồn tại trên cơ sở của sự trao đổi hàng hóa và là nền tảng cho mọi
nền kinh tế.
b) Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội.
Xuất hiện phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội
vào các ngành nghề khác nhau trong đó mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một
vài loại sản phẩm nhất định, phân công lao động xã hội sẽ kéo theo sự chuyên
môn hóa sản xuất.
Phân công lao động xã hội xuất hiện là cơ sở cho sự ra đời sản xuất hàng
hóa vì khi có phân công lao động xã hội thì xuất hiện mâu thuẫn chủng loại sản
phẩm mà mọi người sản xuất ra thì ít trong khi nhu cầu tiêu dùng lại cần nhiều
loại sản phẩm khác nhau.
Vì thế, tất yếu sẽ xuất hiện việc trao đổi sản phẩm giữa những người sản
xuất với nhau. Có trao đổi sản phẩm dấn đến có trao đổi hàng hóa và dẫn đến
việc sản xuất hàng hóa. Đó cũng chính là điều kiện cần cho sự ra đời của sản
xuất hàng hóa.


4


Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản
xuất:
Sự tách biệt này sẽ làm cho người sản xuất có quyền độ lập tự chủ trong
sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm. Những người sản xuất trở thành
những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau.
Nguyên nhân tạo ra sự tách biệt về kinh tế là do : chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất.
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những
người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế
giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là
một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản
phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hóa. Thiếu một
trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán chứ không phải là để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản
phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Theo
chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là
cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là
giá trị sử dụng
b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa

5


Sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội ngày
càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ dẫn đến xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ,
trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
Tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động
trong sản xuất, kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Sản xuất hàng hóa
quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về quy mô, trình độ kỹ thuật,
công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu…
Sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao
lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
xã hội. Sự phát triển sản xuất hàng hóa đã thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa các địa phương trong nước và trên thế giới.
II.

THỰC TRẠNG CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA, ƯU
ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
1. Nền sản xuất hàng hóa ở nước ta giai đoạn từ năm 1975 cho đến nay
Từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống
nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi thì cả nước cùng tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam ta bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Tình
hình thế giới vẫn không ổn định, thêm vào đó là một số chính sách kinh tế không
hợp lý của nhà nước đã dẫn đến nền kinh tế kém phát triển. Trước tình hình đó,
Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hợp lý nhằm ổn định và phát triển
nền kinh tế.
6



Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu
bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện
chiến lược 10 năm 1991 – 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế
– xã hội; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; Mỹ tiếp tục bao
vây, cấm vận nước ta; các thế lực thù địch tìm cách chống phá ta về nhiều mặt.
Tuy nhiên, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhìn chung việc thực
hiện Chiến lược 1991-2000 đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan
trọng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07 lần).
Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt
27% GDP. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng
nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống 24,3 công nghiệp từ 22,7% tăng lên 33,6%,
dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%.
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm được triển khai thực hiện trong
tình hình chính trị, xã hội nước ta cơ bản ổn định. Tuy nhiên, những diễn biến
phức tạp về tình hình chính trị và an ninh quốc tế, những biến động giá cả trên
thị trường quốc tế, sự chống phá của các thế lực thù địch đã gây nhiều khó khăn
cho việc phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.
Trong hoàn cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu
thực hiện nhiệm vụ do Đại hội đề ra. Công cuộc phát triển kinh tế – xã hội đã
được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao,
năm sau cao hơn năm trước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm tăng bình quân 7,5%/năm. Năm
2017 GDP ước đạt 5007,9 nghìn tỉ đồng.   GDP bình quân đầu người ước tính đạt
53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Mức
7


tăng trưởng năm 2017 vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao hơn mức tăng của các
năm từ 2011-2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được

Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng
nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể với mức tăng 2,90% (cao hơn mức
tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm;
khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm...
2. Ưu điểm và nhược điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
a) Ưu điểm:
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Năm 2015, trên 60% người
Việt Nam ở độ tuổi lao động (15-64 tuổi). Giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao
động Việt Nam tăng 1%/năm.Với mức tăng nguồn lao động hiện nay, mỗi năm
nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong
phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào,( nhất là nguyên liệu cho các
ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…). Giảm chi phí sản suất sẽ làm
giảm giá cả của hàng hóa, sẽ làm cho hàng hóa tăng thêm sức cạnh tranh về giá.
b) Nhược điểm
Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là
lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế.
Phần lớn các doanh nghiệp đều phải tự đào tạo nghề cho công nhân. Công
nhân không lành nghề dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động
không cao, sản phẩm làm ra sẽ không nhiều trong cùng một đơn vị thời gian.
8


Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và
chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật
sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định.
Sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là hàm lượng tri

thức và và công nghệ trong sản phẩm không cao, điều đó làm giảm đi chất lượng
của sản phẩm.
Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho
sản xuất. Các sản phẩm là thế mạnh của nước ta vẫn thì vẫn phải nhập nguyên
liệu như dệt may, da giày, thực phẩm/ Nhiều sản phẩm có giá thành không ổn
định cũng là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu.
Từ những hạn chế trên cần phải có một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới,
nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay.
III.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu:
Để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, Đảng ta chủ trương đa dạng
hóa các hình thức sở hữu.
Đổi mới hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính
sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới
cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế.
Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước ở một số ngành then chốt
để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ
quan trọng.

9


Đổi mới cơ chế quản lý, phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh
doanh của doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng. Chuyển đổi

hợp tác xã cũ theo luật hợp tác để đạt hiệu quả thiết thực.
2. Đẩy mạnh phân công lao động xã hội
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội lực và ngoại lực là chìa khóa thành
công trong cuộc sống xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội
lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Phát huy nội lực trước hết
là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất nguồn lực của Nhà nước.
Ngoại lực có vai trò quan trọng cho sự phát triển. Kết hợp tốt nội lực và
ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước. Muốn phát huy tốt
ngoại lực, cần phải có một chiến lược tổng thể, nhất quán và môi trường đầu tư,
kinh doanh lành mạnh, trước hết là có một hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ,
một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
3. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thông pháp luật bảo đảm
lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế.
Tiếp tục cả thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào
tạo nguồn nhân lực.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và
hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng
Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và khẩn trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đối với công nghệ và quản lý.
Phát huy tính năng động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
10


Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh với các
doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư với nước ngoài.
4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động,

phát triển lực lượng sản xuất song song với phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vu
Coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong
những nội dung quan trọng nhất của toàn bộ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Phải ưu tiên cho mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn đồng
thời ây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
Dựa chủ yếu vào các nguồn nội lực, khơi dạy và huy động các nguồn sức
mạnh tiềm tàng của tất cả các lực lượng, các thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế phải đi liền và kết hợp chặt chẽ với việc giải quyết các
vấn đề xã hội.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nông thôn với củng cố an ninh và bảo
vệ Tổ quốc.
5. Phát triển kinh tế ngành, vùng
Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh
tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu
quả kinh tế cao.
Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, xuất
khẩu và thị trường nội địa đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những
ngành nghề sử dụng nhiều lao động
Chủ trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy
nhanh việc sắp xếp và đổi mới quản lý các nông; lâm trường…

11


Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông
thôn, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.


KẾT LUẬN
12


Tóm lại, sản xuất hàng hóa là thành tựu văn minh nhân loại, là hình thức
sản xuất tiên tiến để tổ chức và phát triển kinh tế – xã hội tiến bộ của xã hội loài
người. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chóng. Sản xuất hàng hóa ra đời là một bược ngoặt căn bản trong
lịch sử phát triển của xã hội loài người, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên cùng với tính
bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất. Việc sản
xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường nên sự gia tăng không hạn chế
và phong phúc của nhu cầu thị trường trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản
xuất phát triển không ngừng.
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị
của hàng hóa. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức
cạnh tranh của hàng Việt Nam còn chưa cao ở thị trường trong nước và quốc tế.
Trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở nước ta những điều kiện chung
của sản xuất hàng hoá vẫn còn bởi vậy nền sản xuất hàng hoá tồn tại là một tất
yếu khách quan. Sản xuất hàng hoá là để trao đổi đáp ứng nhu cầu của xã hội nên
người sản xuất có điều kiện để chuyên môn hoá cao. Nước ta tiến lên chủ nghĩa
xã hội từ một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, lực lượng sản xuất chưa phát triển,
lại bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nền sản xuất hàng hoá của ta không
giống với nền sản xuất hàng hoá của các nước khác trên thế giới. Trải qua rất
nhiều khó khăn, dưới sự dẫn dắt của Đảng và Nhà nước, nền sản xuất hàng hóa ở
nước ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và rất quan trọng.
Trên đây là bài tiểu luận “Sự ra đời và phát triển – thực trạng của nền sản
xuất hàng hóa ở Việt Nam”. Bài tiểu luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót mong
nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
13


 Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê – nin”
 Trang web của Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

 Sản xuất hàng hóa – Wikipedia
/>%C3%A0ng_h%C3%B3a
 Bài viết trong trang web />tabid=382&idmid=&ItemID=18667

14



×