Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Gõ chương 3 luận văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.44 KB, 4 trang )

Chương 3.
Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về taxi công nghệ
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về taxi công nghệ
3.1.1. Xác định địa vị pháp lý của các đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng
khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải
Việc xuất hiện loại hình taxi công nghệ như Uber, Grab đã mang lại làn
gió mới cho thị trường vận tải Việt Nam. Song sự lúng túng trong ban hành văn
bản quy phạm pháp luật và quản lý là điều nhìn thấy rõ ở các cơ quan nhà nước
tại Việt Nam. Tốc độ phát triển của taxi công nghệ là như vũ bão khi chỉ sau vài
năm hoạt động, các hãng taxi công nghệ trở thành ông lớn trong ngành kinh
doanh vận tải và khiến các doanh nghiệp vận tải truyền thống lép vế; không chỉ
vận tải mà những ứng dụng này đang có xu hướng tham gia và mở rộng lĩnh
vực kinh doanh với các lĩnh vực khác để trở thành những siêu ứng dụng.
Các nhà hoạch định chính sách và lập pháp phải chấp nhận một thực tế
rằng các công ty cung cấp phần mềm ứng dụng trong mô hình kinh tế chia sẻ
của nền kinh tế số này sẽ biến động không ngừng chỉ trong tương lai gần. Trong
khi đó, hệ thống pháp luật lại cần có tính ổn định, lâu dài, không thể thay đổi
liên tục chạy theo các mô hình kinh doanh mới này. Chính vì vậy, chúng ta cần
xây dựng một thể chế cho mô hình kinh doanh mới này một cách linh hoạt, hiệu
quả [CT].
Việt Nam chỉ là một nước đang phát triển nhưng chúng ta không đứng
ngoài xu thế của kinh tế số, kinh tế chia sẻ. Mới đây, vào năm 2019, Chính phủ
Việt Nam chính thức thông qua Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ với
mong muốn mở đường cho sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt
Nam. Đề án này đã đề cập đến cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng
sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình
kinh tế chia sẻ. Đây là một tín hiệu đáng mừng và một cơ chế cần thiết [CT].
Để xây dựng một hệ thống pháp luật mới điều chỉnh mô hình kinh doanh
như taxi công nghệ, Quyết định 24/QĐ-BGTVT về kế hoạch thí điểm triển khai
ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành
khách theo hợp đồng được coi là sự thử nghiệm cởi mở và tiến bộ. Nghị định


10/2000/NĐ-CP được coi là kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý mô
hình taxi công nghệ ở Việt Nam.
Theo định nghĩa trong Nghị định 10/2000/NĐ-CP, taxi công nghệ là kinh
doanh vận tải vì khi đã thực hiện một trong số những công đoạn chính của hoạt
động vận tải (điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước) cũng là kinh


doanh vận tải. Khái niệm trên trái ngược với bản chất “sử dụng xe ô tô để thực
hiện vận tải” được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Một sản phẩm
dịch vụ bao giờ cũng đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan với những vai
trò riêng. Nền kinh tế càng phát triển thì chuỗi cung ứng càng đa dạng và có xu
hướng chuyên môn hóa. Do đó, việc bóc tách các loại hình dịch vụ mới như taxi
công nghệ để định danh cần được xem xét cẩn trọng [CT]
Nguy hiểm hơn về hệ lụy của khái niệm khi ép doanh nghiệp kinh doanh
công nghệ kiêm thêm vai trò kinh doanh vận tải là sẽ biến đổi bản chất hoạt
động của đơn vị cung cấp phần mềm, triệt tiêu phần lớn những ưu điểm mà mô
hình kinh tế chia sẻ mang lại, biến nó trở thành một phương thức liên lạc không
hơn.
Nhưng Nghị định 10/2000/NĐ-CP, khi áp dụng vào thực tiễn, cũng sẽ có
thể trở thành một sandbox cho những bộ luật, quy định mới mang tính tiến bộ
hơn. Nhận diện dịch vụ kinh doanh kiểu Grab theo đúng bản chất của nó phải là
môi giới công nghệ trong lĩnh vực vận tải. Chúng ta không ép cái mới vào cái
cũ để quản lý, chúng ta cần đánh giá tác động pháp lý, kinh tế, xã hội của những
quy định pháp luật với các mô hình taxi công nghệ một cách khách quan để thấy
mức độ phù hợp của luật pháp chứ không phải chỉ để tiện cho cơ quan quản lý
và thiên vị cho các doanh nghiệp truyền thống.
Các nhà lập pháp phải chấp nhận sự tồn tại song hành của hai hệ thống
quy định cho các mô hình vận tải mới trong nền kinh tế chia sẻ ứng dụng nền
tảng số và mô hình kinh doanh vận tải truyền thống. Mỗi cơ quan quản lý đều
được quy định cụ thể trách nhiệm: Bộ Tài chính có trách nhiệm thu thuế của

taxi công nghệ; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm trong việc kiểm định đơn
vị vận tải đủ điều kiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách và Cục Quản lý
cạnh tranh (Bộ Công thương) giải quyết chống kinh doanh, cạnh tranh không
lành mạnh… nên không cần phải “ép” taxi công nghệ vào ngành vận tải truyền
thống, Nhà nước vẫn có thể quản lý hoạt động của taxi công nghệ mà không gây
tổn hại tới lợi ích công nào. Thị trường là cơ chế sàng lọc tốt nhất, người tiêu
dùng phải được lợi và Nhà nước chỉ đóng vai trò là điều tiết, quản lý chứ về
nguyên tắc Nhà nước không thay đổi thị trường.
3.1.2. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới, cập
nhật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực kinh doanh vận
tải, đảm bảo nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế - xã hội
Như đã trình bày ở Chương 1, do sự khác biệt của phương thức kinh
doanh dựa trên nền tảng số, vai trò của các chủ thể trong mô hình kinh doanh
taxi công nghệ đã có sự thay đổi rất lớn so với các doanh nghiệp kinh doanh vận


tải truyền thống. Vì vậy, chúng ta không thể tiếp tục sử dụng các quan niệm
truyền thống của hệ thống luật pháp để xác định vai trò và địa vị pháp lý của các
chủ thể trên, mà cần xây dựng hệ quy chiếu pháp luật mới phù hợp.
Kinh tế chia sẻ, một mô hình kinh tế mới ra đời và phát triển cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin, nó trở thành mối quan tâm của tất cả các quốc
gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tháng 2/2018, hiện tượng kinh tế chia sẻ đã
được bàn đến trong chương trình nghị sự của Chính phủ. Với tinh thần hỗ trợ
cải cách nền kinh tế, khuôn khổ pháp luật để thực hiện cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 ở Việt Nam [CT]
Và gần đây nhất, tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định
999/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Nghị định
10/2000/NĐ-CP ra đời với mục đích mang theo tinh thần của đề án trên nhưng
Nghị định 10/2000/NĐ-CP mới thực hiện được 2 trong 3 định hướng của Quyết
định 999/QĐ-TTg là bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng giữa đơn vị

kinh doanh vận tải mới ứng dụng khoa học công nghệ và các đơn vị kinh doanh
vận tải truyền thống; tăng cường bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp
pháp của các bên tham gia mô hình taxi công nghệ bao gồm đơn vị cung cấp
dịch vụ vận tải trực tiếp, khách hàng và doanh nghiệp cung cấp nền tảng số.
Nghị định 10/2000/NĐ-CP chưa thực hiện được định hướng khuyến khích đổi
mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số, khuyến khích
thử nghiệm các mô hình mới khi ép taxi công nghệ vào các loại hình kinh doanh
vận tải truyền thống.
Cẩn rà soát, nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan tới hoạt động kinh
doanh và điều kiện kinh doanh của taxi công nghệ; đặc biệt là tới đây sẽ sửa đổi
Luật Giao thông đường bộ năm 2008; không chỉ có loại hình taxi công nghệ là
mới mà sẽ có nhiều loại hình, phương tiện lần đầu tiên xuất hiện như xe tự lái,
những phương tiện vừa đi trên trên bộ lẫn dưới nước hoặc vừa tham gia giao
thông đường bộ đồng thời lại có thể bay… nên trong những quy định của pháp
luật chúng ta cần thay đổi tư duy chấp nhận cá mới, thể hiện tầm nhìn xa để phù
hợp tốc độ biến đổi của công nghệ; nếu không, các chính sách pháp luật của
chúng ta sẽ luôn lạc hậu, luôn cũ, không chạy theo kịp mô hình kinh tế mới.
Pháp luật cần thừa nhận mô hình kinh doanh taxi công nghệ như một thực
tế khách quan và tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Nhà nước chỉ
can thiệp vào những hạn chế của mô hình này và có cơ chế, hành lang pháp lý
để cảnh báo sớm những rủi ro, bảo vệ nhà cung cấp dịch vụ, lái xe, hành khách
trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng vận tải.
3.1.3. Thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật kiểm soát hoạt động của


taxi công nghệ một cách đồng bộ, toàn diện
Dựa trên quan điểm của Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ của Thủ
tướng Chính phủ là không cần thiết phải có các chính sách riêng biệt cho hình
thức kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ bởi đây không phải là bộ phận
tách rời hoặc một thành phần kinh tế riêng trong nền kinh tế; và cũng không thể

xây dựng một chế định độc lập quy định về taxi công nghệ và các chủ thể trong
mô hình kinh tế này mà nó sẽ được quy định lồng ghép trong các văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của loại hình taxi công nghệ.
Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Thương mại điện tử,
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng với các văn bản dưới Luật hướng dẫn
thi hành, theo đó hướng tới khuyến khích đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ,
phát triển nền kinh tế số, bảo đảm mang lại công bằng cho các đơn vị vận tải
truyền thống, cho cả những chủ thể yếu thế trong mối quan hệ với các doanh
nghiệp cung cấp ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải là người
tiêu dùng và các tài xế.
Trong quá trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật này, cần
đảm bảo tính thống nhất, thậm chí cần cả những văn bản pháp luật có tính liên
ngành về mô hình kinh doanh taxi công nghệ. Tính thống nhất là yêu cầu được
đặt ra đối với cả hệ thống pháp luật cũng như với từng văn bản quy phạm pháp
luật và quy phạm pháp luật. Thực tế hiện nay còn rất nhiều trường hợp văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành không đảm bảo tính thống nhất. Ví dụ như
Trong thời gian thực hiện thí điểm, giải thích và áp dụng pháp luật đối với mô
hình taxi công nghệ, ba Bộ liên quan là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương
và Bộ Thông tin Truyền thông đưa ra sự giải thích địa vị pháp lý khác nhau và
cơ chế áp dụng khác nhau với một mô hình taxi công nghệ. Để thực hiện được
mục tiêu này thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành việc kiểm tra, rà soát
các quy định của pháp luật nhằm phát hiện và loại bỏ những mâu thuẫn, chồng
chéo xảy ra trong hệ thống pháp luật. Điều này càng quan trọng hơn với các
quan hệ kinh tế mới như trong mô hình kinh doanh taxi công nghệ khi mà các
quy định điều chỉnh vẫn trong giai đoạn xây dựng và thực hiện. Cần một sự hợp
tác, thông nhất liên Bộ, liên ngành khi chúng ta ban hành và thực thi các chính
sách pháp luật điều chỉnh các chủ thể trong mô hình kinh doanh taxi công nghệ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×