Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

26 tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.72 KB, 95 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên

Mạc Thị Hà


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
APEC
ASEAN
ASEM
CCN
CPTPP
CSHT
DN
DNLD
ĐTNN
ĐTTTNN


FDI
IMF
KCN
NĐT
OCED
ODA
SXNN
TTHC
UNCTAD
WTO

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Diễn đàn Hợp tác Kinh
Asia-Pacific Economic
tế châu Á – Thái Bình
Cooperation
Dương
Association of Southeast
Hiệp hội các Quốc gia
Asian Nations
Đông Nam Á
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Cụm công nghiệp
Comprehensive and
Hiệp định Đối tác Toàn diện
Progressive Agreement
và Tiến bộ xuyên Thái Bình

for Trans-Pacific
Dương
Partnership
Cơ sở hạ tầng
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên
doanh
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Đầu tư quốc tế trực
Foreign Direct Investment
tiếp
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Khu công nghiệp
Nhà đầu tư
Organization for Economic
Tổ chức Hợp tác và
Co-operation and
phát triển kinh tế
Development
Official Development
Hỗ trợ phát triển chính
Assistance
thức
Sản xuất nông nghiệp
Thủ tục hành chính
Hội nghị Liên Hiệp
United Nations Conference

Quốc về Thương mại
on Trade and Development
và Phát triển
Tổ chức thương mại
World Trade Organization
thế giới


4
XTĐT

Xúc tiến đầu tư


5

DANH MỤC CÁC BẢNG


6

DANH MỤC CÁC HÌNH


7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một trong những yếu tố không thể thiếu để phát triển nguồn l ực

kinh tế đó là vốn. Với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam,
tình trạng khan hiếm nguồn vốn luôn xảy ra. Do đó việc thu hút và s ử
dụng vốn hiệu quả từ nước ngoài đặc biệt là dòng v ốn đ ầu t ư tr ực tiếp
nước ngoài (FDI) sẽ tạo ra “cú huých từ bên ngoài” giúp nền kinh tế Vi ệt
Nam phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” để nhanh chóng tăng tốc phát tri ển.
Cùng với các tỉnh thành khác trong cả nước, những năm qua tỉnh
Hải Dương đã có nhiều cố gắng trong hoạt động xúc tiến đầu t ư, ban
hành nhiều cơ chế, tạo thuận lợi… nhằm thu hút vốn đầu t ư . T ừ đó mà
vốn đầu tư từ nước ngoài không ngừng tăng lên, đặc biệt là v ốn đầu t ư
trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả hoạt động các dự án của các nhà
đầu tư đã góp phần vào tăng trưởng và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế một
cách có hiệu quả, đúng hướng.
Là một nước khởi nguồn từ Nông nghiệp, với điều kiện tự nhiên về
mặt địa hình, khí hậu, đất đai,... Việt Nam rất thích h ợp đ ể phát tri ển
nông nghiệp. Từ bao đời nay, nông nghiệp luôn giữa vai trò quan tr ọng:
là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung c ấp nguyên
liệu đầu vào cho các lĩnh vực công nghiệp khác, tạo vi ệc làm, tăng thu
nhập, là nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ, đóng góp vào ổn đ ịnh xã
hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. Hải Dương là m ột tỉnh n ằm
ở Đông bằng sông Hồng – vựa lúa phía Bắc với 89% diện tích t ự nhiên
do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất đai màu m ỡ, thích h ợp v ới nhi ều
loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. Mặc dù có đ ầy đủ


8
điều kiện để phát triển lĩnh vực nông nghiệp nhưng vốn FDI vào lĩnh
vực nông nghiệp ở Hải Dương lại vô cùng th ấp và hạn ch ế, ch ưa t ương
xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Với điều kiện kinh t ế xã h ội
hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 n ổ ra,
lĩnh vực nông nghiệp có lợi thế để phát triển dựa trên việc sử dụng công

nghệ cao, công nghệ sinh học sẽ tối đa hóa giá tr ị gia tăng và nâng cao
năng suất lao động, tạo việc làm cho người dân. Do đó c ần nghiên c ứu
thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh H ải D ương và
đề ra những biện pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh, hoàn thành mục tiêu phát triển năm 2020 cơ cấu nông nghiệp
chiếm 11% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nên em
chọn đề tài “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương ” làm nội dung nghiên
cứu của mình.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh
Hải Dương.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các lý luận chung về FDI, thu hút
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp.
Phân tích vai trò, sự cần thiết, đánh giá thực trạng thu hút v ốn FDI
vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
-Về không gian: Tỉnh Hải Dương
-Về thời gian: giai đoạn 2012 – 2018


9
-Về nội dung: thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh H ải
Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy v ật biện
chứng kết hợp các phương pháp như phương pháp thống kê, t ổng h ợp,
đối chiếu, phân tích, so sánh, logic từ các các tài liệu, số liệu thống kê được
thu thập thông qua các công trình đã được công bố, tài liệu thống kê, báo cáo

đã được công bố, các bảng biểu, báo cáo thường niên của Sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Hải Dương gắn lý luận với th ực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính gồm 3 ch ương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghi ệp tại t ỉnh
Hải Dương.
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông
nghiệp tại tỉnh Hải Dương.


10

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP

1.1 Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là thuật
ngữ xuất hiện ở Việt Nam thời kì đổi mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có rất
nhiều cách hiểu xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ quan điểm khác nhau.
Theo nguồn thông lệ và luật pháp quốc tế:
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1997): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là
một hoạt động đầu tư thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong
một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự

doanh nghiệp.”
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED): Đầu tư trực tiếp là
hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập mối quan hệ kinh tế lâu dài
với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo
ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:
Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc
toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).


11
Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết
trở lên.
Theo nguồn pháp luật Việt Nam:
Luật đầu tư năm 2005 mà quốc hội khóa XI Việt Nam đã thông qua có
các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra
nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy
nhiên, có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu
tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động ở
nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức
chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án
nhằm giành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ
vốn”. Mà bản chất của nó là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh
doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đó chính là
hình thức xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận cao, đi kèm với đầu tư vốn là

đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình th ức này thúc đ ẩy
mạnh mẽ quá trình CNH – HĐH ở nước nhận đầu tư.
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều
hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ vốn góp.
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.


12
Thứ hai, chủ đầu tư quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền
tự lựa chọn nước đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư,
quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình. Nhà đầu tư trực tiếp tham gia
điều hành quản lý doanh nghiệp do đó họ sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi
nhất cho mình. Đồng thời họ sẽ tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh và kết quả đạt được. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi
cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần
cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư.
Thứ ba, FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với
chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo
ra thị trường mới cho cả phía nước đầu tư và phía nước nhận đầu tư. Ngoài
chuyển giao vốn, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước
tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý.
Thứ tư, FDI được thực hiện thông qua hai kênh: xây dựng mới; mua lại
& sáp nhập. Các doanh nghiệp FDI thường được hình thành thông qua việc
xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp
đang hoạt động hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.

Thứ năm, hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với các hoạt động
kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. Để mở rộng thị trường, tăng
lợi nhuận các công ty đa quốc gia sẽ thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế, thương mại
quốc tế.
Tóm lại, mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngoài là lợi nhuận, là khả năng sinh lời cao hơn khi sử dụng đồng


13
vốn ở nước nhận đầu tư. Với FDI mục đích kinh tế được đặt lên hàng đầu.
Với những ưu thế về công nghệ, quy mô, kinh nghiệm quản lý,… các nhà đầu
tư nước ngoài dễ dàng đạt được mục tiêu kinh tế hơn. Đồng thời việc thâm
nhập vào các thị trường đa dạng cũng giúp họ tăng nhuận hoặc san sẻ rủi ro.
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Khái niệm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh
doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp
100% vốn pháp định, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thường được thành
lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Tài sản của doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài thuộc về cá nhân, tổ chức nước ngoài nên họ có
quyền quyết định bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Đặc điểm:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là pháp nhân của nước nhận đầu tư
nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài. Hoạt
động sản xuất kinh doanh theo hệ thống pháp luật của nước nhận đầu tư và
Điều lệ doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật. Quyền
quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Mô hình tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là do nhà đầu
tư nước ngoài tự lựa chọn. Nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề trong doanh nghiệp và
các vấn đề liên quan để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ


14
luật pháp cho phép. Hiện nay đây là hình thức thường được các nhà đầu tư
nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam.
1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Khái niệm: Doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh doanh quốc tế
của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng
kinh doanh nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ
doanh nghiệp liên doanh, phù hợp với khuôn khổ hợp pháp của nước nhận
đầu tư.
Đặc điểm:
Về pháp lý: DNLD là một pháp nhân của nước nhận đầu tư, hoạt động
theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và
quyền quản lý DNLD phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn và được ghi trong hợp
đồng liên doanh và Điều lệ của DNLD.
Về tổ chức: Hội đồng quản trị của doanh nghiệp là mô hình chung cho
mọi DNLD không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực nghành nghề. Đây là cơ
quan lãnh đạo cao nhất của DNLD.
Về kinh tế: Luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các bên trong
liên doanh và cả các bên đứng ở phía sau các liên doanh. Đây là vấn đề hết
sức phức tạp.
Về điều hành sản xuất kinh doanh: Quyết định sản xuất kinh doanh dựa
vào các quy định pháp lý của nước nhận đầu tư về việc vận dụng nguyên tắc
nhất trí hay quá bán.

- Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên
doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.


15
- Đây là hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: không bỡ ngỡ với môi trường
pháp lý, đầu tư. Khi mới đặt chân vào một thị trường mới (đầu tư sang một
nước mới) doanh nghiệp liên doanh là hình thức được các nhà đầu tư nước
ngoài ưa chuộng, nó giúp các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường,
làm quen với môi trường đầu tư pháp lý của nước đầu tư. Đối với nhà đầu tư
trong nước: có điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, bí quyết kinh doanh,
trình độ quản lý tốt. Tuy nhiên, đây là hình thức mà các đối tác trong nước
thường bị các đối tác nước ngoài thôn tính biến doanh nghiệp liên doanh
thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau khi đã hoàn toàn hiểu rõ môi
trường nước đầu tư.
1.1.3.3 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Khái niệm:
Đây là hình thức mà một bên là chủ đầu tư nước ngoài và một bên là chủ
đầu tư trong nước kí kết văn bản để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả hoạt
động kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.
Đặc điểm:
Hai bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng phân định trách
nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi. Thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận. Vấn
đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong văn bản hợp đồng.
Việc quản lý thực hiện hợp đồng kinh doanh được giao cho một bên đối
tác. Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể hình thành ban điều
phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban
điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh.

Về phân chia kết quả kinh doanh, khác với doanh nghiệp liên doanh,
hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân


16
chia kết quả kinh doanh chung. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài
chính đối với nước sở tại một cách riêng rẽ.
Về mặt pháp lý, hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản pháp lý duy
nhất quy định đặc trưng về pháp lý của dự án hợp doanh. Tuy nhiên nó chưa
đủ để đảm bảo cho hình thức này tính chỉnh thể về mặt pháp lý.
1.1.3.4 Các hình thức BTO, BOT, BT
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) là hình thức
đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và chủ đầu tư để xây dựng, sau khi hoàn thành sẽ tiến hành
kinh doanh khai thác trong một thời gian nhất định đảm bảo thu hồi được vốn
và có lợi nhuận hợp lý, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn
công trình đó cho Nhà nước sở tại.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) là hình thức
đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và chủ đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi
xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước sở tại;
Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một
thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
- Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư nước
ngoài dựa trên cơ sở văn bản được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước sở tại; Chính phủ
tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi
nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
1.1.4 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.4.1 Đối với nước đầu tư


17
Với lịch sử nhiều năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chứng tỏ hoạt
động đầu tư này đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho chủ đầu tư.
Một là, tận dụng lợi thế so sánh để thu lợi nhuận cao: Mỗi quốc gia sẽ có
những lợi thế so sánh khác nhau, việc tận dụng những lợi thế so sánh ở nơi
tiếp nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư nước ngoài giảm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm làm tăng biên lợi nhuận gộp cho nhà đầu tư, nâng cao tỷ
suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên
liệu ổn định với giá cả phải chăng.
Hai là, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng
sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Việc xây dựng các nhà
máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm
nhập thị trường hữu hiệu, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước,
tăng cường vị thế, sức ảnh hưởng trên thế giới.
Ba là, đầu tư quốc tế trực tiếp tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế, hiện
đại hóa công nghệ, thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh:
Nhịp độ phát triển của khoa học công nghệ đặt ra một vấn đề cho các nước đó
là những sản phẩm công nghệ cũ sẽ đi về đâu? Nhờ có FDI mà hàng loạt các
thiết bị, công nghệ được thay mới, đồng thời chuyển giao thiết bị, công nghệ
đời trước đến các nước nhận đầu tư (thường là các nước kém phát triển hơn
bởi vì đối với họ công nghệ này vẫn còn mới). Điều này giúp nhà đầu tư vừa
thu hồi vốn, vừa kéo dài đời sống sản phẩm tại thị trường khác và còn thu
được nhiều đặc lợi do chuyển giao công nghệ. Đây cũng là cơ hội để tái cấu
trúc nền kinh tế, bỏ đi những ngành nghề không còn hiệu quả, tiêu tốn nhiều
nguyên liệu, gây ô nhiễm,... thay thế vào đó là những ngành nghề mới hiệu
quả hơn, sạch hơn.



18
Bốn là, đầu tư ra nước ngoài tạo ra sự cân bằng, ổn định cho nền kinh tế.
Một mặt FDI giúp giải quyết vấn đề thừa vốn đầu tư ở các nước phát triển.
Với nền kinh tế phát triển, tích lũy nội bộ lớn, trong khi đó nhu cầu đầu tư nội
tại hầu như bão hòa, làm cho các nước này rơi vào tình trạng thừa vốn đầu tư.
Giờ đây, nhờ có FDI giúp cho dòng vốn chảy từ nơi dư thừa vốn về nơi thiếu
vốn, vừa đảm bảo cho cân bằng vừa hứa hẹn mang lại những lợi nhuận cao
hơn nhiều so với đầu tư trong nước. Mặt khác, nhờ có FDI giúp mở rộng nền
kinh tế của các nước này trên thực tế gồm hai phần: phần kinh tế nội địa và
phần kinh tế ở nước ngoài. Điều này cho phép có sự hỗ trợ, bổ sung và bù trừ
làm cho nền kinh tế luôn đạt được trạng thái cân bằng, ổn đinh,…
1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư
a. Tác động tích cực
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn bổ sung
vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực
cho sự tăng trưởng và phát triển.
Thực tế cho thấy FDI có những ưu thế hơn hẳn so với các hình thức huy
động vốn khác như việc vay vốn nước ngoài luôn đi kèm với mức lãi suất
nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng kinh tế hoặc như các khoản viện trợ
đi kèm với điều kiện về chính trị, can thiệp vào nội bộ nền kinh tế. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài tạo ra tác động tích cực đối với việc huy động nguồn vốn
khác của nước chủ nhà. Ngoài ra, thông thường các nước nhận đầu tư ngoài
việc nhận được vốn FDI còn có cơ hội thuận lợi trong việc huy động các
nguồn vốn khác như ODA,…
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Song song với việc bổ sung nguồn vốn, sự ra đời của các công ty có vốn



19
đầu tư nước ngoài tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước
từ đó giúp các doanh nghiệp trong nước tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Sự cạnh tranh này là điều kiện cơ bản để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước nhận đầu tư có
thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Với sự tham gia của các
doanh nghiệp nước ngoài vào nền kinh tế, các mối quan hệ quốc tế được mở
ra, vốn, công nghệ,… được đưa vào, khả năng xuất khẩu tăng lên, quan hệ
ngoại thương được mở rộng, sự giao lưu giữa doanh nghiệp trong và ngoài
nước được tăng cường. Vị thế của nước nhận đầu tư trên trường quốc tế vì thế
cũng được nâng lên.
Thứ ba, tạo việc làm và phát triển nhân lực.
FDI tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, tạo việc làm
cho người lao động, giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp ở những nước
tiếp nhận đầu tư. Không những thu hút một lượng lao động lớn, doanh nghiệp
FDI còn gián tiếp ảnh hưởng đến cơ hội việc làm ở những ngành có liên quan.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực thông qua các
chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên trong các doanh nghiệp FDI,
nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh cho nước nhận đầu tư.
Thứ tư, tiếp cận khoa học công nghệ nhờ tiến hành chuyển giao công
nghệ, tạo ra năng lực sản xuất mới, lĩnh vực mới, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Cùng với việc chuyển giao vốn là chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, bí quyết kinh doanh nhờ đó mà các nước đang phát triển có thể tiếp
cận được khoa học công nghệ tiên tiến, học hỏi bí quyết kinh doanh, kinh
nghiệm quản lý. Đầu tư nước ngoài sẽ góp phần giải quyết mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi



20
tình trạng nghèo đói. Các lĩnh vực mới phát triển cũng góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu lĩnh vực của nền kinh tế nước nhận đầu tư.
Thứ năm, đóng góp vào ngoại thương và cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế.
Xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm nông nghiệp có giá trị thấp và
phải nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao với giá trị cao là đặc trưng cơ
bản của các quốc gia đang phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng thâm hụt
cán cân thường mại trầm trọng. Nhưng nhờ có FDI, tình hình đã được cải
thiện. Ngoài ra, vốn FDI còn có thể bổ sung đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của
nước nhận đầu tư khi xảy ra thiếu hụt.
Thứ sáu, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách
của Nhà nước. Thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài FDI giúp
tăng thu cho ngân sách nhà nước. Đối với Chính phủ các nước đang phát triển
thì nguồn thu này có thể chiếm 10 – 15% tổng thu từ thuế. Có thể nói FDI là
“cú huých” để phá vỡ “vòng luẩn quẩn” trong nền kinh tế của các nước đang
phát triển.
b. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, môi trường chính trị và kinh tế của nước sở tại tác động trực
tiếp đến dòng vốn FDI; gây mất cân đối cơ cấu kinh tế đối với nước nhận đầu
tư. Luồng vốn FDI chỉ “chảy” vào những nước có môi trường kinh tế - chính
trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. FDI chỉ đi vào những lĩnh vực, những
vùng kinh tế mang lại lợi nhuận cao do đó gây ra sự mất cân đối cơ cấu kinh
tế, các vũng lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các lĩnh vực và địa bàn
đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khi
không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Điều đó gây khó khăn cho nước tiếp
nhận khó chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực và lãnh thổ.


21

Thứ hai, du nhập công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên.
Các quốc gia đầu tư chỉ chuyển giao công nghệ khi đã nghiên cứu ra
công nghệ mới thay thế công nghệ cũ. Thông thường việc chuyển giao công
nghệ (chủ yếu là công nghệ cũ, lạc hậu) được thực hiện ở những nước đang và
kém phát triển do các nước này trình độ thẩm định công nghệ còn yếu kém.
Do đó, nếu không thẩm định kĩ về công nghệ sẽ có thể nhận chuyển giao từ
các nước đi đầu tư các công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp với nền kinh tế
trong nước, dễ bị thua thiệt do giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc
tế gây ra. Đặc biệt là tình trạng phát triển nóng khi dòng vốn FDI ồ ạt chảy
vào sẽ dễ dẫn đến tình trạng du nhập máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, gây
ra ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài làm tăng sự lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn, kỹ thuật
và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của công ty đa quốc gia, nước nào càng dựa
vào đầu tư nước ngoài thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nước ngoài càng
lớn. Tuy nhiên mức độ phụ thuộc còn tùy vào chính sách và khả năng hấp thụ
đầu tư nước ngoài của từng quốc gia. Một khi tranh thủ được những hiệu ứng
tích cực của FDI đồng thời với thúc đẩy phát triển công nghiệp, tạo nguồn
tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới
thì sẽ giảm được sự phụ thuộc. Mặt khác cần nhận thức rằng xu thế hội nhập
ngày càng phổ biến, các liên minh kinh tế càng ngày càng rộng mở thì sự phụ
thuộc lẫn nhau, phụ thuộc vào bên ngoài là một vấn đề mang tính tất yếu.


22
1.2 Tổng quan về thu hút FDI và thu hút FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp
1.2.1 Tổng quan về thu hút FDI
Khái niệm: Thu hút FDI là hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư từ
bên ngoài vào một quốc gia. Như vậy, bản chất của hoạt động thu hút FDI là

hoạt động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn và trực tiếp quản lý
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại quốc gia nước tiếp nhận đầu tư.
Quy trình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 Dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, mục tiêu, chiến lược chính
phủ đề ra cho từng giai đoạn, từng năm để đưa ra mục tiêu thu hút đầu tư. Xây
dựng định hướng thu hút FDI một cách tổng quát tránh tình trạng thu hút FDI
mâu thuẫn với chủ trương, chính sách của Nhà nước.
 Dựa trên định hướng tổng quan, xây dựng chủ trương thu hút vốn FDI cho
theo từng quốc gia, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương. Đối với từng
quốc gia, phải có định hướng riêng, phù hợp với tình hình kinh tế của quốc
gia đó, với nhu cầu, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư, phát huy những mặt
tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực mà nguồn vốn FDI từ quốc gia đó
mang lại. Các địa phương xây dựng định hướng thu hút FDI của riêng mình
để phát huy tối đa tiềm năng sẵn có, thu hút FDI có trọng tâm, trọng điểm, có
chất lượng và hiệu quả.
 Chuẩn bị và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, các hội thảo, hội nghị tăng
cường giao lưu hợp tác giữa các nước trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu
tư... Dựa vào tình hình của các nước đầu tư, tìm hiểu các nhà đầu tư tiềm
năng, cung cấp thông tin đầy đủ về các quy định pháp luật, điều kiện tự nhiên,
văn hóa, xã hội, thị trường… Tổ chức các đoàn công tác, sang thăm và làm
việc với các doanh nghiệp nước ngoài, để họ có cơ hội tiếp xúc với các doanh
nghiệp Việt Nam; nắm bắt được những thông tin cần thiết; tìm kiếm các cơ
hội hợp tác, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước.


23
 Thẩm định các dự án xin cấp giấy phép đầu tư, tiến hành nghiên cứu, thẩm
định các dự án cam kết đầu tư. Khâu thẩm định là khâu vô cùng quan trọng,
quyết định dự án có được thực hiện hay không. Nếu công tác thẩm định bị lơ
là sẽ gây ra ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế, xã hội, môi trường…

1.2.2 Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm về Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm t ư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương th ực, th ực phẩm
và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là m ột ngành s ản
xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ ch ế
nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong n ền kinh tế c ủa
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp ch ưa
phát triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác đ ịnh s ản
xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh v ực s ản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra ch ủ y ếu ph ục
vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có s ự c ơ gi ới hóa
trong nông nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đ ược
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghi ệp, gồm cả
việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình
chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu
vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, di ệt c ỏ,


24
phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và m ức độ c ơ
giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích th ương m ại,
làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất kh ẩu. Các hoạt đ ộng trên
trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm m ọi cách đ ể có
nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các s ản ph ẩm đ ược ch ế
biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...

Ở đây chúng ta nghiên cứu chủ yếu về nông nghiệp chuyên sâu.
1.2.2.2 Đặc trưng cơ bản của ngành nông nghiệp ảnh hướng đến thu hút
vốn đầu tư
Mỗi ngành kinh tế sẽ có những đặc trưng riêng có ảnh h ưởng đ ến
chi phí và kết quả đầu tư. Đối với ngành nông nghiệp, được xem là m ột
ngành sản xuất đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, có nh ững đ ặc tr ưng
sau:
Thứ nhất, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, vì thế ho ạt đ ộng SXNN
phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên như khí h ậu, thổ nh ưỡng, địa
hình, sông ngòi... Đặc điểm này khiến cho nông nghiệp ch ứa đ ựng nhiều
rủi ro hơn với các ngành khác, đặc biệt là rủi ro về th ời ti ết và d ịch
bệnh. Ngoài ra, trong SXNN, cây trồng, vật nuôi có chu kỳ r ất khác nhau
đòi hỏi NĐT phải có những hiểu biết nhất định về đặc tính sinh học c ủa
các loại cây, con cũng như kỹ thuật nuôi trồng để chủ động v ề nguồn
vốn, vật tư cũng như thị trường khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghi ệp.
Thứ hai, SXNN mang tính thời vụ cao vì vậy đầu tư trong nông
nghiệp cũng mang tính thời vụ rõ rệt. Chính đặc điểm này dẫn đến v ấn
đề rủi ro về giá trong nông nghiệp. Trong SXNN sẽ có th ời gian “nông


25
nhàn”, việc kịp về thời vụ dẫn đến tình trạng căng th ẳng về các y ếu t ố
đầu vào như lao động, vốn, đồng thời cũng dẫn đến những áp l ực đối v ới
tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi NĐT phải có nh ững hi ểu bi ết
nhất định về đặc tính sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi đ ể l ựa ch ọn
các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, bố trí các nguồn l ực đ ầu vào cũng
như giải pháp đầu ra để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo
mùa vụ. Tính thời vụ cũng có thể gây ra những bất lợi về giá nông sản và
làm giảm tính hiệu quả đầu tư. “Được mùa – mất giá” vẫn là điệp khúc

buồn trong ngành nông nghiệp đây là hậu quả tất yếu của nền s ản xu ất
nông nghiệp manh mún, thiếu kế hoạch, thiếu liên kết giữa sản xuất v ới
thị trường tiêu thụ.
Thứ ba, SXNN có tính vùng. SXNN được tiến hành trên địa bàn rộng
lớn, phức tạp, nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang
tính khu vực rõ rệt. Mỗi vùng, địa phương có đặc đi ểm v ề th ổ nh ưỡng,
sông ngòi và khí hậu phù hợp với việc nuôi trồng nh ững loại cây, con
nhất định nên sẽ có những lợi thế sản xuất khác nhau trong SXNN. Đặc
điểm này đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu rõ tính ch ất vùng đ ể quy
hoạch phát triển những cây trồng, vật nuôi phù hợp nh ằm khai thác l ợi
thế nông sản từng vùng. Đối với NĐT, nếu được định h ướng đầu t ư đúng
đắn vào các lĩnh vực thế mạnh của vùng sẽ mang lại hiệu quả đ ầu t ư
cao hơn.
Thứ tư, cơ sở hạ tầng kém phát triển ở khu vực nông thôn cũng là
một vấn đề đặc thù: so với khu vực công nghiệp và dịch v ụ (th ường
được tiến hành ở các trung tâm và thành phố lớn) thì CSHT nông nghi ệp
như tình trạng đường xá, hệ thống thủy lợi, lưới điện,... th ường kém
phát triển hơn rất nhiều điều này gây khó khăn trong vi ệc v ận chuy ển


×