Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.99 KB, 63 trang )

Qua đưa em nhé. Mai c cũng cho bọn trẻ con đi tập bóng đa
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

HOÀNG THỊ LINH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LẠNG SƠN

Thái Nguyên, tháng 7/2019


TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA QUẢN LÝ - LUẬT KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Giảng viên hướng dẫn : ThS. HOÀNG NGHIỆP QUỲNH
Sinh viên thực hiện:

HOÀNG THỊ LINH

Lớp: TN17V-LKT LS



Thái Nguyên, tháng 7/2019


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại các trường Đại học. Tất cả các sinh viên trước khi ra trường
đều phải trải qua thời gian thực tập dài hay ngắn tuỳ thuộc theo quy trình đào
tạo của từng trường. Đây là khoảng thời gian cần thiết để giúp cho sinh viên
có điều kiện áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết
quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy
kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Khoa
Quản lý - Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái
Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng thực hiện pháp luật
về bảo vệ quyền của lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng
Sơn”.
Để có được kết quả này, trước hết em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
Ban Chủ nhiệm Khoa Quản lý – Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế &
QTKD – Đại học Thái Nguyên, các thầy cô trong Khoa, cô giáo hướng dẫn
Ths. Hoàng Nghiệp Quỳnh đã trực tiếp hướng dẫn em để em hoàn thành tốt
báo cáo thực tập này.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí cán bộ, giáo viên trường
Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại
địa phương.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Hoàng Thị Linh
TÓM TẮT



Vai trò của người phụ nữ trong xã hội, do bị những quan niệm cổ hủ và
những đặc điểm khác biệt về cá nhân thể lực giới tính cùng những đặc điểm
riêng của họ về giới nên quyền của lao động nữ rất cần được hỗ trợ và bảo
đảm bằng các quy định pháp luật, phải có cơ chế biện pháp riêng đối với họ.
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã tiến hành ban hành nhiều văn bản tăng
cường bảo vệ quyền của lao động nữ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại và bất
cập bộc lộ trong thực tiễn thực thi bảo vệ quyền của lao động nữ trong những
năm vừa qua. Báo cáo thực tập đã phản ánh thực tiễn thực thi bảo vệ quyền
của lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn, từ đó một số đề
xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả
bảo vệ quyền của lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................iii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ..........................................................iv
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
4.1. Cơ sở phương pháp luận.............................................................................2
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..........................................................3

5. Kết cấu của báo cáo thực tập.........................................................................3
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH
LẠNG SƠN VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM TỈNH LẠNG SƠN..........................................................................4
1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.............................4
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Trường...........................4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................8
1.1.3. Các ngành đào tạo.................................................................................10
1.2. Tình hình lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.......11
1.2.1. Số lượng lao động nữ.............................................................................11
1.2.2. Trình độ lao động nữ.............................................................................12
PHẦN 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO
ĐỘNG NỮ, THỰC TIỄN THỰC THI BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG
NỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LẠNG SƠN.................13
2.1 Khái niệm lao động nữ và quyền của lao động nữ....................................13
2.1.1 Khái niệm lao động nữ...........................................................................13
2.1.2 Quyền của lao động nữ...........................................................................13
2.1.3 Sự cần thiết đối với việc bảo vệ quyền của lao động nữ........................14
2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ.............................16
2.3. Thực tiễn thực thi bảo vệ quyền của lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư
phạm tỉnh Lạng Sơn........................................................................................38
2.3.1. Thực tiễn bảo về lao động nữ trong lĩnh vực việc làm..........................38

i


2.3.2. Thực tiễn bảo về lao động nữ trong lĩnh vực tiền lương.......................39
2.3.3. Thực tiễn bảo về lao động nữ trong lĩnh vực lĩnh vực an toàn, vệ sinh
lao động...........................................................................................................41
2.3.4. Thực tiễn bảo về lao động nữ trong lĩnh vực thời giờ làm việc, nghỉ

ngơi..................................................................................................................42
2.3.5. Thực tiễn bảo về lao động nữ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội..............43
2.4. Đánh giá tình hình thực hiện bảo vệ quyền của lao động nữ tại trường
Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn...................................................................44
2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................44
2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục.................................................................45
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN46
CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM..................46
TỈNH LẠNG SƠN..........................................................................................46
3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ
quyền của lao động nữ.....................................................................................46
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao động nữ
tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn..................................................50
3.2.1. Tuyên truyền pháp luật..........................................................................50
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động thương lượng tập thể, xây dựng thỏa ước lao động
tập thể..............................................................................................................51
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động công đoàn...........................................................51
3.2.4. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo
vệ lao động nữ.................................................................................................52
KẾT LUẬN.....................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Dạng viết tắt


Dạng đầy đủ

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BLLĐ

Bộ luật lao động

3

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

4



Lao động

5

LĐN


Lao động nữ

6

NLĐ

Người lao động

7

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

8

PLLĐ

Pháp luật lao động

iii


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.........9
Bảng 1.2: Các loại hình đào tạo và số lượng sinh viên đang học tại Trường
trong năm học 2018-2019...............................................................................10
Biểu 1.1: Thống kê lao động Nam và Nữ tại trường.......................................11
Bảng 1.3: Độ tuổi lao động nữ Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn....12

Bảng 1.4: Trình độ lao động nữ Trường Cao đẳng Sư phạm..........................12
Biểu 2.1: Số lao động mới tuyển thêm tại trường từ 2016-2018.....................38
Bảng 2.1: Thống kê mức thu nhập của lao động tại trường............................40
Biểu 2.2: Thời gian trung bình làm làm một ngày của lao động nữ................43

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ bao lâu nay việc khai thác lao động và tạo thêm nhiều mối việc làm
để thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động đã và đang là mục tiêu và
nhiệm vụ của pháp luật lao động. Là một nửa quan trọng của thế giới, phụ nữ
luôn được coi là một phần quan trọng trong thị trường lao động cùnglàm ra
vật chất cũng như tinh thần, điều đó đã thúc đẩy sự tiến bộ của thế giới nói
chungvà Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam chúng ta cũng đang dần hoàn thiện
các cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động
nữ (LĐN): Nổi bật nhất là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật
bảo hiểm xã hội năm 2014 cùng các chương trình mục tiêu bảo vệ phụ nữ
được tạo ra, LĐN đã có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế xã
hội tại Việt Nam nên nước ta đã và đang hội nhập và phát triển vào những tổ
chức kinh tế trên thế giới.
Hiện nay LĐN đã được bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp và có nhiều tiến
bộ nhất định tuy nhiên quy định về bảo đảm quyền LĐN còn chưa thực sự
nhạy bén, chưa được thực hiện triệt để thậm chí trong khi thực hiện thì vẫn
còn một vài thiếu sót và thiếu tính phù hợp với thực tế. Vì vậy, tác giả chọn đề
tài là “Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ tại
trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn” để nghiên cứu báo cáo thực tập
của mình. Đề tài đề cập vấn đề bảo đảm quyền và các biện pháp bảo vệ quyền
của người LĐN dưới mọi lĩnh vực như: quyền bình đẳng, quyền của LĐN về

việc đảm bảo việc làm, việc đảm bảo điều kiện sinh sống và làm việc, đảm
bảo hỗ trợ khi nuôi con, và các quyền đặc biệt đối với LĐN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền
của lao động nữ và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao
1


động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn, đề tài đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo
vệ quyền của lao động nữ theo quy định của pháp luật hiện nay tại trường Cao
đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn;
+ Phân tích quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ;
+ Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền
của lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn;
+ Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao động nữ theo quy định của pháp luật
hiện nay tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình bảo vệ quyền của lao động nữ theo quy định của pháp luật
hiện nay tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật về bảo vệ
quyền của lao động nữ và thực tiễn tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng
Sơn.
+ Không gian: trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.

+ Thời gian: Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trong giai đoạn
2016- 2018.
4. Phương phap nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
+ Báo cáo sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
+ Báo cáo cũng sử dụng phương pháp tiếp cận về sự vận động và sự
phát triển của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới trên cơ sở vận dụng
2


phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ
trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chế độ lao động.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng
Sơn, thu thập từ Internet, từ các tài liệu liên quan đến bảo vệ quyền của lao
động nữ.
+ Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh
Lạng Sơn.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Phương pháp thống kê: Phân tích số liệu của trường Cao đẳng Sư
phạm tỉnh Lạng Sơn từ các báo cáo về bảo vệ quyền của lao động nữ giai
đoạn 2016 – 2018.
+ Phương pháp phân tích: Qua số liệu đã thu thập được để phân tích
tình hình thực hiện bảo vệ quyền của lao động nữ theo quy định của pháp luật
hiện nay tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.
5. Kết cấu của bao cao thực tập
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo
thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần:

- Phần I. Khái quát về trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn và tình
hình lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn;
- Phần II. Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ,
thực tiễn thực thi bảo vệ quyền của lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm
tỉnh Lạng Sơn;
- Phần III. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của
pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao động nữ tại trường Cao
đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.

3


PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LẠNG SƠN
VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ
PHẠM TỈNH LẠNG SƠN
1.1. Khai quat về trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn
1.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Trường
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Lạng Sơn tiền thân là trường Trung
học Sư phạm Lạng Sơn được hình thành năm 1992 trên cơ sở hợp nhất của 4
trường: Trường sư phạm 12+2 (thành lập năm 1961), Trường Sư phạm 12+3
(thành lập năm 1961), Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (thành lập
năm 1972) và Trường sư phạm mẫu giáo (thành lập năm 1973).
Trường sơ cấp sư phạm cấp 1 được thành lập vào năm học 1960-1961,
địa điểm tại Trường Thiếu nhi vùng cao (Uỷ ban nhân dân Thành phố Lạng
Sơn hiện nay). Nhiệm vụ chính trị của nhà trường là đào tạo giáo viên cấp 1
toàn cấp. Năm 1972 được nâng cấp thành trường Trung học sư phạm cấp 1,
năm 1978 được nâng cấp lên trường trung học sư phạm 10+2 (sau gọi là
12+2). Do chiến tranh nhà trường phải chuyển nhiều địa điểm, khi chiến tranh
biên giới kết thúc trường trở lại đóng chân tại làng Pò Mỏ, Xã Mai Pha, huyện

Cao Lộc nay là trường THPT Nội trú tỉnh.
Trường trung cấp sư phạm cấp 2 thành lập năm 1961. Khi mới thành
lập trường chung địa điểm với trường cấp III Việt Bắc. Năm 1962 trường tiếp
quản trường bồi dưỡng giáo viên tại Đèo Giang – phường Chi Lăng - thành
phố Lạng Sơn. Trải qua nhiều giai đoạn: giải thể năm 1965, tái lập năm 1966,
sát nhập với trường sư phạm cấp 1 gọi là trường Sư phạm cấp 1,2 Lạng Sơn,
năm 1967 tách trường, đến năm 1976 sát nhập với trường sư phạm cấp 2 Cao
Bằng, đến năm 1978 tách tỉnh Lạng Sơn – Cao Bằng, trường sư phạm cấp 2
trở lại như cũ. Do chiến tranh nhà trường phải chuyển nhiều địa điểm: Chí
Kiên – Văn Lãng; Hùng Sơn- Tràng Định, Hữu Lũng, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn.
4


Năm 1981 trường lại trở về trường cũ, xây dựng và củng cố lại từ đầu do cuộc
chiến tranh tàn phá.
Trường Sư phạm bồi dưỡng được thành lập ngày 3 tháng 7 năm 1968
theo Quyết định số 195/QĐ-UB-TC của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn.
Nhiệm vụ của trường là bồi dưỡng giáo viên cấp 1 và cấp 2 từ trình độ chưa
toàn cấp lên trình độ toàn cấp và trình độ toàn cấp lên trình độ tiêu chuẩn, mỗi
năm bồi dưỡng khoảng 30 - 40 học viên. Số học viên này có thể dạy từ lớp vỡ
lòng đến lớp 3. Đây là lực lượng góp phần đắc lực vào công tác xoá mù chữ ở
Tỉnh Lạng Sơn. Năm 1972 thành lập lại trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục.
Nhiệm vụ của trường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cốt cán, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho các trường phổ thông cấp 1,2, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các
trường... Từ năm 1972-1974 trường đã 2 lần phải sơ tán, chuyển địa điểm.
Năm 1974 về Nà Chuông - Cao Lộc. Năm 1984 trường đổi tên là trường Cán
bộ quản lý giáo dục.
Trường sư phạm Mầm non được sát nhập từ 2 trường: trường Sơ cấp cô
nuôi dạy trẻ và trường Sư phạm Mẫm giáo.Trường Sơ cấp cô nuôi dạy trẻ
thành lập năm 1973 thuộc Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em tỉnh, nhiệm vụ của

nhà trường là đào tạo giáo viên nuôi dạy trẻ. Trường sư phạm mẫu giáo được
thành lập năm 1973, nhiệm vụ chủ yếu liên kết với trường sư phạm 12+2 để
bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 1 cải cách, địa điểm nhà trường tại xã Hoàng
Đồng - Thị xã Lạng Sơn. Tháng 8/1985 hai trường sát nhập thành trường Sư
phạm Mầm non, địa điểm tại Khòn Lải, phường Đông Kinh, nhiệm vụ của
nhà trường là đào tạo giáo viên mầm non có trình độ sơ cấp.
Năm 1992, Thực hiện Nghị quyết số 109/HĐBT, ngày 12/4/199 của
Hội đồng bộ trưởng về việc sắp xếp lại tổ chức và biên chế hành chính sự
nghiệp; trước yêu cầu thực tiễn của ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung
nguồn lực, xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển giáo dục, kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới, Ủy ban nhân dân tỉnh
Lạng Sơn đã chủ trương hợp nhất các trường sư phạm trong tỉnh. Sự hợp nhất
5


tạo điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã được xây
dựng và mở hướng tập trung đầu tư cho trường sư phạm cả về vật chất lẫn con
người. Sự hợp nhất các trường sư phạm trong tỉnh nhằm khai thác năng lực
của đội ngũ giáo viên, đồng thời sắp xếp lại bộ máy quản lý, đào tạo, bổ sung
đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho tỉnh nhà.
Trên tinh thần đó, Trường sư phạm cấp 1 sát nhập với trường sư phạm
cấp 2 và Trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục năm 1991. Trường sư
phạm mẫu giáo sát nhập năm 1993 và đổi tên thành Trường trung học sư
phạm Lạng Sơn. Địa điểm của trường tại Khu Ba Toa, Thị xã Lạng Sơn (nay
là Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn).
Đội ngũ giáo viên: Khi sát nhập 4 trường, tổng số cán bộ, giáo viên,
công nhân viên là 160 người, trong đó 10 cán bộ có trình độ sau đại học và
thạc sĩ.
Quy mô đào tạo: nâng cao chất lượng các hệ chuẩn 12+2, 10+3, tăng
cường bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên của tỉnh: 9+32 tuần,

9+3, 9+1, 12+6 tháng. Từ năm 1992 đến năm 1997, trường đã nâng cấp trình
độ cho 490 giáo viên (từ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm).
Cơ sở vật chất: xây mới khu giảng đường 16 phòng học, khu làm việc,
sửa chữa nâng cấp các khu nhà giấy dầu, xây dựng khuôn viên; đầu tư mua
sắm trang thiết bị, đồ thí nghiệm, thực hành, bổ sung giáo trình tài liệu.
Năm 1995 nhà trường bắt đầu liên kết với trường CĐSP Ngô Gia Tự Bắc Giang đào tạo sinh viên hệ cao đẳng sư phạm chuẩn các ngành: Toán –
Lý, Văn – Sử, Tiếng Anh để chuẩn bị các điều kiện nâng cấp lên CĐSP với
quy mô 150 sinh viên hệ cao đẳng mỗi năm.
Năm 1997 theo Quyết định số 374/TTg ngày 02 tháng 06 năm 1997 của
Thủ tướng chính phủ, Trường Trung học Sư phạm Lạng Sơn được nâng cấp
thành Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. Quyết định đã mở ra một trang
sử mới đối với sự phát triển toàn diện của nhà trường.
Từ khi được nâng cấp đến nay, Trường đã tuyển sinh, đào tạo 26
6


chuyên ngành Cao đẳng chính quy (trong và ngoài sư phạm), Cao đẳng liên
thông, Trung cấp sư phạm, liên kết đào tạo trên 10 chuyên ngành Đại học vừa
làm vừa học... Bên cạnh đào tạo HSSV chính quy tại trường, trong các dịp hè,
Trường liên tục mở các lớp bồi dưỡng, chuẩn hoá cho giáo viên của tỉnh và
liên kết đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
tại các huyện và các cơ sở giáo dục khác. Liên kết với Học viện sư phạm
Quảng Tây – Trung Quốc đào tạo SV cao đẳng tiếng Trung theo phương thức
2 + 1. Liên kết với các cơ sở đào tạo tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc trong việc
đưa SV đi thực tập, thực tế.
Hàng năm, trung bình nhà trường duy trì khoảng 60 - 70 lớp với quy
mô 1.000 HSSV, học viên. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành
nghề từ 85 – 90%. Công tác nghiên cứu khoa học trong CBGV, sinh viên
được nhà trường rất quan tâm. Từ năm 2005 đến 2013 có hơn 600 sản phẩm
NCKH (bao gồm đề tài, sáng kiến kinh nghiệm); 05 đề tài nghiên cứu khoa

học cấp tỉnh; 03 đề tài nghiên cứu khoa học của Dự án Việt - Bỉ; xây dựng
giáo trình “Lịch sử địa phương”, “Địa lý địa phương”, “Ngôn ngữ - văn hóa văn học địa phương”; hơn 40 bài viết trên tạp chí chuyên ngành; trên 200 lượt
sinh viên làm tiểu luận học phần nghiên cứu khoa học.
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang với đầy đủ các
hạng mục công trình: giảng đường, ký túc xá, nhà công vụ, phòng nghiệm,
thư viện, phòng học tiếng, phòng máy tính, nhà đa chức năng, sân chơi, bãi
tập...
Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường: Đảng bộ cơ sở Trường CĐSP
trực thuộc Đảng bộ Khối CCQ tỉnh Lạng Sơn với tổng số 6 chi bộ, 58 đảng
viên. Ban Giám hiệu nhà trường gồm 04 đồng chí. Trường có 06 phòng chức
năng, 06 khoa, 03 Tổ trực thuộc, 03 tổ chức đoàn thể, 01 Trung tâm Ngoại
ngữ - Tin học. Hiện nay, trường có tổng số hơn 100 cán bộ, viên chức. Trong
đó có 168 GV trực tiếp tham gia giảng dạy. Số giảng viên trình độ từ đại học
trở lên: 44 (trong đó, tiến sĩ: 03, đang NCS: 04, thạc sĩ: 28). Với đội ngũ cán
7


bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn vững vàng, Trường Cao đẳng sư phạm
Lạng Sơn đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy trong việc đào tạo giáo viên cho
tỉnh nhà từ bậc Mầm non đến Cao đẳng và Đại học.
Tính từ thời điểm năm 1961, Trải qua 53 năm xây dựng và phát triển,
trường đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh. Từ
mái trường này nhiều thế hệ học sinh, sinh viên được đào tạo và trưởng thành,
nhiều người đã trưởng thành là những cán bộ quản lý, giáo viên giỏi các cấp,
trở thành những tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo. Tập thể nhà
trường vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước
trao tặng: Huân chương Lao động hạng nhì (năm 2001), Huân chương Lao
động hạng Nhất (năm 2011), nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng
Sơn, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội

Sinh viên Việt Nam, Công đoàn ngành Giáo dục & Đào tạo…và các phần
thưởng cao quý khác.
Tiếp tục phấn đấu vươn lên, tiếp tục đổi mới, mở rộng quy mô, nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng… trường CĐSP Lạng Sơn sẽ có những
bước phát triển bền vững, là nòng cốt xây dựng Đại học Lạng Sơn trong
tương lai. Phát huy những thành tích đã đạt được, mục tiêu trường đề ra trong
những năm học tới tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo
trong nhà trường đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quan
tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường
làm nòng cốt trở thành trường Đại học Lạng Sơn trong tương lai.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn như sau:

8


Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn

Nguồn: trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn
Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn như sau:
- Lãnh đạo trường gồm: Hiệu trưởng và 3 hiệu phó trường.
- Các khoa: Khoa tự nhiên, Khoa Xã hội, Khoa GD Tiểu học, Khoa GD
Mầm non, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Bồi dưỡng CBQL&NV.
- Các phòng ban chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ,
Phòng thanh tra – Pháp chế, Phòng Hành chính-Quản trị, Phòng Công tác Học
sinh-Sinh viên, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất
lượng, Phòng Đào tạo vừa học vừa làm, Phòng Nghiên cứu Khoa học-Quan
hệ Quốc Tế, Trung tâm TH-NN, KLF, TV, Ban quản lý ký túc xá.
- Các tổ chức đoàn thể:
+ Đảng bộ: Có 44 đảng viên, tổ chức sinh hoạt trong 5 chi bộ, Ban

Chấp hành đảng bộ gồm có 6 đồng chí.
+ Công đoàn cơ sở : Có 65 CĐV, sinh hoạt trong 6 công đoàn bộ phận.
9


+ Đoàn thanh niên: Có 956 đoàn viên.
Trong các năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn đã
không ngừng trưởng thành, lớn mạnh về nhiều mặt. Nhà trường đã có nhiều
đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục của tỉnh Lạng
Sơn và khu vực.
1.1.3. Các ngành đào tạo
Căn cứ nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn; căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế và các điều kiện đảm bảo CLĐT. Hiện nay
Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn đào tạo các ngành học sau:
+ Các ngành đào tạo sư phạm: Sư phạm toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm
Hoá, Sư phạm GD công dân, Sư phạm Giáo dục Mầm non, Sư phạm Giáo dục
Tiểu học, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Thể chất, Sư phạm
Tiếng Anh.
+ Các ngành đào tạo ngoài sư phạm: Tiếng Anh, Tin học ứng dụng, Địa
lý du lich, Công nghệ thiết bị trường học; Hệ trung cấp gồm các ngành Tin
học và Hành chính, Khoa học Thư viện.
Bảng 1.2: Cac loại hình đào tạo và số lượng sinh viên đang học tại
Trường trong năm học 2018-2019
STT
1
2
3
4
5
6

7

Hệ
Số lượng
Cao đẳng sư phạm chính quy
1.818
Liên thông TC – CĐSP
87
Liên thông CĐ – ĐH
783
Liên thông TC – ĐH
132
Văn bằng 2
59
Trung cấp chính quy (vừa học vừa làm)
300
Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
150
Tổng cộng
3.229
Nguồn: trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn
Qua số liệu trên chúng ta thấy rằng quy mô đào tạo của Nhà trường

tương đối ổn định qua các năm, các ngành nghề đào tạo ngày càng phong phú
để đáp ứng nhu cầu xã hội. Với chủ trương của lãnh đạo Nhà trường là ngày
càng mở rộng quy mô và các ngành đào tạo bậc Cao đẳng đồng thời thu hẹp
10


quy mô và các ngành đào tạo bậc TCSP. Đây là điều kiện thuận lợi nhưng

đồng thời cũng là thách thức trong công tác quản lý nâng cao chất lượng ở
trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.
1.2. Tình hình lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn.
1.2.1. Số lượng lao động nữ
Là một trường sư phạm với chức năng giáo dục nên trường Cao đẳng Sư
phạm tỉnh Lạng Sơn luôn đòi hỏi sự cẩn thận và kiên nhẫn từ phía NLĐ nên
trong tuyển dụng lao động nữ được ưu tiên hơn lao động nam. Thực tế cho
thấy, trong những năm gần đây, số lượng NLĐ tại có xu hướng tăng lên, đặc
biệt là lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam. Cụ thể như
sau:
Biểu 1.1: Thống kê lao động Nam và Nữ tại trường

Nguồn: trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn
Tính đến năm 2018, tổng số lượng lao động nữ của Trường là 52 người.
Trong đó có 33 giảng viên cơ hữu có trình độ từ đại học trở lên. Kết quả như
trên đã chứng minh chính sách về việc làm tại trường luôn thu hút NLĐ nói
chung và lao động nữ nói riêng.
Số lượng lao động nữ thống kê sau độ tuổi như sau:
Bảng 1.3: Độ tuổi lao động nữ Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn
Trình độ

SL (người)
11

Tỷ lệ (%)


Dưới 30 tuổi
Từ 30-40 tuổi
Từ 41-50 tuổi

Trên 50 tuổi
Tổng số

22
42,31%
11
21,15%
11
21,15%
8
15,38%
52
100%
Nguồn: trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn

Nhìn vào bảng số lượng lao động nữ tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh
Lạng Sơn có thể thấy đa số lao động nữ tại trường là cán bộ trẻ, khi số lượng
lao động nữ dưới 30 tuổi chiếm số lượng lớn nhất, 22 người tương ứng tỷ lệ
42%. Số lượng lao động trung niên chiếm tỷ lệ thứ hai và số lượng cán bộ
trên 50 tuổi là ít nhất, chỉ có 15%.
1.2.2. Trình độ lao động nữ
Trình độ của các lao động nữ tại trường như sau:
Bảng 1.4: Trình độ lao động nữ Trường Cao đẳng Sư phạm
Trình độ
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Trung cấp
Tổng số


SL (người)
2
11
29
10
52

Tỷ lệ (%)
3,85%
21,15%
36,54%
38,46%
100%

Nguồn: trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lạng Sơn
Số lượng lao động nữ là giáo viên trong trường đều có trình độ từ Đại
học từ lên, số còn lại là các lao động tại các phòng ban như: Quản lý đào tạo,
Tài chính kế toán, Hành chính…

12


PHẦN 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG
NỮ, THỰC TIỄN THỰC THI BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG
NỮ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Khai niệm lao động nữ và quyền của lao động nữ
2.1.1 Khái niệm lao động nữ
NLĐ là lực lượng về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía
cạnh. Trong đó, nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ngày càng nhiều và

thường làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau hơn là nam giới. Mặt khác, do cầu
về lao động tăng bền vững trong thời kỳ tăng trưởng nhanh cũng đã thu hút
một lượng lớn phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động.
LĐN mang những đặc tính về sức khỏe, tâm sinh lý riêng mà chỉ bản
thân họ mới có, điều đó tạo nên sự khác biệt giữa lao động nam và LĐN, do
đó pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật lao động các nước nói riêng luôn
có những cơ chế, chính sách phù hợp để đảm bảo đầy đủ nhất quyền lợi cho
nhóm lao động đặc thù này.
Do đó, khái niệm về LĐN có thể hiểu như sau: “Người LĐN là NLĐ có
giới tính nữ, có khả năng lao động, làm việc theo Hợp đồng lao động, được
trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ”.
2.1.2 Quyền của lao động nữ
Bảo vệ quyền của lao động nữ là việc pháp luật lao động ghi nhận các
quyền của lao động nữ trong quan hệ lao động và các biện pháp đảm bảo việc
thực hiện các quyền của lao động nữ.
Con người là vốn quý nhất của mọi xã hội. Vì vậy, con người phải luôn
luôn được bảo vệ. Mục tiêu tối thượng của mọi xã hội là bảo vệ quyền được
sống, được lao động và được hưởng thụ lành mạnh của con người. Song, do
những hoàn cảnh khác nhau về tố chất, hoàn cảnh sống của từng người, do sự
phát triển không đều của nền kinh tế, xã hội loài người lại phân hoá thành kẻ
13


giàu, người nghèo. Một bộ phận nắm giữ của cải xã hội và các tư liệu sản
xuất, đó là những người chủ. Một bộ phận khác chỉ có sức lao động, phải đi
bán sức lao động để kiếm sống – đó là những lao động làm thuê. Trong hai bộ
phận ấy, những người lao động làm thuê ở thế yếu hơn. Vì vậy, họ cần được
bảo vệ thường xuyên hơn, đầy đủ hơn. Đó là đạo lý tất yếu ở bất kỳ xã hội
nào.
NLĐ dù là nam hay nữ đều được pháp luật ở mỗi quốc gia bảo vệ dưới

góc độ quyền công dân và được pháp luật quốc tế công nhận và đảm bảo. Ủy
ban Quyền con người của Liên Hợp quốc đã có sự phân chia nhóm quyền con
người trong lĩnh vực lao động thuộc nhóm quyền dân sự và dưới góc độ pháp
luật lao động “Quyền của người lao động phải được bảo đảm như quyền con
người”.
Xét về tương quan mối quan hệ giữa LĐN và NSDLĐ có thể thấy, người
LĐN nói riêng thường ở vị thế yếu hơn so với NSDLĐ, họ bị phụ thuộc rất
nhiều vào NSDLĐ. Một mặt, LĐN là người trực tiếp tiến hành và thực hiện
các hoạt động sản xuất nên phải đối mặt với các rủi ro xảy ra trong quá trình
lao động, họ lại chiếm số đông và được xác định là lực lượng sản xuất, một
trong những yếu tố quan trọng của quan hệ sản xuất. Còn NSDLĐ ở vị thế
cao hơn, họ lại có quyền quản lý điều hành NLĐ [8, tr. 27]. Bảo vệ quyền của
LĐN trong pháp luật lao động thường tập trung vào các vấn đề như: Quyền
bình đẳng, không bị phân biệt đối xử; Quyền đảm bảo lợi ích trong thời gian
LĐN mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; Quyền đảm bảo điều kiện làm
việc; Quyền đảm bảo trong lĩnh vực tiền lương; Quyền đảm bảo về tuổi nghỉ
hưu.
2.1.3 Sự cần thiết đối với việc bảo vệ quyền của lao động nữ
Xã hội ngày càng phát triển thì phụ nữ càng khẳng định được vai trò của
mình, LĐN đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã
hội. LĐN luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực
đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, LĐN là lực lượng
14


trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người, LĐN còn “sản xuất” ra
bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Ngoài ra, nền văn hóa dân
gian của bất kì đất nước hay dân tộc nào cũng có sự tham gia của đông đảo
phụ nữ bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, ngoài việc thực hiện
nghĩa vụ lao động như nam giới thì LĐN còn phải đảm nhận chức năng làm

mẹ nên có những đặc điểm riêng về sức khỏe, tâm sinh lý, do đó việc bảo vệ
quyền của LĐN là hết sức cần thiết, điều này xuất phát từ những lý do sau
đây:
Xét về thể lực, do những đặc thù không thể thay đổi về cấu trúc cơ thể,
so với lao động nam thì LĐN thường gặp nhiều trở ngại về sức khoẻ, cũng
như độ dẻo dai do những ảnh hưởng của giới tính, điều này vô hình chung đã
hạn chế quyền được tham gia lao động bình đẳng với nam giới. Bù lại so với
lao động nam thì LĐN lại khéo léo, bền bỉ, kiên trì hơn trong công việc, do đó
những công việc mang vác nặng nhọc thường do lao động nam đảm nhận còn
những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo do LĐN đảm nhận. Mặc dù ngày
nay, quyền bình đẳng giữa hai giới đã được quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ
nhưng trong suy nghĩ của NSDLĐ cũng như đa phần mọi người đều cho rằng
nam giới nhanh nhạy hơn cũng như khả năng tiếp cận công việc nhanh hơn nữ
giới.
Về mặt tâm lý, nhất là các nước Châu á, đa phần là những phụ nữ sống ở
thành phố, đã tiếp thu những luồng tư tưởng mới, phù hợp với sự phát triển
hiện đại của kinh tế - xã hội thì vẫn còn một bộ phận LĐN chịu ảnh hưởng
của quan niệm truyền thống, mang nặng tâm lý trọng nam kinh nữ, do đó
người phụ nữ ít được tham gia vào các quan hệ xã hội, ít được học hành.
Trong thực tế đời sống hiện nay thì tư tưởng đó gần như đã được xóa bỏ, vị
thế của người LĐN được nâng cao và vai trò của họ đã được xã hội thừa
nhận. Tuy nhiên ở một số nơi phụ nữ vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn,
như một số vùng nông thôn hay các tỉnh miền núi nhiều phụ nữ vẫn không có
việc làm hoặc phải làm những công việc nặng nhọc, quá sức. Một số doanh
15


nghiệp và các cơ quan nhà nước không muốn tiếp nhận LĐN vào làm việc;
trên các thông tin đăng tuyển việc làm trên mạng xã hội, nhiều doanh nghiệp
còn chú thích rõ: chỉ tuyển lao động nam. Giải thích về vấn đề này các doanh

nghiệp thường ngụy biện rằng do yêu cầu công việc nên không tuyển LĐN,
hoặc số lượng nhân viên đã đủ LĐN nên không tuyển. Mặc dù thực tế cho
thấy LĐN hoàn toàn có thể làm các công việc này, có khi còn làm tốt hơn
nam giới.
Chính vì những đặc điểm trên dẫn tới vị thế của LĐN khá thấp trong
quan hệ lao động: so với nam giới, sự khác biệt khá lớn về thể lực cũng như
tâm sinh lý gây khó khăn cho LĐN, hơn nữa do sức khỏe yếu hơn lao động
nam nên trong quá trình tham gia lao động, LĐN dễ có khả năng bị ốm, mắc
các bệnh nghề nghiệp cao hơn, nhất là đối với môi trường lao động độc hại,
nguy hiểm. Chính yếu tố này cũng hạn chế sự lựa chọn việc làm trong những
ngành độc hại - những ngành có thu nhập cao, hạn chế cơ hội tuyển dụng của
đối tượng này. Bên cạnh đó, sự bất ổn định về công việc của LĐN cũng cao
hơn lao động nam bởi do thiên chức làm mẹ, người LĐN phải nghỉ sinh, hoặc
chăm sóc con cái khi đau ốm, bệnh tật… điều này làm gián đoạn quá trình sản
xuất của các doanh nghiệp nên NSDLĐ thường mang tâm lý ngại sử dụng
LĐN.
Quan niệm về bất bình đẳng giới đã tồn tại hàng ngàn năm qua nên để
xoá bỏ không phải đơn giản. Chính những đặc trưng riêng về xã hội cùng
những bất cập còn tồn tại làm cản trở NLĐ trong tiến trình giải phóng bản
thân, năng lực để đóng góp cho xã hội. Vì vậy, cần bảo vệ quyền của LĐN để
đảm bảo sự phân công hợp lý LĐN trong các ngành nghề, giúp họ vươn lên
làm chủ cuộc sống của chính mình.
2.2. Phap luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ NLĐ với tư cách là bảo vệ quyền con
người trong lĩnh vực lao động. Điều này không chỉ nhằm mục đích bảo vệ sức
lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ mà còn phải bảo vệ
16


cho họ trên nhiều phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng,

danh dự, nhân phẩm, nhu cầu nghỉ ngơi, liên kết và phát triển trong môi
trường xã hội lành mạnh và phát triển…LĐN ngoài việc có đầy đủ các quyền
con người, quyền công dân trong đó có quyền lao động và được bảo vệ, bảo
đảm cuộc sống khi tham gia quan hệ lao động thì còn có những quyền đặc
trưng riêng:
2.2.1. Bảo vệ lao động nữ trong lĩnh vực việc làm
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. NLĐ được coi là có
việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuất của xã
hội. Nhờ có việc làm mà NLĐ mới thực hiện được quá trình lao động tạo ra
sản phẩm cho xã hội cũng như bản thân. Do vậy, muốn nền kinh tế ổn định và
phát triển, yêu cầu được đặt ra đối với một quốc gia cần phải quan tâm, chú
trọng đến chính sách việc làm cho NLĐ. Tiếp thu tinh thần đó, Nhà nước ta
đã có những chính sách hỗ trợ nhằm phát triển việc làm được thể hiện tại
Điều 12 BLLĐ 2012.
Với những đặc thù về tâm sinh lý và sức khỏe, Nhà nước đã có những
chính sách riêng trong vấn đề bảo vệ lao động nữ khi họ tham gia vào quan hệ
lao động được quy định tại Điều 153 BLLĐ 2012. Quy định này xuất phát từ
thực tế lao động nữ là người chịu nhiều thiệt thòi, là đối tượng yếu thế hơn so
với lao động nam trong tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Điều này
được giải thích bởi rất nhiều nhà tuyển dụng lao động luôn mang tâm lý
không muốn nhận lao động nữ vào làm việc hoặc nếu có thì họ đặt ra những
yêu cầu tuyển dụng rất cao, từ đó cơ hội việc làm cho lao động nữ bị hạn chế
hơn so với nam giới. Hơn nữa khi có sự thay đổi công nghệ sản xuất, sự sắp
xếp lại nhân sự thì lao động nữ cũng là đối tượng rất dễ bị sa thải. Vì vậy, việc
đảm bảo quyền cũng như tạo điều kiện cho lao động nữ trong lĩnh vực việc
làm hết sức cần thiết nhằm tạo cho lao động nữ tiếp cận việc làm dễ dàng hơn
(nhờ vào những chính sách tạo việc làm) và tùy vào điều kiện, hoàn cảnh có
17



×