Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ ĐÌNH MỸ

NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU HÀNG
CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ ĐÌNH MỸ

NGHIÊN CỨU XUẤT KHẨU HÀNG
CÔNG NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN NHUẬN KIÊN
2. TS. LÊ TỐ HOA

THÁI NGUYÊN - 2020



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2020
Tác giả

Đỗ Đình Mỹ


iii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành,
sâu sắc tới tập thể và các cá nhân:
- PGS.TS Trần Nhuận Kiên và TS Lê Tố Hoa - những nhà khoa học đã
tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận án bằng tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết. Thầy, cô đã truyền cho tôi cảm
hứng để có thể vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu để tiến bộ và trưởng
thành trên con đường học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, các
thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã luôn động
viên, cổ vũ, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2020
Tác giả


Đỗ Đình Mỹ


iv
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ .............................................................. xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án .................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Đóng góp mới của luận án ............................................................................ 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án ............................................. 5
7. Kết cấu của luận án ....................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ XUẤT KHẨU HÀNG
CÔNG NGHỆ CAO ........................................................................................ 6
1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về xuất khẩu hàng công nghệ cao ................. 6
1.2. Các nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao tại Việt Nam ............ 17
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 19
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU
HÀNG CÔNG NGHỆ CAO ......................................................................... 21
2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng công nghệ cao ...................................... 21
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án ..................................... 21
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu ............................................................................ 27

2.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng công nghệ cao ........................................... 29
2.1.4. Các loại sản phẩm công nghệ cao ......................................................... 32
2.1.5. Một số lý thuyết về xuất khẩu hàng hoá ............................................... 34


v
2.1.6. Đặc điểm của xuất khẩu hàng công nghệ cao ....................................... 36
2.1.7. Nội dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng công nghệ cao ...................... 37
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao ................... 40
2.2. Cơ sở thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao ................................... 45
2.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng công nghệ cao của một số nước trên
thế giới ............................................................................................................. 45
2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao
đối với Việt Nam ............................................................................................. 53
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 55
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 55
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 55
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................ 55
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 61
3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu............................................................... 62
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 62
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 68
Chương 4. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG NGHỆ
CAO CỦA VIỆT NAM ................................................................................. 72
4.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam .......................................... 72
4.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam................................. 72
4.1.2. Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa ......................................... 74
4.1.3. Thị trường xuất khẩu hàng hóa ............................................................. 75
4.1.4. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hàng hóa ................................................... 81
4.2. Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ....................... 87

4.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao............. 87
4.2.2. Thị trường xuất khẩu hàng công nghệ cao ............................................ 89
4.2.3. Cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao ................................................ 101
4.2.4. Khả năng cạnh tranh của hàng công nghệ cao .................................... 109


vi
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của
Việt Nam ....................................................................................................... 120
4.4. Đánh giá về xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ................... 129
4.4.1. Ưu điểm ............................................................................................... 129
4.4.2. Hạn chế................................................................................................ 131
4.4.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 133
Chương 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG CÔNG
NGHỆ CAO CỦA VIỆT NAM .................................................................. 135
5.1. Quan điểm, định hướng .......................................................................... 135
5.1.1. Quan điểm ........................................................................................... 135
5.1.2. Định hướng.......................................................................................... 137
5.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghệ cao của
Việt Nam ....................................................................................................... 138
5.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách cho xuất khẩu hàng công
nghệ cao......................................................................................................... 139
5.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện ................................................. 149
5.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu hàng công nghệ cao ................ 152
KẾT LUẬN .................................................................................................. 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 164
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 173


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA

:

Khu vực Mậu dịch tự do

APEC

:

Khối hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNC

:

Công nghệ cao

CSHT

:


Cơ sở hạ tầng

EU

:

Liên minh châu Âu

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

:

Hiệp định thương mại tự do

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

:


Tổng sản phẩm quốc dân

GVC

:

Chuỗi giá trị toàn cầu

HDI

:

Chỉ số phát triển nguồn nhân lực

IMF

:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

INOV

:

Chỉ số đổi mới của Việt Nam

IPR

:


Chỉ số về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam

ISO

:

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế

KH&CN :

Khoa học và công nghệ

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

OECD

:

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

R&D

:

Chi cho nghiên cứu và phát triển


SHTT

:

Sở hữu trí tuệ

SIC

:

Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn

SITC

:

Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế

UN

:

Bộ số liệu thương mại hàng hóa của Liên Hợp Quốc

WB

:

Ngân hàng Thế giới World Bank


WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1.

Tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu về ảnh hưởng của
các yếu tố đến xuất khẩu hàng công nghệ cao........................... 12

Bảng 1.2.

Tóm tắt một số yếu tố chính tác động đến xuất khẩu
hàng CNC .......................................................................... 16

Bảng 2.1.

So sánh các học thuyết thương mại ........................................... 35

Bảng 3.1.

Nguồn số liệu của các biến được sử dụng trong mô hình
trọng lực ..................................................................................... 66


Bảng 3.2.

Ma trận kết hợp chỉ số RCA và RO........................................... 70

Bảng 4.1.

Các Hiệp định thương mại của Việt Nam ................................. 73

Bảng 4.2.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam 2000-2017 .......... 78

Bảng 4.3.

Thị trường Nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam........................... 79

Bảng 4.4.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo
tiêu chuẩn ngoại thương SITC giai đoạn 2000-2017 ................ 80

Bảng 4.5.

10 nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của
Việt Nam giai đoạn 2016-2017 ................................................. 82

Bảng 4.6.

Chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu của một số quốc gia và tổ
chức, khu vực trong giai đoạn 2000-2017 ................................. 85


Bảng 4.7.

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2002-2017 ........................................................................ 86

Bảng 4.8.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thuộc nhóm hàng CNC
của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 ........................................... 88

Bảng 4.9.

Thị trường xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn
2000-2017 ................................................................................. 90

Bảng 4.10. Tỷ trọng xuất khẩu hàng CNC trong tổng xuất khẩu của
Việt Nam phân theo khu vực trong giai đoạn 2000-2017 ..... 91
Bảng 4.11. Thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam giai đoạn
2000-2017 .......................................................................... 92


ix
Bảng 4.12. 15 thị trường xuất khẩu hàng CNC lớn nhất của Việt Nam
giai đoạn 2005-2017 .................................................................. 93
Bảng 4.13. Chỉ số tập trung thương mại của Việt Nam tại một số thị
trường trọng tâm trong giai đoạn 2000-2017 ............................ 95
Bảng 4.14. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với thiết bị
điện (mã 716) ............................................................................. 96
Bảng 4.15. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 751 ...... 97

Bảng 4.16. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 752 ...... 97
Bảng 4.17. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 761 ...... 98
Bảng 4.18. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 764 ...... 99
Bảng 4.19. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 776 .... 100
Bảng 4.20. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 871 .... 100
Bảng 4.21. Chỉ số Định hướng khu vực của Việt Nam đối với mã 881 .... 101
Bảng 4.22. Xuất khẩu của Việt Nam phân theo trình độ công nghệ giai
đoạn 2000-2017 ....................................................................... 102
Bảng 4.23. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ phân theo
trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 ................................. 103
Bảng 4.24. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức phân theo
trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 ................................. 104
Bảng 4.25. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản phân
theo trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 ......................... 105
Bảng 4.26. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc phân
theo trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 ......................... 106
Bảng 4.27. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc phân
theo trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 ......................... 107
Bảng 4.28. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN phân
theo trình độ công nghệ giai đoạn 2000-2017 ......................... 108
Bảng 4.29. Chỉ số lợi thế so sánh của các mặt hàng CNC xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2000-2016 ............................................... 109


x
Bảng 4.30. Chỉ số lợi thế so sánh của các mặt hàng CNC xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2000-2016 ............................................... 110
Bảng 4.31. Chỉ số lợi thế so sánh các mặt hàng CNC xuất khẩu của
một số quốc gia năm 2017 ....................................................... 112
Bảng 4.32. Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC của Việt

Nam giai đoạn 2002-2009 ....................................................... 113
Bảng 4.33. Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC của Việt
Nam giai đoạn 2010-2017 ....................................................... 114
Bảng 4.34. Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu hàng CNC của Việt
Nam giai đoạn 2002-2017 ....................................................... 115
Bảng 4.35. Kết quả đo lường các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất
khẩu hàng CNC của Việt Nam ................................................ 122
Bảng 4.36. Mô hình REM về mức độ tác động của các yếu tố đến
KNXK hàng CNC của Việt Nam ............................................ 125


xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Trang
Đồ thị
Đồ thị 4.1. Thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 1990-2017 ........ 74
Đồ thị 4.2. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến các khu vực trên thế giới
giai đoạn 2000-2017 .................................................................... 75
Đồ thị 4.3. Xuất khẩu của khu vực FDI của Việt Nam giai đoạn
2000-2017 ........................................................................... 83
Đồ thị 4.4. Nhập khẩu của khu vực FDI của Việt Nam giai đoạn
2000-2017 ........................................................................... 84
Đồ thị 4.5. Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn
2000-2017 ........................................................................... 87
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Mô hình trọng lực trong thương mại quốc tế .............................. 59
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng
CNC của Việt Nam ...................................................................... 60



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Hiện nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng
đối với mọi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng. Theo
nhiều nghiên cứu kinh tế, bên cạnh việc thúc đẩy về mặt số lượng của xuất
khẩu, thì điều quan trọng hơn rất nhiều mà các quốc gia đều hướng tới đó là
việc hình thành một cơ cấu xuất khẩu có chất lượng bao gồm các hàng hoá có
giá trị gia tăng cao và có hàm lượng công nghệ cao trong tổng kim ngạch
hàng hoá xuất khẩu. Do vậy, cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao
chất lượng hàng xuất khẩu có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của một quốc
gia. Hay nói cách khác là sự tăng lên về mức độ phức tạp của hàng xuất khẩu
sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của Kassicieh và Suleiman
(2002) nếu một quốc gia, một địa phương có cơ cấu hàng xuất khẩu có chất
lượng tức là tỷ trọng của các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao trong
tổng kim ngạch xuất khẩu thì sẽ chịu rủi ro thấp hơn từ những biến động
thương mại toàn cầu. Thêm vào đó, nguồn lợi thu được từ xuất khẩu sẽ được
nâng cao và duy trì trong thời gian dài. Nghiên cứu của Ekananda và
Parlinggoman (2017) kết luận rằng xuất khẩu hàng CNC thúc đẩy tăng trưởng
GDP thông qua năng suất, đặc biệt là đối với các quốc gia có tỷ trọng xuất
khẩu hàng CNC lớn. Như vậy, có thể nói xuất khẩu hàng CNC có vai trò và ý
nghĩa quan trọng đối với phát triển của một quốc gia, là mục tiêu cần hướng
tới của xuất khẩu.
Thực tế đã cho thấy, các nước tham gia vào thương mại quốc tế đều
hướng tới sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của mình
nhằm đạt được lợi thế trong xuất khẩu. Đối với một quốc gia đang phát triển
như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự


2

nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong chính sách kinh tế của mình, Đảng
và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là một trong ba chương trình kinh
tế lớn phải thực hiện.
Trong những năm qua, cùng với việc hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế
giới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cơ cấu xuất khẩu của Việt
Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tỷ trọng hàng CNC trong tổng giá trị xuất
khẩu hàng hóa tăng mạnh từ dưới 10% trong giai đoạn 2000-2009 lên đến trên
35% năm 2017. Cùng với đó, hàng CNC của Việt Nam cũng đã được xuất
khẩu đa dạng đến các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU27, Nhật Bản…
Nhờ đó, thị phần xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trên thế giới được tăng
lên đáng kể.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển
chưa bền vững. Giá trị gia tăng trong xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu hàng
CNC còn thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính sách phát triển xuất khẩu trong
thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm
đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam
trong thời gian qua vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI, tập trung
vào một số ít mặt hàng như điện, điện tử, thiết bị viễn thông (chiếm trên
60%). Xuất khẩu hàng CNC vào một số thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ và
Nhật Bản còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước, thị trường
xuất khẩu hàng CNC chưa được đa dạng mà chỉ tập trung vào Trung Quốc,
Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Nhiều hàng CNC chưa có lợi thế so sánh, hay có hiện
tượng chuyển hướng thương mại đối với một số sản phẩm tại những thị
trường quan trọng,… điều này dẫn đến cấu trúc xuất khẩu hàng CNC của Việt
Nam trong thời gian qua chưa thật sự hợp lý.


3

Vì vậy, phân tích thực trạng phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao
của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển xuất
khẩu hàng công nghệ cao là một nhiệm vụ chiến lược và có ý nghĩa cả về mặt
lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài luận
án “Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam” để nghiên
cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu hàng hóa, phát huy được
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát
triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về xuất khẩu
hàng công nghệ cao; đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn xuất
khẩu hàng CNC của một số quốc gia trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
trong giai đoạn 2000-2017, đồng thời xác định được một số yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của
Việt Nam đến năm 2030.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển xuất khẩu hàng công
nghệ cao của Việt Nam, có so sánh với một số quốc gia trong khu vực
ASEAN cũng như các khu vực khác nhau trên thế giới.



4
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập dữ liệu
liên quan đến xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam trong giai
đoạn 2000-2017. Có thể nói năm 2000 được lựa chọn bởi từ năm này,
Việt Nam đã tích cực chuyển hướng tăng cường xuất khẩu và hội nhập
kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ với việc ký kết Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000. Tuy nhiên, một số số liệu không thể có sẵn
trong cả giai đoạn nghiên cứu, trong trường hợp đó luận án sẽ thu thập số
liệu trong giai đoạn nhiều nhất có thể. Cụ thể, nhiều loại số liệu về hàng
CNC không có trong giai đoạn 2000-2001, do vậy thường số liệu được bắt
đầu từ năm 2002 hoặc 2005.
Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận,
thực tiễn và thực trạng phát triển xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam đối với
các sản phẩm chế tạo (manufactured products) là các sản phẩm thuộc khu vực
thứ hai của nền kinh tế (khu vực thứ nhất: các sản phẩm thô; khu vực thứ 3:
dịch vụ). Đây cũng là khu vực chủ yếu tạo ra các sản phẩm công nghệ cao.
Các sản phẩm CNC được phân loại theo phương pháp của Lall (2000), là một
trong những cách phân loại phổ biến nhất hiện nay trên thế giới.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hệ thống cơ sở
lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng CNC, cụ thể: luận án xây dựng 5 nội
dung nghiên cứu về xuất khẩu hàng CNC, tổng hợp và chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu hàng CNC, trong đó bao gồm các yếu tố như quyền sở
hữu trí tuệ, thể chế…
Thứ hai, thông qua việc thu thập công phu số liệu trong 18 năm (giai
đoạn 2000-2017), luận án là một trong những công trình có nội dung nghiên
cứu về xuất khẩu hàng CNC tại Việt Nam một cách sâu sắc và toàn diện
thông qua việc sử dụng nhiều chỉ tiêu, chỉ số chuyên sâu phân tích về thương



5
mại quốc tế, từ đó đã làm rõ được thực trạng xuất khẩu hàng CNC ở Việt
Nam hiện nay. Từ đó, luận án chỉ rõ được những thành tựu và những hạn chế
trong xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017.
Thứ ba, luận án đã làm rõ được một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
hàng CNC của Việt Nam trong đó chỉ ra các yếu tố về quyền sở hữu trí tuệ và
thể chế có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng CNC của Việt Nam, đây là những
yếu tố mới chưa được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích thực trạng về xuất khẩu hàng CNC, luận án
đã đề xuất được các giải pháp đặc thù nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng CNC
của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài luận án
- Về lý luận: Luận án đã tổng hợp những lý luận cần thiết trong nghiên
cứu về phát triển xuất khẩu hàng CNC, làm rõ 4 nội dung về phát triển xuất
khẩu hàng CNC; luận án cũng đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm
thực tiễn về xuất khẩu hàng CNC của một số quốc gia trên thế giới.
- Về thực tiễn: Luận án đã phân tích được rõ thực trạng về xuất khẩu hàng
CNC của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017 dựa trên 4 nội dung nghiên cứu
đã đưa ra; lựa chọn mô hình và phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng CNC của Việt Nam. Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho
giảng viên, sinh viên, các nhà khoa học trong nghiên cứu về xuất khẩu các mặt
hàng CNC ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu gồm 5 chương,
như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hàng công nghệ cao
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam
Chương 5: Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao của

Việt Nam


6
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ XUẤT KHẨU
HÀNG CÔNG NGHỆ CAO
1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về xuất khẩu hàng công nghệ cao
Ngày nay, xuất khẩu hàng công nghệ cao là một trong những chủ đề
thu hút được sự quan tâm thường xuyên đối với cả các nhà nghiên cứu cũng
như các nhà hoạch định chính sách ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, trong
nhiều năm qua, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề xuất khẩu hàng công nghệ cao. Các chủ đề thường được tập trung
nghiên cứu bao gồm: các loại hàng hóa nào được gọi là hàng công nghệ cao,
đặc điểm của xuất khẩu hàng công nghệ cao, vai trò của xuất khẩu hàng công
nghệ cao đối với nền kinh tế, quá trình phát triển xuất khẩu hàng công nghệ
cao của một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia, trao đổi thương mại giữa
các quốc gia về hàng công nghệ cao, mối quan hệ giữa R&D, đổi mới và FDI
đối với xuất khẩu hàng công nghệ cao, các yếu tố tác động đến xuất khẩu
hàng công nghệ cao đối với các quốc gia...
Các nghiên cứu trước đây đều nhấn mạnh rằng những ngành công
nghiệp công nghệ cao là những ngành đạt được sự phát triển mạnh mẽ nhất
trong thương mại quốc tế và sự phát triển này đã giúp phát triển những ngành
khác nhờ hiệu ứng lan tỏa (spillover effects). Hatzichronoglou (1997) cho
rằng trong tiến trình toàn cầu hóa về kinh tế, công nghệ là nhân tố cơ bản của
tăng trưởng và cạnh tranh trong kinh doanh. Những công ty trú trọng công
nghệ có mức độ đổi mới hơn, thâm nhập vào nhiều thị trường mới và sử dụng
nguồn lực có được một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại quốc tế với nhóm hàng CNC có thể
có những đặc tính riêng.



7
Nghiên cứu về cơ cấu xuất khẩu công nghệ của các nước đang phát
triển, Lall (2000) đã chỉ ra rằng một bộ phận lớn của ngành sản xuất công
nghệ cao đang diễn ra ở các nước đang phát triển có thể là “sự ảo tưởng về số
liệu thống kê” bởi các nước này tham gia vào các khâu sản xuất cần nhiều lao
động ở trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Điều này được khẳng
định trong nghiên cứu của Srholec (2007) khi cho rằng những quốc gia chính
xuất khẩu hàng CNC có thể không nhất thiết là những nước phát triển với chi
phí R&D lớn hơn. Thực tế cho thấy, các nước đang phát triển lại có tỷ trọng
xuất khẩu hàng CNC lớn và điều này được giải thích bởi sự phân đoạn của
quá trình sản xuất, tức là các nước đang phát triển nhập khẩu linh kiện từ các
nước phát triển, sau đó sử dụng lao động ở đây (với giá rẻ hơn) để hoàn thiện
sản phẩm và cuối cùng xuất khẩu đi các nước trên thế giới.
Do vậy, Mayer và cộng sự (2002) cho rằng, sự phát triển xuất khẩu
hàng CNC từ các nước đang phát triển có thể là bởi vì các nước này đang
tham gia vào giai đoạn sản xuất sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực điện tử
công nghệ cao trong quá trình phân chia sản xuất quốc tế. Như vậy, có thể nói
rằng, việc xuất khẩu hàng CNC của các nước đang phát triển có thể chỉ là việc
các nước này tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trong đó các nước
này tham gia vào giai đoạn sử dụng nhiều lao động, quá trình mà giá trị gia
tăng đóng góp vào sản phẩm không nhiều. Tuy vậy, đây cũng là điều có ý
nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển. Baesu và cộng sự (2015)
chỉ ra rằng sự phát triển của những ngành công nghệ cao có thể đóng vai trò
thiết yếu nhằm giúp các nước thành viên mới đuổi kịp nhóm thành viên chủ
chốt EU-15 thông qua hoạt động xuất khẩu.
Do vậy, mối quan hệ giữa chi phí R&D và xuất khẩu hàng CNC chưa
hẳn là luôn luôn cùng chiều. Nghiên cứu của Landesmann và Pfaffermayr
(1997) phân tích mối quan hệ giữa công nghệ và thương mại đối của các nước

thành viên OECD sử dụng số liệu trong giai đoạn 1967-1987 cho thấy chi phí


8
R&D tại Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu,
trong khi đó tại Đức và Pháp, mối quan hệ này lại có xu hướng ngược chiều.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Bojnec và Ferto (2011) về đánh giá mối
quan hệ giữa chi phí cho R&D và xuất khẩu hàng chế tạo cho 18 nước thành
viên OECD trong giai đoạn 1995-2003 sử dụng mô hình trọng lực lại cho
rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí cho R&D và xuất khẩu hàng
công nghiệp chế tạo cho tất cả các nước thành viên.
Hiện nay, việc sử dụng các chỉ số về thương mại, chỉ số về công nghệ để
nghiên cứu thực trạng về xuất khẩu hàng CNC, năng lực công nghệ của một
quốc gia cũng ngày một phổ biến và đa dạng. Manisha và Kaur (2016) sử dụng
các chỉ số như lợi thế so sánh biểu hiện (RCA), thương mại nội ngành (IIT) để
phân tích xuất khẩu hàng công nghệ cao trong lĩnh vực dược phẩm tại Ấn Độ
trong giai đoạn 1991-2012. Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính sau: (i) Ấn
Độ có lợi thế so sánh cao nhất về dược phẩm so với Hoa Kỳ và Nga; (ii) Hiệp
định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) có ảnh hưởng
tích cực đối với xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ; (iii) Các công ty trong nước
tập trung nhiều vào R&D nhiều hơn các công ty nước ngoài; (iv) để trở thành
nước dẫn đầu trong lĩnh vực dược phẩm, chính phủ Ấn Độ cần phải tập trung
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực dược phẩm.
Filippini and Molini (2003) xây dựng chỉ tiêu về khoảng cách công nghệ
giữa các đối tác thương mại ở khu vực Đông Bắc Á trong giai đoạn 1970-2000 và
kết luận rằng, khoảng cách về công nghệ giữa các nước có ảnh hưởng mạnh đến
luồng thương mại: các quốc gia có xu hướng trao đổi thương mại nhiều hơn khi
khoảng cách về công nghệ nhỏ. Nghiên cứu của Martinez-Zarzoso and MarquezRamos (2005) lại sử dụng Chỉ số thành tựu công nghệ (Technology Achievement
Index - TAI) cung cấp bởi Liên Hợp Quốc để đo lường sự phát triển của các nước
về công nghệ và tri thức con người. Chỉ số về cơ sở hạ tầng cũng được sử dụng.

Kết quả nghiên cứu đối với 62 nước phát triển và đang phát triển chỉ ra rằng chỉ số


9
TAI có mức ảnh hưởng tích cực cao hơn đối với thương mại so với chỉ số về cơ sở
hạ tầng. Thêm vào đó, ảnh hưởng của công nghệ đối với xuất khẩu cao hơn đối
với nước đang phát triển so với những nước phát triển.
Edwards và Lawrence (2010) tính “chỉ số tương đồng” để đo lường mức
độ trùng lặp giữa xuất khẩu hàng CNC của Hoa Kỳ và xuất khẩu hàng CNC
của các quốc gia khác vào Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy mức độ trùng lặp không
nhiều giữa xuất khẩu của các quốc gia phát triển với Hoa Kỳ cũng như các
nước phát triển khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thống kê mô
tả, không sử dụng mô hình phân tích nên kết quả chưa có độ tin cậy cao.
Phát triển mô hình chỉ số chất lượng Hallak và Schott, Xiong và
Qureshi (2013) đo lường chất lượng sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc
và 14 quốc gia khác trong giai đoạn 1990-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
chất lượng ban đầu của sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc thấp, nhưng
có sự phát triển nhanh, đuổi kịp Ấn Độ năm 1992, Brazil năm 1997 và trở
thành quốc gia dẫn đầu trong nhóm BRIC (Brazin, Nga, Ấn Độ và Trung
Quốc). Thêm vào đó, Trung Quốc vượt Singapore năm 2005 và vượt Pháp,
Nhật Bản, Anh, Ý và các nước phát triển khác vào năm 2009 và xếp thứ 3 sau
Úc và Đức. Nghiên cứu của Xiong và Qureshi cũng thừa nhận vai trò quan
trọng của các doanh nghiệp nước ngoài vào sự phát triển này.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Xing (2012) về thực trạng xuất khẩu hàng
công nghệ cao của Trung Quốc lại cho rằng hiện trạng thống kê hiện nay đã
đưa tổng giá trị hàng công nghệ cao được nhập khẩu và lắp ráp tại Trung
Quốc vào giá trị xuất khẩu, do vậy làm kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ
cao tăng lên rất cao, không đúng với bản chất của nó. Nghiên cứu của Xing
chỉ ra rằng giá trị gia tăng được tạo ra ở Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3%
tổng kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng iPhones và máy tính cá nhân năm

2009. Thêm vào đó, 83% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung
Quốc được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm


10
2009, tăng lên từ mức 79% năm 2002. Do vậy, bài viết khuyến nghị khi
nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao nên sử dụng phương pháp đánh giá
dựa trên giá trị gia tăng (value-added-based approach).
Nghiên cứu của Lucas (1998) khẳng định rằng nếu một quốc gia tập
trung vào sản phẩm công nghệ cao, sự ảnh hưởng của xuất khẩu những sản
phẩm này đối với tăng trưởng kinh tế sẽ nhiều hơn so với các sản phẩm có
hàm lượng công nghệ thấp. Kilavuz và Altaytopcu (2012) nghiên cứu ảnh
hưởng của xuất khẩu và nhập khẩu với hàm lượng công nghệ khác nhau đến
tăng trưởng kinh tế ở 22 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1998-2006.
Kết quả cho thấy chỉ có xuất khẩu hàng công nghệ cao và đầu tư có mối
quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, trong khi đó dân số và xuất khẩu
hàng công nghệ thấp chưa có đủ cơ sở để chứng minh chúng có ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.
Schneider (2005) xem xét vai trò của hàng CNC, quyền sở hữu trí tuệ
và FDI đối với mức độ đổi mới và tăng trưởng kinh tế của 47 quốc gia trong
giai đoạn 1970-1990. Kết quả cho thấy, nhập khẩu hàng CNC

có quan hệ

với mức đổi mới trong nước và tăng trưởng kinh tế các quốc gia, cả đã phát
triển và đang phát triển; công nghệ nước ngoài có ảnh hưởng mạnh hơn đến
tăng trưởng kinh tế so với công nghệ trong nước.
Balay (2005) thu thập thông tin của 55 quốc gia về đầu tư cho R&D, số
lượng nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực R&D và FDI. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, những yếu tố trên đều ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng công

nghệ cao, đặc biệt là biến FDI đối với các nước có năng lực công nghệ thấp.
Nghiên cứu của Michalski (2014) cũng cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của xuất
khẩu hàng công nghệ cao của Ba Lan sang thị trường EU-27 đối với hoạt
động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc chuyển giao
công nghệ của chúng cho Ba Lan.


11
Srholec (2007) sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu hàng công nghệ cao của các nước
đang phát triển và chỉ ra rằng các yếu tố về dân số, năng lực công nghệ, linh
kiện nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng công nghệ cao (đại
diện là hàng điện tử), trong khi đó nhập khẩu thành phẩm có ảnh hưởng
ngược chiều đến xuất khẩu hàng công nghệ cao. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ sử
dụng bộ số liệu chéo (1 năm) và chưa đưa ra được khung lý thuyết cụ thể cho
việc thực hiện nghiên cứu này.
Tương tự như trên, nghiên cứu của Ferragina và Pastore (2007) nghiên
cứu vai trò của đa dạng hóa xuất khẩu đối với kết quả xuất khẩu hàng CNC.
Kết quả cho thấy, đa dạng hóa xuất khẩu làm cho xuất khẩu hàng công nghệ
cao tăng, điều này được giải thích là do việc đa dạng hóa xuất khẩu dẫn đến
việc ứng dụng được những quy trình mới, từ đó dẫn đến tác động lan tỏa đến
những ngành khác. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy GDP, GDP
trên đầu người, chi phí R&D, vốn con người, TFP, chất lượng thể chế, cơ sở
hạ tầng và tỷ lệ nhập học cấp 2 đều có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu hàng
công nghệ cao. Ngược lại, ngoài chỉ số tập trung xuất khẩu đã thảo luận ở
trên, các biến khác như: chỉ số tự do kinh tế, doanh thu thuế có ảnh hưởng
ngược chiều đến xuất khẩu hàng công nghệ cao. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu
chỉ tập trung sâu vào phân tích yếu tố đa dạng hóa xuất khẩu có tác động như
thế nào đến xuất khẩu hàng công nghệ cao?
Nghiên cứu của Braunerhjelm and Thulin (2008) sử dụng số liệu hỗn

hợp của 10 nước thuộc OECD trong giai đoạn 1981-1999 để xem xét các yếu
tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng công nghệ cao. Nghiên cứu đã khẳng định
yếu tố chi phí R&D là yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất đến xuất khẩu hàng
CNC, trong đó yếu tố quy mô thị trường (được đo lượng bằng tỷ lệ % GDP
của một quốc gia trong tổng GDP của OECD) tuy có ảnh hưởng tích cực
nhưng không có ý nghĩa thống kê.


12
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả của một số nghiên cứu về ảnh hưởng
của các yếu tố đến xuất khẩu hàng công nghệ cao
Phương

Quốc gia,

pháp

thời gian

OLS,

111

Srholec

Robust

nước,

(2007)


OLS,

năm

2SLS

2003

Nghiên cứu

công nghệ, linh kiện công nghệ, linh
nhập khẩu, nhập kiện nhập khẩu
khẩu thành phẩm

phí

công

and Thulin

cố định

1981-

(2008)

(FE)

1999


R&D, Chi phí R&D



trường,

19 nước,

(+); nhập khẩu
thành phẩm (-)

Quy

Tác động

(có ý nghĩa)

Dân số, năng lực Dân số, năng lực

Chi

Braunerhjelm

Kết quả

Biến sử dụng

thị (+); chi tiêu của


đầu
cho

tư chính phủ (-); tỷ
giáo trọng sản phẩm

dục, chi tiêu của công nghệ trung
chính phủ, FDI, bình/GDP (-).
tỷ trọng sản phẩm
công nghệ trung
bình/GDP;

GDP

đầu người; cán
cân

thanh

toán

công nghệ
Vốn con người, thể Vốn con người,
chế, vốn đầu tư vốn đầu tư trực
Tebaldi

1980-

(2011)


2008

trực
ngoài,

tiếp
độ

nước tiếp nước ngoài,
mở độ mở thương

thương mại, tổng mại (+)
tích lũy tài sản, tiết
kiệm, bất ổn vĩ mô.


13
Nghiên cứu

Phương

Quốc gia,

pháp

thời gian

Biến sử dụng

Kết quả

(có ý nghĩa)

GDP, GDP trên Chi phí R&D,
đầu người, chi phí GDP, GDP trên
R&D,

vốn

con đầu người, vốn

người, TFP, FDI, con người, TFP,
Tác động

tổng vốn đầu tư cố chất lượng thể

Ferragina

cố định

84 nước, định trong nước, chế, cơ sở hạ

and Pastore

FE) và tác

1994-

chất lượng thể chế, tầng và tỷ lệ

(2007)


động ngẫu

2003

cơ sở hạ tầng và tỷ nhập học cấp 2
lệ nhập học cấp 2, (+); chỉ số tập

nhiên (RE)

chỉ số tập trung trung xuất khẩu,
xuất khẩu, chỉ số chỉ số tự do kinh
tự do kinh tế, và tế,
doanh thu thuế.
Gokmen và
Turen (2013)

Hồi quy

15-EU,

đồng tích

1995-

hợp

2010

doanh


thu

thuế (-).

Mức độ tự do kinh Mức độ tự do
tế, mức độ phát kinh tế, mức độ
triển nhân lực, FDI phát triển nhân
lực, FDI (+)
Chi phí R&D, số Chi phí R&D, số
lượng nhà khoa học lượng nhà khoa

55 nước, làm việc trong lĩnh học

Balay (2005)

vực R&D và FDI

làm

việc

trong lĩnh vực
R&D và FDI (+)

Phương
Kabaklarli
(2017)

pháp PMG

(Pooled
Mean
Group)

14
OECD,
19892015

GDP, tổng tích lũy FDI, số lượng hồ
tài sản, số lượng hồ sơ đăng ký bằng
sơ đăng ký bằng sáng
sáng chế, FDI

chế

(+);

GDP, tổng tích
lũy tài sản (-)

Nguồn: tổng hợp của tác giả


×