Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận về Hoa Sen Quốc Hoa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.68 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

HOA SEN – QUỐC HOA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ MỸ CHÂU

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 12 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:

HOA SEN – QUỐC HOA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TRƯƠNG THỊ MỸ CHÂU
Nhóm sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THANH PHONG

MSSV: 13144088

HUỲNH ĐĂNG HUY


MSSV: 13141114

NGUYỄN HỒNG PHÚC

MSSV: 13143257

LÊ DUY PHƯƠNG

MSSV: 13142227

TRƯƠNG MINH CHÂU

MSSV: 13141018

DƯƠNG MINH PHỤNG

MSSV: 13142225

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2
4. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: HOA SEN – VẺ ĐẸP VĂN HÓA VIỆT.........................................................3
1.1: Hoa sen và tương truyền về sự tích hoa sen.........................................................3
1.1.1: Hoa sen.........................................................................................................3

1.1.2: Tương truyền về sự tích hoa sen....................................................................4
1.2: Hoa sen trong văn hóa Việt..................................................................................5
1.2.1: Hoa sen trong văn học nghệ thuật.................................................................5
1.2.2: Hoa sen trong đời sống Việt..........................................................................9
CHƯƠNG 2: QUỐC HOA SEN VIỆT TRONG MẮT BẠN BÈ QUỐC TẾ...........13
2.1. Hoa sen hội nhập quốc tế...................................................................................13
2.1.1. Hoa sen trên các chuyến bay của Việt Nam Airlines...................................13
2.1.2. Hoa sen - hình ảnh Bác Hồ..........................................................................15
2.1.3. Biểu tượng của du lịch Việt Nam................................................................15
2.1.4. Hoạt động triển lãm, quảng bá hình ảnh Quốc hoa Việt Nam.....................16
2.2. Hiệu quả quảng bá hình ảnh Quốc hoa sen Việt................................................18
CHƯƠNG 3. HẠN CHẾ, BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN.....................21
3.1. Những mặt còn hạn chế.....................................................................................21
3.2. Biện pháp bảo tồn và phát triển.........................................................................22
3.2.1. Có kế hoạch duy trì và bảo tồn hoa sen.......................................................22
3.2.2. Tăng cường tổ chức các hoạt động triển lãm và thi ảnh nghệ thuật thường
niên để tôn vinh Quốc hoa Việt Nam....................................................................23
3.2.3. Tăng cường quảng bá các sản phẩm về sen.................................................24
3.4. Tiếp tục đẩy mạnh việc quảng bá biểu tượng hoa sen........................................24
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

27


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế là
một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của công tác thông tin đối ngoại
giai đoạn hiện nay. Những năm gần đây, vị thế của Việt Nam dần được khẳng định rõ

trên trường quốc tế và được thể hiện sinh động qua các hoạt động quảng bá hình ảnh
đất nước như: các lễ hội, cuộc thi văn hóa nghệ thuật, hoạt động triển lãm…Những
hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu giao lưu
văn hóa.
Phong trào quảng bá hình ảnh đất nước qua các biểu tượng như quốc phục,
quốc ca…đặc biệt là quốc hoa ngày càng được chú trọng. Hiện nay nhiều nước đã
chọn quốc hoa phản ánh đất nước, con người và bản sắc văn hóa dân tộc mình. Nhờ
vậy thế giới biết đến họ nhiều hơn, rõ ràng hơn và không bị hòa lẫn với các nền văn
hóa khác.
Việt Nam cũng đã bầu chọn được quốc hoa cho mình - hoa sen. Nhiều người
nước ngoài biết đến Việt Nam qua áo dài, nón, nem và phở nên có thêm biểu tượng là
hoa sen vừa phổ biến vừa đẹp và hữu ích thì việc thu hút khách du lịch, quảng bá văn
hóa dân tộc sẽ ngày càng được đẩy mạnh. Từ bao đời nay, hoa sen có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Sen đi vào lòng người, cuộc
sống và trở thành hình ảnh, cốt cách con người Viêt Nam. Ngắm Sen chúng ta có thể
dễ dàng nhận ra lấp ló đâu đó là hình ảnh người mẹ hiền mỏi mòn chờ con trong chiến
tranh, người nông dân chân chất, cần cù “một nắng hai sương” hay người con gái thôn
quê mộc mạc nhưng duyên dáng,trữ tình. Vì tất cả lẽ đó, hoa sen được chọn là Quốc
hoa để đưa hình ảnh con người và những bản sắc văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế,
giúp họ thấy được những đổi thay cũng như cuộc sống hoà bình của đất nước ta, làm
cho họ càng yêu mến dải đất hình chữ “S” này. Chính vậy, nhóm chúng em lựa chọn
đề tài “ Hoa sen –quốc hoa Việt Nam” để quảng bá vẻ đẹp về văn hóa, đất nước, con
người Việt Nam.

1


2. Tình hình nghiên cứu:
Những năm gần đây, hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước được giới thiệu
bằng nhiều hình thức phong phú. Hoa sen tuy mới được bầu chọn làm quốc hoa nhưng

từ lâu hình ảnh sen đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Vì thế, có rất
nhiều tài liệu nghiên cứu về loài hoa này. Tuy nhiên, đề tài “Hoa sen – quốc hoa Việt
Nam” là một đề tài mới mẻ, phần nào khái quát được nguồn gốc, chức năng của loài
sen, hình ảnh, ý nghĩa của hoa sen trong văn hóa người việt và vai trò trong việc
quảng bá hình ảnh nước ta tới bạn bè thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

 Mục đích:
Sen là loài hoa thể hiện được phẩm chất, lối sống, tâm hồn người Việt trong mọi
hoàn cảnh. Nghiên cứu sâu hơn về sen giúp ta hiểu về những nét đẹp truyền thống văn
hóa của người Việt một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Quảng bá hình ảnh quốc hoa Việt Nam đến với bạn bè thế giới còn giúp nâng
cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế về nhiều mặt.

 Nhiệm vụ:
Làm rõ hơn về những nét đẹp của hoa sen cũng như nét đẹp của con người Việt
Nam từ truyền thống tới hiện đại.
Tuyên truyền quảng bá hình ảnh quốc hoa Việt Nam như một giá trị văn hóa
tiêu biểu đến với bạn bè thế giới, qua đó thấy được ý nghĩa của quảng bá hình ảnh đối
với công tác thông tin đối ngoại, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của đất nước.
4. Ý nghĩa thực tiễn:
Hoa sen trong con mắt của người Việt là một loài hoa đẹp, thuần khiết, có sức
sống mãnh liệt tượng trưng cho vẻ đẹp của dân tộc, luôn tồn tại như một phần không
thể thiếu đối với cuộc sống và văn hóa. Còn với người nước ngoài, sen là loài hoa mà
khi nhìn vào họ có thể nhận ra đây chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt
Nam - một đất nước dù chịu bao khó khăn, đau thương vẫn kiên cường đứng lên xây
dựng và bảo vệ chủ quyền, phát triển đất nước, hội nhập thế giới và không quên giữ
vững các giá trị truyền thống văn hóa.

2



CHƯƠNG 1: HOA SEN – VẺ ĐẸP VĂN HÓA VIỆT
1.1: Hoa sen và tương truyền về sự tích hoa sen
1.1.1: Hoa sen
Hoa sen là một loài hoa thanh khiết và có truyền thống lâu đời ở phương Đông.
Đây là loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á Châu và chiếm giữ một vị trí
cổ xưa trong tất cả nền văn hóa. Hoa sen có tên khoa học là Nelumbonaceae, thuộc
loài túc thảo gồm có lá, nụ, hoa, hạt và thân rễ. Lá sen có dạng tròn nổi trên mặt nước,
nụ hoa búp và chụm lại ở đầu, vươn cao, e ấp như một thiếu nữ đang độ tuổi xuân.
Hoa sen thường có các màu phổ biến như: trắng, hồng, vàng…Quả ở trung tâm hoa
chứa các hạt sen gọi là bát sen. Thân rễ mọc dưới các lớp bùn trong ao, hồ. Cánh, nhụy
và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thoát và màu sắc tươi
sáng. Theo các nhà khoa học sen đã có mặt trên trái đất khoảng gần 100 triệu năm
trước. Hiện nay trên thế giới có 2 loại sen hoa vàng (Nelumbonaceae Pers) có ở miền
Bắc và miền Trung Châu Mỹ và hoa sen đỏ (Nelumbo Nucifera Gaertn) mọc phổ biến
ở nhiều nước Châu Á và Châu Úc. Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa):
lan, sen, cúc, mai và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tăng, cúc, trúc. Mặc dù sống
trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị hôi tanh mùi bùn , làm ô nhiễm mà lại có khả
năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước
đục nơi đó lắng trong. Từ khi hoa nở tới khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới.
Qua bao ràng buộc để đến được chỗ khoáng đạt, hư không, sen vẫn tiếp tục vươn lên
dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian. Hoa
sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Từ Bắc vào Nam,
sen có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi người như cây tre, cây đa. Nếu
ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu
cũng thấy sen khoe sắc thắm, đặc biệt ở vùng Đồng Tháp Mười, làng quê nơi Bác Hồ
sinh ra cũng có tên là Làng Sen, và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng
Bác Hồ,người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta. Ở nước ngoài hoa sen
được nhắc tới với biểu tượng quen thuộc: như ở Ấn Độ hoa sen được nhắc tới với ý

nghĩa tôn giáo; với người Nhật sen là hiện thân của đức hạnh thuần khiết giữa xã hội
đầy phức tạp. Nhưng có lẽ, chưa quốc gia nào mà hình tượng hoa sen lại có ý nghĩa
3


đặc biệt và phù hợp với tính cách con người như Việt Nam. Trong lòng mỗi người dân
Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết mang
tính dân tộc. Chính vì thế hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và nghệ
thuật. Có lẽ không người Việt Nam nào lại không thuộc bài ca dao đầy tính triết lý
này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt Nam đã cảm nhận được ý hay của câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn”, sen sống trong bùn nhưng vươn lên trên lầy, tỏa hương thơm ngát. Sen có
một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vụ nhiễm. Nó tượng
trưng cho bản tính thân thiện, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con
người Việt Nam. Sự hình thành của sen diễn ra theo luật nhân quả luân hồi. Hoa nở
tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho
tương lai, sự nối tiếp liên tục. Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật
Phật giáo của phương Đông. Bông sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất
của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự
trong sạch dự ở giữa chốn bùn nhơ. Từ ý nghĩa tâm linh ấy, bông hoa này đã đi vào
tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc và điêu khắc của
người việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, ẩm thực…
1.1.2: Tương truyền về sự tích hoa sen
Theo nhân gian tương truyền sự tích hoa sen bắt nguồn từ câu chuyện câu
chuyện của 2 cô bé mồ côi hóa thân thành loài hoa đẹp trong đầm. Nội dung câu
chuyện như sau:

Ngày xưa ở một làng nọ có hai cô bé mồ côi cha mẹ. Hai em được một người
hát xẩm đưa về nuôi. Ông dạy cho hai em các điệu múa bài hát. Một lần cô em bị ốm,
cô chị đã đốt chiếc nhẫn quý của mình làm thành thuốc thần cứu sống em. Càng lớn
hai chị em càng trở nên xinh đẹp, hát hay múa giỏi nổi tiếng khắp vùng. Trong vùng có
4

Hoa sen hồng


một tên công tử khét tiếng độc ác, làm mưa làm gió cả vùng. Nghe tiếng hai cô, hắn
âm mưu bắt về làm vợ. Một
hôm người cha nuôi phải đi
xa, ông hứa sẽ mua tặng mỗi
con một món quà. Cô chị xin
cha một đôi hài màu trắng
thêu chỉ vàng, còn cô em xin
cha một đôi hài hồng thêu chỉ
vàng. Nhân lúc người cha
vắng nhà, tân công tử đã cho
người đến bắt cơ chị về. Để
giữ trọn trinh tiết của mình cô gieo mình xuống hồ. Quá thương tâm, cô em cũng trầm
mình theo chị. Khi người cha nuôi trở về không thấy con đâu, ông đi tìm hỏi và được
biết chuyện. Đột nhiên, ông ngửi thấy mùi hương thơm ngan ngát tỏa ra từ hồ và ông
nhìn thấy trên mặt hồ những bông hoa màu trắng và hồng. Những cánh hoa xinh xinh
tựa như dáng hài; ở giữa có nhụy vàng như những sợi chỉ thêu; những chiếc lá xòe to
giống như những chiếc nón quai thao các cơ thường đội; hương hoa tỏa thơm dịu dàng
tinh khiết như tâm hồn hai chị em. Quá đau buồn, người cha bật khóc. Bất chợt, hai cô
con gái từ dưới hồ hiện ra và bước lên cạnh ông. Cô chị kể lại chuyện: “Khi hai chị em
con gieo mình xuống hồ đã được bà chúa hồ thương tình dang tay đón lấy và cứu sống.
Bà rất quý chúng con, muốn chúng con ở lại với bà nhưng chúng con xin được về nhà

chăm sóc cha. Bà đã đồng ý cho chúng con trở về với cha và tạo ra những đóa hoa kia
tượng trưng cho hai chị em để bà luôn cảm thấy có hai con bên cạnh bà. Tên hoa là
Hoa Sen”.
1.2: Hoa sen trong văn hóa Việt
1.2.1: Hoa sen trong văn học nghệ thuật
Ở Việt Nam sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ, vừa đời thường lại vừa
cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, uyển chuyển nhưng cũng không kém phần cứng
cáp, đĩnh đạc. Sen đi vào kiến trúc, điêu khắc, hội họa thật mềm mại, quyến rũ. Sen
thổi cái hồn, cái tinh hoa dân tộc vào trong từng câu hò điệu ví đầy tính nhạc. Sen có

5


mặt ở khắp nơi tại Việt Nam, từ góc ao làng, mái đình xưa cho tới nơi cửa chùa, đâu
đâu cũng tràn ngập hình bóng của sen.

 Hoa sen trong kiến trúc và điêu khắc
Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình, hầu
như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể
hiện trong các đồ án trang trí nơi thờ tự hoặc ở
các công trình văn hóa cộng đồng. Sen được
khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ, bố cục
khác nhau, xuất hiện hằng xuyên suốt theo
chiều dài lịch sử dân tộc qua những công trình
kiến trúc. Đặc biệt trong Phật giáo như thời Lý
thế kỷ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội, thế kỷ
17 với Tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút
Tháp
Ninh,
thế kỷ

18Hoa”
với Chùa
“Tháp- Bắc
“ Cửu
Phẩm
Liên
Bắc Tây Phương - Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội.
Ninh”
 Hoa sen
trong mỹ thuật thời Đinh - Tiền Lê
Trên một số viên gạch lát nền cỡ lớn tại khu vực đền vua Đinh và đền vua Lê,
ngoài đề tài trang trí chim phượng còn có đề tài
hoa sen. Đồ án về hoa sen ở đây gồm 4 loại:
loại hoa sen có 16 cánh, loại hoa sen 14 cánh,
loại hoa sen 8 cánh, loại hoa sen số cánh không
cố định thì khá đa dạng. 4 loại đồ án hoa sen
trên là những đồ án khá đẹp, chứng tỏ tuy các
thời Đinh - Tiền Lê ngắn ngủi nhưng cũng đã
sáng tạo ra những sản phẩm có dấu ấn đặc trưng
Mô hình tháp thờ phật bằng đất
nung TK X-XI

trong lịch sử mỹ thuật nước nhà.

6


 Hoa sen trong mỹ thuật thời Lý
Đây là thời kỳ mà Phật giáo phát triển mạnh, được coi như quốc giáo và trang
trí hoa sen được ứng dụng rất nhiều với các đài hoa sen, các bệ tượng Phật bằng hoa

sen, các kiến trúc hình hoa sen. Những
tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa
tháp, diềm bệ tượng và cả đồ gốm... Đặc
biệt các công trình liên quan đến Phật giáo
thì đề tài hoa sen càng được sử dụng
nhiều.
Loại đồ án hoa sen đỡ các vật linh

Chùa Một Cột - Hà Nội

thiêng: chùa Bà Tấm - Hà Nội, chùa Phật

Tích… Loại đồ án hoa văn hoa sen kết hợp hoa dây và hoa thiêng khác nay còn thấy ở
di tích chùa Long Đọi, tháp Chương Sơn. Và đặc biệt phải kể đến Chùa Một Cột công trình kiến trúc như một đóa hoa sen giữa mặt hồ.

 Hoa sen trong mỹ thuật thời Lê sơ
Vào thời Lê sơ, đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa
sen vẫn là loại đề tài được chú ý
nhiều. Hoa sen không những được
trang trí trên các bệ tượng Phật, trên
các chân tảng cột chùa mà còn các
thành bậc cung điện của triều đình
và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn
Miếu…
Hình tượng hoa sen trong
nghệ thuật tạo hình Việt là một đề
tài rất phong phú, được thể hiện ở nhiều các hình thức trang trí mỹ thuật và kiến trúc
Bộ Tam Thế Chùa Khám Lạng
đặc trưng riêng cho mỗi thời kỳ lịch sử dân tộc. Nó không chỉ mang lại giá trị vật chất
cho cuộc sống, mà còn mang giá trị tinh thần vô giá với người Việt.

 Hoa sen trong hội họa

7


Trong hội họa hoa sen cũng là một đề tài được rất nhiều họa sĩ quan tâm chú ý.
Tiêu biểu là họa sĩ Nguyễn Phan Hòa, ông đã
dành gần như cả cuộc đời mình để vẽ hoa
sen. Họa sỹ Phan Hòa cho biết, sen là một
loài hoa quý, nó thể hiện bản sắc văn hóa,
cốt cách và tinh thần của người Việt. Vì vậy,
ông muốn chuyển tải nó vào tranh của mình
để lưu giữ những vẻ đẹp hiếm có của loài hoa
Nguyễn
Hòa bức
cùngvẽvới
này.Hoạ
Để sĩ
hoàn
thành Phan
hàng ngàn
về hoa sen, ông đã dành hơn ba năm chỉ để quan
tác phẩm tại triển lãm tranh của ông
sát và ký họa lại những khoảnh khắc đẹp loài hoa này. Với đề tài “Hoa sen trong hội
họa” Nhà thiết kế Minh Hạnh cũng dựng những họa tiết hoa sen để trang trí trên bộ
sưu tập áo dài của mình trong Festival Huế 2012 đã nhận được những ý kiến đánh giá
cao của giới chuyên môn. Hoa hậu Ngọc Hân, Thùy Dung, Mai Phương Thúy cùng các
người mẫu thướt tha với tà áo dài làm khán giả ngây ngất.

 Hoa sen trong văn học thơ ca

Trong văn học thơ ca, đề tài hoa sen cũng được nhắc đên không ít. Ca dao, thơ,
các câu vần điệu mô tả sen trong các tác phẩm dân gian, đơn sơ giản dị nhưng hàm
chứa nhiều ý vị :
“Xuống đồng ngắt lá rau xanh,
Thấy chim loan phượng đỗ cành sen dâu.
Người ơi trở lại xơi trầu,
Tham nơi phú quý bỏ nhau sao đành”
(Ca dao)
Hay bài thơ “Sen” của tác giả Vị Quê:
“Bơi giữa mùa trăng em với sen,
Hương sen e ấp chút hương nguyền.
Lấp lánh trăng tình sen gợi nhơ
Sen hồng sen trắng…ấy sen duyên”.
Một số tác phẩm viết về hoa sen tiêu biểu như: Ru hoa sen (Trần Hòa Bình),
Hoa sen (Phùng Quán)…
1.2.2: Hoa sen trong đời sống Việt
8


 Hoa sen trong đời sống hàng ngày
 Hoa sen trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
Từ ảnh hưởng của hoa sen trong đời sống tinh thần mà người dân Việt Nam đã
đưa sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Các bộ phận trên bông hoa sen được biến
chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm một hương vị Việt Nam. Sen hồ Tịnh
Tâm của Cố đô Huế ngày xưa được dựng để
ướp trà cho vua. Người ta ướp trà vào ban
đêm. Khi sen vừa lộ nhụy là lúc trời đất đang
giao hòa, hương còn rất đượm. Trà được đặt
vào trong lòng hoa rồi dựng dây buộc lại, ép
không cho hoa nở ra, để qua đêm trà sẽ hấp

thụ toàn bộ hương sen. Sáng hôm sau thì thu
Trà sen
trà, trà sen Huế vì thế có hương thơm thanh khiết và đậm đà đến say lòng.
Chè sen Huế với hạt sen tươi, bóc vỏ, lột lớp lụa mỏng, xoi tim rồi đem chưng
cách thủy, chưng với đường phèn thì hương mới thơm. Chè sen được múc trong bát cổ
men sứ màu xanh nhỏ như “mắt trâu”, chỉ độ dăm bảy hạt sen vàng nở lươm tươm.
Trong các dịp lễ tết hay kỵ giỗ, chè sen là món quan trọng gần như không thể thiếu
trong lễ phẩm. Cúng xong, chỉ một bát thôi là đã thưởng thức đủ cái “quốc hồn quốc
túy” của xứ Huế rồi!
Ngoài ra, người Huế còn dùng sen để nấu cơm sen rất nổi tiếng trong các món
ăn truyền thống. Cách nấu cơm sen cũng hết sức cầu kỳ, chỉ có những người phụ nữ
Huế thực thụ tính tình điềm đạm có bản sắc “tôn nữ” mới nấu được cơm sen. Trong
những món ăn “bát bửu”, cơm sen xuất hiện với một phong cách rất Huế.
Còn một nét đặc biệt nữa là người miền Bắc thường dùng lá sen để gói cốm.
Hương đồng, cỏ nội hòa quyện. Những hạt cốm xanh màu ngọc thạch trở nên dẻo và
thơm lâu hơn khi nằm trong lòng chiếc lá sen tươi. Hương thơm dìu dịu của lá sen hồ
quyện với hương cốm. Thật là một sự kết hợp hài hòa tuyệt vời mà bất cứ ai đã thưởng
thức còn nhớ mãi. Một số món ăn khác được chế biến từ sen như: ngó sen xào tôm
tươi, canh củ sen hầm giò heo, canh ngó sen, xơi lá sen , nộm ngó sen, mứt sen …cũng
rất ngon và mang hương vị đặc trưng.

9


Sen ngoài công dụng để chữa bệnh hay chế biến các món ăn thì một điều đặc
biệt nữa là dựng để trang trí. Từ xưa tới nay, trong mỗi gia đình luôn có những bình
hoa để làm cho không khí trong nhà được trong lành, thoải mái và đẹp đẽ. Trước kia
mỗi làng có một hồ sen riêng, người dân trong làng thường đi hái về để cắm trong nhà
hay trên bàn thờ tổ tiên. Còn bây giờ, dù là ở các thành phố lớn như Hà Nội, mỗi khi
hè về là những chiếc xe đạp chở đầy hoa sen rong ruổi bán khắp phố phường, người

dừng lại mua cũng không ít, họ mua về để cắm trong nhà, hay làm các món ăn. Nhưng
điều quan trọng ở đây là hoa sen vẫn có vị trí rất lớn trong lòng mỗi người dân Việt, họ
bỏ qua những loài hoa đẹp khác để đến với hoa sen mỗi khi hè về. Trong căn phòng
sang trọng những bông hoa sen vẫn tỏa hương dịu nhẹ khiến lòng người êm ái. Có thể
khi đó ký ức tuổi thơ chăn trâu ngoài đồng với cái nón lá sen trên đầu lại hiện về khiến
lòng người thoải mái quên đi những mệt nhọc, bận rộn thường ngày.Các tác phẩm
nghệ thuật như tranh hoa sen cũng được người dân ưa chuộng. Sen gắn liền với mỗi
người dân Việt Nam, dường như đi đâu ta cũng nhớ, nhìn đâu ta cũng thấy sen hiện
hữu. Vàgiờ đây hoa sen đã trở thành quốc hoa của Việt Nam- một vị trí xứng đáng để
đại diện cho toàn dân tộc sánh vai cùng bạn bè năm châu.

 Hoa sen trong đời sống tâm linh
 Biểu tượng hoa sen trong Phật pháp
Đạo Phật lấy hoa sen làm Phật đài. Bởi trong muôn vàn các loài hoa với hương
sắc lộng lẫy, quyến rũ, nếu chỉ xét theo cái nhìn thông thường thì có không ít loài hoa
thơm hơn sen về hương, đẹp hơn sen về sắc. Tuy vậy chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ
đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ
hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt. Sen bắt đầu ủ
mầm trong bùn đất, vị trí cực bức bách, tối khuất, nhơ bẩn và từ vị trí đó sen nở mầm
kiên nhẫn vươn lên.

Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản:
1) Tính vụ nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh mà sen không
bị vương bẩn.
10


2) Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nẩy nở thì sẽ làm cho dòng
nước nơi đó trở nên trong mát.
3) Tính thuỳ mị của mùi hương: Hương sen toả lên một mùi thơm thanh khiết,

không quá nồng nàn, ngào ngạt.
4) Tính thuần khiết: Bông hoa sen từ khi nở tới lúc tàn không hề bị một loài ong
bướm nào tới đậu lấy nhụy.
5) Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nẩy mầm trong bùn đất, ở đáy nước cho tới
lúc vươn lên trên mặt nước rồi xoè lá, trổ hoa làPhật
cả một
quáÂm
trình
Quan
ngựsinh
trêntrưởng
đài senkiên
nhẫn lớn lao.
Trong thế giới thảo mộc, các loài hoa không có loài nào phải chịu đựng sự gian
khó của hoàn cảnh sống đến vậy. Và ở điểm này sen còn hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp, là
sinh trưởng trong bùn tối nên sen đã tránh không phải cạnh tranh vị trí sống với loại
cây nào. Ngoài năm lẽ cơ bản về phẩm chất - tinh thần sống trên, sen còn có thêm
những giá trị cao quý khác. Đời sống của sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt,
là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước; rồi cuối cùng vươn lên
khoảng hư không, lên với bầu khí quyển và vầng mặt trời. Quan niệm nhà Phật xem đó
như biểu trưng cho 3 tầng sống là cõi dục giới, sắc giới và vụ sắc giới. Cây sen trải qua
3 tầng sống đó khi nở hoa xem như sư đạt ngộ, giải thoát.... Ngoài Phật học, sen còn
mang giá trị triết học về âm dương ngũ hành và đây cũng là một cơ sở Phật học dụng
nghĩa cho Phật đài - Yên hoa tạng thế giới.

 Biểu tượng hoa sen trong phong thủy
Trong Phong Thủy, hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục, sự hoàn
hảo cuối cùng bởi sen là loài hoa mọc trong bùn nhơ nhưng luôn thanh cao và tinh
khiết. Sử dụng tranh sen có tác dụng điều hồ khí vượng, tăng cường những nguồn
năng lượng về sức khoẻ cho ngôi nhà, giúp gia chủ gỡ bỏ mọi ưu phiền, để tĩnh tâm,

an hưởng hạnh phúc. Hơn nữa, hoa sen là biểu tượng của tình yêu trong sáng. Vì vậy,
nếu bạn đang mong chờ một tình yêu chân thành và muốn tiến đến hôn nhân hạnh
11
Tranh hoa sen trong phong thủy


phúc, hãy sử dụng biểu tượng
hoa sen. Biểu tượng này sẽ đưa
đến nhiều lợi ích cho bạn. Việc
trang trí hoa sen trong phòng ngủ
hoặc phòng khách sẽ mang lại
cho bạn sự thoải mái và thanh
thản trong tâm hồn.

12


CHƯƠNG 2: QUỐC HOA SEN VIỆT
TRONG MẮT BẠN BÈ QUỐC TẾ
2.1. Hoa sen hội nhập quốc tế
2.1.1. Hoa sen trên các chuyến bay của Việt Nam Airlines
Hoa sen đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ rất lâu đời và đi vào kho tàng ca
dao dân ca Việt Nam. Trong một lời tỏ tình thật dễ thương, hoa sen được xem là một
cái cớ để chàng trai thổ lộ tình cảm của mình:
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
Vì vậy, hoa sen từ lâu đã rất gần gũi với tâm tình của dân tộc. Như một sự gắn
bó ruột thịt, hoa sen và mái đình làng đã trở thành một trong những nét đẹp điển hình
của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, hoa sen như chính con người Việt Nam, thể hiện
sự tinh tế về văn hoá, đạo đức của dân tộc. Điều này được minh chứng rõ trong suốt

chiều dài lịch sử. Qua các cuộc giao lưu văn hóa “cưỡng bức” và “tự nguyện”, dân tộc
ta vẫn giữ được tinh thần: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thật vậy, mặc dù
trải qua hai quá trình giao lưu văn hóa lớn với Trung Quốc và Pháp nhưng nhân dân
Việt Nam vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình.
Vì những ý nghĩa trên mà Hãng hàng không Vietnam Airlines lấy hoa sen vàng
làm biểu tượng của mình. Biểu tượng Bông Sen Vàng đã được Hội đồng Tư vấn Mỹ
thuật thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, Thủ tướng
Chính phủ thông qua và đã được đăng ký bảo hộ bản quyền tại Việt Nam và Hoa Kỳ từ
năm 1997. Biểu tượng này chính thức gắn bó với hãng hàng không Vietnam Airlines
vào ngày 20-5-2002 để khi bạn bè quốc tế đến với Việt Nam thì hình ảnh đầu tiên họ
gặp là bông sen vàng trên những chuyến bay của Vietnam Airlines tượng trưng cho
những con người Việt Nam dũng cảm, kiên cường nhưng đôn hậu và cởi mở.

13


Để đi đến lựa chọn biểu tượng này, Vietnam Airlines đã trãi qua một quá trình
chiêm nghiệm và dày công nghiên
cứu. Hoa sen đã vượt qua nhiều
hình tượng khác nhau như trống
đồng, nón lá, áo dài……để trở
thành biểu tượng Hãng hàng không
của người Việt, thể hiện sự khai
sáng hoàn mỹ, vừa đời thường lại
vừa cao quý, linh thiêng; mềm mại,
nhưng không kém phần cứng cáp,
đĩnh đạc. Hơn nữa, màu vàng của

Biểu tượng Vietnam Airlines
hoa sen tượng trưng cho chất lượng, sự hoàn hảo, sang trọng. Mặt khác, theo triết lý

ngũ hành, màu vàng tượng trưng cho màu của đất, của con người. Vì thế, biểu tượng
hoa sen vàng thể hiện chính con người Việt Nam. Chọn sen vàng, đó là bức thông điệp
mà Hãng Hàng không Vietnam Airlines gửi đến mọi người: “Vietnam Airlines - Hãng
Hàng không của người Việt Nam”. Từ đó đến nay, biểu tượng hoa sen vàng cùng với
các chuyến bay đi khắp nơi, Vietnam Airlines thật sự có ý nghĩa trong việc góp phần
đưa Việt Nam hội nhập cùng thế giới. Đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam
muốn cho bạn bố quốc tế biết đến. Đĩa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung,
bay đến mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình, rút ngắn
khoảng cách giữa người và người, giúp các cộng đồng trên thế giới xích lại gần nhau,
kết nối Việt nam với các nước trong thiên niên kỷ này. Trong mắt bạn bè thế giới, hình
ảnh bông sen sẽ in đậm và đọng lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh
hùng, bất khuất dự phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt
nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới. Và rồi đây, tôi lại thầm cảm
ơn, cảm ơn đĩa sen mang tên “Việt Nam” đã tỏa hương thơm ngát.

14


2.1.2. Hoa sen - hình ảnh Bác Hồ
Khi nói đến hoa sen là ta nghĩ ngay đến Bác Hồ
- một hình tượng nhân cách hóa của tấm lòng người
dân Việt Nam đối với Bác kính yêu. Trong những năm
tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt, đồng bào Nam bộ
luôn nhớ về Bác, yêu thương kính trọng Bác - Người
cha già của cả dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí
Minh qua câu thơ nổi tiếng của Bảo Định Giang mà lâu nay nhiều người vẫn lầm
tưởng là ca dao:
“Tháp Mười đẹp nhất bông Sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ
Bông Sen dành để lễ chùa

Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ tromg tâm…”
(Bảo Định Giang)
Bác Hồ của chúng ta đã sinh ra và lớn lên từ làng Sen trong những năm đen tối
của người dân mất nước. Bác ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ chính cái làng Sen
nhỏ bé ấy, để hôm nay dân tộc Việt Nam “Rũ băn đứng dậy sáng lòa…”, tắm mình
trong những mùa xuân đổi mới của đất nước. Hoa sen và Bác tuy hai mà một, tuy một
mà hai. Đó không phải là sự ngẫu nhiên mà có sự lựa chọn, chắt lọc tinh túy của tấm
lòng người dân Việt Nam đối với Bác. Đúng như lời của một bài hát “Từ làng Sen đã
tỏa làn hương thơm ngát. Hương thanh bạch Hồ Chí Minh…” đã ngợi ca.
2.1.3. Biểu tượng của du lịch Việt Nam
Cuối năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công bố biểu tượng mới
của chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam với bông sen 5 cánh cùng dòng chữ “Việt
Nam – vẻ đẹp bất tận”. Sở dĩ hoa sen được chọn là biểu tượng của ngành du lịch Việt
Nam bởi nó tượng trưng cho ý nghĩa cao đẹp, vẻ đẹp của con người Việt Nam, bông
sen 5 màu, 5 cánh theo triết lý phương Đông là con số đẹp, thể hiện sức sống mãnh liệt
của dân tộc.

15


Giống như bất cứ một sản phẩm nào trên nền kinh tế thị trường, ngành du lịch
Việt Nam - một ngành kinh tế dựa trên văn hóa và di sản đã và đang chú trọng việc
xây dựng thương hiệu từ khẩu ngữ
đến biểu tượng… Từ “Vẻ đẹp tiềm
ẩn”, ngành du lịch chuyển sang chủ
đề “Vẻ đẹp bất tận” đi kèm với nó là
mẫu biểu trưng mới: bông hoa sen
năm màu được cách điệu.Màu xanh
nước biển biểu thị cho du lịch biển
đảo, một trong những sản phẩm du

lịch chính của Việt Nam; màu xanh
lá cây tượng trưng cho du lịch sinh thái thiên nhiên,
màu
vàngdu
cam
tượng
Biểu
tượng
lịch
Việt trưng
Nam cho du
lịch văn hóa lịch sử, màu tím là du lịch khám phá mạo hiểm và màu hồng tượng trưng
cho sự năng động, lòng hiếu khách của người Việt Nam. Cùng với biểu tượng là tiêu
đề: Việt Nam vẻ đẹp bất tận gợi ra một chân trời rộng mở về không gian, thời gian gợi
ra sự đa dạng của các sản phẩm du lịch.
Hình bông sen cách điệu cũng đã được xuất hiện trên một số trang thông tin
điện tử, trên thân máy bay của hãng VietJetAir, hay trên những chiếc xe điện chở
khách du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội …
Hãy phấn đấu để du lịch Việt Nam, bằng đôi chân bất tận của mình, đi một ngày
đàng học một sàng khôn để trở thành điểm đến không thể thiếu trên bản đồ thế giới.
2.1.4. Hoạt động triển lãm, quảng bá hình ảnh Quốc hoa Việt Nam
Tuy mới chính thức trở thành Quốc hoa năm 2011 nhưng từ lâu hình ảnh hoa
sen luôn gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam, không chỉ là người bạn thân
thiết mà còn được xem như biểu trưng văn hóa bén rễ sâu trong tâm thức người Việt.
Nhằm tôn vinh giá trị truyền thống tốt đẹp đồng thời quảng bá đất nước, con
người Việt Nam ra thế giới, những nhà nhiếp ảnh, họa sỹ đã không ngừng nghỉ, dành
nhiều thời gian, tâm huyết của mình cho việc sáng tác những bức ảnh về sen như: họa
sỹ Nguyễn Phan Hòa, họa sỹ - nghệ nhân Thân Văn Huy, nhà nhiếp ảnh Trần Bích…

16



Gần đây khi hoa sen đã chính thức trở thành Quốc hoa thì các hoạt động
quảng bá ngày càng nhiều và có quy mô lớn: Triển lãm ảnh “Sen Việt” với 80 bức ảnh
về sen qua những góc nhìn đẹp của nghệ sĩ
Trần Bích – thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu
vẻ đẹp của sen, đời sen, duyên sen; lễ hội áo
dài do Nhà thiết kế Minh Hạnh làm đạo diễn
với chủ đề về sen diễn ra trong dịp Festival
Huế 2012, quảng bá hình ảnh quốc hoa thông
qua Lễ hội Áo dài với chủ đề “Sen trong hội
họa” do các Hoa hậu Ngọc Hân, Thùy Dung,
Mai Phương Thúy và các người mẫu thể hiện.
Ngoài việc xuất hiện trong những cuộc thi,
triển lãm thì hình ảnh hoa sen còn xuất hiện ở
khắp mọi nơi như tại các điểm xe buýt, trên con
đường gốm sứ sông Hồng, trên Trang tin điện

Hoa hậu Ngọc Hân trong Festival
tử Bộ Văn hoá - Thông tin (Cinet) - kênh thông tin tuyên truyền chính thức về văn hoá
Huế 2012
Việt Nam và một số trang thông tin điện tử khác cũng chính là để thêm một lần khẳng
định: “Hoa sen - Con người Việt, Tâm hồn Việt, Văn hoá Việt”.
Thật vậy, giờ đây sen không chỉ là sen nữa, mà đã được nâng lên một tầm cao
mới đại diện cho toàn dân tộc Việt Nam sánh vai với bạn bè quốc tế và việc quảng bá
hình ảnh Quốc hoa là điều quan trọng và cần thiết. Những con người Việt Nam vì lòng
yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc hãy tích cực ủng hộ, quảng bá hình ảnh đất nước
bằng việc làm của chính mình vì mỗi chúng ta là một đóa hoa sen của dân tộc, hãy để
cho hình ảnh đẹp đẽ này vươn cao, vươn xa ra thế giới. Và để bạn bè thế giới biết đến
Việt Nam như một đất nước của hoa sen, đất nước anh hùng, nồng nhiệt và mến khách,

một đất nước đẹp tươi như sen kia tỏa hương giữa chốn bùn lầy nhơ bẩn.

17


2.2. Hiệu quả quảng bá hình ảnh Quốc hoa sen Việt
2.2.1. Những thành công đã đạt được

 Trong cuộc bầu chọn Quốc hoa Việt Nam:
Sau khi đề án bầu chọn Quốc hoa Việt Nam của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch đưa ra không chỉ thu hút sự quan tâm của nhiều công dân Việt Nam mà còn đông
đảo người nước ngoài và kiều bào. Ban soạn thảo Đề án Quốc hoa Việt Nam đã khẳng
định: “Việc xây dựng và tôn vinh Quốc hoa Việt Nam là cần thiết, vì đây là nguyện
vọng của nhân dân, cũng xuất phát từ hoạt động trong nước và đối ngoại quốc tế”.
Qua rất nhiều cuộc bầu chọn và khảo sát trên địa bàn cả nước và cả người Việt Nam ở
nước ngoài, những người nước ngoài quan tâm tới tình hình Việt Nam thì ngày
2/9/2011 sen hồng đã chính thức trở thành Quốc hoa. Từ đây, sen sẽ đại diện cho toàn
thể dân tộc Việt Nam vươn ra hòa nhập cùng với bạn bè thế giới thể hiện niềm tự hào,
tự tôn dân tộc.

 Trong các cuộc thi và triển lãm hoa sen:
Các cuộc thi và triển lãm về hoa sen ngày càng có quy mô lớn, chất lượng ngày
càng cao và thu hút được đông đảo các họa sỹ, nhà nhiếp ảnh tham gia. Số người quan
tâm tới hình ảnh Quốc hoa ngày càng nhiều vì thế các cuộc thi, triển lãm luôn thu hút
được dư luận và đa số quần chúng quan tâm. Đặc biệt là cuộc triển lãm ảnh “Sen trong
đời sống văn hóa Việt” tổ chức năm 2012 có tầm ảnh hưởng lớn và có thể những cuộc
thi, triển lãm nghệ thuật về sen tương tự sẽ được tổ chức thường niên để tôn vinh loài
hoa cao quý và tươi đẹp này.

 Biểu tượng của hãng hàng không Vietnam Airlines

Kể từ khi được chọn làm biểu tượng hãng hàng không của Việt Nam, hình ảnh
bông sen vàng 6 cánh đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình. Không chỉ là biểu tượng
của “cánh chim” Việt Nam mà còn mang theo hình ảnh đất nước tươi đẹp, con người
nồng hậu đến với bạn bè thế giới, chứng tỏ rằng đất nước Việt Nam giờ đây là một đất
nước hòa bình, đang trên đà phát triển mạnh mẽ chứ không còn là đất nước của những
cuộc chiến tranh đau thương, tàn khốc.

18


 Biểu tượng của du lịch Việt Nam
Hình ảnh đĩa sen 5 màu cách điệu cùng với khẩu hiệu “Vẻ đẹp bất tận” không
những có thể tôn vinh loài hoa cao quý này mà còn là biểu tượng vô cùng có ý nghĩa
của ngành du lịch – ngành “công nghiệp không khói” có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
quảng bá hình ảnh đất nước, là một lĩnh vực quan trọng tốt lên vẻ đẹp, bản sắc và điểm
khác biệt của mỗi quốc gia, dân tộc. Du lịch kết tinh từ nhiều yếu tố văn hóa, địa lý và
con người. Du lịch đồng thời có một nhiệm vụ cao cả là kết nối kinh tế, chính trị và
ngoại giao. Do đó, du lịch cần phải được xem là bộ mặt, là cái bắt tay của mỗi quốc
gia, là hình ảnh của mỗi quốc gia. Và
hiện nay hình bông sen cách điệu cũng
đã được xuất hiện trên một số trang
thông tin điện tử, trên thân máy bay của
hãng VietJetAir, hay trên những chiếc
xe điện trở khách du lịch ở khu vực phố
cổ Hà Nội … Bằng cách này không
những quảng bá rộng rãi quốc hoa Việt đếnTác
vớiphẩm
những"Tuổi
vị khách
nướchè"

ngoài,

thơ mùa
củaquảng
Nguyễn
ngành du lịch mà cùng với đĩa sen 5 cánh,
5 màu
kiagiành
mang giải
theonhất
những
ướccuộc
mơ, thi
hoài
Xuân
Chính
trong
ảnh
bão của con người Việt Nam hòa vào sự năng động,
trungđời
của
bạnvăn
bè năm
" Sentrẻ
trong
sống
hóa châu.
Việt"
Việc Việt Nam chọn được Quốc hoa có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát
triển của đất nước trên nhiều mặt mà trong khuôn khổ một bài tiểu luận thì không thể

đánh giá được hết. Trên đây là một số ý kiến tác giả đã xem xét, tổng hợp từ những
nguồn tài liệu có sẵn, cũng như những kết quả đạt được từ khi sen chính thức trở thành
Quốc hoa của dân tộc.
● Suy nghĩ của người nước ngoài về hoa sen Việt Nam
_ Maisom Inthaphone (Quản lý Khách sạn Mekong, Lào, 50 tuổi): Người Việt
Nam bảo cô gái đẹp có gót sen hồng, người trong nghịch cảnh vẫn vững vàng, không
thay đổi cốt cách hoa sen, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Vỡ vậy, vợ chồng tôi
đều nghĩ sen hồng xứng đáng là quốc hoa của các bạn.
_ J.C Smith (biên tập viên Vietnam News, người Anh, 40 tuổi): Quốc hoa của
Việt Nam ư? Rõ ràng là hoa sen rồi. Bất kỳ cố gắng thay đổi điều mà mọi người đã
nghĩ là nực cười. Nếu Ấn Độ đã chọn hoa sen làm quốc hoa rồi thì sao nào? Nhiều
19


nước chọn hoa hồng nhưng điều đó đâu có làm hại ngành du lịch Anh! Nếu các bạn
thực sự muốn hoàn thành quá trình này, hãy thuê một hãng quảng cáo và marketing
quốc tế để nghiên cứu thực sự về suy nghĩ của người dân về vấn đề này.
_ Abdul Halem (nhiếp ảnh gia Afghanistan, 43 tuổi): Vì tôi thích hoa sen nên
tôi đề xuất chọn loài hoa này làm quốc hoa của Việt Nam. Dự hoa hồng là hoàng hậu
của các loài hoa, nhưng hoa sen dành cho sự lãng mạn, tình yêu và sự thích thú mà
khách du lịch vòng quanh thế giới muốn thưởng thức cuộc sống và kết tinh tình yêu.
Tôi nghĩ nếu hoa sen được chọn làm quốc hoa, nó sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến
đất nước xinh đẹp của các bạn.
_ Dong Ngo (Kiều bào Mỹ, biên tập viên CNET, 35 tuổi): Tôi thấy hoa sen hội
tụ nhiều ưu điểm hơn dù Ấn Độ đã chọn hoa sen rồi, nhưng đó là sen trắng, mình có
thể chọn sen hồng. Nói đến hoa sen nhiều người cũng liên tưởng đến Phật, đến Bác
Hồ. Phật từ bi hỉ xả tọa đài sen. “Trong đầm gì đẹp bằng sen. Việt Nam đẹp nhất có tên
Bác Hồ”.
Patrice Gautier ( công dân người pháp sống tại Việt Nam)- Không hoa sen thì
biết chọn gì: Tôi đến Việt Nam 10 năm, biết đến hoa sen, hoa mai, hoa đào. Tôi thích

nhất hoa sen vì nó đặc biệt, hương thơm, ướp trà cũng rất ngon. Mai, đào đẹp nhưng
thực sự không đặc trưng, ấn tượng. Người nước ngoài thấy ấn tượng nhất với hoa sen,
không phải mai, đào. Bản thân tôi là người Pháp, sinh ra ở Bretagne, khi đến Việt Nam
ấn tượng nhất với sen - loài hoa mà hầu khắp các nước châu Âu không có. Tám năm
nay tôi sống ở Quảng An (Hà Nội), cứ đến dịp lại ra hồ sen ở phủ Tây Hồ thưởng hoa.
Tôi còn có anh bạn làm quản lí ở một hồ sen ở đó. Khí hậu Việt Nam khá hợp với tôi,
chỉ hơi nóng một chút. Quê hương tôi lạnh quá và mưa nhiều.
Trách nhiệm của chúng ta: Chúng ta quảng bá hình ảnh hoa sen quốc hoa Việt
Nam, phải làm sao cho biểu tượng hoa sen đi vào lòng người, đi vào trí nhớ của những
khách du lịch nước ngoài nhất để sau này khi nhắc tới Việt Nam thì hình ảnh đầu tiên
mà họ nghĩ đến là bông sen hồng – biểu tượng của một đất nước tuyệt đẹp, hòa bình,
thân thiện và mến khách.

CHƯƠNG 3. HẠN CHẾ, BIỆN PHÁP BẢO TỒN
VÀ PHÁT TRIỂN

20


3.1. Những mặt còn hạn chế
 Vẫn chưa có kế hoạch bảo tồn sen
Khi đã được tôn vinh là Quốc hoa, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cũng cần
lên kế hoạch bảo tồn loài hoa này. Nhưng cho đến nay, vấn đề duy trì và bảo tồn loài
sen hồng ra sao vẫn chưa được đề cập đến. Nếu tôn vinh hoa Sen thì người dân sẽ có ý
thức giữ gìn hơn. Tuy vậy, vẫn nhiều người lo ngại với tình trạng lấp ao hồ xây nhà ở
thì sau này không còn hồ để trồng sen…Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hóa cùng
cuộc sống đã khiến nhiều hồ sen thưa bóng…
Ở Hà Nội, diện tích trồng sen ở khu vực Hồ Tây còn lại không nhiều chỉ còn lại
vài đầm trong khu vực quanh Công viên nước Hồ Tây (khoảng 5-7 ha). Với đà đô thị
hóa đến chóng mặt, “số phận” của sen Tây Hồ cứ bị gặm nhấm dần để làm nhà, làm hồ

câu...
Được coi là vương quốc sen của đồng bằng sông Cửu Long, nhưng diện tích
sen ở Đồng Tháp Mười hiện nay cũng dần bị thu hẹp chỉ khoảng 1.000ha. Tuy vậy đây
vẫn là vùng sen lớn nhất nước ta.

 Các cuộc thi và triển lãm nghệ thuật về sen còn ít, quy mô nhỏ:
Cho tới nay vẫn chỉ có một số ít các cuộc thi và triển lãm nghệ thuật về sen có
quy mô lớn và hoàn chỉnh. Ông Phạm Tiến Dũng - thành viên Ban tổ chức cuộc thi
“Sen trong đời sống văn hóa Việt” đánh giá: “Với chủ đề hoa Sen, gần đây mới có vài
cuộc triển lãm cá nhân chứ chưa có cuộc triển lãm nào quy tụ đông đảo các nhà nhiếp
ảnh. Đặc biệt, với chủ đề hoa Sen trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và văn hóa từ
quá khứ tới hiện tại như cuộc thi lần này là chưa từng có”. Vì thế mà việc quảng bá
hình ảnh Quốc hoa sen Việt còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế.

 Hoạt động quảng bá chậm, lẻ tẻ:
Khi đã trở thành Quốc hoa thì việc quảng bá, tôn vinh loài hoa này là điều cần
thiết. Ở một số nước như Nhật Bản, Quốc hoa Anh đào có mặt ở khắp mọi nơi: đường
phố, cửa ra vào sân bay hay trên các sản phẩm du lịch… Nhưng nước ta hiện nay vẫn
rất ít những hoạt động quảng bá: các cuộc triển lãm thì lẻ tẻ, hình ảnh ít xuất hiện trên
các phương tiện truyền thông, các sản phẩm mang thương hiệu Việt... Bình thường khi
đi trên đường rất khó để bắt gặp biểu tượng hoa sen, và nếu vậy thì những người nước

21


ngoài chỉ ở Việt Nam trong thời gian ngắn sao có thể thấy được để họ chiêm ngưỡng
và giúp ta giới thiệu Quốc hoa sen Việt với bạn bè, người thân và đất nước của họ.

 Các sản phẩm từ hoa sen vẫn chưa phổ biến trên thị trường
Sen ngày nay không chỉ được xem là Quốc hoa mà các bộ phận của sen từ gốc

tới ngọn đều có tác dụng như làm thuốc. Đặc biệt trong ẩm thực, cánh hoa được sử
dụng để tô điểm món ăn, lá sen to dựng để gói thức ăn, ngó sen có thể dựng để chế
biến nhiều món ăn ngon. Ngú sen, củ sen có thể chế biến thành các món ăn hàng ngày,
nhị hoa dựng để ướp trà, các hạt sen có thể ăn tươi hoặc sấy khô dự trữ. Hạt sen già có
thể luộc cho tới khi mềm để làm chè sen hay mứt sen. Nói tới đây, đã có ai thử một lần
ngồi nhâm nhi tách trà sen hoặc nhấp một chút Hồng Sen tửu cùng với hạt sen sấy và
gỏi ngó sen chưa? Chỉ có thể diễn tả bằng hai chữ: “Tuyệt vời!” Ấy vậy mà các sản
phẩm này trên thị trường xuất hiện rất ít khiến cho những vị khách du lịch muốn mua
để làm quà cũng khó mà phải đến tận những khu vực trồng sen để mua những sản
phẩm do người dân địa phương làm ra. Và như vậy, hiệu quả quảng bá thương hiệu sen
Việt cũng thấp hơn, lãng phí nhiều giá trị mà đáng lẽ ra chúng ta phải làm được nhiều
hơn thế.
3.2. Biện pháp bảo tồn và phát triển
3.2.1. Có kế hoạch duy trì và bảo tồn hoa sen
Ban soạn thảo Đề án bầu chọn Quốc Hoa đã khẳng định: "Việc xây dựng và tôn
vinh Quốc hoa Việt Nam là cần thiết, vì đây là
nguyện vọng của nhân dân, cũng xuất phát từ hoạt
động trong nước và đối ngoại quốc tế”. Nói về việc
có nên duy trì và bảo tồn loài Sen hồng hay không,
ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Mỹ thuật Nhiếp
ảnh và Triển lãm khẳng định: Việc duy trì bảo tồn
nên có khi mà người dân ý thức được tầm quan
trọng của Quốc hoa. Còn nếu không loài hoa đó vẫn
duy trì và đã đi vào đời sống người dân, ví dụ người
dân vẫn trồng sen để làm mứt, làm trà, gỏi sen... Nếu tôn vinh hoa Sen thì người dân sẽ
có ý thức giữ gìn loài hoa hơn.

22



×