Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề tài địa lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH SƠN LA
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN MAI SƠN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ - PHÂN TÍCH SỐ
LIỆU THỐNG KÊ KHI DẠY & HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I. Lý do chọn đề tài.
1. Vị trí tầm quan trọng của đề tài.
Trong chiến lược giáo dục phát triển con người toàn diện, có đủ khả năng kế
tục sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được thời kỳ phát triển của đất nước, thời kì
thông tin và công nghệ, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, với xu hướng
phát triển chung của toàn thế giới. Trong chiến lược phát triển Đảng ta chủ trương
lấy giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như chúng ta đã biết giáo dục trong Nhà
trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học
sinh. Nhà trường với nhiệm vụ trung tâm là đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con
người phát triển toàn diện, thông qua việc dạy và học, học sinh làm quen và tiếp
thu kiến thức khoa học trên mọi lĩnh vực thông qua các môn học khoa học xã hội
và khoa học tự nhiên. Trong hệ thống các môn khoa học xã hội thì môn Địa lí có
liên quan tới nhiều khoa học khác, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục
đích giáo dục của nhà trường.
Sách giáo khoa Địa lí 9 Nhà xuất bản Giáo dục có viết về Địa lí dân cư, kinh
tế, lãnh thổ của Việt Nam. Chương trình Địa lí 9 được biên soạn theo quan điểm -
chủ trương của bộ Giáo dục & Đào tạo. Đó là đối mới phương pháp dạy học ở tất
cả các cấp học, bậc học theo phương pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh, mà theo thuật ngữ của một số nhà nghiên cứu lí luận dạy học thì đó
là phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm” (Student centred teaching).
Như chúng ta đã biết quá trình dạy học phải đạt được 3 mục tiêu lớn, đó là:
phải cung cấp cho học sinh vốn tri thức cơ bản; phát triển được năng lực nhận thức
cho học sinh; giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng & nhận sinh quan đúng


đắn. Trong 3 mục tiêu này thì mục tiêu thứ nhất là quan trọng hơn cả, nó chi phối 2
mục tiêu còn lại. Bởi vì nếu không có vốn chi thức thì không thể phát triển được trí
tuệ, không hình thành được thế giới quan khoa học & nhân sinh quan đúng đắn,
chính vì vậy mà nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong quá trình giảng
dạy là phải cung cấp, trang bị đầy đủ vốn kiến thức cơ bản cho học sinh. Trong quá
trình thức hiện nhiệm vụ này một việc là không thể thiếu được đó là rèn cho học
sinh kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ...
Mặt khác trong những năm dạy môn Địa lí theo tinh thần đổi mới tôi nhận
thấy với việc dạy và học đã bộc lộ một số điểm sau:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung giáo viên giảng dạy đã có nhiều cố gắng tìm tòi những biện
pháp thích hợp để áp dụng phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp nhằm phát
huy tính tích, cực chủ động, sáng tạo của học sinh mà tinh thần đổi mới đã đề ra.
- Bên cạnh đó còn không ít ý kiến của giáo viên của trường đang trực tiếp
giảng dạy cho rằng kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ còn gặp nhiều khó khăn vì ở
các lớp trước các em mới chỉ được làm quen với một số dạng biểu đồ đơn giản mà
thời gian để rèn luyện chưa nhiều...
- Qua những năm giảng dạy theo chương trình đổi mới tôi thấy học sinh
trường tôi dần tiếp cận với phương pháp học tập mới. Song các em còn gặp khó
khăn trong việc phân tích bảng số liệu để chọn biểu đồ phù hợp, kĩ năng vẽ biểu đồ
& phân tích biểu đồ.
- Với lý do trên bản thân tôi qua thời gian nghiên cứu áp dụng tổng kết
phương pháp dạy học mới & áp dụng các kĩ năng vào dạng bài tập Địa lí lớp 9 ở
trường THCS, tôi luôn mong rằng học sinh nắm vững được những kĩ năng cơ bản
về biểu đồ, không những chỉ nắm kiến thức khi đang còn ở trường THCS mà phải
có một kiến thức vững vàng hơn khi các em học lên THPT. Từ đó chỉ ra những cơ
sở của việc xây dựng kĩ năng, phương pháp, biện pháp dạy học, cách thức vận
dụng từng kĩ năng cho phù hợp với mục đích của phương pháp, biện pháp đó giúp
học sinh chủ động nắm được kiến thức đáp ứng được mục tiêu của bài đề ra.
2. Mục đích của đề tài.

Trong quá trình nghiên cứu kĩ năng vẽ & phân tích biểu đồ khi dạy Địa lí
lớp 9 THCS. Dựa vào nhiệm vụ và tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống
giáo dục tri thức Địa lí và kỹ thuật tổng hợp, tôi thấy để cung cấp cho học sinh
những kiến thức bằng cả lý luận và thực tiễn phải dùng phương pháp đặc thù của
bộ môn, đồng thời phải phối kết hợp chặt chẽ hợp lý các phương pháp dạy học
khác một cách linh hoạt, tăng cường sử dụng phương pháp tìm tòi nghiên cứu.
Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo
của học sinh, phát huy vai trò tập thể của học sinh trong thảo luận nhóm hay lớp
học mà mỗi học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách tự giác, chủ động theo
chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, mà chương trình THCS phần Địa lí đề
ra.
Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Và thời gian tiếp cận với phương
pháp dạy học mới chưa nhiều còn mới mẻ, tôi cũng mạnh dạn xây dựng kĩ năng vẽ
-phân tích biểu đồ ở môn Địa lí lớp 9, tôi không dám gọi là kĩ năng tối ưu. Chỉ
mong muốn với kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình góp phần nâng cao chất lượng dạy
& học.
+ Kĩ năng Địa lí 9 phải dựa vào 2 cơ sở.
* Tính đặc thù của bộ môn Địa lí.
* Sự đổi mới phương pháp dạy học.
Với chủ trương trò chủ động thầy chủ đạo, tăng cường sử dụng các phương
pháp tìm tòi nghiên cứu, quan sát phân tích, do đó học sinh dễ dàng rút ra những
kết luận phải tìm. Dựa vào câu hỏi gợi mở của bài học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong
thảo luận nhóm, lớp học, đáp ứng được yêu cầu của bài.
3. Ý nghĩa của đề tài.
- Chương trình Địa lí 9 là phần tiếp theo của chương trình Địa lí 8 - Phần II:
Địa lí Việt Nam. Chương trình Địa lí 9 cung cấp những kiến thức cơ bản phổ thông
về Địa lí Việt Nam.
- Sách Địa lí 9 được biên soạn theo quan điểm đảm bảo tính cấu trúc hệ
thống, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tạo cơ sở cho học sinh học
những môn sinh học tiếp theo.

Thấy được mối quan hệ giữa Địa lí tự nhiên - dân cư - kinh tế, làm cơ sở cho
việc hiểu biết những nguyên tắc, kỹ thuật trong sản xuất có liên quan tới Địa lí.
Các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ tăng cường sức
khoẻ, để tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống, qua đó rèn cho học sinh phát triển
tư duy (hình tượng cụ thể - quy nạp) trên cơ sở đó: Hình thành kỹ năng quan sát,
kỹ năng xử lý thông tin phát hiện được, bằng các thao tác tư duy (phân tích, đối
chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá) để rút ra được những kết luận. Mỗi học
sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tự giác theo chủ trương đổi mới
phương pháp dạy học mà chương trình THCS đề ra.
- Hình thành kỹ năng nhận biết, xác định, vẽ, phân tích biểu đồ.
- Hình thành kỹ năng: Tự học, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo phân
tích kênh hình, sử lý thông tin, biết hệ thống hoá kiến thức, biết hợp tác trong
nhóm, biết tự đánh giá những kiến thức tiếp theo, biết vận dụng kiến thức vào giải
thích các hiện tượng và giải quyết một số vấn đề đơn giản do thực tiễn đặt ra.
- Hình thành niềm tin khoa học vào những kiến thức đã học để giải thích xử
lý giải quyết những vấn đề tương tự với những điều đã học một cách tự tin và sáng
tạo. Có ý thức và thói quen bảo môi trường, xây dựng được tình cảm đối với thiên
nhiên tạo được niềm vui hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, góp
phần hoàn thành mục tiêu giáo dục THCS.
II- Nhiệm vụ của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tại trường sở tai cần phải đạt được một số
nhiệm vụ sau:
1. Xoá vỏ tư tưởng chán ghét, con thường bộ môn Địa lí đối với học sinh từ
lớp 6 đến lớp 9. Tạo cho các em lòng yêu thích bộ môn & lòng say mê môn học.
2. Thầy & trò cần phải nhận thức đúng vai trò quan trọng của bộ môn trong
cả lớp học.
3. Tình ra được phương pháp dạy học hay, cách học tốt phù hợp với bộ môn
để nâng cao hiệu quả dạy & học một cách rõ rệt & nhanh chóng nhất, nhiều học
sinh khá giỏi & giảm tối đa học sinh yếu kém. Chọn được đội tuyển học sinh giỏi
bộ môn tham dự kì thi học sinh giỏi các cấp.

III- Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 9 Trường THCS Nà Bó.
IV- Phương pháp nghiên cứu.
- Phối hợp hợp lý nhiều phương pháp trong đó lấy phương pháp sau làm chủ
đạo đó là:
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát tìm tòi nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
+ Đặt và giải quyết vấn đề.
+ Thực hành, thực nghiệm.
+ Tổng kết đáng giá.
V- Lịch sử nghiên cứu.
Xuất phát từ đặc điểm bộ môn, tình hình học tập của học sinh, tình hình rèn
luyện kĩ năng vẽ - phân tích biểu đồ của học sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×