Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay ( nghiên cứu tại bệnh viện nhi trung ương hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

DƢƠNG THỊ PHƢƠNG

VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CHUYÊN
NGHIỆP TRONG BỆNH VIỆN HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG HÀ NỘI)

Chuyên ngành: CTXH
Mã số: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Văn Tùng

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ ngành Công tác xã hội với đề
tài: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện
hiện nay” (Nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Trung ương), bên cạnh sự nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của
các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn nhà
trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội
- trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS Trịnh Văn
Tùng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xã


hội học nói chung và bộ môn Công tác xã hội nói riêng đã tận tình giảng dạy,
cung cấp cho tôi những hệ thống kiến thức bổ ích, có thể vận dụng được
những kiến thức đó vào để hoàn thành nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi gửi
lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, nhân viên phòng công tác xã hội, Bệnh
viện Nhi Trung ương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác sĩ, y tá, điều dưỡng,
một số bệnh nhi, người nhà bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Trung ương đã cung
cấp cho tôi những thông tin bổ ích phục vụ cho nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực lớn
đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong
suốt thời gian thực hiện nghiên cứu.
Đối với tôi nghiên cứu là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của
bản thân suốt quá trình dài. Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên
nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người
quan tâm đến đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu

Dƣơng Thị Phƣơng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đối tƣợng phỏng vấn sâu của đề tài ........................................... 20
Bảng 2.1: Ý kiến của người nhà bệnh nhân về những khó khăn khi đến
điều trị tại bệnh viện: ..................................................................................... 63

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ cấp bậc nhu cầu theo Maslow ........................................... 41
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ƣơng ... 44

Hình 3.1: Lƣu đồ quy trình hỗ trợ bệnh nhi của phòng CTXH bệnh viện
Nhi Trung ƣơng ............................................................................................. 75
Hình 3.2. Lƣu đồ quy trình tiếp nhận tài trợ của phòng CTXH bệnh viện
Nhi Trung ƣơng ............................................................................................. 80


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Giới tính ngƣời nhà BN trả lời PV ......................................... 47
Biểu đồ 1.2: Độ tuổi ngƣời nhà bệnh nhân trả lời PV .............................. 47
Biểu đồ 2.1: Những khó khăn về kinh tế của gia đình BN ........................ 60
Biểu đồ 2.2: Khó khăn về mặt tinh thần của ngƣời nhà bệnh nhân ........ 64
Biểu đồ 2.3: Nhu cầu hỗ trợ của ngƣời nhà bệnh nhân ............................. 69
Biểu đồ 3.1: Kết quả hỗ trợ của nhân viên CTXH với bệnh nhân, ngƣời
nhà bệnh nhân ............................................................................................... 75
Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng của ngƣời nhà bệnh nhân về hoạt động
CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng ......................................................... 84

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

BV

Bệnh viện

TW

Trung ương


BHYT

Bảo hiểm y tế

PGS.TS

Phó giáo sư – Tiến sĩ


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 4
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3
3.Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................. 15
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 16
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ......................................................... 16
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 17
8.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 18
9.Khung lý thuyết .......................................................................................... 27
NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................... 28
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 28
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 28
1.1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................... 28
1.1.1.1.Vai trò…………………………………………………………..…
1.1.1.2 Vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện .................................. 29
1.1.1.3 Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp. ....................................... 33
1.1.14 Bệnh tật ................................................................................................ 34

1.1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................... 35
1.1.2.1. Lý thuyết vai trò ................................................................................ 35
1.1.2.2. Lý thuyết về thang bậc nhu cầu ....................................................... 39
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................... 42
1.2.1.1. Bệnh viện Nhi Trung ương .............................................................. 42
1.2.1.2. Phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương ....................................... 43
1.2.1.3. Đội ngũ nhân viên CTXH và nhân viên y tế.................................... 46
1.2.1.4. Bệnh nhi và người nhà bệnh nhi tại bệnh viện Nhi Trung ương .. 46


1.2.2.Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện trên thế
giới....................................................................................................................48
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 52
Chƣơng 2. NHU CẦU CỦA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG VÀ GIA
ĐÌNH BỆNH NHI VỀ VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CTXH CHUYÊN
NGHIỆP ......................................................................................................... 53
2.1. Nhu cầu của bệnh viện Nhi Trung ƣơng về vai trò của nhân viên
CTXH chuyên nghiệp ................................................................................... 53
2.2. Nhu cầu của bệnh nhi và gia đình bệnh nhi về vai trò của nhân viên
CTXH trong bệnh viện ................................................................................. 58
2.2.1. Những khó khăn của bệnh nhi và gia đình bệnh nhi ........................ 58
2.2.2. Nhu cầu của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi về vai trò của nhân
viên CTXH ...................................................................................................... 66
Chƣơng 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CTXH
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG VÀ BIỆN PHÁP CHUYÊN
NGHIỆP HÓA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CTXH ........................................ 72
2.1. Kết quả thực tế hoạt động của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ƣơng .................................................................................................... 72
2.1.1. Vai trò hỗ trợ ....................................................................................... 72
2.1.2. Vai trò môi giới, trung gian ................................................................ 77

2.1.3. Vai trò giáo dục, hƣớng dẫn............................................................... 81
2.2. Mức độ hài lòng của các đối tƣợng hƣởng lợi về vai trò của nhân
viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng ................................................. 82
2.2.1. Sự hài lòng của ngƣời nhà bệnh nhân ............................................... 82
2.2.2. Sự hài lòng của nhân viên y tế ........................................................... 84
2.3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ƣơng .................................................................................................... 86
2.3.1. Nhu cầu chuyên nghiệp hóa của nhân viên CTXH .......................... 86
2.3.2. Nguồn lực để chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên CTXH .......... 90


3.3. Biện pháp chuyên nghiệp hóa .............................................................. 92
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 96
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy, ở bất cứ thời kỳ nào, với bất kể trình
độ phát triển ra sao bao giờ cũng nảy sinh các vấn đề xã hội cùng với các
nhóm xã hội yếu thế cần phải được quan tâm giúp đỡ. Các vấn đề xã hội là
hậu quả trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Các vấn nảy sinh
cũng giống như những căn bệnh của một thực thể xã hội. Cũng như vậy,
bệnh viện là một xã hội thu nhỏ với những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực
tiếp đến bệnh nhân và bác sĩ. Công tác xã hội sẽ góp phần vào việc giải quyết
các vấn đề đó bằng những tri thức và phương pháp khoa học của nghề. Sứ
mệnh của nghề công tác xã hội (CTXH) đã được hiệp hội Nhân viên công tác
xã hội Quốc tế xác định vào tháng 7/2000: "...Nghề CTXH thúc đẩy sự thay

đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực
và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng
thoải mái, dễ chịu..."[16].
Khoa học tiến bộ làm cho các nghề ngày càng cần trở nên chuyên sâu hơn.
Công tác xã hội thực hiện trợ giúp đối với các nhóm đối tượng thông qua 4
chức năng cơ bản: phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển. Các lĩnh vực
hoạt động của nghề CTXH gồm có: CTXH với trẻ em và gia đình, CTXH với
người khuyết tật, CTXH với người cao tuổi, CTXH với các tệ nạn xã hội và
tội phạm, CTXH trong trường học, CTXH trong chăm sóc sức khỏe...
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của
mọi quốc gia văn minh, tiến bộ. CTXH trong bệnh viện lần đầu tiên được
triển khai tại các bệnh viện vào năm 1905 tại Boston, Mỹ. Đến nay hầu hết
các bệnh viện ở Mỹ đều có phòng CTXH và đã trở thành một trong những
điều kiện bắt buộc để các bệnh viện được công nhận là hội viên của Hội các
bệnh viện. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ đã từng nói: “Mỗi
1


một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một
người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”. Cũng tại
tuyên ngôn Alma- Ata đã khẳng định khái niệm sức khỏe của tổ chức y tế thế
giới: “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần
và xã hội. Sức khỏe không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế, mà là sự
toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của các cơ quan và hệ thống con người, là khả
năng thích nghi cao nhất của cơ thể đối với điều kiện bên trong và bên ngoài”.
Đối với người bệnh thì một nụ cười, một cái nắm tay ấm áp, một ánh nhìn
trìu mến…thật giá trị trong cuộc sống và nó thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với
người bệnh. Có lẽ khi là bệnh nhân, ai cũng cần sự trợ giúp về tâm lý, đó là
sự gần gũi, động viên và chia sẻ, sự tận tình chăm sóc giúp đỡ. Đó là một
“liều thuốc” vô giá đối với người bệnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khi sự

“quá tải” về số lượng bệnh nhân, áp lực của người thầy thuốc đã khiến cho
những “liều thuốc” tinh thần cần có cho người bệnh phần nào bị hạn chế.
Sự có mặt CTXH trong bệnh viện có ý nghĩa hết sức to lớn. Đội ngũ
CTXH sẽ sử dụng những nguyên lý, phương pháp và kỹ năng của CTXH vào
việc trị liệu xã hội cho người bệnh nhằm gia tăng sự hài lòng của họ khi sử dụng
dịch vụ y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
CTXH trong bệnh viện ở nước ta cũng đã bước đầu xuất hiện tại một số
bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh với cả đội ngũ chuyên nghiệp và
không chuyên như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhân dân 115,
bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện K (chăm sóc giảm nhẹ), viện Huyết học và
Truyền máu Trung ương, bệnh viện Bạch Mai. Hoạt động này đã góp phần
hỗ trợ cho bệnh nhân, người nhà và cán bộ y tế giảm tải những khó khăn, áp
lực trong quá trình khám chữa bệnh.
CTXH là một nghề, một dịch vụ hỗ trợ con người, các cá nhân dễ bị tổn
thương, trong đó có các bệnh nhân trong bệnh viện. Vậy nhu cầu của bệnh
viện Nhi Trung ương về vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp hiện nay
2


như thế nào? Thực tế hiện nay nhân viên CTXH trong bệnh viện đã làm được
những gì? Những đối tượng hưởng lợi đánh giá như thế nào về vai trò của
nhân viên CTXH trong bệnh viện? Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa dịch
vụ CTXH tại bệnh viện hiện nay?
Trước những câu hỏi đó, nhu cầu phát triển đội ngũ CTXH chuyên nghiệp
trong bệnh viện là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bối cảnh ngành CTXH còn
khá mới mẻ tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực y tế, vì vậy cần có những
nghiên cứu về hoạt động của đội ngũ này để có những giải pháp khắc phục
hạn chế, nâng cao hiệu quả và nhân rộng.
Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của nhân viên
công tác xã hội chuyên nghiệp tại bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội”.

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đến nay đã có một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xã hội học y tế,
xã hội học sức khỏe, tâm lý học sức khỏe trong bệnh viện. Các nghiên cứu
thường ở cấp độ vĩ mô như đánh giá nhu cầu chung, vai trò của nhân viên
CTXH trong hệ thống y tế nói chung, dưới tiếp cận sâu về CTXH thì nghiên
cứu về vai trò của nhân viên CTXH chưa nhiều. Tuy nhiên, những nghiên
cứu đó là cơ sở thực tiễn cho đề tài, tôi tiến hành tổng hợp các đề tài nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vực, trong đó có đề cập đến nhu cầu cần thiết có mặt
đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện, vai trò của nhân viên CTXH trong
bệnh viện để học hỏi những khía cạnh khai thác và phát triển những điểm
mới cho đề tài của mình. Tôi xin được tổng quan về các đề tài nghiên cứu
thành các nhóm nghiên cứu chủ đạo như sau:
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến xã hội học y tế, xã hội học sức khỏe
Lịch sử CTXH đã có từ lâu đời, tuy nhiên nếu xét theo tính chuyên nghiệp
hóa của CTXH thì mốc đánh dấu chính thức là CTXH trong lĩnh vực y tế
[Browne, 2006]. Mizrahi & Berger, 2001 trong nghiên cứu của mình đã chỉ
3


ra 10 chức năng cơ bản của những nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ bệnh
nhân, gia đình bệnh nhân và các cán bộ y tế.
Trong một bài viết liên quan đến lĩnh vực xã hội học y tế đã chỉ ra những
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của nhân viên CTXH trong bệnh
viện. Tác giả đã nêu bật yếu tố thành công cốt lõi của nhân viên CTXH trong
bệnh viện chính là xây dựng được mối quan hệ vững chắc với các nhân viên,
bác sĩ trong bệnh viện [13].
Vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện cũng được khẳng định trong
một số nghiên cứu. Nghiên cứu của Victoria (2000) đã chỉ ra nhân viên xã
hội có 3 vai trò chính trong các cơ sở y tế: hỗ trợ về mặt tâm lý cho các bệnh
nhân, vai trò tìm kiếm nguồn lực cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn,

và kết nối các dịch vụ cho bệnh nhân. Ở Việt Nam, theo số liệu của cục
thống kê năm 2014, hiện tại cả nước có khoảng 1.107 bệnh viện với 282.281
giường bệnh. Trong số này có 42 bệnh viện tuyến trung ương với 21.927
giường bệnh, 348 bệnh viện tuyến tỉnh với 199.342 giường bệnh, 615 bệnh
viện tuyến huyện với 5.822 giường bệnh, và 102 bệnh viện ngoài công lập
với 5.822 giường bệnh. Tuy nhiên trong số trên chỉ có một vài bệnh viện có
dịch vụ CTXH hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân [32].
Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 20112020” ban hành ngày 15/7/2011 của Bộ Y tế với mục tiêu hình thành và phát
triển nghề công tác xã hội trong ngành y tế, góp phần tăng cường chất lượng,
hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Từ
tháng 5/2010 đến tháng 4/2011; Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Dân số
-Y tế đã tiến hành khảo sát nhanh về một số mô hình CTXH trong bệnh viện
và cộng đồng. Nghiên cứu đã chỉ ra: hiện tại ở cả 3 cấp độ hoạt động của
ngành y tế (tại cộng đồng, trong bệnh viện, và ở cấp độ hoạch định chính
sách) đều thiếu hoặt ít có sự tham gia của CTXH. Tuy nhiên nghiên cứu cũng

4


chưa chỉ ra được thực trạng nhân lực, nhu cầu phát triển và đánh giá những
kết quả cụ thể của nhân viên CTXH trong các bệnh viện [3].
Nghiên cứu “Thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các
tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục”. Hiện tượng quá tải bệnh viện ngày
càng trầm trọng và xuất hiện ở tất cả các tuyến, phổ biến là bệnh viện tuyến
trung ương và trở thành vấn đề cấp bách của ngành y tế cũng như toàn xã hội
cần được giải quyết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tổng thể
tình trạng quá tải, dưới tải ở bệnh viện các tuyến, phát hiện các nguyên nhân
chủ yếu nhằm cung cấp bằng chứng cho Bộ Y tế đưa ra các giái pháp chính
sách giải quyết phù hợp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra quá tải bệnh viện là
một thực trạng xảy ra ở tất cả các tuyến, đặc biệt nghiêm trọng đối với bệnh

viện tuyến trung ương. Nguyên nhân của tình trạng quá tải bệnh viện mang
tính hệ thống, biểu hiện của hệ thống y tế/ mạng lưới khám chữa bệnh chưa
phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh chứ không đơn
thuần là lỗi của các bệnh viện. Trong đó các nguyên nhân chính là: Nhu cầu
khám chữa bệnh và khả năng kinh tế của người dân ngày càng tăng trong khi
khả năng cung ứng dịch vụ của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tuyến
dưới hạn chế là một trong những nguyên nhân quá tải ở bệnh viện tuyến trên;
Công tác khám chữa bệnh tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa đáp ứng
được việc dự phòng, quản lý khám chữa bệnh đối với các bệnh có thể phòng
tránh và giảm được tình trạng vượt tuyến; Quy định, cơ chế chuyến tuyến
không phù hợp cùng với tác động không mong muốn của chính sách tự chủ
bệnh viện, xã hội hóa y tế, BHTY và giá viện phí đã làm tăng tình trạng quá
tải ở các bệnh viện tuyến trên. Nghiên cứu cũng chỉ ra ảnh hưởng của tình
trạng quá tải. Với 2 ảnh hướng chính: thứ nhất là ảnh hưởng tới chất lượng
dịch vụ và an toàn của bệnh nhân. Tình trạng quá tải giường bệnh, quá đông
bệnh nhân sẽ dẫn tới nguy cơ không đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và
an toàn của bệnh nhân. Thời gian khám chữa bệnh ít, đặc biệt là bệnh nhân
đến khám chữa bệnh tại khu vực khoa khám bệnh làm cho các bác sĩ không
5


có đủ thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân; Thứ hai là ảnh hưởng tới
chính các nhân viên y tế. Tình trạng thiếu nhân lực, nhân viên y tế làm ngoài
giờ, thêm giờ, tăng khối lượng công việc ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân
viên y tế và chất lượng dịch vụ. Như vậy nghiên cứu đã cung cấp luận điểm
cho đề tài, đó là thực trạng quá tải của bệnh viện cũng như ảnh hưởng của sự
quá tải tới 2 nhóm đối tượng chính đó là bệnh nhân và nhân viên y tế. Đặc
biệt, trong nghiên cứu đã đưa ra một khuyến nghị hữu ích cho đề tài đó là
khuyến nghị nghiên cứu phát triển các mô hình quản lý một số nhóm bệnh
nhân tại cộng đồng qua các hình thức huy động nguồn nhân lực y tế tại cộng

đồng, khuyến khích sự tham gia của y tế tư nhân và sự có mặt của các nhân
viên CTXH [20].
Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề CTXH
trong ngành y tế” do Vũ Thị Minh Hạnh chủ nhiệm, Trần Việt Hùng, Phạm
Thị Nga, Vũ Thị Mai Anh, Trần Thị Hồng Cẩm, Hoàng Thị Mỹ Hạnh,
Hoàng Ly Na đồng thực hiện. Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ y tế)
công bố năm 2011. Với mục tiêu hình thành và phát triển nghề CTXH trong
ngành y tế, góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng, nhu cầu
phát triển nghề CTXH tại các cơ sở y tế và đề xuất kế hoạch đào tạo nhân lực
về chuyên ngành này trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu có nhiều nội
dung hữu ích. Trong đó, nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn, bất cập về
nhân lực y tế của các cơ sở y tế hiện nay đối với việc đáp ứng nhu cầu của
người bệnh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Quá tải là tình trạng
phổ biến ở hầu hết các bệnh viện được khảo sát. Quá tải cũng đã gây áp lực
lớn đối với các cán bộ y tế, đặc biệt là khu vực khám, chữa bệnh. Chất lượng
cung cấp các dịch vụ nhìn chung còn chưa đáp ứng được như mong đợi do số
lượng bệnh nhân quá đông so với khả năng đáp ứng. Các chương trình hỗ trợ
điều trị, hỗ trợ xã hội cho bệnh nhân chưa được quan tâm thỏa đáng. Một số
6


bệnh viện đã triển khai hoạt động CTXH, tuy nhiên hoạt động này hiện đang
được thực hiện mang tính tự phát với sự đa dạng cả về mô hình tổ chức, hình
thức sử dụng nhân lực cũng như nội dung hoạt động. Hoạt động CTXH tại
một số bệnh viện hiện đang phải đối mặt với một số khó khăn thách thức.
Nhu cầu phát triển nghề CTXH đã được hầu hết các cán bộ lãnh đạo tại các
cơ sở y tế và cán bộ triển khai các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia tại
cộng đồng thuộc địa bàn khảo sát khẳng định, đồng thời cũng đã được một tỷ
lệ đáng kể cán bộ y tế và bệnh nhân đồng tình. Nghiên cứu đã đề xuất cần có

lộ trình về phát triển nghề CTXH trong ngành y tế sao cho phù hợp với nhu
cầu và khả năng đáp ứng của các đơn vị trong thực tế. Nên chú trọng hình
thành và phát triển nghề CTXH tại các bệnh viện tuyến trung ương và tuyển
tỉnh, sau đó mở rộng đến bệnh viện tuyến huyện. Đầu mối đảm nhận các hoạt
động về CTXH cần được tổ chức như một đơn vị độc lập, chuyên nghiệp
trong các bệnh viện. Các nội dung hoạt động về CTXH cần phải được hướng
dẫn triển khai toàn diện hơn tại các bệnh viện cũng như tại cộng đồng, tránh
tình trạng đồng nhất các hoạt động về CTXH với từ thiện xã hội. Chú trọng
đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên trách và bán chuyên trách/ kiêm nhiệm về
CTXH trong các bệnh viện cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
cộng đồng. Ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn, về chế độ chính sách đối với
chức danh chuyên môn CTXH trong ngành y tế. Đẩy mạnh truyền thồng về
sự cần thiết, vai trò tác dụng của nhân viên CTXH trong ê kíp trị liệu tại bệnh
viện cũng như tại cộng đồng [39].
Nghiên cứu “Đánh giá tình hình quá tải của một số bệnh viện tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục” do Khương Anh
Tuấn, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Lê Quang Cường và cộng sự
thực hiện, được công bố năm 2008 do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế
giới tiến hành nghiên cứu về thực trạng, nguyện nhân gây quá tải tại một số
bệnh viện lớn tuyến trung ương. Từ đó đề xuất từng bước hạn chế tình trạng
7


quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương. Nghiên cứu được tiến hành ở bệnh
viện tuyến trung ương thuộc hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Tiêu chí lựa chọn bệnh viện là bệnh viện tuyến trung ương, có
công suất sử dụng giường bệnh cao, bệnh viện đại diện cho khối bệnh viện
đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa. Theo tiêu chí này, nghiên cứu lựa chọn
ra 5 bệnh viện tuyến trung ương. Trong đó có 2 bệnh viện đại diện cho khối
bệnh viện đa khoa (Bạch Mai, Chợ Rẫy) và 3 bệnh viện đại diện cho nhóm

bệnh viện chuyên khoa (Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương, Phụ sản Từ
Dũ). Như vậy, nghiên cứu đã có bệnh viện nằm trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài mà tôi đang thực hiện. Kết quả nghiên cứu chính chỉ ra tất cả các
bệnh viện được điều tra đều hoạt động vượt quá công suất thiết kế: công suất
sử dụng giường bệnh luôn từ 165 đến 200%, số giường bệnh thực kê vượt so
với số giường chỉ tiêu đến 200%; số ngày sử dụng thực tế trung bình 1
giường bệnh/năm dao động từ 390 đến 774 ngày/giường bệnh/năm (bình
thường 280 ngày/giường/năm). Tình trạng quá tải xảy ra ở tất cả các khu vực
điều trị nội trú và khám bệnh ngoại trú. Đối với bệnh viện đa khoa, tình trạng
quá tải trong điều trị nội trú chủ yếu xảy ra ở các khoa điều trị các bệnh mạn
tính, khó chữa. Lực lượng cán bộ chuyên môn luôn phải làm việc quá sức.
Việc thiếu cán bộ đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng khám chữa bệnh.
Một số nguyên nhân dẫn đến quá tải được nghiên cứu chỉ ra gồm: Tình trạng
vượt tuyến của bệnh nhân là nguyên nhân phổ biến; hệ thống phân tuyến ký
thuật hoạt động thiếu hiệu quả, đặc biệt đối với chuyên ngành sản khoa và
nhi khoa; người bệnh có xu hướng đến thẳng bệnh viện tuyến trung ương để
điều trị, kể cả người có và không có điều kiện kinh tế; Thủ tục hành chính và
quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện phức tạp làm thời gian chờ đợi
của bệnh nhân bị kéo dài; các bệnh viện phải chủ động thu hút bệnh nhân đến
khám và điều trị mặc dù quá tải. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị
khắc phục. Trong đó giải pháp lâu dài là phải tăng cường công tác chỉ đạo
tuyến, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực khám chữa bệnh ở các bệnh
8


viện tuyến dưới và phát triển các bệnh viện vệ tinh, xây dựng chính sách viện
phí một cách hợp lý, cần tạo sự khác biệt về giá viện phí giữa các tuyến bệnh
viện, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế
bệnh viện như chăm sóc y tế tại gia đình, phát triển mô hình bác sĩ gia đình,
mô hình bệnh viện ban ngày, đổi mới quản lý chất lượng bệnh viện xây dựng

và ban hành tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện, ưu tiên phát triển nguồn nhân
lực y tế và tăng cường công tác đào tạo và đào tạo liên tục, trong đó chú
trọng đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên sâu, chuyên gia đầu ngành và cán
bộ quản lý bệnh viện, phát triển lực lượng CTXH trong bệnh viện [17].
“Định hướng vai trò của nhân viên công tác xã hội trong các bệnh viện ở
Việt Nam hiện nay” Đặng Kim Khánh Ly, Dương Thị Phương, bài viết đăng
trên hội thảo quốc tế về CTXH do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
xuất bản. Bài viết đã phân tích sâu sắc về sự cần thiết của nhân viên CTXH
trong hệ thống bệnh viện ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ sự khó khăn
trong hoạt động điều phối và cung cấp dịch vụ. Sự quá tải trong bệnh viện,
đặc biệt ở những bệnh viện tuyến trung ương. Sự quá tải trong bệnh viện đã
dẫn đến một hiện tượng làm việc căng thẳng của đội ngũ y bác sĩ, đặc biệt tại
hệ thống bệnh viện trung ương. Thêm vào đó là hàng loạt các vấn đề xã hội
khác cũng đang tồn tại trong bệnh viện như hiện tượng “đút tay” cho nhân
viên y tế trong các khâu khám chữa bệnh, văn hóa “phong bì”, hiện tượng
“cò bệnh viện”…Bên cạnh đó, chi phí thuốc men ngày càng cao, các dịch vụ
y tế chưa được liên kết, hiểu biết về bệnh tật của bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân còn hạn chế, tất thảy ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc sức
khỏe của người dân. Trong bài viết đã chỉ ra được một số vấn đề nổi cộm tồn
tại trong hệ thống các bệnh viện hiện nay, những khó khăn đó sẽ được giải
quyết phần nào nếu có mặt đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp và đưa
ra một số định hướng về vai trò của đội ngũ CTXH trong các bệnh viện. Ở
nước ta, trong những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến trung
9


ương cũng đã triển khai hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân
viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân
loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho
người bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử

dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức của hoạt động CTXH
trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã được hình thành trong thực tiễn
như: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…thuộc
bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ người có HIV/AIDS,
bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phường…
Điển hình như tại bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2008, Tổ CTXH của
bệnh viện được thành lập và nay là phòng CTXH.Với nhiều hoạt động giúp
đỡ, chia sẻ với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; trợ giúp bác sỹ trong khám,
chữa bệnh; theo dõi, chăm sóc bệnh nhân nhi mắc bệnh hiểm nghèo; gây
quỹ; tổ chức các sự kiện… phòng CTXH đã góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh
tật của bệnh nhi, trợ giúp đắc lực cho bác sỹ, tạo ra mối thiện cảm, sự gắn kết
giữa bệnh nhân - cơ sở y tế - người nhà bệnh nhân và cũng đạt được một số
kết quả nhất định. Các nhân viên CTXH đã nỗ lực tham gia vào tiến trình
chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân nhỏ tuổi. Họ trở thành cầu nối giữa
người bệnh và cán bộ y tế, tích cực vận động xã hội chung tay góp phần chia
sẻ để vơi đi nỗi đau về thể xác, đem lại cho các em những niềm vui, những
nụ cười, trợ giúp để giảm bớt những khó khăn với gia đình các cháu bé đang
điều trị. Từ thực tế hoạt động của phòng CTXH tại bệnh viện Nhi Trung
ương đã có tác dụng và hiệu quả tốt trong việc khám chữa bệnh và là chỗ dựa
cho bệnh nhân trong thăm khám, điều trị và chữa bệnh.
Các hoạt động trợ giúp thân chủ của nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ương đã phần nào thể hiện được vai trò của các nhân viên CTXH đó là
vai trò là người hỗ trợ tâm lý, vai trò người giáo dục, vai trò là người trung
gian, môi giới trong kết nối nhà tài trợ với các bệnh nhân khó khăn cần giúp đỡ.
10


Cùng với bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh cùng triển khai mô hình phòng CTXH. Bệnh viện tỉnh Nghệ An
cũng đã xuất hiện đội ngũ nhân viên CTXH tình nguyện hỗ trợ các nhóm

bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.Với mục tiêu hỗ trợ người bệnh tốt nhất,
trong những năm qua, các nhân viên CTXH đã nỗ lực tham gia vào tiến trình
chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân và dần khẳng định được vai trò của
các nhân viên CTXH trong các bệnh viện.
Tuy nhiên, so với các mô hình CTXH trong bệnh viện ở các nước trên thế
giới thì nhân viên CTXH trong các bệnh viện ở Việt Nam còn chưa thực hiện
được đầy đủ các vai trò.
Cùng với việc học hỏi, đúc rút những kinh nghiệm trên thế giới, cũng như
việc tổng hợp lại những hoạt động của ngành CTXH ở Việt Nam trong lĩnh
vực y tế, bài viết kỳ vọng sự ra đời của các nhân viên CTXH với vai trò là
một đội ngũ chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và hoạt động tại các bệnh
viện, thực hiện các chức năng của nhân viên xã hội y tế. Do vậy, trong khuôn
khổ bài viết, nhóm tác giả mong muốn đề xuất các hoạt động cụ thể trong vai
trò của nhân viên CTXH ở bệnh viện Việt Nam dưới tiếp cận chức năng của
một trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp như sau : đó là thực
hiện chức năng điều phối, cung cấp dịch vụ; chức năng đào tạo, giáo dục, truyền
thông; chức năng hỗ trợ, phát triển; và chức năng tư vấn trong bệnh viện.
Họ sẽ đóng vai trò là người hỗ trợ tâm lý, người biện hộ, người giáo dục,
người môi giới, trung gian trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng trong bệnh
viện bao gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế [12].
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình CTXH tại bệnh
viện Nhi Trung ương”, đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải ba cấp bộ giáo
dục và đào tạo do chính tôi Dương Thị Phương thực hiện. Nghiên cứu đã có
ý nghĩa trong việc đánh giá rất chi tiết, cụ thể những hoạt động hỗ trợ của đội
ngũ CTXH tại bệnh viện Nhi, một mô hình CTXH bệnh viện điển hình để
11


làm bài học khi nhân rộng, triển khai mô hình tại các bệnh viện khác. Mô
hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương là một mô hình dịch vụ mang tính

chất Công tác xã hội. Mô hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương đã có
hoạt động cung cấp dịch vụ hiệu quả trong việc hỗ trợ những bệnh nhân và
gia đình bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều
trị tại bệnh viện. Mô hình đã và đang cung cấp hệ thống dịch vụ trợ giúp
tương đối toàn diện về tinh thần và vật chất tới các bệnh nhân và người nhà
bệnh nhân để họ có thể khắc phục những khó khăn, vượt qua những trở ngại
phần nào hỗ trợ cho quá trình điều trị được thực hiện tốt hơn. Ngoài việc
cung cấp dịch vụ hỗ trợ chính các đối tượng yếu thế là bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân thì mô hình CTXH bệnh viện Nhi Trung ương cũng có những
đóng góp trong việc hỗ trợ đắc lực, giúp giảm bớt căng thẳng cho đội ngũ y
tế trong bệnh viện, quảng bá hình ảnh, kêu gọi nguồn đầu tư phát triển bệnh
viện nói chung và mô hình CTXH tại bệnh viện nói riêng. Tuy nhiên bên
cạnh những dịch vụ tương đối hoàn thiện thì mô hình CTXH bệnh viện Nhi
Trung ương vẫn còn có những mặt hạn chế như các hoạt động cung ứng dịch
vụ còn mang nặng tính từ thiện, việc áp dụng một tiến trình trị liệu CTXH
chuyên nghiệp còn chưa được thực hiện tại mô hình. Hệ thống cơ sở vật chất
còn chưa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo đối tượng.
Trong điều kiện hoạt động nghiên cứu và xây dựng mô hình hoạt động
CTXH tại Việt Nam còn mới ở những bước đầu, nhất là việc phát triển mô
hình CTXH trong các bệnh viện. Nghiên cứu của tôi đã góp phần hoàn thiện
một hình mẫu mô hình dịch vụ CTXH vừa mang bản chất công tác xã hội;
vừa sát thực, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đó là mô hình
Công tác xã hội chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho các bệnh
nhân, gia đình người bệnh và đội ngũ y tế trong bệnh viện [9].
Đề tài “Hỗ trợ bệnh nhân thông qua tăng cường năng lực CTXH trong
bệnh viện và định hướng phát triển đào tạo CTXH trong bệnh viện”, đề tài
12


cấp trường của Đại học Lao động – xã hội năm 2013, TS. Nguyễn Trung Hải

làm chủ nhiệm đề tài. Nghiên cứu đã chỉ ra kinh nghiệm từ một số mô hình
CTXH trên thế giới, từ đó định hướng các hoạt động đào tạo đối với đội ngũ
CTXH phục vụ trong các bệnh viện. Nghiên cứu đưa ra những bằng chứng
khoa học để chứng tỏ hiệu quả của CTXH trong lĩnh vực hỗ trợ điều trị bệnh.
Từ đó đề xuất xây dựng một chương trình đào tạo về lĩnh vực CTXH trong
bệnh viện để có những khóa đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp giúp bác sĩ,
y tá và nhân viên CTXH làm tốt công việc này [26].
Nhóm các nghiên cứu liên quan đến tâm lý học sức khỏe
Bài viết “Mô hình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư và vai trò
của nhân viên xã hội” tác giả Lương Bích Thủy, đăng trên hội thảo công tác
xã hội quốc tế, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Bài viết đã phân tích
hoạt động của mô hình hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư và người nhà của họ.
Trong mô hình đó bệnh nhân là trung tâm, có sự tham gia của nhân viên y tế,
gia đình người bệnh, nhân viên CTXH, nhà tâm lý học và các tình nguyện
viên. Mỗi thành viên có những vai trò và nhiệm vụ cụ thể. Họ cùng thực hiện
và hỗ trợ, bổ sung vai trò cho nhau trong quá trình chăm sóc giảm nhẹ cho
bệnh nhân. Trong mô hình đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhân viên
CTXH trong hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Có
những hoạt động nhân viên CTXH tham gia cùng với các chuyên gia khác
(chuyên gia y tế, chuyên gia tâm lý học) như trợ giúp chăm sóc giảm đau, hỗ
trợ tâm lý…Bên cạnh đó, họ cũng có vai trò trong các hoạt động riêng biệt
như hỗ trợ kết nối nguồn lực, hỗ trợ người chăm sóc bệnh nhân. Nhìn chung
bài viết đã cho thấy một mô hình chăm sóc giảm nhẹ khá đa dạng và toàn
diện. Mô hình này không chỉ chú trọng chăm sóc thể chất mà khía cạnh tâm
lý – xã hội cũng được đề cao; không chỉ quan tâm đến đối tượng bệnh nhân
mà người chăm sóc bệnh nhân cũng là đối tượng được quan tâm. Trong
nhóm chăm sóc giảm nhẹ có vai trò của đội ngũ bác sỹ, y tá, điều dưỡng, nhà
tâm lý, nhân viên xã hội, tình nguyện viên. Thông qua mô hình chăm sóc
13



giảm nhẹ, chân dung của nhân viên xã hội làm việc trong lĩnh vực y tế được
khắc họa rõ nét hơn. Tuy nhiên, trong mô hình chăm sóc giảm nhẹ chỉ hướng
tới hỗ trợ đối tượng là bệnh nhân trong chăm sóc giảm nhẹ và người nhà của
họ mà chưa đề cập tới vai trò hỗ trợ của nhân viên CTXH đối với chính đội
ngũ y tế. Mô hình cũng đề cập chủ yếu tới vai trò hỗ trợ tâm lý. Đây là một
bài viết hay có ý nghĩa với nghiên cứu trong việc khai thác khía cạnh vai trò
hỗ trợ tâm lý của nhân viên CTXH trong bệnh viện [21].
Nghiên cứu “Mô hình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần dựa
vào cộng đồng: tiếp cận theo hướng tăng cường năng lực thông qua thúc đẩy
quá trình ra quyết định của người bệnh” (Nghiên cứu trường hợp bệnh viện
Ban ngày Mai Hương, Hà Nội ) tác giả Nguyễn Thị Thu Trang. Tại mô hình
cho thấy vai trò của những nhân viên tâm lý học đồng thời đảm nhiệm vai trò
của nhân viên CTXH đã tạo ra sự khác biệt lớn trong trị liệu cho những bệnh
nhân tâm thần tại Việt Nam, nơi mà hầu hết cộng đồng đều cho rằng các
bệnh nhân tâm thần là vô phương cứu chữa. Mô hình tiếp cận theo hướng
tăng cường năng lực thông qua thúc đẩy quá trình ra quyết định của người
bệnh, tức những nhà tâm lý học sẽ giúp cho các bệnh nhân trong quá trình
điều trị được tham gia vào các hoạt động nhóm tại bệnh viện, thúc đẩy quyền
ra quyết định của người bệnh ở mọi giai đoạn trong quá trình phục hồi chức
năng. Trong thảo luận nhóm, nhà tâm lý học sẽ giúp họ chọn lựa một số chủ
đề và động viên họ bộc lộ bản thân, nêu ý kiến, quan điểm riêng của mình.
Sau mỗi giai đoạn, bệnh nhân đóng vai trò chủ đạo trong lượng giá tất cả các
hoạt động này và những ý kiến của họ đều được ghi nhận và quan tâm để
điều chỉnh. Nghiên cứu cũng là một tài liệu quan trọng về vai trò của CTXH
trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên trong nghiên cứu vai
trò của CTXH chuyên nghiệp chưa có mà chỉ thông qua đội ngũ nhân viên
tâm lý học kiêm nhiệm vai trò của CTXH và mới dừng lại ở vai trò tăng
cường năng lực thông qua thúc đẩy quá trình ra quyết định đối với bệnh nhân
tâm thần [27].

14


Nhìn chung, những nghiên cứu trên về lĩnh vực xã hội học y tế, xã hội học
sức khỏe, tâm lý học sức khỏe đều có những phát hiện đánh giá về thực trạng
công tác chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện, khai thác về nhu cầu, sự cần thiết
có mặt đội ngũ nhân viên CTXH trong bệnh viện. Xuất phát từ thực trạng
những tồn tại trong hệ thống khám chữa bệnh trong các bệnh viện hiện nay.
Có nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện,
trong hỗ trợ bệnh nhân. Tất cả các nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa
phục vụ cho công trình nghiên cứu của tôi, vận dụng một số kết quả nghiên
cứu, học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên còn ở mức độ
vĩ mô hoặc xét đến khía cạnh CTXH chưa phân tích sâu sắc vai trò của nhân
viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện. Sự mới mẻ trong nghiên cứu này
là tôi điển cứu tại 1 bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương, đó là bệnh viện
bệnh viện Nhi Trung ương. Đây là bệnh viện tuyến cuối, chuyên khoa với
đối tượng là bệnh nhi, có số lượng bệnh nhân lớn, và thường xuyên xảy ra
tình trạng quá tải bệnh nhân. Tại bệnh viện Nhi Trung ương đã có mặt vai trò
của nhân viên CTXH chuyên nghiệp từ năm 2008 với tổ CTXH và nay là
phòng CTXH. Với việc vận dụng những kết quả nghiên cứu trước đó, lựa
chọn địa bàn điển cứu có mục đích làm rõ vai trò của nhân viên CTXH
chuyên nghiệp trong bệnh viện Nhi Trung ương. Từ đó đưa ra kết luận chung
về vai trò của nhân viên CTXH trong hệ thống các bệnh viện nói chung. Kiến
nghị nhằm phát triển đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong chăm
sóc hỗ trợ tại bệnh viện hiện nay và trong tương lai.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu làm rõ một số thuật ngữ chuyên ngành, ứng dụng một vài lý
thuyết về CTXH, xã hội học, sử dụng các phương pháp của CTXH nói riêng
và các khoa học xã hội nói chung để tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH

chuyên nghiệp làm việc trong các bệnh viện hiện nay.
15


3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đối với bản thân: Nghiên cứu là điều kiện cho tôi được tham gia thực tế
vào hoạt động CTXH trong bệnh viện, hỗ trợ cho các nhóm đối tượng. Qua
đó rút ra những đánh giá về vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp tại
bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay.
- Đối với bệnh viện Nhi Trung ương: Kết quả của nghiên cứu chỉ ra những
kết quả đạt được, những hạn chế trong việc phát huy vai trò của nhân viên
CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay để bệnh
viện có những biện pháp phát huy vai trò của đội ngũ này trong trợ giúp các
nhóm đối tượng.
- Đối với sinh viên ngành CTXH: Ngoài hai ý nghĩa chính trên, còn có thể
sử dụng một phần kết quả nghiên cứu làm tài liệu để đưa CTXH vào trong
bệnh viện, từ những kết quả đạt được, chưa đạt được nhằm có giải pháp phát
triển đội ngũ CTXH ngày càng chuyên nghiệp trong các bệnh viện bài học
rút ra từ mô hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đồng thời khi đội
ngũ này phát triển còn mang lại cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên ngành
CTXH khi ra trường.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu vai trò của đội ngũ nhân viên CTXH tại bệnh
viện Nhi Trung ương hiện nay, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu có mặt nhân viên
CTXH; đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được, những
thuận lợi, khó khăn của hoạt động CTXH trong bệnh viện. Từ đó đề xuất các
giải pháp phát triển đội ngũ nhân viên CTXH ngày càng chuyên nghiệp hơn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu nhu cầu của các nhóm đối tượng về nhu cầu có mặt đội ngũ

nhân viên CTXH trong bệnh viện.
16


- Tìm hiểu những hoạt động của đội ngũ nhân viên CTXH tại các bệnh
viện Nhi Trung ương hiện nay.
- Sự thỏa mãn của các nhóm đối tượng hưởng lợi đối với hoạt động CTXH
tại bệnh viện Nhi Trung ương.
- Đưa ra giải pháp để cải thiện vai trò của nhân viên CTXH, làm cho đội
ngũ ngày càng phát triển chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao sự thỏa mãn nhu
cầu của nhóm hưởng lợi.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
- Cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội
- Đội ngũ y tá, bác sĩ làm việc trong bệnh viện
- Bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện
- Người nhà bệnh nhân
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 đến
tháng 6/2015
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Nhi
Trung ương
+ Phòng công tác xã hội
+ Khoa điều trị
+ Lớp học hy vọng
- Giới hạn nội dung nghiên cứu:
+ Tìm hiểu nhu cầu về dịch vụ CTXH chuyên nghiệp tại bệnh viện Nhi
Trung ương hiện nay.

+ Đánh giá thực tế cung cấp dịch vụ CTXH ở bệnh viện Nhi Trung ương
hiện nay.
17


+ Tìm hiểu các giải pháp để chuyên nghiệp hóa dịch vụ CTXH tại bệnh
viện Nhi Trung ương.
7. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nhu cầu về dịch vụ CTXH chuyên nghiệp tại bệnh viện Nhi Trung ương
hiện nay như thế nào?
- Thực tế cung cấp dịch vụ CTXH ở bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay
như thế nào?
- Làm thế nào để chuyên nghiệp hóa dịch vụ CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ương?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Bênh viện Nhi Trung ương, nhân viên CTXH tại bệnh viện
Nhi Trung ương, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế đều mong muốn có
mặt vai trò của nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện.
- Giả thuyết 2: Nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương đã bước
đầu thực hiện được các hoạt động trợ giúp đối với bệnh nhân, người nhà
bệnh nhân và nhân viên y tế trong bệnh viện hiện nay.
- Giả thuyết 3: Hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay
đã đáp ứng được nhiều nhu cầu của các nhóm đối tượng. Các nhóm đối
tượng hưởng lợi có những đánh giá tích cực về hiệu quả của các hoạt động
trợ giúp đang được triển khai.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận nhu cầu của bệnh viện và của các đối
tượng được hưởng lợi. Đối với bệnh viện, sự quá tải bệnh nhân khiến cho

chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân bị giảm đi, có mặt đội ngũ
nhân viên CTXH sẽ góp phần trong việc trợ giúp cho nhân viên y tế giảm bớt
được những áp lực công việc, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại bệnh
18


×