Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nhà bác học Phan Huy Chú viết về chủ quyền Hoàng Sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.96 KB, 3 trang )

Nhà bác học Phan Huy Chú viết về chủ quyền Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Điều này từ xa xưa đã có
nhiều cuốn sách sử của ta ghi lại, khẳng định chủ quyền của nước ta đối
với quần đảo này.
Bộ sách đầu tiên của Việt Nam viết về Hoàng Sa bằng chữ Hán là “Toàn tập
Thiên Nam tứ chỉ lộ đồ thư” do tác giả Đỗ Bá soạn từ năm 1630 đến năm 1653.
Trong 4 cuốn sách của tổng tập đều có bản đồ địa lý phủ Tư Nghĩa và phủ Thăng
Hoa (thuộc tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Nam hiện nay). Hoàng Sa khi ấy có
tên gọi là “bãi cát vàng” dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, “đứng dựng ở giữa
biển”.
Sau đó trên 100 năm, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) khi làm Hiệp trấn
tham tán quân cơ tại Thuận Hóa đã viết bộ sách “Phủ biên tạp lục” gồm 6 quyển,
trong đó, quyển 2 có phần viết về “Hình thế núi sông, thành lũy, tại sở, đường sá,
bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam” có nhiều đoạn ghi chép về
quần đảo Hoàng Sa. Đây là một đoạn tả chi tiết: “Đảo Đại Trường Sa trước kia có
nhiều hải vật, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm thì đến... các núi linh
tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một
ngày hoặc vài canh thì đến... bãi cát vàng dài ước chừng hơn 30 dặm”.
Người thứ ba đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa là nhà bác học lỗi lạc Phan Huy
Chú (1782 - 1840), quê ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Tây). Ông là người tài giỏi
có tiếng nhưng đi thi nhiều lần chỉ đỗ tú tài, do đó được gọi là ông Kép Thầy (Chữ
“Thầy” ở đây chỉ thiền sư Từ Đạo Hạnh, quê Thanh Trì, Hà Nội, về tu luyện ở núi
Sài Sơn, theo truyền thuyết sau khi hóa đã đầu thai trở lại cõi tục dưới hình trạng
vua Lý Thần Tông. Ngài được tôn là bậc thầy, do đó, làng và núi Sài Sơn còn
được gọi là làng Thầy, núi Thầy, tiếng địa phương gọi là Thày). Năm Tân Tỵ
(1821), ông làm Biên tu Trường Quốc Tử Giám ở Huế, sau làm Hiệp trấn Quảng
Nam. Trong 10 năm (1809 - 1819), ông viết bộ sách “Lịch triều hiến chương loại
chí”; ở phần “Dư địa chí” nghiên cứu sự thay đổi bờ cõi, đất đai qua các đời có
mục “Đạo Quảng Nam”, viết về phủ Tư Nghĩa (tức Quảng Ngãi hiện nay). Trong
mục này, Phan Huy Chú có đoạn viết rất chi tiết về quần đảo Hoàng Sa và việc
triều đình phong kiến nhà Nguyễn khai thác hải vật quý ở đây như sau: “Tiền


vương lịch triều (tức thời nhà Nguyễn), đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy người
thôn An Vĩnh luân phiên thay vào, lội trên mặt nước để lấy (?), mỗi năm cứ đến
tháng 3, nhận chỉ thị đi làm việc, đem theo lương thực 6 tháng, đi 5 chiếc thuyền
nhỏ, ra khơi ba ngày 3 đêm mới đến đảo này, ở đó mặc tình tìm lấy, bắt cá mà
ăn, lấy được rất nhiều đồ vật quý báu... cùng lượm lấy khá nhiều hải vật, tháng 8
mới về, vào cửa Eo, về thành Phú Xuân...”.
Theo mô tả của tác giả thì Nhà nước phong kiến đương thời đã quy định việc tiến
1
hành khai thác hải vật quý ở Hoàng Sa theo một chu trình ổn định nhiều năm (“...
mỗi năm cứ đến tháng 3...”) và kéo dài công việc mỗi đợt khai thác trong nửa
năm (“tháng 8 mới về”), theo cách thức hoàn toàn tự chủ (“ở đó mặc tình tìm
lấy”). Đó là những chi tiết rất quan trọng mà nếu không phải chủ nhân của quần
đảo thì không thể thực hiện được. Phan Huy Chú đã thêm một lần khẳng định
Hoàng Sa là một quần đảo giàu đẹp, là lãnh thổ lâu đời thuộc chủ quyền của Việt
Nam, không ai có thể đổi trắng thay đen đến đòi chia sẻ chủ quyền.
Cùng thời với Phan Huy Chú và những giai đoạn về sau, còn có nhiều sách tiếp
tục viết về chủ quyền của ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Sách “Đại Nam thực lục
tiền biên”, bộ sử biên niên soạn năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phần “Đại Nam
thực lục chính biên” viết năm Mậu Thân (1848) ghi: Hoàng Sa thời xa xưa “tục gọi
là Vạn lý Hoàng Sa châu”. Sách cũng cho biết, việc khảo sát Hoàng Sa được tiến
hành từ thời Nguyễn. Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816), vua ra
lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc
thủy trình. Sau đó, đến tháng 6 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng cho dựng
“thần tử” ở Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi.
Năm 1876, Bố chánh Quảng Ngãi là Nguyễn Thông (1827 - 1894) viết “Việt sử
cương giám khảo lược”, 7 quyển, viết chung với hai tác giả Bùi Ước và Hoàng
Duy Tân, có nêu một chi tiết rất quan trọng về chủ quyền của ta đối với Hoàng
Sa: “Nước Việt Nam ta ở buổi sơ quốc thường chọn những người đinh tráng ở
hai bộ An Hải và An Vinh mà đặt đội Hoàng Sa”.
Sách “Đại Nam nhất thống chí” do đích thân vua Tự Đức ra chỉ thị biên soạn, bắt

đầu từ năm 1865 nhưng đến năm 1882 mới xong. Sau đó, sách được soạn lại và
đến năm Duy Tân thứ 3 (1910) mới hoàn chỉnh.
Trong 17 quyển thì quyển 6, phần Quảng Ngãi có nói về Hoàng Sa: “Phía Nam kề
tỉnh Bình Định... phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới
hạn... Phía Tây Bắc nổi lên một cồn, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước...
gọi là “Bàn Than Thạch”.
Sách “Quốc triều chính biên toát yếu” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm
1909, gồm 6 quyển, trong đó có một đoạn nói về quần đảo Hoàng Sa: “Năm Bính
Thân thứ 17 (1836), tháng 12, tàu buôn Anh Cát Lợi qua bãi Hoàng Sa, bị cạn
ghé vào biển Bình Định hơn 90 người. Vua sai tìm nơi cho ở và cấp tiền gạo”.
Những cuốn sách đầy ắp sử liệu nói trên đã khẳng định đanh thép chủ quyền của
nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa. Với nhà bác học toàn tài Phan Huy Chú,
bằng những trang viết về Hoàng Sa, đã thêm một lần chứng tỏ tài năng đa dạng
của mình và thể hiện tình yêu đất nước sâu nặng của một người dân Phủ Quốc,
xứ Đoài.Tài liệu: Niên biểu Việt Nam – NXB KHXH, H, 1984Từ điển văn hóa VN,
NXB VHTT, H, 1993 Theo Đỗ Lăng (baohatay.com.vn)
2
3

×