Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

ĐỀ ÁN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 62 trang )

Nhân dân / số 20251 / trang 3 / ngày 14.2.2011

Ống tre tiết kiệm và hũ gạo tình thương
Thôn Xe Re, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 72 hộ gia đình,
trong đó có 52 hộ gia đình theo đạo Công giáo và Tin Lành.
Những năm qua, phụ nữ thôn Xe Re luôn giúp đỡ lẫn nhau trong làm ăn, xóa đói,
giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Ðặc biệt, sau ba năm triển khai thực hiện
Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' ở thôn Xe Re
có nhiều hoạt động đạt hiệu quả tốt.
Men theo con đường nhỏ, chúng tôi ra thăm những thửa ruộng nước tươi xanh
của Pỉ Kè, một phụ nữ tuổi đã cao nhưng vẫn cần cù lao động và trở thành điển hình
làm kinh tế giỏi ở thôn Xe Re. Ðang làm cỏ dưới ruộng, đôi chân lội bùn đến đầu gối,
mồ hôi ướt đẫm chiếc áo truyền thống của người Vân Kiều, thấy chúng tôi đến, Pỉ Kè
vui vẻ chào rồi vội vã lên bờ, đưa khách vào thăm nhà. Căn nhà sàn bằng gỗ khá
khang trang của Pỉ Kè nằm dưới sườn một quả đồi vào mùa này thật mát mẻ. Rót nước
lá rừng mời khách, Pỉ Kè cởi mở: 'Ðược Hội LHPN huyện Hướng Hóa và xã Hướng
Tân tín chấp cho vay vốn, cách đây vài năm, gia đình tôi đầu tư trồng sáu ha cà-phê,
vài sào ruộng nước và chăn nuôi rất nhiều trâu, bò, dê. Từ đó, đời sống gia đình dần
dần đã thoát nghèo. Bây giờ, đã gần 70 tuổi, sức khỏe không cho phép làm nhiều nên
khi các con trai lập gia đình, tôi đã chia gần hết số tài sản nói trên và mong muốn các
con phải biết cách làm ăn, phát triển kinh tế. Hiện nay, tôi đầu tư trồng một ha cà-phê,
gần một ha rừng tràm, ba sào ruộng nước và chăn nuôi bốn con trâu. Thực hiện tiết
kiệm, hằng ngày, trước khi nấu cơm, tôi trích một ít gạo bỏ vào bầu (quả bầu phơi
khô) và mỗi lần có thu nhập từ khoản gì tôi cũng trích một ít tiền bỏ vào ống tre. Ðến
đợt, tôi cùng các chị em khác góp gạo, đập ống tre để tạo quỹ cho những phụ nữ nghèo
mượn vốn quay vòng'.
Bận rộn với nhiều việc, vừa là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Xe Re, chị Hồ
Thị Xuân còn kiêm cộng tác viên dân số, Dự án Tầm nhìn thế giới và dự án hỗ trợ nuôi
con bằng sữa mẹ của Tổ chức Save the children. Với chị, nhờ tham gia nhiều hoạt
động nên có kinh nghiệm trong việc giúp bà con thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo,


chính sách dân số..., góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương. Những lúc rảnh rỗi, chị dành thời gian quản lý cửa hàng tạp hóa của gia
đình và cùng chồng trồng gần một ha cà-phê, đồng thời thu mua cà-phê cho bà con ở
trong thôn khi đến vụ. Tấm gương của chị được nhiều chị em trong Chi hội Phụ nữ nể
phục và noi theo.
Bà con giáo dân thôn Xe Re sống đoàn kết, tương thân tương ái; an ninh, trật tự
trên địa bàn luôn được giữ vững. Số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên đều tham gia sinh hoạt
Chi hội phụ nữ thôn. Các phong trào, hoạt động do các cấp Hội Phụ nữ phát động luôn
được chị em ở đây đồng tình, hưởng ứng. Chị Hồ Thị Xuân cho biết: Tính đến nay, chị
em phụ nữ Xe Re đã có nhiều mô hình tiết kiệm thiết thực, như: phát động phong trào
tiết kiệm bằng ngày công, mỗi chị tham gia làm công một ngày tính bình quân khoảng
30 nghìn đồng/ngày/người, nếu chị nào vắng không tham gia thì đóng góp 30 nghìn
đồng, góp quỹ 100 nghìn đồng/người. Số tiền thu được 7,1 triệu đồng đã giúp bảy chị
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay vốn đầu tư chăn nuôi, sản xuất. Mô hình tiết kiệm

1


khác là 'nuôi heo ống tre' đã phát động ba đợt, qua hai đợt đầu 'mổ heo' thu được 6,6
triệu đồng để giúp các chị có hoàn cảnh khó khăn vay vốn quay vòng.
Ngoài ra, mô hình thực hiện tiết kiệm bằng 'Hũ gạo tình thương' cũng thu được
kết quả cao. Trước mỗi lần nấu cơm, chị em trong thôn bỏ một ít gạo vào cái bầu, khi
nào đầy thì gom lại hỗ trợ những hộ nghèo. Hiện có 47 chị em được Ngân hàng Chính
sách - Xã hội huyện Hướng Hóa cho vay vốn, với tổng số tiền gần một tỷ đồng. Các
chị luôn có ý thức cao trong việc trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn.
Chi hội Phụ nữ thôn Xe Re đã được Huyện ủy, Hội LHPN huyện Hướng Hóa
khen thưởng trong đợt tổng kết Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh' về thực hiện có hiệu quả các mô hình tiết kiệm; được Ngân hàng
Chính sách - Xã hội tỉnh Quảng Trị tặng giấy khen tổ vay vốn thực hiện tốt việc trả
vốn và lãi đúng thời hạn.

Trên tinh thần noi theo tấm gương Bác Hồ, chị em phụ nữ thôn Xe Re quyết
không cam chịu đói nghèo, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia
đình và xã hội, cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, góp phần đổi mới diện mạo của
một bản làng vùng nghèo khó.
Nguyễn Văn Hai và Ngọc Trang

Nhân dân / số 20252 / trang 3 / ngày 15.2.2011

Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
Những làng quê nông thôn mới ở Quảng Trị đang đổi thay từng ngày, đường
làng được bê-tông hóa rộng rãi, những ngôi nhà khang trang được xây dựng. Ðó
là một số ghi nhận ở những làng quê nông thôn mới ở Quảng Trị những ngày đầu
xuân.
Long Quang là thôn điển hình của xã Triệu Trạch, đơn vị duy nhất của huyện
Triệu Phong được chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Người dân Long
Quang rất phấn khởi đón xuân mới trong niềm vui đổi mới của quê hương. Vừa chăm
sóc mấy khóm hoa trước ngõ, lão nông Phan Tư Bôn cho biết: Trước đây đường thôn,
xóm ở Long Quang vừa nhỏ, vừa lầy lội khi mùa mưa về. Việc đi lại của người dân
gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, mấy
năm nay đường sá vào thôn xóm dần được bê-tông kiên cố, việc vận chuyển nông sản,
hàng hóa của người dân thuận lợi hơn, mọi người có điều kiện mở rộng sản xuất. Ðời
sống nhân dân ngày càng khấm khá, nhà xây nhà ngói thi nhau mọc lên từ đầu đến
cuối thôn, ai cũng thấy vui và tự hào. Thấy được lợi ích rõ nét từ chủ trương xây dựng
nông thôn mới của Ðảng và Nhà nước, cho nên ngay khi nghe cán bộ xã phổ biến kế
hoạch triển khai, ông Bôn cùng bà con đã hưởng ứng, quyết tâm đoàn kết phấn đấu
thực hiện tốt các tiêu chí đề ra. Khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển
khai, ý thức của mỗi người dân Long Quang đều được nâng lên; ai cũng chú ý chỉnh
trang nhà cửa, đường làng ngõ xóm, cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung... Chủ tịch
UBND xã Triệu Trạch Trương Duy cho biết, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, xã đã
tích cực phát huy tốt nguồn lực tại chỗ để từng bước đưa địa phương phát triển đi lên.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã có sự đồng thuận, đoàn kết của toàn dân.
Ðến nay, xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, những tiêu chí còn
lại cơ bản đã đạt từ 70 đến 80%.

2


Cũng như Triệu Trạch, Hải Thượng là xã duy nhất của huyện Hải Lăng được lựa
chọn để xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Chủ tịch UBND xã Hải Thượng
Lê Ngọc Anh phấn khởi cho biết: Bằng thực lực của địa phương cùng với sự hỗ trợ của
các cấp, xã đã đạt được 10 trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện xã
không còn hộ dân nào phải ở trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát; hơn 80% số hộ đã
có nhà kiên cố, hơn 90% số hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Là địa
phương phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp, các HTX của Hải Thượng hoạt động
rất hiệu quả, riêng HTX Ðại An Khê nhiều năm liền được công nhận là HTX điển hình
của tỉnh. Trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, chính trị, xã hội và an ninh trật tự,
xã Hải Thượng đều đạt yêu cầu trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ngay từ khi
được chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, giai đoạn 2010-2015, chính
quyền Hải Thượng đã triển khai tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân về
những tiêu chí phấn đấu và đề ra phương pháp thực hiện. Trên cơ sở những thành tựu
bước đầu đạt được, đại bộ phận người dân đều nhận thấy ý nghĩa thiết thực và sự cần
thiết của việc tiến hành xây dựng nông thôn mới để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển tổng hợp cả về kinh tế,
văn hóa, xã hội, môi trường, tạo sinh kế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây
dựng hệ thống chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Tỉnh Quảng Trị có tám xã
được chọn để triển khai xây dựng thí điểm là: Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh), Gio Phong (Gio
Linh), Triệu Trạch (Triệu Phong), Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị), Hải Thượng (Hải Lăng),
Cam Thủy (Cam Lộ), Mò Ó (Ða Krông) và xã Thuận (Hướng Hóa). UBND tỉnh
Quảng Trị giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ban, ngành
liên quan, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các xã được chọn thí điểm xây dựng

các đề án với mục tiêu trong năm 2011 sẽ hoàn thành quy hoạch của tám xã điểm; đến
năm 2015 các xã trên sẽ đạt tiêu chí nông thôn mới theo quy định của Chính phủ. Tuy
mới bắt tay vào xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới nhưng so với mười năm
trước, bộ mặt nông thôn Quảng Trị hiện đã có nhiều khởi sắc. Trên cơ sở những thành
tựu bước đầu mà các địa phương như Hải Thượng, Triệu Trạch đã đạt được, có thể tin
tưởng các xã điểm sẽ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
Dương Vương Lợi

Nhân dân / số 20256 / trang 1+4 / ngày 19.2.2011

Quảng Trị đề ra các giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội năm 2011
Hội nghị BCH Ðảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 2 (khóa 15) và kỳ họp thứ 22,
HÐND tỉnh khóa 5 đã quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2011 của tỉnh
là: Ðẩy mạnh phát triển sản xuất; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm
2010, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội,
cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an
ninh và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập
quốc tế.

3


Mục tiêu đề ra là
phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế từ 11 đến
12%; GDP bình quân
đầu người đạt 19 đến 20
triệu đồng; tổng thu

ngân sách Nhà nước
đạt một nghìn tỷ đồng;
tổng vốn đầu tư phát
triển xã hội từ 5.600 đến
5.700 tỷ đồng; sản
lượng lương thực có hạt
22,4 vạn tấn; trồng mới
rừng tập trung năm
nghìn ha; tỷ lệ lao động
May hàng xuất khẩu tại công ty.
qua đào tạo đạt 35,5%;
tạo việc làm mới cho
9.500 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,5 đến 3% và hoàn thành quy hoạch xây dựng
nông thôn mới tại tám xã điểm...
Ðể thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, tỉnh Quảng Trị tập trung tuyên truyền,
quán triệt các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ðại hội Ðảng các cấp,
Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 15, Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ XI
của Ðảng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 của tỉnh đến các cấp,
ngành, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Tiến hành rà soát các chương
trình hành động, nghị quyết chuyên đề, các chủ trương, định hướng của Ðảng bộ đã
ban hành trong những năm qua để tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm,
đề ra các giải pháp và các quyết sách mang tính đột phá. Tập trung tạo lập môi trường
thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển mạnh các loại hình doanh
nghiệp; tạo chuyển biến trong phát triển các ngành kinh tế, trước hết là vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm
2011 - 2015. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ đầu tư của các thành phần
kinh tế, tăng cường công tác quản lý đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư. Ðẩy mạnh cải
cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung chỉ đạo
công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HÐND các cấp. Chú trọng
công tác kiện toàn tổ chức, cơ cấu, bộ máy chính quyền địa phương nhiệm kỳ mới;

tiếp tục thực hiện công tác thí điểm không tổ chức HÐND ở bảy huyện, 13 phường
trên địa bàn tỉnh. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là vùng
sâu, vùng khó, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng bị thiên tai nhằm đưa đời sống
của người dân trong tỉnh không ngừng được cải thiện.
PV và TTXVN

Quân đội nhân dân / số 17901 / trang 3 / ngày 14.2.2011

Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào

Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào
Kỳ 1: Tọa sơn nghênh mãnh quỷ
4


Chiến tranh đã lùi xa, nhưng trong ký ức của những người tham gia Chiến
dịch Đường 9 - Nam Lào 1971 chắc chắn sẽ còn đọng mãi cảnh tượng về sự tháo
chạy hoảng loạn của quân ngụy Sài Gòn trong cuộc hành quân với bí danh “Lam
Sơn 719”. Thất bại thảm hại của cuộc hành quân này đã góp phần làm lung lay
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, mở ra thời cơ mới thuận lợi cho
cách mạng 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).
Sau khi buộc phải chấm
dứt ném bom miền Bắc, Mỹ
đã nỗ lực tập trung lực lượng
không quân chiến thuật của
Hạm đội 7, không quân chiến
lược B52, nhằm đánh phá
đường hành lang, vận chuyển
chiến lược của ta. Mặc dù đã
làm cản trở trong việc tiếp tế

và phá được một số kho tàng
của ta, nhưng ý đồ của Mỹ
vẫn không thực hiện một
cách triệt để. Chính vì vậy,
Bộ đội Việt - Lào truy kích địch trên Đường 9. Ảnh tư liệu. trong tư duy của giới quân sự
Mỹ mà nòng cốt là hội đồng
an ninh quốc gia đã cố vấn cho Tổng thống Mỹ Ních-xơn là phải đánh phá việc bảo
đảm hậu cần của ta ngay từ gốc. Chính vì vậy, cuối năm 1970, Mỹ đã chủ trương tiến
hành cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh vào Đường 9 - Nam Lào, cắt tuyến vận
chuyển chiến lược của ta, làm cho lực lượng vũ trang ta ở miền Nam suy yếu, không
thể đánh tập trung quy mô lớn trong mùa khô 1971, 1972 để Mỹ dễ dàng thực hiện âm
mưu “Việt Nam hóa chiến tranh” giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Để thực hiện cuộc hành quân quy mô lớn này, Mỹ - ngụy đã tập trung một lực
lượng lớn gồm nhiều đơn vị cơ động, chiến lược tinh nhuệ nhất của quân ngụy, có sự
chi viện rất mạnh của không quân Mỹ, cụ thể bao gồm: 3 Sư đoàn (Sư đoàn Dù, Sư
đoàn Thủy quân lục chiến, Sư đoàn Bộ binh 1) liên đoàn 1 biệt động quân, Trung đoàn
4, 5 thuộc Sư đoàn bộ binh 2, 4 thiết đoàn thiết giáp (4, 7, 11, 17). Quân Mỹ hậu thuẫn
phía sau và tham chiến cùng quân ngụy với 12 tiểu đoàn bộ binh và bộ binh cơ giới
bao gồm: 5 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 101 dù; 4 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1; Sư đoàn 5
bộ binh cơ giới và 3 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn A-mê-ri-cơn, 8 tiểu đoàn pháo binh (155
đến 175mm). Hơn 600 máy bay các loại, trong đó có 500 máy bay lên thẳng và lên
thẳng vũ trang, đây là số lượng máy bay lên thẳng tham gia chiến đấu lớn nhất và duy
nhất trong một chiến dịch kéo dài 3 tháng của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ngoài ra
còn có 300 máy bay phản lực hầu hết là tiêm kích bom, 50 máy bay vận tải (C130,
C123) và 50 máy bay chiến lược B52 sẵn sàng tham chiến.
Kế hoạch tác chiến của địch là nhanh chóng đánh chiếm Sê Pôn, chiếm giữ đoạn
đường Bản Đông - Sê Pôn đánh phá kho tàng, đường sá xung quanh Sê Pôn, phía bắc
lên tới Kho Vinh, Na Thôn, phía tây nam đến Mường Phìn nhằm phối hợp với lực
lượng ngụy Lào từ phía tây tiến sang. Tiếp đó cơ động lực lượng xuống đánh phá kho
tàng khu vực từ Sa Đi, Mường Noọng, A Túc đến A Sầu, A Lưới thuộc tỉnh Thừa

Thiên. Thời gian địch dự định cuộc hành quân khoảng 90 ngày, kết thúc trước mùa
mưa ở Nam Lào (tháng 5 năm 1971). Cụ thể gồm 4 giai đoạn:

5


Giai đoạn 1, từ ngày 30-1 đến ngày 7-2-1971, thực hiện cơ động lực lượng,
chiếm lĩnh trận địa xuất phát tấn công.
Giai đoạn 2, từ ngày 8 đến ngày 14-2-1971, tiến công chiếm các mục tiêu Bản
Đông và Sê Pôn.
Giai đoạn 3, từ ngày 15-2 đến ngày 12-3-1971, lùng sục, đánh phá kho tàng.
Giai đoạn 4, từ ngày 13-3 đến đầu tháng 5-1971, chuyển xuống đánh phá các kho
tàng phía nam từ Sa Đi, Mường Noọng, A Túc đến A Sầu, A Lưới.
Để phục vụ cho kế hoạch hành quân chính thức, ngay từ tháng 11-1970, địch đã
tiến hành một kế hoạch nghi binh lớn, tung tin chuẩn bị tiến công ra miền Bắc (Nam
Quân khu 4) nhằm đánh lạc hướng, phân tán sự chuẩn bị và kế hoạch đối phó của ta
trên hướng tấn công chính của chúng. Địch hy vọng, với kế hoạch tác chiến như trên,
chúng sẽ đạt được mục đích cuộc hành quân, sẽ nhanh chóng chặn được tiếp tế, phá
được kho tàng của ta, tránh được tác chiến lớn với chủ lực của ta, địch cho rằng đối
tượng tác chiến chủ yếu của chúng ở đây là bộ đội bảo vệ hành lang và kho tàng, còn
chủ lực của ta vừa bị phân tán không thể cơ động đến kịp.
Để đối phó với địch, quyết tâm của ta là bằng mọi giá phải bảo vệ bằng được
Đường mòn Hồ Chí Minh; bất luận hoàn cảnh nào cũng phải sẵn sàng để đánh địch
trên các hướng, nếu địch đánh ra Đường 9 thì đó là cơ hội cho ta tiêu diệt chúng. Ở
khu vực này địch và ta đều có thể tác chiến lớn hiệp đồng binh chủng. Tuy nhiên, địch
ít có thuận lợi hơn ta vì tác chiến xa căn cứ hậu phương chiến lược. Với ta, đây là
chiến trường nối liền với hậu phương, ta có nhiều điều kiện phát huy sức mạnh của
hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến, thuận lợi cho tập trung nhiều lực lượng, nhiều
binh chủng đánh những trận hiệp đồng tiêu diệt lớn, hơn nữa lại là chiến trường hoạt
động quen thuộc của nhiều sư đoàn chủ lực của ta đặc biệt là Sư đoàn 304 suốt từ năm

1968 đến 1971 liên tục hoạt động ở địa bàn Đường 9 - Nam Lào cùng với các đơn vị
tại chỗ thuộc Đoàn 559. Các đơn vị tham gia chiến dịch như: Sư đoàn 304, Sư đoàn
308, Sư đoàn 320, Sư đoàn 324, Sư đoàn 2… tổ chức các đoàn cán bộ đi chuẩn bị
chiến trường.
Trong lúc công tác chuẩn bị chiến trường của ta đang diễn ra khẩn trương thì
ngày 27-1-1971 địch tập trung các hoạt động nghi binh vào khu vực nam Quân khu 4.
Trên hướng mặt trận Đường 9 Bắc Quảng Trị, địch tung nhiều toán biệt kích, thám báo
ra khu vực ven Đường 9 thăm dò lực lượng ta, đồng thời cho quân nống ra 4 xã bờ
nam sông Bến Hải dọc theo khu phi quân sự.
Sau khi địch đánh phá ác liệt vào các mục tiêu ven Đường 9 và sâu vào các tuyến
vận tải của ta ở phía tây bắc Đường 9 lên giáp biên giới Việt - Lào, ngày 30-1 một
trung đoàn hỗn hợp của Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ mở trận càn “Đi-nê-cu-ni-on” dọc
Đường 9 phía nam khu phi quân sự, chiếm lại khu vực Khe Sanh để làm bàn đạp cho
cuộc tiến công sang Nam Lào và nghi binh cho quân ngụy Sài Gòn mở cuộc hành quân
“Lam Sơn 719” đánh sang khu vực Đường 9 - Nam Lào.
Ngay sau khi địch triển khai lực lượng, theo chỉ thị của Bộ, Bộ tư lệnh mặt trận
Đường 9 - Bắc Quảng Trị do đồng chí Nguyễn Anh Đệ làm tư lệnh đã khẩn trương cơ
động lực lượng đánh địch nhằm tiêu hao một phần sinh lực, phương tiện, làm chậm
bước tiến của địch tạo điều kiện cho các đơn vị chủ lực bộ triển khai lực lượng đánh
địch trên các hướng.

6


Do đó, khi cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của địch bắt đầu, cũng là lúc Bộ
Chính trị chỉ thị cho Quân ủy Trung ương: “Nhất thiết phải đánh thắng trận này dù có
phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào, vì đây là một trận có ý
nghĩa về chiến lược”.
Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Chính trị, ngày 6 tháng 2 năm
1971 Bộ quyết định thành lập Bộ tư lệnh mặt trận Đường 9 - Nam Lào (Bí danh Bộ tư

lệnh 702). Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng và Thiếu tướng Lê
Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị được cử làm Tư lệnh và Chính ủy
chiến dịch. Đại tá Cao Văn Khánh làm Phó tư lệnh, Đại tá Hoàng Phương làm Phó
chính ủy. Đây là Bộ tư lệnh có đủ quyền hạn và khả năng chỉ huy, tất cả các lực lượng
tham gia chiến dịch và tổ chức hiệp đồng với các chiến trường có liên quan như: Bộ tư
lệnh B70, Đoàn 559, Bộ tư lệnh Đường 9 Bắc Quảng Trị, B4, Quân khu 4, lực lượng
vũ trang của bạn ở Nam Lào. Đồng thời Quân ủy Trung ương giao cho Đảng ủy và Bộ
tư lệnh chiến dịch nhiệm vụ cụ thể là:
Tiêu diệt lớn và làm tan rã thật nhiều quân ngụy, phá hủy nhiều phương tiện
chiến tranh của chúng. Tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quân Mỹ, đánh cho địch một
đòn chí mạng.
Giữ vững tuyến vận chuyển chiến lược, bảo vệ tốt kho tàng của ta. Đây là một
nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, một điểm đặc biệt của chiến dịch cần hết sức coi
trọng và quán triệt đầy đủ trong thực hành.
Phối hợp với các chiến trường, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đẩy mạnh
tiến công địch toàn diện, nhất là đánh phá “bình định” của địch.
Bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hậu phương lớn luôn vững vàng
trong mọi tình huống.
Trận này nhất định phải đánh thắng vì là một trong những trận có ý nghĩa quyết
định về chiến lược; phải nhân cơ hội này mà rèn luyện bộ đội chủ lực trưởng thành lên
một bước mới trong tác chiến tập trung lớn có nhiều binh chủng hiệp đồng chiến đấu.
Sau một thời gian chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu, tổ chức luyện tập theo
phương án, lần lượt các đơn vị bí mật hành quân vào chiến trường, chiếm lĩnh các khu
vực sẽ tác chiến, kiên trì chờ địch, giấu quân tránh thám báo và máy bay trinh sát địch
lùng sục phát hiện lực lượng ta. Đồng thời tổ chức cho bộ đội ăn tết sớm để sẵn sàng
bước vào những trận đánh lớn ác liệt dài ngày. Bộ đội ta lặng lẽ, háo hức chuẩn bị chờ
quân địch tới, một không khí lạc quan, chủ động và tự tin hiện lên nét mặt của từng
cán bộ, chiến sĩ.
Từ khu vực Khe Sanh, nơi triển khai chiếm lĩnh trận địa xuất phát tấn công, ngày
8 tháng 2 năm 1971, địch mở cuộc hành binh ào ạt tiến công vượt biên giới Việt - Lào

với 6 trung, lữ đoàn quân ngụy, trên 3 hướng:
Hướng chủ yếu do chiến đoàn đặc nhiệm gồm Lữ đoàn dù số 1, hai Thiết đoàn
11, 17 tiến công theo trục Đường 9 bằng cơ giới và thiết giáp; Tiểu đoàn 9 thuộc Lữ
đoàn dù số 1 cơ động bằng máy bay lên thẳng, đổ bộ đánh chiếm Bản Đông.
Hướng thứ yếu gồm Lữ đoàn dù số 3 ngụy và tiểu đoàn biệt động quân do Đại tá
Nguyễn Văn Thọ chỉ huy cơ động bằng máy bay lên thẳng đổ quân đánh chiếm và
thiết lập các căn cứ hỏa lực ở các điểm cao 500, 316, 655 (Phu A Rinh) 543, 532, 546,
570, 611.

7


Hướng thứ yếu khác do Sư đoàn 1 bộ binh ngụy đảm nhiệm đánh chiếm đồi Cô
Bốc các điểm cao 619, 537, 550, 532, 540.
Phút chốc trên bầu trời và dưới mặt đất không còn yên tĩnh nữa bởi hàng trăm
máy bay lên thẳng, máy bay phản lực, xe tăng cơ giới địch ầm ầm tiến quân làm rung
chuyển bầu trời, mặt đất. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch bắt đầu.

Kỳ 2: Còn người còn chốt, bị thương không rời
trận địa
Thực hiện quyết tâm tác chiến của bộ chỉ huy Chiến dịch Đường 9-Nam Lào, các
lực lượng ém quân trên các hướng. Các chốt chặn của chiến dịch được lệnh nổ súng
chia cắt, ngăn chặn làm giảm nhịp điệu tiến công của địch, tạo ra những yếu tố bất
ngờ, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch, bảo vệ kho tàng
giao thông vận chuyển. Các lực lượng cơ động, chủ lực phục kích, tập kích ngăn chặn
địch ở Bản Đông.
Ngày 8-2-1971 trên
hướng tấn công chủ yếu
của địch, bộ đội ta đã bẻ
gãy nhiều đợt tấn công của

quân ngụy Sài Gòn. Khi
chúng vượt qua biên giới
Việt Nam sang Lào, bộ đội
ta vẫn giữ vững các điểm
chốt.
Đặc biệt, 16 giờ chiều
ngày 8-2-1971 tại khu vực
đường 16, Trung đoàn 88
thuộc Sư đoàn 308, vừa cơ
Các chiến sĩ Quân giải phóng trong trận tiêu diệt động tới A Lia thì gặp địch
Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn dù 3 - ngụy quân tại chân cao đổ quân xuống điểm cao
316, sát trận địa pháo của
điểm 402 và Đồi Không tên. Ảnh tư liệu.
ta ở Làng Sen. Trung đoàn
trưởng 88 ra lệnh cho Tiểu đoàn 6 vận động tấn công, bao vây đánh thiệt hại nặng Đại
đội 3, Tiểu đoàn biệt động quân 21 diệt 80 tên, bảo vệ an toàn trận địa pháo. Chiều 102 quân địch chiếm được Bản Đông. Ta quyết tâm vây đánh không cho chúng tiến lên
Sê Pôn. Đêm 11-2, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 88 và Đại đội 9 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 64
phối hợp tập kích Tiểu đoàn 2 thuộc Lữ đoàn dù số 1 ở Bắc Sê Num. Tiếp đó, đến
ngày 12-2 Tiểu đoàn 4 (thiếu Đại đội 2) được tăng cường Đại đội 9, Tiểu đoàn 6 thuộc
Trung đoàn 88 tập kích Tiểu đoàn biệt động quân 39 vừa đáp máy bay trực thăng
xuống điểm cao 500. Trong 2 trận đánh ở Sê Num và điểm cao 500 ta chỉ tiêu diệt
được một số sinh lực địch, hiệu suất chiến đấu thấp. Dù vậy, quân địch sợ hãi phải co
cụm lại không dám bung ra lùng sục ngoài căn cứ.
4 giờ sáng ngày 9-2-1971, từ Sở chỉ huy Trung đoàn 24 (Sư 304) - đây là lần đầu
tiên Trung đoàn 24 vừa làm nhiệm vụ chốt chiến dịch vừa thực hiện chiến thuật bao
vây công kích địch, Trung đoàn trưởng Lê Đắc Long nhận được điện của Tư lệnh
trưởng Sư đoàn 308 Nguyễn Hữu An “địch đang tiến vào cầu Ka Ky và điểm cao 351,

8



311”. Ngay lập tức Trung đoàn trưởng điện qua bộ đàm 2 WPRC25 cho Chính trị viên
phó Đại đội 7 Lê Mã Lương đang chỉ huy trung đội chốt chặn điểm cao 351. Vừa triển
khai nhiệm vụ cho 3 tiểu đội bộ binh và tiểu đội hỏa lực theo chỉ thị của Trung đoàn
trưởng, chưa kịp về vị trí chỉ huy thì cả trận địa chốt C7 của Lê Mã Lương ngập chìm
trong khói lửa, tiếng nổ của pháo binh và trọng liên từ trên máy bay trực thăng vũ
trang địch. Trong 2 giờ chiến đấu, cán bộ chiến sĩ Đại đội 7 đã đánh lui 5 đợt tiến công
của địch, tiêu diệt gần 2 đại đội lính dù và biệt động quân, riêng Lê Mã Lương diệt 14
tên. Ngày 11 và 12-2 tại khu vực cầu KaKy, các đơn vị súng máy cao xạ của Trung
đoàn 24, Trung đoàn 102 bắn rơi 30 máy bay lên thẳng của địch. Kẻ thù khiếp đảm khi
phải qua “con đường máu lửa” mà chốt cầu Ka Ky 351 do đơn vị anh chốt giữ suốt
thời gian chiến dịch mở ra và kết thúc là cửa tử đối với địch khi chúng hành quân lên
Bản Đông và khi chúng rút chạy về Khe Sanh.
Ngày 11-2-1971, Phùng Quang Thanh-Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9,
Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội chốt giữ đồi
Không Tên. Địch dùng 1 đại đội có máy bay yểm trợ, chia làm 2 mũi tấn công chốt.
Phùng Quang Thanh chỉ huy tiểu đội chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt 38 tên, đẩy
lùi địch ra xa, riêng Phùng Quang Thanh diệt 8 tên. Hai ngày sau địch lại tiến công lên
chốt, Phùng Quang Thanh bị thương, cấp trên cho lui về tuyến sau nhưng anh xin ở lại
chiến đấu. Phùng Quang Thanh nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn cho vào túi đeo
quanh người nhờ y tá băng và treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu tiểu đội
xung phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội địch.
Riêng tiểu đội do anh chỉ huy diệt 37 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng. Sau trận thắng ở đồi
Không Tên, quân địch không dám ra lùng sục dọc đường 16A.
Như vậy, sau 5 ngày quân địch liều mạng tiến công, từ ngày 8 đến 13-2-1971,
chúng đã bị thiệt hại nặng, nhiều kế hoạch triển khai lực lượng, bị ta phá vỡ, buộc
chúng phải hủy bỏ hoặc điều chỉnh, do đó tốc độ tiến quân và các mục tiêu đánh chiếm
đạt được rất thấp. Trước tình hình đó, kế hoạch tác chiến của Bộ chỉ huy chiến dịch là
kiềm chế địch trên các hướng, đồng thời thực hiện chia cắt đường 9, con đường độc
đạo nối thông từ Quảng Trị Việt Nam qua tỉnh Sa-van-na khệt Lào bao vây, cô lập lực

lượng tinh nhuệ ở Bản Đông. Chặn lực lượng địch tiến lên Sê Pôn. Nếu quân địch
chọc thủng tuyến bao vây, chia cắt để lên được thì lập tức tập trung lực lượng đủ mạnh
buộc địch sa lầy và bị tiêu diệt lớn ở đó. Từng bước điều chỉnh lực lượng nhằm triển
khai thế trận phản công, toàn chiến dịch. Thực hiện đúng kế hoạch tác chiến ngày 152-1971 các đơn vị trên cả ba hướng chiến dịch bắt đầu mở đợt phản công, tiêu diệt
địch.
Trên hướng chủ yếu, sừng sững điểm cao 500 do Tiểu đoàn số 39 liên đoàn biệt
động quân số 1 ngụy chiếm giữ được chọn là mục tiêu “đột phá khẩu”. Đây là điểm
cao khống chế có ý nghĩa về chiến thuật nằm sát trục đường 16b, nối đường 16A với
Bản Đông. Tiểu đoàn số 39 là tiểu đoàn thiện chiến với trang bị hỏa lực mạnh lại được
hỏa lực pháo binh và Không quân Mỹ chi viện. Địch coi đây là một chốt chặn quan
trọng trên hướng Bắc.
Ý thức được trận đánh điểm cao 500 có ý nghĩa then chốt tác động đến sự phát
triển của chiến dịch, vì vậy Bộ tư lệnh Sư đoàn 308 quyết định chọn trung đoàn chủ
công 102 do Trung đoàn trưởng Hoàng Ngọc Tý và Chính ủy Nguyễn Hữu Ích chỉ huy
thực hiện trận đánh quan trọng này. Từ ngày 16-2-1971 đến ngày 20-2-1971, ta dùng
các thủ đoạn chiến thuật vây lấn hỏa lực chế áp, phá hoại các mục tiêu, không quân

9


địch khó khăn trong việc tiếp ứng cho điểm cao 500, vì vậy quân địch chống trả ngày
càng yếu ớt. Đến chiều ngày 20-2-1971, quân ta hoàn toàn làm chủ điểm cao 500, tiểu
đoàn biệt động quân 39 bị xóa sổ.
Thừa thắng, trưa ngày 25-2-1971 được hỏa lực pháo binh chi viện, bộ binh Trung
đoàn 64 và xe tăng phối thuộc tấn công vào căn cứ 31. Mặc dù địch tập trung pháo
binh và không quân bắn ngăn chặn quyết liệt nhằm chi viện cho lực lượng phản kích,
nhưng chiều 25-2 chiến sĩ Trung đoàn 64 đã làm chủ căn cứ 31, tiêu diệt gọn Tiểu
đoàn dù 3, Tiểu đoàn pháo binh và sở chỉ huy Lữ đoàn dù số 3, bắt sống viên Đại tá
Nguyễn Văn Thọ và toàn bộ cơ quan tham mưu lữ đoàn.
Ngày 26-2-1971, sau khi Lữ đoàn dù số 3 bị tiêu diệt. Địch buộc phải tổ chức lại

sư đoàn dù, tổ chức thành 2 lữ đoàn gồm 7 tiểu đoàn và 1 tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn
dù có nhiệm vụ trấn giữ Bản Đông, và giải tỏa đường 9 giảm áp lực chia cắt của ta.
Như vậy là ở cánh phía Bắc, sau khi đổ quân chiếm các điểm cao, địch đã bị ta
vây hãm, ngăn chặn, bị diệt từng đơn vị, buộc địch ở Bản Đông phải cơ động lực
lượng lên phản kích cứu nguy nhưng không cứu vãn được tình thế.
Cho đến ngày 3-3-1971 ta đã chặn đứng được địch ở Bản Đông không cho địch
phát triển lên Sê Pôn bằng lực lượng thê đội 1 chiến dịch, buộc địch phải sử dụng thê
đội 2 chiến dịch tiếp tục kế hoạch tiến công lên Sê Pôn với mục tiêu hạn chế. Các lực
lượng của ta giữ vững Sê Pôn bảo đảm an toàn tuyến vận chuyển chiến lược bao vây,
chia cắt địch đồng thời điều động lực lượng chuẩn bị điều kiện để thực hành phản đột
kích lớn tiêu diệt lực lượng chiến dịch của địch. Lực lượng thê đội 1 và cả thê đội 2
chiến dịch của địch đều tổn thất nặng nề. Trong thế quẫn bách, hoang mang, lúng túng,
chúng vẫn tiếp tục liều lĩnh đổ quân lên Sê Pôn với mục đích phô trương vớt vát ảnh
hưởng về chính trị và nghị binh để rút quân mau lẹ. Vì vậy, địch sử dụng 2 tiểu đoàn
bộ binh thuộc Trung đoàn 2, Sư đoàn 1 bộ binh, đổ bộ bằng máy bay lên thẳng xuống
Đông Bắc Sê Pôn, cùng đi sẽ có cả phóng viên báo chí, thông qua đám phóng viên báo
chí địch tổ chức một cuộc họp báo để tuyên bố là chiếm được Sê Pôn. Nhưng kế hoạch
không thành, do quá khiếp sợ các phóng viên báo chí không dám liều mạng lên Sê Pôn
và 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 2, Sư bộ binh 1 ngụy cũng không thể tới được Sê Pôn
vì bị quân ta chặn đánh.
Trong quá trình ngăn chặn và phá thế tiến công của địch, các lực lượng của ta,
đặc biệt là các lực lượng tại chỗ, các chốt chiến dịch đã phát huy tốt tác dụng đánh
ngăn chặn, hạ máy bay, diệt cơ giới, nhiều phân đội đánh có hiệu suất cao, các đơn vị
B70 và Sư đoàn 324 đã tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, ngăn chặn từng bước và chặn
đứng được địch ở Bản Đông. Không cho địch thực hiện kế hoạch tiến lên Sê Pôn bằng
lực lượng thê đội 1 chiến dịch; phản đột kích mạnh mẽ, bẻ gãy hoàn toàn cánh Bắc của
địch, đánh thiệt hại nặng cánh Nam, triển khai được đội hình chiến dịch để hình thành
thế bao vây địch vững chắc.

Kỳ cuối: Cơn ác mộng của nguỵ quân

Để chuẩn bị điều kiện đánh đòn tiêu diệt quyết định của chiến dịch, Bộ tư lệnh
chiến dịch chủ trương: Tiêu diệt lực lượng của Sư đoàn bộ binh 1 ở nam đường 9 là
nơi địch sơ hở, đồng thời giữ vững Sê Pôn, Na Bo, chia cắt, bao vây và diệt địch ở các
điểm cao 550, 532, giữ vững Sa Đi - Mường Noọng.
Thực hiện chủ trương trên, Bộ tư lệnh chiến dịch điều Trung đoàn 64 của Sư đoàn
320 lên phía tây nhằm tăng cường giữ Sê Pôn, điều Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 cơ

10


động về phía tây dự bị cho Sư đoàn 2 và dự bị cho hướng Bản Đông, sử dụng Sư đoàn
2 (thiếu Trung đoàn 31) để tiến công tiêu diệt Sư đoàn 1 bộ binh địch, sử dụng Sư
đoàn 324 (thiếu Trung đoàn 2) tiến công tiêu diệt Lữ đoàn 147 Thuỷ quân lục chiến.
Đồng thời, sử dụng 3 trung đoàn: Trung đoàn 2 của Sư đoàn 324, Trung đoàn 102
của Sư đoàn 308 và Trung đoàn 24 của Sư đoàn 304 để cắt đường 9 đoạn từ Lao Bảo
đến Bản Đông, đồng thời đánh địch từ Lao Bảo đến Khe Sanh; Sư đoàn 2 cùng với lực
lượng phối thuộc, tăng cường bao vây, tiêu diệt Sư đoàn bộ binh số 1 nguỵ; sử dụng
Sư đoàn 308 để chuẩn bị tiêu diệt địch ở Bản Đông. Pháo binh chiến dịch được sử
dụng tập trung để đánh Bản Đông, Lao Bảo, Khe Sanh. Sau khi điều chỉnh và cơ động
lực lượng, ta đã hình thành thế bao vây, chia cắt cô lập địch trên từng khu vực, trong
khi ta vẫn giữ vững tuyến vận chuyển chiến lược, sẵn sàng chuẩn bị chuyển sang thực
hành tiến công lớn tiêu diệt lực lượng chiến dịch của địch.
Ngày 12-3-1971 ta mở
đợt 3 chiến dịch thực hiện
đòn tiêu diệt lực lượng địch
ở Bản Đông. Trung đoàn
102 thực hiện cắt đường 9,
trong trận đánh ở điểm cao
311 trung đoàn đã đánh lui
20 đợt phản kích của Lữ dù

số 2 diệt 450 tên địch, bắn
cháy 65 xe tăng, xe thiết
giáp, bắn rơi 3 máy bay.
Tại khu vực điểm cao 351,
các chiến sĩ Đại đội 2, Tiểu
Bắt sống xe bọc thép và máy bay trực thăng địch tại cửa đoàn 4 và Đại đội 7, Tiểu
đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư
ngõ Bản Đông. Ảnh tư liệu
đoàn 304 kiên trì giữ vững
trận địa chốt. Như vậy, các điểm chốt chặn của ta tại các điểm cao 311, 334, 351 đã
chặn đứng mọi hoạt động tiếp ứng của địch trên đường 9.
Sáng ngày 16-3-1971, Sư đoàn 2 - Sư đoàn trưởng là đồng chí Nguyễn Chơn
- được tăng cường Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320, thực hiện mệnh lệnh
của Tư lệnh chiến dịch đánh địch, mục tiêu tiêu diệt là Trung đoàn 1 bộ binh thuộc Sư
đoàn 1 nguỵ khi chúng bỏ điểm cao 723 chạy về hướng Đông Bắc và lọt vào khu vực
ta cài sẵn. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 141 từ các sườn núi cao đánh dốc xuống kẹp
chặt toàn bộ quân địch. Cùng lúc, Tiểu đoàn 40 của Trung đoàn Ba Gia vận động đánh
cắt ngang sườn đội hình của quân nguỵ đang tháo chạy.
Các chiến sĩ ta từ 3 hướng dũng mãnh xung phong vào đội hình đang rối loạn của
địch. Trung đội trưởng Lê Văn Phê của Tiểu đoàn 40 dẫn đầu 9 chiến sĩ dùng AK, lưỡi
lê, lựu đạn đánh gần diệt 40 tên địch, riêng Phê diệt 26 tên; đến trưa ngày 16 tháng 3,
toàn bộ Tiểu đoàn 1 của địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Lực lượng còn lại của Trung
đoàn 1 bộ binh nguỵ co cụm, phân tuyến để máy bay B52 ném bom vào đội hình quân
ta. Sau hai ngày tiến công, Sư đoàn 2 đã tiêu diệt và bắt sống 1.750 địch, diệt gọn
Trung đoàn 1 của Sư 1 nguỵ; bắn rơi 50 máy bay các loại, thu hàng trăm súng, pháo,
cối hạng nặng.

11



Ngày 19-3-1971, sau 7 ngày vận chuyển
gạo, đạn phục vụ chiến dịch, Tiểu đoàn 3,
Trung đoàn 27 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn
Huy Hiệu và Chính trị viên tiểu đoàn Trần
Xuân Gứng được lệnh cơ động diệt địch ở
động Na, Kế Sách, Ba Lào. Đường xa, địa
hình phức tạp, bộ đội thấm mệt nhưng với
quyết tâm không để địch chạy thoát, toàn tiểu
đoàn hành quân thâu đêm để kịp vào chiếm
lĩnh trận địa xuất phát tấn công. Chờ xe tăng
và thiết giáp địch lọt vào đội hình phục kích
của tiểu đoàn trên đường số 9, Nguyễn Huy
Hiệu dẫn mũi chủ yếu của tiểu đoàn đánh
thẳng vào giữa đoàn xe. Sau 1 giờ chiến đấu,
tiểu đoàn diệt gọn 28 xe tăng, thiết giáp, vận
Đại tá nguỵ Nguyễn Văn Thọ và các tù
tải và tiêu diệt gần 100 tên Mỹ - nguỵ.
binh bị bắt trong chiến dịch Đường 9 -

Trên hướng Bản Đông, các Trung đoàn bộ Nam Lào. Ảnh tư liệu
binh 66, 64, 36 có xe tăng, pháo binh, cao xạ
phối hợp bao vây, chia cắt cụm cứ điểm Bản Đông. Trước sức tấn công mạnh mẽ của
ta, ngày 18-3-1971 địch bắt đầu rút khỏi Bản Đông trong hoảng hốt, lo sợ, ta lập tức
công kích vào toàn bộ khu vực Bản Đông. Sáng ngày 20 tháng 3 ta làm chủ hoàn toàn
Bản Đông, diệt 1.762 tên, bắt sống 107 tên, thu và phá huỷ 113 xe, 24 khẩu pháo, bắn
rơi 52 máy bay.
Ở phía đông, ngày 23-3-1971, phối hợp với lực lượng đường 9 Nam Lào, Bộ đội
Đặc công B5 đã tập kích địch ở Tà Cơn, tiêu diệt 100 tên giặc lái và nhân viên kỹ
thuật, phá huỷ 42 máy bay lên thẳng, 6 xe tăng. Một bộ phận lực lượng của ta phát
triển đánh vào khu vực Hướng Hoá, Khe Sanh làm cho địch náo loạn, co cụm không

dám phản kích.
Trong những ngày từ 19 đến 23-3-1971, Bộ tư lệnh chiến dịch chuyển dịch đội
hình về phía đông, kết hợp truy kích địch với tác chiến ngăn chặn, lần lượt tiêu diệt
địch co cụm ở các khu vực Cha Ky, Huổi San, Lao Bảo, Làng Vây. 16 giờ chiều ngày
22 tháng 3, trong tình thế bị uy hiếp từ nhiều phía, đặc biệt là các điểm chốt dọc đường
số 9 do Trung đoàn 24 và Trung đoàn 102 đảm nhiệm đánh địch ngày đêm và giữ vững
trận địa không cho quân địch vượt qua; hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, xe vận tải quân
sự bị cháy, hỏng dọc các điểm chốt cũng góp phần cản trở, ùn tắc làm cho quân địch
không thể cơ động trên đường 9 để về Lao Bảo, Khe Sanh, địch buộc phải vứt bỏ lại
toàn bộ xe tăng, pháo cơ giới còn đang nổ máy để vượt qua phía Nam sông Sê-pôn,
sông Sê-băng Hiên chạy bộ vào rừng. Do tổ chức hiệp đồng vây chặn phía Nam
không chặt, nên có một bộ phận lực lượng quân địch có cả sĩ quan chạy thoát. Ta tổ
chức một số đơn vị vượt sông bắt sống được hàng trăm tàn binh. Cuộc hành quân
“Lam Sơn 719” đánh ra đường 9 - Nam Lào của Mỹ - nguỵ biến thành một cuộc tháo
chạy hỗn loạn. Nhà lý luận quân sự Bri-ên Giên-Kin coi đây là “một thảm hoạ lớn nhất
đã tiêu diệt số lớn sĩ quan trẻ của quân đội Sài Gòn”, rõ ràng là một cơn ác mộng của
quân đội nguỵ và chính quyền Sài Gòn.
Sau 52 ngày diễn biến chiến dịch, chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào kết
thúc thắng lợi, ta đã thu được kết quả chiến dịch hết sức to lớn: Loại khỏi vòng chiến
đấu 19.960 tên, bắt làm tù binh 1.142 tên; tiêu diệt 3 lữ đoàn, trung đoàn bộ binh, 5

12


tiểu đoàn bộ binh, 8 tiểu đoàn pháo binh, 4 thiết đoàn; đánh thiệt hại nặng sư đoàn dù,
sư đoàn bộ binh 1, đánh thiệt hại sư đoàn thuỷ quân lục chiến; bắn rơi và phá hỏng 556
máy bay (trong đó 505 máy bay lên thẳng, phá huỷ và đánh chìm 43 tàu, sà lan, phá
huỷ 1.138 xe cơ giới (trong đó có 528 xe tăng và bọc thép). Ta thu được một khối
lượng lớn phương tiện chiến tranh (máy bay, xe tăng, pháo, cối, xe vận tải, các loại
đạn...).

Chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào 1971 đã giáng cho Mỹ - nguỵ một đòn
thất bại nặng nề về cả quân sự lẫn chính trị, cho ta nhiều kinh nghiệm quý báu về chỉ
đạo chiến lược, chiến dịch, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật, làm phong phú thêm
nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần thiết thực vào việc chỉ đạo xây dựng huấn
luyện và tác chiến cho lực lượng vũ trang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Với thắng lợi to lớn toàn diện, chiến dịch phản công đường 9 - Nam Lào là biểu
tượng sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Vinh quang thuộc về những
người con đã xả thân vì Tổ quốc và chính sự hy sinh của những người con ưu tú ấy đã
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước.
Thiếu tướng Lê Mã Lương

Quân đội nhân dân / số 17904 / trang 2 / ngày 18.2.2011

Trí thức trẻ về bản
Sáng mùa xuân nhưng giá rét và sương mù như cuộn chặt núi rừng Trường Sơn.
Trên đường đến bản Hoong (xã Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị), từ xa, tôi đã
nghe rất rõ tiếng nói, tiếng cười. Trung tá Đường Khắc Lộc, Đội trưởng Đội sản xuất 2
(Đoàn Kinh tế-quốc phòng B37) nói với tôi: Đó là tiếng nói, tiếng cười của các chàng
trai, cô gái trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế-quốc phòng (KT-QP) B37 đang giúp
gia đình anh Hồ Thuần, người dân tộc Vân Kiều cuốc đất, lập vườn trồng rau.
Lúc chúng tôi đến nơi, cảm giác giá lạnh và sương sớm như bị tan ra bởi không
khí làm việc hăng say, tinh thần lạc quan, yêu đời của các chàng trai, cô gái. Có lẽ họ
bắt đầu làm việc từ rất sớm, bởi vì cả một vùng đất khá rộng đã được dọn dẹp phát
quang hết cây cỏ để cho những nhát cuốc bắt đầu bổ xuống lật tung đất đá. Chẳng rõ,
sương sớm hay mồ hôi làm ướt đẫm màu áo xanh tình nguyện, điều đó không làm cho
các chàng trai, cô gái bận tâm, họ làm việc luôn tay. Làm đến phần việc nào họ lại nói
về cách thức, quy trình làm đất trồng rau với gia đình và dân bản đến đó. Những người
dân đi qua, ghé xem các chàng trai, cô gái làm việc, được hướng dẫn về quy trình làm

đất trồng rau, họ xắn tay áo cùng làm với trí thức trẻ tình nguyện, khiến mảnh vườn
của gia đình Hồ Thuần càng thêm đông vui, tiếng nói, tiếng cười cứ tỏa lan, râm ran
bản nhỏ. Trí thức trẻ tình nguyện Mai Thị Thu Trang, không ngừng tay cuốc, vừa làm
vừa trò chuyện với tôi: "Đến Đoàn KT-QP B37, nhận nhiệm vụ, ổn định tổ chức biên
chế là chúng tôi hành quân ngay đến với dân bản ở xã Hướng Việt. Sau khi hoàn thành
nhiệm vụ giúp dân bản Hướng Việt, Hướng Linh là điểm đến thứ 2 trong hành trình
đưa trí thức trẻ về bản thuộc 5 xã dự án Khu KT-QP Khe Sanh của Đoàn B37. Quỹ
thời gian ở mỗi bản không nhiều nên chúng tôi tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để cố gắng
giúp được dân bản càng nhiều càng tốt. Ngay sau buổi lao động giúp gia đình làm đất
trồng rau này, chúng tôi tiếp tục đến UBND Hướng Linh thực hiện nội dung tuyên
truyền Luật Dân quân tự vệ cho dân bản…".

13


UBND xã
Hướng
Linh nằm trên đỉnh Xà
Bai, chờn vờn sương núi.
Lúc chúng tôi đến đã có
khá đông dân bản ở đó.
Họ nắm chặt tay bộ đội,
nắm chặt tay các chàng
trai, cô gái trí thức trẻ tình
nguyện hỏi thăm sức
khỏe, không khí thật ấm
áp, chân tình. Một người
đàn ông, chắc hẳn đến đây
từ rất sớm, đôi chân tật
nguyền, nhúc nhắc từng

bước một, nhưng ông nắm
tay các chàng trai, cô gái
Trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế-quốc phòng B37 cùng tri thức trẻ rất lâu. Giọng
cán bộ Đội Sản xuất 2 giúp dân bản Cóc, xã Hướng Linh nói của ông đầy cảm xúc:
(Hướng Hóa, Quảng Trị) lập vườn trồng rau.
"Tên tôi là Hồ Xiên ở bản
Cóc. Tôi bị tật nguyền từ nhỏ. Hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Vừa qua, các
cháu tình nguyện Đoàn B37 góp công, góp sức làm cho tôi ngôi nhà, giúp đỡ gia đình
tôi gạo, muối. Tôi cảm ơn các cháu nhiều lắm...".
Mở đầu buổi tuyên truyền, tôi lại càng bất ngờ hơn khi chứng kiến, trực tiếp anh
Hồ Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Hướng Linh có một bài giới thiệu khá dài. Vừa đọc
bằng tiếng phổ thông, vừa giải thích bằng tiếng Vân Kiều, Pa Cô. Nội dung nói về
những việc làm của các chàng trai, cô gái trí thức trẻ tình nguyện B37 những ngày ở
Hướng Linh. Trong thời gian rất ngắn, đội trí thức trẻ tình nguyện Đoàn KT-QP B37
đã giúp dân bản Hướng Linh làm 2 ngôi nhà cho 2 hộ gia đình đặc biệt khó khăn; làm
đất, lập vườn trồng rau các loại, xây dựng chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nhà
vệ sinh; chăm sóc rừng trồng cho hàng chục hộ gia đình. Hướng dẫn dân bản Xà Bai
trồng tre bát độ lấy măng, dân bản Hoong, bản Cóc gieo trồng giống lúa mới. Tổ chức
nhiều buổi tuyên tuyền pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, giao lưu
văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao với dân bản…
Sự có mặt của những trí thức trẻ tình nguyện, cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tếquốc phòng B37 sẽ làm cho mảnh đất này ngày càng thêm khởi sắc. Tình quân dân
càng thêm gắn bó, bền chặt.
Bài và ảnh: Hồ Lĩnh

Quân đội nhân dân / số 17912 / trang 4 / ngày 26.2.2011

Nghị lực của một người mẹ thương binh
Đã ngoài 60 tuổi, là thương binh hạng 4/4, mang trên người hàng chục vết thương,
nhưng bà Đặng Thị Tuyết, hiện sống tại khu phố 1, phường 2, thị xã Quảng Trị, tỉnh
Quảng Trị, hằng ngày vẫn đi hơn chục cây số để thu mua cá về làm mắm kiếm tiền

nuôi mình và nuôi ba đứa con đang học đại học.

14


Bà Tuyết tại quầy bán hàng ở chợ Quảng Trị.

Nói đến bà Tuyết bán mắm
ở chợ tỉnh Quảng Trị thì ai cũng
biết. Những người nội trợ quý
mến bà bởi không chỉ nước mắm
của bà ngon, mà đặc biệt là cảm
phục nghị lực của một phụ nữ
thương binh đã “có nửa cuộc đời
cống hiến cho đất nước, nửa
cuộc đời còn lại quên mình vì
các con”. Đã nhiều năm nay, sau
khi chồng mất vì căn bệnh ung
thư, một mình bà phải “vừa làm
cha, vừa làm mẹ”, lo thu xếp
mọi việc lớn nhỏ trong gia đình
và kiếm tiền nuôi ba đứa con ăn
học. Chẳng mấy ai hiểu hết nỗi
cực nhọc mà bà đã phải cố gắng
bươn chải mong kiếm đủ tiền

mua sách, mua vở, đóng học phí đầy đủ cho các con...
Trong căn nhà không có gì hơn chiếc xe đạp cũ - phương tiện duy nhất mà mấy
năm nay bà Tuyết dùng để đi thu mua cá về làm mắm, làm ruốc và mang hàng đi bán.
Mọi ngõ ngách, từ con phố đến đường làng đều in dấu chân, dấu lốp xe của bà. Gần

chục năm trời tằn tiện bà mới mua nổi một “chỗ đứng” làm gian bán hàng tại chợ tỉnh
Quảng Trị. Bà Tuyết vui mừng khi chỉ cho tôi những thùng nước mắm, ruốc và hàng
gia vị được bày gọn gàng trên kệ gỗ, từng ấy thôi nhưng đó là thành quả của sự gắng
sức và chắt chiu nhiều năm của người mẹ thương binh này.
Đáp lại công sức và lòng yêu thương đó, cả ba người con của bà luôn là những học
sinh chăm ngoan và đã lần lượt đỗ vào Trường Đại học Lạc Hồng. Người con đầu Trần
Bình Hà, sinh năm 1984 hiện đang học năm cuối Khoa Điện tử Viễn thông. Người con
thứ Trần Bình Hiếu, 22 tuổi đã là sinh viên năm thứ tư của Khoa Kinh tế và cô con út
Trần Thị Thanh Hương, sinh năm 1990 hiện là sinh viên năm thứ hai của trường. Em
Hương là học sinh nghèo vượt khó học giỏi, được nhận học bổng Trần Hành do Sở
Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học của tỉnh Quảng Trị trao tặng.
Ông Trần Khanh, Trưởng khu phố 1 chia sẻ: “Dù rất vất vả nhưng bà Đặng Thị
Tuyết vẫn gắng nuôi con ăn học thành người. Nghị lực của bà là tấm gương sáng được
người dân trong khu phố noi theo”.
Bài và ảnh: Anh Khoa

Công an nhân dân / số 2021 / trang 13 / ngày 7.2.2011

Nhà máy Ván gỗ MDF tiếp tục gây ô nhiễm môi trường
Nhà máy Ván gỗ MDF được xây dựng, đưa vào hoạt động từ 8 năm nay, công
suất 30.000m3 sản phẩm/năm, tại phường Đông Lương, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

15


Nhà máy từng bị lãnh đạo UBND tỉnh ra quyết định buộc phải đóng cửa vì gây ô
nhiễm môi trường. Năm 2010, Nhà máy Ván gỗ MDF đã khắc phục tình trạng trên,
theo đó mức độ gây ô nhiễm ở đây được lắng xuống.
Tuy nhiên, nhiều tháng lại đây, nhất là những lúc trời mưa, thời tiết ẩm ướt, mùi
hôi thối từ nhà máy và khu vực xung quanh nhà máy lại bốc lên nồng nặc, toả vào các

khu dân cư lân cận. Theo người dân địa phương, chừng nào lãnh đạo tỉnh còn chưa
kiên quyết xử lý với những vi phạm của lãnh đạo nhà máy, thì chừng đó tình trạng gây
ô nhiễm môi trường ở đây vẫn còn diễn ra và sẽ trở nên trầm trọng hơn
Thanh Bình

Công an nhân dân / số 2025 / trang 13 / ngày 11.2.2011

Vỡ đường ống dẫn dầu ở Cửa Việt
Ngày 29/1, ông Trần Sỹ Huân, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát gửi
đơn trình báo tới Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt, huyện
Gio Linh) với nội dung Công ty TNHH Giang Hải đã bỏ các khối bê tông và làm nhà ở
nằm đè lên đường ống dẫn bơm xăng dầu từ cảng Cửa Việt vào kho xăng dầu của
Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát, làm vỡ đường ống này.
Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát đề nghị Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa
Việt phối hợp cùng Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát kiểm tra sự việc trên, qua đó
yêu cầu Công ty TNHH Giang Hải khắc phục sự cố.
Ngày 1/2, Thượng tá Trần Thanh Chương, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu
Cảng Cửa Việt ký Thông báo số 23/TB-ĐBP gửi Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát
và Công ty TNHH Giang Hải.
Thông báo cho biết: "Qua xem xét tại hiện trường, các cán bộ Đồn Biên phòng
cửa khẩu Cảng Cửa Việt phát hiện đường ống dẫn dầu của Công ty TNHH SX-TM
Hưng Phát bị bẹp và bị vỡ; đồn đã điện thoại liên hệ với Giám đốc Công ty TNHH
Giang Hải để thông báo hướng giải quyết nhưng không liên lạc được.
Ngay sau đó, đồn nhận được tờ trình của Công ty TNHH Giang Hải tố cáo việc
ông Huân lấy đá ném vào xe múc của Công ty TNHH Giang Hải làm vỡ cửa kính xe.
Sau đợt nghỉ Tết âm lịch, đúng ngày 9/2, đồn mời Giám đốc Công ty TNHH SX-TM
Hưng Phát và Giám đốc Công ty TNHH Giang Hải đến tại đồn để giải quyết sự việc.
Trước mắt để đảm bảo kịp thời cho Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát sớm đưa
đường ống vào vận hành phục vụ cho sản xuất, thương mại, đồn yêu cầu phía Công ty
TNHH SX-TM Hưng Phát tự sửa chữa, khắc phục đường ống dẫn dầu bị làm vỡ, sau

đó mang đầy đủ chứng từ, biên lai chi phí cho việc sửa chữa, khắc phục đến làm việc
cùng Công ty TNHH Giang Hải".
Chiều 10/2, ông Trần Sỹ Huân, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát cho
biết, ngày 9/2, ông đã đến Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt để giải quyết sự
việc theo yêu cầu của lãnh đạo đồn. Tuy nhiên, phía lãnh đạo đồn đã phớt lờ sự việc
trên, còn lãnh đạo Công ty TNHH Giang Hải thì không đến.

16


Ông Huân cho biết thêm, ngay ngày 9/2, ông đã gửi tờ trình sự việc này tới UBND
tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị
Thanh Bình

Công an nhân dân / số 2035 / trang 4 / ngày 21.2.2011

UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo giải quyết nhanh vụ
vỡ đường ống dẫn dầu
Ngày 17/2, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp xử lý vụ ống dẫn dầu bị
vỡ ở Cửa Việt và chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan cần tích cực giải quyết kịp thời
mọi vướng mắc để Công ty Hưng Phát giao nhận hàng qua kho cảng đúng tiến độ như
đã cam kết với các đối tác.
Ngày 29/1, ông Trần Sỹ Huân, Giám đốc Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát đã
gửi đơn trình báo tới Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt,
huyện Gio Linh) với nội dung Công ty Giang Hải đã bỏ các khối bê tông và làm nhà ở
nằm đè lên đường ống dẫn bơm xăng dầu từ Cảng Cửa Việt vào kho xăng dầu của
Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát, làm vỡ đường ống này. Nhưng vụ việc đã không
được giải quyết nên ngày 10/2, ông Huân đã gửi tờ trình toàn bộ sự việc trên tới
UBND tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị.
Ngày 17/2, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp xử lý vụ việc này. Một số

ý kiến cho rằng việc đường ống dẫn dầu ở Cửa Việt bị vỡ là có phần trách nhiệm của
Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát, do công ty tiếp nhận đường ống cũ mà không xây
dựng hành lang bảo vệ nó. Lý do nữa, Công ty TNHH SX-TM Hưng Phát và Công ty
Giang Hải cùng thi công một số hạng mục công trình trên địa bàn thị trấn Cửa Việt
nhưng thiếu sự trao đổi, hợp tác dẫn đến vụ việc đáng tiếc trên...
Ông Lê Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì cuộc họp kết
luận, các ngành, đơn vị liên quan cần tích cực giải quyết kịp thời mọi vướng mắc để
Công ty Hưng Phát giao nhận hàng qua kho cảng đúng tiến độ như đã cam kết với các
đối tác
Thanh Hòa

Công an nhân dân / số 2029 / trang 13 / ngày 15.2.2011

Lợi dụng chính sách xóa nhà tạm để tàn phá
rừng đại ngàn
Ở Quảng Trị có một số cán bộ nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đã lợi dụng chính
sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ để tàn phá rừng đại ngàn, làm giàu cho
cá nhân mình. Phóng viên Báo CAND đã đến xã Hướng Lộc, huyện miền núi Hướng
Hóa để ghi nhận thực tế này.
Phép tắc chỉ được thực hiện trên... giấy(!)

17


Theo văn bản hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNN) huyện Hướng Hóa, hiện nay tỉnh Quảng Trị không có chỉ tiêu giao khai
thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm, mặt khác hiện trạng rừng và điều kiện tự nhiên hiện
nay không có rừng để khai thác tập trung. Vì vậy, huyện giao cho người dân được hỗ
trợ làm nhà ở tự khai thác.
Trong trường

hợp hộ hoặc nhóm
hộ trong xã được
cấp chỉ tiêu gỗ,
nhưng không có
khả năng tự khai
thác thì UBND
huyện hợp đồng với
các tổ chức, các
doanh nghiệp có
tham gia xây dựng
nhà ở hộ nghèo tổ
chức khai thác;
Gỗ ở Tiểu khu 715 rừng Hướng Lộc bị khai thác tùy tiện.
hoặc UBND các xã
hợp đồng với các doanh nghiệp tổ chức khai thác. Việc khai thác phải tuyệt đối tuân
thủ các quy trình, thủ tục của Bộ NN&PTNT quy định về lập quy hoạch, bài cây, đóng
búa. Nghiêm cấm việc khai thác, sử dụng gỗ sai mục đích và vận chuyển gỗ này ra
khỏi địa bàn.
Tại Hướng Lộc, UBND xã này đã hợp đồng với Công ty TNHH Thành Duy khai
thác gỗ, làm nhà ở hộ nghèo trên địa bàn. Theo đó, công ty này đã khai thác gỗ ở Tiểu
khu 715 rừng Hướng Lộc từ tháng 11/2010 đến nay.
Qua điều tra của chúng tôi, các cán bộ, đơn vị chức năng và chính quyền địa
phương đã hoàn toàn buông lỏng giám sát đối với hoạt động khai thác gỗ trên của
Công ty TNHH Thành Duy. Cụ thể, cán bộ, đơn vị chức năng và chính quyền địa
phương đã để mặc cho công ty này khai thác gỗ theo nhu cầu và sở thích của công ty.
Trả lời câu hỏi về công tác giám sát của cán bộ, đơn vị chức năng đối với hoạt
động khai thác gỗ của Công ty TNHH Thành Duy, ông Thái Bình Giải, Phó Trạm
trưởng Trạm Kiểm lâm Tân Long (thuộc Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa) kiêm Kiểm lâm
phụ trách địa bàn xã Hướng Lộc thừa nhận việc giám sát trên là chưa chặt chẽ do có
nhiều nguyên nhân (?).


18


Thực tế, ông Giải
chỉ xem số gỗ tập kết ở
bãi 2 (bãi cách Tiểu khu
715 rừng Hướng Lộc
chừng 1,5km), còn bãi
1 (Tiểu khu 715 rừng
Hướng Lộc) thì ông
Giải ít có điều kiện vào
đó (?!). Riêng Tổ chỉ
đạo khai thác gỗ gồm
Chủ tịch UBND xã làm
Tổ trưởng; các đại diện
Mặt trận Tổ quốc, Hội
Nông dân, Đoàn Thanh
niên, Công an, Địa
chính xã... làm thành
viên, thì hiếm khi vào
vùng rừng đang được
khai thác.
Tàn phá rừng đại
Căn nhà mới xây này dành cho một hộ nghèo ở Hướng Lộc
ngàn và xóa nhà tạm
chẳng khác nào căn nhà tạm của gia đình họ trước đây
theo cách làm... tạm
trở lại
Tiểu khu 715 rừng Hướng Lộc đang tồn tại bạt ngàn cây cổ thụ. Rất nhiều cây đã

bị đốn hạ có đường kính gốc từ 1m trở lên. Gỗ được xẻ thành phách nằm ngổn ngang
trong rừng, phần lớn có kích thước mặt 25cm x 25cm, dài từ 3,8m - 4,2m; số khác có
bề dày 20cm, rộng 1m - 1,2m, dài 2,6m - 2,8m. Một tài xế xe tải ở đây cho biết, từ hai
tháng nay, có hàng chục bộ ngựa được khai thác ở vùng rừng này đã được vận chuyển
ra khỏi địa bàn xã.
Những năm qua, có hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (tập trung chủ
yếu ở 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông) được xây dựng nhà ở theo Quyết định
167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, những căn nhà mới này đã
được xây dựng rất sơ sài. Theo quan sát của chúng tôi tại Hướng Lộc, gỗ được làm ở
mỗi căn nhà là ít hơn nhiều so với quy định, mặt khác gỗ ở đây chủ yếu là gỗ tạp và gỗ
bìa được cưa xẻ với kích thước rất nhỏ. Chẳng hạn, đòn tay nhà chỉ được cưa với kích
thước 5cm x 5cm...
Hỏi về việc làm nhà ở hộ nghèo theo tình trạng trên, ông Giải thú thật là mình
không biết. "Tôi tính tổng khối lượng gỗ quy tròn cho mỗi nhà đã được xây cất ở đây
là chưa đầy 3 mét khối, trong khi đó theo quy định là trên 7,5 mét khối", ông Giải nói.
Thực tế các doanh nghiệp tư nhân bắt tay với một số cán bộ, đơn vị chức năng và
lãnh đạo địa phương để tàn sát rừng già vô tội vạ, trục lợi từ những chính sách, chủ
trương của Đảng, Nhà nước đang là việc làm hết sức đau lòng ở Quảng Trị. Thiết nghĩ,
lãnh đạo tỉnh cần sớm chỉ đạo chặn đứng hoạt động khai thác gỗ bừa bãi của Công ty
TNHH Thành Duy.
Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền cơ sở phải giám sát một cách
chặt chẽ các doanh nghiệp tư nhân khai thác rừng, thi công nhà ở hộ nghèo trên địa

19


bàn; có như vậy các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước mới được phát huy,
đem lại hiệu quả cao nhất
Phan Thanh Bình


Công an nhân dân / số 2034 / trang 7 / ngày 20.2.2011

Chính quyền vào cuộc vụ lợi dụng chính
sách để phá rừng
Ngày 17/2, tin từ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sau phản ánh của Báo CAND về
tình trạng một số cán bộ nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đã lợi dụng chính sách hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở của Chính phủ để tàn phá rừng đại ngàn, làm giàu cho cá nhân
mình, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo chính quyền, ngành chức năng địa
phương vào cuộc kiểm tra thực tế báo nêu, xử lý nghiêm những sai phạm.
Ngày 17/2, chúng tôi đã liên hệ, làm việc với ông Đặng Minh Khanh, Phó Chủ
tịch UBND huyện Hướng Hoá, người trực tiếp phụ trách công tác xây dựng nhà ở hộ
nghèo trên địa bàn, nhưng chúng tôi chưa làm việc được vì ông Khanh lúc đó đang đi
công tác ở địa bàn. Trở lại tình trạng lợi dụng chính sách xoá nhà tạm để tàn phá rừng
đại ngàn ở Hướng Lộc (Hướng Hoá, Quảng Trị), chính những người trong cuộc đã
thừa nhận với chúng tôi là đã sử dụng nhiều chiêu thức để mua chuộc, lôi kéo lãnh đạo
ở cơ sở hùa theo những việc làm không tuân thủ phép tắc của họ, nhằm trục lợi cho cả
đôi bên.
Thực tế khi vào Hướng Lộc ghi nhận tình trạng rừng đại ngàn bị chặt bừa bãi,
chúng tôi mặc dù đã được ông Lê Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hướng Hoá
chỉ đạo ông Thái Bình Giải, Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Tân Long (thuộc Hạt
Kiểm lâm Hướng Hoá) kiêm Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã Hướng Lộc dẫn đi, nhưng
đã gặp không ít khó khăn do những nguyên nhân trên
Phan Thanh Bình

Công an nhân dân / số 2033 / trang 14 / ngày 19.2.2011

Xe ô tô chở bia lật sát đường sắt
Gần 700 két bia trên xe ô tô bắn ra ngoài, vỡ vụn sau khi chiếc xe tải chở số bia
trên lật nhào ngay cạnh tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Lúc 6h ngày 18/2, tại Km 180 + 300 QL1A thuộc địa phận thị trấn Hải Lăng

(huyện Hải Lăng, Quảng Trị), gần với ga Diên Sanh, Quảng Trị, xe ô tô tải chở bia
BKS 81K - 8344 do tài xế Nguyễn Ngọc Minh ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai điều khiển
chạy hướng Bắc - Nam đã bị lật nhào.

20


Vụ tai nạn làm hỏng
40 mét hàng rào hộ lan
đường sắt, gây khó khăn
trong việc tổ chức đậu
đổ, tránh tàu ở ga Diên
Sanh; gần 700 két bia
trên xe ô tô bắn ra ngoài,
vỡ vụn.
Ngay sau khi vụ tai
nạn, CSGT huyện Hải
Lăng và các ngành liên
quan đã có mặt tại hiện
trường giải quyết vụ việc
Thanh Bình
Hiện trường vụ tai nạn.

Công an nhân dân / số 2034 / trang 7 / ngày 20.2.2011

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng bằng khen cho
Công an huyện Gio Linh (Quảng Trị)
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị vừa trao bằng khen của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước cho Công an huyện Gio Linh, Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh
và ông Bùi Công Huỳnh, tự vệ ngân hàng này vì đã có thành tích xuất sắc trong việc

bắt kẻ gian đột nhập vào kho tiền tại ngân hàng.
12h đêm 5/11, ông Bùi Công Huỳnh (50 tuổi), nhân viên bảo vệ Ngân hàng Nông
nghiệp Chi nhánh Gio Linh đang trực bảo vệ tại ngân hàng thì nhận được tín hiệu báo
động từ hệ thống chống trộm của ngân hàng. Qua kiểm tra, ông Huỳnh phát hiện một
tên trộm đang phá két sắt để trộm tiền...
Lực lượng Công an huyện đã nhanh chóng vây ráp trụ sở ngân hàng, tiến hành
bắt nóng tên trộm. Tên trộm là Cao Thanh Hùng, 42 tuổi, trú tại phường Phương Sơn,
TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, có hai tiền án, vừa thụ án 10 năm, mới ra tù thì gây án.
Thanh Bình

Công an nhân dân / số 2036 / trang 1+4 / ngày 22.2.2011

Về nơi tìm chữ để thoát nghèo
Cảm giác lần đầu tiên khi đặt chân đến bản Ro Ró 1 (xã A Vao, huyện
Đakrông, Quảng Trị) như đang về thăm những bản làng vùng cao miền Tây
Bắc, nơi mà đồng bào người Mông quanh năm sống chung với mây ngàn đá núi.
Vẫn mái nhà sàn cheo leo sườn núi, bóng cô giáo vùng cao cặm cụi soạn giáo án
bên ngọn đèn dầu tù mù hắt lên vách phên nứa; xung quang là núi đá, cây rừng.

21


Từ Đông Hà, ngược
QL9, theo nhánh Tây
đường Hồ Chí Minh
huyền thoại hơn 120km,
chúng tôi mới đặt chân
đến được "thị tứ vàng"
(thị tứ Tà Rụt, huyện
Đakrông). Rồi từ trung

tâm Tà Rụt, ngược đường
rừng ngót 20km trên con
đường đèo hun hút, thăm
thẳm mới nhìn thấy trụ sở
UBND xã A Vao đang
mờ trong sương núi.
Trường học đồng thời là nơi ở của các cô giáo được dựng tạm Đường vào A Vao đã khó,
từ đây lại phải tiếp tục
bằng tre đã xuống cấp.
cuốc bộ gần chục cây số
nữa mới đến được bản Ro Ró 1.
Thương người "cắm bản"
Đã từng đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều cảnh khó khăn của những giáo viên cắm
bản nhưng tôi thực sự ngỡ ngàng trước "công cuộc gieo chữ" có một không hai của
những cô giáo tuổi đôi mươi đang đánh vật với rừng già.
Trước mắt chúng tôi, Trường Tiểu học bản Ro Ró 1 là một mái lá tả tơi, trống
toang hoác. Có lẽ sẽ rất khó nhận ra đây là trường học nếu không có tiếng ê a đọc bài
của lũ trẻ và giọng trầm ấm của cô giáo đang giảng bài. Ánh nắng xế chiều chiếu xiên
qua vách phên. Bên trong lớp học, tầm chục đứa học trò đen nhẻm đang nằm vắt vẻo
trên những chiếc bàn xiêu vẹo, cũ kỹ, cất cao giọng theo nhịp thước gõ toong toong
của cô giáo.
Đêm nơi miền sơn cước xuống rất nhanh. Trường học của học trò ban ngày trở
thành nơi ở của các cô giáo cắm bản. Bữa cơm tối được dọn ra đãi khách vỏn vẹn có
một đĩa rau rừng, bát nước muối thay nước mắm chấm rau với một tô canh mì tôm.
Cô giáo Hương (23 tuổi) pha trò: "Mỗi tháng tụi em chỉ về trung tâm được một bữa
để mua thức ăn nên ngày thường toàn phải ăn cơm chiến sĩ. Bữa cơm chiến sĩ tuy
nghèo nhưng ăn rồi ấm cái bụng lắm".
Ngày khổ một, đêm xuống các cô còn khổ gấp mười lần. Rừng núi âm u, tiếng
gió rin rít đập vào vách phên nghe rờn rợn. Bên ngọn đèn dầu tù mù, mùi dầu hoả
theo sợi khói phả vào mặt mũi, 3 cô lại chia nhau cái giường rộng 1 mét rồi đặt lên đó

3 cái bàn xếp mini ọp ẹp để soạn giáo án. Nhưng đối với những "chiến sĩ" này, việc
vận động con em đến trường trong ngày mưa mới thật là điều nan giải. Cô giáo
Hương cho biết: "Ở Ro Ró 1, khó khăn nhất là đường sá đi lại vào mùa mưa rất khó
nhọc, hễ mưa xuống là lớp học lại vắng tênh nên các cô phải thường xuyên đội mưa
đến các gia đình để vận động các em đi học...".
Cụm trường Ro Ró là một điểm lẻ của trường cấp I + II xã A Vao. Năm học
2009-2010, cả bản có 5 lớp do 5 cô giáo phụ trách. Bước vào năm học mới 20102011 này vẫn 5 lớp học nhưng chỉ còn lại 3 cô giáo vì 2 cô giáo của năm cũ sau khi

22


lập gia đình đã chuyển đi nơi khác. Ở đây bậc tiểu học, ngoài 2 phòng học cấp 4, thì
các cháu vẫn phải học ở mái lá trống hoác.
Giọng cô giáo Trần
Thị Nghĩa trầm trầm
thương cảm: "Nói ra ai
cũng tưởng tụi em đang
sáng tác chuyện cười,
nhưng có lần một chàng
trai sau khi làm quen và
lặn lội vào bản để thăm
chúng em, đến lúc quay
trở về đã gọi nhầm bản
Ro Ró thành bản O Ó và
sau đận ấy, không hề
quay trở lại".
Tôi thấy lòng chùng
xuống trước lời tâm sự
Giờ ra chơi của học trò bản Ro Ró 1.
chân thành của cô giáo

Nghĩa. Và hơn thế là sự cảm phục. Ở cái nơi được mệnh danh là "thiếu thốn một cách
đầy đủ" như nơi đây, các cô vẫn một lòng vì bà con dân bản, vì tương lai các em.
Cô Hoàng Thị Thúy Hương trải lòng: "Em lên đây năm này là năm thứ hai, ở đây
có rất nhiều khó khăn nhưng khó khăn nhất là đường đi lại trắc trở, mà vất vả nhất là
vào mùa mưa. Nước nôi sinh hoạt thì thiếu thốn, đời sống kinh tế ở bản Ro Ró vẫn
còn quá nhiều khó khăn. Nhiều lúc em cũng muốn bỏ về xuôi, nhưng mỗi lần như thế
em lại nghĩ đến ánh mắt trong veo của lũ học trò nhìn mình, rồi những hôm mưa gió
không thể về trung tâm mua lương thực, bà con dân bản lại bớt cả phần ăn của gia
đình mình để mang đến cho bọn em. Dù đó chỉ là nửa bó rau rừng, củ khoai, củ sắn...
nhưng tấm chân tình ấy của bà con làm sao mà phụ được. Thế là lại bảo mình cố gắng
chút nữa...".
Giấc mơ bản nghèo
Nằm cách cột mốc biên giới R15 trên tuyến biên giới Việt - Lào khoảng 2 cây số,
bản Ro Ró 1 có 77 hộ dân với 410 nhân khẩu, tất cả đều là đồng bào dân tộc Pa Kô.
Bản làng heo hút giữa rừng già, không được tiếp xúc với cuộc sống hiện đại, ý thức
về việc sinh ít con để đuổi "con ma đói" dường như chưa ai được nghe, chưa biết,
huống chi thực hành. Vì thế, dân số phát triển nhanh. Ở Ro Ró, gia đình ít nhất cũng
có 4, 5 đứa con, nhiều lên đến 9, 10 đứa. Không nói đâu xa, ngay cả Trưởng bản Kôn
Vàng, mới 40 tuổi đời mà đã có đến 9 mặt con nheo nhóc.
Thông thường, những đứa trẻ ở vùng cao này, ngoài một buổi tới lớp, thời gian
còn lại chúng theo chân cha mẹ lên rẫy xới đất trỉa ngô, đào củ mài hoặc lang thang
đâu đó trong rừng rậm, ngâm mình trong dòng nước suối lạnh ngắt để bắt con chim,
con cá. Điều kiện khó khăn, chữ nghĩa đã ít lại rơi rụng dần theo những giọt mồ hôi
mặn chát trên nương. Cha mẹ nghèo, chẳng ai mặn mà đến chuyện học hành của con
cái. Thậm chí, có người còn chép miệng "Chữ nghĩa không làm no cái bụng"! Cái sự
học thêm một lần bị cái nhọc nhằn, nghèo khó che lấp đi cả. Vì thế, chuyện học hành
của con em dân bản Ro Ró 1 đều trông cả vào tấm lòng của các cô giáo miền xuôi.

23



Chia sẻ với tôi, giọng anh Pả Đương, Bí thư Chi bộ bản Ro Ró 1, xã A Vao
(Đakrông) trầm lắng như thể muốn xua đi nỗi ám ảnh về cái khó nghèo, lạc hậu đã
bám riết theo bước chân bà con dân bản hết đời này sang đời khác: "Ước mơ lớn nhất
của dân bản Ro Ró 1 bây giờ là mong sao có được một con đường để đi lại và trao
đổi hàng hóa, đầu tư xây dựng thêm phòng học, kéo cái điện sáng về bản và xây nhà
ở cho các cô giáo để các cô yên tâm truyền cái chữ cho con em".
Chia tay đồng bào Pa Kô ở Ro Ró 1, dù vẫn còn phải chờ đợi thêm một thời gian
dài nữa thì tuyến đường nối trung tâm xã A Vao vào bản mới có thể thông tuyến. Và
cũng phải rất lâu nữa, ước mơ về một mái trường vững chãi, một căn nhà tập thể
không còn trống trước hở sau, về ánh điện thay ngọn đèn dầu hiu hắt của cô trò bản
Ro Ró 1 mới thành hiện thực. Nhưng việc những chiếc máy ngày đêm san đồi, bạt
núi đã là một niềm vui khó nói hết thành lời, là nguồn động viên để mọi người có
thêm niềm tin rằng những ám ảnh thiếu thốn sẽ không còn, thay vào đó là ánh mắt
reo vui hy vọng…

Phan Vĩnh Yên

Công an nhân dân / số 2040 / trang 14 / ngày 26.2.2011

Khởi tố đối tượng gây tai nạn rồi bỏ trốn
Ngày 25/2, Công an huyện Gio Linh cho biết vừa hoàn tất hồ sơ khởi tố bị can
đối với lái xe Hoàng Long (21 tuổi, trú khu phố 1, phường Đông Lương, TP Đông Hà,
Quảng Trị) về tội điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn chết người.
Khoảng 7h ngày 29/1, người dân xã Gio Việt phát hiện một xác chết trên đường
tỉnh lộ đi qua địa bàn.
Nạn nhân là bà Lê Thị Liệu (47 tuổi, trú xã Gio Việt, huyện Gio Linh). Qua khám
nghiệm hiện trường, nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Liệu là do tai nạn giao
thông.
Từ những mảnh kính vỡ tại hiện trường, Công an Gio Linh đã nhanh chóng xác

định đối tượng, bắt giữ Long
Thanh Bình

Công an nhân dân / số 2042 / trang 3 / ngày 28.2.2011

Thiếu tá Dương Thanh Lâm, phòng CSGT công an tỉnh Quảng Trị:

Vì những cung đường an toàn
Là một trong những cá nhân tiêu biểu của lực lượng Công an Quảng Trị đi dự
Hội nghị điển hình tiên tiến CAND 2010, Thiếu tá Dương Thanh Lâm được biết
đến là một chiến sĩ Cảnh sát Giao thông tận tụy trong công việc, gần gũi với nhân
dân, là cầu nối giúp lái xe nắm thêm các quy định mới của pháp luật.
Trong quá trình công tác, Thiếu tá Dương Thanh Lâm đã không ngừng nỗ lực phấn

24


đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác chuyên môn. Anh tâm niệm, là chiến sĩ
CAND trực tiếp công tác trên mặt trận đảm bảo TTATGT, ngoài việc giữ bình yên cho
tuyến đường, anh phải là người giúp đỡ cho các lái xe về mặt pháp lý. Vì vậy, khi tiếp
xúc với lái xe, chủ xe, anh luôn có thái độ hoà nhã, đúng mực.
Đối với những trường
hợp vi phạm, anh tận tình
hướng dẫn, giải thích lỗi vi
phạm cho họ hiểu và chấp
hành quyết định xử phạt
một cách “tâm phục khẩu
phục”. Những ngày trước,
trong và sau Tết Nguyên
đán, tình trạng xe quá tải,

chở quá số người quy định
diễn ra. Khi phát hiện các
trường hợp vi phạm, anh
luôn giải thích lỗi vi phạm
của lái xe cho các hành
khách đi trên xe hiểu nội
dung vi phạm; tích cực
Thiếu tá Dương Thanh Lâm đang làm nhiệm vụ.
phối hợp với các cơ quan
chức năng nhanh chóng sang xe để hành khách tiếp tục hành trình của mình.
Mỗi khi phát hiện các lỗi về vi phạm quá hạn kiểm định, anh đều hướng dẫn tận
tình cho lái xe, chủ xe đưa phương tiện đến Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
tỉnh để kiểm định lại... Với việc làm đó của anh đã được các lái xe, người điều khiển
phương tiện giao thông rất đồng tình ủng hộ.
Anh Đặng Đình Chiến, trú tại Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình tâm sự: “Mặc dù tôi
là người vi phạm nhưng tôi rất cảm ơn đồng chí Lâm. Bởi khi phát hiện lỗi điều khiển
phương tiện quá hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đồng chí Lâm
đã hướng dẫn, giải thích đến nơi đến chốn để chúng tôi khắc phục vi phạm, nếu không
hậu quả sẽ rất khó lường”.
Trong quá trình tuần tra, anh và đồng đội đã kịp thời phát hiện nhiều trường hợp
gian lận thương mại; cùng với đồng đội truy bắt nóng các đối tượng cướp tài sản. Điển
hình là lần anh cùng tổ tuần tra đã phát hiện xe ô tô vận chuyển 1.000 kg mỳ chính,
rượu ngoại trị giá 40 triệu đồng; hay vụ xe ô tô vận chuyển 20.000 gói thuốc lá ngoại
các loại cùng với 1 tấn gỗ trắc; vận chuyển 170 kg thuốc nổ...
Anh cũng chính là tổ trưởng của tổ CSGT đã truy bắt băng cướp gây ra vụ cướp tại
Dốc Miếu- Gio Linh đêm 2/4/2010.
Với những đóng góp của mình, năm 2010, Thiếu tá Dương Thanh Lâm vinh dự
được Bộ Công an tặng bằng khen cho anh vì đã có thành tích trong công tác đấu tranh
và phòng chống tội phạm; 1 giấy khen của Tổng cục QLHC về TTXH; 1 giấy khen của
Giám đốc Công an tỉnh và là gương mặt tiêu biểu của Công an Quảng Trị đi dự Hội

nghị điển hình tiên tiến CAND năm 2010.
Bài, ảnh: HOÀI HƯƠNG

25


×