Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Trường đại học giao thông vận tải thành phố hồ chí minh kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN DÀI HẠN
(2010-2020)

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 - 2011


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBCC

Cán bộ chủ chốt

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa



ĐH

Đại học

GTVT

Giao thông vận tải

GD&ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GS

Giáo sư

GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

HTQT

Hợp tác quốc tế

KHXH

Khoa học xã hội

KTXH


Kinh tế xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

PGS

Phó Giáo sư

TS

Tiến sỹ

Trang 1


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................................................... 1
MỤC LỤC........................................................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 4
PHẦN I. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ ............................................................. 5
1. Sứ mệnh ..................................................................................................................................... 5
2. Tầm nhìn .................................................................................................................................... 5
3. Các giá trị cốt lõi và cam kết ..................................................................................................... 5
PHẦN II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA TRƢỜNG ......................... 6

1. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội và các Chính sách liên quan tới Nhà trường ................................... 6
1.1 Bối cảnh chung ................................................................................................................... 6
1.2 Bối cảnh phát triển trong nước .......................................................................................... 6
1.3 Các chính sách liên quan tới sự phát triển của trường giai đoạn 2010 - 2030 ................. 7
2. Thực trạng của trường ............................................................................................................... 8
2.1 Thực trạng về đào tạo ........................................................................................................ 8
2.2 Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hoạt động dịch vụ
14
2.3 Thực trạng công tác phát triển các mối quan hệ trong nước và Hợp tác quốc tế ........... 15
2.4 Thực trạng về đội ngũ cán bộ........................................................................................... 18
2.5 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ Đào tạo – Nghiên cứu khoa học .......................... 19
2.6 Thực trạng về công tác khảo thí và kiểm định chất lượng ............................................... 22
2.7 Thực trạng về công tác tài chính ...................................................................................... 23
2.8 Thực trạng về công tác Tổ chức quản lý - Điều hành ...................................................... 24
3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ thực trạng của trường ........................ 26
3.1 Điểm mạnh ....................................................................................................................... 26
3.2 Điểm yếu ........................................................................................................................... 27
3.3 Cơ hội ............................................................................................................................... 27
3.4 Thách thức ........................................................................................................................ 28
PHẦN III. KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 VÀ TẦM NHÌN TỚI
2030
................................................................................................................................... 29
A. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA NHÀ TRƯỜNG .................. 29
1. Mô hình phát triển ....................................................................................................................... 29
2. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................................................... 30
B. CÁC MỤC TIÊU CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ........................................................ 31
1. Mục tiêu phát triển đào tạo ...................................................................................................... 31
1.1 Nội dung ........................................................................................................................... 31
1.2 Chỉ tiêu phát triển đào tạo ............................................................................................... 32
1.3 Giải pháp thực hiện .......................................................................................................... 34

2. Mục tiêu phát triển Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hoạt động dịch vụ ...... 34
2.1 Nội dung ........................................................................................................................... 34
2.2 Giải pháp thực hiện .......................................................................................................... 35
Trang 2


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu phát triển các mối liên kết trong nước ...................................................................... 36
3.1 Nội dung ........................................................................................................................... 36
3.2 Giải pháp phát triển các mối liên kết trong nước: ........................................................... 36
4. Mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế (HTQT) ........................................................................... 37
4.1 Nội dung ........................................................................................................................... 37
4.2 Giải pháp phát triển HTQT .............................................................................................. 37
5. Mục tiêu nâng cao chất lượng ................................................................................................. 39
5.1 Nội dung ........................................................................................................................... 39
5.2 Các chỉ tiêu thực hiện....................................................................................................... 39
5.3 Giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng ...................................................... 39
6. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ......................................................................................... 41
6.1 Nội dung ........................................................................................................................... 41
6.2 Nhu cầu về nguồn nhân lực .............................................................................................. 41
6.3 Các giải pháp ................................................................................................................... 42
7. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật........................................................................... 43
7.1 Nội dung ........................................................................................................................... 43
7.2 Các giải pháp thực hiện ................................................................................................... 43
8. Mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính ................................................................................... 45
8.1 Nội dung ........................................................................................................................... 45
8.2 Giải pháp thực hiện .......................................................................................................... 46
9. Mục tiêu phát triển đào tạo các ngành Giao thông Vận tải ..................................................... 47
9.1 Mục tiêu phát triển đào tạo kinh tế biển .......................................................................... 47

9.2 Mục tiêu phát triển đào tạo các ngành Kỹ thuật Xây dựng và Công trình Giao thông ... 49
PHẦN IV. CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC ........................ 52
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 54
PHẦN V. MỘT SỐ CHỈ SỐ CHÍNH TRONG LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI ............................. 55
KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2030 ........... 55
PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO .............................................................. 57
PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC KHOA....................................... 59
3.

PHỤ LỤC 3. DANH MỤC CÁC VIỆN, CÔNG TY, TRUNG TÂM ĐANG HOẠT ĐỘNG
VÀ DỰ KIẾN THÀNH LẬP ........................................................................................................ 61
PHỤ LỤC 4. KẾ HOẠCH QUY MÔ THEO CƠ CẤU NGÀNH ĐÀO TẠO ......................... 62
PHỤ LỤC 5. CÁC KHOẢN THU CỦA TRƢỜNG TRONG NĂM TÀI CHÍNH 2008, 2009
VÀ 2010 .......................................................................................................................................... 64
PHỤ LỤC 6. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT: THƢ VIỆN, CÁC HỆ THỐNG
THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ................................................................... 67

Trang 3


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

LỜI MỞ ĐẦU
Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế đòi hỏi nhanh chóng đào tạo
nguồn nhân lực Giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; ngày 15 tháng 8 năm 1988, Phân hiệu tại Tp.Hồ Chí Minh của Trường Đại học
Hàng hải bắt đầu tổ chức đào tạo ở bậc đại học các chuyên ngành về hàng hải, cơ khí giao
thông và kinh tế biển. Căn cứ vào năng lực của Phân hiệu sau hơn 10 năm xây dựng và
trưởng thành, ngày 26/04/2001 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 66/2001/QĐ-TT

thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giao thông
Vận tải trên cơ sở Phân hiệu Đại học Hàng hải. Đây là sự kiện trọng đại trong tiến trình
phát triển của nhà trường.
Tọa lạc tại Tp.Hồ Chí Minh, nơi hội tụ nền kinh tế - thương mại, khoa học công
nghệ lớn nhất của cả nước, Trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho các ngành giao
thông vận tải như: hàng hải, đường bộ, đường sông, đường sắt và hàng không dân dụng.
Với tầm quan trọng là chiến lược và định hướng phát triển của Trường Đại học
Giao thông Vận tải Tp.Hồ Chí Minh; Phòng Đối ngoại, Nghiên cứu và Phát triển đã tổ
chức biên soạn, lấy ý kiến – phản biện xã hội rộng rãi của các tầng lớp cán bộ, giảng viên,
công nhân viên Nhà trường, các chuyên gia trong và ngoài nước, nhằm mục đích xây dựng
bản “Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 - 2020) và tầm nhìn đến năm 2030”
hợp lí và hiệu quả.
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 - 2020) và tầm nhìn đến năm 2030 là
văn bản chính thức về kế hoạch xây dựng và phát triển của Nhà trường, là cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch hàng năm và các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn. Đồng thời, là cơ sở để
xây dựng các đề án đầu tư và phát triển trong tương lai.

Trang 4


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN I. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ
1. Sứ mệnh
Đào tạo đội ngũ cán bộ Khoa học & Kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ ĐH, sau
ĐH và trên ĐH cho ngành giao thông vận tải; Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường sông, hàng
không dân dụng, giao thông đô thị, kinh tế biển, vận tải, quản trị logistics,… phục vụ cho
sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

2. Tầm nhìn
Đến năm 2030, Trường ĐH Giao thông Vận tải Tp. HCM phấn đấu trở thành
trường ĐH lớn, đa ngành của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ đầu tàu về giao thông vận tải; có uy tín, hoà nhập với các
trường ĐH trong khu vực và vững vàng tiếp cận trình độ các trường ĐH tiên tiến trên thế
giới.
Trường cung cấp sản phẩm đào tạo và dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã
hội ngày càng cao của đất nước, uy tín trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng là niềm
kiêu hãnh của ngành giao thông vận tải Tp. HCM và cả nước.
3. Các giá trị cốt lõi và cam kết
Trường ĐH Giao thông Vận tải TP. HCM cam kết phấn đấu, duy trì các giá trị và
năng lực cốt lõi sau:
-

Phấn đấu trở thành trường ĐH đa ngành có trình độ cao.
Lấy người học làm trung tâm.
Lấy chất lượng đào tạo làm đầu.
Có trách nhiệm và tạo niềm tin trong cộng đồng.
Công bằng và trung thực, tạo cơ hội học tập và bồi dưỡng suốt đời như nhau
cho cộng đồng.
Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, dân tộc (tập trung trí tuệ, đoàn
kết, cần cù,…)
Tích cực phát triển HTQT.
Xây dựng Cơ cấu tổ chức hợp lý.
Tự chủ về Tài chính và Quản lý của Nhà trường.

Trang 5


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA TRƢỜNG
1. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội và các Chính sách liên quan tới Nhà trƣờng
1.1

Bối cảnh chung

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, cách
mạng KHCN phát triển nhảy vọt, thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ
nguyên công nghệ thông tin. Kho tàng tri thức của nhân loại tăng nhanh chóng, đa dạng và
phong phú. Nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng bức thiết.
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã thúc đẩy các trường ĐH trên toàn thế
giới phát triển và đổi mới không ngừng; KHCN là nguồn động lực cơ bản cho phát triển
kinh tế, xã hội, do đó các trường ĐH càng phải đổi mới; đáp ứng với những thách thức của
nền kinh tế thị trường, từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội,
gắn bó chặt chẽ giữa NCKH và ứng dụng công nghệ để đáp ứng được các nhu cầu to lớn
của xã hội hiện đại, góp phần nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực
làm việc cho tuổi trẻ.
Nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi các trường ĐH phải thực hiện
tốt 3 chức năng truyền thống là: đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu
xã hội. Trong 3 chức năng trên, thì chức năng nghiên cứu, kiến tạo tri thức ngày càng trở
nên cấp thiết. Quá trình toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự HTQT trong đào tạo, nghiên
cứu và cung cấp dịch vụ xã hội. Việc thực hiện các chương trình đào tạo hay NCKH liên
kết càng trở nên dễ dàng hơn. Việc hội nhập để phát triển là một nhu cầu tất yếu của các
trường ĐH.
1.2

Bối cảnh phát triển trong nƣớc


Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương – hiện đang là khu vực phát triển và
năng động nhất thế giới, Việt Nam có những lợi thế nhất định trong quá trình giao lưu, hội
nhập và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đang tham gia
tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thúc
đẩy đổi mới và phát triển giáo dục ĐH. Chính vì vậy, phát triển GD&ĐT và KHCN được
xem là quốc sách hàng đầu của nước ta, hệ thống giáo dục ĐH đã và đang tích cực cải
cách để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận
trình độ thế giới.
Việc gia nhập WTO đã đưa Việt Nam thực sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới, mở
ra cho Việt Nam và giáo dục Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh
này, giáo dục Việt Nam sẽ nhận được nhiều nguồn đầu tư hơn, các trường ĐH và cơ sở

Trang 6


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

đào tạo có nhiều đầu mối liên kết, hợp tác hơn, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để du học
hoặc tìm kiếm học bổng của các trường ĐH quốc tế.
Ngành GTVT là một trong những ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân phải
phát triển không ngừng, nhanh chóng, làm nền tảng cho công cuộc CNH-HĐH của đất
nước. Nhu cầu đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng được những nhiệm vụ cao cả
của ngành GTVT đã tạo cho trường ĐH GTVT Tp.HCM những cơ hội và thách thức to
lớn.
1.3

Các chính sách liên quan tới sự phát triển của trƣờng giai đoạn 2010- 2030

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X: Khẳng

định giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò quyết định trong sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước; phát triển GD&ĐT là nhu cầu bức thiết để phát triển đất nước.
Thông báo số 242/TB-TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 2
(khoá VIII) và phương hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo đến năm 2020.
Luật Giáo dục năm 2005 và những sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục phù hợp với yêu
cầu phát triển giáo dục trong tình hình mới tại kì họp thứ VI tháng 11/2009 qui định mục
tiêu, tính chất, nguyên lý của nền Giáo dục nước nhà nhằm đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục sửa đổi (năm 2009) có hiệu lực từ ngày 1
tháng 7 năm 2010.
Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 của Bộ GD&ĐT: Tiếp tục phát
triển Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Chính phủ ban hành tại Quyết định số
201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 khẳng định mục tiêu, giải pháp xây dựng một nền
giáo dục theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá và xã hội hoá; có tính thực tiễn và hiệu quả,
góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 20102020. Phấn đấu đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân; 100 % giảng viên các trường ĐH có
trình độ Thạc sỹ, 30 % giảng viên các trường ĐH có trình độ Tiến sỹ vào năm 2020; 80 %
sinh viên tốt nghiệp ĐH được các cơ sở sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được yêu cầu
công việc, có trình độ năng lực ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế, 5% sinh viên tốt nghiệp có
trình độ ngang bằng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường ĐH trong khối
Asean. Hệ thống các trường ĐH vừa đáp ứng nâng cao chất lượng đào tạo đại trà, vừa mở
rộng diện đào tạo bồi dưỡng sinh viên tài năng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao cạnh tranh trong khu vực và thế giới để đến năm 2020 nước ta nằm trong số
50 quốc gia đứng đầu về cạnh tranh nhân lực.

Trang 7


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030


Điều lệ trường ĐH được chính phủ ban hành xác định quyền và trách nhiệm của
các cơ sở đào tạo theo tinh thần đổi mới, xác định mô hình, cơ cấu tổ chức, hoạt động của
các trường ĐH.
Đề án đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 của Bộ GD&ĐT.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc “Quy định quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập”.
Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa
đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường.
Quyết định 76/2007/BGD&ĐT ngày 17/12/2007 về việc ban hành “Quy định về
Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp”.
Quyết định số 1601/QĐ-TTg Ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ký phê
duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030.
2. Thực trạng của trƣờng
2.1

Thực trạng về đào tạo
a) Khái quát chung

Trường ĐH GTVT Tp. HCM sau hơn 23 năm thành lập thực sự là một cơ sở đào
tạo đa ngành trong lĩnh vực GTVT, gồm nhiều bậc đào tạo từ cử nhân đến thạc sĩ, với cả
hệ chính quy và hệ không chính quy. Hiện nay, trường có hơn 17.000 sinh viên, học viên
các hệ đào tạo: sau và trên ĐH, ĐH chính quy, ĐH văn bằng 2 (chính quy), ĐH liên thông
(chính quy), ĐH vừa làm vừa học, cao đẳng chính quy, liên kết đào tạo quốc tế. Riêng đối
với hệ đào tạo đại học chính quy, trường có 24 chuyên ngành đáp ứng yêu cầu phát triển
của đất nước trong lĩnh vực GTVT và nhu cầu xã hội.
Cùng với đào tạo ĐH chính quy và không chính quy, hoạt động đào tạo sau ĐH

ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính của trường. Tác
động của đào tạo sau ĐH đối với sự phát triển KTXH ngày càng trở nên mạnh mẽ và có
thể thấy dấu ấn này ở khắp mọi nơi. Đào tạo sau ĐH đã và đang đáp ứng sự phát triển của
tất cả các lĩnh vực KTXH, KHCN, chính trị, an ninh quốc phòng…đồng thời tạo ra sức
mạnh bên trong hệ thống giáo dục, thúc đẩy hệ thống giáo dục phát triển. Chính vì lý do

Trang 8


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

đó, trong những năm gần đây, nhà trường đã luôn chú trọng đến việc phát triển công tác
đào tạo sau ĐH. Với bậc đào tạo Thạc sĩ, trường đang đào tạo 7 chuyên ngành. Trong thời
gian tới, trước nhu cầu của xã hội và thực trạng đào tạo sau ĐH của các viện, trường trong
và ngoài nước, trường sẽ điều chỉnh mã ngành đào tạo sau ĐH, theo hướng mở rộng các
chuyên ngành hẹp ở bậc sau ĐH.
Về quy mô đào tạo, từ năm học 2001-2002 đến 2007 -2008, quy mô đào tạo hệ
chính quy của trường tương đối ổn định, chỉ tiêu tuyển sinh trong khoảng 1500-1850 sinh
viên, tăng dần trong các năm học tiếp theo, năm học 2009-2010 chỉ tiêu tuyển sinh đã tăng
lên 2100 sinh viên, năm 2011 chỉ tiêu là 2650. Quy mô đào tạo không chính quy của
trường các năm qua có xu hướng giảm, năm 2009-2010, số sinh viên không chính quy
trúng tuyển vào trường giảm gần 200 sinh viên so với năm học 2008-2009. Tuy vậy, nhu
cầu học tập của người học cũng như yêu cầu về việc đào tạo cán bộ cho các ngành: Kỹ
thuật tàu thuỷ, tự động hóa, khai thác, bảo trì tàu thủy, điều khiển tàu biển, quản lý và tổ
chức vận tải, xây dựng công trình thủy… còn rất lớn. Quy mô đào tạo sau ĐH của trường
khoảng 700 học viên. Bên cạnh đó, chương trình HTQT, liên kết đào tạo với các trường
ĐH của Vương quốc Anh (ĐH Guildford, Surrey) mới được triển khai đã thu hút được
trên 100 sinh viên theo học.
Ngoài ra, Trường còn có Trung tâm đào tạo và nguồn nhân lực hàn


-

.
Chất lượng đào tạo hệ tại chức của trường được nâng lên và chuyển biến theo
hướng tích cực. Học viên có thể học tại Tp. Hồ Chí Minh, cơ sở Vũng Tàu, và các cơ sở
liên kết: Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bình Phước, Bến Tre, Phú
Yên…
THỐNG KÊ SỐ LƢỢNG THỰC TUYỂN
THEO CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

Trang 9


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

Các Hệ đào tạo và ngành đào tạo của trƣờng đƣợc thể hiện nhƣ sau:
STT

Tên ngành

Mã ngành

A. Hệ đại học chính quy

1
Khoa học hàng hải
2
Khai thác máy tàu thủy

3
Điện và Tự động tàu thủy
4
Điện tử viễn thông
5
Tự động hóa công nghiệp
6
Kỹ thuật điện (Điện công nghiệp)
7
Thiết kế thân tàu thủy
8
Cơ giới hóa xếp dỡ
9
Xây dựng công trình thủy và thềm lục địa
10
Bảo đảm an toàn hàng hải
11
Xây dựng cầu đường
12
Công nghệ thông tin
13
Cơ khí ô tô
14
Máy xây dựng
15
Kỹ thuật Máy tính
16
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
17
Quy hoạch giao thông

18
Công nghệ đóng tàu thủy
19
Thiết bị năng lượng tàu thủy
20
Xây dựng đường sắt – Metro
21
Kỹ thuật công trình ngoài khơi
22
Kinh tế vận tải biển
23
Kinh tế xây dựng
24
Quản trị logistics và vận tải đa phương thức
B. Hệ Liên thông đại học chính quy
1
Khoa học hàng hải
2
Khai thác Máy tàu thủy
3
Xây dựng cầu đường
4
Công nghệ thông tin
5
Cơ khí ô tô
6
Kinh tế vận tải biển
7
Kinh tế xây dựng
C. Hệ Cao đẳng chính quy

1
Khoa học hàng hải
2
Khai thác máy tàu thuỷ
3
Công nghệ thông tin
4
Cơ khí ô tô
5
Kinh tế vận tải biển

101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119

120
121
401
402
403
101
102
111
112
113
401
402
C65
C66
C67
C68
C69
Trang 10


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

D. Hệ chính quy văn bằng hai
1
Đóng tàu và công trình nổi
107
2
Kinh tế vận tải biển
401

E. Hệ đại học vừa làm vừa học
1
Khoa học hàng hải
101
2
Khai thác máy tàu thủy
102
3
Điện tử viễn thông
104
4
Thiết kế thân tàu thuỷ
107
5
Xây dựng công trình thuỷ
109
6
Xây dựng cầu đường
111
7
Công nghệ thông tin
112
8
Cơ khí ô tô
113
9
Xây dựng dân dụng và công nghiệp
116
10
Kinh tế vận tải biển

401
11
Kinh tế xây dựng
402
12
Quản trị logistics và vận tải đa phương thức 403
F. Các chuyên ngành đào tạo của hệ sau và trên đại học
1
Tự động hoá
2
Khai thác, bảo trì tàu thuỷ
3
Khoa học hàng hải
4
Tổ chức và quản lý vận tải
5
Xây dựng cầu, hầm
6
Xây dựng công trình thủy
7
Kỹ thuật tàu thủy
G. Liên kết đào tạo quốc tế
1
Cử nhân Kinh doanh – Tài chính
2
Cử nhân Quản trị Kinh doanh
3
Cử nhân Kế toán và Quản trị tài chính
4
Kỹ sư Xây dựng

b) Liên doanh đào tạo UT - STC
Căn cứ Giấy phép đầu tư số 2420/GP ngày 03/09/2004, Trung tâm Đào tạo và
Nguồn nhân lực hàng hải, doanh nghiệp liên doanh giữa Trường ĐH GTVT Tp. HCM và
Tập đoàn đào tạo vận tải biển và giao thông (STC – Group) Hà Lan đã chính thức thành
lập vào tháng 03/2005. Năm 2008, thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới,
Trung tâm đã tiến hành thủ tục đăng ký lại và tháng 8/2009 đã nhận được Giấy chứng
nhận đầu tư mới từ cấp có thẩm quyền. Theo Giấy chứng nhận này, Trung tâm Đào tạo và
Nguồn nhân lực Hàng hải được đổi tên thành Công ty TNHH Đào tạo và Nguồn nhân lực
Hàng hải.

Trang 11


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

Nhiệm vụ chính của UT – STC là cung cấp chuyên môn và các khóa đào tạo cho
những người muốn được làm việc hoặc đã làm việc trong môi trường hàng hải và vận tải
năng động. Trong thời gian qua, UT-STC đã xuất khẩu được các thủy thủ có tay nghề cao
và giàu kinh nghiệm cho các đội tàu trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nhiều giảng viên,
sinh viên của trường đã tham gia các khóa đào tạo và huấn luyện về hàng hải và GTVT tại
Hà Lan.
Công ty TNHH Đào tạo và nguồn nhân lực hàng hải còn

. Ngoài ra, công ty còn t
.
Trong các năm qua, công ty đã và đang tiếp tục triển khai chương trình đào tạo với
các đối tác lớn tại Châu Âu như: Công ty vận tải Stolt Tanker (Hà Lan), Tập đoàn vận tải
biển Münchmeyer Petersen Crewing – MPC (Đức), Hiệp hội chủ tàu Na-uy (Norwegian
Shipowners Association - NSA), Công ty Vận tải biển Wagenborg (Hà Lan), Công ty

Quản lý tàu Norgas, Shanghai (thuộc tập đoàn IM Skaugen - Norgas Carrier Fleet, Oslo
Na-uy)…
c) Trung tâm Huấn luyện Thuyền viên
Trung tâm Huấn luyện thuyền viên được cải tiến phương pháp huấn luyện và quản
lý, đảm bảo các yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Tính đến nay, trung tâm đã tổ
chức 120 khóa huấn luyện, với tổng cộng 4.117 lượt học viên. Giảng viên tham gia giảng
dạy là những thuyền trưởng, máy trưởng hạng 1, thạc sỹ, tiến sỹ, các chuyên gia hàng đầu
trong lĩnh vực hàng hải, đăng kiểm, bảo hiểm…
Ngoài ra, trung tâm còn có công tác theo dõi, cập nhật những thông tin về huấn
luyện, quản lý từ các cấp bộ, ngành về huấn luyện, đảm bảo thực hiện đúng quy định của
quốc gia và quốc tế. Tham gia các hội thảo chuyên đề về công tác huấn luyện thuyền viên,
quản lý tàu...Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức cho các sỹ quan,
thuyền viên nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của công ước STCW 78/95 của Tổ chức hàng
hải quốc tế IMO như các khoá cập nhật máy, lái; các khoá huấn luyện cho tàu gas, tàu
dầu, tàu khách v.v... Cung cấp đội ngũ thuyền viên có chất lượng, đảm bảo đúng các tiêu
chuẩn của tổ chức hàng hải quốc tế IMO cho đội tàu trong nước và các đội tàu trên toàn
thế giới.

Trang 12


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

d) Chƣơng trình đào tạo quốc tế
Trước xu thế quốc tế hóa giáo dục và nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đạt
chuẩn mực quốc tế, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế (gọi tắt là IEC) được thành lập
và đến tháng 10/2009 tuyển sinh khóa đầu tiên. Trung tâm IEC, tự hào là một trong những
đơn vị thực hiện chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học của Vương quốc
Anh - theo Quỹ sáng kiến Thủ tướng Anh, một đất nước có nền giáo dục phát triển hàng

đầu thế giới.
Trung tâm IEC cam kết mang lại cho sinh viên một môi trường học tập thân thiện,
được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với chương trình học được quốc tế công nhận.
Đội ngũ giảng viên có bằng cấp cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng là một trong
những yếu tố then chốt góp phần vào hiệu quả đào tạo của Trung tâm. Nói cách khác, IEC
chính là chìa khóa để sinh viên có thể đến với các trường đại học lớn có uy tín không chỉ ở
Anh, Úc, New Zealand mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Chính vì vậy, Trung tâm
IEC luôn phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo tiên tiến, chất lượng quốc tế đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam và thế giới.
Hiện tại, các ngành học Trung tâm IEC đang đào tạo là:
Cử nhân Kinh doanh – Tài chính
Sinh viên sau khi hoàn thành 3 năm sẽ được tổ chức Edexcel (Tổ chức Khảo thí
quốc gia, Vương quốc Anh) cấp bằng BTEC HND ngành Kinh doanh - Tài chính, bằng
cấp uy tín của Vương quốc Anh được công nhận tại 130 quốc gia trên thế giới. BTEC
HND được các Hội đồng - Hiệp hội Nghề nghiệp của Vương Quốc Anh kiểm định và
công nhận, tạo ra cơ hội nghề nghiệp toàn cầu cho người học.
Cử nhân Quản trị kinh doanh, Cử nhân Kế toán & Quản trị tài chính
Sinh viên sau khi hoàn thành 3 năm học sẽ được tổ chức Edexcel cấp bằng BTEC
HND ngành Quản trị Kinh doanh và ngành Kinh doanh & Tài chính. Sinh viên có Chứng
chỉ Tiếng Anh Quốc tế của Tổ chức giáo dục Tyndale sẽ được miễn chứng chỉ IELTS đầu
vào chương trình ĐH năm cuối tại ĐH Sunderland.
Kỹ sư Xây dựng
Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học 3 năm sẽ được tổ chức Edexcel (Tổ chức
Khảo thí quốc gia, Vương quốc Anh) cấp bằng BTEC HND ngành Công trình. Văn bằng
này nằm trong hệ thống bằng quốc gia HND của Vương Quốc Anh. Bằng này tương
đương với Cấp độ 5 (Level 5) của Khung tiêu chuẩn Quốc gia Anh (NQF- National
Qualifications Framework) và được công nhận là bằng cấp uy tín trên toàn thế giới.
Trang 13



Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

e) Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo
Nhìn chung, nội dung và chương trình đào tạo bám sát khung chương trình khung
do Bộ GD&ĐT ban hành, đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển giáo dục các cấp.
Các chương trình đào tạo theo Công ước quốc tế (Bộ luật STCW 78/95), chương trình liên
kết với các Đại học Anh quốc được triển khai có chất lượng cao. Sinh viên tốt nghiệp ra
trường đảm bảo về trình độ kiến thức cơ bản, kĩ năng nghiệp vụ, có khả năng thích ứng
nhanh thị trường lao động.
Tuy nhiên, phương pháp tổ chức, quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy đổi mới
chưa thật nhanh chóng; nội dung, chương trình nặng về lý thuyết; nội dung thực hành,
phát huy tính tích cực, tự nghiên cứu của sinh viên chưa được phát huy hết. Bên cạnh đó,
cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm, tài liệu học tập còn hạn chế.
2.2

Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hoạt
động dịch vụ

Với đội ngũ cán bộ khoa học, tâm huyết, giàu kinh nghiệm và năng động, trong
những năm qua nhiều đề tài, dự án đã được triển khai nghiên cứu và ứng dụng. Hoạt động
thông tin, phổ biến NCKH và CGCN đã được đẩy mạnh để kịp thời nâng cao chất lượng
đào tạo, góp phần giúp doanh nghiệp và địa phương áp dụng tiến bộ khoa học vào đời
sống thực tiễn. Trường đã đạt được một số kết quả rất quan trọng trong công tác NCKH và
CGCN. Tính đến nay, Trường đã có 2 đề tài thuộc các chương trình KHCN và KHXH cấp
nhà nước; 5 dự án nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp nghiên cứu quốc tế; 15 đề tài cấp
Bộ và rất nhiều đề tài cấp trường; nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín
trong và ngoài nước. Trong đó, các đề tài cấp trường chủ yếu tập trung vào những chủ đề
phục vụ cho hoạt động giảng dạy, giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn trên địa bàn
Tp.HCM và các tỉnh lân cận.

Sự chủ động, năng động của các khoa đào tạo đã phát huy rõ rệt công tác NCKH,
góp phần nâng cao năng lực nội sinh của giảng viên, gắn công tác NCKH với giảng dạy
ĐH và sau ĐH. Phong trào NCKH của sinh viên luôn được nhà trường tạo điều kiện tối
đa. Trường cũng xuất bản đều đặn Tập san “Tạp chí Khoa học công nghệ Giao thông vận
tải” được cấp số đăng ký quốc tế. Số lượng bài viết trên tập san của giảng viên và sinh
viên ngày một nhiều và có chất lượng, nhiều bài viết được giới học thuật đánh giá cao.
Ngoài một số hoạt động thường xuyên, cán bộ quản lý, giảng viên còn tham gia các
chương trình nghiên cứu, hợp tác với nước ngoài hoặc hội nghị khoa học tại các nước
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, gồm nhiều hoạt động như: tổ chức hội thảo
khoa học công nghệ tại trường, báo cáo chuyên đề, seminar về các môn học, ứng dụng
KHCN, các phần mềm mới vào quá trình giảng dạy, học tập…Các hoạt động này có tác
dụng nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên, hiện đại hóa phương pháp giảng dạy và
Trang 14


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

nghiên cứu, đồng thời từng bước hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của trường trong lĩnh
vực NCKH và CGCN.
Bên cạnh công tác NCKH, nhà trường còn đẩy mạnh phát triển các dự án viện trợ
kỹ thuật và CGCN. Tính đến nay, trường đã có rất nhiều dự án gây tiếng vang trong và
ngoài nước, tiêu biểu như: Dự án viện trợ kỹ thuật các phòng thí nghiệm GMDSS và
ARPA – Na uy, Dự án viện trợ kỹ thuật đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý và
giảng dạy – Hà Lan, Dự án Lập Liên doanh đào tạo với ĐH Hàng hải Rotterdam – Hà
Lan, Dự án Liên kết đào tạo quốc tế với Cao đẳng Guildford và ĐH Surrey – được tài trợ
bởi Quỹ sáng kiến của Thủ tướng Anh, Dự án Nâng cao năng lực thuyền viên Việt Nam –
Đan Mạch, Dự án ứng phó biến đổi khí hậu và các đề tài phối hợp nghiên cứu quốc tế với
Hiệp hội xúc tiến Khoa học kỹ thuật Nhật Bản…
Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây, Trường liên tục ký nhiều hợp đồng về CGCN

và dịch vụ như tư vấn thiết kế, dịch vụ kỹ thuật, sản xuất thử,…với các đối tác như
Vietxopetro, PTSC, Cảng Cái Mép, dự án Danida – phà cho Đồng bằng sông Cửu long,…
Đánh giá chung về thực trạng công tác NCKH:
Nhìn chung, các đề tài NCKH do các cán bộ và giảng viên của trường tiến hành
nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết
những vấn đề thực tiễn đặt ra. Công tác NCKH của Trường đã góp phần bồi dưỡng và
nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên, từ đó đảm bảo chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất phục vụ công tác NCKH còn hạn chế.
Qui mô đào tạo tăng nhanh, nhiệm vụ giảng dạy quá tải, ảnh hưởng đến số lượng, chất
lượng các công trình NCKH.
2.3

Thực trạng công tác phát triển các mối quan hệ trong nƣớc và Hợp tác quốc tế
a. Quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức trong nƣớc

Trường phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức
sự nghiệp trong công tác đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với việc làm và tuyển
dụng người học đã tốt nghiệp; ký các hợp đồng đào tạo, các hợp đồng KHCN; triển khai
ứng dụng những thành tựu KHCN mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Chính vì
vậy, các doanh nghiệp lớn trong nước thường xuyên chọn sinh viên của trường để cấp học
bổng đào tạo và tuyển dụng nhân sự, tiêu biểu như: Công ty cổ phần Gemadept, Tổng
Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam – PTSC, Công ty Dịch vụ Khai thác
Dầu khí Việt Nam – PPS, Sở GTVT Tp.Hồ Chí Minh…

Trang 15


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030


b. Hợp tác quốc tế
Công tác HTQT của nhà trường trong những năm vừa qua có những thay đổi cơ
bản. Hầu hết các hình thức hợp tác đã chuyển thành hợp tác hai bên cùng có lợi. Nhiều
trường ĐH và các tổ chức đến trao đổi, thiết lập các mối quan hệ mới với trường, đặc biệt
hơn nữa là muốn khai thác những thế mạnh của trường trong các lĩnh vực hàng hải, xây
dựng cầu đường và công trình.. và nguồn lực con người. Các hoạt động HTQT được tiếp
tục mở rộng và đi vào chiều sâu, nhiều dự án HTQT đã được khai thác triệt để. Qua đó,
trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đã được nâng lên, nội dung
và phương pháp giảng dạy đã được đổi mới, chuyển sang phương pháp lấy người học làm
trung tâm. Cơ sở vật chất, phòng học, giảng đường, thư viện, trang thiết bị của trường
được tăng cường từ nguồn vốn nước ngoài. Uy tín của trường trước các đối tác quốc tế đã
được nâng lên đáng kể; cơ hội hợp tác, đào tạo, NCKH với các trường ĐH, các cơ sở
GD&ĐT trên thế giới và khu vực ngày càng tăng .
Trường là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường đào tạo và huấn luyện
hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương (AMETIAP), thành viên chính thức của Hiệp hội
Xúc tiến khoa học kỹ thuật Nhật Bản (JSPS), thành viên Hiệp hội quốc tế các Trường ĐH
Hàng hải (IAMU). Trường ĐH GTVT Tp.HCM còn là đối tác liên doanh huấn luyện, xuất
khẩu thuyền viên của tập đoàn STC Hà Lan.
Với việc lấy uy tín của người dạy và chất lượng của người học làm kim chỉ nam
hoạt động, đặc biệt là trong công tác HTQT, nhà trường đã nhận được nhiều sự ủng hộ về
vật chất lẫn tinh thần từ các tổ chức và tập đoàn giáo dục lớn, tiêu biểu là: Học bổng
Sasakawa Fellowship của tổ chức Nippon Foundation (Nhật); Học bổng của Tổ chức
Đăng kiểm Mỹ (ABS); Học bổng MOL (Nhật Bản); Công ty ESUHAI hàng năm đều cấp
nhiều suất học bổng cho sinh viên học tập và làm việc tại Nhật Bản... Ngoài ra, sinh viên
và giảng viên, cán bộ, công nhân viên của trường cũng nhận được rất nhiều học bổng học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý của các trường ĐH lớn ở Hà Lan, Anh, Trung
Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Các văn bản nhà trường đã kí kết với các đối tác nước ngoài như sau:
Số TT
Trƣờng/ Tổ chức

1 Viện Hàn lâm khoa học Nga
2 Trường ĐH Hàng hải Úc
3 Trường ĐH Hàng hải Rotterdam (STC)
Công ty tư vấn dịch vụ và công nghệ thông tin Datex
4
(Datex IT & consultancy Services Pty Ltd)
5 Trường ĐH Hồ Hải
6 Trường Cao đẳng Đường sắt Quốc gia Hàn Quốc
7 Tập đoàn vận tải biển Mitsui O.S.K Lines

Quốc gia
Nga
Úc
Hà Lan

Ngày ký
01/01/1999
24/01/2001
Tháng 10/2001

Singapore

02/01/2005

Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản

24/2/2005
20/12/2005

04/10/2006
Trang 16


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030
Tập đoàn vận tải biển Stolt – Nielsen
Công ty Shalom
Tập đoàn vận tải biển MPC (Munchmeyer Petersen
Crewing Ltd, Limassol)
Công ty Cơ khí Vận Tải Sài gòn (SAMCO)
Triton Schiffahrts GmbH
ĐH Giao thông Siberian
Công ty Cảng Sài Gòn
Cao Đẳng Guildford
ĐH Woo Song
Công ty Eco-Continent Vladivostoc
Wagenborg Shipping B.V.
ĐH Hàng hải Quốc tế Panama
ĐH Newcastle
ĐH Hàng hải Mokpo
Việt
Nam – PTSC
ĐH Kỹ thuật Vienne
ĐH Hoa Trung
ĐH GTVT Viễn Đông
Học Viện Công nghệ Southbank

8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Hà Lan
Hàn Quốc

21/12/2006
02/02/2007

Cyprus

9/07/2007

Việt Nam
Đức

Nga
Việt Nam
Anh Quốc
Hàn Quốc
Nga
Hà Lan
Panama
Anh Quốc
Hàn Quốc

09/08/2007
29/08/ 2007
01/12/2007
25/12/2008
16/04/2008
18/04/2008
05/05/2008
30/05/2008
27/06/2008
15/12/2008
25/05/2009

Việt Nam

04/06/3009

Áo
Trung Quốc
Nga
Úc


01/08/2009
22/02/2010
22/03/2010
01/07/2010

Các dự án đã và đang triển khai:
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên dự án
“Nâng cấp và đóng mới các phà tại vùng đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn II” của DANIDA
Chương trình xây dựng cơ sở đào tạo cho Phân hiệu ĐH
Hàng hải tại Tp. HCM (tên cũ của Trường ĐH GTVT Tp.
HCM)
Hợp tác NCKH quốc tế về mạng vận tải hàng hải quốc tế,
đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á
Chương trình hợp tác NCKH về tăng cường chính sách
môi trường trong vận tải thủy vùng Đông Nam Á do Cộng
đồng Châu Âu tài trợ
Dự án đóng mới tàu 2.000 DWT thực tập kết hợp sản xuất


Quốc gia
Đan Mạch

Thời gian
Tháng 11/2002
- tháng 11/2005

Na-uy

Tháng 01/2001tháng 12/2003

Nhật Bản

Tháng 1/2000tháng 12/2007

Hy Lạp

Tháng 6/2005tháng 6/2007

Việt Nam

Từ năm 2005năm 2007
Từ tháng
03/2005 và kéo
dài 15 năm
Tháng 11/2005tháng 04/2007
Tháng 8/2009
đến nay


Dự án triển khai hoạt động công ty liên doanh huấn luyện Hà Lan &
xuất khẩu thuyền viên Việt Nam với Tập đoàn đào tạo vận
tải biển và giao thông (STC-Group)
Việt Nam
Dự án :“Thiết lập các khoá huấn luyện ngắn hạn cho
Đan Mạch
thuyền viên Việt Nam” tại Trường ĐH GTVT Tp. HCM
Dự án liên kết đào tạo quốc tế ngành Kinh doanh (Tài
Anh
chính) với Tập đoàn Guildford, và ĐH Surrey
Dự án liên kết đào tạo quốc tế ngành Quản trị kinh doanh,
Singapore & Tháng 03/2010
và ngành Kế toán và Quản trị tài chính với Tổ chức giáo
Anh
đến nay
dục Tyndale, Singapore và ĐH Sunderland, Anh
Trang 17


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

Đánh giá về thực trạng các mối liên kết của Trường:
Nhìn chung, tình hình phát triển công tác quan hệ quốc tế của Trường đã có những
chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu xã hội và xu
thế chung hiện nay. Hiện tại, vẫn chưa chủ động khai thác, phát huy hết các mối liên kết
với các trường ĐH, viện nghiên cứu trong nước phục vụ hiệu quả nhiệm vụ đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Chính vì vậy, nhà trường cần liên kết đào tạo đạt về
số lượng, từng bước đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
2.4


Thực trạng về đội ngũ cán bộ

Từ khi thành lập đến nay, nhất là khi đã xác định được hướng phấn đấu phải trở
thành một trường ĐH trọng điểm đa ngành trong khu vực phía Nam, đội ngũ cán bộ, giáo
viên, công nhân viên của Trường đã được tăng lên nhanh chóng, vươn lên và trưởng thành
vượt bậc. Số lượng giảng viên của trường tăng nhanh song song với sự gia tăng số lượng
sinh viên và sự phát triển cơ sở hạ tầng của trường. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, giảng viên được triển khai mạnh mẽ, đội ngũ giảng viên của trường ngày càng
phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, số lượng giảng viên và cán bộ nhà trường
có bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ không ngừng tăng lên trong các năm. Trường cũng đang cử
nhiều cán bộ, giảng viên học nâng cao trình độ ở nước ngoài nhằm bổ sung, cập nhật,
nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên
thế giới.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số giảng viên, cán bộ, công nhân viên của nhà
trường là 572 người gồm: 01 Giáo sư, 10 Phó giáo sư, 28 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 201
Thạc sỹ, 310 cán bộ đã tốt nghiệp ĐH và 22 công nhân viên thuộc các trình độ khác.
Trong số đó có 1 Chuyên viên cao cấp, 41 Giảng viên chính, 5 Chuyên viên chính.
Đánh giá về thực trạng đội ngũ:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường đã được rèn luyện, trưởng
thành trong quá trình xây dựng nhà trường, có phẩm chất lao động tốt, trình độ chuyên
môn vững vàng, với 50 % giảng viên có trình độ trên ĐH là lực lượng cán bộ khoa học cơ
bản, khoa học giáo dục mạnh trong nước, đặc biệt khu vực các tỉnh phía Nam, đảm bảo
giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Điểm đặc biệt là trong các năm vừa
qua số lượng giảng viên được đi tập huấn, học tập ở nước ngoài rất cao.
Tuy nhiên, việc trẻ hóa đội ngũ gặp nhiều khó khăn về nguồn tuyển và biên chế,
ngân sách. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn hạn chế. Số lượng giáo viên của trường còn
thiếu so với quy định về tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Bộ GD&ĐT.

Trang 18



Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

2.5

Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ Đào tạo – NCKH

Trường hiện có tổng cộng 4 cơ sở, trong đó 1 ký túc xá dành cho sinh viên. Cụ thể
như sau:
Cơ sở 1: Số 2 đường D3, Khu Văn thánh Bắc, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Là cơ sở chính của trường được TP. HCM cấp đất và Bộ GTVT đầu tư xây dựng
Diện tích đất:

15.400,5 m2

Tổng diện tích sàn:

20.502,84 m2

Đường nội bộ + cây xanh:

5.289,77 m2

Khu nhà hiệu bộ 3 tầng gồm văn phòng làm việc, hội trường 500 chỗ và phòng
truyền thống.
5 dãy nhà 3 tầng và 1 dãy nhà 6 tầng gồm 49 phòng học, 3 giảng đường lớn, các
giảng đường có trang bị projector, 19 phòng thí nghiệm cơ bản, thực hành và nâng cao.
Khu nhà 7 tầng gồm các phòng thí nghiệm, thực hành hiện đại, phòng nghiên cứu,

phòng báo cáo khoa học, văn phòng khoa, văn phòng các trung tâm và công ty.
Khu trung tâm an toàn Hàng hải gồm 1 mô hình tầu nổi trang bị các thiết bị huấn
luyện an toàn, trực ca, các máy móc dẫn đường, máy lái tự động hiện đại. Một hồ bơi 11m
x 25m đạt tiêu chuẩn dùng huấn luyện chuyên ngành và thực tập cứu sinh, cứu hoả.
Thư viện và phòng đọc có 5.505 đầu sách với trên 69.389 bản sách và 61 đầu báo,
tạp chí, được nối mạng và chia sẻ tài liệu với nhiều thư viện lớn trong cả nước như: Thư
viện Quốc gia, Thư viện Khoa học tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, Thư viện KHCN Tp.Hồ Chí
Minh, Thư viện các trường ĐH. Ngoài ra, Trường còn có thư viện cao học phục vụ nghiên
cứu chuyên ngành, thư viện của trung tâm hợp tác quốc tế IEC và thư viện của liên doanh
đào tạo UT-STC.
Cơ sở 2: Ký túc xá 17 Trần Não, Quận 2, TP. HCM
Diện tích đất:

4.126 m2

Tổng diện tích sàn:

9.225,2 m2

Đường nội bộ + cây xanh:

1.089,3 m2

Trang 19


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

2 khu nhà 6 tầng diện tích 9.000 m2 gồm các phòng học lý thuyết và phòng KTX.

Ngoài ra còn có sân bóng rổ, phòng tập bóng bàn, căn-tin, thư viện, phòng internet và khu
điều hành phục vụ cho khoảng 3000 sinh viên.
KTX không chỉ có sinh viên Việt Nam mà còn có sinh viên quốc tế.
Cơ sở 3: tại Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. HCM.
Diện tích đất:

11.047,6 m2

Tổng diện tích sàn:

6.562 m2

Đường nội bộ + cây xanh:

7.711 m2

Bao gồm phòng thí nghiệm và các xưởng thực hành Điện - Điện tử, Cơ khí, Công
trình, Đóng tàu làm cơ sở huấn luyện tay nghề cho sinh viên. Ngoài ra, còn có khu văn
phòng làm việc, hội trường, phòng học và Trường cũng đang xây dựng một trung tâm
nguồn học hiện đại gồm phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành và KTX.
Cơ sở 4 : Trạm Đào tạo Tại chức Vũng Tàu
Diện tích đất:

1.264 m2

Tổng diện tích sàn:

574 m2

Gồm 1 toà nhà 3 tầng làm văn phòng, phục vụ đào tạo tại chức tại Tp. Vũng Tàu.

Hiện tại đang xin phép chuyển đổi sang một địa điểm mới có quy mô lớn hơn.
Bên cạnh đó, Trường có các phòng thí nghiệm/ xưởng thực hành thuộc các Khoa và
Bộ môn đặt tại các Khoa chuyên môn. Nhà trường cũng tham gia các dự án tài trợ của các
tổ chức phi chính phủ, các đơn vị trong và ngoài nước để tranh thủ nhận thêm tài trợ về
trang thiết bị học tập cho giảng viên và sinh viên.

Số TT

Khoa

1

Khoa Hàng hải

2

Khoa Máy tàu thủy

Phòng thí nghiệm, xƣởng, thiết bị
Phòng máy tính Radar/ ARPA
Phòng máy tính GMDSS
Khu vực huấn luyện cứu hoả, cứu sinh
Phòng thực hành sơ cứu
Phòng thao tác Hải đồ
Phòng thực hành Thuyền nghệ
Phòng huấn luyện thủy lực
Phòng huấn luyện máy sống
Phòng mô hình động cơ diesel
Xưởng thực hành
Trang 20



Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

3

Khoa Đóng tàu và Công trình
nổi

4

Khoa Điện – Điện tử Viễn
thông

5

Khoa Công trình Giao thông
Khoa Kỹ thuật Xây dựng

6

Khoa Công nghệ Thông tin

7

Khoa Cơ khí

8


Khoa Kinh tế Vận tải Biển

9

Khoa Cơ bản

Phòng thực hành thiết kế thân tầu thủy
Phòng tự động hóa thiết kế đóng tàu
Phòng thí nghiệm chống phá hủy thân tàu
Phòng thí nghiệm Điều khiển Logic
Phòng thí nghiệm Điện tử Viễn thông
Phòng thí nghiệm Thiết bị điện
Mạng SCADA D603
ROBOT CNC D605
Phòng TN Xung – số
Phòng thí nghiệm Cơ học đất
Phòng thí nghiệm Kéo nén
Phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng
Phòng thí nghiệm Bảo đảm an toàn GTĐT
Phòng TN Cầu Đường
Phòng máy tính C101
Phòng máy tính C102
Phòng máy vi tính C104
Phòng máy vi tính E003
Phòng máy vi tính E205
Phòng máy tính dùng cho các khoa chuyên môn
Phòng máy vi tính Q2
Phòng máy vi tính Q12
Phòng Thực hành ô tô
Phòng thí nghiệm ô tô

Phòng thiết kế máy D502
Phòng thí nghiệm cơ khí động lực
Phòng thí nghiệm nguyên lý và chi tiết máy
Phòng thí nghiệm cơ khí C005 + C006
Xưởng (Hàn, Tiện, Nguội).
Phòng Thực hành máy xếp dỡ và xây dựng
Phòng mô phỏng kinh tế (trên máy vi tính)
Phòng thí nghiệm hoá
Phòng thí nghiệm vật lý

Ngoài ra, Trường còn có các thiết bị máy móc, phương tiện hiện đại, giá trị cao
như:
-

Tàu thực tập UT-Glory trọng tải 2.300 tấn: 40 tỷ.
Phòng mô phỏng buồng lái tàu biển: 18 tỷ
Phòng mô phỏng buồng máy và xếp dỡ hàng: 2,6 tỷ.
Mô hình dạy học động cơ thủy Diesel: 2 tỷ.
Thiết bị thử sức chịu tải cọc theo phương pháp biến dạng lớn PDA: 1,5 tỷ.
Máy vạn năng thí nghiệp thử sức kéo vải địa kĩ thuật: 1,2 tỷ.
Phòng mô phỏng làm hàng: 1,4 tỷ.
Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS: 1 tỷ.
Thiết bị phân tích thành phần kim loại: 1 tỷ.
Máy nội soi công nghiệp: 800 triệu.
Trang 21


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030


-

Máy kiểm tra tổng hợp các thiết bị vô tuyến: 550 triệu.
Thiết bị kiểm tra bơm cao áp: 550 triệu.
Hệ thống máy kéo và nén bằng thủy lực: 500 triệu.
Phòng Lab - IEC với 40 máy tính.
Thư viện IEC và thư viện UT-STC.
Máy phát điện G.Power công suất 550VA/500KVA: 1,6 tỷ
Xe ô tô Toyota Fortuner 7 chỗ: 1tỷ
Xe ô tô county HMK29B 29 chỗ: 920triệu
Xe ô tô 47 chỗ: 805 triệu.

Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của Trường:
Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường đã được đầu tư đáng kể, cơ
bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống giảng đường và nhà làm việc. Trang tin điện
tử của Trường hoạt động rất hiệu quả, giúp cải tiến phương pháp quản lý và giảm thiểu chi
phí hành chính trong điều hành công việc của Trường.
Tuy nhiên, hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm cần được hiện đại hoá, nhiều
trang thiết bị thí nghiệm đã lạc hậu. Hệ thống phòng học chưa phù hợp đáp ứng đầy đủ
nhu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đặc biệt với điều kiện hiện tại chưa đáp ứng với yêu
cầu đào tạo của các ngành đi biển. Các cơ sở đào tạo còn cách xa nhau và chật chội so với
tốc độ tăng trưởng nóng về số lượng người học. Thư viện của Trường chưa tương xứng và
chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và NCKH. Kinh phí đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng
năm còn hạn chế.
2.6

Thực trạng về công tác khảo thí và kiểm định chất lƣợng

Công tác khảo thí và kiểm định của nhà trường được thực hiện đúng theo quy
chuẩn của Bộ GD&ĐT. Quy mô tổ chức thi cử được mở rộng, giao cho các khoa trong

toàn trường tổ chức bao gồm: sắp xếp lịch thi, cán bộ coi thi, chấm thi, quản lý đề thi, thực
hiện quy trình đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (định kỳ 5 năm 1 lần). Ngoài ra,
nhà trường còn tiến hành đánh giá chương trình, ngành học cho các hệ Đào tạo kể cả
chương trình liên thông, chương trình liên kết, chương trình tiên tiến, chương trình sau
ĐH… theo sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp.
Nhìn chung, công tác khảo thí và kiểm định của nhà trường đã tạo được chuyển
biến mới trong nhận thức của cán bộ giảng viên, đã bước đầu thay đổi cách thức tổ chức
quản lý, làm đề thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, nhân sự làm công
tác đảm bảo chất lượng chưa được đào tạo có bài bản để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của công tác chuyên môn. Bên cạnh đó, nhà trường còn thiếu một hệ thống
quản lý thông tin hoàn chỉnh và thường xuyên cập nhật về mọi hoạt động của trường. Việc
chia sẻ thông tin giữa trường và các đơn vị còn nhiều bất cập và hạn chế, vì vậy việc tìm
kiếm thu thập minh chứng còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, ý thức về đảm bảo chất
Trang 22


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

lượng của một số thành viên trong trường chưa được thể hiện rõ ràng và đầy đủ, văn hóa
chất lượng chưa thật sự thâm nhập vào mọi mặt hoạt động của cá nhân và đơn vị.
2.7

Thực trạng về công tác tài chính

Ngoài hai nguồn kinh phí trong nước là ngân sách Nhà nước cấp và thu học phí,
nhà trường đã cố gắng nỗ lực tìm các nguồn kinh phí khác như tài trợ của các công ty, xí
nghiệp, nhà máy trong ngành GTVT, viện trợ thông qua dự án từ nước ngoài, các tổ chức
phi chính phủ, công ty trong và nước ngoài.
Số liệu về nguồn thu bảo đảm cho các hoạt động đào tạo và NCKH trong các năm

như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
STT

Nội dung

1

NSNN cấp cho HĐ Đào tạo
Thường xuyên
Không thường xuyên
NSNN cấp cho NCKH
NCNN cấp cho SN khác
(Môi trường + ATGT)
NSNN cấp cho CTMT
- SN Đào tạo
- SN Môi trường (biến đổi
khí hậu)
Vốn của các dự án
- DA tăng cường năng lực
NCKH
- KP XDCB (Đóng tàu TT)
Thu học phí
Thu khác
Tổng cộng

2
3
4


5

6
7

2007
23.230
22.570
660
300

Số tiền
2008
2009
23.406 26.535
22.429 23.525
977
3.010
250
350

150

400

1.950

650
650


500
500

650
650

2010
27.948
22.843
5.105
350

1.250
550
700

12.190

1.500

3.000

2.190

1.500

3.000

23.379
3.211

59.575

38.968
5.125
76.641

10.000
18.716
2.611
57.847

20.854
3.113
48.523

Đánh giá về thực trạng về công tác tài chính của Trường:
Trường đã quản lý tốt các nguồn quỹ, đảm bảo chi kịp thời, đúng chế độ, không để
xảy ra tiêu cực, mất mát. Các khoản thu đều vượt kế hoạch, các khoản chi đảm bảo chấp
hành theo Luật Ngân sách đã được Bộ GTVT phê duyệt hàng năm. Nguồn lực tài chính
của Trường đủ để đảm bảo thực hiện các hoạt động thường xuyên của Nhà trường, có một
phần tích luỹ để tham gia thực hiện các dự án ngắn hạn, trung hạn, chưa có tích luỹ để xây
dựng, thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn.

Trang 23


Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn (2010 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030

Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính còn hạn chế trong việc chủ động xây dựng kế

hoạch chi xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hoá các trang thiết bị của Trường, đầu tư hiệu
quả cho các hạng mục phục vụ nhiệm vụ đào tạo, NCKH.
2.8

Thực trạng về công tác Tổ chức quản lý - Điều hành

Nhìn chung, nhà trường luôn luôn tiến hành đổi mới, cải cách cơ cấu tổ chức để
thích ứng với những thay đổi của nền kinh tế thị trường nhằm cạnh tranh ưu thế trong thị
trường giáo dục, việc làm, tư vấn và hoạt động dịch vụ.
Việc tổ chức quản lý và điều hành các mặt hoạt động của trường được thực hiện
theo tinh thần “dân chủ - công khai - công bằng”. Cơ cấu tổ chức của Trường hiện nay là
cơ cấu 3 cấp: Trường - Khoa - Bộ môn. Khối tham mưu cho cấp trường gồm 15 đơn vị:
phòng đối ngoại, nghiên cứu và phát triển, phòng tổ chức hành chính, phòng tài vụ, phòng
quản trị thiết bị, phòng khoa học công nghệ và đào tạo sau đại học, thư viện, ban quản lý
dự án, ban quản lý website, ban thanh tra đào tạo, trung tâm khảo thí và kiểm định chất
lượng, ban quản lý KTX, ban quản lý cơ sở quận 12, ban thanh tra nhân dân. Quan hệ
công tác theo cơ chế chỉ huy từ Trường, đến Khoa, đến các Bộ môn. Hiện nay, Trường
đang tập trung xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phát huy tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của Thủ trưởng các Phòng, Khoa, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, sinh viên.

Trang 24


×