Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 145 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
SỞ CÔNG THƯƠNG

QUI HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN

CƠ QUAN LẬP DỰ ÁN

SỞ CÔNG THƯƠNG
CÀ MAU

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC,
CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP

GIÁM ĐỐC

BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN TRƯỞNG

CN. LÊ MINH KHỞI

PGS.TS. PHAN ĐĂNG TUẤT


MỤC LỤC
Trang

Phần mở đầu



1

Phần một: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát
triển kinh tế-xã hội

4

Chương I: Hiện trạng về phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương

4

1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nhân lực

4

2. Hiện trạng kinh tế-xã hội: GDP và cơ cấu GDP, tình hình thu chi
ngân sách, dân số...

10

3. Vị trí kinh tế - xã hội của Cà Mau trong tổng thể vùng

15

Chương II: Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội

18


1. Kịch bản phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn quy hoạch: GDP, cơ
cấu GDP, dân số và xu hướng đô thị hoá...

18

2. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương lân cận và cả nước

20

Phần hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp và tình hình thực
hiện quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn trước

22

Chương III: Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp Cà Mau

22

I. Hiện trạng về các chỉ tiêu chủ yếu phát triển ngành công nghiệp

22

II. Hiện trạng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu

31

Chương IV: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ở giai đoạn
trước

44


1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế

44

2. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển các ngành công nghiệp

44

3. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển công nghiệp

49

4. Bài học và kinh nghiệm

50

Phần ba: Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành
công nghiệp

51

Chương V: Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
ngành trong thời gian quy hoạch

51

I. Những nhân tố trong nước

51


II. Những nhân tố ngoài nước – Bối cảnh quốc tế và khu vực

54

Chương VI: Dự báo nhu cầu sản phẩm

60

Phần bốn: Quy hoạch phát triển công nghiệp –TTCN Cà Mau
đến 2020

70


1. Quan điểm phát triển

70

2. Mục tiêu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể)

70

3. Định hướng phát triển

71

Chương VII: Các phương án phát triển công nghiệp

73


1. Các phương án phát triển

73

2. Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển
công nghiệp

74

3. Quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp.

76

A. Qui hoạch Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản - thực
phẩm

76

B. Qui hoạch Công nghiệp hoá chất và sản phẩm hóa chất

83

C. Qui hoạch Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử

86

D. Qui hoạch Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

90


E. Qui hoạch Công nghiệp dệt may – da giầy

93

F. Qui hoạch Công nghiệp điện, nước

95

H. Qui hoạch Khu công nghiệp

101

I. Qui hoạch phát triển làng nghề nông thôn

105

Chương VIII: Nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch

112

I. Tổng hợp vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 20112020

112

II. Dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển
công nghiệp giai đoạn 2011-2020

112


Phần năm: Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy
hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tỉnh Cà Mau
đến năm 2020

114

I. Những giải pháp chủ yếu

114

II. Các cơ chế chính sách

120

III. Tổ chức thực hiện

122

IV. Kết luận

125

V. Kiến nghị

125

Phụ lục Danh mục các dự án đầu tư

127



Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU
Tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý quan trọng trong hệ thống các đường giao
thông thủy bộ, nối liền các tỉnh ĐBSCL, TP Hồ Chí Minh và khu vực nội địa
của Tỉnh với các đường biển phía Tây và phía Đông… là điều kiện thuận lợi cho
Cà Mau phát triển một nền công nghiệp toàn diện, đặc biệt là khí điện đạm, cơ
khí tàu thuyền, chế biến thủy sản và các dịch vụ vận tải biển, sông biển và
đường bộ, dịch vụ phục vụ nuôi trồng và đánh bắt hải sản…Với vị trí quan trọng
như vậy, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số: 492/QĐ-TTg ngày
16 tháng 4 năm 2009 phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm Đồng
bằng sông Cửu Long bao gồm 04 Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là:
Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Theo đề án, đến năm 2020, vùng
kinh tế trọng điểm sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt
và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.
Năm 2003, UBND Tỉnh Cà Mau đã ra Quyết định phê duyệt đề án "Điều
chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời kỳ 20012010”. Sau khi có Quyết định, ngành công nghiệp của Tỉnh đã có những chuyển
biến và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh, tỷ trọng công
nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2010 các
ngành công nghiệp phát triển vẫn dựa vào tài nguyên thiên nhiên là chính, các
ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thu hút nhiều lao động như may
mặc, da giầy, đồ gỗ… còn đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành. Các
ngành công nghiệp thuộc nhóm cơ khí đóng vai trò khá quan trọng trong việc hỗ
trợ các ngành công nghiệp trên phát triển, nhưng quy mô không đáng kể, trình
độ công nghệ thấp. Các ngành công nghiệp có công nghệ và hàm lượng chất
xám cao hầu như chưa có.
Đứng trước tình hình đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh đến năm 2020 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện trong
Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Cà Mau đến năm 2020, UBND tỉnh

Cà Mau đã có công văn số 1460/UBND-CN ngày 06/05/2009 về việc lập Quy
hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Cà Mau đến năm 2020
nhằm các mục đích:
- Làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và các đặc thù của tỉnh Cà Mau để xây
dựng các quan điểm, định hướng phát triển cho công nghiệp một cách đúng đắn
và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với các
giai đoạn phát triển.
- Các mục tiêu phát triển của từng giai đoạn là các luận cứ khoa học và
thực tiễn để hoạch định các kế hoạch 5 năm và các kế hoạch hàng năm phát triển
công nghiệp của tỉnh.
- Quy hoạch công nghiệp cũng là cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo quản
lý, hoạch định các chính sách công nghiệp của các cấp lãnh đạo trong tỉnh.
Những tài liệu chính làm căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển công
nghiệp là:
1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, và XI;
Cà Mau năm 2010

Trang 1


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

2. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XII, XIII,
XIV; các Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Cà Mau;
3. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
4. Quyết định số: 01/1998/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 1998 của Thủ
tướng Chính Phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010;
5. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (dự thảo);

6. Quyết định số: 492/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông
Cửu Long;
7. Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 (theo Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa X);
8. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc
phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010;
9. Chỉ thị số 14/2003/CT-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ
về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an
ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010;
10. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
11. Quyết định số: 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn 2020;
12. Quyết định số: 343/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Hóa chất Việt
Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020;
13. Quyết định số: 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công
nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính
sách khuyến khích phát triển;
14. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt nam theo
vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số
73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006);
15. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 (Quyết định phê duyệt số 1107/QĐ-TTg ngày
21/8/2006);
16. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Nghị định số
140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các
Cà Mau năm 2010

Trang 2


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

khâu lập, thẩm định phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch chương trình và dự án phát triển;
17. Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 31/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn
2020;
18. Quyết định số 66/2010/QĐ-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Năm Căn
tỉnh Cà Mau;
19. Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến
năm 2020”;
20. Quyết định số: 1065/QĐ-UBND ngày 09/07/2010 của UBND Tỉnh về
việc phê duyệt Đề cương và dự toán quy hoạch phát triển công nghiệp – Tiểu thủ
công nghiệp tỉnh Cà Mau đến năm 2020;
21.Tài liệu quy hoạch các chuyên ngành công nghiệp của Tỉnh;
22. Niên giám thống kê TW, niên giám thống kê của Tỉnh, các báo cáo, tài
liệu của ngành công nghiệp của Tỉnh.
Nội dung của bản quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN Tỉnh Cà Mau
đến năm 2020 gồm 5 phần:
Phần một: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tếxã hội. Phần này đánh giá tổng quan các nguồn lực chủ yếu để phục vụ cho yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp của Tỉnh Cà Mau.

Phần hai: Hiện trạng phát triển công nghiệp và tình hình thực hiện quy
hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn trước. Đánh giá các số liệu cơ bản của
công nghiệp giai đoạn 2001-2010 là cột mốc để xây dựng định hướng phát triển
công nghiệp đến năm 2020.
Phần ba: Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công
nghiệp. Ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển kinh
tế thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình phát triển
công nghiệp của Tỉnh Cà Mau.
Phần bốn: Quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN Tỉnh Cà Mau đến
năm 2020. Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển; các dự án
phát triển của các chuyên ngành công nghiệp Tỉnh Cà Mau.
Phần năm: Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện Quy hoạch
phát triển công nghiệp-TTCN Tỉnh Cà Mau đến năm 2020 . Kiến nghị một số
giải pháp và chính sách nhằm thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN
Tỉnh Cà Mau đến năm 2020.

Cà Mau năm 2010

Trang 3


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÀ MAU
1. Diện tích, vị trí địa lý, tài nguyên, tiềm năng kinh tế, nhân lực.
1.1. Diện tích, vị trí địa lý, khí hậu, địa hình

* Diện tích, vị trí địa lý
Cà Mau nằm tận cùng phía Nam của Tổ Quốc, có 3 mặt tiếp giáp với
biển: Phía Đông giáp với Biển Đông; Phía Tây - Nam giáp với Vịnh Thái Lan.
Phía Bắc giáp 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là
5.331 km2, bờ biển dài trên 254 Km. Diện tích vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế rộng
trên 70.000 km2, gắn với tài nguyên khí đốt. Tỉnh Cà Mau có 8 huyện và một thành
phố. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh. Do
vị trí địa lý nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có
nhiều thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển; có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế về khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải
sản, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và có tiềm
năng lớn về khai thác dầu khí.
* Khí hậu
Cà Mau là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ trung
bình 26,5oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 4, khoảng 27,6oC; nhiệt độ thấp nhất
vào tháng 1, khoảng 25oC.
Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa ở Cà Mau khá cao so với các nơi khác trong vùng ĐBSCL.
Trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu
vào mùa mưa, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa cao
nhất trong năm thường từ tháng 8 đến tháng 10.
Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc
hơi lớn nhất. Độ ẩm trung bình năm 85,6%. Mùa khô ẩm độ thấp, thấp nhất vào
tháng 3, khoảng 80%.
Điều kiện khí hậu ở Cà Mau khá thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp
toàn diện, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản. Chế độ
phân mùa kết hợp với điều kiện thủy triều ven biển tạo ra hệ sinh thái thuận lợi
cho nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp: nắng hạn, dông,

lốc xoáy và bão xảy ra với tần suất nhiều hơn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và khai thác hải sản trên biển, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
nhân dân.
Cà Mau năm 2010

Trang 4


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

Số giờ nắng trong năm 2009 khá cao, cao nhất là tháng 3 đạt 248,4 giờ,
thấp nhất là tháng 9 là 80,9 giờ. Đây là những tiềm năng quan trọng để phát triển
nguồn năng lượng điện mặt trời, điện gió trong thời gian tới của Cà Mau.
Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo
hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 3-5 m/s. Mùa mưa
gió thịnh hành theo hướng Tây - Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 3 4,5m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 - cấp 8.
Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối năm 1997
là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long.
* Địa hình
Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền không
có núi đá, ngoài biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ, độ cao phổ biến từ 0,5
- 1m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sông hoặc sông biển hỗn hợp
có địa hình cao hơn, các khu vực trầm tích biển - đầm lầy hoặc đầm lầy có địa
hình thấp hơn. Cà Mau phù hợp cho các loại cây chịu ngập nước như rừng ngập
mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi thủy sản. Việc trồng cây ăn quả, xây dựng kết
cấu hạ tầng và các công trình dân dụng, khu dân cư đòi hỏi phải chi phí tôn cao
mặt bằng rất lớn. Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh còn bị chia cắt bởi nhiều hệ
thống sông rạch chằng chịt, có lợi thế về giao thông đường thủy nhưng hạn chế
rất lớn đối với việc phát triển giao thông đường bộ. Phần lớn diện tích của tỉnh
thuộc dạng ngập nước ven biển, nền đất yếu nên việc xây dựng các công trình

kết cấu hạ tầng và xây dựng rất tốn kém nên cũng là trở ngại cho chương trình
phát triển đô thị của tỉnh.
1.2. Nguồn tài nguyên của tỉnh
Tài nguyên đất: Quỹ đất và cơ cấu đất
Theo tài liệu đánh giá tài nguyên đất ở tỉnh Cà Mau có thể chia ra các
nhóm đất chính:
Nhóm đất mặn có diện tích 208.496 ha, chiếm 40,1% diện tích tự nhiên,
phân bố ở nhiều địa bàn trong tỉnh (các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn
Thời) là vùng đất có thành phần cơ giới mịn hơn, không có tầng phèn tiềm tàng
hoặc tầng phèn hoạt động, toàn bộ đất mặn ở Cà Mau đều do nhiễm mặn từ
nước biển với những mức độ mặn khác nhau như mặn nặng, mặn trung bình và
ít mặn. Nhóm đất này chủ yếu được sử dụng cho phát triển rừng ngập mặn ven
biển, nuôi tôm nước lợ, một số ít diện tích được lên liếp trồng cây ăn quả.
Những nơi có độ mặn ít và mặn trung bình có khả năng sản xuất 1 - 2 vụ lúa
trong mùa mưa, trồng cây lâu năm hoặc nuôi tôm vào mùa khô kết hợp trồng
cấy 1 vụ lúa trong mùa mưa.
Nhóm đất phèn có diện tích 279.974 ha, chiếm 53,73% diện tích tự nhiên
phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển,
Năm Căn và Cái Nước. Trong đó, đất phèn tiềm tàng có 198.689 ha. Đất phèn
đang hoạt động có 81.285 ha, phân bố rải rác nhiều nơi.
Nhóm đất phèn nhiễm mặn phân bố ở những vùng ven biển, khoảng
30.387 ha. Đối với diện tích đất phèn không ngập mặn có thể trồng lúa trong
Cà Mau năm 2010

Trang 5


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

mùa mưa, trồng các cây công nghiệp chịu phèn, như mía, khóm, chuối, tràm.…

Đối với diện tích phèn ngập mặn phát triển trồng rừng ngập mặn, nuôi thủy sản
nước mặn.
Ngoài ra, còn có nhóm đất cát giồng, diện tích 671 ha, chiếm 0,13% diện
tích đất tự nhiên, tập trung ở các khu vực dọc ven bãi Khai Long huyện Ngọc
Hiển. Nhóm đất này có thể sử dụng để trồng rau hoa mầu thực phẩm hoặc cây
ăn quả; Nhóm đất than bùn, với diện tích khoảng 8.698 ha, phân bố ở các huyện
U Minh, Trần Văn Thời, tuy nhiên diện tích có tầng than bùn dày ngày càng bị
thu hẹp do cháy rừng hiện còn khoảng trên 5.000 ha; Nhóm đất bãi bồi với diện
tích 19.000 ha, phân bố ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân. Hướng
sử dụng chủ yếu là phát triển rừng phòng hộ theo diễn thế tự nhiên.
Tiềm năng đất Cà Mau phân theo mục đích sử dụng như sau:
Tổng quĩ đất của tỉnh Cà Mau năm 2006 là 532.916 ha, chia ra: Đất sử
dụng vào mục đích nông nghiệp có 370.805 ha, chiếm 69,6%; đất lâm nghiệp là
104.418 ha, chiếm 19,7%; đất chuyên dùng có 20.414, chiếm 3,9%; đất ở có
6.716 ha, chiếm 1,4%; đất chưa sử dụng và sông, kênh, rạch có 28.453 ha,
chiếm 5,4%.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích (ha)

Tỷ trọng (%)

1997

2000

2006

2006/2000

2006/1997


Tổng số

521080

521107

532916

11809

11836

1. Đất nông nghiệp

349315

351344

370805

19461

21490

- Đất trồng cây hàng năm

193336

186298


87110

-99188

-106226

48042

51959

54945

2986

6903

107937

113087

227490

114403

119553

2. Đất lâm nghiệp

96425


104815

104418

-397

7993

3. Đất chuyên dùng

14439

17072

20414

3342

5975

5245

5502

6716

1214

1471


5. Đất chưa sử dụng và sông rạch
55061
42374
28453
-13921
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Cà Mau đến năm 2020

-26608

- Đất trồng cây lâu năm
- Mặt nước nuôi thuỷ sản

4. Đất ở

Bảng 2: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất tỉnh Cà Mau (ha)
STT

I
1
1.1
1.2

Loại đất chuyển
đổi sử dụng
Đất chuyên dùng
và đất ở
Đất chuyên dùng
Đất xây dựng
Đất các công trình

công nghiệp
Đất các công trình
dịch vụ, TM

Cà Mau năm 2010

Diện tích chuyển
đổi theo KH
7281

Diện tích thực hiện
chuyển đổi
3822,1

Tỷ lệ % so KH
được duyệt
52,49

5625
2905
1500

2431,1
578,8
228,2

43,22
19,92
15,21


302

221

73,18
Trang 6


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
2
3
4
5
6
7
II
1
2

Đất trụ sở các cơ
50
19,8
quan
Đất các cơ sở y tế

100
18,8
Đất trường học
520
51
Đất công trình
225
20
TDTT
Đất các công trình
208
20
khác
Đất giao thong
257
300,45
Đất thủy lợi
2000
1262,45
Đất di tích lịch sử
175
50
và văn hóa
Đất an ninh quốc
7
8,14
phòng
Đất nghĩa trang,
86
20

nghĩa địa
Đất chuyên dùng
195
138
khác
Đất ở
1656
1391
Đất đô thị
785
397
Đất ở nông thôn
871
994
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Cà Mau đến năm 2020

39,60
18,8
9,81
889
9,62
116,91
63,12
28,57
116,3
23,26
70,77
84,00
50,57
114,12


Tài nguyên rừng:
Rừng ở Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù: rừng sinh thái ven biển
ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà
Mau còn hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần
Văn Thời, Thới Bình. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập
mặn của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, có vai trò phát triển nuôi trồng thủy
sản và cân bằng sinh thái ven biển, bảo tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng
ngập mặn ven biển. Rừng ngập U Minh còn có tác dụng điều hòa khí hậu, bảo
tồn tính đa dạng sinh học vùng rừng ngập nội địa. Tổng diện tích đất lâm nghiệp
là 108.025 ha, trong đó diện tích có rừng là 96.350,3 ha; diện tích chưa có rừng
11.674,7 ha trong đó đất rừng phòng hộ là 26.132,6 ha, đất rừng đặc dụng
17.830,7 ha và đất rừng sản xuất là 64.061,7ha.
Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt. Vào
mùa khô, nhân dân thường phải dùng nước trữ từ mùa mưa.
+ Nguồn nước mặt từ sông Hậu qua các kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, Chắc
Băng, Bạch Ngưu…..khả năng đưa nước ngọt về Cà Mau rất hạn chế, dự án ngọt
hoá Quản Lộ - Phụng Hiệp hoàn thành sẽ đưa nước về một phần diện tích của
huyện Thới Bình và thành phố Cà Mau.
+ Nguồn nước mặn là tài nguyên và là lợi thế của tỉnh Cà Mau để phát
triển nuôi tôm, cá nước mặn, nước lợ và hệ sinh vật sinh thái ven biển. Hệ thống
thủy lợi nếu được đầu tư hoàn chỉnh điều tiết nước cho nuôi tôm hiệu quả sẽ đưa
Cà Mau trở thành là một trong các vùng nuôi trồng thủy sản lớn ở ĐBSCL và cả
nước.
Cà Mau năm 2010

Trang 7



Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

+ Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ Địa
chất miền Nam, nước ngầm ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo
cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Địa tầng Cà Mau có 7 tầng chứa nước
ngầm. Từ tầng II đến tầng VI thuộc nhóm nước mềm không bị nhiễm mặn.
Tổng trữ lượng nước ngầm khai thác khoảng 6 triệu m 3/ngày đêm, bằng
khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng.
Nước là nguồn tài nguyên quý giá, trong mấy năm gần đây, việc khai thác
nguồn nước mặn để nuôi tôm tràn lan, có thể đem lại lợi nhuận trước mắt, nhưng
lâu dài có thể bị ảnh hưởng hệ sinh thái nước ngọt và môi trường. Vì vậy, cần có
điều tra, qui hoạch tài nguyên nước và sử dụng, khai thác hợp lý nhằm phục vụ
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tài nguyên khoáng sản
Dầu khí: Trong nhiều tài liệu nghiên cứu phát hiện trong vùng biển Cà
Mau có trữ lượng dầu khí khá lớn, nhiều triển vọng khai thác và phát triển công
nghiệp dầu khí.
Theo đánh giá của Petro VietNam thì tại vùng bồn trũng Malay - Thổ Chu
phía Tây Nam đã có các phát hiện về khí có giá trị tại khu vực PM -3-CAA. Chỉ
riêng các khu vực đang thăm dò - khai thác và một số lô có tài liệu khảo sát đã
cho trữ lượng tiềm năng khoảng 212 tỷ m3, trong đó đã phát hiện 230 triệu m3.
Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí dự báo có thể đạt sản
lượng khai thác đỉnh là 10 tỷ m3/năm.
Than bùn: Theo các số liệu điều tra, ở rừng U Minh hạ có trữ lượng than
bùn khá lớn. Nhưng do rừng bị cháy nhiều lần, hiện nay dự tính lượng than bùn
còn khoảng gần 5.640ha. Than bùn U Minh có thể sử dụng làm chất đốt, phân
hữu cơ vi sinh, than hoạt tính và các chế phẩm khác. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho
rằng than bùn có tác động trực tiếp đến sinh thái rừng tràm nên cần điều tra
nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác hợp lý.

Sét gạch ngói và sét Ceramic: Qua khảo sát điều tra một số điểm cho thấy
tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về sét gạch ngói và sét Ceramic với trữ lượng
khoảng 250 triệu m3. Về chất lượng đạt yêu cầu sản xuất gạch ngói xây dựng
hoặc làm thân gạch Ceramic. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển công
nghiệp vật liệu xây dựng trong điều kiện tỉnh có thể sử dụng nhiên liệu bằng
nguồn khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên việc khai thác đất sét phải được qui hoạch cụ
thể và có các giải pháp hạn chế tác động tới môi trường.
1.3. Tiềm năng và nguồn lực
Nguồn nhân lực
Dân số: Theo số liệu của niên giám thống kê, dân số trung bình năm 2009
của tỉnh Cà Mau là 1.206.980 người, năm 2010 là 1.212.089 người bằng 7,12%
dân số vùng ĐBSCL và bằng 1,47% dân số cả nước. Trong đó nam giới: 609.310
người; nữ giới: 602.779 người.
- Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn:
Cà Mau năm 2010

Trang 8


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

+ Thành thị: 260.475 người - chiếm 21,49%.
+ Nông thôn: 951.614 người - chiếm 78,51%.
- Tỷ lệ tăng dân số: 1,01%.
- Về độ tuổi: Cà Mau có dân số tương đối trẻ, phần lớn dân số nằm trong
lực lượng lao động và chưa đến tuổi lao động, số người già chiếm tỉ lệ nhỏ trong
cơ cấu dân số.
Cà Mau có trên 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn; nhiều nhất là
dân tộc Kinh, chiếm 96,05%; Người Khmer chiếm 3,0% và người Hoa có 0,95%
tổng dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau năm 2009 là

226 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình cả nước (236 người/km 2) và
chỉ bằng một nửa mật độ dân số trung bình ĐBSCL (444 người /km 2). Mật độ
dân số phân bố không đồng đều, thành phố Cà Mau có mật độ dân số cao nhất,
với 863 người/km2. Kế đến là 02 huyện Cái Nước và Trần Văn Thời có mật độ
dân số trung bình là 331 và 260 người/km2. Hai huyện U Minh và Ngọc Hiển là
nơi có mật độ dân cư thấp nhất vào khoảng 129 - 107 người /km2. Tỷ lệ dân số
thành thị của tỉnh Cà Mau thấp hơn so với bình quân toàn vùng ĐBSCL, tốc độ
đô thị hóa ở tỉnh Cà Mau chậm hơn.
Bảng 3: Dân số năm 2010 theo huyện, thành phố
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Địa bàn
Toàn tỉnh
Thành phố Cà Mau
Huyện Thới Bình
Huyện U Minh
Huyện Trần Văn Thời
Huyện Cái Nước
Huyện Phú Tân
Huyện Đầm Dơi
Huyện Năm Căn

Huyện Ngọc Hiển

Dân số
(Người)
1.212.089
218.443
135.034
102.215
187.132
137.846
104.408
182.332
66.261
78.418

Mật độ DS (người/km2)
229
876
212
132
266
331
226
222
134
107

Lao động:
Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2010 là 646.551
người, chiếm 53,34% dân số. Số lao động làm việc tại khu vực Nhà nước là

36.641 người chiếm 5,66%, ngoài nhà nước là 609.842 người chiếm 94,33% và
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 68 người chiếm 0,01%. Riêng khu vực nhà
nước không có lao động nông nghiệp, mà chỉ có ở hoạt động hành chính, hoạt
động chuyên môn khoa học, hoạt động chính trị… và ở các doanh nghiệp nhà
nước sản xuất công nghiệp.
Trong đó lao động nông nghiệp- lâm nghiệp và thuỷ sản là 468.150 người,
chiếm 72,40%, lao động phi nông nghiệp là 178.401 người, chiếm 27,60%;
trong đó lao động công nghiệp-xây dựng là 40.311 người, chiếm 8,61% (riêng
công nghiệp là 35.142 người chiếm 5,43%) và dịch vụ là 96.482 người chiếm
18,99%.

Cà Mau năm 2010

Trang 9


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

Về chất lượng lao động: Tình trạng học vấn và chuyên môn kỹ thuật của
lao động thấp. Theo số liệu điều tra lao động việc làm của TCTK thì số lao động
được đào tạo của tỉnh Cà Mau còn hạn chế, số lao động có trình độ học vấn thấp
chủ yếu là ngư dân làm nghề khai thác hải sản trên biển. Lao động của tỉnh chủ
yếu làm nông nghiệp, chưa có tác phong sản xuất công nghiệp, ý thức chấp hành
kỷ luật lao động thấp, hạn chế về ngoại ngữ nên gặp khó khăn về khả năng cạnh
tranh trong thị trường lao động. Cà Mau có 03 trường cao đẳng, với số sinh viên
là 1.662 người; 02 trường trung học chuyên nghiệp, với số học sinh là 2.252
người. Số học sinh phổ thông là 222.745 người.
Đánh giá chung, nguồn nhân lực ở Cà Mau tuy dồi dào nhưng chất lượng
lao động chưa cao, trình độ tay nghề còn thấp, năng suất lao động chưa cao, tỷ lệ
không có việc làm ở khu vực đô thị còn lớn. Lao động trong các ngành nônglâm-ngư nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động của tỉnh.

2. Hiện trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà
Mau giai đoạn 2001 - 2010
2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP trong các năm 2001 -2010. GDP
bình quân trên đầu người so sánh với cả nước và các tỉnh ĐBSCL
Trong thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh Cà Mau liên tục tăng trưởng với
tốc độ nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tăng 11,05%/năm thời kỳ 2001
- 2005. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng ước đạt 13,73%/năm.
Bảng 4: Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GDP giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính: tỷ đồng, giá 94
Chỉ tiêu

2000

2005

2008

2009

2010

2001-2005

2006-2010

Tổng GDP cả nước

273.66
6


393.031

489.80
0

515.270

545.184

7,5

7,61

Tổng GDP vùng ĐBBSCL

55.496

91.253

131.246

144.476

160.368

10,45

12,87

GDP tỉnh Cà Mau,

trong đó

4.543

7.673

11.676

13.021

14.604

11,05

13,73

1. Nông, lâm, thủy sản

2.607

3.563

4.405

4.662

4.909

6,45


6,58

2. CN - Xây dựng

989

1.992

4.127

4.823

5.726

15,03

22,96

3. Dịch vụ

945

2.118

3.144

3.536

3.969


17,52

17,00

Nguồn : Niên giám thống kê Cà Mau 2009; 2010, Số liệu từ báo cáo Sở Kế hoạch & Đầu tư

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông lâm ngư nghiệp (khu vực I) bình quân
thời kỳ 2001 - 2005 là 6,45%/năm, thời kỳ 2006 - 2010 là 6,58%/năm. Các
ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực II) tăng bình quân 15,03%/năm thời kỳ
2001 - 2005; thời kỳ 2006 - 2010 là 22,96%/năm. Khu vực III trung bình
17,52%/năm thời kỳ 2001 - 2005; thời kỳ 2006 - 2010 là 14,12%/năm.

Bảng 5: GDP bình quân đầu người
Cà Mau năm 2010

Trang 10


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

Đơn vị tính: triệu đồng, giá hiện hành
Đơn vị

2000

USD
triệu đồng

- GDP/người (Vùng ĐBSCL)


USD
triệu đồng

- GDP/người (Cà Mau)

USD

2008

2009

2010

5,7

10,1

17,14

19,70

21,30

312

640

940

1.080


1.168

4,37

7,30

7,62

8,37

9,31

311

520

542

596

663

5,21

9,19

14,32

17,00


19,70

350

582

763

1.030

1.050

triệu đồng

- GDP/người (cả nước)

2005

Nguồn : Niên giám thống kê Cà Mau 2009; Số liệu từ báo cáocủa Sở Kế hoạch &Đầu tư

Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế nhanh đã góp phần nâng cao thu
nhập cho dân cư trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt.
Năm 2005, theo giá hiện hành, GDP bình quân đầu người của Cà Mau đạt
9,19 triệu đồng; so với GDP bình quân đầu người của cả nước đạt 10,1 triệu
đồng; của Vùng ĐBSCL là 8,3 triệu đồng.
Đến năm 2009, GDP bình quân đầu người của Cà Mau đạt 17,00 triệu
đồng. Năm 2010 GDP bình quân đầu người của Cà Mau đạt 19,70 triệu đồng,
tương đương 1.050 USD.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các năm 2001 - 2010

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành
khu vực II và khu vực III, giảm nhanh tỷ trọng các ngành khu vực I trong tổng
GDP. Năm 2000, các ngành khu vực I chiếm tỷ trọng 59,27% và giảm xuống
52,44% năm 2005, đến năm 2010 còn 39,90%. Tỷ trọng các ngành khu vực II
tăng từ 20,48% năm 2000, lên 24,23% năm 2005 và 35,90 năm 2010. Tỷ trọng
các ngành khu vực III tăng từ 20,25% năm 2000 lên 23,33% năm 2005 và
24,20% năm 2010.
Bảng 6: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu (tỷđ)
Tổng GDP Cà
Mau
1. Nông, lâm,
thủy sản
2. CN-XD
3. Dịch vụ

2000

2005

2008

2009

2010

5.963

100


11.213

100

18.079

100

20.494

100

24.200

100

3.534

59,27

5.882

52,44

7.831

43,32

8.506


41,50

9.500

39,9

1.221
1.207

20,48
20,25

2.715
2.616

24,23
23,33

5.930
4.318

32,80
23,88

7.043
4.945

34,37
24,13


8.600
6.100

35,90
24,20

Nguồn : Niên giám thống kê Cà Mau 2009;2010 Số liệu từ báo cáo số 260-BC/TU của Tỉnh Ủy

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đang diễn ra theo chiều
hướng tích cực, theo đúng định hướng của tỉnh và của cả nước. Cơ cấu kinh tế
trong GDP giảm dần tỷ trọng của các ngành khu vực I, tăng dần tỷ trọng của các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm so với
yêu cầu thực tế.
2.3. Tình hình thu, chi ngân sách
Cà Mau năm 2010

Trang 11


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

Bảng 7: Thu ngân sách 2000 - 2009
Chỉ số

2000

2005

2006


2007

Đơn vị tính: triệu đồng
2008
2009

Tổng thu ngân sách
NN

836.202 1.429.325 1.755.398 1.944.679 2.055.105 2.563.049

Thu trên địa bàn

283.871

795.669

955.026 1.157.042 1.373.315 1.630.000

Thu trợ cấp từ TW,
thu khác

552.331

633.656

800.372

777.788


674.464

926.049

Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau 2009

Bảng 8: Chi ngân sách 2000 - 2009
Chỉ số

2000

Tổng chi ngân sách
địa phương , trong
đó :

344.59
3

- Chi đầu tư phát triển

-

2005

2006

Đơn vị tính: Triệu đồng
2007
2008

2009

1.515.56 1.820.023 2.196.490 2.419.096 2.687.550
7
-

-

481.194

334.893

486.970

- Chi quản lý hành
chính

46.360

322.208

458.915

316.383

351.500

387.913

- Chi sự nghiệp kinh

tế

76.735

224.196

254.670

78.085

95.599

126.053

- Chi sự nghiệp xã hội

33.194

63.840

78.030

23.303

33.683

55.425

188.304


439.906

584.774

592.885

655.316

542.873

- Các khoản chi khác

Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau 2009

Thu ngân sách được cơ cấu lại theo hướng tích cực, thực hiện đúng các loại
thuế để động viên sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách. Các khoản chi
được cơ cấu lại theo hướng tăng chi cho đầu tư phát triển, cho sự nghiệp giáo dục và y
tế.
Nguồn thu ngân sách Nhà nước liên tục tăng qua các năm. Tổng thu ngân sách
tăng từ 283 tỷ đồng năm 2000, tăng lên 795,6 tỷ đồng năm 2005 và 1.291 tỷ đồng
năm 2009, năm 2010 là 2.639 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 10,64 % GDP.
Chi cho đầu tư phát triển năm 2009 chiếm 19,22% tổng chi ngân sách. Tình
hình quản lý vốn đầu tư XDCB có bước tiến bộ khá so với trước.
Các dịch vụ về ngân hàng phát triển khá nhanh. Hệ thống ngân hàng đang tăng
về qui mô, phạm vi và loại hình hoạt động. Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
đã có nhiều cố gắng khai thác nguồn vốn tại chỗ. Các ngân hàng thương mại đã góp
phần tích cực trong việc hỗ trợ vốn phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư nông lâm
nghiệp, cải tạo đầm nuôi tôm, mua con giống và trang thiết bị phục vụ sản xuất. Ngân
hàng phục vụ người nghèo đi vào hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần

giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả rõ rệt.
Bảng 9: Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn.
Cà Mau năm 2010

Trang 12


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

Đơn vị tính: triệu đồng, giá hiện hành
2007
2008
2009

2005

2006

2.696.772

8.600.939

13.697.051

10.359.513

8.830.486

1. Vốn nhà nước:


909.861

5.812.427

10.016.260

7.170.176

5.320.138

a. Ngân sách nhà nước:

752.186

5.204.245

1.210.407

1.113.984

2.119.832

b. Vốn tín dụng

131.173

136.136

182.402


326.694

458.440

26.502

472.046

8.584.785

5.625.528

2.696.016

1.781.855

2.763.542

3.680.291

3.103.185

3.414.625

137.725

395.029

1.064.942


1.654.633

1.850.189

1.644.130

2.368.513

2.615.349

1.448.552

1.564.436

4.548

314

500

86.152

95.723

508

24.656

38.666


33.750

-

Tổng vốn đầu tư

c. Vốn tự có của các DNNN
2. Vốn ngoài quốc doanh:
a. Vốn của DNNQD
b. Vốn của dân và tư nhân
3. Đầu tư trực tiếp của
nước ngoài
4. Vốn khác

Nguồn: Niên giám thống kê Cà Mau 2009

Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội năm sau đều cao hơn năm trước, cơ cấu
nguồn vốn đầu tư cho phát triển cũng ngày càng đa dạng và phong phú: năm
2009 vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước chiếm khoảng 63,19 % (trong đó
ngân sách địa phương 11,2%); vốn tín dụng đầu tư 4,3%; vốn tự có của các
doanh nghiệp nhà nước chiếm 47,7%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm
36,47%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 0,02%.
2.4. Kim ngạch xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2005 - 2009 đạt 3.010 triệu USD. Riêng
kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 521 triệu USD; năm 2006 đạt 582,9 triệu
USD, năm 2007 đạt 610 triệu USD và năm 2008 đạt 660,65 triệu USD và 2009
đạt 644,98 triệu USD. Năm 2010 đạt 856,214 triệu USD.
Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản,
tôm đông lạnh, cá đông lạnh. Ngoài ra còn xuất khẩu một số mặt hàng khác như
gạo, cá, mực. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản tăng từ 521 triệu USD năm

2005 lên 644,98 triệu USD năm 2009, năm 2010 là 849,091 triệu USD đạt tốc
độ tăng trưởng 12,5%/năm thời kỳ 2005 - 2010. Xuất khẩu hàng nông sản nhìn
chung không ổn định, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 2005 đạt 10.948
ngàn USD đến năm 2006 giảm còn 3.480 ngàn USD đến năm 2007 tăng lên
6.041 ngàn USD và năm 2009 là 6.662 ngàn USD, năm 2010 là 6.934 ngàn
USD.
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, đến nay đã xuất khẩu sang
40 nước. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Cà Mau chủ yếu là Nhật Bản, Hoa
Kỳ, EU, Hồng Kông, Hàn Quốc... Trong đó, chủ yếu là Nhật Bản và Hoa Kỳ
chiếm phần lớn lượng hàng thủy sản.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2005 đạt 4.019 ngàn USD, bằng 0,8%
kim ngạch xuất khẩu. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu tăng lên là 7.295 ngàn
USD. Năm 2007 là 7.319 ngàn USD, Năm 2008 là 12.376 ngàn USD và năm
Cà Mau năm 2010

Trang 13


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

2010 là 17 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phân bón các loại, sắt
thép, hóa chất.
2.5. Cơ sở hạ tầng
Giao thông:
+ Giao thông đường bộ: Cà Mau là một tỉnh có hệ thống kênh rạch chằng
chịt, vì vậy phát triển hệ thống giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. Hệ
thống đường ô tô đến trung tâm huyện, xã và đường giao thông nông thôn có
bước phát triển khá nhiều so với trước. Hiện có 2 tuyến quốc lộ với tổng chiều
dài chạy qua địa bàn tỉnh là 108km. Tỉnh quản lý 22 tuyến giao thông đường bộ
từ tỉnh đến trung tâm các huyện và trung tâm một số cụm kinh tế với tổng chiều

dài 525km. Đường ô tô về đến trung tâm các xã, đường giao thông nông thôn
đến các ấp, khu dân cư cũng được cải thiện. Ngoài ra còn có hệ thống giao
thông đối ngoại quan trọng đang được nhà nước đầu tư là: đường Hồ Chí Minh
nối đến Mũi Cà Mau, đường Quản lộ Phụng Hiệp nối TP. Cà Mau đến thị xã
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang; đường hành lang ven biển phía nam nối TP. Cà
Mau đến cửa khẩu Xà Xía, huyện An Ninh, tỉnh Kiên Giang và đường vành đai
Tây nam TP. Cà Mau đang chuẩn bị khởi công nối quốc lộ 1 A và đường đi KCN
Khí Điện Đạm Cà Mau.
+ Giao thông thủy: Cà Mau là một tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy
thuận tiện. Tuyến giao thông đường thủy chủ yếu là Cà Mau - Ngã Bảy Phụng
Hiệp - Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh. Từ Cà Mau đi trung tâm các huyện, đến Mũi
Cà Mau, các trung tâm kinh tế, cụm dân cư: Tân Ân, Gành Hào, Bồ Đề, sông
Đốc, Khánh Hội và luồng tàu biển thị trấn Năm Căn - cửa Bồ Đề….. Cảng Năm
Căn là cảng cửa biển tận cùng của Tổ Quốc có điều kiện hướng ra các nước khu
vực và quốc tế.
Tổng số phương tiện vận tải đường thủy gồm có: 1547 phương tiện chở
hàng hóa; 4.078 phương tiện chở khách. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hoá
bằng đường thủy đạt 356 ngàn tấn. Khối lượng vận chuyển hành khách bằng
đường thủy 278.751 ngàn lượt người. Vận tải hàng hóa và hành khách cơ bản
đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân.
+ Đường hàng không: Sân bay Cà Mau đã được nâng cấp, đưa vào sử
dụng, hiện đang khai thác tuyến Cà Mau - TP Hồ Chí Minh với loại máy bay
ATR72 ngày 02 chuyến phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và giao lưu
trong nước, quốc tế.
Hệ thống thông tin liên lạc:
Mạng viễn thông được phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng phục
vụ. Mạng truyền viễn thông của tỉnh đang từng bước chuyển sang cáp quang
hóa, hiện nay số trạm truyền dẫn cáp quang chiếm 34%, mạng chuyển mạch có
72 tổng đài với tổng dung lượng mạng là 87.944 lines, tăng gấp 2,5 lần năm
2000. Mạng điện thoại di động hiện có 6 mạng với tổng số 108 trạm thu phát

Cà Mau năm 2010

Trang 14


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

sóng di động. Tổng số thuê bao điện thoại đến năm 2009 đạt mật độ trung bình
57 máy/100 dân. Số thuê bao internet đạt 10.500 thuê bao.
Tình hình lưới điện và mức độ điện khí hóa.
Hệ thống lưới điện, nhất là lưới điện nông thôn phát triển nhanh: Từ năm
1997 khi tỉnh Cà Mau được tái lập lưới điện truyền tải chỉ có duy nhất đường
dây 110kV Bạc Liêu - Cà Mau chiều dài 12km; Trạm Cà Mau 110/35/22kV và
đường dây truyền tải 35KV Cà Mau – Cái Nước chiều dài 331km; đối với lưới
phân phối đường dây trung thế 342km, đường dây hạ thế 255km, tổng dung
lượng các trạm phân phối 14.925kVA và chỉ có 16,15% số hộ sử dụng điện. Đến
cuối năm 2010 tỉnh Cà Mau gần như đã hoàn thành chương trình theo tổng sơ đồ
VI phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Lưới điện truyền tải
220kV chiều 81km gồm 3 tuyến Cà Mau – Rạch Giá; Cà Mau – Ô Môn; Cà Mau
– Bạc Liêu; Trạm 220/110kV Cà Mau 2; Đường dây truyền tải 110kV chiều dài
227km gồm 8 tuyến: Bạc Liêu - Cà Mau, Hồng Dân – Cà Mau, Cà Mau – Cà
Mau 2, Cà Mau 2 – Cái Nước, Cà Mau - Đầm Dơi, Cái Nước – Năm Căn, Cà
Mau – An Xuyên, Cà Mau 2 – Trần Văn Thời; Và 6 trạm 110/22kV: Cà Mau, An
Xuyên, Cái Nước, Trần Văn Thời, Năm Căn và Đầm Dơi; Công suất các trạm
truyền tải 519,9MVA (nguồn) đủ lớn đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải cho một
vài năm tới của tỉnh; Lưới điện phân phối đường dây trung thế 4.211km; Đường
dây hạ thế 5.618km; Tổng dung lượng các trạm hạ thế 293.441kVA, lưới điện
trung thế đã tạo được một số mạch vòng tại khu vực trung tâm thành phố Cà
Mau và các huyện lân cận nên việc cấp điện ổn định và chất lượng điện ngày
được tốt hơn, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm còn dưới 12%. Mức độ tiêu thụ

điện trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, tỷ lệ người dân sử dụng điện cho sản xuất và
sinh hoạt cuối năm 2010 đạt 94,68%.
3. Vị trí kinh tế xã hội của Cà Mau trong tổng thể Vùng
Sau khi tái thành lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà
Mau đã hết sức quan tâm đến phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói
riêng, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản coi đây là bước đi cơ
bản lâu dài để làm giàu cho Cà Mau. Quán triệt Nghị quyết Đại hội đảng bộ
tỉnh, thời gian qua tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đầu tư đúng hướng các khu vực
kinh tế, phù hợp với các chương trình của Chính phủ, khai thác tiềm năng thế
mạnh của tỉnh.
Tỉnh đã phát huy lợi thế về đất đai, với diện tích vào loại lớn trong vùng,
các tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước … là tương đối thuận lợi, là những
tiềm năng lớn để phát triển kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp, tạo nguồn nguyên
liệu để phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tài nguyên biển là lợi thế to lớn của tỉnh Cà Mau; trong số 63 tỉnh thành
phố của cả nước, hiện chỉ có 28 tỉnh có đường bờ biển, trong số 138 huyện thị
có biển của cả nước thì cà Mau có 6 huyện với tổng chiều dài bờ biển là 254km,
chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước. Tiềm năng về nguyên liệu biển là rất lớn
và có ý nghĩa chiến lược, trong đó bao gồm tài nguyên về dầu khí, có khả năng
phát triển cảng và vận tải biển, phát triển du lịch biển, khai thác nuôi trồng thủy
Cà Mau năm 2010

Trang 15


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

hải sản…Đặc biệt nguồn tài nguyên dầu khí ở vùng biển Tây Nam đã được khai
thác, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và dịch vụ dầu khí.
3.1. Thuận lợi

Sau hơn 10 năm tái thành lập, tỉnh Cà Mau đã đạt được những thành tựu
rất quan trọng trong đó:
- Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức tăng trưởng năm sau
cao hơn năm trước, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, đã cơ bản đạt được
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2001 - 2005 mức tăng trưởng là 11,05%
cao hơn mức tăng trưởng của cả nước là 7,5% và vùng ĐBSCL là 10,45%. Giai
đoạn 2006 - 2010 mức tăng trưởng đạt 13,73%. Chất lượng tăng trưởng có
những bước chuyển biến rõ rệt, sự đóng góp của khu vực công nghiệp - dịch vụ
vào tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, sản phẩm chủ lực của tỉnh là thủy hải sản
chế biến đã cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Đời sống nhân dân không
ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm. Năm
2005, theo giá hiện hành, GDP bình quân đầu người của Cà Mau đạt 9,19 triệu
đồng; so với GDP bình quân đầu người của cả nước đạt 10,1 triệu đồng; của
Vùng ĐBSCL là 8,3 triệu đồng. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người của
Cà Mau đạt 19,7 triệu đồng tương đương 1.050 USD.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ đã tăng lên đáng kể. Trong
từng lĩnh vực, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, gắn sản xuất với thị trường để nâng cao hiệu quả.
- Trong thời gian qua tỉnh đã huy động được nguồn lực khá lớn cho đầu tư
phát triển, nhất là nguồn lực của nhân dân, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng
nhanh. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch tích cực, tập trung vào nuôi trồng chế
biến thủy sản, xây dựng hạ tầng và nhà ở. Đã có nhiều dự án đầu tư vào công
nghiệp chế biến, khu dân cư đô thị, xây dựng kinh doanh thương mại du lịch.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư và có bước phát triển khá
nhiều so với giai đoạn trước.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến bộ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
đã đứng vững trước sức ép về rào cản thương mại, thị trường xuất khẩu ngày
càng mở rộng với qui mô lớn, có quan hệ mua bán với trên 40 nước và vùng
lãnh thổ.

3.2. Khó khăn
- Hiệu quả khai thác tiềm năng và nguồn lực chưa cao, phần lớn còn phát
triển theo chiều rộng, dẫn đến nhiều tài nguyên sử dụng còn lãng phí. Các hệ
sinh thái nhạy cảm với các nguồn lợi tự nhiên của tỉnh đang bị suy giảm, nhiều
vấn đề môi trường cấp bách cần tiếp tục được giải quyết.
- Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững, sản xuất còn phụ
thuộc nhiều vào tự nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong phát triển kinh tế chưa tạo
được các nhân tố chiều sâu, năng suất lao động xã hội có tăng nhưng vẫn còn
thấp so với bình quân cả nước.
Cà Mau năm 2010

Trang 16


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa nhanh. Cơ cấu giữa các ngành trong
từng lĩnh vực chưa đồng đều: trong khu vực I chủ yếu là kinh tế thủy sản, giá trị
sản xuất nông nghiệp giảm nhanh sau chuyển đổi, công nghiệp chế biến chiếm
trên 60% giá trị toàn ngành, các ngành công nghiệp hàm lượng kỹ thuật cao
chưa phát triển. Sự liên kết phát triển giữa các vùng trong tỉnh và vùng ĐBSCL
chưa rõ rệt. Sự phát triển giữa các thành phần kinh tế không đồng đều, kinh tế
tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất nhỏ.
- Tuy đã hình thành nhiều khu cụm công nghiệp nhưng việc đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn
khó khăn, chậm theo yêu cầu.
- Cân đối thu chi ngân sách và nguồn vốn đầu tư còn rất khó khăn, tỷ lệ
động viên tài chính của nền kinh tế còn thấp, chưa tự cân đối được chi ngân
sách, còn phụ thuộc khá nhiều vào sự hỗ trợ của trung ương trong khi nhu cầu
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là rất lớn.

- Kết cấu hạ tầng - xã hội còn yếu kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông
đường bộ đến một số huyện không thuận lợi, hạ tầng y tế, văn hóa cũng chưa
đáp ứng được nhu cầu xã hội.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động qua đào tạo còn thấp.

Cà Mau năm 2010

Trang 17


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

CHƯƠNG II
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn quy hoạch
1.1. Quan điểm và định hướng phát triển
Quan điểm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau như sau:
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020
đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước và Chiến lược Biển Việt Nam, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội ĐBSCL; tập trung phát triển mạnh về kinh tế biển gắn với bảo
vệ tài nguyên môi trường biển.
- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH, HĐH vừa phát triển những ngành sản xuất và dịch vụ mà
tỉnh có lợi thế, vừa phát triển sản xuất và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao
để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy nguồn lực của mọi thành
phần kinh tế, vừa huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ đi đôi với thu hút mạnh
các nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ, tăng cường

sự liên kết phát triển giữa các điạ phương.
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao đời sống
nhân dân, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội,
nâng cao dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân; gắn với củng cố tăng cường
hệ thống quốc phòng, an ninh; củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt
động của hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh.
1.2 Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu tiếp tục tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, nâng cao hiệu quả
và tính bền vững của sự phát triển, tăng cường xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Cà Mau trở thành một tỉnh phát triển
mạnh về kinh tế - xã hội, là tỉnh mạnh về kinh tế biển gắn với bảo vệ tài nguyên
môi trường biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng ĐBSCL và cả
nước, đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông
nghiệp; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân;
đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu kinh tế:

Cà Mau năm 2010

Trang 18


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020


- Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,5% và giai đoạn
2016 - 2020 đạt 14,2%. GDP bình quân đầu người đạt 2.150 USD năm 2015 và
năm 2020 đạt 3.180 USD.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể đến năm
2015 nông nghiệp 30%, công nghiệp –XD 42%, dịch vụ 28%; đến năm 2020
nông nghiệp 23%, công nghiệp 45%, dịch vụ 32%.
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2015
khoảng 12% GDP và năm 2020 khoảng 15% GDP.
- Tổng vốn đầu tư xã hội hàng năm huy động đạt từ 38% - 40% GDP.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 1,4 - 1,5 tỷ USD; năm 2020 đạt 1,8
– 2,0 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người năm 2015 đạt 1000 USD;
năm 2020 đạt 1200 - 1300 USD.
Mục tiêu xã hội:
- Huy động các nguồn lực để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống lưới
điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Tiếp tục hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới đi đôi với ứng dụng công nghệ
hiện đại trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ công
nghệ thông tin.
- Đến năm 2020, phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở;
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 10%; Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt khoảng 60%; Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm còn 35% - 40%, tỷ lệ
lao động công nghiệp –xây dựng tăng lên 34 – 37%, tỷ lệ lao động dịch vụ là 23
– 31%; Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%; về cơ bản không còn nhà bằng lá cây tạm. Giải
quyết đồng bộ các vấn đề xã hội, môi trường, giảm thấp tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ
lệ thất nghiệp, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
tỉnh, giải quyết cơ bản những vấn đề môi trường cấp bách.
- Đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu các tệ
nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông, thực hiện có kết quả chương trình đấu
tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.

1.3 Quy hoạch xây dựng đô thị và phân vùng kinh tế
Dự báo dân số năm 2015 khoảng 1.300 ngàn người, năm 2020 khoảng
1.500 ngàn người, trong đó dân số đô thị năm 2015 chiếm 25%, năm 2020
chiếm 40%.
Phát triển đô thị nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo động lực phát triển kinh
tế - xã hội với nền tảng là công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng phát triển kết cấu hạ
tầng đô thị theo hướng hiện đại, văn minh. Dự kiến mức đô thị hóa năm 2020
khoảng 40% bao gồm các đô thị chủ yếu: Thành phố Cà Mau là đô thị trung
tâm; Thị trấn Năm Căn là đô thị động lực của tỉnh, định hướng lên đô thị loại IV;
Đô thị Sông Đốc là một trong những trung tâm phát triển kinh tế biển Tây tiếp
giáp với Vịnh Thái Lan, định hướng phát triển đô thị loại IV.
Cà Mau năm 2010

Trang 19


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

Dự kiến phát triển vùng kinh tế nội địa: bao gồm các huyện Thới Bình,
Cái Nước và thành phố Cà Mau, diện tích 130.721 ha, dân số năm 2020 khoảng
600 – 650 ngàn người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%;
GDP/người đạt khoảng 2.600 USD. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp là 46% - 34% - 20%.
Dự kiến vùng kinh tế biển và ven biển: gồm 6 huyện ven biển và vùng
lãnh hải, các cụm đảo, diện tích đất liền là 402.195 ha. Năm 2020 dự báo dân số
khoảng 850 - 900 ngàn người. Đây là vùng kinh tế động lực của tỉnh, dự kiến tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao gấp 1,2 - 1,3 lần mức tăng trưởng chung của tỉnh,
GDP bình quân đầu người khoảng 3.300 USD. Cơ cấu kinh tế công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp là 44,5% - 31,5% - 24%.
2. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương lân cận và cả nước
2.1 Triển vọng hợp tác với các tỉnh lân cận trong vùng ĐBSCL

Về kinh tế, năm 2008 mức đóng góp khoảng 8,8% tổng GDP của toàn
vùng ĐBSCL, chiếm tỷ trọng khá cao so với các tỉnh khác trong vùng. Tỉnh Cà
Mau là một tỉnh có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của vùng
ĐBSCL. Với dự án cụm Khí điện đạm đang được tập trung đầu tư, trong tương
lai Cà Mau sẽ thực sự trở thành một cực phát triển của tứ giác phát triển Cà Mau
- Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang.
Cà Mau có khả năng hợp tác phát triển một số lĩnh vực với các tỉnh thành
phố trong vùng như: liên kết khai thác du lịch lữ hành, đào tạo nhân lực cung
cấp lao động cho các khu công nghiệp trong vùng…
Tuy nhiên, do các tỉnh trong vùng ĐBSCL đều có tiềm năng phát triển
nông nghiệp, thủy sản nên có nhiều sản phẩm giống nhau sẽ tạo ra sự cạnh tranh
nội vùng như nguyên liệu nông sản, hải sản chế biến…..
2.2. Triển vọng hợp tác kinh tế với quốc tế
Trong xu hướng mở cửa và hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt nam ngày
một gắn bó và có mối liên kết chặt chẽ hơn với nền kinh tế thế giới thì các ảnh
hưởng từ kinh tế các nước trong khu vực lên sự phát triển của tỉnh Cà Mau và
các tỉnh ĐBSCL ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng không thể thiếu
trong hoạch định các chính sách phát triển trong tương lai.
- Cuộc cách mạng mới về khoa học và công nghệ, sự hình thành nền kinh
tế tri thức được xem là động lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư của nước ta nói chung và của các tỉnh nói
riêng. Với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ mới gắn với các thành tựu
khoa học mới, đang diễn ra quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới, một thực tế
rất gần với nước ta là các nước trong khu vực nhờ có việc cơ cấu lại nền kinh tế
sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, mà chủ yếu dựa vào đổi mới công
nghệ, đưa trình độ công nghệ của nhiều ngành lên một nấc thang cao hơn, tạo ra
sức cạnh tranh hơn hẳn trước đây, thích nghi được với những biến động đa dạng
hơn của thị trường thế giới. Điều này tạo điều kiện cho tỉnh có thể nhanh chóng
tiếp cận được với những nền khoa học và công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh việc
nâng cấp trình độ sản xuất của các ngành, nâng cao năng suất và thúc đẩy

Cà Mau năm 2010

Trang 20


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư. Tuy nhiên song song với những lợi
ích đạt được là việc gia tăng sức ép về cạnh tranh và đối mặt với rủi ro về sự lạc
hậu nhanh của công nghệ, thiếu vốn, thiếu nhân lực trình độ cao. Đây cũng
chính là một thách thức lớn của Cà Mau và các tỉnh ĐBSCL trong quá trình thúc
đẩy hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
- Là một thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), Việt Nam nói
chung và các tỉnh nói riêng được hưởng những cơ hội nhất định trong việc mở
rộng thị trường và tăng xuất khẩu; tăng khả năng cạnh tranh trong nước và đẩy
nhanh quá trình tái cơ cấu; được hưởng những ưu đãi, quy chế của WTO và các
nước thành viên dành cho các nước đang phát triển; thu hút thêm các nhà đầu tư
nước ngoài... từ đó các cơ hội để tiến vào các thị trường lớn trên thế giới cũng
được mở ra với nhiều triển vọng hợp tác hơn.
Bên cạnh đó, mặc dù việc thực thi các cam kết thương mại quốc tế trong
tiến trình hội nhập mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức
đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và với các tỉnh nói riêng. Thách
thức chủ yếu xuất phát từ năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong tỉnh còn
hạn chế, khả năng nâng cấp và cải tiến công nghệ gặp khó khăn dẫn đến nguy cơ
mất dần chỗ đứng trên thị trường; chất lượng lao động công nghiệp thấp; giao
thông khó khăn và chi phí dịch vụ hạ tầng còn cao hơn so với những nơi khác.
Đây là những rủi ro lớn cần có các biện pháp khắc phục để phát huy hơn nữa
tiềm năng hợp tác và phát triển kinh tế của tỉnh trong việc tận dụng các cơ hội
của việc hội nhập WTO.


Cà Mau năm 2010

Trang 21


Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Cà mau đến năm 2020

PHẦN 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN TRƯỚC
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU
I. HIỆN TRẠNG VỀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1. Hiện trạng về giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng
1.1. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo ngành:
Số liệu thống kê cho thấy, sự tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh Cà Mau
gắn liền với tăng trưởng của công nghiệp. Phát triển công nghiệp sẽ giúp phát
triển các ngành khác, nhất là dịch vụ và công nghiệp là yếu tố quan trọng tạo ra
sức mua hàng hóa, dịch vụ. Công nghiệp Cà Mau hiện nay được cấu thành bởi 3
nhóm ngành chính gồm: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công
nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí, nước.
Bảng 11: Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng
Đơn vị tính: Triệu đồng (giá so sánh)
Phân ngành
công nghiệp
Tổng số
-CN khai
thác

- CN chế
biến
+ CN chế
biến nông,
lâm, thủy sản
thực phẩm
+ CN hóa
chất và các
SP hoá chất
+ CN sản
xuất vật liệu
xây dựng
+ CN cơ khí,
thiết bị điện,
điện tử.
+ CN dệt
may, da giầy
+ Công
nghiệp khác,
in, tái chế...
- CNSX &
phân phối
điện, khí đốt,
nước
SX và PP
điện, khí
SX và PP
nước

Giá trị sản xuất công nghiệp

2000
2.862.89
6

2005
6.542.81
7

2007
7.979.35
8

-

2.129

7.101

2.856.34
6

6.464.20
5

2.686.06
2

20062010

17,98


18,59

2009
12.938.96
5

2010
15.516.51
7

5.592

4.387

5.129

-

19,23

7.416.17
7

7.663.272

8.402.785

9.050.126


17,74

6,64

6.397.95
7

7.188.565

7.496.841

7.416.484

8.779.268

18,96

6,00

9.077

12.916

89.806

47.164

52.680

60.823


7,31

36,33

-

737

2116

1359

1590

1.836

159.767

31.072

68.290

42.400

43.821

50.595

-27,93


10,24

1.440

5.745

5.939

4.909

5.721

6.605

31,88

2,83

-

16.357

64.374

1.090.909

1.157.904

150.999


6.550

76.483

547.548

2.181.034

4.165.300

6.461.262

-

63.909

529.848

2.110.991

4.086.204

6.440.046

6.550

12.574

17.700


70.043

79.096

21.216

Cà Mau năm 2010

2008

20012005

10.868.449

20,03

141,26

63,48

142,61
136,39

13,93

48,67

Trang 22



×