Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng tư liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam ở một số bài trong chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.15 KB, 22 trang )

S GIO DC V O TO THANH HO

TRNG THPT YấN NH 2

SNG KIN KINH NGHIM

S DNG T LIU VN HC TRONG DY HC LCH S
VIT NAM MT S BI TRONG CHNG TRINH
THPT

Họ và tên: Nguyễn
Chức vụ: Giáo

Thị Thuỷ

viên
Đơn vị công tác: Trờng THPT Yên Định 2
SKKN thuộc môn: Lịch sử


Nguyễn Thị Thuỷ
Yên Định, tháng 5 năm 2011

Sáng kiến kinh nghiệm

2


Nguyễn Thị Thuỷ
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Nếu chúng ta nói rằng lịch sử là hiện thực xã hội thì văn học chính là tài năng của
nghệ sĩ và xúc cảm thăng hoa bắt nguồn từ chính hiện thực ấy.
Hiểu sâu sắc về mối quan hệ trên, các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học lịch sử
đã rất chú trọng nói tới việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học.
Viết về vấn đề này một số công trình nghiên cứu của nước ngoài đă đề cập đến như
cuốn: “Chuẩn bị giời học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N.G.Đai-ri, cuốn “Phương pháp
dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1 do P.P.Kôrôpkin chủ biên, cuốn “Phương pháp
dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của nhóm tác giả: C.A Êdốpva, I.M.Lêbedepva, A.B
Đơrukova...khẳng định tầm quan trọng và nêu ra các biện pháp sử dụng tài liệu văn học
trong giảng dạy để kích thích hứng thú học tập lịch sử, đồng thời giúp học sinh hiểu sâu sắc
và nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ở trong nước, cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” do giáo sư Phan Ngọc Liên chủ
biên đã nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy lịch sử. Đó
là một trong những con đường, biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông.
Trong cuốn “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”, các nhà nghiên cứu
giáo dục do GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi, TS
Trần Vĩnh Tường (đồng chủ biên), có phần “ Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học
lịch sử” có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ
thông.
Các tác phẩm văn học có vai trò to lớn trong việc tạo biểu tượng lịch sử, giúp
HS hiểu sâu sắc về sự kiện, nhân vật. Hơn nữa tác phẩm văn học bằng hình tượng cụ thể có
tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của người đọc, góp phần quan trọng làm cho bài
giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho HS. Ngày nay với yêu cầu
nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, tư duy độc lập
sáng tạo của HS hết sức được chú trọng thì việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch
sử càng cần được quan tâm đúng mức.
Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập sâu
rộng trong rất nhiều loại tài liệu trong nước và ngoài nước. Dựa vào nguồn tài liệu tham

khảo trên, tôi tiến hành đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng tư liệu văn học trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở một số bài trong chương trình THPT.” với mong muốn góp một
phần nhỏ bé của mình làm phong phú thêm bức tranh nghiên cứu loại tài liệu tham khảo này
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Sáng kiến kinh nghiệm

3


Nguyễn Thị Thuỷ
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trong thực tiễn dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đặt ra những vấn đề cần
giải quyết vì nó chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Qua
điều tra thực tế, chúng ta thấy rằng hầu hất các giáo viên lịch sử ở các trường phổ thông đều
thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, nhưng
trong bài giảng lại sử dụng rất ít hoặc không sử dụng loại tài liệu tham khảo này. Đó cũng là
một hạn chế rất lớn cần phải được khắc phục để bộ môn lịch sử hấp dẫn, cuốn hút học sinh,
sửa chữa được quan niệm cho rằng lịch sử là môn phụ, tẻ nhạt, học sinh không yêu thích lịch
sử như hiện nay.
Rõ ràng tài lệu văn học rất cần thiết cho việc học tập lịch sử ở trường phổ thông
nhưng thực tiễn sử dụng tài liệu văn học lại gặp không ít khó khăn lúng túng. Nhiều vấn đề
được đặt ra là cần được giải quyết là: “ Những tài liệu văn học nào cần được khai thác và sử
dụng đẻ phục vụ cho việc học tập lịch sử?”, “ Phương pháp sử dụng các tài liệu văn học đó
như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông?”
Các tác phẩm văn học lấy đề tài từ thực tế cuộc sống, từ thực tiễn đấu tranh bảo vệ
độc lập của dân tộc: “Ở đâu có phong trào cách mạng thì ở đấy có văn học cách mạng,
trước hết là thơ ca. Phong trào cách mạng càng cao, thơ ca càng nhiều, càng hay” . Vì thế
có rất nhiều tác phẩm văn học có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử.
Mặc dù mấy năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có nhiều cố gắng, song hiệu quả

còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đặt ra. Đảng ta chỉ rõ tính trạng
yếu kém đó là: “Chậm đổi mới về cơ cấu, hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp,
chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm của quản lý nhà nước”. Mà “yếu kém chủ
yếu nhất của giáo dục hiện nay là chậm chuyển biến để thích ứng với nền kinh tế đang đổi
mới. Tình trạng lạc hậu của giáo dục thể hiện từ cơ cấu, hệ thống đến mục tiêu, chương
trình và nội dung, phương pháp”. Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học một cách hợp lý sẽ góp
phần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong điều kiện hiện nay để phù hợp với sự
phát triển kinh tế-xã hội trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử
dụng tư liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam ở một số bài trong chương trình
THPT” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông và từng
bước đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay.
3. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài gồm có 4 phần :

Sáng kiến kinh nghiệm

4


Nguyễn Thị Thuỷ
I. Định hướng tích hợp hệ thống từng phần lịch sử Việt Nam có kiến thức liên quan tới
kiến thức văn học.
II. Khai thác kiến thức văn học minh hoạ cho một số bài cụ thể trong sách giáo khoa lịch
sử chương trình cơ bản lớp 10, 11, 12.
III. Một số lưu ý khi khai thác và sử dụng kiến thức văn học trong day học lịch sử.
IV. Thực nghiệm sư phạm

Sáng kiến kinh nghiệm


5


Nguyễn Thị Thuỷ
B. NỘI DUNG
I. ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP HỆ THỐNG TỪNG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM CÓ KIẾN
THỨC LIÊN QUAN TỚI KIẾN THỨC VĂN HỌC

Lớp

Phần kiến
lịch sử

thức Kiến thức văn học

Nước Văn LangÂu Lạc

Các cuộc đấu tranh
giành độc lập (từ
thế kỷ VI- đến Thế
kỷ XX)

10

Văn học dân gian
- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên,
Thánh Gióng, Bánh trưng, bánh dày,
An Dương Vương….
- Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mùng 10.

- Ai về đến ngã ba Chanh/ Ghé xem
phong cảnh Loa thành Thục
Vương /Cổ Loa thành ốc lạ thường/
Trải bao năm tháng nẻo đường còn
đây.
- Ru con con ngủ cho lành/ Để mẹ
gánh nước rửa bành cho voi/Muốn
coi lên núi mà coi/ Coi Bà Triệu
tướng cưỡi voi đánh cồng.
- Sa Nam trên chợ dưới đò/Nơi Mai
Hắc Đế dựng cờ dựng Vinh.

Xây dựng và phát - Đời vua Thái tổ Thái Tông/ lúa trổ
triển Văn học dân đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
tộc Thế kỷ X- XV
- Rộng nhất là sông Bạch Đằng/ 3 lần
giặc đến 3 lần giặc tan.
- Cao nhất là núi Lam Sơn/ có ông
Lê Lợi trong ngàn bước ra.
- Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi.

Sáng kiến kinh nghiệm

Văn học viết

Văn học Thế kỷ
X- XV:
Thơ Lý - Trân,
Chiếu rời đô, Hịch
tướng sĩ, Phú sông

Bạch Đằng, Cáo
Bình Ngô, Hồng
Đức Quốc âm thi
tập (Nguyễn Trãi),
Các đoạn trích
trong Đại Việt sử
ký toàn thư về
Trần Thủ Độ, Trần
Quốc Tuấn
6


Nguyễn Thị Thuỷ

Tình hình văn hóa,
tư tưởng Thế kỷ
XVI - XVIII

11

- Lê còn thì Trịnh cũng còn/ Lê mà
sụp đổ Trịnh không vẹn tuyền.
- Trăm quan có mắt như mờ/ để cho
Huy Quận vào sờ chánh cung.
- Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi/ Khoai
chưa mọc chồi đã nhổ lên ăn.
- Lũy thầy ai đắp mà cao/ sông Gianh
ai bới ai đào mà sâu.
- Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về, Chúa
Trịnh mất đất vua Lê hãy còn.

Từ ngày Tự Đức làm vua/ Cơm
chẳng đầy nồi trẻ khóc như ri, Tháng
8 có chiếu vua ra/ cấm quần không
đáy người ta hãi hùng

Thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm

Thơ Hồ Xuân
Hương; Nguyễn
Đời sống Văn hóa
Công Trứ; Bà
tư tưởng từ nửa đầu
Huyện
Thanh
thể kỷ XIX
Quan; Cao Bá
Một ngày mà có 3 vua/Vua sống, vua
Quát.
chết, vua thua chạy dài
Phong trào công
3 cống hiến vĩ đại
nhân quốc tế cuối
của
Mác

thế kỷ XIX- đầu thế
Ăngghen
kỷ XX
- Rằng năm Tự Đức hãy còn /có 5 ba

chiếc tàu con nó vào
Thơ Nguyễn Đình
- tàu này tàu của nước Tây/ Nó sang Chiểu;
Huỳnh
Cuộc kháng chiến làm giặc sự này tại đâu?
Mẫn Đạt ( Hỏa
chống thực dân - Giặc Tây đánh đến Cần Giờ/ Biểu hồng Nhật Tảo;
Pháp xâm lược đừng thương nhớ đợi chờ uổng công. kinh thiên địa/
(1858-1848)
- Gò Công anh dũng tuyệt vời/ ông Kiếm bạc Kiên
Trương “đám lá tối trời” đánh Tây
Giang khấp quỷ
- Kẻ sĩ cho chí kẻ nông/ ai ai rồi sầu)
cũng môt lòng chán vua.
Phong trào chống - Vì ai thất thủ kinh đô/ Vì ai ấu chúa Thơ văn Nguyễn
Pháp của nhân dân phải vô chốn này.
Khuyến, Trần Tế
Việt Nam cuối thế - Hàm Nghi chính thực vua trung/ Xương.
kỷ XIX
còn như Đồng Khánh là ông vua
xằng.
- Có chàng Công Tráng họ Đinh/

Sáng kiến kinh nghiệm

7


Nguyễn Thị Thuỷ
Dựng cờ Ba Đình chống đánh giặc

Tây

12

Phong trào yêu Bán thân đổi máy đồng xu/ thịt
nước và cánh mạng xương vùi gốc cao su mấy tầng.
ở Việt Nam từ đầu
thế kỷ XX đến
chiến tranh Thế giới
I năm 1914
- Từ khi có Đảng Đông Dương/ dân
Phong trào giải ta biết rõ con đường đấu tranh.
phóng dân tộc 1930 - Biển Đông có lúc vơi đầy/ mối thù
-1945
đế quốc có ngày nào quên
Cao trào kháng
Nhật cứu nước và
tổng khởi nghĩa
cách mạng Tháng 8
năm 1945 nước dân
chủ cộng hòa ra đời
Nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa từ sau
ngày 2/9/1945 đến
trước
ngày
19/12/1946
Những năm đầu
trong cuộc kháng
chiến toàn quốc

chống thực dân
Pháp

Cuộc kháng chiến

Sáng kiến kinh nghiệm

Thơ văn Phan Bội
Châu

Thơ Tố Hữu (Từ
Ấy)
Hồ Chí Minh
(Nhật ký trong tù)
Thơ ca cách mạng

Tuyên ngôn dộc
lập.

Hồi ký những
năm tháng không
thể nào quên ( Võ
Nguyên Giáp)
Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến
(Hồ Chí Minh)
- Thơ ca kháng
chiến chống Pháp:
Tây Tiến (Quang
Dũng); Đồng Chí

( Chính Hữu);
Nhớ
(Hồng
Nguyên); Bên kia
sông
Đuống
(Hoàng
Cầm);
Thơ
Hồ Chí
Minh.
Hoan hô chiến sỹ
8


Nguyễn Thị Thuỷ
toàn quốc chống
thực dân Pháp kết
thúc (1953-1954)

Điện Biên; Việt
Bắc (Tố Hữu);
Đât nước (Nguyễn
ĐÌnh Thi).
Xây dựng XHCN ở
- 30 năm đời ta có
miền Bắc; chiến
Đảng;
đấu chống chiến
- Tập Gió lộng

lược “Chiến tranh
(Tố Hữu)
đăc biệt” của Mỹ ở
- Tiếng hát con tàu
Miền nam ( 1961(Chế Lan Viên)
1965)
Sông
Đà
( Nguyễn Tuân)
- Những đứa con
trong gia đình
(Nguyễn Thi)
Việt Nam trên con
- Văn học Việt
đường đổi mới đi
Nam từ 1986 đến
lên CNXH (1986thế kỷ XX.
2000)
- Chiếc thuyền
ngoài xa (Nguyễn
Minh Châu)
- Một người Hà
Nội
(Nguyễn
Khải)
II. KHAI THÁC KIẾN THỨC VĂN HỌC MINH HỌA CHO MỘT SỐ BÀI CỤ
THỂ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LICH SỬ CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN LỚP 10, 11,
12.
1. Đối với lịch sử lớp 10
Bài 14. Khi giảng về phần quốc gia Văn Lang – Âu Lạc giáo viên liên hệ tới câu ca dao lưu

truyền trong nhân dân liên quan tới thời đại các vua hùng.
1.
Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
2.
Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa thành ốc khác thường,
Trải bao mua nắng dãi dàu còn đây.
(Ca dao lịch sử)

Sáng kiến kinh nghiệm

9


Nguyễn Thị Thuỷ
(Giáo viên lưu ý, sau khi đọc thơ phải cắt nghĩa cho các em hiểu một số từ ngữ, khái niệm
mang tính tượng trưng như:sự “khác thường” của thành Cổ Loa được thể hiện ở cấu trúc và
sự chắc chắn của nó(giáo viên kết hợp với việc mô tả thành))
Bài 15. Khi nói về chính sách cai trị hà khắc cũng như sự vơ vét bóc lột nặng nề nhân dân ta
của các triều đại phong kiến phương bắc được nhân dân ta khắc họa:
3.
Sâu quả vải vì ai cắn lá,
Ngựa hồng trần kể đã héo hon.
4.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung
(Ca dao lịch sử)
Câu ca giao trên kể tội bọn đô hộ nhà Đường, bắt dân ta phải cống nạp nhiều sản vật quý

như vải ngọt, ngựa hồng trần, đồng thời nó cũng thể hiện sự phản đối và chống lại các chính
sách bóc lột hà khắc của phong kiến phương Bắc. Truyện kể rằng, một lần Mai Thúc Loan
cùng một số người phải đi phu gánh vải ngọt để cống cho bon thống trị nhà Đường. Đường
xa nắng gắt, Thúc Loan bảo mọi người ăn vải, số còn lại thì gánh về không mang cống nữa.
Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong các thế kỉ X – XV. Khi tìm hiểu
về thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, giáo viên không thể
không nhắc tới bài thơ thần của Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà”. Đây được xem là bản
tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta khẳng định quyền độc lập dân tộc bất khả xâm
phạm. Đối với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII, giáo viên
sử dụng thơ văn thời Lý – Trần như: Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, đó là lời kêu gọi
tướng sĩ và nhân dân đứng lên một lòng chống giặc ngoại xâm giữ nước. Sông Bạch
Đằng(1288) một lần nữa lại đi vào trang sử hào hùng của dân tộc:
5.
Em đố anh từ Nam chí Bắc,
Sông nào là sông sâu nhất,
Núi nào là núi cao nhất nước ta?
Anh mà giảng được cho ra,
Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
(Ca dao lịch sử)
Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
Với thắng lợi vang dội ở trận Chi Lăng – Xương Giang người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã
đưa dân tộc ta thoát khỏi ách độ hộ đồng thời cũng “thể đức hiếu sinh”tỏ rõ lòng nhân
đạovới kẻ thù khi chúng rơi vào thế cùng quẫn đã cấp thuyền , ngựa, lương thực cho chúng
rút về nước.
Cao nhất là núi Lam Sơn,
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Sáng kiến kinh nghiệm


10


Nguyễn Thị Thuỷ
6.

Ai lên Biện Thượng Lam Sơn,
Nhớ vua Thái Tổ chặn đường quân Minh.
(Ca dao lịch sử)
7.
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo[….]
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới[…]
(Bình Ngô Đại Cáo)
Bài 22: Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVIII.
Nói tới sự phát triển của công thương nghiệp và sự hưng khởi của các đô thị trong các thế kỷ
XVI – XVIII, giáo viên vận dụng đưa phần ca dao nói về thành Thăng Long với 36 phố
phường để minh họa cho các em.
8.
.Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay.
Mã Vĩ, Hàng Điếu Hàng Dày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn.
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng.
Hàng Muối, Hàng Nón, Hàng Đông,

Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè.
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giâý, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem hàng phố thật là càng xinh.
(Ca dao lịch sử)
hoặc:
9.
Phố hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
2. Đối với lịch sử lớp 11
Bài 20: Khi phản ánh về sự bất lực của quan quân triều Nguyễn và trách nhiệm của họ đối
với việc để mất nước vào tay thực dân Pháp, nhân dân ta đã phê phán và lên án các vua quan
nhà Nguyễn dưới cái nhìn trào phúng thông qua ca dao.

Sáng kiến kinh nghiệm

11


Nguyễn Thị Thuỷ
10.

Ngỡ rằng quan tướng có tài,
Ngờ đâu quan tướng vái dài thăng tây
(1873 khi Pháp đánh thành Ninh Bình, tuần phủ Ninh Bình ra thành lạy 5 tên lính Tây xin
đầu hàng)
11.

Triều đình bảy vía còn ba,
Quan Tây vừa dọa, đái ra đầy quần.
(Ca dao lich sử) .
12
Nhà vua than với Lang Sa,
Để Tây ăn cướp trừng gà của dân
13.

15.

Trời ơi ngó xuống ma coi,
Nước Nam cơ khổ nhiều đời đắng cay.
Vì ai cho Tây sang đây,
Vì vua Tự Đức, Tây rày mới sang!
(Ca dao lịch sử)
.
Kẻ sĩ cho tới kẻ nông,
Ai ai rồi cũng một lòng chán vua.

.
Bài 24. I. Tình hình kinh tế – xã hội. Trong khi đi tìm hiểu chính sách cai tri, cũng như công
cuộc khai thác bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp, ca dao cũng đã góp phần phản ánh rất rõ
nét đời sống cực khổ của nhân nhân ta dưới sự thống trị của thực dân Pháp.
16.
Cao su đi dễ khó về,
khi đi trai tráng khi về bủng beo.
(ca dao lịch sử).
17.
Bán thân đổi mấy đông xu,
thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng.

(Ca dao lịch sử)
Cùng với việc khai thác đồn điền thì sự bóc lột công nhân khai thác mỏ diễn ra rất tàn khốc..
18.
Thuyền than đậu bến đen sì,
Anh không ra mỏ, lấy gì em ăn?
19.
Đau đẻ cũng phải xúc than,
Đẻ rơi cũng mặc, kêu van cũng lờ.
20..
Làm thì chẳng kém đàn ông,
Thế mà kém gạo, kém công, kém tiền.
Một ngày hai sáu đồng xu,
Đi sương về mù, khổ lắm ai ơi!
(Ca dao lịch sử)
Hoặc nói về chính sách thuế khóa nặng nề cũng được minh họa rất rõ nét:

Sáng kiến kinh nghiệm

12


Nguyễn Thị Thuỷ
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt
Thắt chặt dần như thắt chỉ xe”
(Á tế á ca)
Cũng trong bài này, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về con đường hoạt động cứu
nước của Nguyễn Tất Thành giáo viên có thể khai thác bài thơ “Theo chân Bác” của Tố
Hữu, trích:“………
Từ đó, Người đi…Những bước đầu
lênh đênh bốn biển một con tàu

cuộc đời sóng gió, trong than bụi
tay đốt lò, lau chảo, thái rau.
Mở mắt trông quanh, màu sắc mới
Những bờ bến lạ nước nông sâu
Á, Âu đâu cũng lòng trong đục
Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu.
Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen
Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
Một mẩu mì con nuôi chí bền.
…..”
theo chân Bác – Tố Hữu)
3. Đối với lich sử lớp 12
Bài 17. Nước Việt nam dân chủ cộng hòa… Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng
Tám: khi nói đến nạn đói năm 1945, người giáo viên dạy sử nhắc lại học sinh liên tưởng đến
các nhân vật như Chị Dậu hoặc hỏi về tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân; tác phẩm
“Một bữa no” của Nam Cao, “Đói! Đói!” của Tố Hữu…và đặc biệt là phải nói đến đoạn
trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp kết thúc(1953-1954)Giáo viên
dạy sử có thể liên hệ với bài “Việt Bắc”, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu. Bài thơ
này nhắc lại rất nhiều kỉ niệm trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta, về thắng lợi
vẻ vang của dân tộc kết thúc thăng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ “Đất nước”
của Nguyễn Đình Thi hay bài “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn cũng là một bài thơ hay
nói về cuộc kháng chiến này. Về văn xuôi, giáo viên có thể nói về truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ”.
Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965), Khi dạy phần III mục 2. Phong trào “Đồng
Khởi” (1959 – 1960). Tháng 5-1957 Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật 10/59 công khai

Sáng kiến kinh nghiệm


13


Nguyễn Thị Thuỷ
chém giết làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước
bị tù đày. Để minh chứng cho tội ác của đế quốc Mĩ giáo viên liên hệ tới bài thơ : Lá thư Bến
Tre (Tố Hữu)
Biết không anh ? Giồng Keo, Giồng Trôm
Thảm lắm anh à. Lũ ác ôn.
Giết cả trăm người, trong môt sáng
Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn.
Có những ông già, nó khảo tra
Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà
Có chị gần sinh, không chịu nhục
Lấy vồ nó đập, vọt thai ra.
Anh biết không Long Mỹ, Hiệp Hưng
Nó giết thanh niên ác qua chừng.
Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt
Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng !
Ở mục 2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ trong phần V.
Sau khi giáo viên tường thuật xong các thắng lợi của ta, để nhấn mạnh hơn sự hy sinh anh
dũng của các chiến sĩ cách mạng miền Nam, giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau về tấm
gương hy sinh của anh hùng-liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người như chân lý sinh ra
Nguyễn Văn Trỗi
Anh đã chết rồi. Anh còn sống mãi

....
Phút giây thiêng anh gọi bác ba lần
Súng đã nổ, mười viên đạn Mĩ
Anh gục xuống. Không! anh thẳng dậy
Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm!
Máu tim anh nhuộn đỏ đất anh nằm.
Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ.... (1965 – 1973)
Sau khi miêu tả hai cuộc phản công mùa khô (1965 – 1966, 1966 – 1967) để tạ biểu tượng
sâu sắc cho học sinh về sự trả thù tàn bạo của Mĩ – Ngụy, giáo viên có thể dùng đoạn trích
trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành:
“ Bị giặc phục kích bắt được, Tnú nuốt thư vào bụng: Cộng sản ở đây nè! bị giặc đốt
mười ngón tay, Tnú không kêu. Anh căm giặc đến mất cảm giác đau đớn’’. Hoặc nhân vật
Dít: cô em vợ Tnú thì cũng gan góc không kém gì Tnú “Giặc bắt cô đứng ra giữa sân, lên

Sáng kiến kinh nghiệm

14


Nguyễn Thị Thuỷ
đạn bắn qua tai, qua tóc, cày đất quanh hai chân cô. Váy rách từng mảng, Dít khóc. Nhưng
đến vên thứ mười, cô đứng im, nhìn bọn địch bình thản”.
Đặc biệt, tài liệu văn học còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật
lịch sử, về không gian của các sự kiện
Cũng trong bài 22 phần I. Mục 3 Cuộc tổng tiến công và nổ dậy xuân Mậu Thân
1968, ta đã đánh toàn diện vào các thành thị ở Miền Nam, các vùng nông thôn, ấp chiến
lược, sân bay Tân Sơn Nhất. Giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau để tạo biểu tượng cho học
sinh về sự hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sĩ Lê Anh Xuân:
Anh ngã xuống
đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng
Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn
Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công..
Phần II.1 Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền
Bắc. Để cho học sinh thấy được tội ác của đế quốc Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại bằng không quân ghê gớm, tính chất ác liệt đối với miền Bắc của Mĩ. Giáo viên có thể
miêu tả sự phá hoại của bom đạn Mĩ đối với các tuyến đường giao thông, nhất là các đầu
mối giao thông quan trọng. Trong đó tiêu biểu là ngã ba Đồng Lộc. Ở đây giáo viên có thể
trích đọc bài thơ viết về 10 cô gái đã hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc trong lúc đang làm nhiệm
vụ:
Cúc ơi
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu sao không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ-Xuân-Hà-Hường-Hợi-Rạng-Xuân-Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ còn thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được)
Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợn em đau nên nhát cuộc chùng
Cúc ơi ! em ở đâu ?
Đất sâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng


Sáng kiến kinh nghiệm

15


Nguyễn Thị Thuỷ
Cúc ơi!Em ở đâu.
Phần IV, mục 2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản
xuất và làm nghĩa vụ hậu phương. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mĩ, dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Giáo viên có thể trích đọc
bài thơ Theo chân Bác – Tố Hữu:
Tưởng đem đạn xối, bom rơi
Cho bàn thương lượng giá còn đặt cao
Nào ngờ Mĩ lại thua đau
B52 cũng rụng đầu như sung
Bên kia Nhà Trắng đã rung
Bên này Hà Nội anh hùng tiếng vang.
Nói về sự chi viện của hậu phương lớn miến Bắc xã hội chủ nghĩa cho tiền tuyến lớn
Miền Nam đánh Mĩ trong thời kì từ năm 1965 đến 1975, giáo viên nên tạo biểu tượng cho
học sinh bằng đoạn thơ ngắn sau của nhà thơ Tố Hữu:
Hỡi miền Bắc đó nặng đôi vai
Ghánh cả non sông vượt dặm dài
Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai!
Như vậy tài liệu văn học là loại tài liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử,
có vai trò to lớn trong việc cụ thể hoá và nêu lên những kết luận khái quát giúp học sinh hiểu
sâu sắc kiến thức, đồng thời gây hứng thú học tập cho các em, góp phần không nhỏ vào việc
thực hiện mục tiêu bài học và nâng cao chất lương day học.
III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu, không xa đà vào

khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử.
Tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn, làm loãng kiến thức đang học.
2. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải đảm bảo về mặt dung lượng sao
cho phù hợp không nên quá lạm dụng việc sử dụng loại tài liệu này Không phải trong bài
học nào, chương mục nào giáo viên cũng sử dụng tài liệu văn học mà phải biết chọn lọc và
sử dụng khéo léo để tránh gây nhàm chán cho học sinh và thực hiện được mục tiêu đề ra .
Kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng các loại tài liệu tham khảo và các con đường biện pháp
khác : trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa và các loại tài
liệu học tập khác, thâm nhập thực tế xã hội, tổ chức việc tự học cho cho học sinh để nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử.
3. Giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử phải đảm bảo cảm xúc
văn học, tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm cao. Nếu việc sử
dụng tài liệu văn học không có và không đúng cảm xúc của sự kiện hiện tượng lịch sử thì
mục tiêu của giờ học không những không đạt được mà còn gây căng thẳng, nhàm chán cho

Sáng kiến kinh nghiệm

16


Nguyễn Thị Thuỷ
học sinh. Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần
quan trọng nhất làm nên hiệu quả của việc sử dụng loại tài liệu tham khảo này.
IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích và nội dung thực nghiệm
Mục đích của việc tiến hành thực nghiệm sư phạm là kiểm tra hiệu quả, tính khả thi
của những biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử dân tộc ở trường THPT.
2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm
Trong thời gian dạy tại trường THPT, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại
trường THPT Yên Định 2. Khi tiến hành thực nghiệm, tôi dạy 2 lớp 10B3 và 10B4. Đây đều

là hai lớp đại trà do vậy sẽ đánh giá được khách quan về kết quả thực nghiệm sư phạm.
Trong đó: - Lớp thực nghiệm: 10B3
- Lớp đối chứng: 10B4
3. Phương pháp thực nghiệm
Khi dạy tại trường THPT Yên Định 2, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo
trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ xã hội, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai
lớp:
- Lớp 10B3: Lớp thực nghiệm, tôi áp dụng giáo án thực nghiệm với nội dung và
phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử như đã tình bày trong đề tài.
- Lớp 10B4: Lớp đối chứng, dạy theo phương pháp thuyết trình, sách giáo khoa là tài
liệu duy nhất, không sử dụng tài liệu văn học trong bài giảng.
Sau khi giảng dạy xong hai lớp, tôi tiến hành phát phiếu điều tra kết quả thực nghiệm,
đánh giá trên hai mặt: mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học và trình độ nhận thức
của học sinh sau giờ học.
4. Kết quả thực nghiệm
4.1. Mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học

Để kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh sau giờ học ở lớp thực nghiệm cũng như
lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra toàn bộ hai lớp với nội dung như sau:
Anh/ chị hãy cho biết cảm tưởng của mính sau khi học xong tiết học lịch sử:
- Nội dung: Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất(19141918)
- Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thủy
(Đánh dấu X vào ô lựa chọn)
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
Lớp

Số HS


Sáng kiến kinh nghiệm

Rất hứng thú

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú
17


Nguyễn Thị Thuỷ
Thực
nghiệm
10B3
Đối
chứng
10B4

37
(100%)

41,2%

50,6%

8,2%


0%

39
(100%)

25,8%

46,3%

26,6%

1,3%

Qua bảng kết quả điều tra tâm lý học cho thấy: việc sử dụng giáo án thực nghiệm ở
lớp thực nghiệm 10B3 đã đem lại hứng thú học tập cho học sinh cao hơn lớp đối chứng
10B3.
Số học sinh có trang thái tâm lý rất hứng thú ở lớp đối chứng chỉ 25,8%, trong khi đó
ở lớp thực nghiệm là 41,2%.
Số học sinh có trang thái hứng thú ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng:
lớp thực nghiệm là 50,6%, lớp đối chứng là 46,3%.
Còn trang thái tâm lý bình thường ở lớp đối chứng(26,6%) lại cao hơn lớp thực
nghiệm (8,2%).
Có 1,3% số học sinh ở lớp đối chứng cảm thấy không hứng thú với giờ học lịch sử đã
dạy theo phương pháp thuyết trình, còn ở lớp thực nghiệm thì đa số học sinh đều cảm thấu
hứng thú với giờ học.
Với kết quả điều tra như trên cho thấy rõ ràng việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông có tác dụng to lớn trong việc gây hứng thú học tập cho học
sinh. Trên cơ sở đó, mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển kĩ năng của học sinh sẽ đạt
được hiệu qủa cao hơn.
4.2. Kết quả kiểm tra chất lượng của giờ học


Nội dung của phiếu điều tra về trình độ nhận thức của học sinh như sau:
Câu hỏi:
1. Những biến động về mặt kinh tế, xã hội Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ
nhất?
2. Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường
lối và giai cấp lãnh đạo?
Tổng hợp kết quả thu được và thống kê trình độ nhận thức của học sinh sau tiết học
như sau:
Loại giỏi Loại khá Loại TBình Loại yếu
Lớp
Số học sinh
(9-10 đ)
(7-8 đ)
(5 – 7đ)
(< 5đ)
Thực nghiệm
37(100%)
61,3%
23,7%
15%
0%
10B3
Đối chứng
39(100%)
32,7%
40,5%
26,8%
0%
10B4


Sáng kiến kinh nghiệm

18


Nguyễn Thị Thuỷ
Ở lớp thực nghiệm, qua điều tra cho thấy chủ yếu học sinh đã trả lời đúng đáp án mà
phiếu điều tra yêu cầu, số học sinh đạt loại giỏi chiếm quá nửa lớp (61,3%), số học sinh đạt
điểm khá là 23,7%, số học sinh đạt điểm trung bình chỉ có 15%.
Trong khi đó ở lớp đối chứng, số học sinh đạt điểm loại giỏi thấp hơn hắn, chỉ chiếm
32,7%, số học sinh đạt điểm khá là 40,5%, nhưng số học sinh chỉ đạt điểm trung bình lại
chiếm tỉ lệ khá cao là 26,8%.
4.3. Kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm.

Qua việc điều tra về mức độ hứng thú và trình độ nhận thức của học sinh sau giời học
ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy giáo án thực nghiệm rất có tính khả thi, góp
phần quan trọng vào việc cung cấp tri thức và giúp học sinh nhớ, hiểu về sự kiện lịch sử,
nâng cao hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
Như vậy, một lần nữa chúng ta cũng khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu
văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Sáng kiến kinh nghiệm

19


Nguyễn Thị Thuỷ
C. KẾT LUẬN.

Trong thời kì lịch sử nào cũng vậy, giáo dục luôn là một vấn đề được chính quyền,
nhà nước quan tâm hàng đầu. Hiện nay yêu cầu đổi mới nền giáo dục được đặt ra ngày càng
cấp thiết gắn liền với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông theo
hướng phát huy tính tích cực, độc lập, tư duy sáng tạo của học sinh. Đối với bộ môn lịch sử,
vấn đề này càng cần được quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa vì hơn hết bộ môn này đang dóng
lên hồi chuông báo động về sự yếu kém, chất lượng thấp trong học tập của bộ môn.
Để thực hiện được những yêu cầu đổi mới đó, giáo viên cần thiết phải quan tâm tới
việc nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức chuyên môn và đổi mới về phương pháp dạy
học theo đúng phương hướng mà nghành giáo dục đã đề ra.
Có rất nhiều con đường, biện pháp để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường
phổ thông, trong đó giáo viên cần đặc biệt chú ý tới việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy
học lịch sử vì đây là một loại tài liệu tham khảo rất quan trọng góp phần to lớn vào việc củng
cố kiến thức, phát triển các kĩ năng học tập và bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đúng đắn cho
học sinh.
Tuy nhiên, cần phải có những quan niệm đúng đắn và có những biện pháp phù hợp để
sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều hay quá ít,
sử dụng không đúng cách làm giảm đi hiệu quả của bài học và làm cho học sinh thấy mệt
mỏi, nhàm chán.
Tóm lại, bộ môn lịch sử có quan hệ chặt chẽ với bộ môn văn học. Vì thế, khi giảng
dạy lịch sử, giáo viên cần phải nắm vững quan điểm “ văn sử bất phân”, từ đó coi tài liệu
văn học là một loại tài liệu tham khảo quan trọng, cần được chú trọng sử dụng trong dạy học
lịch sử nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của bộ môn, đáp ứng được nhu cầu đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu và viết, chắc chắn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này còn có
những hạn chế, tôi mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, bạn bè để đề tài này
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Yên Định, ngày 05 / 05 /2011
Người viết
NGUYỄN THỊ THỦY


Sáng kiến kinh nghiệm

20


Nguyễn Thị Thuỷ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thị Côi- Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, 1995, Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư
phạm môn lịch sử, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
2.Tạ Phong Châu (chủ biên), 2000, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 34, NXB Khoa học xã
hội và nhân văn Hà Nội.
3.Trương Dĩnh(giới thiệu), 1996, Hồi kí cách mạng (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội
4.N.G. Đai-ri, 1973, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục Hà Nội.
5.Trần Dật Tiên, 1972, Những mẩu chuyện về đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch,
NXB Văn học Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh, 2006, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. NGhị quyết của Đảng về cải cách giáo dục, 1997, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi, 2002, Phương pháp dạy học lịch
sử, tập 1, NXB Đại học Sư phạm.
9. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi, 2002, Phương pháp dạy học lịch
sử, tập II, NXB Đại học Sư phạm.
10. Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tường (đồng chủ
biên), 2002. Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử. NXB Đại học quốc gia, Hà
Nội.
11. Sách giáo khoa văn học lớp 11(tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
12. Sách giáo khoa văn học lớp 12(tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Thơ Việt Nam 1945 – 1985. Nxb Văn học, Hà Nội 1985
14. Thơ Tố Hữu. Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội 2000.
15. Phạm Hồng Việt, Ca dao lịch sử. Nxb GD H2007

16. Phan Ngọc Liên(tổng chủ biên) SGK Lịch sử lớp 10, 11, 12. Nxb GD 2006, 2007, 2008.

Sáng kiến kinh nghiệm

21


Nguyễn Thị Thuỷ
MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ............................................1
SỬ DỤNG TƯ LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở
MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT........................................1
............................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU.........................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...................................................4
3. Cấu trúc của đề tài.....................................................................4
I. Định hướng tích hợp hệ thống từng phần lịch sử Việt Nam có
kiến thức liên quan tới kiến thức văn học....................................5
II. Khai thác kiến thức văn học minh hoạ cho một số bài cụ thể
trong sách giáo khoa lịch sử chương trình cơ bản lớp 10, 11, 12.
.....................................................................................................5
III. Một số lưu ý khi khai thác và sử dụng kiến thức văn học trong
day học lịch sử.............................................................................5
IV. Thực nghiệm sư phạm.............................................................5
B. NỘI DUNG.......................................................................................6
1. Đối với lịch sử lớp 10...................................................................9
2. Đối với lịch sử lớp 11.................................................................11
3. Đối với lich sử lớp 12.................................................................13

1. Mục đích và nội dung thực nghiệm..........................................17
2. Thời gian và đối tượng thực nghiệm.........................................17
3. Phương pháp thực nghiệm.......................................................17
4. Kết quả thực nghiệm................................................................17
4.1. Mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học...................17
4.2. Kết quả kiểm tra chất lượng của giờ học...........................18
4.3. Kết luận rút ra từ thực nghiệm sư phạm............................19
..........................................................................................................19
C. KẾT LUẬN......................................................................................20

Sáng kiến kinh nghiệm

22



×