ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
KHU VỰC QUAN LẠN, MINH CHÂU, HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
KHU VỰC QUAN LẠN, MINH CHÂU, HUYỆN VÂN ĐỒN,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 8850101.01.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Đặng Văn Bào
GS.TS. Nguyễn Khanh Vân
Hà Nội - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Khanh Vân – Viện Địa Lý, Viện Hàn
Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2019
Tác giả luận văn
1
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, gia đình cùng
bạn bè để hoàn thành luận văn của mình. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Lời đầu tiên cho phép tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo
Khoa Địa lý – Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,
các thầy giáo, cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa
Cao học chuyên ngành Quản lý tài nguyên và Môi trường; đồng thời trang bị
cho tôi kiến thức trong suốt hai năm qua và các thầy cô Khoa Địa Lý –
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học đại học và quá trình làm Luận văn thạc sĩ. Đặc biệt
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Khanh Vân – người đã
dành nhiều thời gian, nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện và đóng góp
những kiến thức hết sức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng văn hóa xã đảo Quan Lạn và các cơ
quan ban ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thành Luận
văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đề tài : "Nghiên cứu đa dạng sinh học
các đảo đá vôi, quần đảo đá vôi vùng biển Việt Nam; đề xuất giải pháp và
mô hình sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững", Mã số : KC.09.11/1620, thuộc Chương trình "Khoa học Công nghệ phục vụ quản lý Biển đảo
và phát triển kinh tế Biển" đã cung cấp số liệu và tài liệu cho tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan
tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian tham gia khóa
Cao học Địa lý 2016-2018.
Hà Nội, ngày…….tháng……năm 2019
Tác giả luận văn
2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU...........................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................viii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..........................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................3
5. Nội dung nghiên cứu....................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn........................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHGIÊN CỨU....5
1.1. Một số khái niệm.......................................................................................5
1.1.1. Định nghĩa về DLST của một số tổ chức trên thế giới............................5
1.1.2. Định nghĩa về DLST của ngành du lịch Việt Nam..................................6
1.1.3. Các đặc trưng của DLST.........................................................................7
1.1.4. Các nguyên tắc của DLST.......................................................................9
1.1.5. Các điều kiện hình thành hệ thống DLST.............................................10
1.2. Tổng Quan...............................................................................................11
1.2.1. Tổng quan về DLST trên thế giới..........................................................11
1.2.2 Tổng quan về DLST ở Việt Nam.............................................................13
1.3. Cở sở địa lý cho phát triển du lịch sinh thái........................................18
1.3.1. Quan điểm về du lịch sinh thái..............................................................18
1.3.2. Tài nguyên du lịch sinh thái..................................................................18
1.3.3. Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái chính.........................................20
1.4. Cơ sở tài liệu...........................................................................................23
1.5. phương pháp nghiên cứu.......................................................................24
3
1.5.1. Phương pháp thu thập, xử lí số liệu, tài liệu.........................................24
1.5.2. Phương pháp thực địa...........................................................................24
1.5.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí.................................24
1.5.4. Phương pháp đánh giá tài nguyên........................................................25
1.5.5. Phương pháp phân tích SWOT..............................................................25
Tiểu kết chương 1:.........................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH ĐẢO QUAN LẠN.....................................................27
2.1. Vị trí địa lý..............................................................................................27
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................................29
2.2.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................29
2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên...................................................................35
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn..................37
2.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................37
2.3.2. Tài nguyên dịch vụ nhân văn.................................................................43
Tiểu kết chương 2:.........................................................................................53
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ĐẢO QUAN LẠN.......55
3.1. Phân tích hiện trạng du lịch đảo Quan Lạn.........................................55
3.1.1. Sản phẩm du lịch...................................................................................55
3.1.2. Lao động trong lĩnh vực du lịch............................................................57
3.1.3. Thị trường và doanh thu về du lịch.......................................................58
3.2. Đánh giá điều kiện địa lý và mức độ thuận lợi của tài nguyên cho
DLST đảo Quan Lạn.....................................................................................60
3.2.1. Sử dụng phương pháp đánh giá tài nguyên cho phát triển DLST.........60
3.2.2. Sử dụng ma trận SWOT đánh giá DLST đảo Quan Lạn.......................67
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển DLST đảo Quan Lạn................69
3.3.1. Định hướng phát triển DLST đảo Quan Lạn.........................................69
4
3.3.2. Giải pháp phát triển DLST đảo Quan Lạn............................................72
Tiểu kết chương 3:.........................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................81
PHỤ LỤC.......................................................................................................83
5
DANH MỤC BẢNG, BIỂ
Bảng 1. 1: cấu trúc phân tích SWOT...............................................................26
Bảng 2. 2: Một số cảnh quan tiêu biểu ở đảo Quan Lạn.................................29
Bảng 2. 3: Diện tích, chiều sâu, dung tích, độ khoáng hóa của các hồ nước
trên đảo Quan Lạn...........................................................................................32
Bảng 2. 4: Số lượng các cở sở giáo dục trên địa bàn đảo Quan Lạn............38Y
Bảng 3.1: một số tour du lịch đang được các công ty du lịch chào bán
đến Quan Lạn.................................................................................................57
Bảng 3. 2: Số lượng khách du lịch đến Quan Lạn (2016-1018)......................59
Bảng 3.3: Đánh giả khả năng phát triển DLST tự nhiên tại hai xã Quan Lạn và
Minh Châu.......................................................................................................60
Bảng 3.4: Đánh giá khả năng phát triển DLST nhân văn tại xã Quan Lạn và xã
Minh Châu.......................................................................................................61
Bảng 3.5: Ma Trận SWOT đánh giá về hoạt động du lịch trên đảo Quan Lạn 5
Biểu 2. 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất trên đảo Quan Lạn................32
Biểu 2. 2: Cơ cấu lao động trên đảo Quan Lạn...............................................38
Biểu 3. 1: Trình độ lao động trong lĩnh vực du lịch tại Quan Lạn..................58
6
DANH MỤC HÌN
Hình 2. 1: Bản Đồ Hành Chính Đảo Quan Lạn...............................................28
Hình 2. 3: Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên đảo Quan Lạn.........................36
Hình 2. 4: Bến tàu Quan Lạn...........................................................................42
Hình 2. 5: Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn Đảo Quan Lạn.......................53
YHình
3. 1: Bản đồ du lịch Quan Lạn do Jica xây dựng.................................56
Hình 3. 2: Bản đồ tuyến du lịch đảo Quan Lạn...............................................77
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
Chữ viết tắt
DLST
HST
KDL
KT-XH
VQG
SWOT
Nội Dung
Du lịch sinh thái
Hệ sinh thái
Khu du lịch
Kinh tế - xã hội
Vườn quốc gia
Điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch sinh thái (DLST) hiện nay đang nhận được sự quan tâm một
cách đáng kể. Một khi ống khỏi của các khu công nghiệp, các tòa nhà cao ốc
càng vươn cao lên trên bầu trời, thực trạng ô nhiễm môi trường ở các thành
phố lớn, dân số gia tăng...đang là vấn nạn thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là
một tất yếu. Du lịch sinh thái từ đó đã và đang phát triển dưới góc độ này ở
nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nằm ở địa đầu phía Đông Bắc của tổ quốc, lãnh thổ Quảng Ninh trải
dài 120km, với hơn 80% địa hình là đồi núi, được chia làm 2 miền: vùng núi
miền Đông và vùng trung du và đồng bằng ven biển. Quảng Ninh được đánh
giá là nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc, đặc biệt vùng biển và hải đảo của
Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số
đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia
thành nhiều lớp. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi
nguyên là vùng địa hình Karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình
dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kì thú. Có những đảo rất
lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo rất nhỏ chỉ như hòn non bộ. Đặc
biệt có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Cô Tô và huyện Vân Đồn.
Vân Đồn được biết đến với các địa danh Bãi Dài, bến cảng Vạn
Hoa, các khu vực văn hóa, tâm linh như đền Cặp Tiên, chùa Cái Bầu,
nhiều khu hệ sinh thái biển rừng, các lễ hội, di tích lịch sử văn hóa hàng
năm được tổ chức trên địa bàn huyện. Đây chính là những tiềm năng tài
nguyên đặc sắc tạo nên sự thuận lợi phát triển DLST ở Vân Đồn nói
chung và đảo Quan Lạn nói riêng.
Đảo Quan Lạn hay còn gọi là Cảnh Cước (gồm hai xã đảo: xã Quan
Lạn và xã Minh Châu) là một địa phương có điều kiện khí hậu và cảnh quan
1
môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch và du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh
đó, đảo Quan Lạn còn có tiềm năng DLST rất lớn, nhờ vào vị trí địa lý nằm
cách biệt với đất liền, vẫn giữ được các hệ sinh thái rừng, rừng ngập mặn, bãi
biển đẹp, nguyên sơ; khí hậu quanh năm mát mẻ tạo điều kiện thuận lợi cho
nhiều loài sinh vật phát triển. Đảo Quan Lạn mang những giá trị đặc sắc
không chỉ về đa dạng sinh học, cảnh quan , mà còn về giá trị lịch sử, văn hóa,
nhiều các lễ hội tâm linh được tổ chức hàng năm tại đây mang đậm nét đặc
sinh của người dân địa phương sinh sống trên đảo. Các tiềm năng trên là tiềm
năng và thế mạnh của đảo Quan Lạn để phát triển du lịch nói chung và du lịch
sinh thái nói riêng, với nhiều loại hình: du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái
rừng ngập mặn, du lịch sinh thái nhân văn.
Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác các loại hình DLST ở đảo Quan Lạn
vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Các điểm du lịch
cũng mới chỉ dừng lại ở việc khai thác phục vụ du lịch tự nhiên và đang bắt
đầu bộc lộ một số tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan, hệ sinh
thái. Nguyên nhân là do: quy mô đầu tư còn nhỏ, chưa đồng bộ, chưa có đủ
những cơ sở lý luận vững chắc về du lịch sinh thái, chưa tiến hành điều tra,
khảo sát toàn diện về tài nguyên du lịch tự nhiên, điều kiện địa hình, địa mạo
cũng như các yếu tố tự nhiên khác.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc tiến hành nghiên cứu cơ sở địa lý để
phát triển du lịch sinh thái, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù
hợp cho phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn đảo Quan Lạn là vấn đề cấp
thiết. Do đó, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Cơ sở địa lý cho phát
triển du lịch sinh thái khu vực Quan Lạn, Minh Châu, huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác lập cơ sở khoa học địa lý và đánh giá tài nguyên DLST tại đảo Quan
Lạn (cụ thể là 2 xã Quan Lạn và Minh Châu), làm cơ sở cho việc đề xuất định
hướng phát triển du lịch sinh thái tại đảo Quan Lạn.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: bao gồm những nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển DLST ở đảo Quan Lạn như: điều kiện tự nhiên, trong đó
chú trọng đến tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế xã hội và tài
nguyên nhân văn.
Phạm vi nghiên cứu:
- Pham vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại các xã Quạn Lạn
và Minh Châu, thuộc đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu trong đề tài được cập nhật đến năm
2018.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng được cơ sở tiếp cận địa lý cho việc phát
triển DLST tại khu vực Quan Lạn, Minh Châu.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá được thực trạng và đề xuất các giải
pháp sẽ giúp cho các nhà quản lý và cộng đồng địa phương tại khu
vực nghiên cứu nói riêng và các địa điểm DLST nói chung tại Việt
Nam có được những biện pháp phù hợp để phát triển DLST trong
tương lai.
5. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của đảo Quan
Lạn.
Phân bố tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn tại hai
xã Quan Lạn và Minh Châu trên đảo Quan Lạn.
Hiện trạng phát triển du lịch tại đảo Quan lạn: các sản phẩm du lịch, cơ
sở vật chất phục vụ du lịch…
Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan Lạn: phát triển
cơ sở vật chất; giáo dục ý thức…
3
6. Cấu trúc luận văn
Gồm 5 phần:
Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúcthành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm địa lý, tài nguyên đảo Quan Lạn phục vụ phát
triển DLST
Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý và đề xuất giải pháp
phát triển DLST đảo Quan Lạn.
4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NHGIÊN CỨU
1.1.
Một số khái niệm
Ngày nay,toàn thế giới coi du lịch nói chung và DLST nói riêng như là
nguồn tài nguyên quý giá. DLST đã và đang trở nên phổ biến, đặc biệt là đối
với những người yêu thiên nhiên, môi trường tự nhiên. Xuất phát từ những
trăn trở về những vấn đề liên quan đến môi trường, kinh tế và xã hội, DLST
như là một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm
tăng giá trị cho các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.
DLST tuy là một khái niệm tương đối mới nhưng đã nhanh chóng thu
hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong các lĩnh vực khác
nhau. Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của 2
khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy nhiên, đứng
ở góc nhìn rộng hơn thì một số người quan niệm rằng: DLST là loại hình du
lịch hòa mình vào thiên nhiên. Với cách tiếp cận này, mọi hoạt động liên quan
đến thiên nhiên như: tắm biển, leo núi…đều được hiểu là DLST.
DLST có thể được biết đến dưới nhiều cách gọi khác nhau, trong đó có
thể kể đến: Có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh
thái, hoặc ít nhất không có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát
triển của hệ sinh thái tại nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho
rằng DLST đồng nghĩa với du lịch hướng tới đạo lý, du lịch có trách nghiệm,
có lợi hay mang lại tính bền vững cho môi trường.
1.1.1. Định nghĩa về DLST của một số tổ chức trên thế giới
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN: International Union
for Conservation of Nature):
DLST là tham quan và du lịch có trách nghiệm với môi trường tại các
điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm
5
văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích
hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra
và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương (ceballos-lascurain ,1996)
Hiệp hội DLST thế giới:
DLST là du lịch có trách nghiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi
trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được đảm bảo.
Hiệp hội du lịch Hoa Kỳ:
DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử
văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của
hệ sinh thái, đồng thời có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Hiệp hội du lịch Australia:
DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên định hướng về môi trường tự
nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái.
1.1.2. Định nghĩa về DLST của ngành du lịch Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học
quốc tế, hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lượt phát triển DLST ở Việt
Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 được tổ chức tại Hà Nôi đã đưa ra định
nghĩa về DLST như sau:
“DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau, với nhiều tên gọi khác nhau. Mặc dù những tranh luận vẫn còn
đang diễn ra để tìm một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến
của các chuyên gia về DLST đều cho rằng: DLST là một loại hình dựa vào
thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý
theo hướng bền vững về mặt sinh thái. DLST dù theo định nghĩa nào chăng
6
nữa vẫn phải hội đủ các yếu tố: sự quan tâm đến thiên nhiên và môi trường;
trách nghiệm với xã hội và cộng đồng của những người tham gia.
Chính vì vậy, cứu thiên nhiên bằng cách đưa du lịch vào trong điều
kiện phù hợp với thiên nhiên không còn là cách thức mới mẻ đối với các
doanh nghiệp lữ hành cũng như các cấp quản lý văn hóa, du lịch tại địa
phương. Bên cạnh đó, DLST hướng vào tài nguyên và nhân công địa phương,
đây chính là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước đang phát triển trong bối
cảnh thiếu việc làm và dân số ngày càng gia tăng. DLST tạo nên những khao
khát và sự thỏa mãn tìm hiểu thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên
nhiên, từ đó thôi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các
tác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ.
1.1.3. Các đặc trưng của DLST
DLST có tất cả các đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động du lịch
nói chung bao gồm:
- Tính đa ngành:
Thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch như: sự hấp
dẫn về cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa lịch sử…Thu nhập xã hội từ DLST
cũng mang lại nhiều nguồn thu cho các ngành kinh tế thông qua các sản phẩm
cung cấp cho khách du lịch như: điện, nước, các sản phẩm từ nông ngư
nghiệp, bưu chính viễn thông, thủ công mỹ nghệ,…
- Tính đa thành phần:
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, ở những
người phục vụ, ở những cộng đồng cư dân địa phương tham gia vào hoạt
động du lịch.
- Tính liên vùng:
Biểu hiện thông qua các tour, tuyến du lịch đến các khu, điểm du lịch
trong một khu vực hay một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau.
- Tính mùa vụ:
7
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung cao trong năm.
Tại Việt Nam, mùa du lịch thường là vào mùa hè đối với du lịch nghỉ dưỡng,
và mùa xuân đối với du lịch văn hóa, tâm linh.
- Tính xã hội hóa:
Thể hiện ở sự thu hút nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp trong xã hội
tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu:
Biểu hiện những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, di
tích lịch sử – văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của người tham gia hoạt
động du lịch, của cộng đồng cư dân địa phương, của khách du lịch; qua đó mở
rộng được sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức, trách nhiệm của
mọi thành viên trong xã hội.
DLST còn chứa đựng các đặc trưng riêng, trong khi du lịch thiên nhiên
thuần túy chỉ giới hạn trong khuôn khổ khai thác các điều kiện tự nhiên để tạo
ra các sản phẩm, các hoạt động du lịch phục vụ du khách thì DLST là một
khái niệm rộng lớn hơn, tổng hợp hơn nhằm đạt được các mục tiêu ở tầm vĩ
mô trong công tác quản lý Nhà nước và quản lý khai thác kinh doanh du lịch.
- Tính Phát triển:
Môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn với các vùng tự
nhiên, các khu bảo tồn nơi rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch
gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, mà DLST được coi là nhằm mở
đường cho sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo vệ
môi truờng.
Giáo dục: hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó đáp ứng được nhu cầu phát triển
bền vững.
8
Xã hội: Phát triển DLST cần có sự tham gia của cộng đồng người dân
địa phương vì cộng đồng các cư dân địa phương chính là những người chủ sở
hữu các nguồn tài nguyên tại địa phương mình
- Tính bền vững:
+ Bền vững về kinh tế: DLST phát triển ổn định lâu dài, tạo ra nguồn
thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội, đem lại lợi
ích cho cộng đồng, đặc biệt là người dân địa phương.
+ Bền vững về tài nguyên và môi trường: DLST sử dụng các tài nguyên
không vượt quá khả năng phục hồi của nó, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại
song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai, đáp ứng được nhu
cầu của thế hệ mai sau.
+ Bền vững về văn hóa xã hội: khai thác đáp ứng nhu cầu phát triển du
lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống để
lại cho các thế hệ tiếp theo.
1.1.4. Các nguyên tắc của DLST
DLST không chỉ đơn giản là vấn đề thay tên tour tuyến hay tổ chức các
tour đến các khu tự nhiên. Việc tổ chức các tour DLST thực sự không dễ
dàng. Muốn có tour DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và giá trị đạo
đức. Theo Annalisa Koeman (cố vấn dự án du lịch bền vững) cho rằng để có
tour DLST bền vững cần phải thực hiện 11 nguyên tắc cơ bản sau:
Tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức của mọi người
đối với môi trường, cụ thể là giáo dục nâng cao hiểu biết cho du khách về môi
trường tự nhiên, tạo ý thức tham gia của du khách vào các nỗ lực bảo tồn.
Không làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, không những đối
với từng yếu tố mà cả sự cân bằng sinh thái của các yếu tố đó
Tập trung chú trọng đến sự cân bằng sinh thái của tổng thể các yếu
tố của môi trường hơn đối với từng yếu tố của tài nguyên.
9
Du khách chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận
sự hạn chế của nó hơn là làm nó biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá
nhân.
Đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và
đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa hay
khoa học).
Khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên nhằm hòa đồng làm tăng sự
hiểu biết hơn là đi tìm cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng.
Đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng thông qua kinh nghiệm của cả người
hướng dẫn và các thành viên tham gia.
Cần có sự đào tạo đối với tất cả các ban ngành chức năng: địa
phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và khách du lịch (trước,
trong và sau chuyến đi).
Dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết và sự
phối hợp với các ban ngành chức năng.
Đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và
các tiêu chuẩn được chấp nhận và giám sát toàn bộ hoạt động.
Thiết lập một khuôn khổ quốc tế đa ngành vì DLST là một hoạt
động mang tính quốc tế.
1.1.5. Các điều kiện hình thành hệ thống DLST
Triển khai thực hiện việc bảo tồn thiên nhiên tại điểm mà du khách tới:
Để thực hiện DLST bền vững, điều kiện tiên quyết là tiến hành các
bước một cách hợp lý để tránh sự tác động hủy hoại đến môi trường hoặc làm
suy thoái môi trường sinh thái của điểm tới thăm.
Hướng dẫn viên am hiểu về địa phương:
10
Các chương trình DLST cần các hướng dẫn viên có thể phiên dịch và
giảng giải về môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương của vùng để làm
tăng thêm kiến thức cho khách tham quan.
Những người thích hợp cho công việc này là cư dân địa phương hoặc
những người đã sống ở đó một thời gian. Tuy nhiên, họ phải được đào tạo thì
mới thực hiện được vai trò hướng dẫn viên. Các hướng dẫn viên giữ vai trò, vị
trí quan trọng trong phát triển DLST bền vững và họ phải có được quyền lợi
và trách nhiệm tương xứng với vai trò của họ.
Giới hạn về việc sử dụng đất đai:
Thiết lập khả năng chịu đựng của vùng là điều quan trọng để giảm đến
mức tối thiểu tác động đến thiên nhiên.
Muốn vậy, cần phải nhận định rõ ràng các vùng, các khu vực theo định
hướng khai thác, bảo vệ như: vùng sử dụng, vùng sử dụng hạn chế và vùng
cấm sử dụng theo đặc điểm của khu vực và các yêu cầu bảo vệ tài nguyên tự
nhiên ở các điểm DLST.
Các chương trình hoạt động DLST được thiết lập dựa trên tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa của khu vực:
Các chương trình hoạt động cũng cần được lập ra bởi các hướng dẫn
viên địa phương, những người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về tài
nguyên thiên nhiên xung quanh họ và lối sống của cư dân địa phương đã có
tiếp xúc lâu năm với những tài nguyên này.
2.
Tổng Quan
2.1.1. Tổng quan về DLST trên thế giới
Du lịch sinh thái là một trong những ngành du lịch phát triển nhanh
nhất, được ghi nhận tăng trưởng 10 - 15% hàng năm trên toàn thế giới, gấp ba
lần mức trung bình trong toàn ngành du lịch [18].
Thuật ngữ DLST xuất hiện vào cuối những năm 1980 là kết quả trực tiếp
của việc nâng cao nhận thức về môi trường. Loại hình du lịch này đã phát triển
11
đáng kể trong những năm qua, được hỗ trợ bởi các yếu tố khác nhau: yếu tố
tăng thu nhập và thời gian giải trí ở các hộ gia đình, nhu cầu hiểu biết về môi
trường tự nhiên ngày càng tăng ở các nước phát triển; yếu tố nhận thức của
chính phủ về cơ hội tận dụng loại hình du lịch này ở các nước đang phát triển
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), DLST là một trong những ngành
phát triển nhanh nhất thế giới và là nguồn thu nhập ngoại hối lớn ở các nước
đang phát triển. DLST có thể được xem là một chiến lược tiềm năng để bảo
vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời, để thúc đẩy sự phát triển bền vững
KT-XH của địa phương. DLST là một thị trường thích hợp đang phát triển
trong ngành công nghiệp du lịch lớn hơn, với tiềm năng là một công cụ phát
triển bền vững quan trọng.
Một số khảo sát liên quan đến DLST:
Trang web booking.com đã thực hiện hai cuộc khảo sát lớn vào
năm 2017, mô tả rõ tình hình du lịch hiện tại: trong số 10.000 khách du lịch,
42% cho rằng họ là khách du lịch bền vững, nhưng 65% cho biết họ đã không
ở hoặc không biết họ có ở chỗ ở thân thiện với môi trường hay không; cuộc
khảo sát thứ hai bao gồm 5700 nơi phục vụ du lịch và 25% báo cáo rằng họ
đã có những ý tưởng du lịch bền vững [20].
Trip Advisor thực hiện một cuộc khảo sát năm 2018 về việc ảnh
hưởng của sự hỗ trợ mà khách sạn dành cho cộng đồng địa phương tới quyết
định lựa chọn khách sạn của du khách, cho kết quả như sau: 71% cho biết họ
dự định đưa ra nhiều lựa chọn thân thiện với môi trường và địa phương hơn
trong 12 tháng tới, so với 65% đã làm như vậy trong 12 tháng qua [23].
Khảo sát của Nielsen cho kết quả 66% người tiêu dùng trên thế
giới nói rằng họ thích mua sản phẩm và dịch vụ từ các công ty đã triển khai
chương trình để trả lại cho xã hội, môi trường [19]
DLST ở một số quốc gia:
12
Du lịch sinh thái ở Hoa Kỳ:
DLST ở Hoa Kỳ thường được thực hiện ở các khu vực được bảo vệ như
công viên quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Các nguyên tắc và hành vi của
du lịch sinh thái đã trở nên phổ biến ở quốc gia này; ví dụ: khách sạn ở một số
vùng phấn đấu để hoạt động thân thiện hơn với môi trường. 417 địa điểm
công viên quốc gia tại Hoa Kỳ thuộc quản lý chung của Dịch vụ Công viên
Quốc gia (NPS) mang đến cho du khách cơ hội tham gia các hoạt động du
lịch sinh thái đích thực. Tổng cộng, các đơn vị NPS đã nhận được 330,8 triệu
lượt truy cập giải trí trong năm 2017 [21].
Du lịch sinh thái ở Nam Phi:
Nam Phi đã sử dụng du lịch sinh thái để duy trì và cải thiện sự đa dạng
sinh học rộng lớn của mình, cũng như tiếp thêm nguồn lực cho nền kinh tế.
Du lịch đem đến nguồn ngoại hối lớn thứ tư ở Nam Phi, và du lịch sinh thái là
ý tưởng khuyến khích du khách đồng thời thúc đẩy và hỗ trợ đa dạng sinh học
của một quốc gia này. Nam Phi nổi tiếng về sự đa dạng sinh học, vì vậy du
lịch sinh thái là cách để đất nước này được hưởng lợi từ động vật hoang dã
một cách không tiêu tốn và hợp pháp, trái ngược với các hoạt động phi pháp
như săn trộm và buôn bán động vật hoang dã ở nhiều nước cùng trong khu
vực Châu Phi [17].
1.2.2 Tổng quan về DLST ở Việt Nam
Sự đa dạng sinh thái ở Việt Nam
Với 134 khu rừng đặc dụng, trong đó có 31 vườn quốc gia, 69 khu bảo
tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử nên Việt Nam có lợi thế hơn
nhiều nước trong khu vực trong việc phát triển du lịch sinh thái.
Hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình: hệ sinh thái rừng
nhiệt đới, hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi, hệ
sinh thái rừng khô hạn, hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái đất ngập nước, hệ
13
sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái đầm phá, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái ngập
mặn ven biển, hệ sinh thái biển - đảo, hệ sinh thái cát ven biển, hệ sinh thái
nông nghiệp.
Với 350 loài san hô, trong đó có 95 loài ở vùng biển phía Bắc và 225
loài ở vùng biển phía Nam. Bên cạnh 60 vạn ha đất cát ven biển, trong đó có
77.000 ha hệ sinh thái cát đỏ tập trung tại Bình Thuận, Ninh Thuận và tổng
diện tích đất ngập mặn của nước ta có khoảng từ 7 – 10 triệu ha nhiều hệ sinh
thái điển hình có giá trị cao về khoa học và du lịch với Đồng Tháp Mười là
vùng ngập nước tiêu biểu cho khu vực Đông Nam Á. Hệ thống rừng đặc dụng
và rừng ngập mặn Việt Nam thuộc loại rừng giàu có về tính đa dạng sinh học
với 12.000 loài thực vật ,15.575 loài động vật. Với tiềm năng phong phú và đa
dạng, nên ngay từ thời gian đầu của quá trình đổi mới đất nước, việc phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được coi trọng [22].
Theo quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đến năm 2020
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu
tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùng ven biển:
- Không gian du lịch sinh thái vùng núi và ven biển Đông Bắc bao gồm
một phần các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Thái; các hệ sinh thái
điển hình và có giá trị cao được chọn khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên
Bắc Sơn, Hữu Liên (Lạng Sơn); rừng văn hoá lịch sử Pắc Bó; Trùng Khánh
(Cao Bằng); VQG Ba Bể (BắcCạn); hồ núi Cốc (Bắc Thái) và hệ sinh thái
rừng ngập mặn Quảng Ninh, Hải Phòng.
- Không gian hoạt động của du lịch sinh thái vùng núi Tây Bắc và
Hoàng Liên Sơn chủ yếu phần phía Tây của 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu với
vùng sinh thái núi cao Sapa - Phanxiphăng và Khu bảo tồn Mường Nhé - nơi
đang tồn tại 38 loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ như Voi, Bò tót, Gấu
chó, Hổ, Sói đỏ...
14
- Du lịch sinh thái Đồng Bằng Sông Hồng với không gian chủ yếu
thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Thanh
Hoá. Các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình được chọn cho vùng này là Tam
Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Xuân Thuỷ (khu bảo vệ vùng đất ngập nước đầu
tiên ở Việt Nam).
- Không gian du lịch sinh thái vùng Bắc Trung Bộ bao gồm phần phía
Tây Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và phía
Đông Nam Thừa Thiên Huế. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á,
đây là địa bàn được đánh giá cao nhất về tính đa dạng sinh học với Khu bảo
tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng được xếp vào loại lớn trên thế giới và
nhiều khu rừng nguyên sinh có giá trị phía tây của Tây Nguyên, một phần bắc
Lâm Đồng kéo dài đến tỉnh Khánh Hoà thuộc không gian du lịch sinh thái
vùng Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Các hệ sinh thái điển hình của vùng nay
bao gồm rừng khộp ở Yok đôn, đất ngập nước Hồ Lắc, hệ sinh thái Ngọc
Linh, Biodup - Núi Bà; hệ sinh thái san hô Nha Trang.
- Vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Tây nguyên cực Nam Trung Bộ
xuống đồng bằng Nam Bộ với không gian du lịch sinh thái bao trùm khu vực
Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Lâm Đồng - Bình Dương, Đồng Nai), Côn
Đảo, Bình Châu-Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Biển Lạc - Núi Ông (Bình
Thuận).
- Dựa vào hai hệ sinh thái là đất ngập mặn và rừng ngập mặn thuộc các
tỉnh dọc sông Mê Kông đến Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, không gian du lịch
vùng này sẽ tập trung chủ yếu vào rừng ngập mặn Cà Mau, Tràm Chim Đồng
Tháp, Cù lao sông Tiền, sông Hậu và Khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc.
Thực trạng phát triển DLST ở Việt Nam
Tình hình khách du lịch tham gia vào DLST
15