Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái biển Nha Trang một cách bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 107 trang )


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
o0o




MAI XUÂN CHUNG


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BIỂN NHA TRANG
BỀN VỮNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH




GVHD: TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC








Nha Trang, tháng 07 năm 2013
LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô
Quách Thị Khánh Ngọc, người trực tiếp hướng dẫn tôi làm khóa luận. Trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứ, Cô đã định hướng, chỉ bảo và tận tình giúp
tôi tiếp cận và hiểu rõ vấn đề thực tế, cũng như góp ý kiến sửa đổi, bổ sung để
báo cáo được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế Trường Đại học
Nha Trang, đặc biệt là những Thầy Cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh du
lịch, những người trực tiếp giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ
ích trong suốt bốn năm học qua.
Gia đình, bạn bè và người thân là nguồn động viên quý báu và là chỗ dựa
tinh thần vững chắc tạo nên động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn trong
suốt thời gian học tập và làm khóa luận. Tôi xin cám ơn mọi người trong gia
đình đã luôn bên cạnh động viên và khích lệ tôi, cám ơn những người bạn thân
đã luôn sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn trong hành trình chinh
phục đỉnh cao tri thức.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người.

Mai Xuân Chung
Lớp 51 Quản trị kinh doanh du lịch








i

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1. Lý thuyết về du lịch và du lịch sinh thái 5
1.1.1. Du lịch 5
1.1.2. Du lịch sinh thái 6
1.1.2.1. Khái niệm 6
1.1.2.2. Các kiểu du lịch sinh thái 7
1.1.2.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 8
1.1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản của DLST bền vững 9
1.1.3. Du lịch sinh thái biển – đảo 11


ii


1.1.4. Du lịch bền vững 12
1.1.4.1. Khái niệm 12
1.1.4.2. Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững 13
1.1.5. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 13
1.1.5.1. Bền vững về kinh tế 13
1.1.5.2. Bền vững về xã hội 15
1.1.5.3. Bền vững về môi trường 15
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái biển và phát triển bền vững 16
1.3. Tác động của hoạt động du lịch sinh thái biển đến tài nguyên và môi trường
tự nhiên 17
1.3.1. Ảnh hưởng đến tài nguyên nước 17
1.3.2. Ảnh hưởng đến không khí 18
1.3.3. Ảnh hưởng đến tài nguyên đất, cát 18
1.3.4. Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học biển 15
1.4. Quan điểm và các phương pháp nghiên cứu du lịch sinh thái 19
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu 19
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 19
1.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá du lịch sinh thái 19
1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất 20
1.5.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết 20
5.1.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH KHÁNH
HÒA TRONG THỜI GIAN QUA 27
2.1. Những tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Khánh Hòa 27
2.1.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên 27


iii



2.1.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn 27
2.1.3 Những lợi thế phát triển ngành du lịch Khánh Hòa 28
2.2. Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua 28
2.2.1 Tình hình phát triển du lịch trong thời gian qua 28
2.2.1.1 Quy mô, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 28
2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch 29
2.2.1.3. Chất lượng dịch vụ du lịch 31
2.2.1.4. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 31
2.2.1.5. Khai thác tài nguyên du lịch 31
2.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch 32
2.2.2.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài 32
2.2.2.2 Phân tích các yếu tố bên trong 32
2.3. Nhận xét thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua 34
2.3.1. Những thành tựu đạt được 34
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 34
2.4. Các loại hình du lịch sinh thái biển ở Khánh Hòa 35
2.4.1. Tour 4 đảo 35
2.4.2. Tour 3 Đảo 35
2.4.3. Tour du ngoạn biển đêm 36
2.4.4. Tour du ngoạn Sông Cái 36
2.4.5. Tour lặn biển Nha Trang 36
2.4.6. Tour Nha Phu 36
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. Phương pháp nghiên cứu 37


iv

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 37

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 37
3.1.3. Phương pháp chọn mẫu 37
3.2. Quy trình nghiên cứu 37
3.3. Kỹ thuật phân tích dữ liệu 38
3.3.1. Thống kê mô tả 38
3.3.2. Kiểm định thang đo 39
3.3.3. Phân tích nhân tố 39
3.3.4. Phân tích hồi quy 42
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 45
4.1. Thống kê mô tả 45
4.1.1. Đối tượng tham gia phỏng vấn 45
4.1.2. Các tour du lịch sinh thái biển tại Nha Trang 46
4.1.3. Nguồn thông tin du khách tham khảo 46
4.1.4. Lý do lựa chọn tour du lịch sinh thái biển Nha Trang 47
4.1.5. Điểm đánh giá của du khách đối với tour du lịch sinh thái biển 47
4.1.6. Điểm hài lòng của khách 48
4.2. Kiểm định thang đo 49
4.3. Phân tích nhân tố EFA 51
4.3.1. Phân tích nhân tố 51
4.3.2. Phân tích tương quan 57
4.4. Phân tích hồi quy 59
4.4.1. Phương trình hồi quy 59
4.4.2. Kết quả mô hình nghiên cứu 62
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 63


v

5.1. Giải pháp 1 63
5.2. Giải pháp 2 65

5.3. Giải pháp 3 66
5.3. Một số kiến nghị 67
5.3.1. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa 67
5.3.2. Với các nhà đầu tư, đơn vị tổ chức kinh doanh du lịch 68
5.3.3. Với cư dân địa phương thành phố Nha Trang 68
KẾT LUẬN 69
PHỤ LỤC 71
Phụ lục 1: Thống kê mô tả 71
Phụ lục 2: Kiểm định Cronbach’s Alpha 75
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố và mô hình hồi quy 83
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Danh mục bảng
Bảng 1.1: Các kiểu du lịch sinh thái 7
Bảng 2.1: Doanh thu du lịch Khánh Hòa từ năm 2002 – 2010 29
Bảng 4.1: Điểm đánh giá trung bình của du khách 47
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo tổng hợp 49
Bảng 4.3: Bảng KMO và kiểm định Bartlett 51
Bảng 4.4: Phương sai trích 52
Bảng 4.5: Ma trận tương quan 57
Bảng 4.6: Phân tích hồi quy đa biến lần 1 59
Bảng 4.7: Hệ số xác định R
2
60

Bảng 4.8: Phân tích Anova trong phân tích hồi quy 60
Bảng 4.9: Phân tích hồi quy đa biến lần 6 61
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST 21
Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị “Các yếu tố tác động đến tính bền vững
của du lịch sinh thái biển Nha Trang” 24
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 38
Sơ đồ 4.1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến tính bền vững của du
lịch sinh thái biển Nha Trang 55
Sơ đồ 4.2: Mô hình các yếu tố tác động đến tính bền vững của du lịch sinh thái
biển Nha Trang 62
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Giới tính của đáp viên 45
Biểu đồ 4.2: Trình độ học vấn của đáp viên 45


vii

Biểu đồ 4.3: Các tour du lịch sinh thái biển tại Nha Trang 46
Biểu đồ 4.4: Nguồn thông tin du khách tham khảo 46
Biểu đồ 4.5: Lý do khách lựa chọn tour du lịch sinh thái biển 47
Biểu đồ 4.6: Nguồn thông tin du khách tham khảo 48

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST: Du lịch sinh thái




















1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là
nhân tố tích cực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của
nhiều ngành khác. Ngành du lịch là một trong những động lực thúc đẩy tiến
trình giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội… tạo điều kiện để Việt Nam sớm hội
nhập với khu vực và thế giới, tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác,
tiến bộ xã hội giữa các dân tộc và các quốc gia.
Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, trong những năm
qua du lịch đã và đang nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện
qua việc ban hành các chủ trương, chính sách đối với ngành như: Quyết định số
97/2002/QĐ - TTg ngày 22/7/2002 v/v phê duyệt chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam 2001 - 2010; Quyết định số 121/2006/QĐ - TTg ngày 29/5/2006 v/v

phê duyệt chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010;
Quyết định số 564/QĐ - BVHTTDL ngày 21/9/2007 v/v ban hành chương trình
hành động của ngành du lịch. Chính nhờ sự quan tâm này nên trong những năm
qua du lịch Việt Nam đã thu hút một lượng lớn du khách quốc tế và con số này
liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 có 4.171.564 lượt khách quốc tế đến
Việt Nam, năm 2008 là 4.235.792 lượt, và phấn đấu đến hết năm 2010 là 5,5 – 6
triệu lượt khách quốc tế với doanh thu khoảng 4 – 4,5 tỷ USD.
1

Xu thế phát triển du lịch thiên nhiên nói chung và du lịch sinh thái nói riêng
không chỉ là một hiện tượng ''mốt'' nhất thời, mà là xu thế của thời đại và có ý
nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự
phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường. Nhiều
nước rất quan tâm đến những lợi ích về giáo dục và kinh tế của hoạt động du
lịch sinh thái với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về
kinh tế, bảo tồn và nâng cao nhận thức của cộng đồng.

1



2

Khánh Hòa là tỉnh giàu tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái
biển nói riêng. Hiện nay, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các
khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được khai thác sử dụng phục vụ phát triển du
lịch. Song mặc dù du lịch sinh thái biển được xác định là loại hình du lịch đặc
thù, là một trong những tiềm năng và thế mạnh của du lịch Khánh Hòa, nhưng
cho đến nay việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái biển ở
mức cảm tính, chưa có được những nghiên cứu khoa học tạo cơ sở cho việc khai

thác có hiệu quả những tiềm năng to lớn này.
Để khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái biển to lớn của
tỉnh, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái biển trên quan điểm
bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, giảm bớt sự trả giá và đạt được lợi ích hiệu
quả kinh tế tối đa, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của Khánh
Hòa, thì việc thực hiện nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển du lịch sinh thái biển Nha Trang bền vững tại thời điểm này là vô cùng
thiết thực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Căn cứ vào các chuyến đi thực tế, kết hợp với việc lấy ý kiến khách du lịch
sau tham gia các tour du lịch sinh thái biển tại Nha Trang, tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch sinh thái biển Nha Trang nói riêng
và biển Khánh Hòa nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các kiến thức liên quan đến du lịch sinh thái, du lịch sinh thái
biển và quan điểm phát triển bền vững trong du lịch.
- Mô tả khái quát thực trạng phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái
biển của Khánh Hòa nói riêng trong thời gian qua.


3

- Tổng hợp ý kiến đánh giá của du khách sau khi tham gia các tour du lịch
gắn kết với biển Nha Trang, làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền
vững loại hình du lịch sinh thái biển tại Nha Trang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phỏng vấn khách du lịch sau khi tham gia các tour du
lịch sinh thái biển tại Nha Trang một cách ngẫu nhiên trên tinh thần sẵn lòng

hợp tác trả lời khi phỏng vấn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại cảng Cầu Đá, trực tiếp trên các tour bốn đảo, tour
ba đảo tại thành phố Nha Trang trong khoảng thời gian từ 15/4 đến 20/5/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu định tính: Tìm hiểu, thu thập, xử lý các nguồn thông tin thứ cấp.
- Nghiên cứu định lượng: Khảo sát khách du lịch
 Nguồn dữ liệu:
- Dữ liệu thứ cấp (các tài liệu, báo chí, trang web…).
- Dữ liệu sơ cấp (số liệu điều tra thực tế).
 Kỹ thuật xử lý dữ liệu:
- Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để phát hiện
những biến quan sát không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu.
- Phân tích nhân tố: sắp xếp các biến thành các nhân tố cụ thể trong mô hình
đồng thời tìm ra nhân tố mới cho mô hình.
- Phân tích hồi quy: đưa ra phương trình chung cho các biến phụ thuộc và xác
định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc.


4

 Phần mềm chuyên dụng: SPSS 16.0 for Windows.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 5 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong thời gian qua.
- Chương 3: Phương pháp nguyên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

- Chương 5: Một số giải pháp đề xuất.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Lý thuyết về du lịch và du lịch sinh thái
1.1.1. Du lịch
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, điều 10 thuật ngữ “Du lịch” được
hiểu như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
khoảng thời gian nhất định.
Tùy theo cách phân loại, chúng ta có những loại hình du lịch khác nhau:
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Du lịch quốc tế
- Du lịch nội địa
 Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch nghỉ ngơi giải trí
- Du lịch thể thao
- Du lịch công vụ
- Du lịch tôn giáo
- Du lịch khám phá
- Du lịch thăm hỏi
- Du lịch quá cảnh
 Căn cứ vào phương tiện giao thông
- Du lịch bằng xe đạp
- Du lịch tàu hỏa
- Du lịch tàu biển

- Du lịch ô tô
- Du lịch hàng không
 Căn cứ theo phương tiện lưu trú


6

- Du lịch ở khách sạn
- Du lịch ở Motel
- Du lịch nhà trọ
- Du lịch camping
 Căn cứ vào thời gian đi du lịch
- Du lịch dài ngày từ 2 tuần đến 5 tuần
- Du lịch ngắn ngày
 Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch
- Du lịch miền biển
- Du lịch núi
- Du lịch đô thị
- Du lịch đồng quê
 Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch
- Du lịch theo đoàn
- Du lịch cá nhân
 Căn cứ vào thành phần của du khách
- Du khách thượng lưu
- Du khách bình dân
 Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch
- Du lịch trọn gói
- Mua từng phần dịch vụ của tour du lịch
1.1.2. Du lịch sinh thái
1.1.2.1. Khái niệm

Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN): “Du lịch sinh thái
(DLST) là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên (và các đặc điểm văn hoá đã
tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành), qua đó khuyến khích hoạt động bảo
vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi
cho những người dân địa phương tham gia tích cực.”


7

Ở Việt Nam, tại Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực
của cộng đồng địa phương”.
DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan
niệm rằng DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động
tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động
du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có
trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
1.1.2.2. Các kiểu du lịch sinh thái
Các kiểu du lịch sinh thái được nhìn nhận dưới các hình thức khác nhau liên
quan đến nhiều yếu tố: yêu cầu về đặc điểm của khu tự nhiên; quy mô của nhóm
du lịch; yêu cầu về các điều kiện dịch vụ du lịch của khách; nhu cầu về kinh
nghiệm du lịch và mức độ hài lòng của du khách. Kết hợp các yếu tố này có thể
đưa ra 3 kiểu du lịch sinh thái chủ yếu theo bảng sau:
Bảng 1.1: Các kiểu du lịch sinh thái
Kiểu
DLST


Yêu cầu về
khu tự nhiên

Quy mô
nhóm
Phương tiện, cơ sở
dịch vụ
Nhu cầu kinh nghiệm
DLST
tiên
phong

Các khu v
ực
tự nhi
ên xa
xôi, còn ít
được sử dụng
Các cá nhân
hoặc nhóm
nhỏ
(<10 người)

Dùng vận tải thô s
ơ
(đi bộ, thuyền b
è), ít
nhu c
ầu về các dịch
vụ và cơ sở hạ tầng

Là kinh nghiệm “bất thư
ờng đầu
tiên”, yêu c
ầu mức độ thách thức
cao về sự hiểu biết và các k

năng hoạt động ngoài trời
DLST
nhóm
nhỏ
Khu v
ực đặc
biệt và thư
ờng
là ở những n
ơi
“biệt lập”
Cá nhân,
nhóm tương
đối nhỏ
(<15 người)

Có s
ử dụng vận tải
cơ gi
ới đặc biệt (xe
đi xuyên r
ừng,
thuyền máy nhỏ)
Yêu cầu sự thách thức và tính tự

lập ở mức trung bình, phù h
ợp cho
nhiều nhóm tuổi. Kỹ năng hoạt
động ngoài trời ở mức vừa phải.
DLST
phổ
Là các khu
v
ực hấp dẫn
Nhóm khách
với số lượng
Dùng vận tải c
ơ
gi
ới lớn, phổ biến.
Yêu cầu về tính tự lập v
à thách
thức nói chung là th
ấp. Đáp ứng


8

biến
về tự nhi
ên
phổ biến v
à
nổi tiếng
lớn Có yêu c

ầu đáng kể
về cơ sở hạ tầng v
à
các dịch vụ
cho mọi đối tư
ợng du khách, bất
k
ể tuổi tác hoặc khả năng về sức
khoẻ.


Từ các kiểu du lịch sinh thái tổng quát trên phân ra nhiều loại hình du lịch
sinh thái như: dã ngoại; leo núi; đi bộ trong rừng; tham quan, nghiên cứu đa
dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; tham quan miệt
vườn; quan sát chim; thăm bản làng dân tộc.
1.1.2.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa.
- Các đơn vị tham gia vào du lịch sinh thái có trách nhiệm tích cực bảo vệ môi
trường sinh thái, giảm tác động tiêu cực đối với môi trường, văn hóa.
- Các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái: các trung tâm thông tin, đường
mòn thiên nhiên, cơ sở lưu trú, ăn uống sinh thái, các tài liệu in ấn khác.
- Các hướng dẫn viên vừa thực hiện chức năng thuyết minh giới thiệu, vừa
giám sát các hoạt động của du khách.
- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, du khách được giáo dục và nâng cao
nhận thức và ý thức tôn trọng môi trường thiên nhiên, nền văn hóa dân tộc.
- Hoạt động du lịch sinh thái phải đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng
đồng địa phương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường.
Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích
của bốn bộ phận quan trọng tham gia: khách du lịch sinh thái, các nhà tổ chức
Du lịch sinh thái biển có bản chất và mục tiêu đảm bảo cho cả việc bảo tồn và

mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý
tài nguyên của họ. Do đó, du lịch sinh thái biển được coi như một hoạt động bảo
tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường biển.
Tuy nhiên, tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử
dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung của tài nguyên đó. Thực
tế, sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái biển luôn gắn với môi trường biển và


9

trong nhiều trường hợp hoạt động du lịch đã làm mất đi tính hấp dẫn cùng với sự
xuống cấp của tài nguyên và môi trường biển nên cần phải nghiên cứu để phát
triển du lịch bền vững nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cả ngành du lịch và
cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường chịu sức ép lớn từ
những quan điểm chính trị. "Phi chính trị hoá môi trường" là một quan điểm
nhằm làm cho các vấn đề môi trường trở nên ít được quan tâm. Trong khi đó thì
quan điểm "Xanh hoá chính trị" lại đặt các chính sách, chiến lược đều phải được
thẩm định về mặt môi trường. Mặc dù "Xanh hoá chính trị" là con đường ngắn
nhất dẫn tới phát triển bền vững, nhưng hình như khả năng "Xanh hoá chính trị"
sẽ khó được thực hiện vì chính các nhà lập kế hoạch là những người đầu tiên
cảm thấy bị mất quyền lực. Phát triển cực đoan và môi trường cực đoan là hai
quan điểm đối lập cả hai đều nhằm làm tan rã tính hệ thống của môi trường. Tệ
nạn tham nhũng, lối sống tiêu thụ, bùng nổ dân số là những sức ép dễ thấy, tuy
nhiên thay đổi được hiện trạng này lại là vấn đề cực kỳ khó khăn. Cuối cùng,
mặt trái của khoa học và công nghệ là thách thức khó quản trị nhất. Vì chúng chỉ
được nhận thấy sau một thời gian khá dài kể từ khi các tiến bộ khoa học và công
nghệ được ứng dụng vào thực tiễn. Tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và
phát triển khi mức độ sử dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung
của tài nguyên đó.

Du lịch sinh thái có bản chất và mục tiêu là đảm bảo cho cả việc bảo tồn và
mang lại lợi ích kinh tế, thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý
các tài nguyên của họ. Do đó, du lịch sinh thái được coi như một hoạt động bảo
tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường.
1.1.2.4. Các nguyên tắc của DLST bền vững
Các cơ sở nền tảng ban đầu làm kim chỉ nam cho hoạt động DLST gồm:
- Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa.
- Tăng cường nội dung giáo dục môi trường.
- Tổ chức đồng bộ và chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch và lữ hành nhằm


10

- giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Hướng mọi khả năng đến việc góp phần bảo vệ môi trường.
Từ đó DLST khi hướng đến mục tiêu bền vững đã xây dựng các nguyên tắc
cơ bản sau đây:
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự
- nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách
bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển
DLST.
- Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ động thực
vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…) vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu
trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.
- Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản
và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu
mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt
để nhằm nâng cao chất lượng môi trường.
- Trong quá trình khai thác họat động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ
phát triển kinh tế địa phương, vì trách nhiệm của DLST là đóng góp vào

phúc lợi của cộng đồng địa phương như là một sự đầu tư gián tiếp cho bảo
tồn, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn
sở tại.
- Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa
phương, vùng và của quốc gia.
- Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham
gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng
đồng, cho môi trường sinh thái mà còn góp phần tăng cường khả năng đáp
ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST.
- Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng. Tư vấn
giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan


11

nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có
thể nảy sinh.
- Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp
cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự
tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du
lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.
- Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên
phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ du lịch.
1.1.3. Du lịch sinh thái biển - đảo
Du lịch sinh thái biển - đảo là một loại hình DLST cụ thể, dựa vào môi
trường biển, bờ và hải đảo, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi
trường thiên nhiên, các giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân đang sinh sống ở
vùng duyên hải và hải đảo. DLST biển - đảo chú trọng đề cao sự tham gia tích
cực của người dân địa phương vào việc hoạch định quản lý và khai thác một

cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển
bền vữn, tạo điều kiện mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho toàn cộng đồng.
DLST biển - đảo có thể chia làm 3 khu vực không gian hoạt động cơ bản:
khu vực bờ và mép nước; khu vực mặt nước và hải đảo; khu vực dưới mặt nước
và đáy biển.
- Khu vực bờ và mép nước: phân bố không gian từ mép nước trở vào là nơi
thiết lập các cơ sở hạ tầng dịch vụ cho toàn hoạt động DLST biển-đảo (xây
dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái, resort, khách sạn, các băng rừng cây
xanh tạo sinh cảnh và chắn gió cát, đường sá, bến cảng, nhà hang,…). Các
loại hình khai thác tổng hợp bao gồm: du lịch khám phá đồi cát di động và
rừng Savan, tham gia nghỉ dưỡng biển, tham gia các hoạt động thể thao biển
và giải trí trên bờ, kết hợp tham gia các loại hình DLST văn hóa với cộng
đồng ngư dân sống ven biển (lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ


12

tế tại các vạn chài, homestay ở các làng chài ven biển và các làng chài nông
ngư kết hợp…)
- Khu vực mặt nước và hải đảo: đây là vùng có không gian địa lý rộng lớn,
toàn bộ mặt biển và các hải đảo. Đối với khu vực mặt nước có thể tổ chức
khai thác các loại hình: thưởng ngoạn, câu cá bằng du thuyền; tham gia đánh
bắt hải đặc sản trên biển cùng với ngư dân, đua thuyền vượt đại dương, các
môn thể thao mạo hiểm trên biển, Đối với các hải đảo, đặc biệt với những
đảo lớn có cư dân hình thành lâu đời với các làng cá, vạn chài thì khai thác
các loại hình DLST tự nhiên và văn hóa như ở đất liền. Đối với các đảo
hoang, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và đẹp có thể tổ chức tham quan cảnh
đẹp, khám phá, cắm trại, câu cá, lặn biển, du lịch mạo hiểm,…
- Khu vực dưới mặt nước và đáy biển: để có thể tiếp cận đối tượng, đòi hỏi
phải có thiết bị chuyên dụng, hiện nay chỉ mới khai thác có mức độ, các loại

hình khai thác phổ biến gồm: lặn khảo sát khám phá, nghiên cứu khoa học,
xem săn bắt hải sản ở các rạn đá san hô, hang động biển, lặn khám phá các
quần thể san hô, cá,…
1.1.4. Du lịch bền vững
1.1.4.1. Khái niệm
Điều 4 Luật Du lịch: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng
được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
về du lịch của tương lai”.
Theo Tổ chức bảo tồn thế giới (World Conservation Union,1996) thì “Du
lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có
trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả
những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại) theo cách
khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự
tham gia chủ động về kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương”.
Phát triển du lịch bền vững được Tổ chức Du lịch thế giới (United National
World Tourist Organization, viết tắt là UNWTO) định nghĩa như sau: “Sự phát


13

triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của
địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lại.
Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội,
thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh.
Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có
những nội dung chủ yếu sau đây:
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường
nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường.
- Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của công đồng dân cư địa phương, tăng thu nhập
cho địa phương.

- Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du
lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.
1.1.4.2. Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững
Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do đặc tính của ngành du lịch đó là ngành kinh tế tổng hợp phức
tạp và cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ.
Thứ hai: Do các yếu tố cấu thành nên sản phẩm của ngành du lịch phải kết
hợp của cả tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàn
toàn không thể phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội, tài nguyên nhân văn
và tài nguyên tự nhiên.
Thứ ba: Do nhu cầu của khách hay xã hội nói chung về du lịch ngày càng
nhiều và với chất lượng cao hơn và các loại hình du lịch phải phong phú hơn do
mức sống của con người nói chung đang được nâng lên rất nhanh, trình độ văn
hóa ngày càng được cải thiện.
1.1.5. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Theo định nghĩa ở trên thì muốn phát triển du lịch bền vững về 3 mặt: kinh
tế, xã hội và môi trường.
1.1.5.1. Bền vững về kinh tế


14

Đây là một trong ba yều cầu đối với phát triển bền vững. Nó có ý nghĩa
quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Thứ nhất nó phải bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển ổn định và lâu dài, tạo
ra được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn được như vậy doanh nghiệp
kinh doanh du lịch và sở du lịch của địa phương phải thoả mãn được những điều
kiện sau: công tác tuyên truyền quảng bá phải được thực hiện nghiêm chỉnh,
trong phạm vi rộng; sản phẩm du lịch phải thật đặc biệt để thu hút được nhiều
khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó chất lượng của các sản phẩm du

lịch cũng cần phải được đảm bảo, đội ngũ nhân lực cũng cần được đào tạo bài
bản có chất lượng cao. Thêm vào đó cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở đó phải có
chất lượng và thuận tiện cho khách như: tình trạng buồng phòng luôn đáp ứng
được cho khách du lịch kể cả vào thời điểm đông nhất trong năm, giao thông đi
lại phải thuận tiện… Làm được nhu vậy sẽ giữ chân khách ở khu du lich lâu
hơn, khách tiêu dùng nhiều hơn. Đó là yếu tố mà một doanh nghiệp kinh doanh
nào cũng muốn đạt được.
Nội dung thứ hai mà yêu cầu bền vững về mặt kinh tế cần có là: kinh doanh
du lịch phải góp phần tích cực vào phát triển của cộng đồng địa phương. Nó thể
hiện ở chỗ có sự phát triển cân đối giữa các ngành nghề, không để có sự chênh
lệch quá lớn. Vì như vậy rất dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong nền kinh tế địa
phương. Các ngành nghề không nên phát triển riêng biệt mà cần có sự liên kết
chặt chẽ giữa kinh doanh du lịch với các ngành nghề khác, cùng hỗ trợ nhau
phát triển. Chính quyền và doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần nghiên cứu và
khai thác tốt những khía cạnh của những ngành nghề khác để phục vụ cho du
lịch. Làm như vậy loại hình du lịch sẽ trở nên phong phú, đa dạng và hấp dẫn
hơn mà các ngành nghề khác cũng có cơ hội phát huy khả năng của mình. Nếu
như các ngành nghề của địa phương đều phát triển cộng thêm với việc khuyến
khích người dân tham gia vào kinh doanh du lịch thì chắc chắn sẽ tạo ra rất
nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương. Từ đó giúp họ tăng thu nhập
và nâng cao chất lượng cuộc sống.


15

1.1.5.2. Bền vững về xã hội
Du lịch biển phải có sự đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự
công bằng trong phát triển. Khách du lịch đến từ rất nhiều nơi khác nhau mang
theo nhiều nền văn hoá khác nhau đến địa phương. Mặt tích cực của nó là người
dân địa phương có thể hiều hơn về nền văn hoá khác từ đó có thể tiếp thu được

những tinh hoa văn hoá. Nhưng mặt hạn chế là nếu để các nền văn hoá đó du
nhập một cách tự do thì người dân có thể tiếp thu phải những yếu tố xấu, mất
dần đi bản sắc văn hoá địa phương. Phát triển bền vững là bảo đảm quyền lợi
của người dân, mọi người đều được tham gia vào kinh doanh để họ nâng cao
chất lượng cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo. Nhưng điều đó không có
nghĩa là để cho lợi ích kinh tế làm lu mờ các giá trị văn hoá. Cần ngăn ngừa sự
thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn phục vụ du lịch.
Không để người dân địa phương biến văn hoá bản địa thành hàng hoá bán cho
khách. Văn hoá là phần không thể thiếu đối với mỗi người. Đó là những tinh hoa
được tích luỹ từ đời này qua đời khác. Nó làm nên giá trị của mỗi người, mỗi địa
phương. Vì thế phát triển sao cho bền vững về văn hoá – xã hội cũng là một
mảng hết sức quan trọng.
1.1.5.3. Bền vững về môi trường
Du lịch cũng là một hình thức kinh doanh vì thế việc đảm bảo phát triển tốt
về kinh tế, có lợi nhuận là một tất yếu. Tuy nhiên phát triển bền vững có nghĩa là
phải có sự hài hoà giữa yếu tố kinh tế và môi trường. Không nên chỉ chú trọng
vào phát triển kinh tế mà tìm mọi cách kể cả việc làm tổn hại nghiêm trọng đến
tài nguyên. Bởi vì tài nguyên du lịch thường có sẵn và rất khó để phục hồi, thời
gian phục hồi là rất lâu. Những điểm cần lưu ý khi khai thác phát triển tài
nguyên du lịch là:
- Khai thác tài nguyên không quá giới hạn cho phép, phải tôn trọng sức chứa
của khu du lịch. Doanh nghiệp phải xác định được số lượng khách tối đa mà
không gây thiệt hại đến môi trường tự nhiên, không làm cho khách cũng như
người dân địa phương cảm thấy khó chịu và chính quyền địa phương vẫn có


16

thể quản lý được. Ngoài việc khai thác hợp lý ra doanh nghiệp cũng cần phải
sử dụng nó một cách hợp lý tránh sự lãng phí tài nguyên. Duy trì sự đa dạng

và ổn định của các hệ sinh thái, các động thực vật… không để bị phá huỷ.
- Không gây ô nhiễm và giảm thiểu chất thải cũng là một vấn đề quan trọng
trong việc phát triển bền vững môi trường. Đối với môi trường cần giảm
thiểu tối đa rác thải và đảm bảo việc xử lý rác tốt. Đối với môi trường không
khí xung quanh môi trường cần có biện pháp để giảm khí thải do các phương
tiện giao thông, các thiết bị phục vụ cho du lịch gây nên. Quy hoạch cơ sở hạ
tầng và giải phóng mặt bằng cũng phải phù hợp với điều kiện cho phép của
môi trường. Như địa phương nên xác định xem có bao nhiêu khách sạn, nhà
hàng là hợp lý về vấn đề về điện, nước, hệ thống xử lý rác thải phục vụ cho
du lịch mà vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân nơi đây.
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái biển và phát triển bền vững
Du lịch sinh thái biển có bản chất và mục tiêu đảm bảo cho cả việc bảo tồn
và mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địa phương quản lý
tài nguyên của họ. Do đó, du lịch sinh thái biển được coi như một hoạt động bảo
tồn giúp cho quá trình phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường biển.
Tuy nhiên, tính bền vững của tài nguyên sẽ tồn tại và phát triển khi mức độ sử
dụng một tài nguyên không vượt quá mức độ bổ sung của tài nguyên đó. Thực
tế, sự tồn tại và phát triển du lịch sinh thái biển luôn gắn với môi trường biển và
trong nhiều trường hợp hoạt động du lịch đã làm mất đi tính hấp dẫn cùng với sự
xuống cấp của tài nguyên và môi trường biển nên cần phải nghiên cứu để phát
triển du lịch bền vững nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cả ngành du lịch và
cộng đồng địa phương.
Bên cạnh đó, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường chịu sức ép lớn từ
những quan điểm chính trị. "Phi chính trị hoá môi trường" là một quan điểm
nhằm làm cho các vấn đề môi trường trở nên ít được quan tâm. Trong khi đó thì
quan điểm "Xanh hoá chính trị" lại đặt các chính sách, chiến lược đều phải được
thẩm định về mặt môi trường. Mặc dù "Xanh hoá chính trị" là con đường ngắn

×