Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CÁCH dạy các DẠNG TOÁN lớp 2 CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.16 KB, 20 trang )

Người soạn: Lê Thu Thảo

1

Người soạn: LÊ THU THẢO

CÁC DẠNG TOÁN VÀ CÁCH DẠY CHI TIẾT
Lớp 2
I. Số đến 1000…………………………………….……………………………..
1. Đọc số có 3 chữ số
- Đếm vẹt và đọc
- Phân tích số
2. Viết số có 3 chữ số
3. So sánh
- So sánh 2 số
- So sánh 2 phép tính
- Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất
- Sắp xếp dãy số.
II. Phép cộng……………………………………………………………………….
1. Các thành phần phép cộng
2. Phép cộng có tổng bằng 10
3. Bảng cộng với 1 số
4. Cộng phạm vi 100 có nhớ
5. Tìm số hạng trong 1 tổng
6. Giải bài toán về nhiều hơn
7. Phép cộng không nhớ phạm vi 1000
III. Phép trừ………………………………………………………………………..
1. Các thành phần phép trừ
2. Bảng trừ đi 1 số
3. Phép trừ có nhớ phạm vi 100
4. Tìm số bị trừ


5. Tìm số trừ
6. Giải bài toán về ít hơn
IV. Phép nhân………………………………………………………………………
1. Các thành phần phép nhân
2. Bảng nhân 2, 3, 4, 5
3. Tìm thừa số
V. Phép chia……………………………………………………………………….
1. Các thành phần phép chia
2. Bảng chia 2, 3, 4, 5
3. Tìm số bị chia
4. Tìm số chia
VI. Hình học…………………………………………………………………………
1. Nhận biết hình tứ giác
2. Đường thẳng
3. Đường gấp khúc
4. Độ dài đường gấp khúc
5. Chu vi tam giác
6. Chu vi tứ giác
VII. Đại lượng………………………………………………………………………..
1. Đề - xi - mét
2. Ki - lô- gam
3. Lít
4. Ngày, giờ, tháng, năm


Người soạn: Lê Thu Thảo

2

I. Các số đến 1000 ( 101 - 999)

1. Đọc số có 3 chữ số: CỰC KÌ QUAN TRỌNG
 Đếm vẹt và đọc số
Ở lớp 1, HS mới chỉ đếm được đến 100, nhiều HS sẽ k biết các đếm tiếp lên như thế
nào. HS phải đếm tốt thì mới đọc mặt số được. Vậy nên, GV phải tập đếm cho HS
Một trăm 100
Một trăm linh một 101
Một trăm linh hai 102

Một trăm mười 110
Một trăm mười một 111
….
Lớp 1, HS đã đếm được đến 99 nên quá trình này sẽ khá dễ, GV áp dụng cách như ở
lớp 1. Lưu ý cho học sinh cách đọc số có chữ số 0; 1 ; 4; 5.
- Khi nào đọc là “linh’’, “mươi” (203, 230).
Hai trăm linh ba
Hai trăm ba mươi
- Khi nào đọc là “một”, “mốt” (132; 261).
Một trăm ba mươi hai
Hai trăm sáu mươi mốt
- Khi nào đọc là “bốn”, “tư” (452; 264).
Bốn trăm năm mươi hai
Hai trăm sáu mươi bốn / tư
- Khi nào đọc là “năm”, “lăm” (537, 835).
Năm trăm ba mươi bảy


Người soạn: Lê Thu Thảo

3


Tám trăm ba mươi lăm
HS đếm vẹt (nếu có thời gian) hoặc song song cùng học cấu trúc số có 3 chữ số.
HS phải phân tích số được thì mới làm được phần so sánh ở lớp 2 và các lớp tiếp theo
 Phân tích số
Hàng trăm

Hàng chục

Hàng đơn vị

Số

1

2

3

123

3

9

1

391

9


1

5

915
234
462

Cách dạy:
+ GV đưa ra các số có 3 chữ số và cho HS làm vào bảng như trên
+ GV sẽ làm mẫu 2 đến 3. Cùng làm với HS và nhấn mạnh số hàng chục, hàng trăm,
đơn vị.
+ Các câu sau HS tự làm đến khi thuần thục và tự nói được khi GV đưa số mà không
cần điền vào bảng.
2. Viết số
VD: Bốn trăm ba mươi sáu. Viết là: 436.
VD: Viết số gồm: 4 trăm, 3 chục và 6 đơn vị. Viết là: 436.
Để viết đúng số tự nhiên, học sinh viết đúng theo thứ tự các hàng từ hàng trăm đến
hàng đơn vị và đúng chính tả như cách đọc.
Khi học sinh đọc số tốt thì bài này khá dễ.
3. So sánh các số trong phạm vi 1000
Dạng 1: So sánh 2 số
+ Nếu cả 2 số đều là số có 3 chữ số: So sánh từng hàng: hàng trăm, hàng chục, hàng
đơn vị
VD: 457 … 456
457 và 456 đều là số có 3 chữ số.


Người soạn: Lê Thu Thảo


4

So sánh hàng trăm: 4 = 4
So sánh hàng chục: 5 = 5
So sánh hàng đơn vị: 7 > 6 ( HS yếu cho đếm xuôi từ 0 như lớp 1 để quay mũi nhọn)
Vậy 457 > 456
+ Nếu so sánh với số có 1 hoặc 2 chữ số: GV nhấn mạnh: Số có 2 hoặc 1 chữ số luôn
bé hơn số có 3 chữ số.
VD: 84 … 123
84 là số có 2 chữ số
123 là số có 3 chữ số
Vậy: 84 < 123

Dạng 2: So sánh 2 phép tính
Thực hiện phép tính rồi ghi kết quả bên dưới giống lớp 1 sau đó tiến hành so sánh
như dạng 1.
Dạng 3: Tìm số lớn nhất và bé nhất trong 1 dãy số
Cách dạy:
+ So sánh từ hàng trăm: số nào có hàng trăm lớn nhất thì số đó lớn nhất.
+ Nếu hàng trăm bằng nhau, so sánh tiếp tới hàng chục, số nào có hàng chục lớn nhất
thì số đó lớn nhất.
+ Nếu hàng chục bằng nhau, ss tiếp hàng đơn vị. Số nào có hàng đơn vị lớn nhất thì
số đó lớn nhất.
Trường hợp HS yếu, tìm số lớn nhất ở mỗi hàng bằng cách đếm ngược từ 9, và so
sánh hàng nào xong thì lấy bút chì chấm vào số ở hàng đó để không nhầm.

Ở lớp 2, trong các đề kiểm tra và trong SGK chủ yếu chỉ so sánh dãy số gồm các số
có 3 chữ số và so sánh đến hàng trăm.



Người soạn: Lê Thu Thảo

5

II. Phép cộng
1. Các thành phần phép cộng: Số hang + Số hạng = Tổng
VD:
3

+

2

=

Tổng

Số hạng

Số hạng

5

 GV chỉ vào từng số và gọi tên từng thành phần,
 Chỉ bất kì và yêu cầu HS gọi tên
 Thay phép tính bằng con số khác xem học sinh nhớ chưa.
HS phải học thuộc và xác định đúng tên các thành phần thì mới làm được bài toán
tìm x.
2. Phép cộng có tổng bằng 10
1


2

3

4

5

6

7

8

9

9

8

7

6

5

4

3


2

1

10

10

10

10

10

10

10

10

10

1 + 9 = 9 + 1 = 10
2 + 8 = 8 + 2 = 10
3 +7 = 7 + 3 = 10
4 + 6 = 6 + 4 = 10
HS cần phải thuộc những cặp số có tổng bằng 10 để làm phép tính có nhớ ở những
bài sau bằng cách:
+ Tự đọc to

+ Điền kết quả vào phép tính
+ GV hỏi bất kì các phép tính trong 1 bảng, HS trả lời


Người soạn: Lê Thu Thảo

6

3. Bảng cộng với 1 số
9 cộng với 1 số

8 cộng với 1 số

7 cộng với 1 số

6 cộng với 1 số

9 + 2 = 11

8 + 3 = 11

7 + 4 = 11

6 + 5 =11

9 + 3 =12

8 + 4 = 12

7 + 5 =12


6 + 6 =12

9 + 4 = 13

8 + 5 = 13

7 + 6 =13

6 + 7 = 13

9 + 5 =14

8 + 6 = 14

7 + 7 = 14

6 + 8 = 14

9 + 6 = 15

8 +7 = 15

7 + 8 =15

6 + 9 = 15

9 + 7 = 16

8 + 8 = 16


7 + 9 =16

9 + 8 = 17

8 + 9 = 17

9 + 9 = 18
5 cộng với 1 số

4 cộng với 1 số

3 cộng với 1 số

2 cộng với số

5 + 6 = 11

4 + 7 =11

3 + 8 = 11

2 + 9 = 11

5 + 7 = 12

4 + 8 =12

3 + 9 = 12


5 + 8 = 13

4+9=

13

5 + 9 =14
HS học thuộc lần lượt từng bảng cộng bằng cách:
+ Tự đọc to
+ Điền kết quả vào phép tính
+ GV hỏi bất kì các phép tính trong 1 bảng, HS trả lời
+ Làm các bài tập về phép cộng: tính, đặt tính, điền số còn thiếu vào chỗ trống.
4. Cộng phạm vi 100 có nhớ
B1: Đặt tính: Viết chữ số hàng đơn vi và hàng chục thẳng cột với nhau. Viết dấu cộng
ở giữa và kẻ dấu gạch ngang (bằng thước) có độ dài vừa phải.
B2: Thực hiện phép cộng từ phải qua trái, hàng đơn vị cộng với hàng đơn vị, hàng
chục cộng với hàng chục và cộng thêm 1( nếu có nhớ).


Người soạn: Lê Thu Thảo

7

Lưu ý:
 Ghi kết quả thẳng cột.
 Nếu kết quả ở hàng đơn vị có nhớ thì HS dùng bút chì chấm 1 điểm trên đầu phép
tính để không bị quên.
 Trường hợp 1 trong 2 số hạng chỉ có hàng đơn vị mà không có hàng chục thì GV
cho HS viết số 0 vào trước số đó.
VD: 47 + 5


+

47
05
52

+

56
25
81

46
+

54

 7 cộng 5 bằng 12, viết 2, nhớ 1
 4 nhớ 1 bằng 5, viết 5
 => Kết quả là 52

 6 cộng 5 bằng 11, viết 1, nhớ 1
 5 cộng 2 bằng 7, nhớ 1 bằng 8,
viết 8.
 => Kết quả là 81
73

 6 cộng 4 bằng 10, viết 0,
nhớ 1

 4 cộng 5 bằng 9, nhớ 1 bằng
10, viết 10
 => Kết quả là 100

100

+

27
100

 3 cộng 7 bằng 10, viết 0,
nhớ 1
 7 cộng 2 bằng 9, nhớ 1
bằng 10, viết 10
 => Kết quả là 100

5. Tìm số hạng trong một tổng
Công thức: Muốn tìm sô hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Lớp 2, HS mới tiếp xúc với dạng tìm ẩn x, GV giải thích: x là số chưa biết và cần
phải đi tìm.
B1: Đọc và phân tích đề, xác định đâu là tổng, số hạng đã biết / chưa biết
B2: Áp dụng công thức để tính
B3: Kiểm tra: thay kết quả x vào để bài và tính lại xem đúng chưa.
Lưu ý trình bày: HS phải viết thẳng hàng x và dấu bằng với nhau.
VD: Tìm x


Người soạn: Lê Thu Thảo


8

 3+x=5
x=5-3
x=2
 x + 12 = 20
x

= 20 - 12

x

=8

6. Giải bài toán về nhiều hơn
 Dấu hiệu: trong đề bài có các từ: nhiều hơn, cao hơn, dài hơn, nặng hơn, sâu hơn
=> làm phép cộng.
 Ví dụ: Nga có 12 bông hoa, Lan có nhiều hơn Nga 8 bông hoa. Hỏi Lan có bao
nhiêu bông hoa ?
 Các bước:
+ Đọc và phân tích đề, GV cho HS gạch chân từ nhiều hơn và nhấn mạnh: nhiều hơn
ta dùng phép tính cộng.
+ Gạch bỏ các chữ: hỏi, bao nhiêu và viết dấu đóng mở ngoặc vào đơn vị.
+ HS viết lời giải như cách đã hướng dẫn ở lớp 1.
Bài giải
Số bông hoa Lan có là:
12 + 8 = 20 (bông hoa)
Đáp số: 20 bông hoa
7. Phép cộng không nhớ phạm vi 1000
Làm tương tự như phép cộng phạm vi 100

III. Phép trừ
1. Các thành phần của phép trừ: Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
2
Số bị trừ

-

1
Số trừ

=

1
Hiệu

 GV chỉ vào từng số và gọi tên từng thành phần,


Người soạn: Lê Thu Thảo

9

 Chỉ bất kì và yêu cầu HS gọi tên
 Thay phép tính bằng con số khác xem học sinh nhớ chưa.
2. Bảng 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số
11 trừ đi 1 số

12 trừ đi 1 số

13 trừ đi 1 số


14 trừ đi 1 số

11- 2 = 9

12 - 3 = 9

13 - 4 = 9

14 - 5 = 9

11 - 3 = 8

12 - 4 = 8

13 - 5 = 8

14 - 6 = 8

11 - 4 = 7

12 - 5 = 7

13 - 6 = 7

14 - 7 = 7

11 - 5 = 6

12 - 6 = 6


13 - 7 = 6

14 - 8 = 6

11 - 6 = 5

12 - 7 = 5

13 - 8 = 5

14 - 9 = 5

11 -7 = 4

12 - 8 = 4

13 - 9 =4

11 - 8 = 3

12 - 9 =3

11 - 9 = 2
15 trừ đi 1 số

16 trừ đi 1 số

17 trừ đi 1 số


18 trừ đi 1 số

15 - 6 = 9

16 - 7 = 9

17 - 8 = 9

18 - 9 = 9

15 - 7 = 8

16 - 8 = 8

17 - 9 = 8

15 - 8 = 7

16 - 9 = 7

15 - 9 = 6
HS học thuộc lần lượt từng bảng trừ bằng cách:
+ Tự đọc to
+ Điền kết quả vào phép tính
+ GV hỏi bất kì các phép tính trong 1 bảng, HS trả lời
+ Làm các bài tập về phép trừ: tính, đặt tính, điền số còn thiếu vào chỗ trống.
3. Phép trừ có nhớ phạm vi 100
B1: Đặt tính: Viết chữ số của các hàng thẳng cột với nhau. Viết dấu trừ ở giữa và kẻ
dấu gạch ngang (bằng thước) có độ dài vừa phải.
B2: Thực hiện phép cộng từ phải qua trái,



Người soạn: Lê Thu Thảo

10

Hàng đơn vị của số bị trừ không đủ nên mượn 1 ở hàng chục để trừ đi hàng đơn vị
của số trừ
Hàng chục trừ đi hàng chục và trừ thêm 1( có nhớ)
Lưu ý:
 Ghi kết quả thẳng cột.
 Lúc mượn 1 ở hàng chục, dùng bút chì viết 1 dấu chấm nhỏ để nhớ trả.
 Trường hợp số trừ chỉ có hàng đơn vị mà không có hàng chục thì GV cho HS viết
số 0 bằng bút chì vào trước số đó.
VD:
40
08

73

0 không trừ được 8, mượn 1 ở
hàng chục là 10, lấy 10 trừ 8
bằng 2, viết 2, nhớ 1.
4 trừ 1 bằng 3, viết 3

32

27

46


3 không trừ được 7, mượn 1 ở
hàng chục, lấy 13 trừ đi 7 bằng
6, viết 6, nhớ 1. Nhớ 1 sang 2
là 3.
7 trừ đi 3 bằng 4.

4. Tìm số bị trừ
Công thức: Muốn tìm số bị trừ , ta lấy hiệu cộng với số trừ
B1: Đọc và phân tích đề, xác định đâu là hiệu, số trừ , số bị trừ
B2: Áp dụng công thức để tính
Lưu ý trình bày: HS phải viết thẳng hàng x và dấu bằng với nhau.

5. Tìm số trừ
Công thức: Muốn tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
B1: Đọc và phân tích đề, xác định đâu là hiệu, số trừ , số bị trừ
B2: Áp dụng công thức để tính
Lưu ý trình bày: HS phải viết thẳng hàng x và dấu bằng với nhau.


Người soạn: Lê Thu Thảo

11

IV. Phép nhân
1. Xác định các thành phần phép nhân: Thừa số × Thừa số = Tích
2 ×3= 6
Thừa số

Thừa số


Tích

 GV chỉ vào từng số và gọi tên từng thành phần,
 Chỉ bất kì và yêu cầu HS gọi tên
 Thay phép tính bằng con số khác xem học sinh nhớ chưa.
2. Bảng nhân 2, 3, 4, 5
HS học thuộc các bảng nhân bằng cách:
+ Tự đọc to
+ Điền kết quả vào phép tính
+ GV hỏi bất kì các phép tính trong 1 bảng, HS trả lời
+ Làm các bài tập về phép nhân.
3. Tìm thừa số
Công thức: Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
B1: Đọc và phân tích đề, xác định đâu là tích, thừa số đã biết / chưa biết
B2: Áp dụng công thức để tính
Lưu ý trình bày: HS phải viết thẳng hàng x và dấu bằng với nhau.

V. Phép chia
1. Các thành phần của phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương
6: 3
Số bị chia

= 2
Số chia

Thương


Người soạn: Lê Thu Thảo


12

 GV chỉ vào từng số và gọi tên từng thành phần,
 Chỉ bất kì và yêu cầu HS gọi tên
 Thay phép tính bằng con số khác xem học sinh nhớ chưa.
2. Bảng chia 2, 3, 4, 5
HS học thuộc lần lượt các bảng chia bằng cách:
+ Tự đọc to
+ Điền kết quả vào phép tính
+ GV hỏi bất kì các phép tính trong 1 bảng, HS trả lời
+ Làm các bài tập về phép trừ: tính, đặt tính, điền số còn thiếu vào chỗ trống.
3. Tìm số bị chia
Công thức: Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia
B1: Đọc và phân tích đề, xác định đâu là số bị chia, số chia, thương
B2: Áp dụng công thức để tính
Lưu ý trình bày: HS phải viết thẳng hàng x và dấu bằng với nhau.
VD:

4. Tìm số chia
Công thức: Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương.
B1: Đọc và phân tích đề, xác định đâu là số bị chia, số chia, thương
B2: Áp dụng công thức để tính
Lưu ý trình bày: HS phải viết thẳng hàng x và dấu bằng với nhau.
VD:

VI. Hình học


Người soạn: Lê Thu Thảo


13

1. Nhận biết hình tứ giác
Hình tứ giác là hình có 4 cạnh và 4 góc.
Hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt vì có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng
nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
H. 3

1.
2.

Hình 1

H. 2

Hình 1, 2 là hình chữ nhật.
Hình 3, 4, 5 là hình tứ giác.

H. 4

H. 5


Người soạn: Lê Thu Thảo

14

B1: GV đưa hình tứ giác trong bộ dụng cụ ra, dùng tay chỉ vào 4 cạnh, 4 góc của hình
và nói đây là hình tứ giác. Hình tứ giác là hình có 4 cạnh, 4 góc.

B2: HS dùng tay sờ lại hình đó và chỉ đâu là cạnh, góc
B3: GV lấy thêm 1 số hình tứ giác khác có hình dáng khác nhau và cùng đếm cạnh,
góc với HS
B4: GV để lẫn lộn các hình tứ giác vào hình tam giác, ngũ giác và yêu cầu HS lựa
hình tứ giác ra.
3. Đường thẳng
A

B
M
C

N

O

D

Đoạn thẳng AB. (đoạn thẳng bị giới hạn bởi 2 điểm)
Đường thẳng CD. (đoạn thẳng được kéo dài về 2 phía gọi là đường thẳng)
Ba điểm M, N, O cùng nằm trên 1 đường thẳng. M, N, O là ba điểm thẳng hàng.
Cách dạy:
GV chỉ vào hình và nhấn mạnh: Đoạn thẳng bị giới hạn bởi 2 điểm còn đường
thẳng thì kéo dài về 2 phía.
4. Đường gấp khúc
+ GV chỉ vào đường gấp khúc và nói: Đây là đường gấp khúc, được nối từ nhiều
đoạn thẳng nhau.
+ HS đếm và đọc tên các đoạn thẳng.
+ Gv chấm 3, 4 điểm để HS dùng thước nối tạo thành đường gấp khúc.
5. Độ dài đường gấp khúc:

Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng các đoạn thẳng.
HS học thuộc công thức và làm bài tập.
VD: Tính độ dài các đường gấp khúc sau:


Người soạn: Lê Thu Thảo

15

a) Tính tổng độ dài các đoạn thẳng AB; BC và CD.
b) Tính tổng độ dài các đoạn thẳng MK; KI; IH và HG.
Giải
a) Đường gấp khúc ABCD dài là:
3 + 2 + 4 = 9 (cm)
b) Độ dài đường gấp khúc GHIKM là:
20 + 20 + 20 + 20 = 80 (mm)
Đáp số:a) 9cm; b) 80mm.
4.

Tìm chu vi hình tam giác

Muốn tìm chu vi hình tam giác, ta tính tổng độ dài 3 cạnh tam giác đó.
GV cho HS học thuộc công thức và làm bài tập.
VD: Tính chu vi hình tam giác ABC sau:

Chu vi hình tam giác là:
2 + 4 + 5 = 11 (cm)
Đáp số: 11 cm
5. Tính chu vi hình tứ giác



Người soạn: Lê Thu Thảo

16

Muốn tìm chu vi hình tứ giác, ta tính tổng độ dài 4 cạnh tứ giác đó.
GV cho HS học thuộc công thức và làm bài tập.
VD: Tính chu vi hình tứ giác DEHG sau:

Chu vi hình tứ giác: DEHG là:
3 + 5 + 6 + 4 = 18 (cm)
Đáp số: 18 cm
VII. Đại lượng
1. Đề - xi - mét
Đề - xi – mét là đơn vị đo độ dài. Đề - xi – mét viết tắt là dm.
1 dm = 10 cm;

10 cm = 1 dm

 Dạng 1: Tính
Làm phép tính cộng trừ thông thường nhưng nhớ ghi thêm đơn vị đo vào kết quả.
1dm + 1dm = 2dm

5dm – 3dm = 2dm

2dm + 3dm =

10dm – 5dm =

7dm + 3 dm =


18dm – 6dm =

8dm + 10dm =

49dm – 3dm =



Dạng 2: So sánh

Đổi về cùng 1 đơn vị đo hoặc thực hiện phép tính rồi so sánh
Điền dấu >, <, =
1dm....10cm
1dm....8cm
1dm....15cm
1dm + 1dm...10cm + 8cm


Người soạn: Lê Thu Thảo

17

1dm + 1dm...10cm + 12cm
2dm...10cm + 10cm
2. Ki – lô – gam
Ki – lô – gam là 1 đơn vị đo khối lượng. Nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các
vật.
Ki – lô – gam viết tắt là kg.


1 ki – lô – gam = 1 kg;

2 ki – lô – gam = 2 kg

Dạng 1: Đọc và viết đơn vị khối lượng.
Đơn vị “kg” đọc là “Ki – lô – gam”
- Cách đọc: Đọc số rồi ghép với cách đọc của tên đơn vị là “ki-lô-gam”
- Cách viết: Viết số và ghép với kí hiệu của đơn vị là “kg”
VD: 7kg được đọc là……………
7kg được đọc là: Bảy ki-lô-gam
Dạng 2: Thực hiện phép tính với đơn vị khối lượng
- Thực hiện phép tính với các số.
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
Lưu ý: Các số liệu trong một phép tính cần đưa về cùng một đơn vị đo.
Ví dụ: 5kg + 3kg = ?
3. Lít
Lít là đơn vị đo thể tích.
Lít viết tắt là l

1 lít = 1l

2 lít = 2l

3 lít = 3l

Dạng 1: Đọc và viết số lượng lít
- Đọc số và thêm đơn vị lít.
- Viết số:Viết số và thêm đơn vị lít được kí hiệu là l vào tận cùng.
VD: 3l được đọc là…………
Dạng 2: Tính

- Thực hiện phép tính với các số
- Viết đơn vị lít vào kết quả.
(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là lít)
Ví dụ: 9l + 8l = ?


Người soạn: Lê Thu Thảo

18

4. Ngày, giờ, tháng, năm
 Ngày giờ:
 Một ngày có 24 giờ
 24 giờ một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
 Sáng: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4 giờ sáng, 5 giờ sáng, 6 giờ sáng, 7 giờ
sáng, 8 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng.
 Trưa: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa.
 Chiều: 1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), 3 giờ chiều (15 giờ), 4 giờ chiều
(16 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 6 giờ chiều (18 giờ).
 Tối: 7 giờ tối (19 giờ), 8 giờ tối (20 giờ), 9 giờ tối (21 giờ).
 Đêm: 10 giờ đêm (22 giờ), 11 giờ đêm (23 giờ), 12 giờ đêm (24 giờ).
 Ngày, Tháng:
 Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 có 31 ngày.
 Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11 có 30 ngày
 Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
Cách dạy:
+ Các HS tại trung tâm, đa số nhận thức kém về mặt thời gian, vào mỗi giờ học các
GV dạy Toán phải luôn hỏi các con: Hôm nay là thứ mấy, ngày - tháng - năm nào để
HS nhớ.
+ GV chỉ cho HS cách xem lịch, mỗi ngày đến các con được lấy bút chì khoanh và

đọc thứ ngày tháng năm đó lên rồi dần dần hình thành các kiến thức trên. Các kiến
thức này khá khó nhớ và không có nhiều thời gian để dạy cũng như chiếm ít điểm
trong các dạng bài thi, nên đối với HS yếu chỉ cần đạt yêu cầu biết xem lịch, nhớ
được hôm nay là thứ - ngày - tháng - năm nào.
+ Vào các lúc ăn trưa, đi ngủ và ra về, GV yêu cầu HS nhìn lên đồng hồ và nói mấy
giờ.
 Xem đồng hồ:
+ GV dùng mô hình đồng hồ, dùng tay chỉ và nói: kim dài chỉ phút, kim ngắn chỉ giờ
+ Yêu cầu HS chỉ và nói lại


Người soạn: Lê Thu Thảo

19

+ GV nói: Khi kim dài chỉ số 12 thì là giờ đúng, bây giờ là 7 giờ đúng.
+ GV quay các số khác nhau: 8h đúng, 9h đúng. 12h đúng,… và đọc to giờ đó lên.
+ Yêu cầu HS đọc các giờ mà GV điều chỉnh.
+ GV đọc giờ cho HS tự quay kim.

VIII. Giải toán có lời văn
1. Bài toán về ít hơn.
Dấu hiệu: Trong đề bài có các từ: ít hơn, nhẹ hơn, thấp hơn, ngắn hơn => chúng ta
làm phép trừ.
 Ví dụ: An có 9 cái kẹo, Bo có số kẹo ít hơn An 5 cái. Hỏi An có bao nhiêu cái
kẹo ?
 Các bước:
+ Đọc và phân tích đề, GV cho HS gạch chân từ ít hơn và nhấn mạnh: ít hơn ta dùng
phép tính trừ.
+ Gạch bỏ các chữ: hỏi, bao nhiêu và viết dấu đóng mở ngoặc vào đơn vị.

+ HS viết lời giải như cách đã hướng dẫn ở lớp 1.
Bài giải
Số cái kẹo An có là:
9 - 5 = 4 (cái kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo


Người soạn: Lê Thu Thảo

20



×