Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần đảm bảo an ninh phi truyền thống ở huyện vân hồ, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

VŨ HOÀI BẮC

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
NHẰM GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Ở HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

VŨ HOÀI BẮC

XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
NHẰM GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Ở HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ


QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI

Hà Nội - 2017


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của
chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa đƣợc công bố
trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng, biểu, công
thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn này đã đƣợc các tác giả
đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị và
Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Tác giả luận văn

VŨ HOÀI BẮC


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể các giáo sƣ, các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo của Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc Gia Hà
Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức và chỉ bảo tôi trên con đƣờng học tập và nghiên cứu
khoa học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Hoàng Đình Phi, thầy
giáo hƣớng dẫn luận văn của tôi – đã dành nhiều tâm huyết, trí tuệ của mình, giúp định
hƣớng khoa học và luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi, giúp tôi tìm kiếm,
chuẩn bị và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu thông tin quan trọng cũng nhƣ đóng góp cho
luận văn của tôi nhiều ý kiến quý báu.
Cuối cùng tôi xin đặc biệt cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã quan tâm
chia sẻ và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi có thể yên tâm vững lòng hoàn thành luận
văn này.
Tác giả luận văn

VŨ HOÀI BẮC


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................ i
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG .. 5
1.1. Đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo .................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về đói nghèo ....................................................................................... 5
1.1.2. Nguyên nhân của đói nghèo ................................................................................. 7
1.1.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam .................................................... 9
1.2. An ninh phi truyền thống và vai trò của xóa đói giảm nghèo trong việc đảm bảo an
ninh phi truyền thống ....................................................................................................... 12
1.3. Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo ................................................................................ 19
1.3.1. Chiến lƣợc .......................................................................................................... 19
1.3.2. Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo ......................................................................... 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO TẠI HUYỆN VÂN HỒ SƠN LA ............... 21
2.1. Thực trạng kinh tế- xã hội của huyện Vân Hồ .......................................................... 21
2.1.1. Về kinh tế ........................................................................................................... 22

2.1.2. Về xã hội ............................................................................................................ 23
2.1.3. Về chính trị - an ninh-quốc phòng ..................................................................... 24
2.2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Vân hồ ..................................................................... 24
2.2.1. Vấn đề an ninh lƣơng thực ................................................................................. 24
2.2.2. Tình trạng đói nghèo .......................................................................................... 27
2.2.3. Một số phát hiện khác ........................................................................................ 29
2.2.4. Kết quả thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ...................................... 30
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO NHẰM ĐẢM BẢO
AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA .......................... 33
3.1. Cơ sở đề xuất chiến lƣợc........................................................................................... 33
3.1.1. Điểm mạnh ......................................................................................................... 33
3.1.2. Điểm yếu ............................................................................................................ 34
3.1.3. Cơ hội ................................................................................................................. 35
3.1.4. Thách thức .......................................................................................................... 36
3.1.5. Kết quả phỏng vấn.............................................................................................. 36


3.2. Đề xuất chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo của huyện Vân Hồ..................................... 40
3.2.1. Tầm nhìn ............................................................................................................ 40
3.2.2. Định hƣớng chiến lƣợc ....................................................................................... 40
3.2.3. Định hƣớng giải pháp ......................................................................................... 41
3.2.4. Chiến lƣợc ƣu tiên .............................................................................................. 43
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 49
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 51


DANH MỤC VIẾT TẮT

TT


Nguyên nghĩa

Ký hiệu

1

ANPTT

An ninh phi truyền thống

2

ANLT

An ninh lƣơng thực

3

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

4

UNDP

Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp quốc

5


WB

Ngân hàng Thế giới

6

IMF

Qũy tiền tệ quốc tế

7

FAO

Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên Hợp quốc

8

MTQG

Mục tiêu quốc gia

9

HPI

Human Poverty Index

10


MPI

Multidimension Poverty Index

11

KTXH

Kinh tế xã hội

i


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Sơn La ........................................................................... 21
Hình 2.2: Bản đồ vị trí địa lý huyện Vân Hồ ....................................................................... 22
Hình 3.1: Sơ đồ liên hệ các điểm, tuyến Du lịch xung quanh khu vực tới xã Chiềng Yên ......... 35
Hình 3.2: Một số hình ảnh về cảnh quan, con ngƣời Vân Hồ ............................................. 36
Hình 3.3: Trụ cột chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo cho huyện Vân Hồ ................................ 43

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các nguồn sinh kế của đồng bào dân tộc tại xã Chiềng Yên .......................... 25
Biểu đồ 2.2: Sự thuận tiện trong việc tiếp cận lƣơng thực của đồng bào dân tộc ............... 26
Biểu đồ 2.3:: Mức thu nhập của ngƣời dân xã Chiềng Yên ................................................ 27
Biểu đồ 2.4: Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đói nghèo ........................................ 28
Biểu đồ 2.5: Điều kiện tiếp cận điện, nƣớc trong sinh hoạt và sản xuất ............................. 28


iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vân Hồ là một huyện trẻ, đƣợc hình thành từ tháng 9/2013 theo sự điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Mộc Châu, Sơn La. Nơi đây có những điều kiện tự nhiên, địa lý hết sức thuận lợi
nhƣ diện tích lớn (97.984 ha, tƣơng đƣơng diện tích một tỉnh nhƣ Hƣng Yên), nằm trên tuyến
giao thông Quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc, đồng thời là nơi thuộc Sơn La gần Hà
Nội nhất với khoảng cách 170km. Các điều kiện tự nhiên khác nhƣ khí hậu thuận lợi (mát mẻ
quanh năm nhờ độ cao 800 – 1000m), nhiều cảnh quan đặc sắc chƣa hề đƣợc khai thác (rừng
thông bản Bó Nhàng, Hua Tạt với diện tích trên 100ha, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nhạ với
diện tích trên 18.000 ha, khu du lịch sinh thái rừng Pa Cốp trên 150ha) tạo cho Vân Hồ lợi thế
lớn về du lịch sinh thái, cộng đồng cũng nhƣ nông nghiệp chất lƣợng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện Vân Hồ đang phải
chịu đựng mức sống nghèo khổ suốt nhiều năm. Sự nghèo đói đã và vẫn đang tiếp tục là
cái vòng luẩn quẩn buộc chặt cuộc sống và ý thức vƣơn lên của ngƣời dân tộc vốn đã thiếu
những cơ hội căn bản. Đây cũng là căn nguyên trực tiếp của nạn phá rừng trồng ngô, sử
dụng tràn lan các loại thuốc diệt cỏ, hóa chất nông nghiệp độc hại, gây tác động nghiêm
trọng đến môi trƣờng tự nhiên và hệ sinh thái nơi đây, vốn là một trong những cảnh quan
thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam và khu vực. Sự nghèo khó, bế tắc về sinh kế cũng góp
phần làm trầm trọng hóa nạn buôn lậu, vận chuyển ma túy, đƣa nhiều thanh niên hiền lành,
chất phát ngƣời dân tộc rơi vào vòng lao lý, tù tội, phá hủy nhiều gia đình, làm băng hoại
đạo đức cộng đồng và xã hội. Vấn nạn ma túy tại đây gây nên sự tan nát của các gia đình,
phá vỡ cộng đồng và ảnh hƣởng nghiêm trọng tới an ninh của khu vực cũng nhƣ cả nƣớc.
Thực tế đã kéo dài nhiều năm nhƣng chƣa đƣợc giải quyết thành công do thiếu cách tiếp
cận thông minh, sáng kiến chiến lƣợc đột phá đòi hỏi sự thấu hiểu địa phƣơng sâu sắc.
Vì vậy, luận văn “Xây dựng chiến lược xóa đói giảm nghèo nhằm góp phần đảm bảo
an ninh phi truyền thống tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” với mong muốn làm rõ những

vấn đề lý luận và thực tiễn của đói nghèo, an ninh phi truyền thống, từ đó đƣa ra đề xuất về
chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo góp phần giải quyết vấn nạn ma túy và đảm bảo an ninh phi
truyền thống cho huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, vấn đề xóa đói giảm nghèo và an ninh phi truyền thống đều là những vấn
đề đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc quan tâm. Mặc dù cách tiếp cận và
góc độ nghiên cứu khác nhau, song nhìn chung đều đã phác họa bức tranh tổng thể về vấn
1


đề này. Đó đều là những cơ sở cứ liệu, căn cứ quan trọng để tác giả kế thừa và tiếp tục
nghiên cứu làm rõ nội dung của luận văn.
2.1.Những vấn đề liên quan đến luận văn đã được nghiên cứu
-

Xóa đói giảm nghèo

Bài viết “Chiến lược bảo tồn và phương pháp tiếp cận đối với phát triển bền vững và
xóa đói giảm nghèo khu vực miền núi của Nepal” của tiến sĩ Prabhu Budhathoki phân tích
các phƣơng pháp, tiếp cận khác nhau về vấn đề bảo tồn và xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh
kế cho ngƣời dân.
Bài viết “Phát triển mô hình cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng dựa trên tiềm
năng tri thức bản địa của dân tộc thiểu số” của PGS. TS Ngô Quang Sơn, Viện trƣởng
viện Dân tộc thiểu số.
Bài viết “Sự tham gia của cộng đồng, các nhà tài trợ quốc tế trong công cuộc giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của Gavan McCam, chủ tịch nhóm dân
tộc thiểu số đã khái quát về sự tham gia của cộng đồng các nhà tài trợ trong công cuộc
giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Tham luận “Phát triển mô hình cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng dựa trên tiềm
năng tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số” của PGS. TS Ngô Quang Sơn đã chỉ ra

thực trạng sinh kế và những tác động của tri thức bản địa vào sự phát triển sinh kế. Đồng
thời đƣa ra những giải pháp cải thiện sinh kế dựa trên tiềm năng tri thức bản địa phong phú
của các dân tộc thiểu số.
Những đặc điểm thị trƣờng trong sự phát triển kinh kế của các dân tộc thiểu số:” Kinh
nghiệm từ dự án xóa đói giảm nghèo lần hai tại khu vực miền núi phía Bắc” của Nguyễn
Thanh Dƣơng và Nguyễn Thị Minh Nghĩa đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc thông qua các mối liên kết thị trƣờng.
Cuốn sách: “Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam” của William D. Sunderlin và Huỳnh
Thu Ba đã đƣa ra lời giản đáp cho câu hỏi mức độ tài nguyên rừng đã và sẽ đóng góp cho
mục đích giảm nghèo ở Việt Nam.
-

An ninh phi truyền thống

Bài viết “Quan điểm của Việt Nam về một số thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay”
của Nguyễn Thị Thúy Hà trình bày về những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về an
ninh phi truyền thống cũng nhƣ những giải pháp nhằm ứng phó với nguy cơ này.
Bài viết “ Định nghĩa An ninh phi truyền thống và bài học cho Trung Quốc” của
Yizhou Zang đã đƣa ra nhiều cách hiểu khác nhau và làm thế nào để giải quyết những vấn
đề của an ninh phi truyền thống.
2


Bài viết “ Các nguy cơ của An ninh truyền thống và An ninh phi truyền thống đối với
các nước Châu Á” của Niklas Swanstrom đã phân tích về các tác động của an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống.
Bài viết “Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng và lương thực” của
Song Phƣơng đã dự báo sự phát triển nóng tại các quốc gia Châu Á đi kèm với nhu cầu về
năng lƣợng và lƣơng thực tăng cao.
Bài viết “Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực quốc gia” của tiến sỹ

Tô Văn Trƣờng bàn về các thách thức đối với vấn đề an ninh lƣơng thực.
Bài viết “An ninh phi truyền thống – vấn đề mang tính toàn cầu” của Nguyễn Mạnh
Hƣởng đề cập đến những vấn đề nhƣ cạn kiệt tài nguyên, biến đối khí hậu, ô nhiễm môi
trƣờng, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt ra
những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế đối phó, vì sự
an nguy của mỗi quốc gia cũng nhƣ toàn nhân loại.
-

Chiến lược xóa đói giảm nghèo

Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo quốc gia đã đƣa ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể
giúp tác giả định hình những mục tiêu và giải pháp cho huyện Vân Hồ, Sơn La.
Chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo của Haiti đề cập tới những giải pháp từ vĩ mô đến vi
mô và đƣa ra kế hoạch ngắn, trung, dài hạn cũng nhƣ những chƣơng trình hành động cụ thể
để đạt đƣợc các mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
2.2.Những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận văn
Tác giả tập trung vào làm rõ vai trò của xóa đói giảm nghèo trong việc góp phần đảm
bảo an ninh phi truyền thống. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất chiến lƣợc để giải quyết các vấn
đề đói nghèo tại huyện Vân Hồ. Đây đều là những điểm mới, đƣợc tác giả nghiên cứu và
đề xuất dựa trên kinh nghiệm thực tiễn trong hơn 15 năm làm việc.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là hiểu rõ vai trò của đói nghèo đối với việc đảm bảo an ninh
phi truyền thống, từ đó đề xuất xây dựng chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo cho Huyện Vân
Hồ, Tỉnh Sơn La nhằm đảm bảo an ninh phi truyền thống. Để thực hiện đƣợc mục đích
trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
-

Nghiên cứu các khái niệm về xóa đói giảm nghèo, an ninh phi truyền thống

-


Nghiên cứu các chƣơng trình, chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo

-

Nghiên cứu về các ảnh hƣởng, tác động của đói nghèo đến an ninh phi truyền thống

-

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đói nghèo tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

3


4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân đói nghèo và
chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo giúp đảm bảo an ninh phi truyền thống tại huyện Vân Hồ,
tỉnh Sơn La.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung : luận văn đƣợc giới hạn trong vấn đề xóa đói giảm nghèo và vai trò của xóa
đói giảm nghèo đối với việc đảm bảo an ninh phi truyền thống nhƣ thế nào.
Thời gian: Luận văn sẽ tập trung xem xét các số liệu trong thời gian từ năm 2014 đến
2016 bởi Vân Hồ là một huyện mới thành lập. Tuy nhiên, số liệu chƣa có nhiều, và chƣa
đƣợc thống kê một cách đầy đủ và có hệ thống
Không gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm nghèo nhằm đảm
bảo an ninh phi truyền thống trên phạm vi huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phƣơng pháp nghiên cứu văn kiện, tài liệu


-

Phƣơng pháp điều tra, thống kê bằng bảng hỏi: Tác giả lựa chọn khảo sát thực tế tại xã
Chiềng Yên, một trong những xã nghèo nhất của huyện Vân Hồ. Do hạn chế về nguồn
lực và thời gian nên số mẫu nhỏ, có thể chƣa phản ánh đầy đủ và cũng chƣa đủ để khái
quát hóa thành bức tranh chung cho toàn bộ Huyện Vân Hồ, nhƣng tác giả tin rằng nó
cũng đã khái quát đƣợc những nét đặc trƣng chính của vùng. Số lƣợng mẫu đƣợc lựa
chọn ở đây là 38 mẫu bao gồm cả phỏng vấn nhóm (2 nhóm, một nhóm 13 nhóm; 1
nhóm 10 ngƣời) và phỏng vấn 15 hộ gia đình tại các bản Pà Puộc, Piềng Chà, Phụ Mẫu
I, II, bản Bƣớt , Suối Mực, Bỗng Hà, Phà Lè và một số cán bộ địa phƣơng. Tác giả
cũng may mắn đƣợc tham gia lễ cấp sắc, một lễ hộ truyền thống của ngƣời Dao. Các
câu hỏi đƣợc xoay quanh vấn đề sinh kế, thu nhập, đói nghèo, an ninh lƣơng thực.

-

Phƣơng pháp thống kê mô tả
-

Sử dụng mô hình phân tích SWOT

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Cở sở lý luận về đói nghèo và an ninh phi truyền thống

-

Chƣơng 2: Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La


-

Chƣơng 3: Đề xuất chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo nhằm đảm bảo an ninh phi
truyền thống cho huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1.1. Đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo
1.1.1. Khái niệm về đói nghèo
Đói nghèo là một khái niệm đa chiều và rất khó định nghĩa. UNDP cho rằng “ Đói
nghèo thường được mô tả như một tình trạng theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ
đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc” 1. Theo cách tiếp cận của UNDP
thì đói nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất. Sự thiếu thốn vật chất này có thể còn đƣợc
thể hiện qua những nét đặc trƣng của những khu vực mà ngƣời nghèo thƣờng sinh sống.
Đó có thể là những nơi thƣờng thiếu điện, nƣớc sạch hay nhà vệ sinh và các dịch vụ khác.
Để đánh giá về nghèo khổ đa chiều, UNDP sử dụng chỉ số HPI (Human Poor Index) và chỉ
số nghèo khổ tổng hợp (MPI – Mutidimensional Poverty Index). HPI là chỉ số nhằm cố
gắng tập hợp các đặc tính khác nhau về khía cạnh chất lƣợng cuộc sống con ngƣời vào
trong một chỉ số tổng hợp để tiến tới một sự đánh giá tổng hợp về mức độ nghèo khổ của
một cộng đồng. Chỉ số MPI về cơ bản cũng sử dụng các tiêu chí giống HPI nhƣng có hoàn
thiện, cụ thể hơn về nội dung và cách tính toán. Các yếu tố này bao gồm 10 thành phần
tƣơng ứng 3 phƣơng diện: sức khỏe bao gồm hai thành phần suy dinh dƣỡng và chết yểu;
phƣơng diện giáo dục bao gồm hai thành phần là tình trạng không học hết 5 năm và trẻ em
không đƣợc đến trƣờng; phƣơng diện chất lƣợng cuộc sống bao gồm 6 thành phần: tình
trạng không đƣợc sử dụng điện, nƣớc sạch, nhà vệ sinh, nhà cửa tồi tàn, sử dụng nguyên

liệu đun nấu bẩn và không có phƣơng tiện đi lại tối thiểu.
Trong Báo cáo về tình hình phát triển thế giới – Tấn công nghèo đói năm 2000, WB
cho rằng “Đói nghèo không chỉ bao hàm sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một
khái niệm thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng mà còn là sự thiếu thốn về giáo dục và y
tế”. WB cũng chỉ ra ngƣời nghèo đặc biệt dễ bị tổn thƣơng trƣớc những sự biểu hiện bất
lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thƣờng bị các thể chế của nhà nƣớc và xã hội
đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó.
Hội nghị bàn về nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng đã đƣa ra khái niệm
về đói nghèo nhƣ sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và

1

“Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở Châu Á và Thái Bình Dƣơng” , UNDP, Trung tâm Vùng
Châu Á- Thái Bình Dƣơng, Bangkok, Thái Lan, 2012, trang 4

5


thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ
phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương”.
Trên thế giới vấn đề đói nghèo cũng đƣợc xem xét ở nhiều góc độ khác nhau nhƣ:
nghèo về văn hóa, nghèo về tri thức, nghèo về kinh tế… Dƣới góc độ kinh tế, nghèo cũng
đƣợc xem xét với các lát cắt khác nhau nhƣ: nghèo về lƣơng thực thực phẩm, nghèo về
điều kiện sinh hoạt, nghèo trong việc bị hạn chế, tiếp cận với nguồn lực phát triển, nghèo
trong việc khó tiếp cận với thị trƣờng.
Abapiasen – chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng nghèo
đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia và sự phát triển cộng đồng.
Tóm lại, đói nghèo có thể đƣợc hiểu là sự khốn cùng về vật chất, đƣợc đo lƣờng theo
tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng hay nói cách khác khía cạnh đầu tiên của đói
nghèo thu nhập. Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hƣởng thụ thiếu thốn về giáo

dục và y tế. Tiếp đến nguy cơ dễ bị tổn thƣơng và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia
đình hay cá nhân bị rơi vào hoàn cảnh đói về thu nhập hoặc sức khỏe. Cuối cùng là tình
trạng không có tiếng nói, quyền lực của ngƣời nghèo.
Với phát hiện đói nghèo là đa chiều, các khía cạnh đó có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau cho thấy để giải quyết vấn đề đói nghèo cần có một hệ thống các chính sách hoàn
chỉnh và đồng bộ và cần hiểu đúng về bản chất và nguyên nhân của đói nghèo
Ở Việt Nam, chuẩn nghèo từ 2006 đến 2010 đƣợc áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ –TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng
cho 2006 – 2010, quy định những ngƣời có mức thu nhập sau đƣợc xếp vào nhóm hộ nghèo:
-

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đối với khu vực nông thôn dƣới 200.000
đồng/ngƣời/tháng

-

Thu nhập bình quân đầu ngƣời đối với khu vực thành thị dƣới 260.000
đồng/ngƣời/tháng

Tuy nhiên chuẩn nghèo trên chƣa đánh giá đƣợc đúng thực tế nghèo. Chuẩn nghèo này
còn cách quá xa so với chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới với ngƣỡng 1
USD/ngƣời/ngày.
Do vậy, ngày 30/1/2011 theo đề nghị của Bộ LĐTBXH, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký
quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về biệc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011-2015. Cho đến nay, Thủ tƣớng cũng đã ban hành quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 trong đó chuẩn nghèo: 700.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu
vực nông thôn và 900.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn cận nghèo:
6



1.000.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu
vực thành thị. Ngoài ra còn có cả tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh;
thông tin; b) Các chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hôi cơ bản (10 chỉ số):
tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của ngƣời lớn; tình trạng đi học
của trẻ em; chất lƣợng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời; nguồn nƣớc sinh hoạt;
hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Về việc xác định nhƣ thế nào là ngƣời nghèo, hiện có nhiều phƣơng pháp khác nhau.
Một phƣơng pháp quốc tế để xây dựng các chỉ số nhất quán giữa các năm là so sánh mức
chi tiêu hộ gia đình trên đầu ngƣời với ngƣỡng nghèo. Ngƣỡng nghèo đƣợc định nghĩa là
chi phí cho một rổ hàng tiêu dùng thực phẩm và phi thực phẩm cần thiết cho một cuộc
sống khỏe mạnh. Trong trƣờng hợp Việt Nam, ngƣỡng nghèo thông dụng là chi phí cho
một rổ hàng hóa cung cấp 2.100 đơn vị calo cho một ngƣời trong một ngày. Các chỉ số
khác thƣờng đƣợc sử dụng là nghèo lƣơng thực và chỉ số khoảng cách nghèo. Một hộ gia
đình đƣợc coi là nghèo lƣơng thực khi chi tiêu của hộ đó thấp đến nỗi dù họ có chi tất cả
tiền cho việc mua lƣơng thực thì cũng không đủ để có 2.100 đơn vị calo mỗi ngày. Bên
cạnh đó, là ngay cả các hộ gia đình nghèo nhất thì họ vẫn phải có nhu cầu đối với các
khoản chi phí lƣơng thực khác. Chỉ số khoảng cách nghèo là “mức chênh lệch” trung bình
giữa chi tiêu của những ngƣời nghèo và mức chi tiêu tại ngƣỡng nghèo. Thƣớc đo này
đƣợc sử dụng để mô tả mức độ nghèo là nông hay sâu.
1.1.2. Nguyên nhân của đói nghèo
Nguyên nhân của sự đói nghèo rất đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế không có một
nguyên nhân nào biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo đặc biệt là đói nghèo trên diện rộng,
có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do
thiên tai. Ở đây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen cả nguyên nhân sâu
xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội.
 Lịch sử
Nhiều ngƣời trong số những quốc gia nghèo nhất trên thế giới đều là thuộc địa cũ, khu vực
và vùng lãnh thổ nô lệ xuất khẩu từ đó các nguồn lực đã đƣợc chiết xuất có hệ thống vì lợi ích

của các nƣớc thuộc địa. Mặc dù có những ngoại lệ đáng chú ý (Úc, Canada và Mỹ là có lẽ nổi
bật nhất), đối với hầu hết các cựu thuộc địa, chủ nghĩa thực dân và các di sản của nó đã giúp
tạo ra các điều kiện ngăn chặn nhiều ngƣời dân tiếp cận đất đai, vốn, giáo dục và các nguồn lực
khác cho phép mọi ngƣời để tự nuôi mình đầy đủ. Trong các quốc gia, nghèo đói là một trong
những di sản của một lịch sử khó khăn liên quan đến cuộc chinh phục.
7


 Chiến tranh và bất ổn chính trị
Cả hai yếu tố này thƣờng đƣợc gắn liền với lịch sử của chủ nghĩa thực dân, nhƣng bất
cứ nguyên nhân của chiến tranh và biến động chính trị, nó là rõ ràng rằng sự an toàn, ổn
định và an ninh là rất cần thiết cho sự sống và, ngoài ra, sự thịnh vƣợng kinh tế và tăng
trƣởng. Nếu không có những điều cơ bản, tài nguyên thiên nhiên không thể đƣợc khai thác
cá nhân hay tập thể, và không có số lƣợng giáo dục, tài năng hay bí quyết công nghệ sẽ cho
phép mọi ngƣời làm việc và gặt hái những lợi ích của thành quả lao động của họ. Tƣơng tự
nhƣ vậy, pháp luật là cần thiết để bảo vệ quyền lợi, tài sản và các khoản đầu tƣ, và không
có sự bảo vệ pháp lý, nông dân, những doanh nhân và chủ doanh nghiệp không thể đầu tƣ
một cách an toàn trong nền kinh tế của một quốc gia. Đó là một dấu hiệu kể rằng những
nƣớc nghèo nhất trên thế giới đã trải qua tất cả các cuộc chiến tranh dân sự và biến động
chính trị nghiêm trọng tại một số điểm trong thế kỷ 20, và nhiều ngƣời trong số họ có các
chính phủ yếu mà không thể hoặc không bảo vệ con ngƣời chống lại bạo lực.
 Nợ công
Nhiều nƣớc nghèo mang vác các khoản nợ lớn do các khoản vay từ các nƣớc giàu và các tổ
chức tài chính quốc tế. Nƣớc nghèo trả trung bình $ 2,30 trong nợ dịch vụ cho mỗi $ 1 nhận viện
trợ cấp. Ngoài ra, các chính sách điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhƣ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền
tệ Quốc tế thƣờng đòi hỏi các quốc gia nghèo hơn để mở cửa thị trƣờng để kinh doanh bên ngoài
và các nhà đầu tƣ, do đó làm tăng sự cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phƣơng, và nhiều
ngƣời cho, phá hoại sự phát triển tiềm năng của nền kinh tế địa phƣơng. Trong những năm gần
đây, kêu gọi giảm nợ và tha thứ đã đƣợc tăng lên, các nhà hoạt động thấy điều này quả là một
phƣơng tiện quan trọng của việc giảm nghèo. Liên Hiệp Quốc cũng đã làm cho nó một ƣu tiên

để kiểm tra kinh tế nhƣ thế nào các chính sách điều chỉnh cơ cấu có thể đƣợc thiết kế để đặt dƣới
áp lực về dân số dễ bị tổn thƣơng.
 Phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội
Theo Phòng Chính sách Xã hội và Phát triển Liên Hợp Quốc, "Sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập và truy cập vào các nguồn lực sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ hội,
thị trường, và các thông tin đã được gia tăng trên toàn thế giới, thường gây ra và làm trầm
trọng thêm nghèo". Liên Hiệp Quốc và nhiều các nhóm cứu trợ cũng chỉ ra rằng sự phân
biệt giới tính là một yếu tố quan trọng trong việc tổ chức nhiều phụ nữ và trẻ em trên toàn
thế giới trong nghèo đói.
 Dễ bị tổn thương với các thảm họa tự nhiên
Tại các khu vực của thế giới mà đã ít giàu có, thƣờng xuyên hoặc thỉnh thoảng thiên tai
thảm khốc có thể đặt ra một trở ngại đáng kể cho xóa đói giảm nghèo. Những ảnh hƣởng
8


của lũ lụt ở Bangladesh, hạn hán ở vùng Sừng châu Phi và 2005 trận động đất ở Haiti là tất
cả các ví dụ về những cách mà dễ bị tổn thƣơng do thiên tai có thể chứng minh là một
thảm họa đối với phần lớn các nƣớc bị ảnh hƣởng. Trong mỗi trƣờng hợp này, ngƣời đã
nghèo khổ trở thành ngƣời tị nạn trong quốc gia của họ, mất bất cứ điều gì ít mà họ có, bị
buộc phải ra khỏi không gian sống của mình và trở thành gần nhƣ hoàn toàn phụ thuộc vào
ngƣời khác để tồn tại. Theo Ngân hàng Thế giới, hai năm sau khi cơn bão Nargis đánh
Myanmar trong năm 2008, tải trọng nợ của ngƣ dân địa phƣơng đã tăng gấp đôi. Quần đảo
Solomon trải qua một trận động đất và sóng thần năm 2007 và những thiệt hại từ thảm họa
tƣơng đƣơng 95 phần trăm của ngân sách quốc gia. Nếu không có sự hỗ trợ viện trợ nƣớc
ngoài, các chính phủ ở các nƣớc này sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.2
Đây chỉ là năm nguyên nhân của nghèo đói. Họ đều là những nguyên nhân bên ngoài và nội
bộ; cả nhân tạo và tự nhiên. Cũng nhƣ không có nguyên nhân duy nhất của nghèo đói, không có
giải pháp duy nhất. Tuy nhiên, sự hiểu biết cách mà lực lƣợng phức tạp nhƣ thế này tƣơng tác để
tạo ra và duy trì các điều kiện nghèo đói toàn cầu lan rộng là một bƣớc quan trọng đầu tiên trong
việc xây dựng ứng phó toàn diện và hiệu quả để chống đói nghèo trên thế giới.

1.1.3. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định của nhà nƣớc nhằm cụ thể hóa
các dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm
tác động đối tƣợng cụ thể nhƣ ngƣời nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối
cùng là xóa đói giảm nghèo. 3
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, căn cứ vào bản chất đa
chiều của đói nghèo, chính sách giảm nghèo đƣợc chia làm 4 nhóm: i) nhóm chính sách
nhằm tăng thu nhập cho ngƣời nghèo; ii) nhóm chính sách nhằm tăng cƣờng các khả năng
tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời nghèo; iii) nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và
nguy cơ dễ bị tổn thƣờng; iv) nhóm chính sách tăng cƣờng tiếng nói cho ngƣời nghèo.
Căn cứ vào 3 trụ cột tấn công đói nghèo của Ngân hàng Thế giới, các chính sách giảm
nghèo đƣợc phân thành: i) chính sách tạo cơ hội cho ngƣời nghèo; ii) nhóm chính sách trao
quyền và nhóm chính sách an sinh xã hội.
Mục tiêu của chính sách giảm nghèo là hỗ trợ và giúp đỡ ngƣời nghèo thoát nghèo cả dƣới
góc độ nghèo về vật chất và nghèo con ngƣời và nghèo xã hội. Các chính sách giảm nghèo đều

2

/>
3

Chính sách giảm nghèo ở nƣớc ta hiện nay. Thực trạng và định hƣớng hoàn thiện. PGS.TS. Nguyễn NGọc
Sơn, Báo Kinh tế & Phát triển

9


hƣớng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi cho ngƣời nghèo, tăng cƣờng các khả năng tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời nghèo từ đó nâng cao vốn con ngƣời và tiếng nói của
ngƣời nghèo. Mỗi chính sách cụ thể sẽ có những mục tiêu cụ thể và rõ ràng hơn.

Chính sách giảm nghèo đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Nếu dựa trên phạm
vi ảnh hƣởng của chính sách, chính sách giảm nghèo đƣợc phân thành chính sách tác động
trực tiếp và gián tiếp đến xóa đói, giảm nghèo. Nếu căn cứ vào bản chất đa chiều của đói
nghèo thì lại đƣợc phân làm 4 nhóm: i) Nhóm chính sách nhằm tăng thu nhập cho ngƣời
nghèo; ii) nhóm chính sách nhằm tăng cƣờng các khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
cho ngƣời nghèo; iii) nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thƣơng và iv)
nhóm chính sách tăng cƣờng tiếng nói cho ngƣời nghèo. Căn cứ vào 3 trụ cột tấn công đói
nghèo của Ngân hàng Thế giới các chính sách giảm nghèo đƣợc phân thành: i) chính sách
tạo cơ hội cho ngƣời nghèo; ii) chính sách trao quyền và nhóm chính sách an sinh xã hội
Hệ thống chính sách, chƣơng trình, dự án giảm nghèo ở Việt Nam hiện đang có:
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, chƣơng trình 135 và nghị quyết
30A (gồm cả các chính sách bổ sung các huyện nghèo mới). Chƣơng trình MTQG giảm
nghèo đầu tiên giai đoạn 1998 – 2000 (chƣơng trình 133) có 9 dự án. Chƣơng trình MTQG
giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005 (chƣơng trình 143) chia lĩnh vực xóa đói giảm nghèo
thành các chính sách và dự án. Các chính sách gồm: Các chính sách hỗ trợ cho ngƣời
nghèo, hộ nghèo, xã nghèo bao gồm: hỗ trợ về y tế, về giáo dục, chính sách an sinh xã hội,
miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, trợ giúp đối tƣợng nghèo về nhà ở, công cụ lao động
và đất sản xuất. Các dự án giảm nghèo (đƣợc xác định là hỗ trợ trực tiếp để xóa đói giảm
nghèo) gồm hai nhóm dự án: (i) Nhóm các dự án xóa đói giảm nghèo chung và (ii) nhóm
các dự án xóa đói giảm nghèo cho các xã nghèo (có 25% hộ nghèo trở lên và chƣa đủ cơ sở
hạ tầng thiết yếu) không thuộc chƣơng trình 135. Trong đó đối với nhóm (i) bao gồm 3 dự
án và có 5 dự án thuộc nhóm (ii). Chƣơng trình MTQG giảm nghèo 2006 – 2010 chia các
chính sách, dự án và hoạt động chủ yếu của chƣơng trình thành ba nhóm: (i) hỗ trợ sản
xuất ; (ii) hỗ trợ tiếp cận dịch vụ xã hội và (iii) nâng cao năng lực và nhận thức. Trong đó
nhóm (i) gồm 6 chính sách và dự án, nhóm (ii) gồm 4 chính sách, nhóm (iii) có 2 chính
sách. Sau khi có nghị quyết số 80/NQ –CP ngày 19/5/20011 của chính phủ về định hƣớng
giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, đã và đang có những hoạt động
rà soát, đánh giá lại hệ thống các chính sách về giảm nghèo để tránh sự chồng chéo, nâng
cao hiệu quả quản lý điều hành. Các chính sách đƣợc duy trì theo nghị quyết số 80/NQ –
CP gồm các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc


10


thù. Bên cạnh đó, quyết định số 1489/QĐ –TTg của thủ tƣớng chính phủ ngày 8/10/2012,
chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 gồm 4 dự án.
Đối với hệ thống chính sách dân tộc thiểu số (DTTS) đến năm 2011 Việt Nam có tổng
cộng 187 chính sách khác nhau ở cấp Trung ƣơng do Chính phủ và thủ tƣớng chính phủ ban
hành. Trong đó số lƣợng Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ ban hành là 44 văn bản, đề
cập gần nhƣ toàn diện các vấn đề từ giảm nghèo, y tế, giáo dục, dạy nghề, sản xuất, tín
dụng… Riêng với 143 quyết định đƣợc thủ tƣớng chính phủ ban hành, hiện đang còn hiệu
lực đƣợc phân chia thành hai nhóm chính: (i) nhóm chính sách phát triển kinh tế xã hội theo
vùng (46 quyết định); (ii) nhóm chính sách phát triển kinh tế xã hội theo lĩnh vực, theo ngành
(97 quyết định). Trong đó, nhiều nhất là nhóm các chính sách về phát triển sản xuất, giao
thông vận tải, tín dụng, định cƣ. Tuy nhiên, cũng có sự chồng chéo ở 3 khía cạnh: nội dung,
đối tƣợng thụ hƣởng và thời gian thực hiện chính sách trên cùng một địa bàn.
Trong cách tiếp cận vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, phải có sự nhận thức
đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xoá đói, giảm nghèo. Nhƣ chúng ta đã biết,
đói nghèo là một hiện tƣợng mang tính toàn cầu; nó không chỉ tồn tại ở những nƣớc
nghèo có thu nhập thấp, mà vẫn có ở ngay trong những nƣớc phát triển. Do vậy, xoá đói,
giảm nghèo đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình nghị sự của Liên Hiệp quốc. Có thể nói, xoá
đói, giảm nghèo là chiến lƣợc của các quốc gia, nhƣng đối với Việt Nam, nó càng có ý
nghĩa đặc biệt vì đó là mục tiêu hàng đầu của con đƣờng phát triển đất nƣớc theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, giải quyết vấn đề nghèo đói không chỉ dựa vào kinh
nghiệm trong nƣớc mà đòi hỏi phải có phƣơng pháp tiếp cận giải quyết một cách khoa
học - đó là gắn kết tăng trƣởng với giảm nghèo, giảm nghèo đói phải bảo đảm tính toàn
diện, công bằng, bền vững và hội nhập.
Bên cạnh đó, cần phân tích một cách khách quan và khoa học nguyên nhân của nghèo
đói để từ đó có những giải pháp hữu hiệu xoá đói, giảm nghèo. Thực tế cho thấy, nghèo
đói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân khách quan

từ điều kiện và môi trƣờng tự nhiên, kinh tế, xã hội,…nhƣng bên cạnh đó cần chú ý tới
các nguyên nhân chủ quan của bản thân ngƣời nghèo. Ngoài ra cần phải chú ý tới một
nguyên nhân vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan đối với đói nghèo; đó
chính là sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền các cấp.
Một điều quan trọng là, xóa đói, giảm nghèo cần phải thu hút đƣợc sự tham gia đông
đảo của các tầng lớp dân cƣ bởi vì xóa đói, giảm nghèo không phải là vấn đề riêng của
ngƣời nghèo, hay của Chính phủ, mà là vấn đề chung của cả nƣớc, của toàn xã hội. Các
phong trào "Ngày vì người nghèo", các chƣơng trình truyền hình "Những tấm lòng từ
11


thiện", “Nhịp cầu ước mơ”... đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúp đỡ của các cá
nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nƣớc và quốc tế. Do nguồn lực
hỗ trợ từ Trung Ƣơng hạn hẹp, việc bổ sung ngân sách cho chƣơng trình bằng nguồn
Ngân sách địa phƣơng và huy động đóng góp của cộng đồng đóng vai trò quan trọng
trong việc triển khai thực hiện chƣơng trình. Bên cạnh các hỗ trợ bằng tiền, phải kể đến
những đóng góp bằng ngày công lao động và thông qua việc xây dựng các mô hình và
kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo. Đây thực sự là những đóng góp rất quý báu góp phần
thực hiện thành công và hiệu quả chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo.
Theo kết quả báo cáo của World Bank, so với các mục tiêu chính sách, các kết quả
giảm nghèo từ năm 2005 tới nay đều đạt và vƣợt mức các mục tiêu đề ra. Các chiến lƣợc
xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2010 đạt mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 1,5% đến
2% tỷ lệ hộ nghèo. Chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015
cũng đạt đƣợc kết quả tốt. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc đã giảm từ 14.2% năm 2010
xuống 4,25% năm 2015 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015, bình quân giảm 2%. Tỷ
lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 58,33% cuối năm 2010 xuống còn 28% năm 2015,
bình quân giảm trên 6%/năm. 4
1.2. An ninh phi truyền thống và vai trò của xóa đói giảm nghèo trong việc đảm bảo
an ninh phi truyền thống
1.2.1. Định nghĩa về an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống (ANPTT) là một khái niệm mới, đƣợc xuất hiện sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc. Tại thời điểm đó, an ninh không chỉ đƣợc hiểu đơn thuần trên phƣơng
diện quân sự, hoặc chỉ mang ý nghĩa là bảo vệ nhà nƣớc và các lợi ích thiết yếu của nó
khỏi bị tấn công bởi các quốc gia khác. Khái niệm về an ninh đƣợc mở rộng ra theo cách
hiểu đa chiều hơn. Những mối đe dọa về quân sự vẫn tồn tại, song bên cạnh đó xuất hiện
nhiều yếu tố mới đe dọa đến an ninh quốc gia, an ninh con ngƣời nhƣ biến đổi khí hậu,
khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cƣ bất thƣờng, buôn bán ngƣời,
buôn lậu, buôn ma túy và tội phạm xuyên quốc gia. Những mối nguy hiểm này thƣờng có
phạm vi xuyên quốc gia, đòi hỏi các biện pháp mang tính toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh
vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Các quốc gia đều nhận thấy rõ mức độ ảnh hƣởng của những vấn đề này. Do vậy, thuật ngữ
ANPTT trở thành thuật ngữ đƣợc nhắc đến rất nhiều trong các diễn đàn khu vực quốc tế, hợp tác
song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm ANPTT.
4

Báo cáo Tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Việt Nga,
Nguyễn Thanh Phƣơng, Nguyễn Văn Thục, trang 25- 28, UNDP

12


Theo Richard H. Ullman cho rằng “An ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là
bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh
quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc
tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh
năng lượng và an ninh con người”.5
Mely Caballero Anthony định nghĩa “ANPTT là thách thức đối với sự tồn vong và
thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự,
chẳng hạn như thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên biên giới và nguồn tài nguyên
cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu lương thực,

buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình thức khác của tội phạm xuyên quốc gia”. 6
Còn theo Amitav Acharya, an ninh phi truyền thống là “các thách thức đối với sự tồn
vong và chất lượng cuộc sống của con người và nhà nước có nguồn gốc phi quân sự như
thay đổi khí hậu, khan hiếm nguồn lực, bệnh dịch, thiên tai, di cư không kiểm soát, thiếu
lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm có tổ chức”.7
Nhìn chung các định nghĩa đều có đặc điểm chung đó là bao hàm những yếu tố phi
quân sự và không chỉ tồn tại trong phạm vi một quốc gia dân tộc và có xu hƣớng nguy
hiểm hơn, gây ảnh hƣởng sâu rộng hơn những vấn đề an ninh truyền thống.
Ở Việt Nam, thuật ngữ này cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Trong sách
trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004 có nêu : “Những vấn đề chưa được giải quyết, liên
quan đến tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên bộ, trên biển cùng những vấn đề về ANPTT
khác như buôn bán và vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm tổ chức
xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái phép, suy thoái môi trường, sinh thái…
cũng là những mối quan tâm an ninh của Việt Nam” 8. Bên cạnh đó đại hội Đảng XI của
Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp
tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh
lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Những
căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can
thiệp, lật đổ, khủng bố sẽ vẫn diễn ra gay gắt, các yếu tố đe dạn ANPTT, tội phạm công
nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, điện tử viễn thông, sinh học, môi trường…
còn tiếp tục gia tăng”.
5

Bài viết „Redifining Security‟ Richard H. Ullman, Vol. 8, No. 1 (Summer, 1983), the MIT Press, p. 129-153
Bài viết „Non-traditional security in Asia: dilemmas in securitization‟, của Mely Caballero Anthony, trang 3
7
Sách „Constructing Security Community in Southeast Asia, 2014, Amitav Acharya, Nhà xuất bản
Routledge, trang 15
8
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam , 2004 , trang 3

6

13


Trong bài nghiên cứu về “ Quản trị an ninh phi truyển thống đề phát triển bền vững”
của học giả Nguyễn Văn Hƣởng, Bùi Văn Nam và Hoàng Đình Phi đã đƣa ra sự so sánh rất
rõ nét giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Cụ thể nhƣ sau:
STT

TIÊU

AN NINH

AN NINH PHI

ĐIỂM

ĐIỂM MỚI

CHÍ

TRUYỀN

TRUYỀN THỐNG

CHUNG

CỦA AN PTT


THỐNG

(AN PTT)

(ANTT)
1

Khái

Gắn với an ninh

Gắn với an ninh nhà

Hai bộ phận

Khái niệm mới

niệm

quốc gia.

nƣớc, an ninh con

hợp thành an

phát triển từ khi

cơ bản Cách tiếp cận lấy

ngƣời và an ninh


ninh quốc

hội nhập toàn

nhà nước làm

doanh nghiệp.

gia. Mối quan cầu

trung tâm

Cách tiếp cận lấy

hệ biện

con người làm trung

chứng

tâm
2

Mục

Ổn định và PTBV

Ổ định và PTBV của


tiêu

của nhà nƣớc, chế

Nhà nƣớc, con ngƣời của dân, do

xu thế hội nhập

độ, độc lập, chủ

(cộng đồng) và

dân, vì dân.

toàn cầu

quyền, thống nhất,

doanh nghiệp

An ninh là lợi

chính

lãnh thổ
3

Chủ

Nhà nƣớc


thể

Chính phủ

Phát triển theo

ích chung
Nhà nƣớc

Mối quan hệ

Đổi mới nhận

Con ngƣời (cộng

biện chứng

thức

đồng)

chính

Doanh nghiệp
4

Công

Quân đội


Sức mạnh & nguồn

Mối quan hệ

Thay đổi nhận

cụ

Công an

lực NN

biện chứng

thức

Dân quân tự vệ

Sức mạnh, nguồn lực

chính

Phải chủ động

cộng đồng
Sức mạnh và nguồn
lực DN
Sự tồn tại của


Quốc tế,

Mối quan hệ

Tác động đa

Tác

Đảng cầm quyền

Khu vực,

biện chứng

chiều, đa cấp độ,

động

và thể chế nhà

NN,

đa lĩnh vực,

trực

nƣớc do Đảng

Con ngƣời (cá nhân


xuyên biên

tiếp

cầm quyền quyết

– cộng đồng)

giới…

định

Doanh nghiệp

5

14


Các nhà nghiên cứu cũng đã tổng hợp lại và chia làm hai trƣờng phái:


Trường phái thứ nhất quan niệm an ninh phi truyền thống an ninh tổng hợp, bao gồm
an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trƣờng. An ninh phi truyền thống không
đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh truyền
thống - vốn lấy an ninh quân sự làm trung tâm. Căn cứ xuất phát của quan niệm này là
do tính tƣơng đối của an ninh phi truyền thống, một mối đe dọa an ninh phi quân sự có
thể chuyển hóa thành xung đột vũ trang, chiến tranh.




Trường phái thứ hai quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh truyền
thống, không bao hàm an ninh quân sự. Trƣờng phái thứ hai rõ ràng hơn về mặt ngữ
nghĩa, nhƣng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể dẫn tới xung
đột, chiến tranh. Ở Việt Nam, quan điểm chính thống và quan niệm của hầu hết các học
giả theo cách tiếp cận của trƣờng phái thứ hai, tức quan niệm an ninh phi truyền thống
là đối lập với an ninh truyền thống, tức bao gồm các lĩnh vực an ninh ngoài quân sự,
phi vũ trang.

Theo tác giả, an ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân biệt với an ninh truyền
thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc sống
con ngƣời và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ
các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trƣờng… mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và
có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
ANPTT nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên bao gồm biến đổi khí hậu, bão lũ, cạn kiệt tài
nguyên, thảm họa thiên nhiên...; từ các yếu tố xã hội nhƣ khủng bố, dịch bệnh, tội phạm công
nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Nó cũng có thể là sự cộng hƣởng giữa yếu tố tự nhiên và xã
hội do vậy những tác động và mối đe dọa mà nó mang lại cũng mang tính tổng hợp trên mọi lĩnh
vực nhƣ tài nguyên, kinh tế, xã hội, chính trị, khoa học kỹ thuật, thông tin, văn hóa.
1.2.2. Mối đe dọa của an ninh phi truyền thống
Mối đe dọa an ninh phi truyền thống là những thách thức trên mọi lĩnh vực đối với không chỉ
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, mà còn đối với vận mệnh sống còn của loài ngƣời và môi
trƣờng sống trên trái đất. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tuy không thách thức trực tiếp
chủ quyền lãnh thổ quốc gia nhƣng uy hiếp và hủy hoại các yếu tố tạo nền tảng cho sinh tồn và
phát triển của cá nhân con ngƣời, cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc và toàn nhân loại. Một số
mối đe dọa an ninh phi truyền thống có nguồn gốc nhân tạo, có chủ thể mang tính tổ chức,
nhƣng đó là các chủ thể ngoài nhà nƣớc; nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác lại
không có chủ thể rõ ràng, thƣờng phát sinh từ các tác nhân thiên tạo. Không ít mối đe dọa đối với
15



con ngƣời đã xuất hiện trong lịch sử nhƣng do giới hạn của điều kiện bối cảnh nên phạm vi lan
tỏa chƣa rộng, sức uy hiếp chƣa lớn. Ngày nay, do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trƣờng, của
toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ, các mối đe dọa đó có khả năng lan
tỏa rộng lớn hơn, sức uy hiếp mạnh hơn, nên đƣợc xem là an ninh phi truyền thống. Khác với an
ninh truyền thống giải quyết chủ yếu bằng biện pháp quân sự, còn biện pháp ngoại giao chỉ đóng
vai trò hỗ trợ, thì an ninh phi truyền thống lại chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp ngoại giao,
hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống quan trọng nhất mà thế giới phải đối mặt hôm
nay bao gồm:
1. Những thách thức về môi trƣờng: bao gồm từ ô nhiễm nguồn nƣớc, năng lƣợng, sự
khan hiếm lƣơng thực, các nguy cơ tự nhiên và biến đổi khí hậu.
2. Các vấn đề nhân khẩu học bao gồm tăng dân số, di cƣ bất thƣờng, ngƣời tị nạn và
vấn đề sức khoẻ.
3. Buôn bán ma túy xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức toàn cầu, khủng bố, buôn lậu
và vi phạm bản quyền.9
Theo bà Vũ Tuyết Loan, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mà thế giới phải đối
mặt hiện nay đƣợc chia thành 3 nhóm: (i) mối đe dọa về bệnh dịch và hiểm hỏa địa chất
(sốt xuất huyết, dịch bệnh SARS, HIV/AIDS; động đất, sóng thần, nƣớc lũ; (ii) mối đe dọa
với an ninh con ngƣời cũng nhƣ sự ổn định kinh tế - xã hộ (tội phạm xuyên quốc gia, buôn
lậu ma túy, khủng bố, khủng hoảng tài chính); (iii) mối đe dọa về sự thiếu hụt tài nguyên, ô
nhiễm môi trƣờng, phá hoạt sinh thái. Có thể thấy rằng thế giới trong thời gian gần đây liên
tiếp phải hứng chịu những hậu quả của sóng thần, động đất gây thiệt hại nặng nề cho nhiều
quốc gia. Làm thế nào để có sự cảnh báo để làm giảm thiệt hại vẫn đang là thách thức đối
với các nhà khoa học. Các bệnh dịch truyền nhiễm lan rộng ở nhiều nƣớc là mối đe dọa
nghiêm trọng cho sức khỏe của ngƣời dân và ảnh hƣởng tới tình hình ổn định xã hội. Nạn
khủng bố cũng đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Các vụ
đánh bom liên tiếp nổ ra cho thấy hoạt động khủng bố đang lan rộng trên toàn thế giới gây
ảnh hƣởng tới sự ổn định chính trị, tới sự thay đổi trong quan hệ quốc tế. Những hoạt động

của chủ nghĩa khủng bố đã đặt ra vấn đề cấp thiết phải hợp tác an ninh toàn cầu. Nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến chính trị, đe dọa sự ổn định của cộng đồng quốc tế, cản trở tiến trình
giải quyết hòa bình . Về kinh tế, gây tổn thất nặng nề, phá hoại trật tự kinh tế. Về quân sự,
chủ nghĩa khủng bố là nguyên nhân dẫn tới các cuộc xung đột vũ trang. Tình trạng thiếu
9

Bài phát biểu về „Non traditional Security threats to Bangladesh‟ của Ông Farooq Sobhan, chủ tịch BEI,
ngày 10/7/2012, Trang 3

16


×