Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động tài chính vi mô chiến lược xóa đói giảm nghèo tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.57 KB, 50 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NGUY N TH HOÀNG VÂN

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2000


PHẦN MỞ ĐẦU
Tính Cấp Thiết Của Đề Tài
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới tạo ra một sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn bao
giờ hết nhưng đồng thời nó cũng tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngày một gia tăng. Trong vòng 30 năm
qua, thu nhập của 20% số người nghèo nhất hành tinh đãû giảm từ 2,3% xuống 1,4 % thu nhập của thế giới.
Trong khi đó thu nhập của 20% số người giàu nhất lại tăng từ 70% lên 85%(báo cáo phát triển nhân lực
của thế giới năm 1996- UNDP). Ở nước ta việc chuyển sang nền kinh tế thò trường hơn 14 năm qua đã tạo
động lực cho kinh tế đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ về mức chi tiêu đầu người và nâng cao các chỉ số
xã hội, qua đó đã thực hiện giảm nghèo một cách đáng kể và nâng cao đời sống của người dân. Tuy
nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời xuất hiện hiện tượng phân cực nhanh chóng về thu
nhập, một bộ phận dân cư giàu lên , đồng thời một nhóm dân cư rơi vào tình trạng nghèo khổ , tại T.P
HCM, một thành phố công nghiệp năng động lớn nhất đất nước, sự phân cực này càng diễn ra mạnh mẽ.
Mục tiêu dài hạn của nước ta là hội nhập với nền kinh tế thế giới, theo kòp các nước thònh vượng
trong khu vực. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững cũng có nghóa là không để người nghèo tụt lại đằng


sau. Cho đến nay, nghèo đói vẫn là một thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đương đầu trong quá trình
phát triển. Chính phủ ta đã đặt mục tiêu trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 1995 làø giảm một nửa
tỷ lệ nghèo đói chung vào năm 2.000, xóa bỏ tình trạng nghèo đói hiện nay (theo đánh giá của chính phủ)
vào năm 2010 , và tăng mức thu nhập thực tế theo đầu người gấp 8 đến 20 lần vào năm 2020. Trọng tâm
của chiến lược xóa đói giảm nghèo ở nước ta là thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo
về tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật vv… chú ý nhiều đến giảm nghèo một cách bền vững và xóa hẳn nạn đói,
hơn là những biện pháp làm dòu bớt và những trợ cấp không bền vững.
Chính vì vậy hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo trở thành một hoạt động hết sức quan
trọng, góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách hiện nay là làm thế nào để hoạt động xóa đói giảm nghèo
ngày càng hiệu quả, giải quyết tận gốc những bức xúc, khó khăn của người nghèo, phá vỡ vòng luẩn quẩn
của “nghèo đói – không có đầu tư –không có thu nhập hoặc thu nhập thấp – nghèo khó“. Cung cấp các
dòch vụ tài chính vi mô trực tiếp cho người nghèo để họ đi lên bằng chính đôi chân của mình là rất phù
hợp với chiến lược kinh tế xã hội của chính phủ là giúp nhân dân để họ tự giúp mình.
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh, tài chính vi mô cho người nghèo còn là một vấn đề rất mới
mẻ, chưa có nhiều tổ chức tài chính vi mô chuyên nghiệp để thực hiện trên diện rộng chiến lược xóa đói
giảm nghèo. Phương thức hoạt động còn nhiều khó khăn, lúng túng khi mở rộng khả năng tiếp cận những
hộ nghèo, cụ thể hạn chế về khả năng quản lý sử dụng vốn của người nghèo, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao
và những người nghèo nhất vẫn chưa được tiếp cận với nguồn lực tài chính. Mặt khác, hầu hết các tổ chức
tài chính vi mô đều không có khả năng bền vững và tự cung về tài chính, ngân sách nhà nước hàng năm
vẫn phải bù lỗ rất lớn cho những hoạt động này, như vậy, về lâu dài, đây là một vấn đề khó khăn và nan
giải nhất.
Trên thực tế, đa số các hoạt động của một số tổ chức trên đòa bàn thành phố còn mang tính tự phát và chưa
được thể chế hóa. Do vậy, thách thức lớn nhất hiện nay để thực hiện chiến lược giảm nghèo là đẩy mạnh
hệ thống tài chính vi mô cho người nghèo và làm thế nào để các tổ chức này cùng lúc có thể đạt 2 mục
tiêu : mở rộng khả năng tiếp cận và cung cấp dòch vụ tín dụng tiết kiệm nhỏ đến một số lượng lớn
người nghèo và nghèo nhất trong khi đạt đến sự bền vững, tự cung đầy đủ về tài chính. (Tư cung đầy
đủ về tài chính của tổ chức tài chính vi mô hiểu theo nghóa đầy đủ là thu nhập từ hoạt động tín dụng cho
người nghèo đủ để trang trải tất cả các chi phí hoạt động điều hành, chi phí dự phòng rủi ro mất vốn và
các chi phí hành chính khác sau khi đã điều chỉnh tất cả các yếu tố bao cấp, trợ giá, lạm phát vv.. )


1


Xuất phát từ tình hình thực tế trên và tính cấp thiết cho yêu cầu xây dựng một mô hình tài chính
vi mô bền vững và hoạt động hiệu quả để thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo tại T.P Hồ
Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, chúng tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp đẩy mạnh và hoàn
thiện hoạt động tài chính vi mô trong chiến lược xóa đói giảm nghèo tại T.P HCM “.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm giải quyết vấn đề thách thức của tài chính vi mô để phát
huy tiềm năng mạnh mẽ của công cụ này, góp phần thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: (i) Một mô hình tổ chức tài chính
vi mô như thế nào là thích hợp và hiệu quả trong điều kiện hiện nay ? (ii) Cần xây dựng hệ thống quản lý
chung cho mô hình trên như thế nào ? (iii) để thực hiện giảm nghèo một cách bền vững thì liệu rằng cơ
chế tín dụng bao cấp như hiện nay có phải là cơ chế tốt nhất cho người nghèo hay không ? Và một khi
câu trả lời là không thì (iv) tổ chức tài chính vi mô cần lựa chọn phương pháp tiếp cận và phát triển các
sản phẩm của tài chính vi mô như thế nào để có thể áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý cho người
nghèo và đảm bảo hoạt động tự cung đầy đủ về tài chính ? (v) Chính phủ cần quan tâm tạo điều kiện gì để
tạo lập một môi trường hoạt động mang tính pháp lý thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tài chính vi
mô gắn với chiến lược xóa đói giảm nghèo ? vv…
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tổ chức hoạt động tài chính vi mô chính thức và bán chính
thức tại T.P Hồ chí Minh có quy mô nguồn vốn từ 10 tỷ trở lên và có số khách hàng nghèo trên 10.000
người.
Ngoài ra tập trung vào việc đưa ra những giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn bức xúc nhất
hiện nay về vấn đề xây dựng mô hình tài chính vi mô và quản trò chiến lược mô hình .
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu liên quan đến thách thức hiện nay của các tổ chức tài chính vi mô rằng các tổ
chức tài chính vi mô có thể bền vững và đạt tự cung đầy đủ về tài chính trong khi giữ vững các cam kết
phục vụ những hộ nghèo nhất.
Để thực hiện nghiên cứu này , chúng tôi tập trung vào khảo sát thực trạng về hoạt động tài chính

vi mô tại T.P HCM. Trên cơ sở thực trạng này, vận dụng những những lý thuyết cơ sở của tài chính vi mô,
cacù triết lý, kinh nghiệm phương pháp quản lý của các nước thành công trong chiến lược xóa đói giảm
nghèo sử dụng công cụ tài chính vi mô để đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại T.P
HCM. Do vậy chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả để nghiên cứu là chủ yếu đồng thời kết hợp với
phương pháp tương quan và phương pháp phân tích, tổng hợp.
Những đóng góp của luận án.
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô trong chiến lược giảm nghèo của các
nước trên thế giới trong gần 3 thập niên, qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài chính vi mô cho
người nghèo những năm qua của một số tổ chức tiêu biểu tại T.P Hồ Chí Minh, chúng tôi tập trung
nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chiến lược để giải đáp các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra ở trên. Từ
đó, góp phần xây dựng các tổ chức tài chính vi mô hoạt động thực sự hiệu quả, bền vững, tự cung đầy đủ
về tài chính để ngày càng nâng cao năng lực, mở rộng tầm hoạt động phục vụ ngày càng nhiều người
nghèo vượt khỏi nghèo khó , thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo tại T.P HCM nói riêng
và cả nước nói chung.
Nội dung của luận án: gồm 3 chương :
2


Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chiến lược xóa đói giảm nghèo và hoạt động tài chính vi mô
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài chính vi mô trong chiến lược xóa đói giảm nghèo tại T.P HCM
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động tài chính vi mô trong chiến lược xóa đói giảm
nghèo tại T.P HCM
Cơ sở khoa học và ý nghóa thực tiễn của đề tài:
Cơ sở khoa học của đề tài : các giải pháp được đề xuất dựa trên cơ sở phân tích thực trạng, tổng
kết thực tiễn và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước thành công trên thế giới trong việc thực hiện
giảm nghèo thông qua công cụ tài chính vi mô
Ý nghóa thực tiễn của đề tài : Đề tài được xây dựng trên cơ sở những bức xúc thực tế và yêu cầu
về một mô hình tài chính vi mô thích hợp cho người nghèo hiện nay tại T.P HCM nói riêng và cả nước nói
chung. Kết quả nghiên cứu sẽ là một đóng góp vào việc thực hiện thành công chiến lược Xóa đói giảm
nghèo.


Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1.1 Quan điểm và mục tiêu của chiến lược xóa đói giảm nghèo ở nước ta
1.1.1.1 Quan điểm chung của Đảng và nhà nước ta
Phát triển nền kinh tế hàng hóa từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, đói nghèo
vẫn là một thách thức lớn nhất đối với nước ta trên con đường hội nhập với mục tiêu vừa bảo đảm tăng
trưởng kinh tế gắn liền với mục tiêu thực hiện công bằng xã hội, xây dựng sự nghiệp “dân giàu nước
mạnh xã hội công bằng văn minh” . Xóa đói giảm nghèo hay “diệt giặt đói” như Bác Hồ đã nói vào năm
1945 là thực hiện công bằng xã hội, chống nguy cơ tụt hậu ngày càng xa đối với các nước trong khu vực,
góp phần ổn đònh tình hình chính trò xã hội tạo đà cho kinh tế phát triển bền vững lâu dài .Vì vậy văn kiện
Đại hội VIII đã đề ra chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong 11 chương trình phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngưỡng của sự nghèo nàn và nền kinh tế hàng hoá chưa thật sự phát
triển mạnh mẽ. Theo đánh giá của UNDP năm 1997 dựa vào các chỉ số phát triển nhân lực, nước ta xếp
hạng thứ 121 trong 130 nước được nghiên cứu , mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 300 USD/năm,
riêng những vùng nông thôn có khoảng 80% dân số sống với mức thu nhập hàng năm từ 60 USD đến
100USD.

3


Trọng tâm chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta là một quá trình cải cách nhằm chuyển
nền kinh tế từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thò trường năng động hơn . Mức tăng
trưởng kinh tế cao và bền vững hết sức quan trọng để khắc phục tình trạng nghèo và các vấn đề khác .
Năm 1991, Chính phủ đã phát triển một chiến lược xóa đói giảm nghèo với sự can thiệp có mục
tiêu nhằm hổ trợ trực tiếp cho người nghèo và tăng cường giảm nghèo , thực hiện chiến lược giảm nghèo ,

tạo môi trường vó mô thuận lợi là hết sức cần thiết vì những lý do chính yếu sau đây :
Thứ nhất : Một môi trường vó mô hữu hiệu là cần thiết để tạo điều kiện cho người nghèo tự giúp
mình để thực hiện giảm nghèo bền vững.
Thứ hai : Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy , những người nghèo nhất chỉ thoát khỏi cảnh
nghèo nhờ tự tạo việc làm thông qua việc cung cấp tín dụng vi mô .
Thứ ba : Đối với những người nghèo do tàn tật không còn khả năng lao động, già cả.. thì cần có
một môi trường vó mô thuận lợi để đảm bảo toàn bộ hệ thống có thể tạo ra thu nhập thặng dư đủ để san sẻ
và phân phối lại thu nhập cho những người này thoát khỏi cảnh nghèo .
Khái niệm cơ bản của chiến lược xóa đói giảm nghèo ở nước ta là đặt con người vào trung tâm của
sự phát triển và thúc đẩy tiềm năng của mỗi cá nhân và cộng đồng . Mục tiêu tối cao là phát triển toàn
diện, cân đối, và lâu dài. Đây là chiến lược phát triển vì dân và do dân – một chiến lược tập trung vào
nhiệm vụ phát triển tiềm năng con người, xem con người là động lực mạnh nhất của phát triển , là năng
lượng sáng tạo, là nguồn của cải vật chất và tinh thần của xã hội . Đồng thời đây là một chiến lược coi
mục tiêu cao nhất của nó là ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người .
Quan điểm chiến lược của chương trình xóa đói giảm nghèo không phải là bao cấp cho người
nghèo mà chủ yếu là hổ trợ bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn, đào tạo nghề, tạo môi trường
thuận lợi để người nghèo tự vươn lên. Hình thành quỹ xóa đói giảm nghèo ở từng đòa phương trên cơ sở
nhà nước giúp dân để nhân dân tự giúp mình và tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc
tế .
1.1.1.2 Quan điểm chỉ đạo chung về chiến lược xóa đói giảm nghèo tại của T.P Hồ Chí Minh
Trong những năm đổi mới, TP.HCM là một thành phố đi đầu trong cả nước thực hiên chương trình
xóa đói giảm nghèo. Sau tám năm thực hiện, chương trình xóa đói giảm nghèo đang đi vào một giai đoạn
mới – đã xóa được hộ đói, hiện nay chủ yếu là thực hiện chiến lược giảm nghèo. Do vậy tính chất của
chương trình mang tính căn bản hơn nhưng cũng phức tạp hơn, điều này đòi hỏi phải xác đònh đúng nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo của từng loại hộ chương trình để có những chiến lược trợ giúp phù hợp, cụ thể .
Các giải pháp trợ giúp hộ nghèo của thành phố phải gắn chặt với quy hoạch tổng thể chung và các chương
trình phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố và từng quận huyện (như quy hoạch đô thò, xây dựng nhà
ở, giải quyết việc làm…)
Quan điểm mục tiêu chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược xóa đói giảm nghèo tại TP HCM là : Thứ
nhất : xoá đói là một nhiệm vụ bức bách phải dứt điểm trong thời gian ngắn, nhưng giảm nghèo, vượt

nghèo, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo là một vấn đề lâu dài, phức tạp nhất là trong điều kiện nền kinh
tế thò trường hiện nay . Giải quyết vấn đề này đòi hỏi một quá trình bền bỉ thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ trong đó giải pháp trợ giúp về kinh tế thông qua hình thức tín dụng được xem là một giải pháp quan
trọng nhằm tạo thu nhập và nâng cao mức sống cho các hộ nghèo .
Thứ hai : xoá đói giàm nghèo là một vấn đề tổng hợp về kinh tế, xã hội nên khi thực hiện phải
lồng ghép, kết hợp với một số chương trình phát triển kinh tế xã hội khác, nhưng đồng thời lại là một
chương trình độc lập có mục tiêu riêng ,nguồn lực riêng, quy trình vận hành riêng .

4


Thứ ba : Yếu tố quyết đònh thành công của chiến lược xóa đói giảm nghèo là phải sử dụng sức
mạnh tổng hợp của toàn Đảng, chính quyền và toàn dân , đặc biệt phải chú ý đến việc tương trợ giúp đỡ
trong những người nghèo với nhau ,Bác Hồ đã nói : ”Muốn chống nạn đói cũng phải huy động và tổ chức
tất cả lực lượng của toàn thể đồng bào . . . chỗ nào nhân dân tổ chức giúp đỡ nhau thì kết quả hơn chỗ cấp
phát”.
1.1.1.3. Mục tiêu.
Chiến lược ổn đònh và phát triển kinh tế của nước ta đề ra chủ trương khuyến khích mọi công dân
làm giàu hơp pháp, coi một bộ phận dân cư giàu trước, một vùng giàu trước là cần thiết cho sự phát triển
và tiến bộ chung ; đồng thời có chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo , nhằm xóa bỏ hộ nghèo, dần dần
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Chính sách trợ giúp của chính phủ về lâu dài không phải là bao cấp mà
chỉ tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp người lao động nghèo tự vươn lên. Riêng đối với các hộ nghèo
không còn khả năng lao động sẽ được nhà nước trợ cấp.
1.1.2. Nội dung hoạt động và các giải pháp để thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo :
1.1.2.1 Thực trạng và nguyên nhân của đói nghèo :
Để thực hiện thành công chiến lược xóa đói giảm nghèo , điều kiện tiên quyết là phải xác đònh
đúng thực trạng và nguyên nhân của đói nghèo để có những chính sách và giải pháp đồng bộ. Mặc dù đã
đạt những thành tựu đáng kể về giảm nghèo trong những năm qua, theo kết quả điều tra còn 28 triệu
người ( 37,4% dân số ) còn dưới mức thu nhập tối thiểu cần thiết để có được mức sống hợp lý (Tổng cục
tống kê ,1999a). Theo báo cáo đánh giá của Liên hiệp quốc năm 1995 về “Xóa nghèo ở Việt nam” và

đánh giá của Ban Chỉ Đạo Xóa Đói Giảm Nghèo TPHCM sau 5 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm
nghèo của Thành phố 1992 –1997, có thể rút ra 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu thường xuyên lặp lại và có
mối quan hệ mật thiết với nhau dẫn đến tình trạng nghèo ở nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng. Những nguyên nhân và hạn chế này đang ngăn cản người nghèo không được tham gia vào môi
trường thuận lợi của sự tăng trưởng , công bằng và ổn đònh, bao gồm:
Các nguyên nhân khách quan do môi trường sống và điều kiện tự nhiên không thuận lợi : ở nông
thôn bò thiên tai , dòch bệnh, đất đai nhiểm phèn mặn , cơ sở vật chất ,hạ tầng thấp kém , những tập quán
lạc hậu. Ngoài ra quá trình đô thò hóa diễn ra nhanh và mở rộng … đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản
xuất làm ăn, cải thiện mức sống của nông dân nghèo . Việc quy hoạch , cải tạo, thực hiện di dời , tái đònh
cư và tình trạng tăng dân số cơ học ở thành phố … chứa đựng nhiều bất trắc đối với người nghèo ở nội
thành
Các nguyên nhân do bản thân của người nghèo thiếu điều kiện để làm ăn sinh sống bao gồm :
không có vốn làm ăn hoặc thiếu vốn ( chiếm tỷ lệ 70- 80% số hộ chương trình ); Thiếu kiến thức kinh
nghiệm làm ăn ( 30- 40%) ; thiếu ruộng đất canh tác (5%); Việc làm không ổn đònh và không có việc làm
(45-48%); Thiếu công cụ , phương tiện làm ăn ( 20- 30% ) . Ngoài ra, hộ nghèo thường gặp những bất
trắc , rủi ro trong cuộc sống , ốm đau, bệng tật , hỏa hoạn, tai nạn ….(3-4%); trình độ văn hóa thấp , đông
con; và kể cả những trường hợp chây lười lao động , thậm chí mắc phải các tệ nạn xã hội ( rượu chè cờ
bạc trộm cắp) … (3-4 %). (Theo tài liệu Hội Nghò Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm
nghèo (6/1997) của UBNDT.P HCM)
Các nguyên nhân do cơ chế chính sách : bò tác động bởi cơ chế cũ và khi chuyển đổi cơ chế mới ,
xóa dần các khoản bao cấp của nhà nước nhưng lại thiếu các chính sách, giải pháp trực tiếp phù hợp
khuyến khích sản xuất, chăm lo đời sống cho người nghèo, thiếu các cơ hội cho người nghèo được tiếp
cận với những nguồn lực sẵn có đặc biệt là đất đai và tín dụng, chưa huy động sức mạnh của cộng đồng xã
hội và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành để trợ giúp cho người nghèo và vùng nghèo

5


một cách hiệu quả, thiếu tính bền vững về tài chính và môi trường, thiếu sự tham gia của nhân dân vào
quá trình hoạch đònh và thực hiện các chương trình của chính phủ.

1.1.2.2 Nội dung hoạt động của chương trình Xóa đói giảm nghèo :
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên , khi điều hành hoạt động chương trình xóa đói giảm
nghèo ,để đạt kết quả rõ phải phân loại các phương thức tiếp cận và các hoạt động theo tính chất và mức
độ tác động đến mục tiêu.
Chúng ta có thể chia các nội dung hoạt động thành 3 nhóm:
-

Hoạt động trực tiếp làm giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo

-

Những hoạt động gián tiếp làm giảm bớt tỷ lệ hộ đói nghèo

- Những hoạt động vừa trực tiếp vừa gián tiếp nhưng phải mất một thời gian tương đối dài
mới phát huy hiệu quả chươn trình xóa đói giảm nghèo.
Những hoạt động trực tiếp làm giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo:
Trước hết là việc đảm bảo cho người nghèo đói ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông phải có
đất canh tác, đồng thời đi đôi với hướng dẫn cách làm ăn, cách giữ đất, phát tuy tiềm năng của đất. Đối
với những hộ nghèo ở thành thò do giải tỏa di dời cần phải có chính sách đền bù thỏa đáng để không bò rơi
vào tình trạng đói.
Thứ hai là việc hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các hộ nghèo ở thành thò và nông thôn . Theo nguồn
số liệu thì hiện nay còn khoảng 25-30% hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng ưu đãi của chính
phủ. Tuy nhiên có một nghòch lý là những nơi nghèo đói nhất, thiếu vốn nhất lại không vay vì rất nhiều
hộ nghèo không biết vay vốn để làm gì.
Ngoài ra, song song với hỗ trợ tín dụng, việc đào tạo hướng dẫn kỹ thuật, nghề cho người lao động
nghèo cũng hết sức cần thiết.
Những hoạt động gián tiếp làm giảm bớt tỷ lệ đói nghèo :
Những hoạt động này gồm hai việc chính là hỗ trợ các hộ nghèo về y tế và giáo dục
Những hoạt động vừa trực tiếp vừa gián tiếp với thời gian dài:
-


đầu tư xây dựng cơ sổ hạ tầng, sắp xếp lại dân cư

-

đònh canh , đònh cư, di dân xây dựng kinh tế mới

- nâng cao năng lực cán bộ xóa đói giảm nghèo và cán bộ các xã miền núi.với yêu cầu nắm
vững kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội và các chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo , nâng
cao năng lực quản lý , triển khai công việc cò hiệu quả ở cơ sở
1.1.2.3. Các giải pháp chính để thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo :
Giải pháp tăng cường giảm nghèo còn có nghóa là tăng những lựa chọn và cơ hội hiện có cho
người nghèo bằng cách (i) tiếp tục phát triển và mở rộng môi trường thuận lợi cho tăng trưởng , ổn đònh và
công bằng, những vùng nông thôn đang trong hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế , đô thò hóa và những nơi
hẻo lánh hoặc (ii) cho phép người nghèo được di cư đến những môi trường thuận lợi hơn ( thường tập trung
ở các trung tâm thành thò ), hoặc (iii) một số cách kết hợp cân bằng hai phương án này.
Phương án thứ nhất là phát triển hơn nữa môi trường thuận lợi bao gồm những biện pháp nhiều
mặt kể cả làm sâu sắc hơn các cải cách vó mô ( kinh tế , luật pháp , thể chế ); tăng cường xây dựng cơ sở
hạ tầng tại các vùng nghèo nông thôn , nâng cao trình độ văn hóa , tăng cường các nguồn thông tin đến
6


người nghèo. Tăng cường sự tham gia của người nghèo vào việc xác đònh những nhu cầu ưu tiên và đề ra
giải pháp thông qua việc phi tập trung hóa tài chính đúng mức và đưa ra những quyết đònh liên quan.
Đặc biệt là tăng sự tiếp cận các nguồn lực hiện có như đất đai, tín dụng, các dòch vụ khuyến nông,
kỹ năng, công nghệ, trong đó giải pháp về cung cấp các dòch vụ tài chính vi mô được xem là một giải
pháp trực tiếp hết sức quan trọng.
Phương pháp thứ hai cho phép một số người nghèo di chuyển đến những môi trường thuận lợi và
có nhiều hội việc làm hơn ở các trung tâm thành phố. Với phương pháp này, tài chính vi mô cũng không
kém phần quan trọng trong việc tự tạo việc làm cho những người nghèo nhập cư. Tuy nhiên điều này

đòi hỏi phải có sự hoạch đònh đặc biệt để đảm bảo rằng mức di chuyển này không làm quá tải thò trường
lao động, các dòch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng thành phố , hoặc dẫn đến đầu tư thái quá vào quá trình đô
thò hóa với cái giá phải trả là chi phí cơ hội của đầu tư vào nông thôn có tỷ suất lợi nhuận và khả năng tạo
việc làm cao hơn.
Phương pháp thứ ba là một số giải pháp kết hợp cả hai phương án trên.
1.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ – CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG
CHIẾN LƯC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Như trên đã đề cập, một trong những giải pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất để thực hiện chiến
lược xóa đói giảm nghèo là tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực và các cơ hội thuận lợi để người
nghèo có thể hội nhập nhanh chóng vào sự phát triển kinh tế của xã hội. Tài chính vi mô là một phần căn
bản của nguồn lực nói trên , tạo ra cơ hội cho người nghèo tự tạo việc làm và tăng thu nhập, xây dựng
lòng tự tin , tinh thần tự lực để vượt qua nghèo khó. Tuy nhiên cho đến nay , mặc dù đã hơn hai mươi năm
kể từ ngày ngân hàng Grameen – Bang ladesh khởi xướng phong trào tín dụng tiết kiệm cho người nghèo ,
vẫn còn một số quan điểm khác nhau về người nghèo và tài chính vi mô cho người nghèo như làm thế
nào nhận dạng người nghèo một cách tích cực và chủ động , người nghèo có khả năng sử dụng nguồn tín
dụng với lãi suất thò trường một cách hiệu quả không , tổ chức tài chính vi mô có thể tự bền vững về tài
chính trong khi cam kết phục vụ những người nghèo nhất hay không ..vv.. Để hiểu rõ hơn về tài chính vi
mô và người nghèo, trước tiên cần bàn đến phương pháp luận cơ bản của tài chính vi mô
1.2.1. Phương pháp luận về tài chính vi mô
1.2.1.1 Đònh nghóa về tài chính vi mô
Tài chính vi mô liên quan đến những giao dòch tài chính nhỏ, theo đònh nghóa tại Hội nghò Thượng
Đỉnh vi tín dụng (Microcredit Summit) của thế giới tổ chức tại Washington D.C , tài chính vi mô bao gồm
tín dụng nhỏ và các dòch vụ tài chính căn bản như tiết kiệm và hổ trợ kỹ thuật cho người nghèo. Khái niệm
này cũng được sử dụng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên , đònh nghóa thông dụng về tài chính vi mô tại Việt
Nam được xét trên 3 khía cạnh : nhóm mục tiêu, tín dụng và tiết kiệm nhỏ, và cơ chế được sử dụng để
cung cấp các dòch vụ đến khách hàng.
• Nhóm mục tiêu : tín dụng và tiết kiệm được cung cấp trên cơ sở các nhóm khách hàng nghèo đã
được xác đònh, điều này có nghóa là khách hàng nghèo phải được tổ chức theo nhóm , theo cộng
đồng trước khi thực hiện các giao dòch tài chính.
• Tín dụng nhỏ được quy đònh bao gồm các yếu tố như â: các khoản vay có quy mô nhỏ, ví dụ như

các món vay ban đầu khoảng 60 USD tại Bangladeh , 500 USD tại Mỹ và < 2.000.000 đồng tại T.P
HCM. Ngoài ra , các khoản cho vay thường là ngắn hạn ( dưới một năm ), thường cho mục đích sản
xuất và các hoạt động tăng thu nhập. Và đặc biệt là không yêu cầu tài sản thế chấp từ người nghèo
cho các khoản vay

7


• Các dòch vụ tài chính cơ bản đi kèm với tín dụng nhỏ bao gồm :
- tiết kiệm : Thực hiện Tiết kiệm là một yêu cầu được khuyến khích với ngøi nghèo khi
được hưởng các khoản tín dụng vi mô
- hỗ trợ kỹ thuật : đây là một khái niệm hoàn toán khác khái niệm “tài chính “ về phương
pháp tiếp cận : dựa trên cơ sở nhóm , cộng đồng , từ đó giải quyết các vấn đề của người nghèo (
thiếu kiến thức , thiếu các bí quyết công nghệ , cách làm ăn….)
• Cơ chế thực hiện các giao dòch tài chính : Hầu hết hoàn trả các khoản vay và thực hiện tiết
kiệm đều được thực hiện tại cộng đồng (khách hàng không phải tới Ngân hàng) và hoàn trả theo
phương thức chia nhỏ (góp hàng tuần hoặc hàng tháng)
1.2.1.2. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo thông qua công cụ t chính vi mô
Chiến lược xóa đói giảm nghèo thông qua công cụ tài chính vi mô phải nhắm vào hai mục tiêu : tiếp
cận những người nghèo nhất và đạt sự bền vững về tài chính.
Quan điểm của nhiều nhà tài chính ngân hàng cho rằng đây là một sự đánh đổi (trade-off) , không thể
cùng một lúc đạt được cả hai mục tiêu tự cung đầy đủ về tài chính trong khi cam kết phục vụ những người
nghèo nhất. Thực tế ở nước ta cho thấy với chính sách tín dụng bao cấp, các tổ chức tài chính vi mô cho
người nghèo như Ngân Hàng phục Vụ Người Nghèo Việt Nam không thể đạt được tự cung về tài chính,
thay vào đó, ngân sách nhà nước hàng năm phải bù lỗ hàng chục tỷ đồng. Trong tài chính vi mô chúng ta
cần được biết chúng ta đang tiến gần đến đường giới hạn sản xuất như thế nào. Nếu chúng ta đang đến
gần , tức là có sự đánh đổi trực tiếp giữa phục vụ ngày càng nhiều người nghèo và bền vững về tài chính.
Như vậy lý thuyết cơ sở cho thấy nếu tổ chức tài chính vi mô đặt mục tiêu chuyên cung cấp dòch vụ tín
dụng nhỏ ngày càng nhiều cho người nghèo, điều đó cũng có nghóa là không thể tự cung đầy đủ về tài
chính vì những lý do cơ bản sau : (i )rủi ro cao vì cho vay không có thế chấp; (ii) người nghèo, thiếu vốn,

thiếu kiến thức, thường làm ăn mang kém hiệu quả, tính rủi ro rất cao ; (iii) chi phí quản lý điều hành
cao, kém lợi nhuận vì số lượng khách hàng nghèo rất lớn trong khi các món cho vay lại rất nhỏ và nhiều,
do đó chi phí cung cấp dòch vụ tài chính đến người nghèo rất cao.
Tuy nhiên, thực tiễn thành công của rất nhiều tổ chức tài chính vi mô hàng đầu trên thế giới trong thập
niên qua đã chứng minh rằng không có mối liên hệ giữa mức độ nghèo của khách hàng và tài chính vi
mô. Thậm chí ngay trong những bối cảnh tương quan không thuận lợi, những tổ chức này đã phát triển
những phương pháp cung cấp các dòch vụ tài chính vi mô một cách thích hợp, đúng lúc và chân thành với
khách hàng, hiệu quả đến nỗi những khách hàng nghèo nhất cũng có thể trả đầy đũ các chi phí cho những
dòch vụ mà họ được cung cấp.
Do vậy có thể khẳng đònh các tổ chức tài chính vi mô sẽ thực hiện được cả hai mục tiêu nếu đứng trên
quan điểm rằng việc cung cấp các dòch vụ tài chính vi mô là một loại hình kinh doanh khác về cơ bản so
với các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại tiêu chuẩn. Và như vậy, cần phải (i) Thiết kế các sản phẩm tài
chính vi mô và giá cả của các sản phẩm này một cách đặc biệt; (ii) Chú trọng công tác quản trò nhân sự,
huấn luyện cán bộ, huấn kuyện thành viên vay vốn (iii) Xây dựng hệ thống giám sát, kế toán, báo cáo
riêng biệt, hệ thống quản lý thông tin cần được thiết kế theo kiểu cách đặc thù , phù hợp với yêu cầu quản
trò tài chính vi mô; (iv) Áp dụng cơ chế khuyến khích thích hợp cho cả nhân viên và thành viên vay vốn
vv… để có thể đảm bảo cho các tổ chức tài chính vi mô hoạt động đạt hiệu quả cao .
1.2.1.3. Những rủi ro của tài chính vi mô

8


Tài chính vi mô đóng vai trò quyết đònh đối với việc giúp người nghèo tiếp cận các dòch vụ tài
chính. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn các trường hợp thất bại khi tổ chức tài chính vi mô triển khai và mở
rộng hoạt động, những rủi ro có thể dẫn đưa đến thất bại được thống kê như sau:


Một số tổ chức tài chính vi mô chỉ tập trung vào một nhóm dân cư trong khi nhóm này không
có khả năng tiếp cận các cơ hội kinh doanh do thiếu thò trường, đầu vào và nhu cầu, ví dụ chỉ
tập trung vào một sản phẩm tín dụng như tín dụng sản xuất, rõ ràng là không có tác dụng đối

với nhóm đối tượng khi họ không có những đầu vào cần thiết khác .



Nhiều tổ chức tài chính vi mô không thể đạt được quy mô hoạt động tối thiểu hoặc mức độ
hiệu quả cần thiết để bù đắp chi phí .



Một số tổ chức tài chính vi mô phải hoạt động trong môi trường chính sách không thuận lợi
và phải đối mặt với những thách thức gay gắt về kinh tế, xã hội .



Một số tổ chức tài chính vi mô không thể quản lý nguồn vốn của mình một cách hợp lý để có
thể đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt của mình trong tương lai, và do vậy họ gặp phải những
khó khăn về khả năng thanh khoản .



Một số khác hoạt động không hình thành một hệ thống quản lý tài chính hoặc những kỹ năng
cần thiết để có thể đảm bảo hoạt động thành công.



Việc nhân rộng các mô hình thành công gặp nhiều khó khăn, do sự khác biệt về hoàn cảnh xã
hội và thiếu sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh đòa phương .

1.2.2 Vai trò của Tài chính vi mô - công cụ quan trọng và cơ bản về kinh tế trong chiến lược
Xóa Đói Giảm Nghèo ở Việt Nam .

1.2.2.1 Cung cấp phương tiện sản xuất , tạo việc làm và giúp người nghèo quen với nền sản xuất
hàng hóa
Dựa trên kết luận của các quan sát viên về hoạt động kinh tế hàng ngày ở các cộng đồng nghèo,
đa số người nghèo làm việc chăm chỉ để mong thoát khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên khi có cơ hội tăng thêm
thu nhập, ước muốn nắm bắt lấy cơ hội của người nghèo thường bò ngăn cản bởi sự thiếu vốn đầu tư. Tín
dụng nhỏ thật sự là một cứu cánh cung cấp cho người nghèo những gì họ cần để tự tạo ra công ăn việc
làm.
Tài chính vi mô đóng vai trò đặc biệt quan trọng và đầy quyền năng trong việc giúp người lao
động nghèo tự tạo việc làm – một trong những quyền thiêng liêng và cơ bản nhất của con người, giúp
người nghèo vượt lên khỏi số phận và vòng luẩn quẩn già cỗi của sự nghèo khó. Đó là vòng luẩn quẩn của
“ thu nhập thấp- tiết kiệm thấp – đầu tư thấp – thu nhập thấp - nghèo đói” . Với tín dụng và tiết kiệm cho
người nghèo , vòng luẩn quẩn trên bò được đảo ngược thành một hệ thống mở rộng của “thu nhập thấp tín dụng – đầu tư – tăng thu nhập –tăng tín dụng - tăng đầu tư- tăng thu nhập “ . Như vậy tài chính vi mô
đã cung cấp phương tiện sản xuất , làm cho người nghèo quen với nền sản xuất hàng hóa .
1.2.2.2 Thông qua phương pháp tiếp cận của tài chính vi mô theo cơ sở nhóm,cộng đồng, giúp
chúng ta hiểu được nhu cầu và phát hiện tiềm năng lao động sáng tạo của người nghèo.
Tài chính vi mô hoạt động trên cơ sở nền tảng của nó là nhóm cụm và cộng đồng. Qua sinh hoạt
đònh kỳ của nhóm cụm tại cộng đồng, những nhu cầu cũng như khả năng sáng tạo của người nghèo được
phát hiện. Qua hoạt động tín dụng tiết kiệm và phát triển cộng đồng tạo dựng lòng tự tin, tinh thần tự lực ,
một yếu tố cơ bản duy nhất có thể giúp người nghèo đi lên bằng chính sức lao động, trí tuệ của mình. Do
đó, tài chính vi mô thực sự là chìa khóa để tìm hiểu nhu cầu và khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong người
nghèo.
9


1.2.2.3 Giúp tăng cường sự tham gia của người nghèo, củng cố đòa vò và nâng cao vò trí , quyền lực
cho người phụ nữ nghèo trong gia đình .
Qua hoạt động thực tiễn cho thấy người nghèo đáng được tin cậy, đáng được ngân hàng cho vay và
tích cực trong việc xóa nghèo hơn là những quan điểm truyền thống đánh giá về họ. Với sự tiếp cận tài
chính vi mô tăng cường sự tham gia của phụ nữ nghèo trong các hoạt động kinh tế và tăng thu nhập của
họ. Hơn thế, tài chính vi mô, đặc biệt tại các nước đang phát triển có thể tạo ra quyền lực cho người phụ

nữ nghèo - những người đóng góp nhiều nhất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng đồng thời cũng
là những người chòu số phận thiệt thòi nhất- cho họ đòa vò và tiếng nói trong gia đình và trong cộng đồng
1.2.2.4 Tài chính vi mô tạo điều kiện bảo đảm mức độ an toàn về tài chính cho người nghèo và là
một công cụ hiệu quả huy động nguồn vốn trong người nghèo
Song song với tín dụng, thông qua cơ chế tiết kiệm bắt buộc hoặc khuyến khích , tài chính vi mô
giúp thay đổi một ý thức hệ ăn sâu bám rễ khá lâu nay khi cho rằng người nghèo không thể tiết kiệm.
Nếu cho rằng thu nhập thấp không cho phép người nghèo tiết kiệm là hoàn toàn sai. Thực tế hoạt
động tại phần lớn các tổ chức tài chính vi mô đều cho thấy một khả năng và nhu cầu tiết kiệm từ phía
người nghèo.Ví dụ cụ thể như qua chuyến nghiên cứu thực tế và học tập mô hình tài chính nông thôn cho
người nông dân có thu nhập thấp ở Indonesia, chúng tôi đã tìm thấy những minh chứng hùng hồn của
tiềm năng to lớn về tiết kiệm từ người nghèo. Trong hệ thống của Ngân Hàng nhân dân Indonesia - B.R.I
(một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước với 329 chi nhánh, 3.569 đơn vò ngân hàng bán lẻ và 431 trạm dòch
vụ để phục vụ cho người nghèo nông thôn) đã cho thấy sự thặng dư về tiết kiệm khá lớn trên tín dụng. Và
sự thặng dư về vốn (chủ yếu là tiết kiệm) này đã được chuyển nhượng từ đơn vò này sang đơn vò khác của
BRI và sự chuyển nhượng này có lãi suất (cao hơn lãi suất mà BRI huy động tiền gửi tiết kiệm) điều này
cho phép các đơn vò BRI thặng dư vốn vẫn có có lợi nhuận cao. Một ví dụ cụ thể như tại Chi nhánh Ngân
hàng CIBINONG (tây JAVA) - một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả của BRI, là đơn vò có
thặng dư vốn tiết kiệm trên rất cao. Theo số liệu thực tế đến tháng 05/1997, số dư có tài khoản tiết kiệm
lên đến 14,2 tỷ Rp - lớn gần gấp 11 lần so với số dư nợ tài khoản cho vay tại chi nhánh (1,3 tỷ Rp), đạt lợi
nhuận ròng 212 triệu Rp. Ngoài ra tại những đơn vò tín dụng tiết kiệm làng xã (Làng Gelgel, làng
Lembaga) mà chúng tôi được tham quan đều có số dư tiết kiệm khá cao. Một điều thú vò là chính từ số
lượng lớn các TKTG từ các nhóm, các đơn vò tín dụng tiết kiệm ở nông thôn này đã đóng vai trò cung cấp
nguồn quỹ ổn đònh cho các dự án đầu tư lớn cho chính phủ.
Nguồn tiết kiệm bắt buộc trong hoạt động tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo
đảm mức độ an toàn về tài chính nhất đònh cho người nghèo trong những thời kỳ khó khăn nhất như bệnh
tật, tai nạn, mất mùa, thiên tai …. Nhờ đó làm dòu đi những thiếu hụt trong cuộc sống để họ không phải đi
vay nặng lãi , một hiện tượng khá phổ biến trong người nghèo.
Mặt khác, đa số các tổ chức tài chính vi mô đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của tiết kiệm
trong hoạt động. Với cơ chế một phần tiết kiệm của khách hàng luôn được ký quỹ tại tổ chức tài chính vi
mô cho phép giảm thiểu rủi ro các khoản cho vay đến người nghèo. Quan trọng hơn cả là nguồn tiết kiệm

từ khách hàng có thể tạo dựng một nguồn vốn khá hợp lý cho tổ chức vì bao giờ lãi suất tiết kiệm phải trả
cho khách hàng bao giờ cũng nhỏ hơn lãi suất mà tổ chức tài chính vi mô phải trả cho việc vay mượn các
nguồn vốn với lãi suất thương mại.
Với vai trò và tác động mạnh mẽ của hoạt động tài chính vi mô trong việc giảm nghèo, có thể
khẳng đònh đây là một trong những công cụ quan trọng và cơ bản trong chiến lược xóa đói giảm nghèo tại
nước ta
1.3 KINH NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

10


1.3.1 Kinh nghiệm từ các chương trình tài chính vi mô thành công trên thế giới
1.3.1.1 .Grameen Bank (GB) - Ngân hàng cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo đầu tiên trên
thế giới
Vào năm 1976, giáo sư Muhammad Yunus – giáo sư trường Đại Học Chitagong đã tiến hành
những bước thử nghiệm đầu tiên ở Bangladesh để thí điểm tín dụng cho người nghèo. Ông đưa ra một một
chương trình nghiên cứu hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo để thử nghiệm giả thyết : Nếu nguồn
tài chính có thể đáp ứng cho người nghèo với những quy đònh và điều kiện hợp lý , họ sẽ có thể tự tạo ra
công ăn việc làm mà không cần nhận sự cứu trợ thường xuyên .
Đối tượng của GB là những người nghèo nhất trong số người nghèo Bangladesh.. Nguyên tắc cơ
bản của GB là :
-

Người vay phải là người nghèo .

-

Những người vay phải được tổ chức thành nhóm

-


Phải được huấn luyện và thử thách trước khi vay

-

Phải tham gia sinh hoạt thường kỳ hàng tuần

-

Phải xem tiết kiệm là mục tiêu quan trọng

-

Quy mô vốn vay đi từ nhỏ đến lớn

-

Các dự án đều phải nhằm vào mục đích hoạt động phát sinh lợi tức

Giả thiết của giáo sư Yunus đã được thực tế chứng minh qua việc thực hiện thành công dựï án thí
điểm ‘Grameen Bank Project” ở Chitagong (1976-1979), rồi mở rộng đến Tanggail (1979), Dhaka,
Rangpur và Patuakhalic (1982-1983) và kết quả cuối cùng vào tháng 10/1983ø dự án đã được chuyển đổi
thành một Ngân hàng hoạt động độc lập : ngân hàng Grameen ( tiếng Bangladesh có nghóa là Ngân hàng
Nông thôn ). Chính phủ cung cấp 60% vốn hoạt động ban đầu dưới hình thức cổ phần , 40% cổ phần còn
lại do người vay sở hữu cổ phần .
Từ đó đến nay, hệ thống Grameen Bank đã phát triển một cách mạnh mẽ, đào tạo được một đội
ngũ nhân viên có năng lực với số lượng khoảng 8.000 người. Một điều kỳ diệu đã được thực hiện ở
Grameen bank, đó là tỷ lệ sở hữu nguồn vốn đã bò đảo ngược so với ngày đầu thành lập, đến nay 92%
được sở hữu bởi những nghèo nôngthôn Bangladesh và chỉ 8% còn lại sở hữu bởi chính phủ. Đến 12/1999
GB đã hoạt động trên 3/4 lãnh thổ Bangladesh, phục vụ gần 2,4 triệu khách hàng nghèo ; Tổng số tín

dụng cấp ra lên tới 2,95 tỷ USD.Trong đó, tỷ lệ đóng góp từ tiết kiệm của thành viên chiếm 10% . Tỷ lệ
hoàn vốn đạt lớn hơn 98%.
GB cũng đã khẳng đònh được tính bền vững của mình và được đánh giá là một mô hình nổi tiếng
thành công trên thế giới, từ đó mô hình GB đã được vận dụng tại 58 nước trên thế giới, trong đó có cả
Mỹ, Canada, Pháp, Anh, và đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển tại Châu Phi, Châu Á , trong
đó có Việt Nam.
1.3.1.2. Những đặc điểm thành công của các chương trình tài chính vi mô trên thế giới :
Học tập phương pháp cơ bản của mô hình tài chính vi mô chuyên nghiệp “Grameen Bank” ở
Bangladesh, rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo sử dụng công cụ
tài chính vi mô. Mô hình của GB đã được vận dụng một cách sáng tạo khác nhau ở các nước khác nhau
trên thế giới. Có rất nhiều tổ chức tài chính vi mô đã thành công như Ngân hàng cho người nghèo không
đất CARD tại Philippine, tổ chức IKHTIA tại Malaysia hay FINDA tại Uganda…Ngoài ra, trên thế giới

11


còn nhiều triết lý khác nhau, hướng tiếp cận và tiến hành hoạt động tài chính vi mô theo nhiều phương
pháp khác nhau, như mô hình “Village Bank” điển hình ở Nepal dựa trên cơ cấu tự tổ chức của làng xã,
mô hình P4K của Indonesia tấn công vào xóa đói giảm nghèo dựa trên 4 công cụ tín dụng , tiết kiệm,
huấn luyện và hướng dẫn kỹ thuật hay mô hình “ Linking Bank and Self-help Group” trên cơ sở nối kết
giữa Ngân hàng và các nhóm cụm tự quản tại làng xã tại Indonesia vv….
Tổng kết đặc điểm thành công của các nước chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các tổ chức thành
công trong chiến lược xóa đói giảm nghèo sử dụng công cụ tài chính vi mô đều có những điểm cơ bản
chung như sau :
1. Phạm vi tiếp cận tốt : các chương trình này có thể tiếp cận nhiều người (tiếp cận chiều
rộng) và nhiều người nghèo (tiếp cận chiều sâu), các chương trình này đặc biệt chú trọng đến hỗ trợ
phụ nữ nghèo .
2. Tính hiệu quả trong hoạt động : các chương trình này có thể bù đắp chi phí từ thu nhập
của mình.
3. Có khả năng đảm bảo bền vững và tự cung đầy đủ về tài chính (sau khi đã điều chỉnh

mọi yếu tố lạm phát, bao cấp…) hoàn toàn : bên cạnh tính hiệu quả về hoạt động, các chương trình
này có thể vay vốn với lãi suất thò trường, trích lập quỹ dự trữ bù đắp rủi ro, và bù đắp mức lạm phát.
4. Chi phí được quản lý chặt chẽ : các chương trình này có xu hướng tính lãi suất cao đối với
các khoản cho vay (so với lónh vực chính thức) và trả lương thấp (so với thu nhập bình quân đầu người)
5. Quy mô khoản vay thường nhỏ (so với mức trung bình của ngân hàng)
6. Môi trường hoạt động thường rất năng động và môi trường pháp chế thường rất thuận lợi
hoặc ít nhất cũng đạt mức công bằng
1.3.2 . Những kinh nghiệm rút ra từ các mô hình tài chính vi mô trên thế giới
Trên cơ sở nghiên cứu và được tham quan thực tế một số mô hình trên, chúng tôi rút ra một số
kinh nghiệm của các mô hình tài chính vi mô như sau:
1.3.2.1.Làm việc trực tiếp tại cộng đồng, các thủ tục áp dụng đơn giản, cấp tín dụng nhanh chóng
Đây là bài học đầu tiên, cán bộ tín dụng của tổ chức tài chính vi mô nên theo sát thực tế hoạt
động hàng ngày tại các làng, xã và những người nghèo, thăm khách hàng đang vay và giải thích những
yêu cầu đối với khách hàng tiềm năng. Họ cần tổ chức những buổi họp tại cộng đồng. Nếu như điạ bàn
hoạt động tại nông thôn, tổ chức tài chính vi mô nên khuyến khích khách hàng người nghèo tham gia sinh
hoạt hàng tuần.
Có một sự khác biệt rất nhỏ về tỉ lệ hoàn trả vốn vay giữa các dự án mà đề nghò khách hàng xin
vay vốn điền vào rất nhiều mẫu đơn từ với những thuật ngữ khó hiểu và những dự án giản đơn xin vay vốn
xuống chỉ còn 1 đến 2 trang. Ở mức độ vi mô, phụ thuộc vào bạn bè, đồng nghiệp là để chọn một khách
hàng là một công cụ hữu hiệu đảm bảo tính an toàn của khoản vay .
Những người xin vay vốn trở nên ít quan tâm hơn nếu như họ phải chờ đợi hàng tháng cho đến khi
yêu cầu của họ được đáp ứng . Họ đã quá quen với việc những người cho vay nặng lãi mà có thể cho vay
ngay lập tức vào bất kỳ đòa điểm nào . Các dự án được quản lý tốt thường cấp tín dụng trong vòng 10 ngày
hoặc 1 tuần ngay sau khi được yêu cầu . Những khoản cho vay tiếp theo còn được giải ngân nhanh hơn .
1.3.2.2 Không yêu cầu phải có kế hoạch kinh doanh hoặc sổ sách phức tạp, không yêu cầu tài sản
thế chấp

12



Do chỉ một tỉ lệ nhỏ nông dân, thương gia và các nhà sản xuất nhỏ có hệ thống sổ sách cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình , việc đề nghò xem sổ sách ít xảy ra trong những dự án thành công .
Các cơ chế thay thế, ví dụ như cho vay qua nhóm như đã được mô tả, trong đó những người nghèo
khởi xướng hoạt động sản xuất kinh doanh phải cùng chòu trách nhiệm hoàn trả vốn vay đã thay thế một
cách thành công các hình thức bảo lãnh thông thường. Uy tín của một cá nhân trong cộng đồng còn quan
trọng hơn tài sản thế chấp .
1.3.2.3 Khuyến khích người nghèo khởi sự một hoạt động kinh tế bất kỳ, dù nó có quy mô rất nhỏ,
tập trung vào thò trường đòa phương
Đối với người nghèo cần hổ trợ các hoạt động kinh tế mới hình thành phù hợp với cộng đồng và
đi từ quy mô rất nhỏ. Việc khởi sự các hoạt động kinh tế có quy mô lớn cho người nghèo thường ít khi
thành công và đòi hỏi những đầu vào ở diện rộng vàù cần một thời gian dài. Các chủ doanh nghiệp và nông
dân có thể nhận biết được “những thò trường chưa được khai thác” mà các chuyên gia thường lại không
nhận biết được. Các nỗ lực tìm kiếm thò trường mới thường tốn kém và khó khăn.
1.3.2.4 Cho vay món nhỏ có thời hạn ngắn chủ yếu cho mục đích bổ sung vốn lưu động, cho vay
món mới lớn hơn trên cơ sở hoàn trả đầy đủ.
Các khoản vay nhỏ , ngắn hạn không chỉ “kiểm tra” cam kết hoàn trả của khách hàng mà còn cho
phép khách hàng biết được khoản vay có thể thực sự giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phát
triển hay không. Các khoản vay này thường theo nguyên tắc được hoàn trả theo những khoản tiền cố đònh
bằng nhau (có thể hàng tuần, hàng tháng).
Hầu hết các chương trình thành công đều có một hệ thống rõ ràng về việc cho vay món mới lớn
hơn trên cơ sở hoàn trả đầy đủ món cũ.
1.3.2.5 Đáp ứng yêu cầu của khách hàng nghèo, hình thành các dự án quy mô lớn, có sinh lời và
có khả năng bền vững
Thời gian làm việc của khu vực tài chính chính thức thường không thuận tiện đối với lòch trình làm
việc của người lao động nghèo . Tổ chức tài chính vi mô cần có những lòch làm việc phù hợp với người
nghèo như vào các buổi trưa hoặc cuối buổi chiều
Giả đònh rằng khách hàng, với mối quan hệ ràng buộc của họ trong cộng đồng, sẽ đóng vai trò chủ
đạo trong việc thúc đầy dự án. Khách hàng thành lập các nhóm của riêng họ và hỗ trợ, hướng dẫn, chia sẻ
kinh nghiệm lẫn nhau qua đó giảm chi phí của chương trình một cách đáng kể. Đồng thời sự tương tác
chuyên sâu này hình thành một cam kết của khách hàng – với dự án và trong nội bộ khách hàng .

Cuối cùng, sự tham gia của hệ thống tài chính chính thức là yếu tố quan trọng nếu như muốn đạt
được mục tiêu bao phủ một phần đáng kể người nghèo nông thôn và đô thò.

Chương II :
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ
TRONG CHIẾN LƯC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP HCM

13


2.1.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀø MÔI TRƯỜNG TÀI
CHÍNH VI MÔ Ở VIỆT NAM
2.1.1 Khái quát chung về hoạt động xóa đói giảm nghèo và phương pháp phân loại đánh giá
hộ nghèo tại Việt nam
2.1.1.1 Khái quát chung về bối cảnh kinh tế xã hội & thành tựu xóa đói giảm nghèo ở nước ta:
Từ đầu thập niên 90, chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo đã được Nhà nước chủ trương là một
trong 11 chương trình trọng tâm để phát triển đất nước, hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo trở nên
mạnh mẽ trên cả nước. Theo số liệu thống kê, nếu như vào giữa thập niên 80, cứ 10 người dân Việt Nam
có 7 người sống trong tình trạng nghèo đói thì một thập niên sau -thập niên của thời kỳ đổi mới - con số
này đã giảm đi một nửa. Tỷ lệ dân số có mức chi tiêu đầu người dưới mức nghèo đã giảm một cách kỳ
diệu từ 58% vào năm 1993 xuống còn 37% vào năm 1998.
Đồ thò 1 :

Tỉ
lệ

Phân phối mức chi tiêu đầu người 1993/1998

Chuẩn
mực đói


Chuẩn mực nghèo

Chi tiêu đầu người theo mức giá thực tháng 1/1998

(Nguồn : Ngân hàng thế giới)
Có thể nói, xét về hầu hết các chỉ số tổng hợp về kinh tế vó mô và xã hội, thành tích của Việt Nam
những năm gần đây thật là đáng kể . Trên mặt trận kinh tế, nước ta đã vượt qua khỏi cơn khủng hoảng
kinh tế xã hội trong suốt nửa cuối thập kỷ 90, tỷ lệ tăng trưởng GDP cao , đạt bình quân 8,6%/năm giai
đoạn 1991-1997 (số liệu tổng cục thống kê 1991-1997), tỷ lệ lạm phát hành năm giảm và cung ứng tiền tệ
quản lý tương đối chặt, đặc biệt là chi tiêu thực về xã hội tính theo đầu người cao hơn những năm cao
điểm trước đây , các chỉ số về y tế giáo dục nói chung được cải thiện đối với đại đa số người dân Việt nam
và tình trạng nghèo đói đã được giảm đáng kể so với thời kỳ trước đổi mới. Thành tựu về giảm nghèo đã
được quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 tháng 12/99 đánh giá …” số hộ đói giảm , đời sống nhân dân được ổn
đònh …”, nếu năm 1992 tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 30,1% thì năm 1993 đã giảm xuống còn 26%, 23% năm
1994, 20% vào năm 1995, 19% vào năm 1996 và cuối năm 99, chỉ còn chiếm 15.7% trên tổng dân số
quốc gia. Cả nước có 15 tỉnh thành đạt tỷ lệ hộ đói nghèo xấp xỉ hoặc dưới 10%, trong đó có thành phố Hồ
Chí Minh

14


Kết quả đạt được trên được Thông tấn xã Việt Nam đánh giá là 1 trong 10 sự kiện nổi bật trong năm
1999.
2.1.1.2 Các phương pháp đánh giá và phân loại hộ nghèo hiện nay ở nước ta.
Mặc dù đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao và thực hiện giảm nghèo một cách đáng kể trong những
năm gần đây, nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt nam, nước đông dân đứng hàng
thứ 13 trên thế giới với tổng dân số khoảng trên 78 triệu vẫn bò liệt kê vào danh sách những nước nghèo
nhất trên thế giới. Kết quả cuộc khảo sát mức sống người dân Việt nam do Liên hiệp quốc tiến hành 1997
cho thấy mức nghèo ở nước ta rất cao: khoảng 51% dân số vẫn ở dưới mức nghèo của thế giới và 25%

nghèo theo nghóa thiếu ăn, không đủ lượng calorie đáp ứng hàng ngày cho hoạt động. Tuy nhiên nghiên
cứu của Liên Hiệp Quốc không dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, và cho đến nay đònh nghóa về
tình trạng nghèo và mức nghèo ở nước ta vẫn còn chưa thống nhất do đứng trên nhiều quan điểm và các
tiêu chí đánh giá, phân loại hộ nghèo khác nhau giữa các tổ chức khác nhau như Ngân hàng thế giới ,
UNDP, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và chính phủ Việt nam .
Theo chúng tôi, bước đầu tiên và quan trọng trong hoạt động tài chính vi mô là nhận ra người nghèo.
Làm cách nào mang lại lợi ích cho người nghèo nếu chúng ta không xác đònh chính xác họ là ai? Làm
cách nào để chứng minh được chúng ta đang trợ giúp cho người nghèo khi chúng ta không có công cụ đònh
lượng được điều này. Rõ ràng cần phải đònh nghóa và nhận diện người nghèo một cách tích cực nếu không
thì chúng ta cũng không thể hỗ trợ tín dụng nhỏ cho họ một cách tích cực được.
Theo tiêu chuẩn quốc tế , hộ nghèo ( hộ thu nhập thấp) được đònh nghóa :
- Hộ sống dưới mức nghèo đói của 1 quốc gia
- Có hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ
- Tự tạo việc làm hoặc cùng các thành viên gia đình sản xuất kinh doanh
Hiện nay, có nhiều tổ chức với nhiều tiêu chí và cách đánh giá phân loại chuẩn mực hộ nghèo, do vậy để
làm cơ sở cho các tổ chức tài chính vi mô nhận diện hộ nghèo một cách toàn diện và tích cực, chúng tôi
thống kê và phân tích điểm mạnh, yếu của từng cách phân loại đánh giá như sau:
Bảng 1 : Các phương pháp đánh giá, phân loại hộ nghèo tại Việt nam

Tổ chức
Ngân
hàng thế
giới

UNDP

Tiêu chí
Điểm mạnh
+ Khu vực nông thôn ≤ Ở một mức độ nhất
đònh, khái niệm này

99USD/năm
+ Khu vực thành thò ≤ là một chỉ số để so
120USD/năm
sánh tỉ lệ nghèo đói
giữa các quốc gia
và giúp các nhà
hoạch đònh chính
sách tiến hành xác
đònh các chính sách
phát triển dài hạn
+ Không có một tiêu
chí cụ thể nào
+ Thay vào đó, người
nghèo được đònh nghóa
là những người “thiếu

Điểm yếu
+ Chỉ số này không thể giúp nhận dạng
chính xác mức độ nghèo đói của người
nghèo.
+ Các tổ chức cho vay không thể áp dụng
chỉ số này để xác đònh các nhóm khách
hàng mục tiêu, ví dụ như giữa các hộ gia
đình có thu nhập thấp với các người
nghèo.

+ Đây không thể là một công cụ hữu hiệu
để đònh lượng mức độ nghèo đói tại các
khu vực nông thôn .
+ Đònh nghóa này không giúp các tổ chức

cho vay trong việc xác đònh các nhóm

15


Các tổ
chức phi
chính phủ
quốc tế
NGOs)

Chương
trình Xóa
Đói Giảm
Nghèo
Tp.HCM

cơ hội tham gia vào đời
sống quốc gia, đặc biệt
là vào nền kinh tế của
mình.
+ Để xác đònh các hộ
gia đình nghèo và các
hộ gia đình có thu nhập
thấp, các tổ chức phi
chính phủ sử dụng
phương pháp xếp hạng
của cải-phương pháp
này là sự kết hợp giữa
mức tiêu thụ thực

phẩm, điều kiện nhà ở,
sức kéo động vật trong
sản xuất nông nghiệp,
tài sản có giá.
+ Người nghèo là
những đối tượng thiếu
ăn từ 4 đến 6 tháng mỗi
năm, không có trâu
hoặc bò, hoặc nhà ở
được lợp bằng rơm rạ.

-Phương pháp xếp
hạng của cải này là
hoàn toàn có ý
nghóa và có tính
thực tế cao do :
+ Những người
sống tại làng xã
biết về mức độ của
cải, hoặc mức độ
nghèo đói của hàng
xóm mình một cách
rõ ràng. Bởi vậy, họ
có thể tự xác đònh
được những đối
tượng hưởng lợi
chính tốt hơn những
người ngoài cuộc.
+ Phương pháp này
có tính trực quan

cao
+ Việc thực hiện
các tính toán phức
tạp là không cần
thiết
+ Có thể áp dụng
vào thực tế một
cách dễ dàng.
+ Dựa trên điều tra Đưa ra tiêu chuẩn
những hộ dân có mức đánh giá cụ thể
thu nhập bình quân đầu
người/ năm dưới mức
trung bình của xã hội ở
thành phố :
Hộ nghèo thành thò
Thu nhập bình quân ≤
2.500.000đ/ đầu người
/năm.
Hộ nghèo nông thôn :
Thu nhập bình quân ≤
3.000.000đ/ đầu người
/năm.
+ Ngoài ra còn dựa trên
tiêu thức khả năng tiếp

khách hàng mục tiêu hoặc phân biệt
những người khá giả với người nghèo ở
cấp cơ sở
+ Việc xác đònh, nhận biết các hộ gia
đình có thu nhập thấp có thể bò bóp méo

và trở nên không chính xác nếu như chỉ
một trong các yếu tố này được sử dụng .
Ví dụ, một người nghèo hiện đang trong
độ tuổi lao động có thể có một ngôi nhà
cũ nát, song hoàn toàn có khả năng cải
thiện ngôi nhà đó nếu như anh ta có thể
tiếp cận một nguồn vốn tín dụng . Bên
cạnh đó, một người có thể mua thóc từ
chợ để ăn hàng ngày song điều này
không có nghóa là anh ta nghèo do anh ta
còn có những nguồn thu nhập khác nữa .
+ Các đường phân loại mức độ nghèo đói
thường được dựa trên những đánh giá
mang tính chất chủ quan và do vậy khó
có thể so sánh giữa các chương trình tín
dụng và tiết kiệm khác nhau của các
NGO.

Không phân biệt được nhữngngười nghèo
và nghèo nhất

16


cận và hưởng thụ các
dòch vụ xã hội của
người nghèo
(Nguồn : Tham khảo ADB Country Report tháng 4,1999)
2.1.2 Các vùng nghèo ở nước ta ( bản đồ )
2.2. MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Khái quát về hệ thống tài chính và cơ chế hoạt động tài chính vi mô của nước ta:
2.2.1.1. Hệ thống tài chính tại Việt Nam :
Nhìn chung, hệ thống tài chính nước ta có thể được chia thành ba bộ phận chủ yếu : bộ phận tài
chính chính thức, bán chính thức và phi chính thức.
Hệ thống tài chính chính thức hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà Nước Việt nam bao
gồm : Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng thương mại cổ phần,
Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh; các công ty tài chính; quỹ tín dụng nhân dân và các hợp tác
xã tín dụng.
Bộ phận tài chính bán chính thức là các chương trình quốc gia như Quỹ Xóa Đói giảm nghèo, Quỹ
Quốc gia giải quyết việc làm, các tổ chức tín dụng , tiết kiệm của các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ,
Hội Nông dân, một số mô hình tín dụng tiết kiệm nông thôn do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ
chức.
Và cuối cùng là các dòch vụ tài chính phi chính thức bao gồm các nguồn từ gia đình, bạn bè, người
thân, và những người cho vay nặng lãi. Những dòch vụ này thường rất thuận tiện và được thực hiện ngay
tận cửa với những thủ tục hết sức đơn giản.
2.2.1.2. Cơ chế tài chính vi mô tại Việt Nam – những điểm mạnh và hạn chế của các thành phần
tham gia vào chiến lược xóa đói giảm nghèo:
Tất cả 3 bộ phận cấu thành hệ thống tài chính ở Việt nam nêu trên đang cung cấp các dòch vụ tài
chính đến các doanh nghiệp và các hộ vùng nông thôn. Tuy nhiên tham gia trực tiếp vào thò trường tài
chính vi mô chủ yếu gồm hệ thống tài chính bán chính thức và phi chính thức với những nét đặc trưng chủ
yếu khác nhau. Qua thực tiễn hoạt động tài chính vi mô chúng tôi nhận thấy những điểm mạnh và những
điểm còn hạn chế như sau :
Bảng 2 :
Những điểm mạnh và những điểm hạn chế của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt nam

THÀNH PHẦN

ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU


Thành phần chính thức


Hệ thống lớn nhất cung
cấp Dòch vụ tín dụng cho
vùng Nông thôn



Chi phí không chính thức
làm khách hàng gánh thêm
chi phí vay



Mong muốn mở rộng tầm
hoạt động bằng cách cho
vay nhóm không thế chấp



Mong muốn mở rộng tầm
hoạt động theo chiến lược
của các cấp chính quyền

Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát Triển Nông thôn

17



tối đa là 5 triệu đồng, có sự
liên lạc giữa phòng giao
dòch và hệ thống điều hành
ngân hàng


Ngân Hàng
Phục Vụ Người nghèo



Không đặt mục tiêu phục
vụ cho các hộ nghèo vùng
nông thôn



Còn nhiều vùng nông
thôn chưa được phục vụ



Cung cấp tín dụng thương
mại hỗn hợp dưới các
chương trình bao cấp của
chính phủ

Tập trung cho những •

người nghèo vùng nông

thôn vay

Tín dụng bao cấp
Không tự vững về tài
chính



Đạt được ấn tượng sâu

sắc về việc phục vụ
người nghèo trong thời
gian ngắn



Có mối quan hệ chặt chẽ
với chính quyền đòa
phương



Dòch vụ tín dụng theo •
đònh hướng thò trường

Hầu hết các món vay là
ngắn hạn




Tổ chức được sở hữu bởi •
chính các thành viên của
họ

Khởi sự từ những vùg
giàu có và với khách
hàng khá giả hơn



Tập trung vào việc huy
động tiết kiệm tại đòa
phương



Cung cấp tín dụng dựa
trên cơ sở các ấp , xã .



Mạng lưới toàn quốc

Quỹ Tín dụng
Nhân Dân

hơn là chiến lược của chính
Ngân hàng.


Hoàn toàn phụ thuộc vào
Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát Triển Nông thôn
(nhân viên, trụ sở)

Thành phần bán chính thức



Chương trình Xóa Đói
Giảm Nghèo Quốc gia


Nhận được sự hỗ trợ
mạnh mẽ của chính quyền
đòa phương
Kết hợp cung cấp tín
dụng với hỗ trợ kỹ thuật



Tín dụng bao cấp



Không tự vững về tài
chính




Không huy động tiết
kiệm



Nhân viên không có kỹ
năng thích hợp cho dòch vụ
tín dụng.

18


Chưa tập trung nhiều vào
đầu tư những hộ vùng nông
thôn.



Nhắm đến mục tiêu chính
trò và xã hội hơn là hiệu quả
kinh tế



Mạng lưới rộng khắp tới
làng xã.




Không có chức năng cung
cấp tín dụng



Thử nghiệm nhiều mô
hình tài chính vi mô khác
nhau



Không phải là tổ chức tự
vững về mặt tài chính





Sẵn sàng và nỗ lực huy
động khối lượng lớn tiết
kiệm thông qua dòch vụ tín
dụng.

Hạn chế về nghiệp vụ
chuyên môn và số nhân
viên cho việc mở rộng mô
hình tín dụng tiết kiệm




Hiểu biết chưa cặn kẽ về
tự vững tài chính của các
mô hình tín dụng; phụ thuộc
vào hỗ trợ nguồn vốn từ bên
ngoài

Các tổ chức xã hội



Hoàn trả vốn vay cao hơn
mô hình tín dụng chính thức
khác



Tập trung phục vụ cho
người nghèo



Phục vụ hiệu quả cho
người nghèo



Các tổ chức NGO quốc tế









Nhận diện khách hàng
mục tiêu một cách rõ ràng




Phục vụ cho số lượng nhỏ
và cô lập



Quỹ tài chính thấp. Phụ
thuộc vào quỹ tài trợ



Bởi vì phạm vi hoạt động
nhỏ, các tổ chức này không
đạt được sự tự vững của tổ
chức

Tiếp cận thò trường
Có kinh nghiệm và kiến
thức về các mô hình tài
chính vi mô


Chi phí điều hành cao

Hỗ trợ kỹ thuật thích hợp



Tập trung vào việc tự
vững và tự quản lý các
chương trình cho dân nghèo



Phù hợp, đơn giản và ở
ngay tại đòa phương



Giá cả dòch vụ đắt so với
người nghèo



Tiếp cận với lãi suất thò
trường



Người rất nghèo bò loại ra




Chòu lãi suất cao nếu vay
bằng hiện vật



Hầu hết các món vay đều

Thành phần không chính thức

Dòch vụ tài chính không
chính thức



Người vay và người cho
vay biết nhau rất rõ

19






Huy động vốn tại đòa
phương tốt
Điều hành độc lập


nhỏ và ngắn hạn
Điều hành cô lập




Không được khuyến
khích để trở thành tổ chức
tài chính chính thức.

(Nguồn : ADB Country Report - Micro-finance Sector in VietNam -4/1999)
2.2.2.Môi trường hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam.
2.2.2.1. Môi trường hoạt động tài chính vi mô
Từ phân tích trên , chúng ta thấy rất rõ đặc trưng của khu vực tài chính nhà nước ở nước ta là chế
độ kiểm soát lãi suất. Cơ cấu khu vực tài chính vi mô chính thức có liên quan chặt chẽ với lónh vực tài
chính nói chung và cũng gặp phải nhiều khó khăn. Do không cho phép các chỉ số giá( lãi suất thò trường)
chi phối quá trình phân bổ nguồn lực tài chính, các tổ chức tài chính vi mô hầu như chòu gánh nặng thực
hiện nhiều mục tiêu chính trò, xã hội mà chưa chú trọng đúng mức đến chi phí giao dòch . Lý do tồn tại của
các tổ chức tài chính chính thức như Ngân hàng Phục vụ người nghèo chỉ là cung cấp tín dụng bao cấp
cho người nghèo vì thế không thể hy vọng sẽ tự lập về tài chính và do vậy ngoài vai trò Ngân hàng, nó
cũng sẽ đóng vai trò như một tổ chức phúc lợi không hơn không kém.
Các quỹ tín dụng nhân dân đặt dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước hiện nay cũng tham gia
vào hoạt động tài chính vi mô trên đòa bàn nông thôn nhưng không tập trung phục vụ cho người nghèo và
cũng đang bò quá tải với vai trò này. Khi hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân mở rộng một cách đáng kể
, cần có cơ cấu tổ chức mới đảm nhiệm chức năng trên. Nếu thiếu giám sát chặt chẽ sẽ dẫn tới nguy cơ
quản lý sai nguyên tắc trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân- một nguyên nhân đã gây sụp đổ hệ thống
tín hợp tác xã tín dụng và tiết kiệm trước đây.
Thành phần tài chính bán chính thức có thể được xem là những tổ chức tài chính vi mô thực sự
hiệu quả trong việc tiếp cận đúng đối tượng nghèo và cơ chế điều hành hoạt động khá linh động. Tuy
nhiên có những hạn chế về nguồn lực như đã phân tích trên, cụ thể hạn chế về nguồn vốn, về nguồn nhân

lực, về kỹ năng quản lý… để có thể mở rộng tầm hoạt động và tự vững về tài chính. Do vậy theo chúng tôi
cần phải khuyến khích và đầu tư cho việc đẩy mạnh các thành phần tài chính bán chính thức này nhằm
ngày càng tăng cường hiệu quả phục vụ người nghèo.
2.2.2.2 Những hạn chế trong việc mở rộng hoạt động các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
Với môi trường hoạt động như trên, các tổ chức tài chính vi mô gặp phải nhiều hạn chế trong việc
mở rộng phạm vi hoạt động cho người nghèo, cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ chưa ban hành bất cứ chính sách cụ thể nào cho hoạt động của các tổ chức
tài chính vi mô. Nỗ lực duy nhất của Chính phủ có liên quan đến hoạt động tài chính vi mô được thể hiện
trong chương trình Xóa đói giảm nghèo, theo cách xem tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất
trong chương trình.
Thứ hai, việc tiếp tục duy trì cơ chế tín dụng bao cấp thông qua chương trình của Ngân hàng Phục
vụ người nghèo Việt Nam và các chương trình quốc gia gây tác dụng kém phát triển cho mô hình tiết kiệm
và tín dụng của các tổ chức NGO quốc tế và các tổ chức xã hội, mô hình khuyến khích hệ thống tài chính
vi mô hoạt động theo phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất trong chiến lược giảm nghèo của thế giới hiện
nay.
Thứ ba, luật đònh có liên quan đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy đònh rõ rằng Ngân hàng
Nhà nước sẽ tiếp tục quyết đònh lãi suất cho vay tại từng thời đểm. Hiện nay, lãi suất thực cho vay của các
20


tổ chức tài chính chính thức đang có giá trò dương. Nhưng mức lãi suất này quá thấp để có thể tự bền
vững về mặt tài chính. Và Ngân hàng thì hoặc là ít hoặc là không linh động trong việc trang trải chi phí,
thu hồi lợi nhuận.
Thứ tư, chi phí cho những khoản vay nhỏ quá cao. Chính sách lãi suất của hiện nay không thể giúp
Ngân hàng dễ dàng bù đắp được chi phí. Điều này làm ngã lòng những tổ chức tài chính trong việc mở
rộng những khoản vay nhỏ cho những hộ nghèo.
Thứ năm, cam kết mở rộng hoạt dộng phục vụ cho những hộ nghèo của các tổ chức tài chính vi mô
có tính chung chung và thiếu thuyết phục bởi vì hệ thống quản lý và những nhân viên tín dụng không tin
rằng người nghèo có thể tiết kiệm ngay cả một khoản tiền nhỏ và hoàn trả tốt. Hậu quả là tồn tại những
mô hình phục vụ cho hộ nghèo vùng nông thôn kém hiệu quả và tốn phí cao.

2.3 TÌNH HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGÈO VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI T.P HỒ CHÍ MINH
2.3.1 Đối tượng nghèo,tình trạng nghèo và vùng nghèo tại T.P HCM
2.3.1.1 Đối tượng và tình trạng nghèo tại T.P HCM
T.p Hồ Chí Minh có diện tích 2.093 km2 , dân số trên 7 triệu người với 837.600 hộ , bố trí trên đòa
bàn 22 quận huyện, 303 phường xã , 60% dân số đang sống ở nội thành. Tuy là trung tâm kinh tế lớn nhất
cả nước với tổng sản phẩm trên điạ bàn nhiều năm tăng từ 10- 15% , nhưng diện nghèo đến nay vẫn còn
chiếm tỷ lệ trên 10%. Tuy nhiên đây là con số thống kê chưa đầy đủ vì còn nhiều hộ nghèo chưa được đưa
vào chương trình với nhiều lý do như phường xã có tư tưởng ngại con số hộ nghèo gia tăng lên trên đòa bàn
mình quản lý, ngân sách lại phải tăng chi trợ cấp về y tế, bảo hiểm, giáo dục và thất thu một số khoản phí
ở xã phường ( do các hộ nghèo trong chương trình được miễn nộp các khoản nghóa vụ đối với chính quyền
đòa phương).
Đối tượng của chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm trọng tâm vào người nghèo có mức thu
nhập thấp theo chuẩn mực hộ nghèo do thành phố quy đònh trên toàn đòa bàn thành phố. Đònh mức thu
nhập này đã được điều chỉnh tăng dần qua các năm căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của thành phố qua
từng thời kỳ. (Bảng 3) Tuy nhiên, do tính chất hoạt động khá đa dạng của nhiều tổ chức cho nên đònh
nghóa về hộ nghèo ở từng tổ chức còn mang tính tương đối và khác nhau ở một vài tiêu thức.
Mặt khác những hộ nghèo nhập cư không có hộ khẩu thường trú chưa được xem xét và đề cập
tới. Những hộ này rõ ràng phải được xem như là bộ phận dân cư nghèo bởi vì họ không được tiếp cận một
số dòch vụ chính thức . Những đợt khảo sát và nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về người nghèo nhập cư
ở T.P Hồ Chí Minh , Trà vinh và Lào cai năm 1999 cho thấy những đặc điểm chung là hầu như họ có rất ít
tài sản, không có đất đai và bò giới hạn trong khi hội nhập. Những người nghèo nhập cư thường bò phân
loại và xếp vào ưu tiên thấp hơn những hộ thường trú do bò giới hạn trong các mối quan hệ xã hội . Cả hai
điều này không cho phép họ có điều kiện và khả năng để đương đầu với những cơn sốc trong cuộc sống ,
giới hạn những cơ hội để đi lên. Theo điều tra sơ bộ dân nhập cư năm 1998, tại T.P Hồ Chí Minh có
34.320 hộ dân với 98.355 người thuộc diện tạm trú KT3 nằm trong diện hộ chương trình Xóa Đói Giảm
Nghèo cần được trợ giúp vốn tín dụng . Tuy nhiên, hiện nay do cơ chế chính sách số đối tượng này chưa
không được tiếp cận với tín dụng ở hầu hết các tổ chức tài chính vi mô ở thành phố.
Bảng 3 : Tình trạng nghèo tại T.P HCM giai đoạn 1995 –1999
Năm


Số hộ nghèo
thường trú

Tỷ trọng / tổng số
hộ thường trú

Chuẩn mực xác đònh hộ ngshèo

21


1995
1996
1997
1998
1999

92.113

17%

101.683

15%

121.722

13,5%


98.984

11,82%

86.564

10,92%

-Ngoại thành : 1.500.000 đồng/ người/năm
-Nội thành : 2.000.000 đồng/người/năm
-Ngoại thành : 2.000.000 đồng/ người/năm
-Nội thành : 2.500.000 đồng/người/năm
-Ngoại thành : 2.500.000 đồng/ người/năm
-Nội thành : 3.000.000 đồng/người/năm
-Ngoại thành : 2.500.000 đồng/ người/năm
-Nội thành : 3.000.000 đồng/người/năm
-Ngoại thành : 2.500.000 đồng/ người/năm
-Nội thành : 3.000.000 đồng/người/năm

2.3.1.2 Phân loại vùng nghèo ở thành phố HCM
Vùng nghèo tại T.P chủ yếu tập trung tại các vùng nông thôn nghèo (bao gồm cả gồm 19 xã và
23 căn cứ cách mạng cũ ở ngoại thành), có tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm gần 10% số hộ dân ở những đòa
phương đó (bảng 4). Các xã của huyện Bình chánh thuộc vùng hành lang phía tây thành phố, là vùng đất
phèn nặng. Vùng nghèo nhất tập trung ở các xã của huyện Cần Giờ và phiá nam Nhà Bè , thuộc vùng đất
cần duyên, hầu hết đất đai bò nhiễm mặn, nguồn nước ngọt phục vụ mùa khô hầu như không có , trồng lúa
chỉ có một vụ. Ở những vùng này còn thiếu hoặc chưa có những cơ sở hạ tầng như cầu đường điện sinh
hoạt , nước sinhh hoạt , trường học, trạm y tế , tỷ lệ hộnghèo chiếm trên 25-30% số hộ của từng xã.
Bảng 4 :
Các vùng có tỷ lệ % dân số thuộc diện xóa đói giảm nghèo cao nhất thành phố


STT

1

2

Quận/Huyện

Thành thò
Quận #2

Tổng số hộ xóa
đói giảm nghèo
Trong danh sách

17,349
9,506
14,562
18,077

Tổng dân số
của Quận /
Huyện
102,543
112,418
149,333
210,605

%hộ
nghèo/tổng

dân số Quận
/Huyện
16.9
8.5
9.75
8.5

Quận #7
Quận #9
Quận Thủ Đức
Nông thôn
44,353
256,212
17.3
Củ Chi
26,123
205,419
12.7
Hóc Môn
34,535
334,010
10.3
Bình Chánh
19,165
63,450
30.2
Nhà Bè
23,033
58,842
39.14

Cần Giờ
(Nguồn : Niên giám thống kê 1999 – Tổng Cục Thống kê T.P và số liệu hộ
nghèo theo danh sách của Ban Chỉ Đạo Xóa Đói Giảm Nghèo TP)

2.3.2.Tình hình triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo và quá trình hình thành &ø
phát triển các đònh chế tài chính vi mô tại TP.HCM
Là điạ phương đề ra chủ trương Xóa Đói Giảm Nghèo sớm nhất đất nước, ngay từ đầu thập niên
90,T.P Hồ chí Minh đã là một đòa bàn có hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo năng động và sôi nổi
nhất với sự tham gia của nhiều tổ chức. Mạng lưới hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo hoạt động
22


mạnh nhất tại kênh tài chính bán chính thức như Quỹ Xóa Đói Giảm Nghèo T.P một số tổ chức xã hội
của Đoàn thể như Quỹ Tiết Kiệm Vì Phụ Nữ Nghèo của Hội LH Phụ Nữ thành phố , Quỹ Trợ vốn Cho
Người Nghèo Tự Tạo Việc Làm của Liên Đoàn lao Động T.P. Quỹ của Hội Nông dân. Tại kênh tài chính
chính thức như Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo T.P và mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân ở các huyện
ngoại thành cũng tiếp tục tăng cường khả năng mở rộng tầm hoạt động cho người nghèo.
Nguồn tín dụng đáp ứng cho hộ nghèo đã tăng nhanh một cách đáng kể . Chỉ tính riêng một số
đơn vò hoạt động có quy mô, trung bình mỗi khoảng vay từ 1,5 triệu đến 2 triệu. Bình quân một năm giai
đoạn 95-99 có hộ được cung cấp tín dụng. ( Bảng 5: Mở rộng hoạt động tài chính vi mô trang sau )
Điểm lại quá trình hình thành và phát triển của một số tổ chức hàng đầu tại T,P HCM hiện nay
cho thấy những nét cơ bản như sau:
2.3.2.1.Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo T.P Hồ Chí Minh :
Ngày 31/08/1995 Thủ tướng Chính phủ có quyết đònh số 525/TTg cho phép thành lập Ngân Hàng
Phục Vụ Người Nghèo . Thực hiện quyết đònh này, ngày 1/9 /95 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ký
quyết đònh số 230 thành lập Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo với nguồn quỹ hoạt động do ngân sách
nhà nước cấp. Đây là một phần quan trọng của của chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo của Chính phủ.
Phục vụ vì mục tiêu không lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn, tự bù đắp chi phí và rủi ro nghiệp vụ
Về mặt tổ chức, quản trò và điều hành, Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo là một pháp nhân có
Hội Đồng Quản Trò và Trung tâm điều hành tác nghiệp. Mạng lưới hoạt động của Ngân Hàng Phục Vụ

Người Nghèo tại T.P chủ yếu ở các huyện ngoại thành và hoạt động phụ thuộc vào hệ thống Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Lý do là toàn bộ các nghiệp vụ giao dòch với khách hàng của
Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo là do cán bộ của Ngân hàng Nông nghiệp đảm trách công tác kiêm
nhiệm. Điều này cũng làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động đến số lượng lớn người nghèo. Mặt khác,
làm cho bộ máy hoạt động cấp cơ sở của Ngân hàng Nông nghiệp quá tải trong khi Ngân hàng Phục Vụ
Người Nghèo thì lại lãng phí nhân sự ở các khâu quản lý gián tiếp.
Các khoản vay với lãi suất thấp 0,8% / tháng và không thế chấp , chỉ cho mục đích thiết lập hoạt
động sản xuất kinh doanh. Với chính sách lãi suất đang áp dụng, Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo
không thể nhất quán với mục tiêu đề ra là bảo toàn nguồn vốn và tư bù đắp kinh phí hoạt động. Các chi
phí giao dòch rõ ràng rất cao và chưa được đánh giá đúng mức. Chính phủ phải thực hiện chính sách bao
cấp thường xuyên cho Ngân Hàng Phục Vụ Người Nghèo .
2.3.2.2 Các quỹ Tín Dụng Nhân Dân ( Quỹ TDND) :
Sau sự đổ vỡ của các hợp tác xã tín dụng , các Quỹ TDND xuất hiện để lấp khoảng trống trên thò
trường tài chính nông thôn này. Đây là tổ chức tín dụng nông thôn cấp xã. Để nhận được khoản vay,
không cần có nguồn tiền gửi mà người nông dân phải mua cổ phần vốn. Tiền gửi tiết kiệm được tích lũy
dần với lãi suất cao hơn cao hơn Ngân hàng Nông nghiệp và việc bảo đảm an toàn cho tiền gửi của thành
viên Quỹ TDND được chú trọng. Lãi suất trần cho vay của Quỹ Tín dụng nhân dân được quy đònh hiện
hành là 1,35%/ tháng . Cơ chế khuyến khích này có vẻ thích hợp để thực hiện hệ thống tài chính vi mô
thích hợp và lâu dài. Do vậy nó đã thu hút được quan tâm của các nhà tài trợ đặc biệt là Ngân hàng Phát
Triển Châu Á. Tuy nhiên đối tượng của Quỹ TDND chưa phải là những người nghèo nhất.
2.3.2.3 Quỹ Xóa Đói Giảm Nghèo của Chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo T.P
Đây là chương trình do Thành ủy và UBND thành phố chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện từ
tháng 2/1992. Trọng tâm của chương trình là tập trung vào việc cấp tín dụng cho người nghèo - thông qua
một quỹ - Quỹ Xoá đói giảm nghèo. Ở mỗi cấp đều được thành lập Ban chỉ đạo Xóa Đói Giảm Nghèo .

23


Đặc biệt ở cấp thành phố thành lập cơ quan chuyên trách Thường Trực ban Chỉ đạo Xóa Đói Giảm Nghèo
T.P. Ở cấp quận huyện, trưởng ban Ban chỉ đạo thường do chủ tòch hoặc phó chủ tòch UBND đảm nhiệm.

Đây là một quỹ có quy mô nguồn vốn lớn nhất thành phố. Nguồn vốn ban đầu do Ngân sách T.P
cấp, sau này được bổ sung bằng nguồn trích tiết kiệm 5 % ngân sách chi thường xuyên của thành phố và
quận huyện hàng năm, được sử dụng theo hướng nguồn tiết kiệm của các ban ngành thành phố chuyển
sang hết cho Quỹ Xóa Đói Giảm Nghèo /Tp để phân bổ cho các Quận huyện nghèo. Một nguồn khác khá
quan trọng là nguồn vốn huy động phong trào toàn xã hội ủng hộ Quỹ Xóa Đói Giảm Nghèo các cấp theo
các biện pháp như vận động hộ dân khá giả và giàu đóng góp ủng hộ Quỹ, vận động các tổ chức doanh
nghiệp trong nước, công ty liên doanh và nước ngoài làm ăn có hiệu quả trên đòa bàn thành phố ủng hộ
hoặc cho mượn vốn không lãi ít nhất 2-3 năm (Bảng 6)
Việc quản lý và sử dụng nguồn quỹ Xóa Đói Giảm Nghèo ở các cấp được thực hiện thông qua
nghiệp vụ của các Ngân hàng , bằng hợp đồng trách nhiệm cụ thể giữa Ngân hàng và ban chỉ Đạo Xóa
Đói Giảm Nghèo các cấp ( Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp chòu trách nhiệm Quỹ Xóa Đói Giảm
Nghèo của thành phố và quỹ của 6 huyện ngoại thành, Q.8; Chi nhánh Ngân hàng Công Thương chòu
trách nhiệm Quỹ của các quận nội thành còn lại ).
Các khoản vay được cấp dựa trên cơ sở dự án do hộ nghèo đề xuất , không thế chấp và với lãi suất
ưu đãi là 0,6% / tháng , chỉ cho mục đích sản xuất kinh doanh. Đối tượng được vay phải là những hộ nghèo
trong danh sách diện xóa đói giảm nghèo của Cục Thống kê Thành phố. Hạn chế trong hoạt động của
Quỹ là quy trình và thủ tục vay vốn thường kéo dài do phải qua xét duyệt của nhiều cấp. Hơn nữa, hiệu
quả sử dụng nguồn vốn thấp do Quỹ không trực tiếp quản lý vốn, mọi giao dòch tài chính giữ Quỹ Xóa Đói
Giảm Nghèo và khách hàng đều phải thông qua kênh trung gian là Ngân hàng. Đặc biệt do thiếu lực
lượng cán bộ chuyên trách (trung bình một xã chỉ có một cán bộ chuyên trách công tác xóa đói giảm
nghèo) và phương thức cho vay thu hồi chưa phù hợp nên tình trạng nợ quá hạn,khó đòi còn rất cao .
Hiện nay quỹ đã hoạt động theo cơ chế tổ tự quản, là một mô hình tổ chức cơ sở có tính đặc thù để
vận động xây dựng phong trào Xóa Đói Giảm Nghèo mang tính cộng đồng và xã hội hóa ngày càng cao,
tạo sự đoàn kết , tương trợ nhau trong làm ăn. Tuy nhiên, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực cải tiến, do vướng
mắc một số vấn đề về cơ cấu chính sách nên Quỹ vẫn rất khó khăn trong việc hoạt động độc lập và bảo
đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
2.3.2.4 Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm :
Đây là chương trình tín dụng giải quyết việc làm của chính phủ thành lập năm 1992 theo Nghò
đònh 120 của Hội Đồng Bộ trưởng . Các khoản vay, gắn với một dự án cụ thể, có lãi suất ưu đãi , thực hiện
đầu năm 2000 là 0,5 % / tháng dành cho 3 đối tượng như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân , có khả năng thế chấp 150% giá trò khoản vay
2. Chính quyền đòa phương đứng tên vay toàn bộ rồi cho các hộ vay lại với cùng lãi suất,
không đòi hỏi thế chấp
3. Các tổ chức Đoàn thể quần chúng đứng tên vay toàn bộ rồi cho các hộ vay lại với cùng lãi
suất , không đòi hỏi thế chấp
Mặc dù trọng tâm của chương trình là tạo công ăn việc làm, nhưng có thể xếp vào dự án tài chính
vi mô do chínhphủ thực hiện với lãi suất ưu đãi. Hầu hết đối tượng vay ở vùng nông thôn sử dụng vốn cho
mục đích chăn nuôi. Quá trình duyệt vốn thường mất nhiều thời gian và đối tượng được vay từ chương
trình không phải là những người nghèo nhất. Hơn nữa, chính phủ phải chi tiêu đáng kể cho hoạt động của
hệ thống tín dụng ưu đãi bổ sung này . Có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn bằng cách giao nó cho

24


×