Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh Giá Thực Trạng Mắc Sốt Rét Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Mắc Sốt Rét Ở Người Gia Rai Tại 2 Xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
***************

Vũ Thị Ánh Tuyết

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MẮC SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN MẮC SỐT RÉT Ở NGƯỜI GIA RAI
TẠI 2 XÃ IANAN VÀ IA PNON, HUYỆN ĐỨC CƠ,
TỈNH GIA LAI, NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
***************

Vũ Thị Ánh Tuyết

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MẮC SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN MẮC SỐT RÉT Ở NGƯỜI GIA RAI
TẠI 2 XÃ IANAN VÀ IA PNON, HUYỆN ĐỨC CƠ,
TỈNH GIA LAI, NĂM 2017
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. NGUYỄN XUÂN XÃ



Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Xuân Xã,
người Thầy đã tận tâm, động viên và trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo tại cơ sở đạo tạo sau Đại
học của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giảng dạy, hướng dẫn tôi
trong quá trình học tập tại đây.
Tôi xin được gửi đến quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn lời
cảm ơn chân thành nhất vì đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp thiết thực
để việc hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên
cứu nâng cao trình độ. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ quý
báu của tập thể lãnh đạo và cán bộ Khoa Dịch tễ sốt rét đã tạo điều kiện tốt
nhất trong thời gian tôi học tập, triển khai nghiên cứu và hoàn thành luân văn
của tôi.
Tôi cũng xin được cảm ơn đến các Quý các cơ quan y tế địa phương,
nơi tôi thực hiện nghiên cứu, đã ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
được việc thu thập số liệu nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt
quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018


Học viên

Vũ Thị Ánh Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy TS.BS Nguyễn Xuân Xã.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa
học nào khác.
Học viên

Vũ Thị Ánh Tuyết


DANH MỤC BẢNG
Bảng
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

3.13
3.14

Nội dung

Trang

33
Phân bố giới và giao lưu biên giới tại 2 xã nghiên cứu
34
Tỷ lệ ngủ rừng, ngủ rẫy của người dân Gia Rai tại 2 xã
nghiên cứu
34
Số lần qua lại biên giới của người dân tại các điểm nghiên
cứu
35
Biện pháp bảo vệ khi ngủ rừng, rẫy, qua lại BG tại điểm
hai xã
35
Tỷ lệ nhiễm KSTSR của người dân tại 2 xã nghiên cứu
36
Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng theo nhóm tuổi tại 2 xã nghiên
cứu
Tỷ lệ nhiễm giao bào trong số lam máu có ký sinh trùng 36-37
sốt rét tại 2 xã nghiên cứu
37
Cơ cấu các loài ký sinh trùng sốt rét tại 2 xã nghiên cứu
38
Biểu hiện triệu chứng sốt ở các trường hợp nhiễm KSTSR
39

Biểu hiện triệu chứng sốt ở các trường hợp nhiễm KSTSR

Nguy cơ nhiễm sốt rét ở đối tượng không ngủ màn
thường xuyên
Nguy cơ mắc sốt rét ở người ngủ ngoài trời và ngủ trong
lán
Nguy cơ nhiễm sốt rét giữa nam và nữ ở khu vực nghiên
cứu
Nguy cơ nhiễm sốt rét ở những người qua lại biên giới

39
40
40
41


DANH MỤC HÌNH
Hình
1.1
2.1
3.1

Nội dung
Phân bố KSTSR khu vực tiểu vùng Mê Kông năm 2008

Trang

Khu vực nghiên cứu 2 xã Ianan và IaPnon huyện
Đức Cơ
Thành phần loài ký sinh trùng sốt rét tại 2 xã nghiên cứu


34

19

38


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

Tình hình sốt rét và nghiên cứu sốt rét

3

1.1.1

Giới thiệu chung về bệnh sốt rét


3

1.1.2

Giới thiệu về nguồn bệnh sốt rét.

5

1.1.3

Những yếu tố nguy cơ đến lây truyền bệnh sốt rét

9

1.1.4

Một số đặc điểm lâm sàng bệnh sốt rét

11

1.1.5

Chẩn đoán bệnh sốt rét

15

Tình hình sốt rét chung trên thế giới

16


1.2.1

Tình hình sốt rét khu vực Châu á - Tây Thái Bình Dương

16

1.2.2

Tình trạng sốt rét ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông

18

Tình hình sốt rét ở Việt Nam

21

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

24

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

24

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu


24

2.1.2

Địa điểm nghiên cứu

24

2.1.3

Thời gian nghiên cứu

25

Phương pháp nghiên cứu

25

2.2.1

Thiết kế nghiên cứu

25

2.2.2

Cỡ mẫu điều tra cắt ngang và điều tra hộ gia đình

25


2.2.2.1

Cỡ mẫu điều tra cắt ngang (điều tra lam máu)

25

2.2.2.2

Cỡ mẫu điều tra hộ gia đình

26

2.2.3

Phương pháp chọn mẫu

26

2.2.4

Thời gian điều tra cắt ngang

26

1.1

1.2

1.3


2.1

2.2

7


Tiêu chuẩn chọn mẫu

26

2.2.5.1

Tiêu chuẩn đưa mẫu vào nghiên cứu

26

2.2.5.2

Tiêu chuẩn loại trừ

26

Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu

27

Các biến số

27


2.3.1.1

Các biến độc lập

27

2.3.1.2

Các biến phụ thuộc

27

2.3.2

Các chỉ số đánh giá

27

2.3.2.1

Thực trạng mắc sốt rét tại quần thể nghiên cứu

27

2.3.2.2

Phân bố mắc sốt rét ở các nhóm đối tượng

27


Vật liệu và công cụ nghiên cứu

28

2.4.1

Vật liệu lấy mẫu, bảo quản và xét nghiệm

28

2.4.2

Dụng cụ khám bệnh

28

2.4.3

Thuốc sốt rét và thuốc bổ trợ

28

2.4.4

Phiếu điều tra

28

Các kỹ thuật nghiên cứu


28

2.5.1

Kỹ thuật xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét

28

2.5.2

Kỹ thuật khám lâm sàng

29

2.5.3

Kỹ thuật phỏng vấn điều tra KAP

29

2.5.4

Một số định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên
cứu

30

2.5.4.1


Điều kiện nhà ở

30

2.5.4.2

Quy định chung về chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt
rét

30

2.5.4.3

Quy định về điều trị bệnh nhân sốt rét

31

Quản lý và phân tích số liệu

31

2.6.1

Nhập và làm sạch số liệu

31

2.6.2

Phân tích số liệu


32

2.2.5

2.3
2.3.1

2.4

2.5

2.6

8


Đạo đức nghiên cứu

32

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

33

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của người dân Gia
Raitại 2 xã Ianan và IaPnon huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai

33


3.1.1

Đặc điểm về giới và giao lưu biên giới ở các điểm
nghiên cứu

33

3.1.2

Hình thức ngủ trong rừng, rẫy

34

3.1.3

Số lần giao lưu biên giới của người dân

34

3.1.4

Biện pháp tự bảo vệ của người dân đi rừng, rẫy

35

3.1.5

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại các điểm điều tra

35


3.1.5.1

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét

35

3.1.5.2

Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi

36

3.1.5.3

Tỷ lệ nhiễm giao bào tại các nhóm nghiên cứu

37

3.1.5.4

Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét tại khu vực nghiên cứu

37

3.1.5.5

Biểu hiện triệu chứng sốt ở các trường hợp nhiễm ký
sinh trùng sốt rét


38

Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét của người Gia Rai ở
2 nghiên cứu

39

3.2.1

Liên quan giữa ngủ rừng, rẫy với mắc sốt rét tại khu
vực nghiên cứu

39

3.2.2

Liên quan giữa thói quen ngủ màn với nguy cơ mắc sốt
rét khi đi rừng

39

3.2.3

Liên quan giữa nơi ngủ với nguy cơ sốt rét tại địa điểm
nghiên cứu

40

3.2.4


Nguy cơ mắc sốt rét giữa nam và nữ tại khu vực nghiên
cứu

40

3.2.5

Nguy cơ mắc sốt rét ở những người có qua lại biên giới

41

3.3

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của người dân Gia Rai
tại 2 xã Ianan và IaPnon, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
2017

42

3.3.1

Đặc điểm về tuổi, giới và giao lưu biên giới ở hai xã
nghiên cứu

42

3.3.2

Nơi ngủ người dân địa phương trong thời gian qua đêm


43

2.7

3.1

3.2

9


ở rừng, rẫy
3.3.3

Số lần giao lưu biên giới của người dân

44

3.3.4

Biện pháp tự bảo vệ của người dân giao lưu biên giới,
đi rừng, rẫy

44

3.3.5

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét tại các điểm điều tra

45


3.3.5.1

Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét

45

3.3.5.2

Tỷ lệ mắc sốt rét theo nhóm tuổi

46

3.3.5.3

Tỷ lệ nhiễm giao bào tại các điểm nghiên cứu

47

3.3.5.4

Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét tại khu vực nghiên cứu

48

3.3.5.5

Biểu hiện sốt ở các trường hợp nhiễm ký sinh trùng sốt
rét


48

3.4

Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét của người Gia Rai ở
2 xã nghiên cứu

50

3.4.1

Liên quan giữa tuổi, giới tính với mắc sốt rét tại khu vực
nghiên cứu

50

3.4.2

Nguy cơ mắc sốt rét ở những người có qua lại biên giới

51

3.4.3

Liên quan giữa ngủ rừng, rẫy với mắc sốt rét tại khu
vực nghiên cứu

52

3.4.4


Liên quan giữa thói quen ngủ màn với nguy cơ mắc sốt
rét

53

3.4.5

Liên quan giữa nơi ngủ với nguy cơ mắc sốt rét tại điểm
nghiên cứu

54

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

56

KẾT LUẬN

56

4.1

Tỷ lệ mắc sốt rét tại 2 xã Ianan và IaPnon, huyện Đức
Cơ, tỉnh Gia Lai

56

4.2


Một số yếu tố liên quan mắc sốt rét tại địa điểm nghiên
cứu

56

KHUYẾN NGHỊ

57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

58

Các phụ lục

67-88

10


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNSR:
P:
An:
WHO:
SRLH:
KSTSR:
TYT:
BV:
P.f

P.v
PH

Bệnh nhân sốt rét
Plasmodium
Anopheles
Tổ chức Y tế thế giới
Sốt rét lưu hành
Ký sinh trùng sốt rét
Trạm y tế
Bệnh viện
Plasmodium falciparum
Plasmodium vivax
Phối hợp

11


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam, từ một nước có tình hình sốt rét nặng với hàng triệu ca mắc,
hàng ngàn ca tử vong và hàng trăm vụ dịch sốt rét hàng năm (1991), sau hơn 26
năm nỗ lực phòng chống sốt rét, đến nay số mắc và chết do sốt rét giảm thấp. Số
liệu thống kê tình hình sốt rét năm 2017 cho thấy: Có 10.446 bệnh nhân sốt rét,
trong đó có 4.548 BNSR có ký sinh trùng sốt rét và có 6 trường hợp tử vong do
sốt rét [9]. Mặc dù, mức độ lưu hành bệnh đã thu hẹp dần về phạm vi địa lý
nhưng các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên vẫn là khu vực có tình hình sốt rét nặng
nề và diễn biến phức tạp nhất so với các khu vực khác trong cả nước.
Các tỉnh Tây Nguyên có biên giới với Campuchia và Lào là khu vực có
mức độ lây truyền sốt rét cao, sốt rét diễn biến phức tạp và nguy cơ bùng nổ sốt
rét có thể xảy ra dọc khu vực biên giới ở những tỉnh này. Đây là khu vực có mức

độ bao phủ rừng cao, thảm thực vật phong phú rất thuận lợi cho muỗi sốt rét phát
triển, là nơi sinh sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số có tình trạng kinh tế - xã
hội kém phát triển, tập quán du canh, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu, các cộng đồng
thiểu số hai bên biên giới có quan hệ họ hàng và thường qua lại thăm thân nhau. Tất
cả những yếu tố trên góp phần làm cho tình trạng sốt rét khu vực này thêm phức
tạp [6],[32].
Hơn nữa, khu vực biên giới là nơi người dân từ các vùng sốt rét lưu hành
thấp hay không có sốt rét lưu hành thường qua lại và giao thương, đa phần họ
không có hoặc có miễn dịch sốt rét một phần. Đây là những đối tượng dễ phơi nhiễm
và có nguy cơ mắc sốt rét cao và có thể mang mầm bệnh sốt rét, nguồn lây truyền cho
các khu vực khác. Trong các tỉnh Tây Nguyên thì Gia Lai là tỉnh có tình tình sốt
rét phức tạp nhất trong những năm qua và là tỉnh có biên giới với Ratanakiri, một
tỉnh sốt rét lưu hành nặng của Campuchia. Theo số liệu báo cáo, số mắc sốt rét
năm 2017 ở Gia Lai gia tăng ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các vùng có nhiều dân đi
rừng, ngủ rẫy biên giới. Gia Lai có số ca mắc sốt rét cao nhất các so với các tỉnh
khu vực Tây Nguyên và đứng thứ hai trong 10 tỉnh có số lượng ký sinh trùng sốt
12


rét cao nhất trong toàn quốc. Để đánh giá tình hình sốt rét trong cộng đồng người
dân tộc Gia Rai ở khu vực biên giới, đề tài “Đánh giá thực trạng mắc sốt rét và một
số yếu tố liên quan mắc sốt rét ở người Gia Rai tại 2 xã Ianan và Ia Pnon, huyện
Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, năm 2017” được thực hiện, mục tiêu:
1) Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét của người dân Gia Rai tại 2 xã
Ianan và Ia Pnon, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai 2017.
2) Xác định một số yếu tố liên quan mắc sốt rét của người Gia Rai tại địa
điểm nghiên cứu.

13



CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình sốt rét và nghiên cứu sốt rét.
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh sốt rét
Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do ký sinh trùng sốt rét
Plasmodium gây nên. Bệnh lây truyền theo đường máu, chủ yếu do muỗi
Anopheles truyền. Biểu hiện bằng những cơn sốt rét với ba triệu chứng cơ bản là
rét run, sốt, vã mồ hôi.
Ở người, bệnh tiến triển có chu kỳ và có hạn định nếu không bị tái nhiễm,
bệnh có miễn dịch đặc hiệu nhưng không bền vững. Bệnh lưu hành ở từng địa
phương, có thể gây thành dịch. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu và phòng chống
được.
Mầm bệnh sốt rét được xác định là ký sinh trùng đơn bào thuộc lớp Protozoa,
họ Plasmodidae, giống Plasmodium. Theo nhiều tác giả có khoảng 120 loài
Plasmodium, trong đó có ít nhất có 22 loài ở động vật có tứ chi, 19 loài ở động
vật có vú, khoảng 70 loài ở chim và bò sát. Người không mắc Plasmodium của
chim và loài gặm nhấm do có miễn dịch tự nhiên với các Plasmodium này. Có 05
loài gây bệnh cho người là P. falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale và gần
đây là P. knowlesi (ký sinh trùng từ khỉ lây sang người). Việt Nam có đủ 5 loài
ký sinh trùng nói trên.
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét phải hoàn thành qua 2 vật chủ:
-

Giai đoạn sinh sản hữu tính ở cơ thể muỗi Anopheles (vật chủ chính).

-

Giai đoạn sinh sản vô tính ở cơ thể người (vật chủ phụ).

Đời sống của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người có hạn định, tuỳ theo

loài ký sinh trùng sốt rét mà chúng tồn tại trong cơ thể người thời gian dài hay
ngắn. Nếu không bị tái nhiễm hoặc không được điều trị, ký sinh trùng có thể tồn
tại trong cơ thể người: P. falciparum từ 1 - 2 năm; P. vivax và P. ovale từ 1 - 5
14


năm; P. malariae từ 3 - 50 năm.
Chu kỳ phát triển vô tính của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người.
Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn trong gan (tiền hồng cầu) và giai đoạn trong máu
(trong hồng cầu).
- Giai đoạn trong gan: Khi muỗi Anopheles đốt người, thoa trùng sốt rét từ tuyến
nước bọt của muỗi vào máu người. Sau 30 phút, toàn bộ thoa trùng vào gan và
phát triển tại gan, đối với P. falciparum và P. malariae thì toàn bộ thoa trùng phát
triển thành thể phân liệt và giải phóng ký sinh trùng non (merozoit) vào máu, đối
với P. vivax và P. ovale thì một số thoa trùng khi thâm nhập tế bào gan không
phát triển ngay thành thể phân liệt mà tồn tại ở thể ngủ (hypnozoites) trong gan
gây nên những cơn sốt rét tái phát xa.
- Giai đoạn trong máu: Ký sinh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu, phát triển
từ thể tư dưỡng thành thể phân liệt, phá vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng non
gây nên cơn sốt rét trên lâm sàng. Hầu hết ký sinh trùng non quay lại ký sinh
trong hồng cầu mới, một số biệt hóa thành thể hữu tính là giao bào đực và giao
bào cái, những giao bào này nếu được muỗi hút vào dạ dày sẽ tiếp tục phát triển
trong cơ thể muỗi tạo thành thoa trùng, nếu không được muỗi hút, giao bào ở lại
trong máu rồi bị tiêu đi.
Chu kỳ phát triển hữu tính của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể
muỗi.
Giao bào đực và giao bào cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành
giao tử đực và giao tử cái, một giao bào cái phát triển thành một giao tử cái, một

giao bảo đực phát triển thành nhiều giao tử đực bằng hiện tượng thoát roi. Giao tử
đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành trứng di động
chui qua thành dạ dày muỗi và phát triển thành trứng nang già ở thành ngoài dạ
dày muỗi, mỗi trứng nang già có khoảng 10.000 thoa trùng. Trứng nang già vỡ ra
giải phóng thoa trùng, thoa trùng di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Khi
muỗi đốt người thoa trùng sẽ thâm nhập vào cơ thể người. Vì muỗi là động vật
biến nhiệt nên thời gian phát triển của ký sinh trùng ở muỗi phụ thuộc vào nhiệt
15


độ môi trường, nhiệt độ càng cao thì ký sinh trùng phát triển càng nhanh, nhiệt độ
xuống thấp quá ngưỡng thì ký sinh trùng không phát triển được, ngưỡng nhiệt độ
tối thiểu để P. vivax, P. malariae, P. ovale phát triển được là >14°C và P.
falciparum là >16 °C.
1.1.2. Giới thiệu về nguồn bệnh sốt rét.
Muỗi truyền bệnh sốt rét.
Muỗi truyền bệnh sốt rét đã được xác định là giống Anopheles, trên thế giới có
khoảng trên 420 loài, trong đó khoảng 70 loài có thể truyền sốt rét cho người.
Muỗi truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay đã phát hiện được hơn 60 loài muỗi Anopheles,
trong đó có 15 loài đã được xác định là muỗi truyền bệnh sốt rét. Có 3 loài muỗi
truyền bệnh sốt rét chính ở Việt Nam là: An. minimus, An. dirus và An. epiroticus.
-

Muỗi An. minimus phân bố ở vùng rừng núi, trung du trên toàn quốc; muỗi

trưởng thành thường trú đậu trong và ngoài nhà, ưa đốt cả người và gia súc. Bọ
gậy sống ở ven suối nước trong, chảy chậm, có thực vật thủy sinh.
-


Muỗi An. dirus phân bố ở vùng rừng núi từ 20 vĩ độ bắc trở vào Nam;

muỗi trưởng thành trú đậu ngoài nhà, ưa đốt máu người. Bọ gậy sống ở ổ nước
tạm thời, suối nhỏ, dưới bóng râm trong rừng.
-

Muỗi An. epiroticus phân bố ở vùng ven biển nuớc lợ từ Bình Thuận trở

vào Nam bộ; muỗi trưởng thành trú đậu cả trong và ngoài nhà, ưa đốt máu cả
người và gia súc. Bọ gậy sống ở các thủy vực nước lợ có thực vật thủy sinh, độ
mặn từ 3o -28o, thích hợp nhất khoảng 7%o.


Đặc điểm sinh học muỗi Anopheles.
Muỗi Anopheles có kích thước từ 5 - 10mm, cơ thể gồm 3 phần: Đầu, ngực và

bụng. Các đặc điểm ở cánh, chân, râu, vòi, đầu, mắt, pan (xúc biện)… được sử
dụng để phân biệt muỗi Anopheles với các loài muỗi khác và giúp cho phân loại
các loài Anopheles với nhau. Muỗi 1-2 ngày tuổi sau khi nở ra từ quăng có thể đi
tìm mồi đốt máu và giao phối, sau khi đốt máu (1 hoặc vài lần) muỗi tìm chỗ trú
ẩn và phát triển trứng.
16


Muỗi đực không hút máu chỉ làm nhiệm vụ duy trì nòi giống. Mỗi muỗi cái
chỉ giao phối 1 lần trong đời, sau khi giao phối, tinh trùng được chứa trong túi
tinh của muỗi cái để thụ tinh nhiều lần trong suốt vòng đời.
Muỗi Anopheles đẻ trứng trên mặt nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy phát
triển thành quăng, quăng lột xác thành muỗi trưởng thành. Nơi muỗi đẻ khác
nhau tuỳ theo từng loài như suối nước trong, chảy chậm, có thực vật thủy sinh, ổ

nước đọng, ao hồ, ruộng lúa, suối nhỏ, dưới bóng râm trong rừng và các thủy vực
nước lợ có thực vật thủy sinh…


Đặc điểm sinh học của trứng.
Muỗi Anopheles đẻ mỗi lứa khoảng 50 - 500 trứng tùy theo lượng máu hút

được. Lúc đầu trứng mầu trắng đục sau vài giờ chuyển thành màu đen 2 bên có
phao để trứng nổi trên mặt nước, rời rạc từng quả. Sau 1-2 ngày hoặc lâu hơn tùy
theo loài và tùy theo điều kiện môi trường. Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới
sự phát triển của trứng, nhiệt độ phù hợp từ 25 oC - 28oC. Ánh sáng đóng vai trò
quan trọng đến phát triển của trứng, nếu chiếu sáng nhiều thì trứng nở nhanh hơn.


Đặc điểm sinh học bọ gậy và quăng.
Bọ gậy Anopheles sau khi nở từ trứng phải qua 4 lần lột xác để phát triển kích

thước cơ thể từ tuổi 1 đến tuổi 4 và trở thành quăng, bọ gậy sống trong nước, ăn
vi khuẩn và chất hữu cơ có sẵn trong nước. Bọ gậy hô hấp bằng cách lấy ôxy
trong không khí qua lỗ thở ở đốt bụng cuối khi nổi trên mặt nước. Thời gian phát
triển của bọ gậy thường khoảng 5 ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn tùy theo loài và
điều kiện môi trường. Quăng sống trong nước hoạt động rất linh hoạt nhưng
không ăn gì, sau 1-3 ngày lột xác thành muỗi trưởng thành.


Môi trường và tuổi thọ của muỗi Anopheles.
Nhiệt độ có liên quan đến tuổi thọ của muỗi, từ 20 đến 30 oC, muỗi cái có thể

sống trung bình khoảng 4 tuần kể cả khi có nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Độ ẩm
ảnh hưởng đến tuổi thọ Anopheles sống lâu khi có độ ẩm tương đối cao (ít nhất >

60%). Muỗi càng sống lâu càng thuận lợi cho chu kỳ phát triển ký sinh trùng
trong cơ thể muỗi. Những nước ôn đới, muỗi không phát triển vào những tháng
17


lạnh, những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, muỗi phát triển quanh năm với
những đỉnh cao vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Rất hiếm tìm thấy Anopheles
ở độ cao từ 2000 trở lên. Muỗi đực có tuổi thọ ngắn thường dưới 1 tuần.
Sinh cảnh có ảnh hưởng đến sự phân bố của muỗi truyền bệnh, tạo nên những
hình thái sốt rét khác nhau: Sốt rét rùng núi, sốt rét ven biển, sốt rét cao nguyên,
sốt rét đô thị... Các loài động vật hoang dã, động vật nuôi là mồi thu hút muỗi đốt,
do vậy làm giảm tiếp xúc người-muỗi. Nhiều loài động vật thủy sinh ăn bọ gậy và
có thể làm biện pháp sinh học để chống muỗi.


Chu kỳ sinh thực của muỗi Anopheles.
Anopheles tìm mồi đốt hút máu, rồi bay đến nơi trú đậu chờ phát triển trứng,

khi trứng chín, muỗi tìm chỗ đẻ thích hợp vào chập tối, sau đó bay tìm mồi tiếp
và bắt đầu một chu kỳ mới. Thời gian của mỗi chu kỳ phụ thuộc vào loài
Anopheles và nhiệt độ (thích hợp từ 20o-30oC, ở 23oC, chu kỳ kéo dài 2-3 ngày).
Muỗi cái đốt người hoặc súc vật để lấy máu nuôi trứng phát triển. Một chu kỳ
sinh thực của muỗi gồm 3 giai đoạn:
Muỗi tìm mồi hút máu vật chủ: Hầu hết các loài muỗi Anopheles hoạt động
đốt máu vào ban đêm, rất ít khi đốt mồi vào ban ngày.
Muỗi tiêu máu và phát triển trứng: Khi đã hút no máu, muỗi tìm nơi trú ẩn
tiêu máu, máu tiêu dần và trứng phát triển theo.
Muỗi tìm nơi đẻ, tuỳ loài thích đẻ ở các điểm nước khác nhau (suối, ruộng,
ao, hồ...)



Tính ưa hút máu và trú ẩn của muỗi Anopheles.
Tuỳ theo loài thích đốt người hay động vật, hoặc cả người và động vật. Đối

với những loài đốt cả người và gia súc có thể làm hàng rào bảo vệ người. Các loài
Anopheles chỉ đốt gia súc hoặc động vật hoang dại là chính thuờng ít hoặc không
có vai trò truyền bệnh. Muỗi cần nơi trú ẩn thích hợp để tiêu máu, có loài ưa trú
ẩn trong nhà, có loài ưa trú ẩn ngoài nhà, điều này có liên quan đến tiếp xúc gần
người, đến tiếp xúc với hóa chất diệt muỗi.
Những yếu tố để xác định một loại muỗi là véc tơ sốt rét gồm: Nhiễm thoa
18


trùng ở ruyến nước bọt; ưa đốt người; tần số đốt; mật độ cao ở mùa sốt rét... Điều
kiện để truyền được bệnh là muỗi đốt người có ký sinh trùng thể giao bào, muỗi
phải sống đủ lâu để giao bào phát triển thành thoa trùng và phải đốt được một
hoặc nhiều người.
Người nguy cơ nhiễm sốt rét (cơ thể cảm thụ).
Vật chủ hay cơ thể cảm thụ là con người - người khỏe mạnh (người lành),
người chưa có miễn dịch hoặc đã có miễn dịch với bệnh sốt rét nhưng đã giảm
thấp. Khi muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người và đưa thoa trùng vào máu thì
phát triển tiếp theo của ký sinh trùng sốt rét tuỳ thuộc vào tình trạng cảm thụ hoặc
miễn dịch của người đó.
Miễn dịch tự nhiên: Người có miễn dịch tự nhiên đối với các loài ký sinh
trùng sốt rét của chim, bò sát và gặm nhấm. Một số nhóm người, chủng người
cũng có miễn dịch tự nhiên đối với ký sinh trùng sốt rét của người.
Miễn dịch thu được: Miễn dịch tạo thành trong bệnh sốt rét do hai cơ chế,
cơ chế tế bào và cơ chế dịch thể.
Người mang ký sinh trùng sốt rét có thể biểu hiện những triệu chứng lâm sàng
điển hình: Rét run, nóng, vã mồ hôi. Cũng có thể biểu hiện những triệu chứng

không điển hình: Sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh, đau toàn thân, nhưng cũng có thể
không biểu hiện gì cả đó là trường hợp người mang ký sinh trùng lạnh.
Tuỳ theo loài ký sinh trùng sốt rét mang trong người mà bệnh nhân sốt mỗi
ngày một cơn (P.falciparum), hai ngày một cơn (P.vivax), ba ngày một cơn
(P.malariae) cơn sốt thường xuất hiện đúng giờ có tính chu kỳ rõ rệt, tương ứng
với những đợt phát triển của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người.
Nói chung, tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu bị muỗi nhiễm ký
sinh trùng sốt rét (thể thoa trùng ở tuyến nước bọt) đốt. Về lứa tuổi thì ở vùng sốt
rét lưu hành tỷ lệ nhiễm bệnh trẻ em bao giờ cũng cao hơn người lớn. Người lớn
đã mắc sốt rét nên có miễn dịch (tuy miễn dịch không bền vững) do đó làm giảm
tỷ lệ nhiễm bệnh. Về giới tính không liên quan đến yếu tố cảm thụ sốt rét nên tỷ
lệ mắc sốt rét tương đương giữa nam và nữ. Một số ngành nghề liên quan đến
19


rừng núi (làm việc trong rừng, ngủ lại trong rừng) thường có tỷ lệ mắc bệnh sốt
rét cao. Dân từ thành thị, vùng đồng bằng và vùng không có sốt rét lưu hành dễ
nhiễm bệnh sốt rét và khi mắc bệnh sốt rét thì bệnh nặng vì chưa có miễn dịch sốt
rét.
1.1.3. Những yếu tố nguy cơ đến lây truyền bệnh sốt rét.
Các yếu tố cơ bản trong quá trình lây truyền bệnh sốt rét:
Tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng sốt rét, véc tơ truyền bệnh (muỗi
Anopheles) và vật chủ cảm thụ (người) phải được nối liền với nhau thì quá trình
này mới diễn ra. Muỗi Anopheles phải đốt người có giao bào sốt rét trong máu,
muỗi phải sống đủ lâu để những giao bào đó phát triển thành thoa trùng, và cuối
cùng phải đốt người chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch thấp thì mới có lây truyền
sốt rét. Dịch tễ học bệnh sốt rét là một phức hợp các yếu tố liên quan:
Môi trường.
Nhiệt độ: Thời gian của một chu kỳ phát triển của Plasmodium trong cơ thể
người phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời: > 14,5 0C đối với P.vivax, P. malariae,

P. ovale; > 160C đối với P. falciparum. Nhiệt độ có liên quan đến tuổi thọ của
muỗi, từ 20 đến 300C, muỗi cái có thể sống trên dưới 4 tuần kể cả khi có nhiễm
ký sinh trùng sốt rét. Muỗi càng sống lâu càng thuận lợi cho chu kỳ phát triển ký
sinh trùng trong cơ thể muỗi. Điều này có liên quan đến sự phát triển của muỗi
theo mùa, hay mùa truyền bệnh. Thời gian của mỗi chu kỳ tiêu sinh tùy thuộc vào
nhiệt độ, nhiệt độ thuận lợi từ 20 đến 300C,
Độ ẩm: ảnh hưởng đến tuổi thọ của muỗi Anopheles sống lâu khi có độ ẩm
tương đối cao (ít nhất cũng > 60%).
Lượng mưa và mùa mưa: Mưa ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể
muỗi. Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho cả P.falciparum, P.vivax, P.malariae và
P.ovale. Vùng cận nhiệt đới thuận lợi cho P.falciparum, P.vivax, còn vùng ôn đới
thì P.vivax nhiều hơn, P. falciparum và P.malariae hầu như không có.
Sinh cảnh: Sinh địa cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến muỗi truyền bệnh sốt rét từ
đó tạo nên những hình thái sốt rét khác nhau: Sốt rét rừng núi, sốt rét ven biển,
20


sốt rét cao nguyên, sốt rét đô thị...
Sinh học: Động vật rừng, động vật nuôi, thủy sinh, tùy nơi, tùy lúc động vật có
tác dụng là mồi thu hút muỗi đốt, do vậy làm giảm tiếp xúc người- muỗi. Nhiều
loài thủy sinh ăn bọ gậy và có thể làm phương tiện sinh học để chống muỗi.
Kinh tế, xã hội.
Các hoạt động của con người có tác động lớn đến tất cả các khâu của lan
truyền bệnh. Các hoạt động đó có thể làm tăng nguy cơ sốt rét (đào mương thuỷ
lợi, hồ ao chứa nước, nuôi tôm, ruộng bậc thang, gốc tre chặt, rừng cao su...).
Giao lưu dân cư các vùng như di dân tự do, xây dựng đường giao thông, nhà máy
thuỷ điện, thói quen ngủ đêm tại nương rẫy... đều có khả năng làm tăng sự lan
truyền sốt rét.
Tuy nhiên cũng có những hoạt động làm giảm sốt rét như khai thông mương
máng, lấp hồ ao, phát quang, tăng đàn gia súc, thả cá, nâng cao mức sống, đô thị

hóa... Nhận thức và thu nhập kinh tế của người dân có tác động lớn đến phòng
chống sốt rét.
Kiến thức và thực hành của con người.
Kiến thức và thực hành của con người có liên quan/ ảnh hưởng đếm mắc sốt
rét, các yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc ngược lại, bao gồm:
 Kiến thức về bệnh sốt rét, đường lây nhiễm và các biện pháp bảo vệ cá
nhân.
 Thực hành các biện pháp phòng chống
 Thái độ khi bị bệnh và thói quen tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế…
Dịch sốt rét và nguy cơ xảy dịch sốt rét.
Định nghĩa dịch sốt rét: Đối với các bệnh truyền nhiễm khác như dịch hạch,
tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản thì định nghĩa về dịch tương
đối thống nhất, còn đối với bệnh sốt rét là một bệnh lưu hành địa phương, bệnh
có thể tăng giảm và diễn biến theo mùa, theo vùng và chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố tự nhiên, xã hội, những diễn biến đó khi nào gọi là dịch sốt rét cần phải có
quy định cụ thể.
21


Tại các vùng không còn sốt rét, sốt rét nhẹ thì dịch sốt rét xẩy ra có thể dễ
dàng xác định. Tại các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng khi mức sốt rét cao hơn
mức diến biến bình thường cũng có thể gọi là dịch hoặc không phải dịch mà là sự
tăng sốt rét theo đỉnh mùa bệnh.
Chương trình quốc gia phòng chống sốt rét của Việt Nam định nghĩa dịch sốt
rét như sau: “Dịch sốt rét là khi ở một nơi có mức bệnh sốt rét (ca mắc mới) tăng
đột ngột so với diễn biến bình thường trong một quần thể dân cư (tối thiểu một
thôn bản, cụm dân cư) và có lan truyền bệnh tại chỗ”.
Tác hại của dịch bệnh sốt rét.
Ngoài các thiệt hại về sức khỏe, bệnh sốt rét tác động nặng nề đến ngày công
lao động, đến thu nhập và kinh tế do vậy về mặt dịch tễ học là làm thế nào để

phòng và dự báo được nguy cơ dịch. Thông thường dịch sốt rét là kết quả của:
 Thay đổi lớn về sinh thái và môi trường.
 Thay đổi, ngừng, không có kế hoạch các biện pháp phòng chống được thực
hiện thường xuyên theo quy ước.
 Các biện pháp can thiệp có thực hiện nhưng kém hiệu quả.
Bệnh sốt rét cho thấy rất rõ sự biến đổi của bệnh theo mùa trong năm, thường chỉ
số mắc mới tăng lên sau mùa mưa. Sự thay đổi này có tính chu kỳ. Số ca mắc bất
kỳ vào thời gian nào trong năm đều có thể so sánh được với tháng trước, năm
trước để thấy rõ sự thay đổi tăng lên và đến mức nào đó được thông báo là dịch.
1.1.4. Một số đặc điểm lâm sàng bệnh sốt rét.
Mô tả lâm sàng phổ biến cho tất cả các chủng loại ký sinh trùng sốt rét, đó là
những cơn sốt thường, bao gồm sơ nhiễm và các cơn sốt tái đi tái lại có chu kỳ.
Bệnh sốt rét gây những cơn sốt cấp, được đặc điểm hoá theo giai đoạn: Sau mỗi
48 giờ hoặc 72 giờ và giữa các cơn sốt là thời gian bình thường. Bệnh có khuynh
hướng tái phát (relapse) qua nhiều tháng cho đến nhiều năm.
Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ từ khi bị nhiễm bệnh đến khi có dấu hiệu lâm sàng
đầu tiên, thường là cơn sốt. Thời kỳ tiền triệu bắt đầu từ khi nhiễm thoa trùng do
muỗi đốt đến khi xuất hiện ký sinh trùng trong máu. Thời gian ủ bệnh tối thiểu là
22


7 ngày đối với P. falciparum (ngắn nhất). Có thể không có giai đoạn tiền triệu và
giai đoạn ủ bệnh có thể ngắn hơn vài ngày khi nhiễm ký sinh trùng ở thể vô tính
(nhiễm qua rau thai, truyền máu)... vì không cần giai đoạn phát triển ở gan trước
giai đoạn xâm nhập hồng cầu. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài bởi tình trạng miễn
dich và tình trạng sử dụng thuốc sốt rét.
Trong 2-3 ngày trước khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên, bệnh nhân có thể có các
triệu chứng báo trước như mệt mỏi, đau người, chán ăn sau đó là các biểu hiện
của một cơn sốt điển hình hoặc không điển hình như nhiều tác giả mô tả.
Cơn sốt đầu tiên đánh dấu sự kết thúc thời kỳ ủ bệnh và người bệnh sẽ liên

tiếp có nhiều cơn sốt trừ khi điều trị. Những cơn sốt tiếp theo có thể thưa hoặc
dầy và mức độ phụ thuộc vào sự nhân lên của ký sinh trùng và sự đáp ứng miễn
dịch của vật chủ. Một số đặc điểm dấu hiệu lâm sàng ở một số thể sốt rét sau:


Cơn sốt sơ nhiễm.
Bệnh xuất hiện trên đối tượng mới, không có miễn dịch, ở mọi lứa tuổi, ủ

bệnh thường kéo dài từ 7 - 21 ngày nhưng đôi khi tới nhiều tháng.
Bệnh khởi đầu với cơn sốt cao dần rồi liên tục, dao động với nhiều đỉnh sốt
trong ngày từ 39-400. Khởi đầu, cơn sốt thường không có chu kỳ đều đặn, kèm
theo đau đầu, đau người, đau bụng, nôn ói và đôi khi có ỉa chảy. Lách lúc này
chưa to nhưng hơi đau vùng hạ sườn trái. Gan tăng thể tích và đau, nước tiểu
giảm, xẫm màu và có vết protein. Chẩn đoán xác định lúc này khó, cần phân biệt
với các bệnh khác. Chẩn đoán không dễ nếu bệnh nhân không có tiền sử sống
trong vùng sốt rét hoặc truyền máu gần đây. Khẳng định chẩn đoán bằng xét
nghiệm lam nhuộm Giemsa giọt dầy, giọt mỏng hoặc tét chẩn đoán nhanh.
Tiến triển cơn sốt sơ nhiễm khi được chẩn đoán và điều trị sớm rất tốt, bệnh
khỏi trong vài ngày. Không điều trị, cơn sốt sẽ dai dẳng , kéo dài, trở nên có chu
kỳ và lách to dần. Nếu nhiễm P. falciparum dễ đi vào sốt rét ác tính. Với
Plasmodium khác, bệnh có thể khỏi sớm nhưng cơn sốt tái phát sẽ xảy ra nếu
không được điều trị bằng Primaquin.

23




Cơn sốt có chu kỳ.
Cơn sốt liên quan đến sự xuất hiện thể vô tính trong máu, thể “ngủ”


(hypnozoit) trong gan ở P. vivax, P. ovalae. Cơn sốt có thể quay trở lại sớm sau
sơ nhiễm P. falciparum, nhưng cũng có thể rất lâu tới vài tháng, vài năm với các
chủng khác. Mỗi cơn sốt diễn biến một cách khuôn mẫu, dễ nhận dạng hơn cơn
sốt sơ nhiễm với đặc điểm 3 giai đoạn: rét run - sốt cao - ra mồ hôi và sự lặp lại
cơn sốt một cách đều đặn. Nhịp độ các cơn sốt tùy chủng ký sinh trùng. Cơn xuất
hiện cứ 2 ngày một lần, nếu chu kỳ vô tính hồng cầu 48 giờ còn gọi là cơn sốt 3
ngày (P. vivax, P. ovalae) và đôi khi cả P. falciparum với những cơn sốt vào
ngày thứ nhất, thứ 2, thứ 3 và thứ 5.. hoặc cứ 3 ngày một chu kỳ vô tính 72 giờ
còn gọi là cơn sốt 4 ngày (P. malariae).
Chẩn đoán xác định với sự có mặt liên tiếp 3 giai đoạn của cơn sốt và sự lập
lại chu kỳ cơn đều đặn theo nhịp điệu 3 hoặc 4 ngày, có kèm lách to. Chẩn đoán
xác định khi phát hiện sự có mặt của ký sinh trùng trong máu. Bệnh tiến triển tốt
khi được điều trị, tuy nhiên bệnh nhân có thể thiếu máu, suy nhược.


Sốt rét P. falciparum.
Đây là thể bệnh quan trọng nhất vì gây tử vong và kháng thuốc cao. Người

sống trong vùng sốt rét lưu hành có miễn dịch mắc phải do vậy có sức chịu đựng
cao với P. falciparum, triệu chứng nhẹ hoặc không có. Người không có miễn dịch
vào vùng sốt rét, nhiễm P. falciparum luôn có tỷ lệ tử vong cao hơn người bản
xứ. P. faciparum có mật độ rất cao làm cản trở tuần hoàn máu trong các vi quản
nội tạng, chủ yếu ở não gây nên bệnh cảnh sốt rét P. falciparum trầm trọng.


Sốt rét đái huyết cầu tố.
Dấu hiệu lâm sàng cơ bản nhất là sốt, đau ngang lưng, đái nước đen (màu

nước chè vối, Coca cola...), vô niệu, vàng da. Cơn huyết tán có thể xảy ra cách

nhau nhiều giờ, nhiều ngày, làm tiêu huỷ hồng cầu gây thiếu máu cấp, viêm ống
thận cấp và nguy cơ tử vong cao (50%) nếu không được sử trí. Sốt thường cao
39-400C trong vài giờ, tiếp theo là đái huyết sắc tố, lúc đầu nước tiểu đỏ đần dần
chuyển thành màu rượu vang và nâu đậm. Da vàng, hồng cầu có thể chỉ còn < 1
24


triệu/mm3 máu. Vô niệu, u rê máu cao, creatinin máu cao. Lách to, mật độ ký sinh
trùng trong máu rất cao. Tiên lượng xấu, phụ thuộc vào khả năng hồi sức, truyền
máu và lọc thận.


Sốt rét P. vivax.
P.vivax gây những cơn sốt không trầm trọng. Thời kì ủ bệnh ở những người

không có miễn dịch là 12-17 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 8-9 tháng thậm chí
lâu hơn. Triệu chứng ban đầu là đau đầu, cổ, buồn nôn, khó chịu... Các dấu hiệu
không rõ ràng này thường nhẹ và không có trong tái phát, cơn sốt không thường
xuyên trong 2-4 ngày, sau đó trở nên thường xuyên. Thiếu máu nhẹ, tuy nhiên có
thể gây suy nhược cơ thể sau nhiều lần tái phát. Bệnh nhân có thể vàng da nhẹ,
gan lách to ít.
Sốt rét P. vivax tái phát: Không điều trị, dấu hiệu lâm sàng sẽ tái hiện. Tái phát
nhanh trong 6-8 tuần đầu và tái phái xa 30- 40 tuần sau cơn sốt đầu tiên.


Sốt rét ở phụ nữ có thai.
Ở những bà mẹ trẻ có ít miễn dịch thì sốt rét là nguyên nhân chính của sẩy

thai, đẻ non, thai chết lưu, đẻ thiếu cân và chết mẹ do đẻ. Triệu chứng lâm sàng
thường trầm trọng hơn ở những bà mẹ mới đẻ lần đầu. Khi mẹ có thai mắc sốt rét

thường dẫn đến tình trạng trẻ em chậm lớn, giảm cân sau khi sinh. Phụ nữ có thai
không có miễn dịch, sốt rét P. falciparum thể não và các thể khác rất hay gặp và
tỷ lệ chết thường cao hơn. Khi trong tình trạng sốt cao dễ bị sảy thai.


Sốt rét bẩm sinh và ở sốt rét trẻ sơ sinh.
Sốt rét truyền trực tiếp qua rau thai mẹ và đến hài nhi, có thể tìm thấy ký sinh

trùng trong vòng 7 ngày ở máu trẻ mới đẻ hoặc muộn hơn nếu như trẻ không bị
muỗi đốt hay có truyền máu. Ở vùng sốt rét, tỷ lệ mắc sốt rét bẩm sinh thường
thấp mặc dù tỉ lệ ký sinh trùng ở rau thai cao. Tỷ lệ mắc cao hơn nhiều ở trẻ sinh
ra từ bà mẹ không có hoặc có rất ít miễn dịch sốt rét. Bốn chủng ký sinh trùng
đều có thể gây sốt rét bẩm sinh nhưng phổ biến hơn ở P. falciparum và P.vivax.
Các hình ảnh lâm sàng thường gặp là sốt, kém ăn (bú), thiếu máu hoặc gan, lách
to và vàng da.
25


×