Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.92 KB, 70 trang )

SỞ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU
-----o0o-----

BÁO CÁO
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

CÀ MAU, THÁNG 12 NĂM 2010


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

TRANG

SỰ CẦN THIẾT
Phần thứ nhất: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ

3

XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.

1.1.
1.2.
1.3.

Khả năng phát huy các yếu tố tự nhiên của tỉnh.


Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2010 tác động đến ngành lao
động thương binh xã hội tỉnh.
Phần thứ hai: THỰC TRẠNG NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU.

2.1.
2.2.

2.3
2.4
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.

Thực trạng về dân số và lao động của tỉnh
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động
Nguồn Lao động
Chất lượng nguồn lao động
Tình hình sử dụng nguồn lao động
Cơng tác kế hoạch hóa gia đình
Thực trạng đào tạo nghề
Chính sách đối với người có cơng
Cơng tác giảm nghèo
Thực trạng các cơng trình ghi cơng liệt sỹ
Đánh giá chung
Phần thứ 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LAO
ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH ĐẾN NĂM 2020


3.1.
3.2.
3.2.1
.
3.2.2
3.3.
3.4.
3.5.

Quan điểm và mục tiêu
Quy hoạch phân bố sử dụng lao động hợp lý‎ theo ngành
Dự báo dân số và lao động
Quy hoạch đào tạo nghề
Tổ chức thực hiện tồn diện các chính sách đối với người
có cơng
Đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
gắn liền với chính sách bảo trợ an sinh xã hội.
Giải pháp thực hiện Quy hoạch

2

6
6
18
22
27
27
31
31

32
35
38
39
42
42
42
43
48
49
50
50
51
58
61
63


QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cà Mau là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên 5.331,64 km2, bằng 13,13% diện tích vùng đồng bằng sơng Cửu Long và
bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh được tổ chức thành 9 đơn vị hành chính cấp
huyện (gồm 8 huyện và thành phố Cà Mau). Dân số trung bình năm 2008 của
tỉnh là 1.261.971 người, bằng 1,5% dân số cả nước. Theo kết quả tổng điều tra
dân số, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn tỉnh Cà Mau là
1.206.980 người.
Cà Mau là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là về nông nghiệp,

công nghiệp chế biến và dịch vụ. Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh có
bước phát triển khá cao, bình qn đạt trên 10%/năm; GDP bình quân đầu người
năm 2008 đạt khoảng 900 USD; năm 2009 đạt 1030 USD; cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, tỷ
trọng khu vực nông nghiệp giảm cịn dưới 41%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có
nhiều tiến bộ, cơng tác quốc phịng an ninh được bảo đảm. Tuy nhiên Cà Mau
hiện nay vẫn còn là một tỉnh nghèo và cịn nhiều khó khăn, trong đó 2 khâu hạn
chế nhất của tỉnh là kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; dẫn đến
nhiều phát sinh nhiều vấn đề nội tại cần giải quyết về lao động, việc làm và đào
tạo nghề của tỉnh như tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao (nhất
là lao động nữ), chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, khơng theo kịp q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tỷ lệ lao động các ngành khu vực I còn trên 60%),
năng suất lao động xã hội cịn thấp, nhất là năng suất lao động ở nơng thôn
(năng suất lao động nông nghiệp năm 2008 chỉ đạt khoảng 714 USD/lao
động/năm, ngành thủy sản đạt khoảng 920 USD/người/năm)Năm 2009: năng
suất lao động xã hội đạt 31,98 triệu đồng, trong đó năng suất lao động nơng lâm
nghiệp thủy sản đạt 19,3 triệu đồng; lao động xã hội phần lớn là lao động phổ
thông, tỷ lệ lao động kỹ thuật còn rất thấp là những cản trở cho chuyển dịch cơ
cấu lao động và khả năng tham gia thị trường lao động quốc tế.
Cà Mau cũng là vùng căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.Trên địa bàn tỉnh hiện có 88.715 người
thuộc các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng, trong đó có
hơn 16 ngàn người thuộc diện thương binh, hơn 17 ngàn liệt sỹ và 37 800 người
hoạt động kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần. Bình qn cứ 100 người
dân có 7 người hưởng chính sách ưu tiên.
Từ sau giải phóng 1975 đến nay, đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân
dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện cơng tác quy tập, tìm kiếm mộ liệt
sỹ, xây dựng nâng cấp nghĩa trang, tượng đài, bia ghi tên liệt sỹ, thực hiện đền
ơn đáp nghĩa… nhưng cũng còn nhiều việc phải làm.
3



Do vị trí địa lý: là tỉnh ở tận cùng cực Nam tổ quốc, địa hình bị chia cắt bởi
sơng rạch chằng chịt, giao thông đường bộ chưa phát triển; giao lưu kinh tế, đi
lại khó khăn, trình độ dân chí cịn thấp. Số đối tượng người già cơ đơn, trẻ mồ
cơi, người tàn tật… cịn khá đơng gần 30.000 người. Công tác giảm nghèo, tuy
đạt kết quả nhất định song chưa bền vững, tỷ lệ nghèo còn cao. Một bộ phận
dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc cịn nhiều khó khăn, cần
quan tâm giải quyết.
Để góp phần thực hiện phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau như mục tiêu
quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã xác định: GDP
tăng bình quân hàng năm 13,7-14%, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế
công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, giảm tỷ trọng kinh tế nơng nghiệp cịn
khoảng 20%, GDP bình qn đầu người khoảng 3.000 USD, tỷ lệ lao động nơng
nghiệp giảm cịn 35-40% , đòi hỏi cần nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển ngành Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020,
trong đó tập trung vào các vấn đề: lao động việc làm, đào tạo nghề, cơng trình
ghi cơng liệt sỹ.
Căn cứ chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (tại Công văn số
1980/UBND-KT ngày 04/6/2009) và theo yêu cầu của Sở Lao động Thương
binh và xã hội tỉnh Cà Mau, Công ty cổ phần Tư vấn phát triển Hà Phương xây
dựng Đề cương nghiên cứu xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Lao
động, thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
PHẠM VI NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định
chức năng quản lý nhà nước của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội bao
gồm nhiều lĩnh vực như: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền cơng,
bảo hiểm xã hội, an tồn lao động, người có cơng, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm
sóc trẻ em, bình đẳng giới, phịng chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên từ cách đặt
vấn đề ở phần mở đầu và trong khuôn khổ một quy hoạch tổng thể ngành cấp

tỉnh, nên phạm vi của quy hoạch này chỉ tập trung vào những nội dung chủ yếu
gồm: lao động việc làm, đào tạo nghề và cơng trình ghi cơng liệt sỹ.
Nội dung quy hoạch tập trung phân tích đánh giá về nguồn lao động của
tỉnh (số lượng, chất lượng), thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm,
phân tích đánh giá q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động, hiện trạng
mạng lưới và hoạt động đào tạo nghề của tỉnh; các mục tiêu, giải pháp để giải
quyết việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của tỉnh (tập trung vào các
mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo dạy nghề,
giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng năng suất lao động); các nhóm giải pháp
thực hiện, trong đó tập trung vào đào tạo nghề (dạy nghề) cho lao động; thực
trạng và quy hoạch về các cơng trình ghi cơng liệt sỹ.

4


Xã hội hố cơng tác chăm sóc nâng cao đời sống người có cơng với nước,
xố đói giảm nghèo và bảo trợ xã hội
Yêu cầu:
- Thời kỳ nghiên cứu lập quy hoạch: 10 năm, đến năm 2020; có thể hiện
cho từng thời kỳ kế hoạch 5 năm (2011-2015 và 2016-2020).
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Lao động, thương binh và xã hội
tỉnh Cà Mau đến năm 2020 phải đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau, phù hợp với chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước về lao động, việc làm và đào tạo
nghề.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Lao động, thương binh và xã hội tỉnh
Cà Mau đến năm 2020 cần đảm bảo phù hợp với đặc thù của tỉnh ven biển..
- Báo cáo Quy hoạch sẽ được Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Cà
Mau lấy ý kiến của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trước khi trình Chủ
tịch UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt.

CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Các văn bản về công tác quy hoạch kinh tế - xã hội:
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về cơng tác
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ;
- Cơng văn số 1980/UBND-KT ngày 04/6/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau về việc điều chỉnh, lập mới quy hoạch phát triển các ngành và quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố Cà Mau.
2. Các văn bản quản lý kinh tế xã hội:
- Luật Lao động;
- Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
- Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có cơng với cách mạng.
- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ quy định
về tìm kiếm về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài
tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ.
- Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề.
5


- Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà
Mau đến năm 2020;
- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ qui định
chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ qui định
về điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức hoạt động và giải thể các cơ sở bảo trợ xã
hội.
- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ qui định
bổ sung về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội .

6


Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CÀ
MAU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI.
1.I- KHẢ NĂNG PHÁT HUY CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH
1.1.1- VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.
Cà Mau là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và nằm trọn
trên bán đảo Cà Mau, phần đất liền có toạ độ từ 8 030’ đến 9010’ vĩ độ Bắc,
10408’ đến 10505’ kinh độ Đơng.
+ Phía bắc của tỉnh tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu;
+ Phía Đơng và phía Nam tiếp giáp với Biển Đơng;
+ Phía Tây tiếp giáp với vịnh Thái Lan.
Diện tích phần đất liền của tỉnh là 5.329,6 km 2; bằng 13,13% diện tích
vùng đồng bằng sơng Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước.
Tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm thành
phố Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Phú
Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển.
Về địa lý kinh tế trong đất liền, tỉnh Cà Mau nằm trong tiểu vùng Cà Mau –
Cần Thơ – An Giang – Kiên Giang, là 1 trong 4 tiểu vùng kinh tế của đồng bằng
sông Cửu Long, là địa bàn đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế
động lực của đồng bằng sông Cửu Long (đô thị trung tâm Cần Thơ, trung tâm

điện lực Ơ Mơn; cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Kiên Giang, công
nghiệp tàu thủy, cơng nghiệp chế biến thủy sản, cụm khí điện đạm Cà Mau, du
lịch sinh thái Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Đốc, rừng ngập Cà Mau…).
Trong mối quan hệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là
điểm đến của một số tuyến quốc lộ và tuyến đường thủy quan trọng như:
+ Quốc lộ 1 A từ TP Hồ Chí Minh – Bạc Liêu – Cà Mau – Năm Căn (sẽ
được nối dài đến Đất Mũi);
+ Quốc lộ 63 (Cà Mau – Kiên Giang);
+ Tuyến đường Quản lộ - Phụng Hiệp.
+ Tuyến đường thủy Cà Mau – Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong mối quan hệ của khu vực, với Dự án tiểu vùng MêKông mở rộng và
quy hoạch kinh tế vùng vịnh Thái Lan thì tỉnh Cà Mau được xác định nằm trong
hành lang phát triển phía nam (BangKok- Phnompenh – Hà Tiên- Cà Mau),
7


đồng thời Năm Căn được xác định là điểm đến của tuyến hành lang kinh tế này.
Ở trong nước, đây cũng là tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II được nối dài
đến Đất Mũi Cà Mau.
Như vậy, trong mối liên kết vùng, từ tỉnh Cà Mau sẽ hình thành 2 hướng
liên kết phát triển chính là Cà Mau – Cần Thơ và Cà Mau – Kiên Giang + An
Giang.
Cà Mau là tỉnh ở cực Nam của Tổ quốc, Mũi Cà Mau (mốc tọa độ số 0) là
địa danh có ý nghĩa kinh tế chính trị, có ý nghĩa thiêng liêng đối với nhân dân cả
nước, có khả năng phát triển du lịch tham quan gắn với du lịch sinh thái.
Trong vùng biển Tây Nam, Cà Mau có chiều dài bờ biển 254 km và thuộc
hành lang kinh tế ven biển phía Đơng (từ Bạc Liêu – Gành Hào – Cà Mau –
Năm Căn), có vị trí ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, nhất là trong
vùng Vịnh Thái Lan, là những khu vực có trữ lượng dầu khí lớn, có tiềm năng
du lịch sinh thái và du lịch biển đảo.

Như vậy, về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh có lợi thế so sánh so với một số
tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; nếu được khai thác, phát huy
đúng mức thì các lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của tỉnh là một thế mạnh quan
trọng. Tuy nhiên hiện nay, mức phát huy còn hạn chế, mới chủ yếu là khai thác
các điều kiện tại chỗ như phát triển khai thác chế biến thủy hải sản, triển khai
Dự án cụm khí điện đạm Cà Mau, triển khai một số dự án du lịch sinh thái, mà
chưa phát huy được yếu tố liên kết vùng do kết cấu hạ tầng kết nối chưa đồng
bộ.
Bên cạnh những lợi thế so sánh như trên thì vị trí địa lý kinh tế của tỉnh Cà
Mau cũng có những yếu tố hạn chế cần được lưu ý, đó là:
+ Cà Mau là điểm cuối của các tuyến quốc lộ, các hành lang phát triển làm
cho các hướng, tuyến phát triển của tỉnh Cà Mau không cân xứng về 2 phía
(khơng như các tỉnh nằm trên trục quốc lộ hay tuyến hành lang phát triển), dẫn
đến hạn chế khả năng khai thác các nguồn lực như thu hút các dự án BOT xây
dựng cầu đường, các dịch vụ phục vụ khách vãng lai…).
+ Ba mặt tiếp giáp biển là lợi thế cho kinh tế biển, nhưng tỉnh Cà Mau cũng
có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quốc phòng an ninh, phòng thủ ven biển,
phòng chống thiên tai, có nguy cơ tác động xấu về mơi trường (nước biển dâng,
sự cố tràn dầu…).
+ Cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước (như TP Hồ Chí Minh,
Cần Thơ), là tỉnh vùng sâu vùng xa. Phần lớn địa bàn tỉnh Cà Mau thuộc danh
mục địa bàn đặc biệt khó khăn (trừ thành phố Cà Mau là địa bàn khó khăn), kết
8


cấu hạ tầng yếu kém là những yếu tố không thuận lợi cho thu hút đầu tư, lựa
chọn nhà đầu tư, giữ chân và thu hút nguồn lao động có trình độ cao. Đồng thời,
do thuộc danh mục địa bàn đặc biệt khó khăn nên nguồn thu ngân sách hiện tại
và cả trong thời kỳ quy hoạch vẫn tăng chậm, do thực hiện chính sách ưu đãi địa
bàn về thuế cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp; nên trong một số năm trước

mắt tỉnh Cà Mau vẫn chưa tự cân đối được thu – chi ngân sách, nguồn vốn ngân
sách đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn cịn khó khăn.

1.1.2- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
a.Khí hậu, thủy văn:
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng sơng
Cửu Long, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt
độ trung bình 26,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4
khoảng 27,6 0C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng Giêng khoảng 25 0C),
tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
Nét đặc trưng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Về cơ bản, khí hậu ơn hồ, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận lợi cho
sản xuất nơng nghiệp, thủy sản; có khả năng tận dụng thời gian lao động quanh
năm không bị gián đoạn do thời tiết gây nên.
Về thủy văn, địa bàn tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy
triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và của Vịnh Thái Lan (nhật triều
không đều). Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, từ 3-3,5 m vào ngày triều
cường; trong khi triều Vịnh Thái Lan thấp hơn, trung bình từ 0,5 – 1m.
Do ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sơng ăn thơng ra
biển, nên tồn bộ diện tích đất liền của tỉnh đều bị nhiễm mặn và chế độ truyền
triều rất phức tạp. Từ khi chuyển đổi sản xuất sang nuôi tôm, nhiều cống đập
được mở thơng, làm cho q trình truyền triều càng sâu vào đất liền. Chế độ
thủy triều đã được người dân tận dụng trong đời sống, sản xuất như giao thông
đi lại theo con nước, lấy nước và thốt nước cho các vùng đầm ni tơm…
Nhưng do chế độ truyền triều không đều của Biển Đông và Vịnh Thái Lan đã
hình thành một số vùng giáp nước, là những khó khăn cho giải pháp thủy lợi
phục vụ sản xuất.
Thủy triều đưa nước biển vào ra thường xuyên, mang theo một lượng phù
sa lớn làm nhanh bồi lắng ở các sông, kênh thủy lợi, việc nạo vét kênh mương

9


thủy lợi là rất tốn kém, phải đầu tư thường xuyên, nhất là ở một số cửa sông lớn
trong tỉnh như Cái Đơi Vàm, Khánh Hội, Sơng Đốc… Ngồi ra, trong mùa khơ
(mùa gió chướng) nước biển dâng cao, gây tình trạng tràn mặn, ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống, vì vậy cơng tác ngăn mặn chống tràn là việc phải làm hàng
năm của địa phương.
Do ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều, nên dự án thủy lợi ngọt hố vùng
bán đảo Cà Mau nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng gặp nhiều khó khăn, địi
hỏi sự đầu tư và vận hành đồng bộ các cơng trình thủy lợi trong vùng và liên
tỉnh (như dự án Xẻo Rô, hệ thống cống tuyến Quản lộ - Phụng Hiệp, cống dưới
đê biển Tây, âu thuyền Tắc Thủ…).

b.Địa hình
Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền khơng có
núi đá (ngồi biển cũng chỉ có một số cụm đảo gần bờ), cao trình phổ biến từ
0,5-1m so với mặt nước biển, các khu vực trầm tích sơng hoặc sơng – biển hỗn
hợp có địa hình cao hơn; các khu vực trầm tích biển – đầm lầy hoặc đầm lầy có
địa hình thấp hơn (trung bình và thấp trũng) chiếm tới 89%. Như vậy về mặt
địa hình, nếu giữ nguyên độ cao tự nhiên chỉ phù hợp cho các loại cây chịu ngập
nước như rừng ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi thủy sản. Việc trồng cây ăn
trái, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơng trình dân dụng, khu dân cư địi hỏi
phải chi phí tơn cao mặt bằng rất lớn.
Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh cịn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sơng
rạch chằng chịt, có nhiều sơng rạch là lợi thế về giao thông đường thủy, nhưng
là hạn chế rất lớn đối với phát triển giao thông đường bộ, phát sinh nhiều cầu
cống, là một trong những nguyên nhân chính làm giao thông đường bộ của tỉnh
chậm phát triển. Đồng thời phần lớn diện tích của tỉnh thuộc dạng đất ngập
nước ven biển, nền đất yếu nên việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và

xây dựng dân dụng rất tốn kém do yêu cầu xử lý nền móng phức tạp; tính ổn
định của các cơng trình xây dựng bị hạn chế, thường bị lún nền. Đây cũng là
những trở ngại cho chương trình phát triển đơ thị của tỉnh (hạn chế khả năng
phát triển khu đô thị cao tầng, tốn kém nhiều trong đầu tư xây dựng hạ tầng đô
thị…).
c.Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau của Phân viện
Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Nam: đất ở tỉnh Cà Mau được hình
thành trên các trầm tích trẻ, tuổi holocene, trong đó: 34% diện tích tự nhiên của
10


tỉnh được tạo thành do trầm tích sơng hoặc sơng biển hỗn hợp; 12% là trầm tích
sơng – đầm lầy; 13% trầm tích biển – đầm lầy; 36% là trầm tích biển và 2% là
trầm tích đầm lầy.
Vì vậy trên 50% đất đai của tỉnh là đất phèn đến phèn nặng. Nhìn chung
đất đai của tỉnh là đất trẻ, mới được khai phá sử dụng, có độ phì trung bình khá,
hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng do bị nhiễm phèn mặn nên đối với sản xuất
nông nghiệp, đa số đất của tỉnh Cà Mau được xếp vào loại “đất có hạn chế” với
những mức độ khác nhau.
Từ khi được tái lập (năm 1997) đến nay tỉnh Cà Mau đã có sự biến động
khá lớn trong sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp: từ cuối năm 2000 tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi trên 150
nghìn ha từ đất trồng lúa, đất vườn sang ni thủy sản, làm diện tích mặt nước
ni thủy sản tăng cao, nhiều diện tích ven sơng, đầm phá cũng được bao bờ
ni tơm. Vì vậy tổng diện tích đất nơng nghiệp tăng 22.299 ha so với năm
1997, chiếm 69,7% diện tích tự nhiên, trong đó riêng mặt nước nuôi thủy sản đã
tăng từ 107.937 ha năm 1997 lên 227.908 ha (chưa kể diện tích ni kết hợp
trong rừng).
+ Đất lâm nghiệp có rừng có tăng nhưng chậm, trong 9 năm tăng lên

khoảng 10.000 ha (kể cả rừng bãi bồi, khoanh nuôi tái sinh), nhưng do khai thác
hàng năm nên diện tích có rừng hiện tại chỉ cịn 96.065,6 ha (tương đương năm
1997).
+ Đất chuyên dùng đã tăng thêm 5.960 ha, đất ở tăng thêm 1.386 ha.
+ Diện tích đất chưa sử dụng và đất sơng rạch đã giảm khoảng 26.000 ha,
riêng đất bằng chưa sử dụng chỉ cịn khoảng 10.760 ha, chiếm 2% so với diện
tích tự nhiên (trong khi tồn vùng đồng bằng sơng Cửu Long còn khoảng 1,3%).
Sự biến động sử dụng đất của tỉnh nhìn một cách tổng thể là theo định
hướng quy hoạch, kế hoạch được duyệt, góp phần phát triển kinh tế xã hội và
đời sống dân sinh. Nhưng thực tế sử dụng đất giai đoạn qua cho thấy tính tự
phát, chưa tuân thủ quy hoạch; cụ thể vùng phía Bắc tỉnh Cà Mau quy hoạch sản
xuất cây con hệ nước ngọt, nhưng hiện nay diện tích ni tơm nước lợ trong
vùng này rất lớn, tình trạng nơng dân tự phát đưa nước mặn vào vùng quy hoạch
trồng lúa vẫn diễn ra. Nhu cầu sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở
trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, nhất là đất xây dựng công nghiệp, khu đô thị
dân cư, xây dựng giao thông. Tuy nhiên, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất trong giai đoạn 2001-2005 chưa đạt kế hoạch dự kiến; cụ thể trong
5 năm toàn tỉnh đã chuyển 3.822 ha đất các loại thành đất chuyên dùng và đất ở,
chỉ đạt 52,49% so với kế hoạch sử dụng đất được Thủ tướng Chính phủ phê
11


duyệt; trong đó: chuyển vào đất chuyên dùng được 2.431,1 ha, đạt 43,22% kế
hoạch được duyệt, chuyển vào đất ở được 1.391 ha, đạt 84% kế hoạch được
duyệt. Nguyên nhân chủ yếu do một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu
công nghiệp, khu đô thị mới triển khai chậm; làm ảnh hưởng đến kết quả thực
hiện kế hoạch sử dụng đất, hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Một số dự án đã công
bố quy hoạch hoặc đã thu hồi đất nhưng chưa triển khai được dự án, dẫn đến
lãng phí đất đai.
d.Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Cho đến nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn nước ngọt đưa
từ nơi khác về bổ sung (dự kiến đưa ngọt từ Sông Hậu về Cà Mau đã không
thực hiện được). Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa
và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh
thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản. Theo
vùng quy hoạch sản xuất, nguồn nước mặt ở tỉnh Cà Mau đã có sự phân chia
khá rõ:
+ Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây con là nước ngọt chủ yếu còn lại
ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nơng nghiệp phía Bắc huyện
Trần Văn Thời và huyện Thới Bình, vùng mía nguyên liệu của huyện Thới
Bình. Đây là nguồn nước mưa được giữ tại chỗ, là nguồn nước chủ yếu phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và một phần cho sinh hoạt, nhờ đó có một
số diện tích có thể sản xuất lúa 2 vụ, rau màu thực phẩm, cây cơng nghiệp. Diện
tích vùng này trong những năm qua ngày càng bị thu hẹp.
+ Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa vào
từ biển, hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa. Trong mùa khô, độ mặn nước
sông và nước trong các ruộng tơm tăng cao, trung bình từ 20-30% o, trong một
số vùng đầm ni tơm độ mặn có thể lên đến 40% o. Thường ở những vùng cửa
sơng nước có độ mặn cao hơn, càng vào sâu trong nội đồng độ mặn càng giảm.
Trong mùa mưa độ mặn giảm nhanh (cả nước sơng và trong các ruộng tơm),
một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể luân canh sản xuất một vụ
lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa.
Tài nguyên đất kết hợp với nguồn nước mặn, nước lợ là tiềm năng lớn để
phát triển nuôi trồng thủy sản trong nội đồng. Diện tích ni tơm nước lợ (kể cả
nuôi kết hợp dưới tán rừng ngập mặn) của tỉnh năm 2005 đã lên đến trên 248
nghìn ha, chiếm 27,2% diện tích ni tơm nước lợ, nước mặn tồn vùng đồng
bằng sơng Cửu Long. Ngồi ra, ở vùng ven biển, vùng biển của tỉnh Cà Mau có
tiềm năng lớn để nuôi thủy hải sản.

12



Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất
Miền Nam, nước ngầm ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho
sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.
Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước ngầm của tỉnh Cà Mau khoảng 6
triệu m3/ngày, trong đó của tầng I là 0,64 triệu m3/ngày, tầng II là 1,2 triệu m3,
tầng III là 1,53 triệu m3, tầng IV là 1 triệu m 3, tầng V là 0,9 triệu m3, tầng VI là
0,75 triệu m3m. Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai thác chủ yếu ở tầng II và
tầng III và tầng IV (đối với giếng nước lẻ của hộ dân chủ yếu khai thác ở tầng II
và tầng III). Ngoài các giếng nước công nghiệp tại thành phố Cà Mau, các thị
trấn huyện lỵ, các nhà máy, lượng giếng nước khoan của các hộ dân là rất lớn,
hiện lên đến trên 26.000 giếng. Sản lượng nước hiện đang khai thác chiếm
khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng khai thác. Riêng tại thành phố Cà Mau sản
lượng nước khai thác bằng 1/12 trữ lượng nước tiềm năng khai thác, tại các thị
trấn huyện lỵ lượng nước khai thác mới bằng 1/24 đến 1/60 trữ lượng tiềm năng
khai thác.
Dự báo đến năm 2020, áp lực khai thác sử dụng nguồn nước ngầm là rất
lớn, sản lượng cấp nước toàn tỉnh phải đạt khoảng 152.000m 3/ngày, trong đó
riêng khai thác tại thành phố Cà Mau và các thị trấn, các khu công nghiệp lên
tới trên 100.000m3/ngày. Nếu q trình khai thác nước ngầm khơng được quy
hoạch hợp lý sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng tự nhiên giữa các tầng nước, có thể
nước mặn ở tầng I sẽ thấm xuyên xuống các tầng dưới gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Đồng thời nếu khai thác nước không đúng quy hoạch các tầng nước thì
có thể ảnh hưởng đến nền móng các cơng trình xây dựng.
đ.Tài ngun rừng
Theo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, năm 2006 tỉnh Cà Mau có
diện tích đất rừng là 108025 ha, bằng 36,9% diện tích đất rừng vùng đồng bằng
sơng Cửu Long; bao gồm diện tích có rừng là 96350,3 ha, diện tích chưa có
rừng là 11.674,7 ha; trong đó: Đất rừng đặc dụng là 17830,7 ha (diện tích có

rừng là 17551,7 ha), đất rừng phòng hộ là 26132,6 ha (diện tích có rừng là
25151,6 ha) và đất rừng sản xuất là 64061,7ha (diện tích có rừng là 53647 ha).
Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các
huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn
(tập trung ở huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình).
Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có
tính đa dạng sinh học cao; đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U
Minh hạ có vai trị cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hồ khí hậu và phịng
13


hộ ven biển. Ngồi ra, trên cụm đảo Hịn Khoai và Hịn Chuối có 583 ha rừng
cây gỗ q.
Tuy nhiên, giá trị thuần kinh tế của rừng Cà Mau không cao, nhất là rừng
tràm do trữ lượng thấp, sản phẩm gỗ tràm khó tiêu thụ, nguy cơ cháy rừng rất
cao. Tổng trữ lượng rừng Cà Mau đạt khoảng 2,2 triệu m 3, trong đó trữ lượng
rừng tràm khoảng 1,44 triệu m3 và trữ lượng rừng ngập mặn khoảng 770.000 m3.
e.Tài nguyên biển:
Cà Mau là một trong số 28 tỉnh ven biển của cả nước và là tỉnh có 3 mặt
tiếp giáp với biển. Có 6/9 huyện thành phố (trừ thành phố Cà Mau, huyện Thới
Bình, huyện Cái Nước) và 22/101 xã phường thị trấn của tỉnh tiếp giáp với biển;
59,8% dân số của tỉnh đang sinh sống tại các huyện ven biển, riêng ở các xã, thị
trấn ven biển chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển
cho tỉnh Cà Mau thông qua các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch, công nghiệp
cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an ninh
vùng biển. Nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh đang và sẽ có mối quan hệ
chặt chẽ với việc khai thác, bảo vệ tài nguyên biển.
Biển Cà Mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, đây là vùng biển kéo dài
từ vùng biển tỉnh Tiền Giang đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang (gồm các tỉnh Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang); trong

vùng biển có 156 đảo lớn nhỏ thuộc 5 quần đảo và các đảo lẻ. Đây là vùng biển
tiếp giáp với nhiều nước như Campuchia, Thái Lan, Maylaysia, Singapore,
Indonesia nên vùng biển này có vai trị cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long
lưu thông với các nước trong khu vực và có ý nghĩa quan trọng đối với phát
triển kinh tế đất nước. Riêng tỉnh Cà Mau có đường bờ biển dài 254 km (không
kể bờ 3 cụm đảo), bằng 34,46% chiều dài bờ biển của toàn vùng biển Tây Nam
Bộ và bằng 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước.
Vùng biển Cà Mau là vùng biển nông và là vùng biển bồi, điều kiện khí
tượng thủy văn thường ổn định hơn các vùng biển khác, thuận lợi cho các hoạt
động kinh tế biển. Dọc theo bờ biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra biển (gồm các
cửa: Hương Mai, Khánh Hội, Đá Bạc, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Bảy Háp, Ông
Trang, Rạch Tàu, Bồ Đề, Rạch Gốc, Hố Gùi, Gành Hào…) đã hình thành các
cụm kinh tế ven biển, các làng cá có khá đơng dân cư sinh sống.
Trong vùng Biển Cà Mau có 3 cụm đảo gần bờ là cụm đảo Hịn Khoai
(diện tích 577 ha, đỉnh cao nhất 318m), cụm đảo Hịn Chuối (diện tích 14,5 ha,
đỉnh cao nhất 165 m) và cụm đảo Hòn Đá Bạc (diện tích 6,3 ha, đỉnh cao nhất
24m). Đặc biệt cụm đảo Hịn Khoai có khả năng phát triển du lịch, dịch vụ kinh
tế biển và có vị trí quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phịng do có vị trí án ngữ
14


ở cửa vịnh Thái Lan, nằm ở giữa vùng biển Đơng và Vịnh Thái Lan. Trong cụm
đảo Hịn Khoai có hòn Đá Lẻ (toạ độ 8 0 22’8’’N, 104052’4’’E) là một trong
những điểm chuẩn để tính đường cơ sở trên biển của nước ta (điểm A2).

- Vị thế chiến lược của biển: hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới
đều là những nước có biển và nền kinh tế biển mạnh. Tiến ra xa biển và phát
triển kinh tế biển là chiến lược ưu tiên, là cơ hội thách thức của nhiều quốc gia
có biển. Thế kỷ XXI được Liên Hiệp quốc ghi nhận là thế kỷ của đại dương,
phát triển bền vững biển và vùng ven biển là mục tiêu và là những thách thức

đối với cả thế giới. Các quốc gia có biển trên thế giới đã và đang xúc tiến xây
dựng chiến lược, kế hoạch hành động khai thác vùng biển một cách hợp lý. Đối
với vùng biển của nước ta nói chung và vùng biển Tây Nam Bộ nói riêng có vị
trí địa lý và chính trị hết sức trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
kinh tế và an ninh quốc phòng. “Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu
chiến lược xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam” và “vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và
an ninh quốc phịng, có nhiều lợi thế phát triển, là cửa mở của cả nước để đẩy
mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa các lợi thế
của vùng biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để
phát triển mạnh về kinh tế- xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của tổ quốc”.
- Đa dạng về hệ sinh thái: Vùng biển Tây Nam Bộ nói chung và vùng biển
Cà Mau nói riêng là vùng biển có nguồn tài nguyên và hệ sinh thái đa dạng,
phong phú. Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị quan trọng như điều hồ
khí hậu, là nơi cư trú, sinh đẻ và ươm ni nhiều lồi thủy sinh, nhiều hệ sinh
thái có năng suất sinh học cao như rừng ngập ven biển, vùng bãi bồi ven biển,
vùng cửa sông… Vùng ven biển của tỉnh Cà Mau thuộc loại giàu tiềm năng bảo
tồn như vùng bãi bồi, các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Trong hệ sinh thái ven biển của tỉnh Cà Mau, có vườn quốc gia Mũi Cà
Mau (thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn)với diện tích 41.861
ha; đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên (hệ sinh thái cửa sông, ven biển)
có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Đây là
một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa
dạng sinh học của Việt Nam. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có giá trị bảo tồn
nguồn gen quý hiếm (22 loài thực vật ngập mặn, 13 loài thú, 74 lồi chim, 17
lồi bị sát và 133 lồi động vật phiêu sinh).
- Nguồn lợi thủy hải sản: vùng biển Cà Mau là một trong 4 ngư trường
trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thủy hải sản lớn và đa dạng về lồi, có
15



nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như tơm biển, mực, một số loại cá có giá trị như
cá thu, cá mú, cá chim… Ngoài khai thác đánh bắt thủy hải sản, lợi thế vùng
biển đã tạo cho tỉnh Cà Mau là tỉnh có diện tích ni thủy sản nước lợ, nước
mặn lớn nhất nước; mặt nước vùng bãi triều ven biển, ven đảo cũng là tiềm
năng lớn để phát triển nuôi thủy hải sản. Vùng biển Cà Mau có thể giải quyết
việc làm cho hàng chục ngàn lao động làm nghề khai thác hải sản, là cơ sở để
phát triển các ngành cơng nghiệp cơ khí đóng mới sửa chữa tàu thuyền, công
nghiệp chế biến xuất khẩu, các dịch vụ phục vụ khai thác thủy hải sản…
Tài nguyên biển là rất to lớn, nhưng cũng đã và đang xuất hiện nhiều thách
thức đối với tài nguyên, môi trường vùng biển và ven biển, đó là:
+ Tình trạng khai thác tài nguyên biển quá mức và lãng phí, khai thác ven
bờ quá nhiều đã được cảnh báo từ lâu nhưng chưa được giải quyết có hiệu quả,
số phương tiện làm nghề khai thác gây sát hại nguồn lợi hải sản lớn; chưa coi
trọng lợi ích và nguồn thu nhập lâu dài.
+ Chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục bị suy giảm khá
nhanh, tình trạng ơ nhiễm do nguồn nước thải sản xuất và sinh hoạt không được
xử lý đổ trực tiếp ra sông, biển; vùng cửa sơng, ven biển bị ơ nhiễm dầu do có
q nhiều phương tiện thủy hoạt động, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu ở ven
sơng…
+ Tính đa dạng sinh học bị suy giảm, diện tích rừng ngập mặn ven biển
giảm nhiều so với 20- 30 năm trước, tình trạng khai thác trái phép vùng bãi bồi
vẫn rất phức tạp.
f.Khoáng sản:
- Dầu khí: theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khí khu vực Tây
Nam, ở thềm lục địa Tây Nam gồm nhiều lơ thăm dị khai thác dầu khí (từ lô
36 đến lô 51; các lô A, lô B; vùng thoả thuận thương mại giữa Việt Nam và
Malaysia PM-3CAA và vùng mới phân định giữa Việt Nam và Thái Lan), đây là
những lơ có trữ lượng và tiềm năng đáng kể về khí thiên nhiên; chỉ riêng các
khu vực đang thăm dị khai thác và một số lơ có tài liệu khảo sát đã cho thấy trữ

lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m 3, đã phát hiện 30 tỷ m 3. Dự báo sản lượng
khai thác các mỏ khí có thể đạt khoảng 8,25 tỷ m3/năm. Hiện nay đang khai thác
ở lơ PM3-CAA; đang thăm dị và thẩm lượng, chuẩn bị khai thác các lô 46, 50,
51; đã phát hiện và đang khoan thăm dị ở lơ B. Đây là nguồn tài nguyên quý
của đất nước, là điều kiện để phát triển công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng (cụm dự án Khí điện đạm Cà Mau,
khu cơng nghiệp Khánh An…).
- Cát ven biển: từ cửa Bồ Đề đến Mũi Cà Mau dài 36 km (ở huyện Ngọc
Hiển) có bãi cát nằm sát ven biển với bề rộng bãi cát khoảng 1km. Đây là bãi
cát có trữ lượng khơng lớn, cát mịn và lẫn nhiều chất mùn bã, khơng có ý nghĩa
16


khai thác cơng nghiệp lớn; mục đích chủ yếu là để phát triển du lịch bãi cát ven
biển (bãi Khai Long). Tuy nhiên cũng cần tiếp tục khảo sát để có thể khai thác ở
những địa điểm phù hợp phục vụ nhu cầu cát san lấp xây dựng.
- Than bùn: Vùng than bùn U Minh hạ của tỉnh Cà Mau là một trong
những vùng chứa than bùn lớn nhất Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực
vườn quốc gia U Minh hạ (bao gồm rừng đặc dụng Vồ Dơi, Lâm ngư trường U
Minh 3) và một phần của Lâm ngư trường U Minh 1; tổng diện tích có chứa
than bùn còn lại (sau các vụ cháy rừng lớn năm 1982 và năm 2002) là 5.640 ha.
Đây là đầm than rộng, khá đồng nhất về điều kiện hình thành cũng như về chất
tạo than nên chất lượng than bùn U Minh hạ ổn định, có thể sử dụng sản xuất
chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và acid Humic, than hoạt tính. Do bị cháy nhiều
lần, trữ lượng than bùn đã giảm nghiêm trọng, hiện còn khoảng 14,1 triệu tấn
(giảm gần 12 lần so với năm 1976), trong đó trữ lượng đã thăm dò là 4,8 triệu
tấn. Nguồn tài nguyên này cần sớm được nghiên cứu khai thác sử dụng hợp lý
và có hiệu quả.
- Sét gạch ngói và sét Ceramic: Tỉnh Cà Mau có tiềm năng lớn về sét gạch
ngói và sét ceramic, qua khảo sát điều tra 15 điểm (các xã Trí Phải, Khánh Lâm,

An Xuyên, Hồ Thị Kỷ, Tân Thành, Khánh Bình, Khánh Bình Tây, Khánh Lộc,
Khánh Bình Đơng, Lương Thế Trân, Tắc Vân, Tân Hưng…) cho tổng trữ lượng
khoảng 250 triệu m3, có thể thăm dị khai thác giai đoạn 1 khoảng 9 triệu m 3(ở
Tân Thành, Lương thế Trân, An Xuyên). Về chất lượng đạt yêu cầu sản xuất
gạch ngói xây dựng hoặc làm thân gạch Ceramic (phải phối liệu với các loại sét
khác), tỷ lệ sét có thể sử dụng làm thân gạch ceramic đạt khoảng 30-40% lượng
sét khai thác. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp vật liệu xây
dựng, nhất là trong điều kiện tỉnh Cà Mau có thể sử dụng nhiên liệu bằng
nguồn khí đốt tự nhiên (Khu cơng nghiệp Khánh An), nhưng việc khai thác đất
sét phải được quy hoạch cụ thể và có các giải pháp hạn chế tác động môi trường
(gây mất đất bằng sản xuất, giải thốt phèn ra mơi trường đất và nước).
i.Tài ngun du lịch:
- Du lịch sinh thái: Với diện tích rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn
(145 ngàn ha), có 2 vườn quốc gia: Mũi Cà Mau và U Minh hạ; có các vườn
chim tự nhiên là những điều kiện để tỉnh Cà Mau phát triển du lịch sinh thái.
Hiện nay, du lịch rừng ngập mặn Cà Mau đang được đầu tư theo dự án du lịch
chuyên đề quốc gia. Nhờ đó, sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Cà Mau ít bị
trùng lặp với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu là
sinh thái miệt vườn).
- Du lịch biển: Với chiều dài bờ biển 254 km, có một số bãi cát ven bờ (Giá
Lồng Đèn, Khai Long), có cồn bồi lắng cửa sơng, các cụm đảo gần bờ Hòn
Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc là tiềm năng để khai thác du lịch biển đảo.

17


- Du lịch lịch sử nhân văn: Ở tỉnh Cà Mau có một số khu di tích lịch sử
như Hồng Anh thư quán, đình Tân Hưng, khu căn cứ Lung Lá Nhà Thể, căn cứ
Xẻo Đước, khu chứng tích tội ác Mỹ ngụy Hải Yến – Bình Hưng. Đây là những
cơng trình văn hố du lịch, đang được đầu tư tôn tạo. Nghệ thuật đờn ca tài tử,

kể chuyện Bác Ba Phi, lễ hội nghinh ông, hoạt động mua bán chợ nổi trên
sơng… là những yếu tố có thể khai thác trong hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch của tỉnh hiện chủ yếu còn ở dạng tiềm
năng, để sớm khai thác có hiệu quả địi hỏi phải đẩy nhanh đầu tư kết cấu hạ
tầng, nhất là giao thơng đường bộ, các doanh nghiệp cần có những ý tưởng mới
về các sản phẩm du lịch, mơ hình kinh doanh du lịch...
1.1.3. Đánh giá chung những tác động của điều kiện tự nhiên đến dân
số và lao động tỉnh Cà Mau.
Các yếu tố thuận lợi.
- Điều kiện khí hậu của tỉnh là yếu tố thuận lợi cho việc sử dụng lao động
trên địa bàn, thể hiện ở độ chiếu sáng cao cho phép sử dụng lao động nhiều
trong nông nghiệp, điều kiện thời tiết cho phép sản xuất quanh năm quay vòng
đất nhanh.
- Tài nguyên đất rất phong phú, đặc biệt là đất nông nghiệp tạo điều kiện
phát triển nơng nghiệp (mật độ dân số thưa thớt có điều kiện sản xuất quy mô
lớn).
- Tài nguyên biển phong phú, có nhiều cửa sơng lớn thuận tiện cho dân cư
phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Các trở ngại và thách thức.
- Vị trí địa l tỉnh Cà Mau cách xa các khu đô thị và khu kinh tế lớn
nên ít có ảnh hưởng lan tỏa của các đơ thị và khu kinh tế.
- Địa hình bị chia cắt nhiều bởi kênh rạch nên đi lại và giao lưu giữa
các khu vực khó khăn ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
- Hiện nay, nông nghiệp vẫn là mũi nhọn của tỉnh, điều kiện nâng cao
trình độ khoa học và đời sống văn hóa gặp nhiều khó khăn.
1.2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU

I-2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trong giai đoạn 1996-2005, kinh tế tỉnh Cà Mau tăng trưởng khá nhanh.

Quy mô tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2005 gấp 2,5 lần so
với năm 1995 (đạt khoảng 7.716 tỷ đồng so với 3.092 tỷ đồng của năm 1995 –
giá so sánh năm 1994), tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2005 là 9,57%.
18


Trong đó giai đoạn 1996-2000 tăng bình qn hàng năm 8% và giai đoạn 20012005 tăng bình quân hàng năm 11,18%.
Thời kỳ 2006 – 2010, Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần
thứ XIII đặt ra mục tiêu tăng trưởng bình quân đạt từ 12-12,5%,GDP bình quân
đầu người năm 2010 đạt 950 USD. Theo kế hoạch trong quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội ẩinh Cà Mau đến năm 2020, tăng trưởng bình quân
thời kỳ 2006- 2010 đạt 13%, GDP năm 2010 đạt gần 14 .400 tỷ đồng. Thực tế
trong những năm gần đây nhịp độ tăng trưởng hàng năm đều đạt 11- 12%.
Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá cao, nhất là khu vực công
nghiệp xây dựng và dịch vụ, cụ thể như sau:
Thời kỳ 2006- 2010 ngư – nông – lâm nghiệp đạt nhịp độ tăng trưởng
6,5%, công nghiệp và xây dựng đạt 19% ,Dịch vụ đạt 17%
Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như các lĩnh vực trong
giai đoạn 2006-2010 đều cao hơn giai đoạn 2000 – 2005, các lĩnh vực công
nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng nhanh hơn giai đoạn trước, cho thấy kinh tế
tỉnh trong 10 năm qua tăng trưởng khá bền vững, đó là kết quả của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, xây
dựng kết cấu hạ tầng và các ngành dịch vụ; là kết quả của quá trình chuyển đổi
cơ cấu sản xuất ngư nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, kinh tế tỉnh Cà Mau có bước phát triển nhanh, có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế của vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có sự đóng góp ngày
càng cao vào tăng trưởng kinh tế của vùng.

1.2.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
a- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

19


Tỷ trọng khu vực nông ngư lâm nghiệp trong GDP đã giảm từ 68,24% năm
1995 xuống 59,26% vào năm 2000 và 52,46% vào năm 2005. Đặc biệt năm
2006 là năm đầu tiên tỷ trọng các ngành khu vực I đã giảm xuống ở mức dưới
50% nhờ sự triển khai xây dựng dự án cụm Khí điện đạm Cà Mau (cịn
48,12%). Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng tăng từ 16,68% năm 1995 lên
20,49% năm 2000 và 24,21% năm 2005. Tương tự, tỷ trọng các ngành khu vực
dịch vụ cũng tăng từ 15,05% lên 20,24% và 23,33%.
Thời kỳ 2006- 2010 cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển hướng tích cực, tỷ trọng
nông ngư lâm nghiệp tiếp tục giảm trong khi công nghiệp và dịch vụ tiếp tục
tăng. Năm 2010 tỷ trọng GDP Nơng – Lâm – Ngư nghiệp cịn khoảng 39,3%,
công nghiệp và xây dựng tăng lên 35,5%, Dịch vụ là 25,2%.
Biểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau 2000 -2010 (%)
Lĩnh vực

2000

2005

2006

2010

Ngư nông lâm nghiệp

59.26

52.46


51,45

39.3

Công nghiệp, xây dựng

20.49

24,21

24,05

35.5

Dịch vụ

20.24

23.33

25,50

25.2

b- Thành phần kinh tế: có sự chuyển dịch, góp phần huy động tiềm năng
nguồn lực của các thành phần kinh tế cho phát triển, tạo động lực trong sản xuất
kinh doanh, tăng tính chủ động và năng động của các doanh nghiệp:
Kinh tế nhà nước (doanh nghiệp có vốn nhà nước) tiếp tục được sắp xếp,
đổi mới theo đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, năm 2005 tỷ trọng

kinh tế nhà nước chiếm 21,53% GDP (kinh tế quốc doanh của cả nước chiếm
38,45). Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh đã sắp xếp 27 doanh nghiệp nhà nước và
6 bộ phận trực thuộc doanh nghiệp, trong đó: Cổ phần hóa 19 DN và 2 bộ phận
trực thuộc doanh nghiệp; giải thể, sáp nhập, bán cho người lao động, chuyển
thành Công ty TNHH 1 thành viên: 8 doanh nghiệp; đang thực hiện cổ phần hoá
3 doanh nghiệp; hiện chỉ còn lại 3 doanh nghiệp nhà nước tiếp tục nắm giữ
100% vốn nhà nước là Công ty Xổ số kiến thiết, Cơng ty Cấp thốt nước và
cơng trình đơ thị, Nhà máy đường Thới Bình; ngồi ra cịn một số công ty Lâm
nghiệp. Trong số các doanh nghiệp đã sắp xếp, nhà nước tham gia 44,27% vốn.
Phần lớn các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, cổ phần hoá đều phát huy
được vai trị tích cực chủ động, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn,
tình hình tài chính được cải thiện, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước nhiều
hơn; thu nhập của người lao động tăng so với trước, một số doanh nghiệp tăng
trên 80%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng 4 lần… đã góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kinh tế ngoài quốc doanh (kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ) nhất là kinh tế tư
nhân tiếp tục phát triển nhanh với nhiều hình thức đa dạng, góp phần quan trọng vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế dân doanh năm 2005 chiếm 78,2%
20


GDP. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập ngày càng nhiều, nhiều doanh
nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề, giải quyết nhiều việc làm,
một số doanh nghiệp chế biến thủy sản ngoài quốc doanh đã đứng đầu cả nước về kim
ngạch xuất khẩu thủy sản. Tổng số doanh nghiệp của tỉnh thành lập từ năm 2000 đến
cuối năm 2006 là 2.360 doanh nghiệp; số doanh nghiệp đang hoạt động là 2.200
doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 4.000 tỷ đồng; bao gồm 1794 doanh nghiệp
tư nhân, 314 Công ty TNHH, 4 Công ty TNHH 1 thành viên và 86 công ty cổ phần.
tổng số DN hiện nay trên địa bàn tỉnh là 3.659 DN, tổng vốn đăng ký 10.894 tỷ đồng
(trong đó DNTN là 2.531 DN, Công ty TNHH 715 Công ty, Công ty TNHH1TV 250,

Cơng ty cổ phần 163).
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cịn rất nhỏ bé, hiện tồn tỉnh chỉ có 3 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được cấp chứng nhận đầu tư, mức đóng góp vào nền
kinh tế không đáng kể, khoảng 0,3% GDP (không kể một số người Việt Nam định cư
ở nước ngoài đầu tư dưới hình thức doanh nghiệp trong nước). Hiện nay là 5 doanh
nghiệp với tổng vốn đăng ký 10,125 triệu USD.

c- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Do lực lượng lao động của tỉnh Cà Mau
hiện chủ yếu là lao động phổ thông, đồng thời ngành nghề nông thôn chậm phát
triển nên việc chuyển đổi cơ cấu lao động của tỉnh khá chậm. Tỷ lệ số lao động
làm việc trong các ngành ngư nơng lâm nghiệp hàng năm có giảm nhưng hiện
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của tỉnh. Năm 2005, tỷ lệ lao động
các ngành khu vực I giảm còn 68,14%; tỷ lệ lao động các ngành công nghiệp,
xây dựng chiếm 11,77%, lao động dịch vụ chiếm 20,09%. Như vậy cơ cấu sử
dụng lao động của tỉnh chưa tiến bộ, phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế của
một tỉnh nông nghiệp (tỷ lệ lao động nông nghiệp của vùng đồng bằng sông
Cửu Long là 59,7% và bình quân cả nước là 56,7%). Riêng ở nông thôn, tỷ lệ
lao động công nghiệp và dịch vụ còn rất thấp; theo số liệu kết quả tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cuối năm 2006 có tới 180.263 hộ/211.709
hộ chủ yếu làm các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 85,14%; số hộ
làm cơng nghiệp, xây dựng là 4.194 hộ, chiếm 2%; cịn lại số hộ làm các ngành
dịch vụ là 12,86%.
1.3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020, TÁC ĐỘNG ĐẾN
NGÀNH LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH .
1.3.1- QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Trên cơ sở đánh giá dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển, thực trạng phát
triển, những cơ hội và thách thức; quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Cà Mau trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 như sau:
1- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau giai đoạn

2006-2020 bảo đảm nguyên tắc phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã
21


hội của cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng
bằng sông Cửu Long; tập trung đầu tư phát triển mạnh về kinh tế biển gắn với
bảo vệ tài nguyên môi trường vùng biển.
2- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; vừa phát triển những ngành sản
xuất và dịch vụ mà tỉnh có tiềm năng lợi thế, vừa phát triển những ngành sản
xuất và dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao để nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3- Phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy nguồn lực của mọi thành
phần kinh tế, vừa huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ đi đơi với thu hút mạnh
các nguồn lực bên ngồi, nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ, tăng
cường sự liên kết phát triển giữa các địa phương.
4- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
5- Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, đảm bảo trật tự xã hội,
nâng cao dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân; gắn với củng cố tăng cường
quốc phịng, an ninh; củng cố kiện tồn và nâng cao chất lượng hoạt động của
hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh.
1.3.2.- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Mục tiêu tổng quát.
Tiếp tục phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, nâng cao hiệu quả
và tính bền vững của sự phát triển, tăng cường xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Cà Mau trở thành một tỉnh có kinh tế xã hội phát triển, là tỉnh mạnh về kinh tế biển, đóng góp tích cực vào sự phát

triển và là địa bàn trọng điểm về quốc phòng an ninh của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và cả nước; đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế cơng nghiệp –
dịch vụ - nông nghiệp và tiếp tục củng cố vững chắc trong những năm tiếp theo;
cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
- Khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh, bền
vững có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; duy trì và đẩy nhanh hơn nữa về tốc độ
tăng trưởng kinh tế (cao hơn mức tăng trưởng bình quân của vùng đồng bằng
22


sông Cửu Long) để bù đắp lại yếu tố xuất phát điểm thấp của tỉnh, rút ngắn
khoảng cách phát triển, sớm đạt mức thu nhập bình quân đầu người của cả
nước; tiếp tục tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; từng bước tăng tỷ lệ động viên
tài chính một cách hợp lý, phấn đấu sau năm 2015 tỉnh Cà Mau tự cân đối được
chi ngân sách.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trên cơ sở duy trì ổn định phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh
tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ; đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế
Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp và tiếp tục chuyển dịch trong giai đoạn
tiếp theo.
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề xã hội, môi trường; giảm thấp tỷ lệ hộ
nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp; từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của tỉnh; giải quyết cơ bản những vấn đề môi trường cấp bách.
- Đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu các tệ
nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thơng, thực hiện có kết quả chương trình đấu
tranh phịng chống tham nhũng lãng phí.
1.3.3. Các chỉ tiêu phát triển
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng trên cơ sở Phương án
2 với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển, rút ngắn tiến tới đạt ngang với mức

độ phát triển của đất nước (về GDP bình quân đầu người), nhằm đẩy nhanh tốc
độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, sớm hình thành cơ cấu kinh tế Cơng nghiệp –
Dịch vụ - Nông nghiệp, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Phấn đấu giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh 1994
năm 2010 đạt khoảng 14.600 tỷ đồng, tốc độ tăng GDP bình quân trong giai
đoạn 2006-2010 là 13,3%. GDP năm 2020 đạt khoảng 53.200 tỷ đồng, gấp 3,7
lần so với dự kiến năm 2010; tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn
2011 – 2015 là 13,7%; giai đoạn 2016-2020 là 14,2%.
- Quy mô GDP năm 2010 đạt khoảng 24.200 tỷ đồng (giá thời điểm năm
2005), năm 2015 đạt khoảng 52.500 tỷ đồng và năm 2020 đạt khoảng 71.649 tỷ
đồng. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 19,70 triệu đồng (tương
đương khoảng 1.100 USD); năm 2015 là 36,0 triệu đồng (khoảng 1.800 USD);
năm 2020 là 60,0 triệu đồng (khoảng 3.000 USD).
- Tỷ lệ huy động tài chính năm 2010 khoảng 9% (1800 tỷ đồng); năm 2015
là 12% (khoảng 4.500 tỷ đồng) và năm 2020 là 15% (10.700 tỷ đồng).
- Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP dự kiến:
23


2010

2015

2020

+ Ngư nông lâm nghiệp:

39,30%


29,0%

19,67%

+ Công nghiệp và xây dựng:

35,5%

38,0%

43,47%

+ Dịch vụ:

25,20%

33%

36,9%

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 720 triệu USD, năm 2015 đạt
1,4 -1,5 tỷ USD và năm 2020 đạt khoảng 1,8 – 2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu
bình quân đầu người năm 2010 đạt 750 USD, năm 2015 đạt khoảng 980- 1.000
USD, năm 2020 đạt khoảng 1.200 – 1.300 USD.
- Tổng đầu tư xã hội trong 15 năm (2006-2020) khoảng 212 tỷ đồng (theo
giá năm 2005), tương đương khoảng 13 tỷ USD, chiếm khoảng 38% GDP.
- Năm 2020 có 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã.
- Năm 2010 có 90% số hộ dân được sử dụng điện, năm 2020 đảm bảo toàn
bộ các hộ dân được sử dụng điện.
- Mật độ máy điện thoại/100 dân năm 2010 đạt khoảng 35-40 máy (có 12,5

máy cố định); đến năm 2020 đạt khoảng 50 – 55 máy/100 dân (có 20 máy cố
định).
Các chỉ tiêu về xã hội
- Quy mô dân số năm 2010 khoảng 1.224 ngàn người; năm 2015 khoảng
1.300 ngàn người; năm 2020 khoảng 1.376 ngàn người. Tỷ lệ tăng dân số giảm
xuống dưới 1,3% vào năm 2010 và đạt khoảng 1,1% vào năm 2020.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong tồn tỉnh vào năm
2010; có 20% số xã, phường thị trấn đạt phổ cập phổ thông trung học, năm
2015 có 60% và phấn đấu đến năm 2020 tồn tỉnh hồn thành phổ cập giáo dục
phổ thơng trung học.
- Năm 2010 toàn bộ huyện, thành phố và 50% số xã phường thị trấn hình
thành được trung tâm văn hoá thể thao; năm 2015 100% số xã phường thị trấn
hình thành được trung tâm văn hố thể thao và tiếp tục nâng cấp mở rộng trong
giai đoạn đến năm 2020.
- Năm 2010 có 95% hộ gia đình, 85% số khóm ấp, 55% đơn vị cấp xã và 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn hố; năm 2015 có 85% số khóm ấp, 60-65%
số đơn vị cấp xã và 2-3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn hoá; năm 2020 có 8590% số khóm ấp, 70% số đơn vị cấp xã và 3-4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn văn
hoá.

24


- Hồn thành chương trình đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2010
trong toàn tỉnh, tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng cho giai đoạn
sau 2010.
- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (theo cân nặng) xuống 16% vào năm
2010 và giảm xuống còn khoảng 10% vào năm 2020.
- Tỷ lệ lao động xã hội qua đào tạo năm 2010 đạt 30%; năm 2020 đạt
khoảng 70%.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2010 giảm xuống còn khoảng 60% lao
động xã hội; năm 2020 giảm còn khoảng 35 – 40%.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn dưới 10%; năm 2020 còn khoảng 5% (theo
chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2010-2015).
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố đến năm 2010 đạt khoảng 70%; năm
2020 cơ bản khơng cịn nhà cây lá tạm.
Các chỉ tiêu về môi trường
- Tỷ lệ độ che phủ rừng và cây phân tán đạt khoảng 24% vào năm 2010 và
đạt khoảng 28% vào năm 2020.
- Năm 2010 có 100% dân số đơ thị và 80% dân số nông thôn được sử dụng
nước sạch sinh hoạt; đến năm 2020 giải quyết cơ bản về nhu cầu sử dụng nước
sinh hoạt cho nhân dân.
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 80% vào năm 2010 và thu gom toàn bộ
vào năm 2020 (riêng thành phố Cà Mau đạt khoảng 90% vào năm 2010 và thu
gom toàn bộ vào năm 2015).
- Đến năm 2010, đảm bảo 100% rác thải y tế được thu gom, xử lý đúng quy
định.
1.3.4.Những điều rút ra từ đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh tác động đến
ngành lao động thương binh xã hội
Thuận tiện.
- Tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện quan trọng tạo công ăn việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Là động lực quan trọng để tỉnh xóa đói
giảm nghèo.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp
và xây dựng là cơ hội để chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp chuyển
sang công nghiệp và dịch vụ.
- Kết cấu hạ tầng trong những năm gần đây đã phát triển nhanh, tạo cơ
hội nâng cao đời sống dân cư và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
25



×