Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài 3,4 Các nguyên tố hóa học và nước - Cacbohđrat và Lipit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 2 trang )

Trường PTDTNT Đăk Hà Sinh học 10
Tuần : 03 Ngày soạn: 27/8/2009
TPP : 03 Ngày dạy : 01/9/2009
Phần hai: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3 & 4: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC
CÁCBOHYĐRAT VÀ LIPIT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua tiết học này học sinh phải:
- Nêu ra được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào và vai trò của các nguyên tố vi lượng.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
- Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, đường đa và lipit có trong các cơ thể SV.
- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để xây dựng kiến thức cần thiết
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ nguồn nước trong sự sống
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ H3.1, H3.2 và H4.1, 4.2H SGK)
- Tranh ảnh về các loại thực phẩm, hoa quả có nhiều đường và lipit.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên các giới và đặc điểm của chúng?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về các nguyên tố hoá học
Trong tự nhiên có khoảng 92 nguyên tố hoá học
chỉ có vài chục nguyên tố cần thiết cho sự sống.
Các nguyên tố chính cấu tạo nên các loại tb? Vì
sao? Trong đó nguyên tố nào quan trọng? Vì sao?
Thế nào là nguyên tố đa lượng, nguyên tố vi lượng?
Cho ví dụ minh họa.


Vai trò của nguyên tố đa lượng , vi lượng? khi
thiếu nguyên tố hoá học nào đó thì cơ thể sống sẽ
như thế nào? Cho ví dụ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nước và vai trò của
nước trong tế bào:
Nghiên cứu sách giáo khoa và hình 3.1, 3.2 em hãy
nêu cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước?
Em nhận xét về mật độ và sự liên kết giữa các phân
tử nước ở trạng thái lỏng và rắn?(khi cho nước đá
vào cốc nước thường)
Điều gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào trong
ngăn đá tủ lạnh? Giải thích
Theo em nước có vai trò như thế nào? đối với tế
bào cơ thể sống? ( Điều gì xảy ra khi các sinh
vật không có nước?)
Nước có vai trò như thế nào?
Vậy theo em vấn đề bảo vệ nguồn nước như thế
nào?
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
- Nguyên tố đa lượng: có tỷ lệ > 10
-

4

(0,01%). C, H, O, N, S, P, K…
- Các nguyên tố vi lượng: có tỷ lệ < 10
-

4


(0,01%). F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Cr…
- Vai trò của các nguyên tố hoá học trong
tế bào:
+ Tham gia xây dựng nên cấu trúc tế bào.
+ Cấu tạo nên các chất hữu cơ và vô cơ.
+ Thành phần cơ bản của enzim, vitamin…
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC
TRONG TẾ BÀO:
1, Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước:
- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 ngtử ôxy với
2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hoá trị.
- Phân tử nước có tính phân cực.
- Giữa các ptử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện
(do liên kết hyđrô) tạo ra mạng lưới nước.
2)Vai trò của nước đối với tế bào:
- Là tphần ctạo và dung môi hoà tan và v/c’
các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.
- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các
phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.
- Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế
bào và cơ thể…
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục
Trường PTDTNT Đăk Hà Sinh học 10
Hoạt động 3. Tìm hiểu về cacbohyđrat: (Đường)

Em hãy kể tên các loại đường mà em biết trong các
cơ thể sống?
Thế nào là đường đơn, đường đôi, đường đa?
Tranh cấu trúc hoá học của đường
Liên kết glucôzit

Các phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau bằng
liên kết glucôzit tạo xenlulôzơ.
Cacbohyđrat giữ các chức năng gì trong tế bào?
Hoạt động 4. Tìm hiểu về lipit: (chất béo)
Quan sát hình 4.2 em nhận xét về thành phần hoá
học và cấu trúc của phân tử mỡ?
Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật?
Sự khác nhau giữa lipit đơn giản và lipit phức tạp?
Lipit giữ các chức năng gì trong tế bào và cơ thể?
III. CACBOHYĐRAT: (Đường)
1, Cấu trúc hoá học:
a) Đường đơn: (monosaccarit)
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
- Đường 5 C (Ribôzơ,đeôxyribôzơ), đường 6
C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
b) Đường đôi: (Disaccarit)
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau
bằng liên kết glucôzit.
- Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử
Glucôzơ, Saccarôzơ(đường mía) gồm 1 ptử
Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ, Lactôzơ (đường
sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ.
c) Đường đa: (polisaccarit)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với
nhau bằng liên kết glucôzit.
- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…
2, Chức năng của Cacbohyđrat:
- Là ngồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận
của cơ thể…

IV. LIPIT: (Chất béo)
1, Cấu tạo của lipit:
- Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp)
- Phôtpholipit: (lipit đơn giản)
- Stêrôit: Là Colesterôn, hoocmôn giới tính
ơstrôgen, testostêrôn.
- Sắc tố và vitamin: Carôtenôit, vitamin A, D,
E, K…
2) Chức năng:
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
4.Củng cố:
- Tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ ăn 1 số các món ăn ưa thích?
(Cung cấp các nguyên tố vi lượng khác nhau cho tế bào, cơ thể )
- Tại sao khi phơi hoặc sấy khô thực phẩm lại bảo quản được lâu hơn? (Hạn chế vi sinh vật sinh
sản làm hỏng thực phẩm)
- Tại sao khi hạt khô không có sự nẩy mầm, khi hạt có độ ẩm > 12% thì nẩy mầm?
- Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? (dẫn đến sơ vữa động mạch, huyết áp cao).
- Nếu ăn quá nhiều đường dẫn tới bệnh gì? (Bệnh tiểu đường, bệnh béo phì).
5. Hướng dẫn hs học ở nhà:
- Làm các câu hỏi và bài tập trong SGK
- Xem trước bài 5.
IV. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục
CH

2
OH
CH
2
OH
CH
2
OH
2
1

×