Trường PT DTNT Đăk Hà Sinh học 12
Tuần: 05 Ngày soạn: 10/09/2009
TPP: 08 Ngày dạy: 18/09/2008
Chương II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Bài 8. QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Qua tiết này học sinh phải
- Nêu ra được tại sao Međen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền.
- Giải thích cơ sỏ tế bào học của quy luật phân li.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc
giải quyết vấn đề của sinh học.
3. Thái độ: Học sinh giải thích được các hiện tượng thường gặp trong tự nhiên…
II. Chuẩn bị của Thầy và Trò:
- Tranh vẽ phóng to H8.1, 8.2 và bảng 8 sgk…
- Phiếu học tập. (Cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà)
III. Tiến trình tổ chức bài dạy:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về phương pháp
nghiên cứu di truyền học của Međen.
Học sinh đọc tóm tắt tiểu sử của Međen.
Học sinh thảo luận và trả lời câu lệch sgk.
PP lai và phân tích con lai của Međen bao gồm
mấy bước và nội dung từng bước?
Nêu tóm tắt kết quả thí nghiệm của Međen?
* Kết quả thí nghiệm:
F
1
: 100% hoa đỏ
F
2
: ¾ cây hoa đỏ : ¼ cây hoa trắng.
F
3
: 1/3 số cây HĐ F
2
cho toàn cây F
3
HĐ
2/3 số cây HĐ F
2
cho F
3
~ 3HĐ : 1HT
100% cây hoa trắng F
2
cho F
3
toàn cây HT.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về quá trình hình
thành học thuyết khoa học của Međen.
Từ các bước thí nghiệm và kết quả thí nghiệm
trên, hãy nêu quá trình hình thành học thuyết
khoa học của Međen?
Međen đã kiểm nghiệm thí nghiệm của mình
trên 7 cặp tt khác nhau của cây đậu Hà Lan.
Međen đã chứng minh giả thuyết của mình
như thế nào?
Thế nào là phép lai phân tích? [Đem lai 1 cơ
thể có kiểu hình trội với 1 cơ thể có KH lặn về
tính trạng đó nếu các cơ thể lai đồng tính thì cơ
thể có kiểu hình trội thuần chủng còn các cơ
thể lai phân tính (có cả kiểu hình trội và lặn)
thì cơ thể đem lai không thuần chủng]
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học
của Međen:
* Phương pháp lai:
- B1: Tạo các dòng t/chủng về từng tính trạng.
- B2: Lai các dòng tc khác biệt nhau bởi 1 hoặc
nhiều tt rồi phân tích kết quả lai ở đời F
1
, F
2
, F
3
.
- B3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả
lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
- B4: Chứng minh cho giả thuyết của mình.
* Phương pháp phân tích con lai của Menđen:
- Tỷ lệ phân ly ở F
2
xấp xỉ 3:1.
- Cho các cây F
2
tự thụ phấn rồi phân tích tỷ lệ
phân ly ở F
3
thấy tỷ lệ 3:1 ở F
2
thực chất là tỷ lệ
1:2:1.
II. Hình thành học thuyết khoa học:
* Giả thuyết:
- Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền
quy định (cặp alen, cặp gen). Trong tế bào, các
nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1
trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một
cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
* Chứng minh giả thuyết:
- Mỗi giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của
cặp nhân tố di truyền do đó sẽ hình thành 2 loại
giao tử và mỗi loại chiếm 50%( 0,5).
- Xác suất đồng trội là 0,5 x 0,5=0,25 (1/4) 1
- Xác suất dị hợp tử là 0,25+ 0,25=0,5 (2/4)
Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục
Trường PT DTNT Đăk Hà Sinh học 12
Quy luật phân li đồng đều là qluật của các
alen chứ không phải là quy luật phân li ttrạng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ sở tế bào học
của quy luật phân li.
Quan sát H8.2 sgk, thảo luận nhóm và trình bày
cơ sở tế bào học của quy luật phân li?
Yếu tố nào đã dẫn đến sự phân tính của các cơ
thể lai?
(Sự phân ly đồng đều của các alen trong quá
trình hình thành giao tử được thực hiện nhờ sự
phân ly của các cặp NST trong giảm phân).
- Xác suất đồng lặn là 0,5X 0,5=0,25 (1/4)
* Quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp
alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có
nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại
trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ,
không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao
tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng
đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen
này còn 50% giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li:
* Quan niệm sau Menđen:
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST
luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Khi giảm phân tạo giao tử mỗi alen, NST cũng
phân ly đồng đều về các giao tử.
* Quan niệm hiện đại:
- Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên NST được
gọi là locut.
- Một gen có thể tồn tại ở các trạng thái khác
nhau và mỗi trạng thái đó gọi là alen.
Đáp án phiếu học tập (hs nghiên cứu ở nhà)
Quy trình
thí nghiệm
- Bước1: Tạo ra các dòng TC có các kiểu hình tương phản (Hoa đỏ- Hoa
trắng...)
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1.
- Bước 3: Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2.
- Bước 4: Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra đời F3.
Kết quả
thí nghiệm
- F1 : 100% cây hoa đỏ.
- F2 : cho 3/4 cây hoa đỏ và 1/4 cây hoa trắng.
- F3 : 1/3 số cây HĐ F2 cho toàn cây F3 HĐ. 2/3 số cây HĐ F2 cho F3 với tỷ lệ
3 HĐ : 1 HT và 100% cây HT F2 cho ra toàn cây HT.
Giải thích kết
quả (hình thành
giả thuyết)
Mỗi tt do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (cặp alen), 1 có nguồn gốc từ bố và
1 có nguồn gốc từ mẹ. Các nhân tố DT của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con 1 cách
riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau và khi giảm phân chúng phân ly đồng đều về
các giao tử .
Kiểm định
giả thuyết
Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi GP sẽ cho ra 2 loại
giao tử với tỷ lệ ngang nhau và có thể kiểm tra điều này bằng phép lai phân tích.
4. Củng cố: (5’)
(Giáo viên phát phiếu TNKQ cho học sinh hoặc dùng bảng phụ ghi câu hỏi TNKQ)
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1. Međen đã sử dụng phương pháp phân tích cơ thể lai để xác định:
A. các cá thể thuần chủng.
B. các quy luật di truyền.
C. tương quan trội - lặn.*
D. tỉ lệ phân li kiểu hình.
Câu 2. Trên cơ sở lai một cặp tính trạng Menđen đã phát hiện ra:
A. quy luật tương tác gen.
B. quy luật phân li.
C. quy luật phân li độc lập.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục
Giao tử F
1
♂ 0,5 A ♂ 0,5 a
♀ 0,5 A
0,25AA
(hoa đỏ)
0,25Aa
(hoa đỏ)
♀ 0,5 a
0,25Aa
(hoa đỏ)
0,25aa (hoa
trắng)
Trường PT DTNT Đăk Hà Sinh học 12
D. quy luật phân li và quy luật phân
li độc lập.*
Câu 3. Cho bảng sau
P thuần chủng F
1
F
2
Hoa đỏ x hoa trắng 100% hoa đỏ 705 hoa đỏ : 224 hoa trắng
Thân cao x thân lùn 100% thân cao 787 thân cao : 277 thân lùn
Quả vàng x quả lục 100% quả lục 428 quả lục : 152quả vàng
Từ những phép lai trên, qua thống kê, phân tích kết quả Menđen đã phát hiện
A. ở F
1
chỉ biểu hiện tính trạng một bên bố hoặc mẹ.
B. ở F
2
có sự phân li tính trạng xấp xỉ tỉ lệ 3 : 1.
C. tính trạng ở F
1
là tính trạng trội.
D. quy luật phân li.*
Câu 4. Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen không có nội dung nào sau đây?
A. Chọn đối tượng nghiên cứu là đậu Hà Lan.
B. Gây đột biến, sau đó chọn lọc ra các cặp bố mẹ tốt nhất để đem lai.*
C. Theo dõi riêng lẽ các thế hệ con cháu của từng cặp bố mẹ đem lai.
D. Dùng toán thống kê để xử lí kết quả và rút ra kết luận.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (2’)
- Trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài.
- Tìm hiểu về quy luật phân li độc lập.
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………………...
Giáo viên : Nguyễn Thị Thuỷ - Tổ: Hóa Sinh Thể dục