Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số phương pháp nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.56 KB, 21 trang )

I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước như hiện nay, đi cùng với
nó là sự phát triển của thể thao không thể thiếu, trong đó thể dục được coi là một
môn quan trọng cơ bản của công tác giao dục thể chất cho học sinh. Nhằm phát
triển con người một cách toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí - Thể - Mỹ góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông.
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, với quan niệm vận
động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển
hài hoà giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và hoàn thiện về thể
chất do thể dục thể thao mang lại. Chính vì vậy ngay khi mới thành lập nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Người
nói “ Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, xây đời sống mới, việc gì cũng cần có
sức khoẻ mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi
người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục bồi
bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước...”
Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam với những nhiệm vụ
chính sau:
- Tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học tự sáng tạo” và
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tăng
cường giáo dục kỹ năng sống, đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp
mới …Chính vì vậy giáo dục thể chất trong các trường THCS là một bộ phận
của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục cho thế hệ trẻ
nhằm tạo ra lớp người: “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong
phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” Đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

1



- Do vậy giáo dục sức khỏe cho học sinh là một trong những nội dung quan
trọng, không chỉ của nghành giáo dục và đào tạo mà là mối quan tâm của toàn
xã hội
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em luyện thể chất,
qua thực tế công tác tại trường THCS Huỳnh Thúc Kháng tôi luôn tâm huyết với
công việc, nghiên cứu, tìm hiểu thông tin sáng tạo làm cho các em tích cực tập
luyện, ham thích hứng thú và trở thành thói quen siêng năng luyện tập để trở
thành những người có sức khỏe tốt .Có tri thức và đạo đức vững vàng trở thành
người có ích quê hương đất nước. Từ những lí do trên kết hợp với kiến thức đã
học và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình đi thi đấu của các giải bóng
chuyền. Tôi nhận thấy đưa môn bóng chuyền vào nhà trường THCS là rất thích
hợp để phát triển thể chất toàn diện cho các em. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Một số phương pháp nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh
lớp 7 trường THCS Huỳnh Thúc Kháng”:
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giúp cho học sinh ham thích môn bóng chuyền và có ý thức tập luyện hàng
ngày để rèn luyện thân thể.
Toàn thể học sinh thực hiện được cơ bản đúng động tác.
Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đảm bảo tính vừa
sức, hứng thú cho các em.
Tìm hiểu thực trạng học tập môn thể dục nói chung và nội dung môn bóng
chuyền lớp 7 nói riêng của trường THCS Huỳnh Thúc Kháng.
Đề ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung bài tập và
từng đối tượng cụ thể nhằm tạo ra sự ham thích tập luyện của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 7 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng - xã Eawy - Huyện
EaH’leo – Tỉnh Đăk Lăk, năm học 2017 -2018
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:


2


Một số phương pháp nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh
lớp 7 Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng - xã Eawy - Huyện EaH’leo – Tỉnh
Đăk Lăk, năm học 2017 -2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Kích thích các em ham thích học môn thể dục qua việc cho các em hiểu
được lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao đối với cơ thể.
+ Phương pháp sử dụng “trò chơi”, Thi đấu.
+ Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao…
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp thực hành.
+ Phương pháp trực quan.
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (Khóa IX) “về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010”, sự nghiệp
thể dục thể thao (TDTT) nước ta đã có những bước tiến bộ rõ nét, nhiều nội
dung của chỉ thị đã đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào thành tựu chung của
công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Các hoạt động thi đấu thể thao từ Trung Ương đến cơ sở ngày càng phát
triển đa dạng, hệ thống thi đấu lớn như Hội khoẻ phù đổng các cấp, Đại hội thể
thao sinh viên toàn quốc cùng hàng chục giải thi đấu cấp toàn quốc hàng năm,
thu hút nhiều học sinh, sinh viên tham gia.
Đây là năm đầu tiên toàn ngành thực hiện chiến lược phát triển TDTT Việt
Nam đến năm 2020, bởi vậy thực tiễn đặt ra những yêu cầu mới, mục tiêu và
nhiệm vụ mới trong công tác giáo dục đó là: Tăng cường chất lượng dạy và học
thể dục, đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp
với thể chất học sinh Việt Nam.

Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản với mục đích hình thành nhân cách của
người Việt Nam. Qua đó góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đáp ứng yêu
3


cầu phát triển mạnh mẽ của xã hội, thể dục thể thao nói chung và giáo dục thể
chất nói riêng luôn tiếp thu, bổ sung đổi mới các phương pháp giảng dạy để
ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình trau dồi kiến thức đến người học.
Môn bóng chuyền là một trong nhũng môn mà có thể nói là hoạt động hoàn
thiện về cơ thể nhất. Vì trong quá trình hoạt động tất cả các bộ phận cơ thể điều
hoạt động, sự linh hoạt của toàn bộ phận làm cho con người được nhanh nhẹn
hơn, phát triển một cách toàn diện hơn. Môn bóng chuyền có tác dụng giúp học
sinh nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể, đồng thời phát triển các tố chất cần
thiết như : sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và linh hoạt, bên cạnh đó tạo
cho các em sự kiên trì, nhẫn nại và xử lí các tình huống một cách bình tĩnh và tự
tin.
2. Thực trạng:
a. Thuận lợi - Khó khăn:
*Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng
dạy.
Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến nền giáo dục xã nhà đặc biệt là
các phong trào thể dục thể thao.
Giáo viên có trình độ chuyên môn thể dục đảm bảo các yếu tố phát triển
phong trào thể thao trong và ngoài nhà trường.
Học sinh học đúng độ tuổi, năng động và đa số yêu thích môn học.
Cơ sở vật chất dần được cải thiện.
*Khó khăn:
Tỉ lệ học sinh là con em người dân tộc cao (chiếm 33%). Điều kiện cơ sở

vật chất của nhà trường còn thiếu, sân bãi tập luyện chưa đảm bảo ảnh hưởng
đến việc áp dụng các phương pháp đổi mới dạy học.
Việc học tập đi lại còn gặp nhiều khó khắn nhất về mùa mưa cho nên ảnh
hưởng, không đảm bảo giờ giấc.

4


Một số các em chưa ý thức được về sự rèn luyện thể dục thể thao cho bản
thân. Nhiều học sinh chưa đáp ứng được về yêu cầu, các em còn e ngại phải
luyện tập, hoặc tập luyện chưa nhiệt tình.
Học sinh và phụ huynh còn chưa nhận thức được môn học thể dục là một
quan trọng để phát triển toàn diện.
b. Thành công –Hạn chế:
* Thành công:
Trường cũng thành lập câu lạc bộ bóng chuyền từ năm học 2015-2016,
thành lập đội tuyển bóng chuyền nữ tham gia hội khỏe phù đổng cấp tỉnh năm
học 2015 -2016 .
Đa số các em ham thích bộ môn biết tự rèn luyện để nâng cao sức khỏe của
mình.
Đầu giờ đi học, những giờ ra chơi hay chuyển tiết, cuối buổi học các em
điều đem bóng ra sân đánh, có em không có sân chơi thì chuyền bóng qua lại
hoặc chuyền bóng vào tường.
Năm 2017-2018 có đội tuyển bóng chuyền để tham gia hội khỏe phù đổng
cấp huyện đạt giải nhì. Năm 2018-2019 đạt giải nhất bóng chuyền nam.
* Hạn chế:
Địa bàn xã EaWy là một địa bàn phức tạp, tệ nạn xã hội còn cao bởi vậy
vẫn còn hạn chế vế sự lan tỏa cộng đồng, cần có nhiều sân chơi, không chỉ ở
trường mà còn ở các thôn xóm.
Một số phong trào thể thao do địa phương hoặc cụm tổ chức( cho học

sinh) hiệu quả chưa thật sự cao.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Khi thực hiện đề tài này tôi được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường
cũng như các thầy cô trong tổ thể dục.
Là người thường xuyên tham gia các giải đấu bóng chuyền từ cấp xã đến
cấp tỉnh nên kỹ thuật bóng chuyền tương đối hoàn thiện, đảm bảo tốt việc giảng
dạy, luôn nhiệt tình và đam mê mê với công tác giảng dạy của mình.
5


Trong nhiều năm liền tôi dạy môn bóng chuyền nên đã đúc rút được một số
kinh nghiệm để thực hiện phương pháp giảng dạy bộ môn tốt hơn.
Đa số các em ham thích bộ môn, hứng thú và có sự cạnh tranh về điểm số.
* Mặt yếu:
Môn bóng chuyền chủ yếu là các em năng động ham thích, và một số em
biết mới thực hiện.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
* Các nguyên nhân:
Môn bóng chuyền là môn khó đòi hỏi người tập phải chú ý, tập trung cao,
sự linh hoạt, thường xuyên di chuyển, phán đoán tình huống, và sự tỉnh táo quan
sát trong quá trình xử lí từng pha bóng.
Sự kết hợp nhịp nhàng cùng bên cạnh đó là sự ăn ý của các đồng đội trên
sân.
Là một môn mà có rất nhiều các động tác như là: chuyền bóng cao tay
trước mặt, chuyền bóng cao tay sau đầu, đệm bóng, đập bóng, chắn bóng, di
chuyển phòng thủ, phát bóng...
Môn bóng chuyền là một môn phát triển toàn diện vì thế giáo viên cần phải
đưa ra phương pháp giảng dạy tích cực để tạo nên sự ham thích tập luyện ở các
em từ đó nâng cao được thành tích.

* Các yếu tố tác động:
Do đặc điểm của học sinh ở lứa tuổi THCS mang tính hiếu động, ít tập
trung, ít chú ý, mặt khác do điều kiện khí hậu mưa gió thất thường nên khi lên
lớp bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự học của các em.
Một số bộ phận không nhỏ ở phụ huynh và học sinh còn coi nhẹ môn Thể
dục, xem môn Thể dục là một môn phụ các môn Toán, Văn, Anh văn… thì mới
là môn học chính .
Khảo sát trước khi thực hiện (ở tiết 16 – môn thể dục lớp 7)năm học 2017 – 2018
( mỗi em thực hiện chuyền bóng vào vòng tròn 10 lần):
Bảng khảo sát bắt đầu môn học đối tượng học sinh nam ( lớp 7)
Số thứ tự

Đối tượng kiểm tra (Nam)
6

Thành tích đạt được


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16

NGUYỄN THẾ BẢO
HUỲNH NHẬT BẢO DUY
NGUYỄN LƯƠNG DUYÊN
BÙI NGÔ TIẾN ĐẠT
MAI LÊ THANH ĐẠT
HOÀNG VĂN HẢI
TRẦN TRUNG HIẾU
NGUYỄN TRẦN GIA HUY
NÔNG QUỐC HUY
HUỲNH NHƯ KIÊN
HOÀNG THẾ LÂM
CHÂU GIA NGHĨA
ĐOÀN MINH QUANG
CHÂU TUẤN THÀNH
TRẦN ĐÌNH THIỆN
PHÙNG VĂN VINH

5
4
3
3
6
6
2
4

3
4
5
5
5
4
2
4

Bảng khảo sát bắt đầu môn học đối tượng học sinh nữ ( lớp 7)
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đối tượng kiểm tra (nữ)
ĐẶNG THỊ KIM ANH
CHU NGUYỄN MINH HÀ
BÙI THỊ THU HẰNG
LÃNH THỊ HIỀN
NGUYỄN VY HUYỀN

TRƯƠNG NGUYỄN QUỲNH

Thành tích đạt được
4
4
3
2
3

LOAN
NGUYỄN THỊ KIỀU MY
TRẦN LONG NỮ
BÙI THỊ LỆ THẮM
TRƯƠNG THỊ THIÊN
LONG ĐẶNG THÙY TRÂM
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

4
5
3
6
3
4
4

3. Nội dung và hình thức giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học
tập.

7


- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đảm bảo tính vừa
sức, hấp dẫn các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Tôi được nhà trường phân công dạy môn thể dục khối 6,7, 8, 9 trong quá
trình giảng dạy môn học bóng chuyền, phần chuyền bóng cao tay các em còn
rất yếu. Mà đây là một phần quan trọng nhất trong bộ môn bóng chuyền. Chính
vì vậy tôi cảm thấy cần phải có biện để giúp các em nâng cao kỹ thuật chuyền
bóng cao tay.
- Các em chưa hiểu rõ tầm quan trọng của môn bóng chuyền trong phát
triển thể lực toàn diện.
- Các em chưa biết được tác dụng của môn bóng chuyền và chưa hứng thú
trong tập luyện.
Câu hỏi được đặt ra là: Phải làm như thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức
trong bài giảng nhanh nhất dễ nhớ và nhớ lâu? Làm thế nào để tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập, tập luyện, nắm
vững được nội dung bài học để xóa đi dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, chán nản mỗi
khi tham gia tiết thể dục? để trả lời cho hai câu hỏi trên, bản thân tôi ngoài
nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài soạn chu đáo mà còn cần phải xác
định rõ phương pháp dạy ở từng bài (từng buổi tập) từng phần. Qua các tiết tôi
thường lần lượt tiến hành các bước như sau:
+ Ngay từ giờ dạy đầu tiên của môn bóng chuyền nhất thiết phải gây hứng
thú cho học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp chính được
sử dụng trong công tác giáo dục là thuyết phục, động viên, nêu những gương
điển hình của những vận động viên ưu tú ngay trong lớp học, trong trường để
các em noi theo, từ đó tạo nên sức hấp dẫn, ham thích môn thể thao, muốn tập
luyện.
+ Giải thích cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của môn bóng chuyền trong

phát triển thể lực toàn diện, cho các em thấy được tác dụng của nó: Môn bóng
chuyền nhằm rèn luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo ý chí quyết
8


tâm khắc phục khó khăn mệt mỏi để vượt lên trên giúp các em linh hoạt và phát
triển toàn diện.
+ Vừa cho các em học kiến thức cơ bản vừa dẫn dắt tìm hiểu thực tế ở một
số trường các hội khoẻ và ở địa phương thi đấu để các em yêu thích môn bóng
chuyền, thích tập không sợ đau, mệt mỏi, không bỏ cuộc, biết cách vận dụng các
kỹ thuật phù hơp.
+ Giáo dục phẩm chất, ý chí thực chất là tạo điều kiện để hình thành những
thói quen và lối sống lành mạnh đảm bảo duy trì và không ngừng nâng cao
thành tích đạt được, yêu cầu các em loại bỏ những thói quen có hại đến sức
khoẻ, ảnh hưởng quá trình tập luyện và thi đấu như: ăn uống không điều độ,
uống rượu bia, lối sống tự do, tùy tiện….Việc giáo dục tư tưởng không chỉ một
lần mà phải giáo dục thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy môn thể thao
này nhằm tạo cho các em có ý thức tự giác tập luyện tích cực đạt hiệu quả cao
hơn, đây cũng là khâu rất quan trọng trong giảng dạy môn thể dục.
+ Chỉ ra một số nhược điểm trong bộ môn bóng chuyền mà các em thường
mắc: chuyền bóng cao tay sai tư thế, hình tay sai, các ngón tay phối hợp không
đồng điều…
+ Chỉ cho học sinh biện pháp khắc phục: Các em cần cố gắng phối hợp
nhịp nhàng và phán đoán tình huống chính xác.
+ Khi các em quen dần với bài tập và hiểu rõ được ý nghĩa, tác dụng của nó
tôi tiếp tục tiến hành hướng dẫn bài tập về nhà cho các em luyện tập thêm ở nhà
vào buổi sáng sớm và chiều mát giúp các em hiểu và nắm vững kỹ thuật trong
khi thực hiện động tác chuyền bóng cao tay...
*Phương pháp giảng dạy:
Một số điều cần lưu ý học sinh trước khi bước vào tiết dạy:

+ Trang phục phải phù hợp: áo quần của bộ môn thể dục (rộng, thoáng khí,
không gò bó …, thích hợp vận động).
+ Trong giờ thể dục không để bị đói hay no trước và trong khi tập.
 Dạy cho các em một sô động tác khởi động:
9


Chạy nhẹ nhàng một vòng sân bóng chuyền, sau đó vừa đi vừa đánh tay
cao thấp, vặn mình, đánh tay sang ngang, khòm người đánh tay, chân nọ tay kia.
- Đứng vòng tròn xoay các khớp cổ, khớp cổ tay và cổ chân, xoay vai, xoay
cẳng tay, xoay hông, xoay khớp gối, ép dọc, ép ngang.
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.
- Cho các em cảm giác với bóng như tưng và bắt bóng bằng hai tay, nhồi
bóng xuống đất qua lại...
Hình ảnh minh họa phần làm quen cảm giác với bóng

/ Tập trung toàn lớp thị phạm động tác cho các em xem:
+ Thị phạm động tác đúng:
+ Thực hiện một số động tác sai cho các em thấy mà tránh không mắc phải.
Vừa thị phạm vừa giảng giải phân tích nội dung nâng cao kỹ thuật chuyền
bóng cao tay.
Cách đặt tay đúng:
+ Đặt tay trên trán cách trán tầm 15cm, hai ngón cái tạo thành một đường
thẳng khoảng cách giữa hai ngón tay tùy người thực hiện tay to hay tay nhỏ. Hai
ngón trỏ là một hình chóp(nếu chúng ta kéo dài hai ngón ra thì nó sẽ gặp một
điểm). Mục đích của hai ngón cái và hai ngón trỏ là phải giữ được bóng để bóng
10


khỏi tuột ra phía sau, và dùng lực chính là bốn ngón này. Các ngón tay còn lại

ngón giữa, ngón giáp út và ngón út hơi khum để tiếp xúc vào bóng.

Hình ảnh minh họa cách đặt tay hai ngón cái tạo thành đường thẳng
- Cách tiếp xúc bóng như sau:
+ Phần ngón cái là cả phần trong của ngón cái.
+ Phần ngón trỏ là cả phần trong của ngón trỏ.
+ Phần ngón giữa là hai đốt ngoài của ngón giữa.
+ Phần ngón giáp út là một phần hai ngón giáp út.
+ Phần ngón út chỉ chạm một ít ở phần cuối của ngón út.

11


Hình ảnh minh họa cách tiếp xúc bóng
- Trong quá trình thực hiện động tác cần nắm vững các bước sau đây:
+ Xác định vị trí điểm bóng rơi, tầm quan sát tốt, di chuyển hơp lý.
+ Đặt hình tay đúng.
+ Sự phối hợp các ngón tay, cẳng tay, vai, hông, khớp gối và cổ chân để
đưa bóng đến vị trí mà người thực hiện cần đến (phối hợp toàn thân):

* Lưu ý : Làm mẫu thị phạm động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp,
đúng kỹ thuật.
- Để đạt được kỹ thuật chuyền bóng cao tay tốt tôi đã tiến hành tập cho các
em như sau:
Bước 1: Cho toàn thể các em đặt tay trên trán cách trán 15cm, hai ngón cái
tạo thành một đường thẳng, hai ngón trỏ là một hình chóp ( nếu chúng ta kéo dài
đường đi ra). Các ngón còn lại hơi khum để tiếp xúc vào quả bóng.
Bước 2: Sau khi đã đặt hình tay đúng thì tiến hành cho các em đứng hai
chân rộng bằng vai, chân hơi khuỵu phía sau gối là một góc tù, người hơi đổ ra
phía sau một ít. Dùng lực cổ chân, khớp gối, hông vai, cẳng tay đẩy về trước,

riêng cổ tay và các ngón tay thì líp về trước ..
Bước 3: Chia các em thành 2 nhóm, nhóm đứng đặt hình tay đúng và nhóm
cầm bóng. Cách làm như sau:
+ Nhóm cầm bóng đặt bóng lên tay của người đặt hình tay đúng người đặt
tay đúng khụyu gối, dùng lực cổ chân, gối, hông, vai, cẳng tay lực đẩy, cổ tay và
12


các ngón tay thì líp bóng về trước ( lưu ý động tác làm chậm, nhịp nhàng đổi vị
trí cho nhau nhiều lần).
Bước 4: Cho các em dàn khoảng cách ra tầm 1m, một bên tung bóng một
bên chuyền bóng và đổi bên lại. Cho các em tập nhồi bóng vào tường và chụp
lại, mục đích để các em cảm giác được lực tác động vào tường và dội lại. Các
em cảm giác được lực rồi, tiến hành cho các em chuyền bóng vào tường với tầm
gần để cho hình tay của các em được chính xác và đúng.
Bước 5: Cho các em đứng xa hơn khoảng cách từ 2 m đặt bóng trên hai tay
(các ngón tay) cách trán 15 cm. Đẩy bóng vào tường rồi chụp lại làm nhiều lần
để có cảm giác, hình tay đúng. Sau đó cho các em chuyền từ ít quả đến tăng dần.
Bước 6: Khi các em làm động tác tương đối tốt rồi chúng ta vẽ đường tròn,
đường kính khoảng 40cm cách mặt đất 2,5m người tập đứng cách tường 2m, cho
các em chuyền bóng vào các đường tròn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và
độ chính xác, ( yêu cầu học sinh thực hiện từ ít đến tăng dần).
Bước 7: Cho hai em đứng đối diện nhau chuyền bóng qua lại khoảng cách
từ gần đến xa dần ( khoảng cách 2m – 4m ).
Bước 8: Sau khi các em đã tương đối hoàn thiện được kỹ thuật chuyền
bóng cao tay, cho các em đứng thành nhóm 3 người hình tam giác cân. Để
chuyền bóng linh hoạt hơn và thay đổi nhiều vị trí khác nhau.
Bước 9: Một người đứng lưới bên kia tung bóng qua sân tầm gần người
thực hiện động tác chuyền bóng cao tay, để người thực hiện bước ban đầu được
thực hiện dễ dàng hơn.Người thực hiện di chuyển phù hợp đến điểm bóng rơi,

đặt hình tay đúng để thực hiện động tác chuyền bóng cao tay đến vị trí ô số 3
trên sân ( vì chuyền vào ô số 3 là phần chuyền 2 đứng để sau này thực hiện các
đường bóng triển khai tấn công tiếp theo). Sau một thời gian tập luyện thì thay
đổi nhiều vị trí khác nhau để người tập di chuyển linh hoạt hơn.
*Lưu ý:
- Các động tác sai thường mắc phải:
Ví dụ: chuyền dính bóng, chuyền bóng hai chạm. Hình tay đặt sai như hai
ngón cái chìa ra phía trước làm mất lực chuyền bóng và hay tuột bóng ra sau.
13


Đặt tay dưới mặt, Chọn vị trí không thích hơp. Lực đẩy hai tay không điều, hai
ngón trỏ thẳng đứng làm cho bóng tuột ra phía sau.
- Cách khắc phục: đặt tay đúng vào quả bóng và ép sát vào tường, tập thể
lực cho tay, thường xuyên tập di chuyển.
Trong quá trình thực hiện người dạy cần chia nhóm nam, nữ. Quan sát từng
đối tượng học. Để từ đó có thể chia nhóm mạnh yếu khác nhau, để thực hiện và
có bài tập hợp lí nhằm phát triển toàn diện cho các em.
Trong quá trình dạy sẽ có lớp học tốt và lớp học chưa tốt, bởi thế chúng ta
cần phải có phương pháp phù hợp từng lớp, từ đó đưa ra những bài tập phù hợp
cho từng đối tượng để các em không bị nhàm chán. Cần có sự khích lệ và động
viên kịp thời.
Đi kèm với sự hứng thú, chúng ta cần tổ chức nhiều trò chơi như chuyền
bóng linh hoạt, thi ai chuyền được nhiều quả vào vòng tròn hơn, nêu gương
những cầu thủ bóng chuyền xuất sắc của nước nhà như Ngô Văn Kiều, Phan Thị
Kim Huệ , giúp các em linh hoạt và tự tin vui vẻ hứng thú hơn trong quá trình
học. Sau mỗi tiết học cần cho các em thả lỏng tích cực.
Vì là học sinh khối 7 nên về mặt sức khỏe chưa được tốt, sự phát triển của
cơ thể chưa toàn diện, tay chưa khỏe. Bởi vì thế trong quá trình chuyền bóng cao
tay, người dạy cần có các bài tập bổ trợ cho phần tay được khỏe mạnh hơn. Để

thực hiện động tác một cách hoàn thiện.
Ví dụ:
Bài tập 1: Cho các em cầm hai vật tầm 1 - 2 kg đánh tay cao thấp
Bài tập 2: Cầm hai dây thun mỗi dây dài tầm 3 mét, rộng 2cm cột vào một
vật cố định để đánh tay cao thấp.
Bài tập 3: Bóp lực kế.
Đối tượng là học sinh lớp 7, nên tôi sáng kiến ra một số động tác chuyền
bóng cao tay nhằm phát triển phù hợp cho lứa tuổi. Còn một số động tác khác
phức tạp hơn trong quá trình các em lên lớp cao hơn sẽ hướng dẫn (như chuyền
bóng cao tay sau đầu, hay chuyền bóng chiến thuật …)
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp:
14


Kết hợp với các bước trên, ban đầu tôi cho các em tập theo nhóm (nam
riêng, nữ riêng), từ đây sẽ theo dõi được từng em và phân nhóm, nhóm thực hiện
tương đối và nhóm chưa thực hiện được.
Trong quá trình tập luyện tôi luôn quan sát các em, chỉ đạo tận tình, thấy
các em sai là đến hướng dẫn lại ngay, để cho các em hình thành động tác đúng
ngay từ khi các em mới học.
Bên cạnh việc truyền đạt các kỹ thuật truyền bóng cao tay cho các em, tôi
cũng không quên tạo sự yêu thích và gây hứng thú. Trong giờ giải lao tôi thường
quan tâm đến các em, tâm sự với các em hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh hoạt,
ăn uống từng em để ra bài tập cho phù hợp. Hướng dẫn các em tự kiểm tra sức
khỏe mỗi lần sau buổi tập bằng cách bắt mạch.
Để động viên khuyến khích các em tập luyện tạo tinh thần thoải mái, hưng
phấn tôi cho các em chia ra hai đội thi đấu. Bên cạnh đó tôi thường hướng dẫn
các em hiểu thêm một số điều luật bóng chuyền.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng:

Sau một thời gian áp dụng phương pháp giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng
cao tay, tôi nhận thấy sự tiến bộ rõ nét của các em học sinh. Cụ thể kết quả như
sau:
Thực hiện ở tiết 32 bài kiểm tra thể thao tự chọn bóng chuyền ở lớp 7A1 có
sĩ số 28
Bảng kết quả khảo nghiệm đối tượng học sinh nam ( chuyền bóng cao tay
vào đường tròn mỗi em thực hiện 10 lần)

Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8

Đối tượng kiểm tra (Nam)
NGUYỄN THẾ BẢO
HUỲNH NHẬT BẢO DUY
NGUYỄN LƯƠNG DUYÊN
BÙI NGÔ TIẾN ĐẠT

Thành tích đạt được
10
10
10
9


MAI LÊ THANH ĐẠT

10

HOÀNG VĂN HẢI
TRẦN TRUNG HIẾU
NGUYỄN TRẦN GIA HUY

10
9
9

15


9
10
11
12
13
14
15
16

NÔNG QUỐC HUY
HUỲNH NHƯ KIÊN
HOÀNG THẾ LÂM
CHÂU GIA NGHĨA
ĐOÀN MINH QUANG
CHÂU TUẤN THÀNH

TRẦN ĐÌNH THIỆN
PHÙNG VĂN VINH

10
8
9
10
10
9
9
8

Bảng kết quả khảo nghiệm đối tượng học sinh nữ ( chuyền bóng cao tay vào
đường tròn mỗi em thực hiện 10 lần)

Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Đối tượng kiểm tra (nữ)

ĐẶNG THỊ KIM ANH
CHU NGUYỄN MINH HÀ
BÙI THỊ THU HẰNG
LÃNH THỊ HIỀN
NGUYỄN VY HUYỀN
TRƯƠNG NGUYỄN QUỲNH LOAN
NGUYỄN THỊ KIỀU MY
TRẦN LONG NỮ
BÙI THỊ LỆ THẮM
TRƯƠNG THỊ THIÊN
LONG ĐẶNG THÙY TRÂM
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

Thành tích đạt được
9
10
9
9
10
10
9
9
10
9
10
10

Bảng kết quả khảo sát phân tích
Tiêu chí
Trước khi thực hiện

(NAM)
Trước khi thực hiện
(Nữ))
Sau khi thực hiện theo
đề tài SKKN (Nam)
Sau khi thực hiện theo
đề tài SKKN (Nữ)

Tổng số

Đạt

Chưa Đạt
SL
%

SL

%

6

37’5%

10

62,5%

12


2

16,7%

10

83,3%

16

16

100%

0

0%

12

12

100

0

0%

Học sinh
16


16


Nhìn vào kết quả trên thấy sự tiến bộ rõ nét của các em học sinh trong quá
trình học kỹ thuật chuyền bóng cao tay:
+ Các em học sinh theo học thể dục đều tham gia tập luyện nhiệt tình và
thích thú.
+ Trong tiết kiểm tra toàn thể các em điều đạt và một số em thành tích rất
tốt.
+ Qua một lớp đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt ban đầu tỉ lệ nam chưa đạt
chiếm 62,5% ; nữ chưa đạt chiếm 83,3%. Sau khi kết thúc môn học tỉ lệ chưa đạt
là 0 %.
+ Tinh thần các em thoải mái đầy hứng thú, khi tới giờ thể dục học môn
bóng chuyền.
+ Học sinh bước đầu thực hiện được một số động tác cơ bản đúng thì lúc
này các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, thích thú hơn vì nhận thấy mình đã chơi được
môn bóng chuyền.
+ Tự giác tập luyện thêm ở nhà cũng như tranh thủ những giờ ra chơi…
Qua kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy rằng nếu không tác động tích cực
đến các đối tượng chưa thật sự tham gia tập luyện môn bóng chuyền, các em sẽ
tiếp tục rơi vào tình trạng bỏ mặc, không tập hoặc tập rất ít và chấp nhận với
đánh giá không đạt yêu cầu ở nội dung này.
Vận dụng khéo léo các biện pháp trong đề tài này giáo viên sẽ đạt một số
hiệu quả nhất định khi giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh. Từ
đó để cho các em yêu thích bộ môn hơn. Nếu để ý theo dõi ta sẽ thấy khả năng
chuyền bóng cao tay của các em được cải thiện và tiến bộ rõ … sẽ đạt được
những thành tích tốt hơn trong tương lai.
Điểm thành công hơn hết là ở thời gian sau này các em đi học lớp lớn hơn
hoặc ra xã hội các em được tham gia thi đấu ở các giải trường và địa

phương.Tránh tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
17


Giáo viên phải thực hiện giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong quá
trình nội dung học môn bóng chuyền cho phép.
Giáo dục tư tưởng và nêu tác dụng sau đó hướng dẫn kỹ thuật chuyền bóng
cao tay. Giảng dạy trên lớp kết hợp với việc tập luyện ngoài giờ, đưa ra những
kiến thức cơ bản, những bài tập cần thiết để học sinh tự rèn luyện thêm.
Phải chú ý đề phòng chấn thương, đảm bảo an toàn trong tập luyện.
Kết hợp sử dụng tốt các nguyên tắc tăng tiến, vừa sức, thường xuyên liên
tục, trò chơi. Để tránh nhàm chán các biện pháp tập luyện cần được thay đổi
thường xuyên qua các buổi tập, mỗi khi đưa ra các biện pháp mới, giáo viên cần
hướng dẫn cụ thể mục đích, yêu cầu đến cách tổ chức tập luyện cho học sinh
trên lớp và bài tập bổ trợ thêm ở nhà.
Nắm chắc tình hình và diễn biến sức khoẻ của học sinh để có biện pháp
động viên, giúp đỡ các em khi thực hiện.
Phải coi trọng về tố chất của học sinh và kỹ năng.
Phân nhóm học sinh theo kỹ thuật và sức khỏe.
Quản lý chặt chẽ và đôn đốc học sinh trong các buổi tập.
Tạo cho học sinh có ý thức tự giác tập luyện thêm ở nhà.
Thực hiện kiểm tra đánh giá có tổ chức chu đáo, có chú ý đến hành vi, thái
độ học tập của học sinh.
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc
soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều
trong môn học, cụ thể là đa số học sinh các khối, lớp trong trường THCS Huỳnh
Thúc Kháng đều rất ham thích luyện tập, đồng thời giảm được tình trạng học
sinh bỏ học môn học này như lúc mới bắt đầu học.

Nhìn chung học sinh đi học khá đầy đủ ở tiết học thể dục, chất lượng tăng
lên đáng kể qua từng giai đoạn, kể cả học sinh có sức khoẻ yếu các em đã nắm
kỹ nội dung chương trình, tuy nhiên không đòi hỏi mức độ cao ở các em này,
song cũng đủ đảm bảo khá tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, thái độ tổ chức
kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa
hơn. Qua đề tài này tôi thấy có hiệu quả cao trong công tác giảng dạy môn bóng
18


chuyền cụ thể là chuyền bóng cao tay, cho học sinh lớp 7. Từ đó tôi cùng các
giáo viên trong tổ sẽ áp dụng cho học sinh toàn trường trong những năm tiếp
theo.
2. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng môn Thể Dục nói chung và môn bóng chuyền nói
riêng cần:
- Ban giám hiệu của nhà trường ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi khi
giáo viên thực hiện phần thể thao tự chọn môn bóng chuyền. Hỗ trợ đầy đủ trang
thiết bị trong giảng dạy để hướng dẫn HS có tính sáng tạo trong học tập.
- Phòng giáo dục hàng năm tổ chức giải bóng chuyền cho các em.
- Phòng văn hóa thông tin huyện hàng năm tổ chức giải U18 bóng chuyền
cho các em có sân chơi và tập luyện một cách thường xuyên.
- Địa phương: thường xuyên tổ chức hội thao, bóng chuyền cho các lứa tuổi
thanh thiếu niên, để các em ham thích thể thao hơn tránh tệ nạn xã hội, vì Eawy
là một trong những điểm nóng về tệ nạn xã hội.
- Tổ chức Đoàn, Đội nhà trường thường xuyên hoạt động TDTT và đưa vào
thi đấu hàng năm.
- Trong tổ Thể dục cần thường xuyên dự giờ thăm lớp và góp ý giờ dạy
nhiệt tình thẳng thắn để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy môn bóng chuyền (kỹ thuật
chuyền bóng cao tay) có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể

dục ở trường THCS mà tôi đã áp dụng. Giáo viên phải có lòng say mê với nghề
nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học
hỏi, dám nghĩ dám làm. Phải luôn trao đổi rút kinh nghiệm tiết dạy ở đồng
nghiệp nhằm hoàn chỉnh kiến thức qua từng năm học.
Đây chính là kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc kết qua nhiều năm trực
tiếp giảng dạy ở khối 6,7,8 , 9 trường THCS. Và tham gia các giải đấu bóng
chuyền từ cấp xã đến cấp tỉnh. Rất mong được sự đóng góp thêm về mọi mặt
của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để nâng cao thêm hiệu quả của đề
tài. Xin chân thành cảm ơn!
19


Người thực hiện

Trương Văn Chương

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

I.Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.

01

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

02


3. Đối tượng nghiên cứu

02

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

02

5. Phương pháp nghiên cứu

03

II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận

03

2.Thực trạng
a. Thuận lợi- khó khăn
b. Thành công – hạn chế
c. Mặt mạnh - mặt yếu
d. Nguyên nhân, các yếu tố tác động

04

3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên

cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
20

04
05
05
06
08
08
08
15
15


III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận:

18

2. Kiến Nghị:

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN SÁCH
1

2

NXB


HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU NXB TDTT HÀ NỘI
BÓNG CHUYỀN

NĂM 2000

LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP TDTT

NXB TDTT HÀ NỘI
NĂM 2000

3

SÁCH GIÁO VIÊN THỂ DỤC 7

NXB GIÁO DỤC NĂM
2000
NXB

THỂ

DỤC

TT

4

GIÁO TRÌNH BÓNG CHUYỀN ĐH TDTT NĂM 2000
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG ĐH TDTT II NĂM 2002


5

PHÁP TDTT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

PGS.TS

6

ĐÀO TẠO VĐV

NGUYÊN TOÁN

7

LÍ LUẬN TDTT

NGUYỄN MẬU LOAN

21



×