Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tài liệu Hội thảo đối thoại doanh nghiệp khu vực Miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.74 MB, 154 trang )

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 36/2016/NĐ-CP,
NGHỊ ĐỊNH SỐ 169/2018/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI


NỘI DUNG
I. Kết quả thực hiện

II. Kế hoạch triển khai


I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN


Triển khai thực hiện Nghị định 36 và Nghị định 169:
Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về quản lý trang
thiết bị y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 (Nghị định 36)
-

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4125/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 về việc
phê duyệt Kế hoạch triển khai Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016
của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế

Nghị định số 169/2016/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 về quản lý
trang thiết bị y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2018 (Nghị định 169)
-

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 73/QĐ-BYT ngày 01/01/2019 về việc phê


duyệt Kế hoạch triển khai Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31/12/2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP
ngày 15/5/2016 về quản lý trang thiết bị y tế


Ý nghĩa của việc ban hành Nghị định 36 và Nghị định 169:
- Là khung pháp lý giúp các nhà quản lý, các bệnh viện, đơn vị y tế, các doanh
nghiệp nắm rõ các quy định, xác định rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham
gia hoạt động trong lĩnh vực TTBYT: đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư và tăng
cường quản lý, khai thác sử dụng TTBYT, góp phần nâng cao chất lượng các dịch
vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Là văn bản quản lý thống nhất hầu như toàn bộ các vấn đề liên quan đến trang
thiết bị y tế từ khâu sản xuất; thử nghiệm lâm sàng; lưu hành; truy xuất nguồn
gốc xuất xứ; mua bán; kiểm định; xuất khẩu, nhập khẩu; thông tin quảng cáo....
trang thiết bị y tế.

Trải qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị định 36/2016/NĐ-CP và 01 năm
Nghị định 169/2018/NĐ-CP, nhìn chung có thể thấy các Nghị định được ban
hành đã kịp thời đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn quản lý, tạo cơ sở pháp
lý phòng chống các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và
tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt
động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế và hội nhập khu vực, thế giới.


1. Công tác tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo thực hiện
- Bộ Y tế đã tổ chức các Hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 36 ,
Nghị định 169 và Thông tư hướng dẫn đến các Sở Y tế, các đơn vị trực
thuộc Bộ Y tế, y tế các ngành (các cơ quan quản lý) và các đơn vị sản xuất,
lưu hành, mua bán, cung cấp dịch vụ trang thiết bị y tế (các doanh nghiệp)
-


-

Hội nghị phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị định số 36 và
Nghị định 169.
Hội nghị phổ biến áp dụng các quy định của Thông tư số 39/2016/TT-BYT
ngày 28/10/2016.
Hội nghị tập huấn triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 thực hiện Nghị
định số 36/2016/NĐ-CP.

- Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn gửi Ủy ban nhân
dân các tỉnh, Sở Y tế các tỉnh, các Bộ ngành liên quan, Hiệp hội, Văn phòng
đại diện, doanh nghiệp.
-

Đề nghị phối hợp, hướng dẫn triển khai Nghị định 36, Nghị định 169
Chuẩn bị các điều kiện triển khai ứng dụng CNTT trong thực hiện dịch vụ
công trực tuyến cấp độ 4
Thực hiện các thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Thực hiện nội dung Nghị quyết số 131/NQ-CP của Chính phủ.


2. Công tác xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành
Ngay sau khi Nghị định được ban hành, Bộ Y tế đã triển khai các nội
dung sau:
Xây dựng và ban hành 04 Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định 36:

-

+ Thông tư 39/2016/TT-BYT ngày 28/10/2016 quy định việc phân loại TTBYT;

+ Thông tư 42/2016/TT-BYT ngày 15/11/2016 quy định việc thừa nhận kết quả phân
loại TTBYT;
+Thông tư 46/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Nghị
định số 36/2016/NĐ-CP.
+ Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 ban hành dm TTBYT kèm mã số HS

-

Phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng, ban hành các
văn bản QPPL:
+ Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 278/2016/TT-BYT ngày 14/11/2016 quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng trong lĩnh vực y tế;
+ Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số
43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa trong đó có lĩnh vực trang thiết bị y tế.
+ Phối hợp xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số
176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế.


3. Công tác đào tạo
- Đào tạo về phân loại trang thiết bị y tế: Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ
cho Trường Cao đẳng kỹ thuật thiết bị y tế xây dựng, trình Bộ Y tế
thẩm định phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo phân loại trang
thiết bị y tế. Đến nay đã có 29 khóa học với tổng số 1386 học viên
tham dự và được cấp chứng chỉ.
- Đào tạo về dịch vụ tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế: Bộ Y tế
đã giao nhiệm vụ cho Hội thiết bị y tế Việt Nam xây dựng, trình Bộ Y
tế thẩm định phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo dịch vụ tư
vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế. Đến nay đã có 06 khóa học với
tổng số trên 260 học viên tham dự và được cấp chứng chỉ.



4. Công tác thực hiện các thủ tục hành chính
Theo quy định của Nghị định số 36 và Nghị định 169, toàn bộ các thủ
tục hành chính theo hình thức công bố, đăng ký, cấp phép nhập khẩu
đều được thực hiện trực tuyến theo dịch vụ CNTT cấp độ 4 và một số
thủ tục thực hiện kết nối theo cơ chế Hải quan một cửa, một cửa Quốc
gia và dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Y tế đã ban hành:
-

-

-

Quyết định số 4064/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt
chủ trương đầu tư hoạt động “Triển khai ứng dụng CNTT thực hiện Nghị định
số 36/2016/NĐ-CP
Quyết định số 4554/QĐ-BYT ngày 22/8/2016 về việc công bố thủ tục hành
chính được ban hành tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP;
Quyết định số 745/QĐ-BYT ngày 28/2/2019 về việc công bố thủ tục hành
chính được ban hành tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP;
Quyết định số 5074/QĐ-BYT ngày 29/10/2019 áp dụng cơ chế một cửa quốc
gia đối với TTHC lĩnh vực TTBYT
Quyết định số 5252/QĐ-BYT ngày 05/11/2019 triển khai dịch vụ công trực
tuyến đối với TTHC lĩnh vực TTBYT


Dịch vụ trực tuyến


Cổng thông tin dịch vụ trực
tuyến về quản lý trang thiết bị
y tế

/>

4. Công tác thực hiện các thủ tục hành chính
Theo kế hoạch triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4
thực hiện Nghị định 36 và Nghị định 169:
- Bộ Y tế đã thực hiện hướng dẫn và phối hợp các Sở Y tế các tỉnh, thành phố triển
khai 03 nhóm thủ tục thực hiện tại các Sở Y tế (giai đoạn 1: từ ngày 01/01/2017:
Công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế; Công bố đủ điều kiện sản xuất
trang thiết bị y tế; Công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế loại A).
- Bộ Y tế đã triển khai 06 nhóm thủ tục công bố, đăng ký, đề nghị cấp phép trực
tuyến tại Bộ Y tế (giai đoạn 1: từ ngày 01/01/2017: Công bố đủ điều kiện phân loại
TTBYT và giai đoạn 2: từ ngày 01/7/2017: 05 nhóm thủ tục theo quy định của Nghị
định số 36/2016/NĐ-CP).
- Xây dựng phần mềm bổ sung thực hiện thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề phân loại
TTBYT; Công bố kết quả phân loại TTBYT, Xác nhận nội dung quảng cáo; Hoàn thiện
phần mềm đối với các thủ tục công bố, đăng ký lưu hành, cấp giấy phép nhập khẩu thực
hiện theo quy định Nghị định (theo quy định của Nghị định số 169/2018/NĐ-CP).

Tính đến ngày 01/12/2019:
+ Đã tiếp nhận, giải quyết 19.229 hồ sơ công bố của doanh nghiệp.
+ Đã thực hiện và trả kết quả công bố: 18.644 hồ sơ
+ Đã thực hiện thu hồi kết quả công bố: 585 hồ sơ
+ Đã thực hiện cấp chứng chỉ hành loại: 144 chứng chỉ
+ Đã thực hiện công khai kết quả phân loại: 21.740 kết quả



5. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện
Bộ Y tế đã tham gia, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ
chức kiểm tra, tập huấn, phổ biến và đối thoại với các doanh nghiệp
trong thực hiện các nhóm thủ tục hành chính quy định tại Nghị định
Kiểm tra việc thực hiện của 04 nhóm thủ tục:

-

Công bố đủ điều kiện sản xuất

-

Công bố đủ điều kiện mua bán

-

Công bố đủ điều kiện phân loại

-

Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A.

+ Các thủ tục công bố: Thu hồi 585 hồ sơ
+ Thủ tục công khai kết quả phân loại: Thu hồi 753 kết quả


6. Công tác rà soát điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục
hành chính
Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2018, Nghị quyết số 19/NQCP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh.

Bộ Y tế đã rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính
trong lĩnh vực y tế và xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 và Nghị định số 169/2018/NĐ-CP
ngày 31/12/2018
- Đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa đối với tất cả 10 lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế:
+ 1.392/ 2.005 điều kiện đầu tư, kinh doanh (đạt 69,43%);

+ 177/ 233 thủ tục hành chính (đạt 75,97%).
- Đối với lĩnh vực trang thiết bị y tế:
+ 20/ 36 điều kiện đầu tư, kinh doanh (đạt 55,56%);
+ 10/ 21 thủ tục hành chính (đạt 47,62%).


THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN


Thuận lợi
Qua đánh giá công tác triển khai thực hiện tại Bộ Y tế và các báo cáo kết quả
thực hiện của các Sở Y tế và các đơn vị liên quan, Bộ Y tế nhận thấy như sau:
- Đã có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Nghị định số
36/2016/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm hoàn thiện hệ
thống các văn bản quản lý đối với lĩnh vực trang thiết bị y tế và đồng bộ theo các
quy định của Nghị định.
- Xây dựng được hệ thống quản lý đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc để
quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến trang thiết bị y tế từ khâu sản xuất, lưu hành,
xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, dịch vụ tư vấn, kiểm định hiệu chuẩn, truy xuất
nguồn gốc xuất xứ… trang thiết bị y tế.
- Việc triển khai ứng dụng công nghệ tin đối với tất các các thủ tục hành chính

quy định tại Nghị định số 36 và Nghị định 169 theo dịch vụ công mức độ 4 đã tạo
điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các
thủ tục hành chính và hỗ trợ trong công tác quản lý, xử lý và lưu trữ hồ sơ.


Thuận lợi
- Tạo được sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin quản lý giữa các Bộ,
ngành liên quan, Tổng Cục hải quan, cơ quan Hải quan các cửa khẩu, các đơn
vị trong ngành y tế trong công tác quản lý trang thiết bị y tế và tạo môi trường
bình đẳng và thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh
vực trang thiết bị y tế.
- Các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh chóng, kết quả các TTHC được
công bố công khai và thuận lợi cho công tác xử lý, theo dõi và quản lý thông tin
hồ sơ, các doanh nghiệp do toàn bộ công việc được xử lý trên hệ thống quản lý
trực tuyến và theo mức độ 4 về công nghệ thông tin.


Khó khăn
- Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý trang thiết bị y
tế lớn, nhiều nội dung mang tính đặc thù, phức tạp, thường xuyên được thay đổi và
có nhiều nội dung giáp ranh, liên quan đến nhiều lĩnh vực của các Bộ, ngành khác.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nghị định 36, Nghị định 169
mặc dù đã được Bộ Y tế tổ chức triển khai, tuy nhiên chưa nhận được sự quan
tâm rộng khắp của các Sở Y tế, các doanh nhiệp tham gia nắm bắt triển khai thực
hiện còn chưa đầy đủ, do đó trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, làm
ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện.
- Các cán bộ được phân công thực hiện tại Sở Y tế hầu hết đều là kiêm nhiệm, phải
đảm nhiều lĩnh vực quản lý khác tại Sở Y tế, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
và không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc phổ biến và hướng dẫn các
quy định pháp luật. Đặc biệt là thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực trang

thiết bị y tế đối với các cơ sở y tế, các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Một số nội dung theo quy định của Nghị định 36, Nghị định 169 nhiều nội dung chưa
được quy định cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra.


Khó khăn
- Phần mềm chưa hoàn thiện nên chưa thể hướng dẫn cho doanh nghiệp và thẩm
định cấp số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế loại B, C, D:
+ Do đây là lần đầu tiên thực hiện việc cấp phép lưu hành đối với trang thiết bị y tế nên có
nhiều tình huống phát sinh trong thực tế ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình xem xét để
cấp đăng ký lưu hành mà mỗi phát sinh này đều đòi hỏi phải chỉnh sửa, hoàn thiện
phần mềm.
+ Do việc xây dựng, phê duyệt dự án, tính giá thuê dịch vụ công nghệ thông tin cũng như
việc lựa chọn thuê đơn vị thực hiện theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày
30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thế nên Bộ Y tế lúng
túng trong quá trình thực hiện, chậm tiến độ lựa chọn đơn vị thực hiện. Đến nay, Bộ Y
tế vẫn đang thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu, dự kiến đến tháng 12/2019 sẽ lựa
chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT để thực hiện.
+ Nguồn nhân lực phục vụ hoạt động thẩm định và cấp số đăng ký lưu hành thiếu so với
số lượng hồ sơ đăng ký lưu hành đã tiếp nhận và dự kiến sẽ tiếp nhận trong thời gian
tới.


II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI


1. Kế hoạch xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện
Xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thực hiện:

- Trình Chính phủ dự thảo Nghị định
+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ
(Bổ sung quy định XNK sinh phẩm kiểm tra chất lượng xét nghiệm chứa tiền chất, quy định XK các
dẫn xuất của máu và huyết tương người để làm nguyên liệu sản xuất sinh phẩm chẩn đoán in vitro).

+ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều khoản chuyển tiếp thực hiện Nghị
định 36 và Nghị định 169.

- Xây dựng các Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định:
+ Thông tư quy định Hồ sơ kỹ thuật chung thực hiện theo hướng dẫn tại Hiệp định
ASEAN về trang thiết bị y tế
+ Thông tư quy định việc kiểm định trang thiết bị y tế
+ Thông tư quy định việc quản lý chất lượng khí y tế
+ Thông tư hướng dẫn thực hiện việc quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc TTBYT
lưu hành thị trường (Hình thành hệ thống giám sát chất lượng)

Tiếp tục rà soát, tổng hợp những hạn chế, bất cập và những nội dung
chưa phù hợp để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan về
quản lý trang thiết bị y tế


2. Kế hoạch nâng cao hiệu quả thực hiện
- Tiếp tục và thường xuyên thực hiện công tác tập huấn, phổ biến các quy định
quản lý cho các cán bộ làm công tác quản lý trang thiết bị y tế và các tổ chức,
cá nhân tham gia và hoạt động trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.
- Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện; phối hợp
chặt chẽ với các Sở Y tế trong công tác triển khai góp phần nâng cao chất
lượng hiệu quả thực hiện.
- Tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các Bộ ban ngành liên quan,

các đơn vị trong ngành y tế trong công tác quản lý trang thiết bị y tế.
- Tiếp tục rà soát, phối hợp với các Sở Y tế, các doanh nghiệp để hoàn thiện đầy
đủ các tính năng thực hiện các TTHC để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý.


2. Kế hoạch nâng cao hiệu quả thực hiện
Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp trong hoạt động thanh tra việc thực
hiện các quy định quản lý trang thiết bị y tế, qua đó, nâng cao ý thức, trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện nhằm đưa việc
thực hiện các quy định vào nề nếp, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tế;

-

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện của doanh nghiệp về các
quy định của Nghị định:
-

Phân loại và công khai kết quả phân loại trang thiết bị y tế.
Duy trì hiệu lực của các giấy tờ có hiệu lực trong thời gian GPNK có giá trị (điểm i
khoản 2 Điều 66)
Tính hợp pháp, chính xác của các tài liệu đăng tải (điểm l khoản 2 Điều 66)
Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A, hồ sơ công bố đủ
điều kiện mua bán.


3. Phương án các mốc thời gian về hiệu lực thi hành và chuyển tiếp
thực hiện Nghị định

Cấp và có hiệu lực số ĐKLH TTBYT loại B, C, D:
- Hóa chất, chế phẩm… khử khuẩn TTBYT

- TTBYT sản xuất trong nước

31/12/2018

01/01/2020

Áp dụng Hồ sơ kỹ thuật chung
ASEAN (CSDT)
Áp dụng Hệ thống quản lý
chất lượng ISO 13485

31/12/2020

31/12/2021

01/01/2022

Nghị định 169/2018/NĐ-CP
có hiệu lực thi hành
Hết hạn hiệu lực:
- GCN ĐKLH TTBYT sản xuất
trong nước (hết hạn trước
31/12/2020)

Hết hạn hiệu lực:
- GPNK TTBYT (Cấp năm từ 2018 đến, 2021)
- Số lưu hành, GPNK TTBYT in vitro nhập khẩu

Số ĐKLH TTBYT NK loại B, C, D
bắt đầu có hiệu lực

(GPNK hết hạn hiệu lực)


4. Các nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới
 Tăng cường quản lý, kiểm tra và gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá
nhân đảm bảo việc quản lý, phân loại TTBYT chính xác, theo đúng các
quy định của pháp luật




Công khai danh mục và kết quả phân loại TTBYT trên cổng thông tin

Rà soát, kiểm tra kết quả phân loại TTBYT
Phối hợp rà soát hoàn thiện các quy định hoạt động thanh tra, kiểm tra lĩnh vực
TTBYT

 Tập trung thẩm định và cấp số Đăng ký lưu hành TTBYT loại B, C và D




Hoàn thiện cổng thông tin, phần mềm dịch vụ hành chính công (IT software)
Áp dụng cơ chế cấp phép nhanh (Fast-track) theo quy định của Nghị định
169/2018/NĐ-CP.
Đề xuất các giải pháp khả thi trong quá trình thực hiện

 Triển khai việc áp dụng Bộ hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (CSDTCommon Submission Dossier Template) từ ngày 01/7/2020
 Thiết lập và triển khai Hệ thống giám sát sau cấp phép lưu hành TTBYT,
đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả TTBYT lưu hành trên thị

trường


Xin trân trọng cảm ơn


×