Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HÌNH TƯỢNG HOA SEN TRONG PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.55 KB, 18 trang )

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Hoa sen Nelumbo Nucifera ........................................................................ 5
Hình 1.2. Hoa sen Nelumbo Lutea...............................................................................5
Hình 1.3. Loài bông súng.............................................................................................5
Hình 1.4. Sen tuyết......................................................................................................5
Hình 1.5. Hoa Sen Trắng có ý nghĩa đặc biệt trong Ấn Độ giáo..................................7
Hình 1.6. Biểu tượng Hoa Sen Xanh rất thông dụng trong Ai Cập cổ đại...................8
Hình 3.1. Chùa Một Cột – Hà Nội ...........................................................................13
Hình 3.2. Tháp Cửu phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp.................................................14
Hình 3.3. Hoa sen trên bờ ường chùa Bút Tháp.........................................................15
Hình 3.4. Hoa sen trên rường, cột chùa Kim Liên ...................................................15
Hình 3.5. Bát Hương có hình hoa sen .......................................................................16
Hình 3.6. Tách trà có hình hoa sen ............................................................................16

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ bao đời nay, hoa sen đã trở thành một hình tượng đặc biệt trong văn hóa của
người Việt Nam. Hoa sen có mặt ở khắp mọi nơi, đã đi vào lòng người Việt. Vì thế, có ý
kiến cho rằng: Ngắm hoa sen và hiểu được hoa sen sẽ như nhận ra hình ảnh con người
Việt Nam giản dị, hiếu hòa và trong sáng.
Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Trong
Phật giáo phương Đông nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng thì hoa sen đã trở
thành biểu tượng của vẻ đẹp thần bí, huyền ảo và sâu kín. Vì thân sen có một chất rất đặc
biệt có khả năng thanh lọc sự vẩn đục của nước, làm cho nước ngày một trong mát tinh
sạch hơn. Cũng như một người tốt có khả năng đặc biệt, sự đặc biệt ấy được bộc lộ qua
cách cư xử của họ. Hình ảnh sinh sôi nẩy nở của sen muốn nói rằng hành động, lời nói tốt
đẹp của những bậc thánh thiện được thực hiện càng nhiều thì sẽ cảm hóa được nhiều
người xung quanh. Điều này muốn nói rằng, nếu một người tốt, một bậc vĩ nhân, một bậc


thánh thiện, khi sống nơi nào thì những người nơi đó không nhiều thì ít cũng sẽ ảnh
hưởng, thay đổi mình ngày một tốt hơn.
Trong tâm thức Ấn Độ giáo – Hindu, hoa sen là một thứ hoa thần thánh, linh thiêng.
Thần thoại Hindu đã cho ba vị thần Brahma, Vishnu, Shiva ngồi trên tòa sen, và một hình
ảnh muộn hơn là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng ngự trên tòa sen. Vì muốn biết biểu
tượng hoa sen trong Phật giáo mang ý nghĩa như thế nào theo cách nhìn, quan niệm của
tôn giáo này nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Hình ảnh hoa sen trong Phật giáo”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoa sen với những phẩm chất thanh cao hiếm loài hoa nào sánh được. Sinh ra và
lớn lên trong bùn lầy nhưng sen không những không bị ô nhiễm mà còn có khả năng
thanh lọc - làm sạch nước xung quanh nơi sen mọc. Khi sen lớn lên và sinh sôi nẩy nở
ngày càng nhiều thì sự ảnh hưởng của sen đối với môi trường nước xung quanh ngày
càng lớn.
Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu, gợi một tinh
thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở
đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới. Qua bao ràng buộc để đến được chỗ
khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc
và xông hương tràn ngập không gian.
2


Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu về những vấn đề khái quan chung về hình tượng hoa sen
trong văn hóa Việt Nam. Ngoài ra còn nghiên cứu về những biểu tượng đặc trưng của hoa
sen trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó trong lối kiến trúc chùa tháp của người Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoa sen và ý nghĩa mọi mặt của hoa sen trong
Phật giáo Việt Nam.
Về mặt thời gian: bài tiểu luận tìm hiểu về hoa sen với ý nghĩa của nó trong đời
sống tâm linh Phật giáo, tiếp đó sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của hoa sen trong kiến trúc
Phật giáo.

Về mặt không gian: bài tiểu luận sẽ nghiên cứu hoa sen và ý nghĩa mọi mặt của nó
trong Phật giáo, mà chủ yếu trong phạm vi quốc gia Việt Nam.
4. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chú thích và phụ lục, nội dung
chính của bài tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề khái quát chung
Chương 2: Hoa sen trong Phật giáo
Chương 3: Ảnh hưởng của hoa sen trong kiến trúc Phật giáo.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.

Nhận thức về hoa sen
1.1.1. Hoa sen

Hoa sen là hình ảnh không còn xa lạ với người Việt Nam. Người ta thường hay nói:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen lá xanh bông trắng lại thêm nhụy vàng, nhụy vàng bông
trắng lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chỉ một câu nói đơn giản thôi đã làm
toát lên vẻ đẹp vẻ thanh cao của hoa sen. Hoa sen với những phẩm chất thanh cao hiếm
loài hoa nào sánh được, không chỉ đặc biệt vì sen hồng là quốc hoa của Việt Nam ta, mà
bên cạnh đó, hoa sen cũng trở thành một loài hoa được yêu thích bởi những ý nghĩa biểu
đạt của nó.
Hoa sen tiếng Phạn gọi là padma, tiếng Nhật gọi là renge; về phương diện thực vật
học, hoa sen (Lotus) là loài thực vật thủy sinh thuộc dòng bộ phái Proteales, họ
Nelumbonaceae, chi phái Nelumbo. Trong chi phái này có 2 loại: Nelumbo Nucifera và
Nelumbo Lutea:

- Hoa sen Nelumbo Nucifera: thường được gọi là Indian lotus, Sacred lotus,
Oriental lotus, cũng chính là loài sen bản địa của Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Hoa
sen sinh trưởng ở ao hồ hoặc khúc sông nông nước trầm lặng. Hoa sen có nét đẹp thanh
khiết thùy mị, bông búp tròn đầy đặn, đỉnh nhọn như hình tháp, sắc trắng, hồng, xanh
(màu xanh rất hiếm) giản dị mà trang nhã. Hương hoa dịu dàng thoang thoảng và thuần
khiết. Rễ sen mọc từ bùn tận đáy ao, nhưng lá sen vẫn có khả năng vượt khỏi mặt nước,
và bông vượt trội khỏi mặt nước chừng vài tấc.
- Hoa Sen Nelumbo Lutea: còn gọi là sen mỹ hay sen vàng: Loại sen này sinh
trưởng từ miền Đông Nam Hoa Kỳ và chạy dài đến vùng Trung và Nam Mỹ. Về phương
diện thực vật nó rất tương đồng với sen Á châu, nhưng còn mang chất hoang dại, bông
thon nhỏ thưa thớt, hương kém đậm đà, đặc biệt là cánh hoa đầu tròn nên bông búp
không có đỉnh nhọn như sen Á châu và hoa mang sắc vàng nhạt, đôi khi gần như trắng.

4


Hình 1.1. Hoa sen Nelumbo Nucifera Hình 1.2. Hoa Sen Nelumbo Lutea
- Loài Bông Súng (water lily): Trong nhiều thế kỷ trước, người ta thường lầm lẫn
gọi loài hoa súng là sen vì cả hai đều sinh sôi ở ao hồ; nay người ta đã tách sen, súng
thành hai hệ phái riêng biệt, vì có sự khác biệt về cấu trúc lá và hoa (chỉ riêng sen có
gương, lá sen có khả năng vượt khỏi mặt nước). Súng thuộc bộ phái riêng biệt là:
Nymphaeales, họ Nymphaeaceae, chia thành 8 chi phái lớn với tổng số hơn 70 loại.
- Sen Tuyết (snow lotus): Tuy cũng gọi là lotus, nhưng loài hoa tuyết này khác hẳn
với hoa sen lẫn hoa súng, chúng thuộc họ Asteraceae, và có tên là khoa học là Saussurea
laniceps (bông trắng) và Saussura medusa (bông hồng). Cả hai đều mọc trên xứ Tuyết
thuộc vùng núi Hy Mã Lạp sơn ở độ cao bốn ngàn thước và đều được xem là thần dược
trong ngành y học cổ truyền Tây Tạng.

Hình 1.3. Loài Bông Súng


Hình 1.4. Sen tuyết

Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên.
Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen
mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim
con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ
nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Trong Phật giáo Tantra, đóa sen
biểu thị cơ quan sinh dục nữ và đó chính là nguyên lý âm trong vũ trụ. Trong thai tạng
giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung (Thai tạng) của thế
giới.
Vì vậy, trong thần thoại Ai Cập hoa sen được xem như một dấu hiệu của sự tái sinh
với việc phá vỡ bề mặt nước mỗi buổi sáng để đón ánh mặt trời gợi lên ước muốn vươn
lên đón những điều tốt đẹp trong cuộc sống, điều này khiến nó liên quan đến sự giác ngộ.
1.1.2. Lai lịch về hoa sen trong Phật giáo
Hoa sen lại là một trong tám biểu tượng của Phật giáo. Truyền thuyết kể rằng, khi
Đức Thích Ca Đản sinh, Ngài đã đi bảy bước và mỗi bước đều có hoa sen nâng chân
Ngài. Có phải chăng, đây là dấu hiệu cho thấy Thái tử là một Bậc siêu phàm? Cây sen ở
5


trong bùn lầy nhơ nhớp mà phát triển, nở hoa trên không và tỏa hương tinh khiết. Thái tử
sinh ra trong trần thế, nhưng không cam chịu thân phận con người với bản án sinh - già bệnh - chết. Cuộc đời Ngài cũng vươn lên từ bùn nhơ của ngũ dục, của luyến ái gia đình,
trở thành một Bậc Đại Giác Ngộ.
Khó có thể kể hết kinh sách Phật giáo nói về hoa sen. Trong Nhiếp Thừa Luận
Thích bốn đặc tính của sen (hương thơm, thanh tịnh, mềm mại, khả ái) được dùng để ví
với bốn đức Thường - Lạc - Ngã - Tịnh của Niết bàn. Kinh Đại Bát Nhã nói về một loài
sen đặc biệt có nghìn cánh là Thiên diệp Liên hoa. Kinh Đại thừa Bổn sanh Tâm Địa
Quán diễn tả hình ảnh huyền diệu của chư Phật, giảng pháp cho các hàng Bồ tát theo ba
hạng: Chư Phật ngồi trên hoa sen trăm cánh giảng Bách pháp Minh môn, ngồi trên sen
ngàn cánh giảng Thiên pháp Minh môn, ngồi trên sen vạn cánh giảng Vạn pháp Minh

môn. Một trong những thần chú thông dụng và nổi tiếng nhất của Mật tông là Lục tự Đại
minh chân ngôn “Om mani padme hum” được hiểu là “Quy y châu ma ni trên hoa sen”.
Vào cuối đời, đức Thế Tôn thấy trình độ tâm linh của môn đệ đã vươn đến một tầm
cao thích hợp, nên trong pháp hội Linh Sơn, Ngài thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hoa
sen một lần nữa bước lên địa vị cao tột, khi được ví với tánh giác sẵn đủ của tất cả chúng
sinh.
1.2. Vị trí hoa sen trong niềm tin cổ xưa
1.2.1. Trong huyền thoại Ấn Độ
Trong Ấn Độ Giáo, hoa sen tượng trưng cho sự sinh sản, phồn thịnh và vẻ đẹp. Nó
cũng tượng trưng cho sự thần thánh, tinh khiết và vĩnh cửu. Hoa sen thường thấy trong
Ấn Độ giáo là hoa sen trắng nó có ý nghĩa đặc biệt trong Ấn Độ giáo. Đối với họ, loài
hoa này tượng trưng cho sự sinh ra từ bóng tối và bừng nở ngoài ánh sáng. Sen là biểu
tượng của năng lực sinh hóa trong thiên Nhiên, nhờ vào lửa và nước, tức tinh thần và vật
chất.

Hình 1.5. Hoa Sen Trắng có ý nghĩa đặc biệt trong Ấn Độ giáo
Theo huyền thoại thì từ rốn của thần Vishnu mọc ra đóa sen, từ hoa hóa sanh thần
Brahma tức Phạm Thiên, rồi do tâm của Brahma đã sáng tạo ra đất trời và sự sống. Thần
bảo quản Vishnu tọa trên tòa sen, tay cầm 4 yếu tố sáng tạo trong đó có búp sen. Các vị
6


thần Hindu đều đứng ngồi trên tòa sen, tay còn cầm hoa sen. Tượng nữ thần Lakshmi, vợ
của Vishnu, tọa trên đóa sen hồng, mỗi tay - từ hai cho đến tám tay - lại cũng đều cầm
đóa sen, nữ thần tượng trưng cho thịnh vượng, trong sạch, cùng sự trẻ đẹp vĩnh hằng.
Ngay như lá sen cũng được ca ngợi về tính không thấm nước nhiễm ô. Kinh Bhagavad
Gita dạy rằng: “Một hành hoạt không dính mắc với tâm thành dâng thành quả cho đấng
Vô thượng, là hành hoạt không nhiễm ô, tợ như lá sen không bị nước thấm ướt”. Hoa sen
cũng tượng trưng cho trạng thái của sự tự ý thức. Trong Ấn Độ Giáo, mỗi cánh hoa biểu
trưng cho tiềm năng trong tâm linh của mỗi người và mô tả mỗi cánh hoa như là những

mức độ đạt được sự tự ý thức. Hoa sen được xem là biểu trưng cho sự sâu sắc trong trái
tim và tồn tại sâu bên trong hoa sen là "Atman" (linh hồn) mà con người tìm kiếm trong
cuộc sống của họ để đạt được "Moksha" (giải thoát).
Hoa sen là một sự thăng hoa về mặt tinh thần. Ngày nay, chúng ta thấy hoa sen gắn
liền với Đức Phật từ bi nhưng thật ra, biểu tượng hoa sen đã có lịch sử gắn liền với Hindu
giáo. Đối với người Ấn Độ, hoa sen mang một hàm nghĩa triết học sâu xa và cũng là một
biểu tượng mang ý nghĩa đạo đức. Theo truyền thuyết Ấn Độ, các hạt của hoa sen ngay
cả trước khi nảy mầm đều có chứa các chiếc lá hoàn chỉnh có hình dáng thu nhỏ lại y như
hình dáng của nó một ngày kia lớn lên và trở thành một cây hoàn chỉnh. Nó là biểu tượng
của đất phì nhiêu, của núi Meru. Bốn vị thiên thần của bốn phương trời, mỗi vị đều ngự
trên một tòa sen.
1.2.2. Trong văn hóa Ai Cập
Bất cứ ai nhìn vào văn hoá Ai Cập thì không thể không nhận thấy tầm quan trọng
của Hoa Sen trong văn hoá của họ. Ai Cập tôn kính hoa sen như là một biểu hiện của
vầng thái dương, cho sự sáng tạo và tái sinh. Ở Ai Cập cổ đại, có hai loại hoa sen lớn,
trắng và xanh, loại hoa sen hồng được đưa vào Ai Cập trong thời kỳ cuối nền văn minh
của họ. Nếu ta quan sát nhiều chữ tượng hình, rất dễ để thấy rằng hoa sen xanh là bức
tranh được miêu tả nhiều nhất.

7


Hình 1.6. Biểu tượng Hoa Sen Xanh rất thông dụng trong Ai Cập cổ đại
Theo thần thoại về sự sáng tạo thì vào thời đại hỗn mang nguyên sơ, một hoa sen vĩ
đại xuất hiện, từ đó mặt trời đã mọc ngay vào ngày đầu tiên, tạo thành phần thượng của
Ai Cập. Một điều thú vị nữa về ý nghĩa của hoa sen của người Ai Cập là cách nó được sử
dụng như là một biểu tượng cho sự thống nhất của hai vương quốc Ai Cập, tức là sự liên
kết giữa thượng và hạ Ai Cập. Trong một thời gian dài hoa sen đã được sử dụng trong các
chữ tượng hình và nghệ thuật của Ai Cập, trong khi đó ở hạ lưu Ai Cập thì cây Papyrus
rất phong phú. Do đó hình ảnh của Hoa Sen và Papyrus đã lớn lên cùng nhau và liên kết

với nhau để trở thành biểu tượng của sự kết hợp của hai vương quốc.
Theo huyền thoại khác thì khi vũ trụ còn hỗn mang với biển cả nguyên sơ vô cùng
gọi là Nun, từ đó có đóa sen xanh nở cùng với sự xuất hiện của thần Ra, vị Thần Thái
Dương (Sun God), và thế giới bắt đầu từ đó. Hoa sen sáng mở cánh cho Thần bước ra, và
khép lại khi Thần trở về với nó mỗi ngày, và như vậy mà có hiện tượng mặt trời mọc rồi
lặn. Do đó, hoa sen vừa có tính chất sáng tạo, vừa hồi sinh. Hoa sen là nguồn sáng tác
thiêng liêng và dồi dào của văn minh Ai Cập, rất nhiều sáng tác nghệ thuật đã lần lượt
khám phá trong các đền đài và lăng tẩm xưa.
Người Ai Cập cổ đại trồng hoa sen trong ao hồ và đầm lầy. Sen thường xuất hiện
trong trang trí cổ đại Ai Cập. Họ tin rằng hoa sen cho họ sức mạnh và quyền lực. Sen
cũng đã được tìm thấy trong lăng mộ chôn cất của Ramesses II. Số chữ số 1.000 ở Ai Cập
cổ được đại diện bởi các biểu tượng của hoa sen.

CHƯƠNG 2: HOA SEN TRONG PHẬT GIÁO
2.1. Hoa sen trong các tông phái và kinh điển
2.1.1. Trong các tông phái
Tông Tịnh Độ quan niệm rằng thế giới Cực lạc là Liên hoa tạng của Đức Phật A-diđà; Phật giáo Mật tông xếp bộ hoa sen vào một trong ba bộ Thai tạng giới, tượng trưng
cho tâm Bồ-đề thanh tịnh vốn có, không bị ô nhiễm, là tam-muội Đại bi của Đức Như
Lai.
Phật giáo Mật tông còn quan niệm rằng trái tim con người giống như đóa sen hàm
tiếu, khi Phật tánh phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc
Phật ngồi trên tòa sen. Mật tông cũng có các thủ ấn hoa sen với hai bàn tay chắp lại, các
ngón tay co duỗi khác nhau tạo thành các ấn Kim cương ngũ cổ, Nhị trùng ngũ cổ, Cửu
phong.
8


2.1.2. Trong các kinh điển
Trong văn hóa Phật giáo nói chung và trong kinh điển nói riêng, hoa sen đã được
nâng lên một tầng nghĩa mới. Những tầng ý nghĩa đó làm cho hoa sen trở thành một biểu

tượng của Phật giáo. Ví dụ như Kinh Phạm võng miêu tả thế giới Liên hoa tạng như một
đóa sen bao gồm toàn bộ thế giới trong đó có Đức Phật Tỳ-lô-xá-na ngồi kiết già và từ đó
hóa hiện ra vô số chư Phật Bồ- tát....; Theo Kinh Nhật Tụng có thần chú Lục tự Đại
minh:“Om Mani Padme Hum” (Án Ma Ni Bát Di Hồng) là một trong những tâm chú của
Ngài Quán Thế Âm Bồ- tát. Trong đó, Padme tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen, biểu
tượng cho trí tuệ siêu việt. Kinh Trữu cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn, nêu lên mười ẩn dụ về
hoa sen để chỉ mười thiện pháp tu hành của Bồ- tát, đó là: Mới sinh ra đã có người tưởng
đến hoan hỷ( như hoa sen mới nhú, ai cũng chờ đợi hoa nở); Lìa tất cả ô nhiễm( như hoa
sen không nhiễm bùn); Không cùng chung với cái xấu ác ( như hoa sen không dính nước
bùn); Giữ đủ giới luật ( như hương sen tỏa khắp, xua tan mùi ô uế); Bản thể thanh
tịnh( như hoa sen tinh khiết); Về mặt an ủi hòa dịu( như hình ảnh hoa sen nở); Nhu
nhuyễn không thô tháp( như hình ảnh hoa sen); Làm an lòng người( như hình ảnh mùi
thơm của hoa sen); Tu hành viên mãn, phước trí tròn đầy( như hoa sen nở rộ bảy hương
sen, hạt sen); Thành thục, thanh tịnh sáng ngời trí tuệ( như hình ảnh mùi thơm của hoa
sen).
2.2. Hoa sen là biểu tượng trong niềm tin Phật giáo
2.2.1. Biểu tượng cho sự thanh tịnh
Phật giáo bắt nguồn từ một phần khác với tín ngưỡng Ai Cập cổ đại, có nhiều màu
sắc của hoa sen được nhìn thấy. Vì vậy, nó không phải là quá ngạc nhiên rằng nhiều màu
sắc khác nhau đã được liên kết với các khía cạnh khác nhau của đạo Phật. Đặc trưng
thanh tịnh cũng thay đổi tùy thuộc vào bốn màu sắc khác nhau của hoa sen:
- Hoa sen xanh, một loài hoa đặc biệt, bởi thực chất, hoa sen xanh chính là sen
trắng, vốn có màu hồng nhưng rất nhạt, phần dưới của cánh có màu trắng, phần ngọn có
màu hồng nhạt. Và khi hoa sen trắng mới nở, những cánh hoa bên ngoài có màu hơi xanh
nên người ta gọi là sen xanh. Tuy vậy, giữa sen trắng và sen xanh lại có những ý nghĩa
khác nhau mà con người đã gửi gắm. Nếu bên trên chúng ta đã biết được sen trắng tượng
trưng cho sự trong sáng tuyệt đối, sự thuần khiết của tâm hồn. Thì sen xanh lại mang đến
ý nghĩa về sức mạnh của ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin bất diệt. Nó cũng là biểu
tượng của tự do, bình đẳng và bác ái biểu trưng cho sự thanh tịnh của trí tuệ, được tôn
xưng là hoa đại trí của Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát và của Đức Đại Thế Chí Bồ tát.

- Hoa sen hồng loài hoa được bình chọn trở thành quốc hoa của nước ta, thì ý nghĩa
của nó đã bao quát tất cả những điều trên, hơn nữa, lại là loài hoa phổ biến, gần gũi với
9


người Việt Nam mình. Đây là hoa sen tối cao và được coi là hoa sen đích thực của Đức
Phật. Nó biểu trưng cho sự trong trắng của tấm lòng, của tình thương; đây là hoa sen đại
bi của Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Padma tức Padme (Tây Tạng) là một từ quan trọng
trong lục tự chân ngôn “Om mani padme hum”, chân ngôn có vô lượng nghĩa nhưng có
vị tạm giảng là: “Ô! chân linh trong hoa sen” hay “Quy y châu ma ni trên hoa sen”, cũng
có thuyết cho rằng padme tức sen hồng tượng trưng cho đại bi và ngọc ma ni tượng trưng
cho đại trí.
- Hoa sen trắng biểu trưng cho sự thuần khiết tối thượng chân thực của tâm linh tức
Phật tánh. Theo quan niệm của Phật giáo Tây Tạng thì sen trắng còn tượng trưng cho
lòng bi mẫn, và đồng hóa với White Tara (Bạch Đa La), một hóa thân sinh ra từ giọt nước
mắt thương xót chúng sanh của Bồ tát Quán Âm. Là sự cao đẹp trong cuộc sống thiêng
liêng, cao quý, yêu thương và chia sẻ với nhau những hương vị của cuộc đời. Có thể mọi
người yêu quý hoa sen trắng bởi vì màu trắng của hoa sen. Đó là màu của đức hạnh, từ bi,
trí tuệ, màu của sự thanh cao tâm hồn thể hiện trong đời sống đạo đức, văn hóa cao đẹp,
nơi phẩm chất thánh thiện bởi lòng yêu thương, khoang dung, nhân ái và cao thượng.
- Hoa sen tím được biết đến là có liên quan với các giáo phái huyền bí. Nó có thể
được hiển thị như là một bông hoa nở hoặc chồi hoa. Bốn cánh hoa sen tím là đại diện
cho một trong những lời dạy của Đức Phật. Theo con đường này được cho là để dẫn đến
thức tỉnh bản thân và được coi là một trong những sự thật cao quý. Và màu sen này chỉ
thấy trên các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng và trong các Mạn đà la.
2.2.2. Biểu tượng cao qúy của nhân phẩm
Trong các loài hoa đầm lầy hoa sen được biết tới bằng sự sinh sôi nảy nở mãnh liệt,
chỉ cần trồng vài nhánh thì không lâu sau sẽ phát triển ra cả đầm sen. “Gần bùn mà chẳng
hôi tanh mùi bùn” là một trong những đặc tính của loài hoa này. Trong Phật giáo, hoa sen
đại diện cho sự thanh tịnh và giác ngộ, trong cấu nhiễm mà không nhiễm ô, ở trần mà

không nhiễm trần. Các đồ vật hay tranh Hoa Sen trong Phật học thường được thể hiện 8
cánh hoa đang nở với ý nghĩa cho những phẩm chất tiêu biểu mà Đức Phật truyền dạy.
Hoa Sen nở rộ cũng thể hiện sự giác ngộ, tìm được niềm tin trung thành với những giáo
lý Phật học. Do đó hình tượng Đức Phật thường được tái hiện trên tòa sen 8 cánh. Trên
những quan niện khác nhau về hoa sen, bên cạnh những quan niệm riêng biệt thì hầu như
tông phái nào cũng như các kinh điển trong Phật giáo lại cùng có một quan niệm chung
về biểu tượng hoa sen với các đặc tính:
- Đặt tính giải thoát, thanh lọc: Hạt sen từ bùn nhơ nảy mầm, vượt khỏi bùn, vượt
khỏi mặt nước, ngoi lên không khí trổ hoa, tương tự như người hành giả từ cõi dục nhơ
bẩn, vượt qua khỏi cõi sắc và cõi vô sắc, để nở đóa hoa trí huệ thơm ngát thành bậc giác
10


ngộ. Hoa sen quả xứng đáng với lời Đức Phật tán thán: “Như từ trong đống bùn nhơ vứt
bỏ, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào làm đẹp ý mọi người; cũng thế, chỉ từ nơi chốn
phàm phu ngu muội mới sản sinh những vị đệ tử bậc Chính giác đem trí tuệ soi sáng thế
gian”. Điểm đặc biệt là chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục. Do
đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì khỏi cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bởi
vì bản chất của nó mang sẵn tính thanh lọc. Điều này để nói lên cái ý nghĩa biểu trưng
rằng, nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời, thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh có sự an ổn
mát dịu. Ngược lại, nơi nào có những phần tử xấu ác bất lương, thì nơi đó chắc chắn là sẽ
xảy ra lắm điều phiền phức họa hại bất an.
- Đặt tính bất nhiễm: Đặc tính bất nhiễm của hoa sen cũng được Đức Phật Thích Ca
nhắc nhở nhiều lần trong Kinh Tương Bộ,Tương Ưng Uẩn, Phẩm Hoa, Ngài dạy: “Này
các Tỳ kheo, ví như bông sen xanh, bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong
nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.
Cũng vậy, này các Tỳ kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi
đời, và sống không bị đời ô nhiễm”. Đức Phật dạy: Như nướt giọt lá sen, như hột cải đặt
đầu mũi kim, người không đắm nhiễm ái dục cũng như thế, Ta gọi họ là Bà-la-môn. Vì
thế hoa sen có ý nghĩa biểu trưng cho người không bị đắm nhiễm bởi cuộc đời. Mặc dù

trong mỗi người chúng ta đều sẵn có hoa sen bất cấu nhiễm này. Hoa sen là để ẩn dụ cho
mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có Phật tánh. Mà Phật tánh vốn không cấu nhiễm, vì
bản chất của nó thanh tịnh sáng suốt. Nhưng vì chúng ta theo dòng vô minh vọng nghiệp
mà tạo ra nhiều tội lỗi để rồi bị dính mắc trong trần lao ô nhiễm.
- Đặt tính kiên nhẫn: Hoa sen phải trải qua giai đoạn rất lâu và khó khăn mới có thể
khoe sắc tỏa hương. Từ bùn đất sét nảy mầm đâm chồi, rồi phải vượt qua các tầng nước
mới có thể vươn mình lên trên mặt nước mới xòe lá, rồi từ mặt nước hoa lại tiếp tục vươn
lên mới trổ hoa. Sự hình thành một bông sen là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn
lớn lao. Điều này muốn nói sự thành công của một người cần phải trải qua gian khổ khó
khăn mới có thể thành tựu, vẻ vang. Ví như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trải qua một thời
gian dài tầm đạo, tu tập mới có thể chứng ngộ thành bậc Đại giác; hay Hồ Chí Minh Mất
đi thời gian dài bôn ba khắp năm châu bốn biển mới tìm ra con đường cứu nước và Việt
Nam phải trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao của cải xương máu mới giành được
độc lập.
- Đặt tính bổng thực: Các loài hoa khác, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có
hạt. Ngược lại, hoa sen thì không như thế. Hoa sen nở ra thì đã có gương có hạt sẵn rồi.
Đó là nhân quả đồng thời. Điều này, nói lên một triết lý sống; nhân quả không bao giờ sai
khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó. Thế nên, muốn cho
11


đời sống được yên ổn tươi mát thơm tho như hoa sen, thì chúng ta nên nhớ đến lý nhân
quả mà hành xử tu nhân tích đức, làm lợi ích cho mình và người, thì chắc chắn chúng ta
sẽ có hạnh phúc an lạc ngay trong đời sống hiện thực, không cần phải tốn công hao sức
tìm nơi đâu xa xôi. Niết bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA HOA SEN TRONG KIẾN TRÚC
PHẬT GIÁO
3.1. Trong kiến trúc chùa tháp
Hoa sen mọc từ đầm nước, từ một cõi trần ô trọc, đã vươn lên trở thành một bông

hoa thanh cao, bông hoa của vũ trụ. Bông hoa này đã đi vào trong tâm thức mọi người,
trở thành hình tượng trong nghệ thuật, trong kiến trúc và điêu khắc. Đặc biệt, hoa sen trở
thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo phương Đông, tượng trưng cho vẻ đẹp huyền
ảo, tư tưởng sâu kín.
Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê
chân cột, bệ tượng Phật, đến các dáng gốm và các họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng
tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc chùa tháp.Những công tình kiến trúc tiêu
biểu với hình hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo.
Đó là thế kỷ thứ XI với chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ XVII với tháp Cửu phẩm liên

12


hoa chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ XVIII với chùa Tây Phương - Hà Tây, chùa Kim
Liên - Hà Nội.

Hình 3.1. Chùa Một Cột – Hà Nội
Theo truyền thuyết, chùa Một Cột hình thành từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông.
Vào một đêm xuân năm Kỷ Sửu (1049), vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài
sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua kể lại với triều thần, có người cho là điềm xấu,
nhưng Thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa
sen có tượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư
chạy đàn, tụng kinh cầu thọ và đặt tên là chùa Diên Hựu (tức Một Cột). Chùa có hình
dáng một hoa sen, nếu nhìn từ xa thì đúng là một hoa sen lớn, mọc lên từ hồ nước, chiếc
cột là cọng sen. Trong quan niệm dân gian, hoa sen luôn mang ý nghĩa đẹp, tượng trưng
cho những gì cao quý nhất trên đời. Nơi nào có hoa sen là nơi đó có Phật ngự trị. Nơi nào
có dấu sen là nơi đó có dấu vết hiền nhân. Nơi nào có hồ sen thì nơi ấy phải là nơi thanh
tịnh. Hoa sen đã được người bình dân tôn quý, ví với những người có tâm hồn thanh cao,
sống nơi bụi trần mà không bị danh lợi ô uế, ràng buộc, cám dỗ.
Hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu

gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2m,
cao 50cm. Cả tháp cao 7 đến 8m. Phía ngoài tháp, các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành
tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của
sự tinh tiến trong đạo Phật. Tháp quay Cửu phẩm liên hoa là một tổ hợp cao hơn giá trị
đơn lẻ của một biểu tượng bông sen. Hay trong hệ thống các hàng lan can ở quanh
thượng điện và quanh tháp Bảo Nghiêm cũng có những bức chạm cả hồ sen với cá, chim
rất ngoạn mục.

13


Hình 3.2. Tháp Cửu phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp
Nếu ở thời Lý và thời Lê Trung Hưng, hình tượng hoa sen trong kiến trúc Phật giáo
chỉ có tính chất đơn lẻ trong từng chùa như chùa Một Cột hoặc một bộ phận kiến trúc như
tháp quay ở chùa Bút Tháp thì đến thế kỷ XVIII, hoa sen đã trở thành phong cách kiến
trúc của cả một giai đoạn. Nó đánh dấu sự bừng nở của một phong cách nghệ thuật độc
đáo, khởi đầu từ chùa Kim Liên và được kế tiếp ở chùa Tây Phương, một ở trên hồ, một
là trên núi, vừa hòa nhập vào thiên nhiên, vừa xác định vị trí, hình khối của mình trong
không gian. Kiến trúc trước đó thường chú trọng tuyến ngang, tức là các lớp nhà kéo dài
trên một trục chạy như hình con rồng. Đến giữa thế kỷ XVIII, năm 1792 với kiến trúc
chùa Kim Liên, đã xác lập một ý tưởng không kéo kiến trúc chạy dài, mà cô gọn thành
một cụm hình tượng bông sen. Thực chất là kiểu kiến trúc đưa ba gác chuông gộp lại làm
một tạo thành kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái “trùng thiềm điệp ốc”. Kiểu kiến
trúc này đã có từ thế kỷ thứ XVII với kiểu kiến trúc tháp chuông chùa Keo - Thái Bình.
Cũng với kiểu kiến trúc chùa Kim Liên, chùa Tây Phương được xây dựng tinh xảo
hơn. Chùa được xây dựng trên một ngọn núi hình lưỡi câu, gọi là “câu lậu sơn”. Đi hơn
250 bậc đá là tới khu chùa chữ tam với ba tòa Thượng - Trung - Hạ, kết cấu kèo chồng
rường. Các đầu cột ở hai ngôi chùa này được chạm trổ hình bông hoa sen thể hiện sự tài
hoa, khéo léo của những người thợ xây dựng chùa.
3.2. Trong các sản phẩm trang trí - thờ tự

 Ngói lợp - gạch lót sàn, thông gió
Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗi gần gũi với nhà chùa. Trên mái
lợp chùa cũng có hoa sen, dưới gạch lót nền cũng có những họa tiết hoa sen, những phù
điêu trên vách cũng có hoa sen, những chạm trổ trên cửa cũng có hoa sen, thậm chí thông
gió cũng hình hoa sen…
Rõ ràng, ngoài tính biểu tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của Phật giáo,
nhân sinh, ngoài những gì thuộc về tính “bác học”, hoa sen còn in đậm dấu ấn của mình
trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế, những người tạo mẫu các
14


sản phẩm công nghiệp xây dựng. Ở đó, những đường nét của hoa sen cũng sống động,
cũng hài hòa, thanh thoát. Hoa sen đã đi vào cuộc đời như vậy, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
 Tranh tượng, phù điêu
Tùy vào cảm nhận thẩm mỹ khác nhau của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà cách thể
hiện hoa sen có phần khác nhau. Trên tranh tượng và phù điêu nói chung và trong Phật
giáo nói riêng, những họa tiết của hoa sen một lần nữa thể hiện sự phong phú và đa dạng.
Với phong cách Ấn Độ, chúng ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của nó trong tranh
tượng - phù điêu của các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Nam tôngKhơme). Phong cách Tây Tạng đó là hoa sen với màu sắc sặc sỡ (chủ yếu là các màu
nóng), chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến các nước Phật giáo Tây Mật. Có lẽ, Tây Tạng biệt lập
với bên ngoài và thời tiết lạnh lẽo nên đã hình thành một phong cách rất riêng, không thể
trộn lẫn. Đối với phong cách Trung Quốc, và cũng là Việt Nam (Bắc tông), người ta nhận
thấy ở đây sự đơn giản trong cách thể hiện, không có nhiều những yếu tố cách điệu chồng
chất lên nhau như Ấn Độ và cũng không quá nhiều màu sắc như Tây Tạng. Sáng tác
phẩm đa dạng và phong phú màu sắc của Phật giáo Tây Tạng thường được giới học giả
Tây phương lưu tâm.

t
Hình 3.3. Hoa sen trên bờ ường


Hình 3.4. Hoa sen trên rường, cột

chùa Bút Tháp

chùa Kim Liên

Tại Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc hoa sen trên nền và trụ đá, trên kèo cột, trên
tháp và mái lợp các ngôi chùa xưa vẫn còn tồn tại, đặc biệt là giới khảo cổ còn tìm thấy
tháp sứ Bát tràng Đại La, sản xuất từ thời Lý, bằng đất nung màu gạch đỏ, tháp có 7 tầng,
cao 50cm, thân dưới hình vuông cạnh 15cm đặt trên bệ tòa sen hai tầng cánh hoa, trên
đỉnh tháp là đóa sen búp. Tháp sứ này có thể là mô hình tháp chùa Phật Tích dựng năm
1057 đã bị đổ nát, nên vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật.


Các sản phẩm thờ tự

15


Thể hiện những nét nghĩa về sự thanh khiết, hoa sen đã có mặt trong hầu hết các sản
phẩm thờ cúng. Người ta bắt gặp ở đây rất nhiều kiểu dáng từ chân đèn, lư hương, bình
hoa, tách trà, đĩa bày trái cây, hộp đựng trầm… được thiết kế theo những kiểu thức hoa
sen.

Hình 3.5. Bát Hương có hình hoa sen

Hình 3.6. Tách trà có hình hoa sen

Trong Phật giáo, các sản phẩm thờ cúng này hầu như đều có hình dáng của hoa sen,
hoặc ít ra thì hoa sen cũng được vẽ hay chạm trổ ở trên nó, vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ,

vừa mang ý nghĩa thanh sạch.Cũng liên quan đến vấn đề thờ cúng này, hình tượng hoa
sen còn được dùng để làm cái chum/hũ đựng cốt của người chết, thể hiện một niềm tin
được tái sinh vào cõi an lành (Cực lạc) hay một kiếp sống không còn khổ đau trần thế.

KẾT LUẬN
Hoa sen là loài hoa không chỉ đẹp mà còn rất hữu dụng cho cuộc sống, toàn bộ cây
sen từ rễ tới ngọn đều có công dụng riêng và đều ảnh hưởng tốt đến con người. Tuy nhiên
ý nghĩa hoa sen lớn nhất đó là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ
nội tâm tỏa ra. Khi gặp những vấn đề khó khăn hay những phiền muộn trong cuộc sống
người ta thường nhìn ngắm hoa sen và thiền tịnh trong lòng để lấy lại sự cân bằng tĩnh tại
và giác ngộ ra giá trị của cuộc sống.
16


Vì những lí do trên nên Phật giáo dùng biểu tượng hoa sen để nói lên sự thuần khiết
và sinh hóa hồn nhiên, biểu tượng cho sự bất nhiễm, thanh khiết tư tưởng sâu kín và viên
mãn. Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao
quý, sức vươn dậy của một ý chú sống mãnh liệt biểu hiện cõi Chân như, yên lặng tuyệt
đối, cõi không sinh, không diệt. Đức Phật đã từng nói với các đệ tử của mình: Như nước
đại dương chỉ có một vị mặn, giáo lý của Như Lai chỉ có một vị là giải thoát. Vị giải thoát
đó chính là cởi trói cho những ràng buộc, đau khổ, cố chấp,.... của chúng ta trong cuộc
đời. Như thế hoa sen lấy chất liệu bùn nhơ, nước đục nhưng hương sắc của nó làm ấm áp
lòng người. Chúng ta quán tưởng hoa sen để tưởng nhớ chư Phật, Bồ - tát cũng như các
bậc Thánh Hiền, để nhắc nhở mình hãy học hỏi theo những vị ấy, để tâm mình trở nên
tinh khiết như hoa sen.

TÀU LIỆU THAM KHẢO
1. Bàng Ấn, Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo, Văn hóa Phật giáo, Thứ hai,
26/10/2009.
2. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1999.

3. Biểu tượng hoa sen trong Phật giáo, Văn hóa Phật giáo, 01/02/2010.
4. />5. />6. />17


18



×